Nếu chức năng này bình thường sẽ giúp việc tiêu hóa của tỳ vị được tốt, nếu chức năng này không bình thường sẽ gây chứng đầy bụng, ăn uống kém tiêu; đồng thời xuất hiện các chứng bệnh về
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Từ xa xưa, ông cha ta đã biết sử dụng nguồn dược liệu phong phú của đất nước với các phương pháp chế biến, bào chế khác nhau để phòng và chữa bệnh cho nhân dân Qua hàng ngàn năm lịch sử, Y Học Cổ Truyền (YHCT) Việt nam đã trải qua những bước thăng trầm, song vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay Đặc biệt từ sau cách mạng tháng 8/1945, dưới sự quan tâm của Bác Hồ, của Đảng cộng sản Việt nam, YHCT nước ta ngày càng có điều kiện phát triển, góp phần không nhỏ vào công việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe của nhân dân ta
Để góp phần đào tạo đội ngũ cán bộ về dược học cổ truyền, giáo trình Dược học
cổ truyền dùng cho hệ cao đẳng dược đã được biên soạn
Sau khi học tập tài liệu này, sinh viên hệ Cao đẳng dược sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về lý luận YHCT để có thể vận dụng vào việc hướng dẫn sử dụng và chế biến các vị thuốc thường dùng
Giáo trình gồm 4 chương
Chương I, Sơ lược sự hình thành nền YHCT Việt nam, giới thiệu một cách tóm tắt quá trình phát triển về YHCT Việt nam, giai đoạn trước và sau cách mạng tháng 8/1945, một số học thuyết cơ bản của YHCT, như học thuyết âm dương, học thuyết ngũ hành, học thuyết tạng tượng, học thuyết kinh lạc
Chương II, Một số học thuyết của YHCT, giới thiệu tóm tắt 4 học thuyết YHCT
có liên quan nhiều đến Dược học cổ truyền, đó là học thuyết âm dương, học thuyết Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Kinh lạc
Chương III, Thuốc cổ truyền, gồm Đại cương thuốc cổ truyền, các nhóm thuốc
cổ truyền Do thời lượng có hạn, giáo trình này chỉ giới thiệu một số nhóm thuốc cơ bản: Thuốc giải cảm, thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc than h nhiệt, thuốc hóa đàm, chỉ ho, bình suyễn, thuốc trừ phong thấp, thuốc an thần, thuốc hành khí, hoạt huyết, chỉ huyết, thuốc bổ dưỡng
Chương IV, Chế biến thuốc cổ truyền, giới thiệu về ý nghĩa của chế biến thuốc
cổ truyền, các phương pháp chế biến, phụ liệu chế và một số quy trình chế biến cụ thể Chúng tôi hy vọng, giáo trình sẽ đáp ứng được yêu cầu học tập về mặt dược học
cổ truyền cho sinh viên hệ cao đẳng dược Rất mong được sự góp ý chân thành của các độc giả
GS.TS Phạm Xuân Sinh
Trang 22 Chỉ ra tính ưu việt của Y học cổ truyền Việt nam, giai đoạn 1945 đến nay
1 Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TRƯỚC THÁNG 8 – NĂM 1945
Ngay từ thời Hồng Bàng và các Vua Hùng 2879 - 257 trước Dương lịch, ở nước
ta đã có tục ăn trầu, kèm theo là tục nhuộm răng đen bằng cánh kiến đỏ, vỏ lựu và ngũ bội tử Điều đó vừa có tác dụng bảo về răng miệng vừa làm tăng vẻ đẹp hồng nhuận của da mặt; đồng thời chống lại sự đồng hóa của nước ngoài
Đã từ rất sớm, nhân dân ta đã biết dùng gừng, tỏi, ớt làm gia vị ăn hàng ngày, để giúp cho việc tiêu hóa được tốt, vừa đề phòng các bệnh cảm mạo, bệnh đường ruột
Từ cuối thế kỷ III trước Dương lịch, các cây thuốc như sắn dây, riềng, đậu khấu, ích trí, quế, vông nem… đã được sử dụng, dùng hoa đậu khấu để phá khí, tiêu đờm, hoa gừng núi trị khí lạnh, dùng xương bồ để tăng sức khỏe, tăng tuổi thọ, dùng cây bàm bàm (đậu voi) để giải các loại thuốc độc Ngoài ra còn dùng nhiều vị thuốc khác
để trị bệnh, như mộc hương, hương phụ…
Trong thời kỳ từ 179 trước dương lịch đến 938 đã có sự giao lưu giữa Y học cổ truyền (YHCT) Việt nam và YHCT Trung Quốc Các vị thuốc như ý dĩ, sử quân tử, hoắc hương, sả, đậu khấu, sắn dây…của Việt nam đã được đưa sang Trung Quốc Đồng thời cũng trong khoảng thời gian này cũng có nhiều Thầy thuốc Trung Quốc sang Việt nam để hành nghề y, và ngược lại Có thể nói, trong một thời kỳ khá dài của lịch sử, YHCT Việt Nam không được phát triển Tuy nhiên, dưới một số Triều đại Phong kiến Việt Nam cũng có một số điểm đáng lưu ý về quá trình diễn biến của YHCT
1.1 Dưới các Triều Ngô, Đinh, Lê, Lý (938-1224)
Từ năm 938 nền độc lập của nhà nước phong kiến Việt Nam được thiết lập từ nhà Ngô, Đinh, Lê, Lý Song phải đến thời nhà Lý, nước ta mới xuất hiện nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp Ở Triều đình đã có Ty Thái y, có Ngự y chuyên chăm sóc sức khỏe cho nhà Vua
1.2 Dưới Triều Trần (1225-1399)
Dưới thời nhà Trần, YHCT có một số đặc điểm sau:
- Có Viện Thái y, chuyên chăm lo sức khỏe của các Vua, quan trong Triều, cho quân đội, đồng thời quản lý y tế trong cả nước Năm 1261 có khóa thi tuyển lương y vào Viện Thái y Viện Thái y chỉ đạo việc đào tạo thầy thuốc và có kế hoạch thu hái, tàng trữ, cấp phát dược liệu
- Tuệ Tĩnh, tức Nguyễn Bá Tĩnh, một Tiến sỹ Hoàng giáp, một thầy thuốc nổi tiếng với phương châm trị bệnh “Nam dược trị Nam nhân” Ông đã soạn cuốn Nam dược thần hiệu với 499 vị thuốc và các phương thuốc nam để chữa 184 loại bệnh Và bước đầu chia bệnh ra làm 10 khoa
Trang 3- Đã bắt đầu với công việc trồng trọt cây thuốc do Phạm Ngũ Lão phụ trách
1.3 Dưới Triều Hồ (1400-1427)
- Triều đình có chủ trương chữa bệnh rộng rãi cho nhân dân, đã có Quảng tế thự,
tổ chức các cơ sở chữa bệnh ở địa phương
- Xuất hiện các lương y nổi tiếng về châm cứu, như Nguyễn Đại Năng, Vũ Toàn Trai, Lý Công Tuấn Nguyễn Đại năng đã biên soạn “ Châm cứu tiệp hiệu diễn ca”,
vận dụng 120 huyệt để chữa bệnh hiểm nghèo
1.4 Dưới Triều Lê (1428-1788)
Vua Lê Nhân Tông rất chú trọng phát triển YHCT ở nước ta, quan tâm đến việc bảo vệ sức khỏe của nhân dân
- Triều đình có Viện Thái y, đứng đầu là Đại sứ, dưới là chánh phó ngự y, chăm
lo sức khỏe cho Vua, chánh phó lương y chăm sóc sức khỏe cho hoàng gia và quan lại
- Luật Hồng Đức, quy chế nghề y, trừng phạt các thầy thuốc vụ lợi, chữa bệnh theo cách chữa khoán, hoặc dây dưa Đã có các quy chế vệ sinh xã hội, nghiêm trị những người bán thuốc gây ngộ độc Đã hướng dẫn việc giữ vệ sinh, luyện tập thân thể
để nâng cao tuổi thọ
- Các lương y nổi tiếng: Nguyễn Trực chuyên chữa bệnh trẻ em bằng xoa bóp, bấm huyệt, đốt bấc Chu Doãn Văn trị bệnh ngoại cảm, Hoàng Đôn Hòa bào chế thuốc hoàn và trồng thuốc tại chỗ để chữa bệnh cho nhân dân, đặc biệt bệnh sốt rét và thổ tả
Lê Hữu Trác, hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1720-1791), người tỉnh Hưng yên đã để lại một kho tàng kinh nghiệm về YHCT, đã tổng kết kinh nghiệm của nhiều thế hệ của các nhà YHCT trong và ngoài nước, đã xuất bản tác phẩm đồ sộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” với 28 tập, 66 quyển để phổ cập đào tạo thầy thuốc và để lưu truyền cho hậu thế
1.5 Dưới Triều Tây sơn (1789-1802)
- Thái y viện đã được củng cố và đã có kế hoạch tăng cường chống dịch bệnh ở các địa phương Đã thành lập Nam dược cục
- Lương y Nguyễn Hoành (Thanh hóa) đã biên soạn 500 vị thuốc từ các cây cỏ ở địa phương, đồng thời biên soạn 130 vị thuốc từ các loài chim, cá, kim, thạch, đất,
nước
1.6 Dưới Triều Nguyễn (1802 - 1905)
- Nhà Nguyễn dựa vào thế Pháp, lập ra các Tế sinh đường ở các Tỉnh, sau đổi thành các Ty lương y Những người tàn tật, nghèo khổ được nuôi dưỡng ở Dưỡng tế sự
ở các tỉnh Viện thái y đã bổ nhiệm các chức vụ về bào chế thuốc, kiểm tra, đóng gói, sắc thuốc…
- Năm 1856, Vua Tự đức cho mở trường dạy thuốc ở Huế
- Luật Gia long quy định trừng phạt những vụ chữa bệnh trái phép gây chết người
1.7 Dưới thời thuộc Pháp (1884-1945)
- Người Pháp đã tiến hành tổ chức ngành y tế của nước ta theo cách tổ chức của Tây y Ở các thành phố đều có các nhà thương, ở các tỉnh lỵ có các bệnh xá, thời gian đầu do các nhà binh phụ trách
- Các Ty lương y của Nam triều bị giải tán YHCT không còn nằm trong hệ thống y tế nhà nước
Trang 4- YHCT bị thực dân Pháp chèn ép, đè nén Những thầy thuốc YHCT bị hạn chế
về số lượng Tuy nhiên YHCT việt nam vẫn tìm mọi cách để hoạt động, giữ gìn những kinh nghiệm quý báu của dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ sức khỏe của nhân dân ta
2 Y HỌC CỔ TRUYỀN VIỆT NAM TỪ SAU THÁNG 8- NĂM 1945 ĐẾN NAY
Sau khi giành được chính quyền, Bác Hồ và Đảng ta đã quan tâm đến việc phát triển nền YHCT của nước nhà Ngày 4/1/1955, Bộ y tế có công văn 9126 YD/ PBCB hướng dẫn các địa phương khai thác và sử dụng thuốc nam Ngày 27/2/1955, trong
thư Bác Hồ gửi Hội nghị cán bộ y tế có viết “Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc Để mở rộng phạm vi y học, các cô, các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc Đông và thuốc Tây”
Ngày 3/6/1957 nghị định số 339 của Bộ nội vụ, hội Đông y Việt Nam được
thành lập Đã thành lập vụ Đông y, sau đổi thành vụ YHCT, và nay là Cục y dược cổ truyền Chỉ thị 101 TTg ngày 15/3/1961, 21 CP ngày 19/2/1967 và 26 CP, ngày 19/10/1978 đã chỉ ra “Trên cơ sở khoa học, thừa kế và phát huy những kinh nghiệm tốt của Đông y và kết hợp với Tây y, tăng cường khả năng phòng bệnh chữa bệnh và tiến tới xây dựng nền y học Việt Nam” Hiến pháp nước CHXHCNVN, có ghi “ Phát triển và hoàn thiện hệ thống bảo vệ sức khỏe nhân dân trên cơ sở kết hợp y học, dược học hiện đại với y học cổ truyền” Các nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương đảng khóa VII, khóa VIII, nghị quyết 37/ CP ngày 20/6/1996 của chính phủ đã định hướng chiến lược công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996-2000 Đồng thời có chiến lược phát triển YHCT từ 2005-2010
Về mặt chuyên môn đã thành lập các bệnh viện y học cổ truyền Trung ương và các bênh viện YHCT địa phương Trong các bệnh viện đa khoa ở Trung ương và địa phương các khoa YHCT đuợc thành lập Về mặt đào tạo đã thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Trong các Trường Đại học y, dược trong cả nước đều có khoa, hoặc Bộ môn Y dược học cổ truyền Đặc biệt phần Dược học cổ truyền đã được quan tâm về mặt tổ hức cũng như về mặt học thuật từ các cấp trung ương đến địa phương
Về mặt sản xuất thuốc YHCT, ở tất cả các thành phố trực thuộc trung ương đến các địa phương đều có các xí nghiệp, nhà máy, với các trang thiết bị hiện đại để bào chế các chế phẩm thuốc YHCT với chất lượng và sản lượng ngày càng cao, đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân
Trang 5
Chương II MỘT SỐ HỌC THUYẾT CỦA Y HỌC CỔ TRUYỀN
MỤC TIÊU
1 Trình bày được các khái niệm cơ bản về học thuyết Âm dương, học thuyết Ngũ hành, học thuyết Tạng tượng, học thuyết Kinh lạc
2 Vận dụng các học thuyết này vào Y học cổ truyền (YHCT)
2 1 HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
2.1.1 Nội dung học thuyết Âm dương
Thuyết Âm dương có nguồn gốc từ các học thuyết triết học cổ của Trung Quốc Sau đó được các nhà y học vận dụng vào các lĩnh vực của YHCT
Nội dung của học thuyết âm dương, nêu lên hai mặt đối lập của một sự việc của một vật thể Hai mặt đó luôn luôn có sự đối lập nhau, tương phản nhau, song lại có sự thống nhất với nhau, hỗ trợ và nương tựa vào nhau, để cùng tồn tại và phát triển Âm dương mang thuộc tính khách quan và tương đối
Có thể biểu hiện khái niệm Âm dương bằng một biểu tượng là một vòng tròn khép kín, phân thành 2 phần bởi đường cong chữ S (Hình 1) Trong đó một bên biểu thị phần âm (Thái âm), một bên biểu thị phần dương (Thái dương) Ở mỗi phần Thái
âm, Thái dương đó, lại có một vòng tròn nhỏ Ở Thái âm thì có Thiếu dương; còn ở Thái dương thì có Thiếu âm
ở trong âm
Trang 6- Về thời tiết, mùa xuân, mùa của sự tăng trưởng thuộc dương, mùa hạ là cực dương, mùa thu thuộc âm, tiến dần đến mùa đông, cực âm
- Về thể chất, cứng, rắn thuộc dương, mềm, yếu thuộc âm
- Về hành động: Kiên quyết thuộc dương, nhu nhược thuộc âm
- Về trạng thái, động, hưng phấn, nhiệt, ánh sáng thuộc dương; tĩnh, hàn, ức chế, bóng tối thuộc âm
Hai thuộc tính cơ bản của âm dương
- Khách quan: âm dương tồn tại trong mọi sự vật và sự việc
- Tính tương đối của âm dương: thể hiện trong âm có dương và trong dương có
âm
Các quy luật hoạt động của âm dương
Âm dương luôn hoạt động theo bốn quy luật sau đây:
- Âm dương đối lập và thống nhất
- Âm dương hỗ căn
- Âm dương tiêu trưởng
âm trong âm Tương tự, da, lông, thuộc dương
- Bên trong cơ thể, ngũ tạng: Tâm, can, tỳ, phế, thận thuộc âm; lục phủ: Tiểu
trảng, đởm, vị, đại tràng, bàng quang, tam tiêu thuộc dương
1.2.2 Vận dụng vào sinh lý cơ thể
Trong cơ thể, nếu phần dương cân bằng với phần âm thì cơ thể khỏe mạnh Cơ thể luôn có sự tự điều chỉnh để âm dương cân bằng Một khi sự mất cân bằng về âm dương trong cơ thể, cơ thể sẽ bị mắc bệnh
1.2.3 Vận dụng vào bệnh lý cơ thể
- Khi phần âm trong cơ thể thắng ( âm thịnh), phần dương sẽ bị suy Phần âm thắng, biểu hiện bên trong cơ thể bị lạnh, xuất hiện các triệu chứng sôi bụng, đầy bụng, sống phân, tiết tả…
- Khi phần âm trong cơ thể bị suy (yếu), còn gọi là âm hư, cơ thể sẽ bị nóng trong (âm hư nội nhiệt), dẫn đến người háo khát, nóng bốc từng cơn (trào nhiệt), bồn chồn, hoa mắt, chóng mặt…
- Khi phần dương trong cơ thể thắng (dương thịnh), biểu hiện bên ngoài cơ thể (da, cơ) bị nóng (dương thắng ngoại nhiệt), ra nhiều mồ hôi, giãn mạch ngoại vi, da
đỏ, ngứa, mụn, sẩy…
- Khi phần dương trong cơ thể bị suy (dương hư ), biểu hiện bên ngoài cơ thể bị lạnh (dương hư ngoại hàn), chân tay lạnh, lưng lạnh, đau lưng, đau gối, các ngón chân, tay hay bị co rút…
1.2.4 Vận dụng vào chẩn đoán
- Hội chứng dương, cơ thể thường có cảm giác nóng trong người, có thể bị sốt, sốt cao; hoặc không bị sốt, song các chức năng hoạt động của các tạng phủ lại bị nhiệt
Trang 7vàng, da vàng…tỳ nhiệt, người nóng, háo khát, táo bón; thận nhiệt, tiểu buốt, nước tiểu vàng, đỏ; rêu lưỡi vàng, dầy, chất lưỡi đỏ, môi đỏ…
- Hội chứng âm, cơ thể luôn có cảm giác lạnh trong người, lạnh bụng, sôi bụng, hoặc chân tay, sống lưng, luôn có cảm giác lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, chất lưỡi nhợt nhạt, môi nhợt nhạt, da xanh xao, gầy…
1.2.5 Vận dụng vào điều trị
Với mục đích lấy lại sự cân bằng cho cơ thể, do đó khi có sự mất cân bằng âm, dương trong cơ thể, YHCT điều trị theo một nguyên tắc cơ bản sau đây, nếu cơ thể thuộc chứng dương thì dùng âm dược để điều trị Ví dụ, da ngứa, phát ban, mụn nhọt (hội chứng dương), dùng kim ngân, liên kiều, hoàng bá (âm dược), và ngược lại, nếu
cơ thể thuộc chứng âm, dùng dương dược để điều trị Ví dụ, bụng sôi do lạnh, tiết tả (hội chứng âm), dùng can khương, đại hồi, quế nhục… (dương dược) Như vậy về nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là chiều hướng tác dụng của thuốc cổ truyền luôn đối nghịch với chiều hướng của bệnh tật
Tương tự, chứng cảm mạo phong hàn (cảm lạnh), dùng các vị thuốc tân ôn (cay, nóng) giải biểu: Ma hoàng, tô diệp, bạch chỉ Ngược lại, chứng cảm mạo phong nhiệt (cảm nhiệt, cảm nóng), dùng các vị thuốc tân lương (cay, mát) giải biểu: Bạc hà, cúc hoa, cát căn… Khi nhiệt tà đã nhập lý, nhập vào phần dinh, phần huyết, gây sốt cao, phát cuồng, mê sảng, dùng thuốc thanh nhiệt giáng hỏa: Thạch cao, tri mẫu…hoặc thanh nhiệt táo thấp: Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm…Trên thực tế lâm sàng, nếu không nắm vững nguyên tắc này sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng thêm Do đó, khi dùng thuốc, Đông y cần nhớ câu “ hàn ngộ hàn, tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng”
1.2.6 Vận dụng vào tính (khí), vị của thuốc cổ truyền
- Về tính và vị của thuốc cổ truyền, thì tính của thuốc thuộc dương, còn vị của thuốc thuộc âm Tính của thuốc cổ truyền cũng chia ra tính âm, tính dương, tức tính hàn tính nhiệt Trên thực tế, chúng có bốn tính chính, đó là tính hàn, tính lương, tính
ôn, tính nhiệt Giữa hai vế của tính hàn lương và tính ôn nhiệt là tính bình
Những vị thuốc mang tính nhiệt, ôn (ấm), trên lâm sàng, chúng dùng để điều trị các bệnh thuộc hội chứng hàn
Ví dụ: Tiểu hồi, quế nhục, đinh hương, khương hoạt, phòng phong…
Những vị thuốc mang tính hàn, lương, trên lâm sàng, chúng dùng để điều trị các bệnh thuộc hội chứng nhiệt, chứng ôn Ví dụ: Hoàng liên, ngư tinh thảo, thạch cao…
- Về vị của thuốc cổ truyền cũng có các vị mang vị âm, vị dương, tức vị hàn vị nhiệt Trên thực tế, chúng có 5 vị (ngũ vị) chính, đó là cay (tân), đắng (khổ), chua (toan), mặn (hàm), ngọt (cam) Ngoài ra còn có 2 vị nữa là vị sáp (chát), vị đạm hay bạc (nhạt) Trong số đó, vị được gọi là vị nhiệt, đó là vị cay, ngọt, chát; còn vị được gọi là vị hàn đó là vị đắng (khổ), mặn (hàm), chua (toan) Tuy nhiên với vị chua còn bao hàm theo nghĩa lưỡng tính Với lượng ít, làm cơ thể mát mẻ, thiên về vị mát; với lượng lớn, dùng lâu, sẽ thiên về nhiệt
- Mối quan hệ giữa tính và vị của vị thuốc Vị thuốc có tính nhiệt, tính ấm, thường có vị cay, ngọt, chát, thường có công năng phát tán giải biểu, hoạt huyết, giảm đau…; Vị thuốc có tính hàn, lương thường có vị đắng, mặn, chua, thường có công năng thanh nhiệt, nhuyễn kiên, giải độc… Những vị thuốc tính bình, thường có vị nhạt, thường có công năng lợi tiểu…
Trang 81.2.7 Vận dụng vào chế biến thuốc cổ truyền
Khi chế biến thuốc cổ truyền, nhằm tăng, giảm tính âm, tính dương của vị thuốc cho phù hợp với điều trị Ví dụ, để tăng tính dương, chích dược liệu với sinh khương, rượu, ngô thù du…Để giảm tính dương, ngâm dược liệu với nước vo gạo, nước muối…Để tăng giảm tính âm của vị thuốc Ví dụ tăng tính âm, chích thuốc với muối
ăn, giảm tính âm, chích thuốc với sinh khương…
2 HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2.1 Nội dung học thuyết Ngũ hành
Học thuyết ngũ hành có nguồn gốc từ các học thuyết Triết học cổ Trung Quốc Nội dung đề cập đến 5 vật thể (Ngũ hành) đại diện cho vạn vật trên thế giới Năm vật thể đó là: Mộc, hỏa, thổ, kim, thủy Mộc tượng trưng cho cây cối, hỏa tượng trưng cho lửa cho sức nóng, thổ tượng trưng cho đất, kim tượng trưng cho kim khí, thủy tượng trưng cho nước Các hành liên hệ với nhau bằng các quy luật hoạt động của nó, gọi là quy luật Ngũ hành
Ở điều kiện bình thường, Ngũ hành hoạt động theo quy luật Tương sinh, Tương khắc
- Quy luật Tương sinh là quy luật mà Hành này sinh ra Hành kia, Hành đứng sau sinh ra Hành đứng trước Hành đứng sau được gọi là hành “Mẹ” Hành đứng trước được gọi là Hành “con” Ví dụ: Mộc sinh () Hỏa, Mộc là mẹ, Hỏa là con Tương tự, Hỏa Thổ, Thổ Kim, Kim Thủy, Thủy Mộc, rồi Mộc Hỏa Và cái Quy luật Tương sinh này cứ liên tục vận hành như vậy
- Quy luật Tương khắc là quy luật mà Hành này xung khắc, chế ước Hành kia
Ví dụ: Kim khắc ( >) Mộc > Thổ > Thủy > Hỏa > Kim Và cái Quy luật Tương khắc này cứ liên tục vận hành như vậy
Hai Quy luật Tương sinh Tương khắc luôn luôn vận hành, giữ cho mọi vật ở trạng thái cân bằng, duy trì và phát triển
Hình 2.2: Quy luật ngũ hành tương sinh, tương khắc
Trang 9Ở điều kiện không bình thường, Ngũ hành hoạt động theo quy luật Tương thừa, Tương vũ
- Quy luật Tương thừa, Hành đi khắc mạnh hơn Hành bị khắc Ví dụ Kim khắc Mộc, Kim mạnh hơn Mộc, Tương tự, Mộc mạnh hơn Thổ Thổ mạnh hơn Thủy, Thủy mạnh hơn Hỏa, Hỏa mạnh hơn Kim Có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Kim >Mộc >Thổ > Thủy > Hỏa >Kim
- Quy luật Tương vũ, Hành bị khắc mạnh hơn Hành đi khắc Ví dụ: Hành Mộc mạnh hơn Kim Tương tự, Thổ mạnh hơn Mộc, Thủy mạnh hơn Thổ, Hỏa mạnh hơn Thủy, Kim mạnh hơn Hỏa Có thể biểu hiện bằng sơ đồ sau:
Mộc > Kim > Hỏa > THủy > THổ > Mộc
Ngoài 4 quy luật trên, Ngũ hành còn có một Quy luật mang tính tổng hợp, gọi là Quy luật Chế ước Ngũ hành Tức là một hành sẽ bị ước chế của 4 hành đứng cạnh
Ví dụ : hành Thủy được hành Kim sinh ra, nhưng bản thân lại sinh ra hành Mộc ; đồng thời bị hành Thổ khắc, song chính nó lại khắc hành Hỏa
Hình 2.3 : Quy luật chế hóa ngũ hành
2.2.Vận dụng thuyết Ngũ hành vào YHCT
2.2.1 Vận dụng vào các sự vật trong thiên nhiên
2.2.2 Vận dụng vào tổ chức học cơ thể
Trước hết các tạng, phủ trong cơ thể được quy nạp vào các hành tương ứng
Trang 102.2.3 Vận dụng vào phòng bệnh
Vận dụng mùa và khí hậu vào phòng bệnh
Ví dụ: Mùa xuân, thuộc hành Mộc, khí hậu là phong, hay xuất hiện các bệnh của tạng can, phủ đởm: Viêm gan, hoàng đản, ban chẩn, sởi, đậu…
- Mùa hạ, thuộc hành Hỏa, khí hậu là nhiệt, nóng, hay xuất hiện các chứng bệnh của tạng tâm và phủ tiểu tràng: Càm mạo, sốt, ỉa chảy…
- Mùa Trưởng hạ, thuộc hành Thổ, khí hậu là thấp, hay xuất hiện các chứng, bệnh của tạng tỳ, phủ vị: Đầy trướng, tiêu chảy…
- Mùa thu, thuộc hành Kim, khí hậu là táo, hay xuất hiện các chứng bệnh của tạng phế và phủ đại tràng: Táo bón, ho hen, chảy máu cam, da dẻ khô sáp…
- Mùa đông, thuộc hành Thủy, khí hậu là hàn, hay xuất hiện các chứng, bệnh của tạng thận, bàng quang: Đau lưng, đau xương cốt…
Như vậy vận dụng Ngũ hành có thể đề phòng các chứng, bệnh có thể xẩy ra theo mùa, theo khí hậu đối với các tạng phủ nhất định Trên cơ sở đó có thể phòng bệnh để hạn chế những thiệt hại mà các chứng bệnh có thể gây ra
2.2.4 Vận dụng vào một số lĩnh vực của thuốc cổ truyền
2.2.4.1 Vận dụng vào quy kinh thuốc cổ truyền
Những vị thuốc có mầu xanh, vị chua, thường quy vào kinh can, kinh đởm
Ví dụ: Bạc hà, thanh bì, sơn tra, ngũ vị tử…
Những vị thuốc có mầu đỏ, vị đắng, thường quy vào kinh tâm, kinh tiểu tràng
Ví dụ: Đan sâm, kê huyết đằng, hoàng liên…
Những vị thuốc có mầu vàng, vị ngọt, thường quy vào kinh tỳ, kinh vị
Ví dụ: Bạch truật, hoài sơn, hoàng kỳ…
Những vị thuốc có mầu trắng, vị cay, thường quy vào kinh phế, kinh đại tràng
Ví dụ: Tang bạch bì, tế tân, ma hoàng, đinh hương…
Những vị thuốc có mầu đen, vị mặn, thường quy vào kinh thận, kinh bàng quang
Ví dụ: Thục địa, hà thủ ô đỏ, bạch mao căn…
Để vị thuốc tăng quy vào kinh phế, đại tràng, có thể chế biến dược liệu để có mầu trắng như tang bạch bì (cạo bỏ lớp vỏ bần bên ngoài), hoặc chích với phụ liệu có
vị cay, như gừng tươi, ngô thù du…
Để vị thuốc tăng quy vào kinh thận, bàng quang, có thể chế biến cho vị thuốc có mầu đen, như chế sinh địa thành thục địa, hoặc nấu hoàng tinh để có mầu đen… hoặc chế với phụ liệu có vị mặn, như muối ăn
2.2.4.3 Vận dụng vào điều trị
Thuyết Ngũ hành được vận dụng vào điều trị theo 2 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc thứ nhất: Con hư bổ mẹ, trước hết phải xác định, hành đứng trước
là con, hành đứng sau là mẹ Ví dụ hành hỏa, tạng tâm là con; hành Mộc, tạng can là
Trang 11mẹ Nếu hành con (tạng tâm) bị bệnh thì sẽ dùng phương pháp bổ và thuốc bổ vào hành mẹ (tạng can) Chẳng hạn, hành Hỏa, tạng tâm bị hư, thể hiện cơ thể huyết kém,
da xanh gầy…sẽ dùng thuốc bổ huyết vào hành Mộc, tạng can
Hoặc hành Kim, tạng phế bị hư, thể hiện khí đoản, khó thở, khí suyễn thì phải dùng thuốc bổ vào hành Thổ, tạng tỳ Tương tự, hành thủy, tạng thận hư, sẽ dùng thuốc bổ vào hành Kim, tạng phế Hành Mộc, tạng can hư, sẽ dùng thuốc bổ vào hành thủy, tạng thận…
- Nguyên tắc thứ hai, Mẹ thực tả con, cũng theo cách gọi mẹ con như trên
Nếu hành mẹ bị thực chứng, thì sẽ dùng phương pháp tả, thuốc mang tính chất tả (thuốc mang tính thanh nhiệt, tả hạ…) trị vào hành con Ví dụ, hành hỏa, tạng tâm mà
bị thực chứng, thể hiện tâm huyết nhiệt thịnh, lồng ngực trướng đầy, khó thở, bứt rứt thì sẽ dùng phương pháp tả, thuốc mang tính chất tả (thuốc thanh nhiệt, tả hạ) vào hành Thổ, tạng tỳ, phủ vị
3 HỌC THUYẾT TẠNG TƯỢNG
3.1 Nội dung học thuyết Tạng tượng
Thuyết Tạng tượng đề cập đến các cơ quan, tạng phủ trong cơ thể, cụ thể là Ngũ tạng: Can, tâm, tỳ, phế, thận, và Lục phủ: Đởm, vị tiểu tràng, đại tràng, bàng quan, tam ,tiêu, cùng với các chức năng hoạt động của chúng Thông qua các chức năng đó, có thể biết được hoạt động cụ thể của từng tạng, từng phủ trong cơ thể Trên cơ sở đó có thể điều chỉnh lại, khi chúng mất cân bằng, dẫn đến trạng thái bệnh lý cho cơ thể
- Can chủ cân, tức can quản lý các dây chằng, gân, bao cơ, bao khớp Nếu chức năng này tốt làm cho gân cơ khỏe mạnh, săn chắc Can chủ cân kém, xuất hiện gân, cơ
co duỗi khó khăn, đi lại trở ngại, cơ teo nhẽo, trẻ em chậm biết đi Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này là thuốc bổ can, thận, bổ huyết…
- Can chủ sơ tiết, tức chủ bài tiết dịch mật, các men gan nói chung Nếu chức năng này bình thường sẽ giúp việc tiêu hóa của tỳ vị được tốt, nếu chức năng này không bình thường sẽ gây chứng đầy bụng, ăn uống kém tiêu; đồng thời xuất hiện các chứng bệnh về gan mật: Viêm gan, vàng da, … Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc hóa thấp, thuốc kiện tỳ, thuốc lợi mật…
- Can chủ nộ, tức can quản lý về trạng thái nóng giận, bực dọc của con người Khi trạng thái này không bình thường sẽ ảnh hưởng đến gan, làm cho chức năng sơ tiết kém đi, đồng thời ảnh hưởng không tốt đến hoạt động tinh thần và giấc ngủ Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này là thuốc an thần, thuốc sơ can giải uất, thuốc bình can, hạ áp…
Trang 12- Can khai khiếu ra mắt, tức hoạt động của can, thể hiện ra ở mắt Nếu can hỏa, mắt bị đỏ vì xung huyết, can nhiệt mắt bị vàng, can huyết bất túc mắt bị thâm quầng, lòng trắng bị trắng dã Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc thanh nhiệt, thuốc sơ can giải uất, thuốc bổ âm, bổ huyết…
3.2.2 Tâm
Tâm là tạng đóng vai trò quan trọng nhất, là trung tâm của mọi hoạt động sống của cơ thể Tâm bao gồm cả ý nghĩa của tim, huyết và mạch Có một số chức năng chính như sau
- Tâm chủ huyết mạch, tức tạng tâm quản lý về huyết và mạch Nếu chức năng này tốt, thể hiện da dẻ hồng nhuận, sáng sủa, chức năng này không bình thường, sắc mặt xanh xao, xám héo Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc hành huyết, hành khí, bổ huyết, bổ âm…
- Tâm tàng thần, tâm quản lý về hoạt động tinh thần, trí tuệ, tri thức của con người Tâm tàng thần tốt, người thông minh, hoạt bát, ngược lại sẽ xuất hiện chứng hay quên, tư duy kém, mất ngủ Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này là thuốc trấn tâm, an thần, gây ngủ, bổ âm…
- Tâm chủ hãn, tức chủ về mồ hôi Nếu chức năng này không bình thường, sẽ xuất hiện các chứng tự hãn (tự ra nhiều mồ hôi), đạo hãn (mồ hôi trộm) Chức năng này liên quan đến chức năng tâm tàng thần Khi tâm không tàng được thần thì mồ hôi
tự vã ra Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc cố sáp, cố biểu, an thần…
- Tâm khai khiếu ra lưỡi, tức tâm thể hiện ra ở lưỡi Do đó nhìn thể chất, mầu sắc lưỡi có thể biết được tình trạng của tâm Nếu chất lưỡi mềm mại, hồng nhuận là tâm tốt; nếu lưỡi cứng, hoặc hình lưỡi bị lệch, mầu nhợt nhạt, nói ngọng…là biểu hiện tâm thần kém, chất lưỡi đỏ là tâm nhiệt…Tùy theo từng chứng cụ thể, có thể dùng các loại thuốc riêng cho phù hợp với tạng tâm
3.2.3 Tỳ
Tỳ là cơ quan có chức năng tiêu hóa, dinh dưỡng Như vậy, nếu theo nghĩa rộng, thì tỳ sẽ bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, đảm nhiệm việc tiêu hóa thức ăn Một số chức năng chính của tỳ
- Tỳ ích khí, sinh huyết
Tỳ có chức năng tạo ra khí (năng lượng) cho cơ thể Ở đây chủ yếu là nguồn khí hậu thiên được sinh ra từ thủy cốc, có chức năng nuôi dưỡng ngũ tạng, lục phủ Chức năng này bình thường, nguồn khí dồi dào, cơ thể khỏe mạnh, chức năng này kém, tiêu hóa kém, năng lượng thiếu, cơ thể xanh xao, gầy yếu Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc bổ khí, kiện tỳ, thuốc hành khí, bổ huyết,
bổ âm…
- Tỳ chủ vận hóa, bao hàm ý nghĩa tiêu hóa, vận hóa tinh hoa của thủy cốc và vận hóa phần dịch thể trong cơ thể Nếu chức năng này bình thường thì việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể được tốt, thủy dịch trong cơ thể được lưu thông Nếu chức năng này kém, chất dinh dưỡng trong cơ thể sẽ bị thiếu, đồng thời xuất hiện chứng phù
nề, đặc biệt là phù ở bụng Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc kiện tỳ ích khí, thẩm thấp lợi thủy, tiêu đạo…
Trang 13- Tỳ chủ nhiếp huyết
Chức năng này liên quan đến việc quản lý máu đi gọn trong lòng mạch Nếu chức năng này bình thường, huyết lưu thông tốt trong mạch, nếu không bình thường sẽ xuất hiện chứng huyết tràn ra ngoài lòng mạch, tức gây xuất huyết Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc chỉ huyết, thuốc bổ huyết, bổ âm…
- Tỳ chủ cơ nhục, chân tay
Tỳ khỏe cơ thịt nở nang, hồng nhuận, tỳ yếu cơ thể gầy xanh, chân tay teo nhẽo, trẻ em chậm biết đi… Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc kiện tỳ, thuốc bổ huyết, bổ dương…
- Tỳ khí chủ thăng
Khí của tỳ luôn có xu hướng đi lên phía thượng tiêu Nếu không bình thường, sẽ
đi xuống hạ tiêu gây ra các chứng sa giáng: Sa dạ dầy, sa ruột, trĩ… Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc kiện tỳ ich khí, thuốc thăng dương khí, thuốc tiêu đạo…
- Tỳ khai khiếu ra miệng
Tỳ khỏe miệng muốn ăn, tỳ yếu không muốn ăn Dựa vào chức năng này có thể nhận biết được sự mạnh yếu của Tỳ Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc kiện tỳ, thuốc tiêu đạo…
3.2.4 Phế
Tạng Phế của YHCT là Phổi của YHHĐ Tuy nhiên có một số chức năng như sau:
- Phế chủ khí, tức chủ về hô hấp, đóng vai trò tiếp nhận dưỡng khí (khí trời), sau
đó diễn ra quá trình khí hóa (nhận oxy, thải CO2) Như vậy, phế chủ việc cung cấp dưỡng khí cho các tạng phủ, cơ quan trong cơ thể Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc trừ đàm, chỉ ho, bình suyễn, thuốc bổ khí, hành khí, bổ âm…
- Phế trợ tâm, chủ việc trị tiết, phế giúp tâm thực hiện tốt các chức năng của mình, trị tiết là quản lý rành mạch sự hoạt động của các tạng phủ khác Chức năng này rất quan trọng, vì nó tham gia làm ổn định sự hoạt động của các tạng phủ trong cơ thể Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc hành khí, hoạt huyết, thuốc an thần…
- Phế hợp bì mao, tức phế liên quan đến da, lông và tấu lý (lỗ chân lông) Nếu chức năng này không bình thường, gây ra việc khai mở lỗ chân lông không bình thường, làm hàn tà, hoặc nhiệt tà dễ dàng nhập vào phế, gây chứng ho, đờm, suyễn tức Các loại thuốc thường dùng để điều trị chức năng này gồm thuốc cố sáp, thuốc trừ đàm, thuốc chỉ ho…
- Phế chủ thông điều thủy đạo, phế điều tiết phần thủy dịch thông suốt trong cơ thể Phế được coi như nguồn nước trên, thận là nguồn nước dưới, phế giúp thận thanh lọc được bình thường Nếu chức năng này kém, gây thủy đạo đình trệ, phù nề… Các loại thuốc thường dùng điều trị chức năng này gồm thuốc kiện tỳ, lợi thủy thẩm thấp,
hóa đàm, chỉ ho…
- Khí phế chủ túc giáng, chủ đi xuống hạ tiêu, nếu đi lên thượng tiêu (khí phế thượng nghịch), gây chứng ho, hen, suyễn… Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc chỉ ho, hóa đờm, bình suyễn…
Trang 14- Khí phế chủ thanh, chủ về âm thanh Âm thanh, tiếng nói của con người được ảnh hưởng trực tiếp của khí phế Khí phế kém, tiếng nói trầm khàn, yếu ớt Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc bổ khí, hành khí, hóa đờm, chỉ ho, bình suyễn…
- Phế khai khiếu ra mũi, thể hiện ra ở mũi Phế nhiệt, hơi thở qua mũi nóng, mũi đỏ; phế hư, hàn, hơi thở ngắn, cánh mũi xẹp…Tùy theo trạng thái hàn, nhiệt của phế,
mà dùng những loại thuốc phù hợp để điều trị
3.2.5 Thận
Tạng thận của YHCT về mặt giải phẫu mà nói, cũng tương tự như thận của YHCT, cũng gồm 2 quả thận nằm ở ổ bụng, phía sau lưng Khác với thận của YHHĐ
là có phân ra thận âm và thận dương Tuy nhiên sự phân chia này cũng rất tương đối,
và mang nhiều ý nghĩa về mặt chức năng Một số chức năng của thận:
- Thận tàng tinh:
Cần hiểu rõ khái niệm về tinh của Đông y, bao gồm 2 loại, tinh tiên thiên, tinh từ cha mẹ truyền tới, trong đó có tinh sinh dục Loại thứ hai là tinh hậu thiên, tinh từ thủy cốc là tinh hoa của các chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn Khi cơ thể dùng còn dư sẽ tàng ở thận Nếu chức năng này bình thường cơ thể khỏe mạnh, sống lâu, vì Đông y quan niệm “thọ yểu là do thận” Nếu chức năng tàng tinh kém cơ thể mệt mỏi, sinh lý giảm hoặc vô sinh Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc bổ thận âm, thuốc bổ thận dương…
- Thận chủ cốt, sinh tủy:
Thận quản lý về xương cốt trong cơ thể Khi chức năng này không bình thường, xuất hiện chứng đau lưng, đau xương, khớp, đau răng Do đó các bệnh thuộc loại này cũng dùng thuốc chữa vào thận Thận còn có chức năng sinh tủy, mà tủy lại tạo huyết Mặt khác tủy lại liên quan đến não (não vi tủy chi hải, tức não là bể của tủy) Do vậy các chứng thiếu máu, thường cũng được dùng thuốc chữa vào thận Các chứng bệnh liên quan đến não cũng được Y học cổ truyền dùng thuốc chữa vào thận Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc bổ thận dương, thuốc bổ huyết, thuốc trừ phong thấp…
- Thận chủ thủy:
Thận chủ về điều tiết, thanh lọc phần nước trong cơ thể Chức năng này liên quan đến chức năng chủ túc giáng của phế; đồng thời liên quan đến chức năng vận hóa nước của tỳ, chức năng chủ huyết mạch của tâm Nếu chức năng chủ thủy kém sẽ gây ra ứ đọng nước trong cơ thể, dẫn đến phù nề, phế bị chèn ép gây khó thở Do vậy nếu chức năng này tốt sẽ làm cho khí phế thông suốt, quá trình hô hấp tốt Ngược lại sẽ gây phù
nề, khó thở…Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc thẩm thấp lợi niệu, thuốc hóa đàm, chỉ ho, bình suyễn
- Thận chủ nạp khí:
Thận đóng vai trò đưa không khí vào (nạp) trong phế Nếu chức năng này kém sẽ gây khó thở, đoản hơi, suyễn tức Chức năng này có liên quan đến chức năng chủ khí của phế Do vậy muốn điều trị tốt các bệnh của phế (ho lâu ngày, hen suyễn…), phải
cố thận, tức dùng thuốc bổ vào tạng thận Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc bổ thận dương, bổ khí, hóa đàm, bình suyễn…
Trang 15- Thận khai khiếu ra tai và nhị âm (tiền âm, hậu âm):
Thận khí kém tai ù, rất kém gây điếc tai Người già tai thường bị điếc là do thận khí kém Mặt khác thận khí kém còn biểu hiện tiểu tiện bí dắt, hoặc tiểu không cầm, hoặc đại tiện táo kết hoặc đại tiện lỏng Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này là thuốc bổ thận, thuốc cố tinh sáp niệu…Tùy theo vào từng loại triều chứng
3.3.2 Vị
Vị được coi như dạ dầy, là cơ quan thu nạp và làm nhừ thủy cốc, tức sơ bộ tiêu hóa thức ăn, sau đó chuyển đẩy xuống tiểu tràng Chức năng này kém sẽ gây lưu trệ thức ăn, vị khí thượng nghịch gây ra nôn mửa Do đó, nếu “vị khí tráng (cường tráng), ngũ tạng đều tráng” Chức năng của vị kém, gây đau bụng, sôi bụng, đầy trướng, nuốt chua, hôi miệng… Các loại thuốc thường dùng điều trị cho chức năng này là thuốc kiện vị, tiêu đạo, hành khí giáng nghịch…
3.3.3 Tiểu tràng
Tiểu tràng (ruột non) có chức năng tiếp nhận thức ăn từ vị đưa xuống, đồng thời tiến hành quá trình phân hóa vật chất để thu lấy chất thanh (chất dinh dưỡng), và thải trừ chất cặn bã (chất trọc) xuống đại tràng, là quá trình thăng thanh giáng trọc Tiểu tràng có quan hệ mật thiết với tạng Tâm, vì chính các chất thanh do tiểu tràng hấp thu được sẽ đưa vào huyết mạch, và được tâm chuyển đi nuôi dưỡng toàn cơ thể Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc thanh nhiệt táo thấp, tiêu đạo, kiện tỳ…
3.3.4 Đại tràng
Đại tràng (ruột già) có chức năng tiếp nhận chất cặn bã từ tiểu tràng chuyển xuống, đồng thời có chức năng tống thải chất cặn bã ra ngoài Các chất thải từ tiểu tràng đưa xuống, đại tràng tiếp tục hấp thu một phần thủy dịch trong đó (hoàn lưu thủy dịch) Nếu chức năng này kém do đại tràng hư hàn, xuất hiện sôi bụng, đau bụng, phân nát, lỏng Ngược lại, nếu đại tràng thực nhiệt, việc hấp thu phần nước quá mức sẽ dẫn đến chứng táo kết Đại tràng liên quan mật thiết đến phế Bệnh của tạng phế liên quan
Trang 16đến phủ đại tràng và ngược lại Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc thanh nhiệt táo thấp, kiện tỳ, hóa thấp, tả hạ, cố sáp…
3.3.5 Bàng quang
Bàng quang ( bóng đái ) có chức năng chứa đựng và thải trừ nước tiểu Phần thủy dịch sau khi qua thận được phân thanh tiết trọc, phần trọc (đục) đi vào bàng quang thành nước tiểu Chức năng này gọi là chức năng khí hóa, có liên quan mật thiết với thận dương Các loại thuốc thường được dùng điều trị cho chức năng này gồm thuốc lợi thủy thẩm thấp, thanh nhiệt táo thấp, thanh nhiệt giải độc…
Dù có những quan niệm khác nhau về tam tiêu, nhưng có điểm chung là chỉ ra 3 vùng trong cơ thể, mỗi vùng đều chứa đựng những cơ quan tương ứng; và đều thống nhất tam tiêu là phủ thuộc dương, nơi tiếp giáp với dương khí của thận để phân bố đi toàn cơ thể Tam tiêu không phải là một cơ quan độc lập
3.3.7 Phủ kỳ hằng (phủ khác thường)
Ngoài lục phủ chính ra, các tổ chức khác trong cơ thể được gọi là phủ kỳ hằng, như não, tủy, huyết, da, lông, tóc
3.4 Mối quan hệ giữa tạng với phủ
Trên thực tế, có mối quan hệ mật thiết giữa tạng với tạng, phủ với phủ và tạng với phủ, mà YHCT gọi đó là mối quan hệ biểu lý Mối quan hệ này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị toàn diện hơn Một khi mối quan hệ này không được điều hòa sẽ dẫn đến sự rối loạn các chức năng của một hay nhiều tạng phủ có liên quan Theo đó sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe chung của cơ thể
3.4.1 Mối quan hệ giữa tạng với tạng
- Ba tạng can, tâm, tỳ có sự liên quan với nhau về huyết: Can tàng huyết, tâm chủ huyết mạch, tỳ chủ nhiếp huyết
- Hai tạng, phế và thận liên quan về khí, phế chủ khí, thận chủ nạp khí
- Hai tạng tỳ và thận liên quan về điều hòa thủy dịch, tỳ chủ vận hóa ( thủy dịch), thận chủ thủy (thanh lọc)
3.4.2 Mối quan hệ giữa phủ với phủ
- Ba phủ, vị, đởm, tiểu tràng liên quan với nhau về mặt tiêu hóa
- Hai phủ, tiểu tràng, đại tràng liên quan về hấp thu dinh dưỡng và tống thải cặn
bã
- Hai phủ đại tràng và bàng quang liên quan về mặt bài tiết cặn bã
3.4.3 Mối quan hệ giữa tạng với phủ
- Tạng tỳ, phủ vị liên quan về chức năng tiêu hóa, hấp thu chất dinh dưỡng cho
cơ thể
Trang 17- Tạng can, phủ đởm liên quan chức năng sơ tiết ( dịch mật), giúp cho việc tiêu
hóa thức ăn
- Tạng phế, phủ đại tràng liên quan về chức năng khí hóa; phế khí kém làm đại
tràng khô háo gây táo bón; ngược lại khí đại tràng kém gây đoản hơi, đoản khí ở phế
- Tạng thận và phủ bàng quang liên quan về chức năng thanh lọc thủy dịch
4 HỌC THUYẾT KINH LẠC
4.1 Nội dung thuyết Kinh lạc
Học thuyết kinh lạc là một trong những học thuyết quan trọng của YHCT
phương đông Nó đề cập đến những hoạt động về sinh lý, bệnh lý của con người Học
tuyết kinh lạc đã chứng minh vai trò quan trọng của nó về phương diện chẩn đoán và
điều trị thông qua việc chẩn trị và các thủ thuật châm, cứu, xoa bóp, ấn huyệt Trong
học thuyết này, đường kinh, lạc và huyệt vị đóng vai trò hết sức quan trọng
- Đường kinh là đường được phân bố theo chiều dọc của cơ thể Có 12 đường
kinh chính, liên quan đến ngũ tạng, tâm bào và lục phủ Trong đó có 6 kinh âm liên
quan đến ngũ tạng và tâm bào, 6 kinh dương liên quan đến lục phủ Ngoài ra còn có 8
kinh kỳ, tức là 8 kinh đặc biệt, gọi là nhâm mạch, đốc mạch, xung mạch, đới mạch, âm
kiểu, dương kiểu, âm duy, dương duy
- Lạc là những nhánh nhỏ nối giữa các đường kinh lại với nhau Có tới 15 lạc lớn
gọi là biệt lạc, những lạc nhỏ được phân ra từ những lạc lớn gọi là tông lạc
- Huyệt là nơi ra vào, lưu thông của khí huyết Huyệt nằm trên đường kinh và
ngoài đường kinh, thường ở các vị trí giao nhau của đường kinh và lạc, hoặc ở những
vị trí khe hõm giữa các đầu xương hay hốc xương mà đường kinh đi qua Như vậy
đường kinh, lạc và huyệt làm thành một mạng lưới hoàn chỉnh, thông suốt trên dưới,
trong ngoài, liên hệ giữa các tạng, phủ và các cơ quan Chúng phân bố khắp cơ thể, da,
thịt, xương, ngũ tạng, lục phủ, ngũ quan, cửu khiếu
4.2 Đường kinh chính
- Có 12 đường kinh chính, gồm 6 kinh âm liên quan đến ngũ tạng và tâm bào, 6
kinh dương liên quan đến lục phủ Các đường kinh âm phân bố ở phía bụng, phía trong
của tay và chân Các đường kinh dương phân bố ở phía lưng và 2 bên mạn sườn, ở
phía ngoài của tay và chân
- Hướng của đường kinh âm là theo chiều từ tạng ra ngoài, còn hướng của đường
kinh dương là từ ngoài vào phủ
Có 3 kinh âm ở tay và 3 kinh âm ở chân Tương tự cũng có 3 kinh dương ở tay
và 3 kinh dương ở chân
- Tên gọi các đường kinh, nếu ở tay, chữ đầu tiên là thủ (thủ là tay), rồi tiếp theo
là tên của đường kinh đó, còn nếu ở chân thì chữ đầu tiên là túc (túc là chân), rồi tiếp
đến là tên của đường kinh đó
4.2.1 Ba đường kinh âm ở tay
- Thủ thái âm phế kinh (kinh phế), (H1)
Đường kinh bắt đầu từ trung tiêu đại tràng lên phế lên họng nách
mặt trong của cánh tay cẳng tay cổ tay tận cùng là huyệt thiếu thương (cách
góc móng tay cái 2mm phía trong)
Công dụng đường kinh phế: Trị các bệnh đường hô hấp, hen suyễn, ho ra máu,
đau cánh tay, cẳng tay
Trang 18 chính gữa cánh tay cẳng tay tận cùng ở huyệt trung xung (đầu chót của ngón tay giữa)
Công dụng đường kinh tâm bào: Trị các bệnh tạng tâm, bệnh thần kinh, tâm quý, buồn nôn, đau ngực, sườn
Trang 19- Thủ thiếu âm tâm kinh (kinh tâm) (H3)
H3: Kinh tâm Đường kinh xuất phát từ trong tim cơ hoành xuống tiểu tràng Nhánh khác cũng xuất phát từ tim lên sát thực quản lên tới huyệt thừa khấp (phía trong, giữa phía dưới hốc mắt) Đồng thời từ tâm, một đường xuống hố nách men theo mé trong cẳng tay cánh tay bàn tay ngón tay út (huyệt thiếu thương)
Công dụng đường kinh tâm: Trị bệnh tạng tâm, bệnh thần kinh, tim đau quặn, tâm phiền, mất ngủ, hay quên
4.2.2 Ba đường kinh dương ở tay
- Thủ dương minh đại tràng kinh (kinh đại tràng) (H4)
H4: Kinh đại tràng
Trang 20Đường kinh bắt đầu từ góc móng tay ngón trỏ ( mé ngoài góc móng ngón tay 2 mm) cẳng tay cánh tay hõm vai trên xương đòn lên trên sang bên đối diện
tận cùng (huyệt nghinh hương)
Công dụng của đường kinh đại tràng: Trị đau răng, phù mặt, ngạt mũi, viêm họng, đau cánh tay
-Thủ thiếu dương tam tiêu kinh (kinh tam tiêu), (H 5)
H5: Kinh tam tiêu Đường kinh bắt đầu từ cạnh góc móng ngón tay nhẫn (phía ngoài góc móng 2mm) cổ tay giữa cẳng tay giữa cánh tay hõm vai Từ đó một nhánh cổ
vành sau tai đuôi lông mày Một nhánh qua bụng
Công dụng đường kinh tam tiêu: Trị các bệnh vùng đầu, mắt, tai, họng, tay, các bệnh thuộc tuần hoàn, sốt rét, cảm mạo
- Thủ thái dương tiểu tràng kinh (kinh tiểu tràng), (H6)
H6: Kinh tiểu tràng
Trang 21Đường kinh bắt đầu từ cạnh góc móng ngón tay út, phía ngoài 2mm dọc ngón tay út mé ngoài bàn tay mé ngoài cẳng tay hõm xương đòn Một nhánh lên cổ
má ngang mũi, chia hai nhánh, một ra trước tai, một vào phía đầu mắt Từ hõm xương đòn, một nhánh xuống tim xuống bụng tiểu tràng
Công dụng đường kinh tiểu tràng: Trị ù tai, đau cổ, đau vai, đau cánh tay, các
bệnh thuộc tiểu tràng, tuần hoàn
4.2.3 Ba dường kinh âm ở chân
- Túc Thái âm tỳ kinh (H7)
H7: Kinh tỳ Đường kinh bắt đầu từ góc móng mé trong ngón chân cái đi lên theo mé trong bàn chân mé trong cẳng chân mé trong đùi mé bên bụng Từ bụng chia 2 nhánh, một lên tim, một lên dạ dầy lá lách Cũng từ bụng, một nhánh lên
mé bên sườn lên ngực yết hầu Từ ngực có nhánh xuống nách
Công dụng đường kinh tỳ: Trị bệnh thực quản, bụng đầy trướng, ỉa chảy, phù thũng, kinh nguyệt nhiều, đau vùng chân
- Túc quyết âm can kinh (kinh can), (H8)
Đường kinh bắt đầu từ góc móng ngón chân cái phía ngoài, cách góc móng 2
mm (huyệt đại đôn) bàn chân mặt xương chày mé trong giữa đùi bụng,
rẽ sang hạ sườn có một nhánh lên gan, một nhánh lên đầu hành tá tràng, rồi
tụ lại rẽ về gan Từ điểm hội tụ này có một nhánh xuống mật, một nhánh lên phổi và một nhánh lên ngực, lên cổ, mặt đầu
Công dụng đường kinh can: Trị các chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, chân tay
co quắp, đau sườn ngực, tiêu hóa không tốt, nôn mửa, bệnh của đường tiết niệu
Trang 22H8: Kinh can
- Túc thiếu âm thận kinh (kinh thận), (H9)
H9: Kinh thận
Trang 23Đường kinh bắt đầu từ gan bàn chân (huyệt dũng tuyền), lên mắt cá chân (phía trong) cổ chân mép xương chày mé đùi vào hông thận bàng quang ra phía ngoài bụng bụng dưới lên bụng trên ( đường kinh luôn cách đều nhâm mạch 0,5 thốn)
Công dụng đường kinh thận: Trị hoa mắt, ù tai, ỉa chảy mạn tính, di tinh, liệt dương, phù thũng, tiểu ứ, đau lưng, gối, tim đập nhanh
4.2.4 Ba đường kinh dương ở chân
- Túc dương minh vị kinh (kinh vị), (H10)
H.10 Kinh vị Đường kinh bắt đầu từ cạnh mũi đi lên mí mắt dưới xuống má môi trên cạnh khóe miệng xuống cằm lên góc trán xuống họng ngực Ở bộ phận ngực có nhánh vào dạ dầy lá lách Đồng thời ở bộ phận bụng nói trên có nhánh
xuống bụng ( ở phần ngực, bụng, đường kinh đi cách nhâm mạch 2 thốn) xuống đùi mặt giữa đùi phía trước cẳng chân mặt ngoài xương chày bàn chân ngón chân thứ hai tận cùng ở huyết lịch thuyết (cách phía ngoài góc móng 2mm) Công dụng dường kinh vị: Trị đau dạ dầy, nôn, đau răng, phù mặt, đau họng, đau chân
- Túc thiếu dương đởm kinh (kinh đởm), (H11)
Đường kinh bắt đầu từ mé ngoài của đuôi mắt xuống tai vòng lên góc tóc trán xuống mé bên đầu ngang phía sau tai vòng lên đầu xuống trán Từ trán lại ngược lên mé bên đầu tạo thành đường vòng cung với đường nói trên xuống gáy cổ theo mé sườn bụng xuống đùi chính giữa mặt đùi phía ngoài cẳng chân bàn chân tận cùng ở huyệt Túc khiếu âm (góc phía ngoài ngón chân thứ tư, cách góc móng 2mm)
Trang 24Công dụng đường kinh đởm: Trị đau nửa đầu, đau mạn sườn, bệnh hoàng đản, miệng đắng, đau chân
H11: Kinh đởm
- Túc thái dương bàng quang kinh (kinh bàng quang), (H12)
H12: Kinh bàng quang Đường kinh bắt đầu từ góc phía đầu con mắt lên trán vòng qua dầu, xuống chân tóc gáy Ở đó chia 2 nhánh xuống lưng, chạy song song với đốc mạch
Trang 25Đường trong cách đốc mạch 1,5 thốn Đường ngoài cách đốc mạch 3 thốn, tức cách đường trong 1,5 thốn Cả 2 đường đều xuống hông mặt sau của đùi cùng gặp nhau ở khoeo chân Từ đó có một đường chạy dọc xuống bắp chân phía sau (phía bụng chân) hết bụng chân thì chạy chếch ra phía ngoài của xương mác vòng dưới mắt cá ngoài dọc theo bàn chân tận cùng ở huyệt Chí âm (góc móng ngón chân út phía ngoài, cách góc móng 2 mm) Đồng thời ở đoạn thắt lưng có một nhánh
vào thận và bàng quang
Công dụng đường kinh bang quang: Trị đau mắt, đau đỉnh đầu, đau lưng, đau chân, bệnh thần kinh , đau dây thần kinh tọa
- Đốc mạch, đường kinh dọc giữa sống lưng, bắt đầu từ trong bụng dưới, qua
huyệt hội âm, hướng lên cột sống, lên đỉnh đầu, xuống trán, giữa mũi, đến tận cùng là huyệt ngận giao ( giữa và phía trong của lợi và môi trên) (H13) Công dụng đốc mạch: Trị đau lưng, đau cột sống, đau đầu, bệnh tinh thần, ngất,choáng, câm, điếc
H13: Đốc mạch - Nhâm mạch, đường kinh nằm dọc chính giữa bụng, bắt đầu từ phía trong bụng
dưới, hạ xuống huyệt hội âm hướng ra phía bụng dưới, đi lên giữa bụng, ngực, cổ họng, tận cùng ở huyệt thừa tương (hõm dưới môi dưới và cằm)
Công dụng nhâm mạch: Trị di tinh, di niệu, bí tiểu, sa tử cung, đau bụng kinh, ỉa chảy, đau dạ dầy, hen suyễn, cứng lưỡi, câm
Trang 26H14: Nhâm mạch
4.3 Vận dụng thuyết Kinh lạc vào YHCT
4.3.1 Vận dụng vào vào tổ chức học cơ thể
Mỗi tạng, mỗi phủ trong cơ thể đều có 1 đường kinh tương ứng Đường kinh đó
có chức năng liên hệ với tạng, phủ có liên quan về mặt biểu lý Ví dụ kinh phế có liên quan biểu lý với kinh đại tràng, kinh tâm có liên quan biểu lý với kinh tiểu tràng Đồng thời còn liên quan đến các huyệt vị trên các đường kinh tương ứng
4.3.2 Vận dụng vào quy kinh vị thuốc cổ truyền
Như ta đã biết, mỗi tạng, phủ đều có liên quan đến một đường kinh nhất định YHCT quan niệm, các vị thuốc cổ truyền có thể thông qua các đường kinh đó để quy
nạp khí vị của mình vào các tạng, phủ nhất định để trị bệnh
4.3.3 Vận dụng vào điều trị bằng châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt
Khi một tạng, phủ, một cơ quan hoặc một bộ phận nào đó trên cơ thể bị bệnh thì các đường kinh, và các huyệt vị tương ứng với đường kinh đó sẽ bị ứ trệ; việc lưu thông khí huyết ở đó bị trắc trở Có thể dùng các liệu pháp châm, cứu, day, bấm vào huyệt vị, sẽ tạo được các cảm giác đắc khí (châm), nóng (cứu), tức, nặng (day, bấm) cho người bệnh, làm cho khí huyết lưu thông tốt để chữa bệnh Và người bệnh chỉ thực
sự cảm thấy chuyển bệnh, một khi đã lấy được các cảm giác nói trên
Cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản trong châm, cứu
4.3.3.1 Châm: là dùng kim để kich thích vào huyệt vị nào đó Có nhiều loại
kim khác nhau, chất liệu khác nhau, hình dáng, kích thước cũng khác nhau Có thể châm và kích thích bằng cách vê kim bằng tay; cũng có thể kích thích bằng điện thông qua máy điện châm
- Kỹ thuật châm, bổ, tả
Bổ, tả là hai phương pháp cơ bản trong khi tiến hành châm
+ Phương pháp châm bổ, được chỉ định cho các chứng, bệnh mạn tính, có một số đặc điểm: Khi châm, hướng của mũi kim cùng chiều với chiều của đường kinh; thời
Trang 27gian lưu kim dài hơn, có thể tới 20 – 25 phút Số lần kích thích ít hơn, chỉ độ 2-3 lần Tần số vê kim ít hơn, mỗi lần vê kim chỉ độ 3- 5 vòng Sau khi rút kim, thường ấn nhẹ vào huyệt vị
+ Phương pháp châm tả, được chỉ định cho các chứng, bệnh cấp tính, có một số đặc điểm: Khi châm, hướng của mũi kim ngược chiều với chiều của đường kinh; thời gian lưu kim ngắn hơn, có thể chỉ 5 - 7 phút Số lần kích thích nhiều hơn, khoảng 5 - 7 lần Tần số vê kim nhiều hơn, mỗi lần vê kim, tới 7-10 vòng Sau khi rút kim, không
ấn vào huyệt vị, đôi khi còn thích huyết
4.3.3.2 Cứu: là dùng mồi thuốc được chế từ cây ngải cứu, đốt hơ lên huyệt
vị để tạo cảm giác nóng ở huyệt vị của người bệnh
- Cứu trực tiếp, dùng bột ngải cứu cuộn vào giấy bản, hoặc giấy báo thành điếu,
có đường kính khoảng 1,5 cm, dài khoảng 10-15 cm Đốt cháy, rồi hơ đều nơi huyệt
vị, hoặc chính chỗ đau (á thị huyệt) Để tránh bị bỏng, cần hơ bằng cách xoay tròn, cách huyệt khoảng 2cm Khi người bệnh có cảm giác nóng thì chuyển sang huyệt khác Cần lưu ý, sau khi cứu xong, phải dập tắt hẳn điếu ngải để tránh gây hỏa hoạn
- Cứu gián tiếp qua vật trung gian là những lát gừng, hoặc tỏi có độ dầy 2-3 mm
có xuyên các lỗ thủng Đặt vật trung gian lên huyệt vị, tiếp là một mồi cứu ( nhúm bột bằng 3 đầu ngón tay: cái, trỏ, giữa) Đốt mồi cứu Khi cháy được 2/3 mồi, thì dập tắt Cần tránh bỏng cho bệnh nhân
4.3.3.3 Day, ấn: dùng các đầu ngón tay cái, trỏ, hoặc mô đệm lòng bàn tay
để day lên huyệt vị, tạo cảm giác tức, nặng cho người bệnh
Trang 28
CHƯƠNG III: THUỐC CỔ TRUYỀN ĐẠI CƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN
1 ĐỊNH NGHĨA
Thuốc cổ truyền là những vị thuốc hoặc phương thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc, động vật và khoáng vật được phối ngũ và bào chế theo nguyên lý của y học cổ truyền, hoặc từ kinh nghiệm truyền thống trong dân gian
Đương nhiên những chế phẩm được bào chế từ những chất chiết xuất tinh khiết
từ dược liệu, hoặc có sự phối hợp giữa các chất tinh khiết với dược liệu, không nằm trong định nghĩa này
Mặc dù vậy, cần phân biệt với một số khái niệm về thuốc sau đây
Thuốc Đông y, những vị thuốc và phương thuốc của y học phương đông nói chung cũng có nguồn gốc như trên
Thuốc bắc là những vị thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, song xuất xứ chủ yếu từ phương bắc (Trung quốc), ví dụ bạch thược, mẫu đơn bì, đan sâm, nhân sâm…Tuy nhiên có những vị thuốc có xuất xứ từ phương nam, như Đinh hương (indonexia) cũng quen gọi là thuốc bắc
Thuốc di thực là những vị thuốc có nguồn gốc từ những cây thuốc được di thực
từ nước ngoài vào trồng ở Việt nam, Ví dụ: Bạch chỉ, đương quy
Thuốc nam là những vị thuốc có nguồn gốc từ dược liệu, song có xuất xứ ở Việt nam
2 PHÂN LOẠI THUỐC CỔ TRUYỀN
Có nhiều cách để phân loại thuốc cổ truyền Sau đây là một số cách phân loại chính
2.1 Phân loại theo tính chất
Theo tính chất của thuốc cổ truyền được phân làm 3 loại:
- Thượng phẩm là loại thuốc có tác dụng bổ dưỡng cơ thể là chính, và không có độc tính, như nhân sâm, đảng sâm, bạch truật
- Trung phẩm là loại thuốc có tác dụng chữa bệnh, có tác dụng tăng lực song vẫn
có ít độc tính, như bán hạ, ma hoàng
- Hạ phẩm là loại thuốc có tác dụng trị được các bệnh nặng nhưng có độc tính lớn: Mã tiền, cà độc dược
2.2 Phân loại theo tác dụng
- Thuốc phát tán phong nhiệt
- Thuốc phát tán phong hàn
- Thuốc phát tán phong thấp
- Thuốc trừ đàm, chỉ ho, bình suyễn…
2.3 Phân loại theo tính vị
- Thuốc tân ôn giải biểu (thuốc giải biểu cay ấm)
- Thuốc tân lương giải biểu (thuốc giải biểu cay mát)
- Thuốc ôn trung (thuốc làm ấm bên trong)…
Trang 293 TƯƠNG TÁC CỦA THUỐC
Thuốc cổ truyền có thể tương tác theo 7 cách sau đây:
3.1 Đơn hành
Chỉ dùng riêng có một vị thuốc cũng phát huy được tác dụng chữa bệnh của nó
Ví dụ, chỉ dùng riêng tam thất cũng phát huy được tác dụng cầm máu, tiêu máu cục và
bổ máu cho những phụ nữ sau khi sinh; hoặc chỉ một mình nhân sâm cũng phát huy được tác dụng bổ khí, bổ huyết cho những người bệnh sau ốm dậy
3.2 Tương tu (Tác dụng hiệp đồng)
Hai vị thuốc có tính và vị giống nhau, hoặc gần giống nhau, khi phối hợp với nhau thì tác dụng tăng lên Ví dụ, Cẩu tích phối hợp với cốt toái bổ đều có vị đắng, tính ấm, làm tăng tác dụng giảm đau; dùng tốt cho các bệnh đau xương, khớp, lưng gối Liên kiều phối hợp với kim ngân, đều có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt
giải độc tăng lên, dùng tốt cho các bệnh mụn nhọt, dị ứng mẩn ngứa
3.3 Tương sử
Tác dụng hiệp đồng của hai vị thuốc có tính và vị khác nhau, khi dùng chung thì tác dụng tăng lên Ví dụ, Liên kiều vị đắng, tính hàn; ngô thù du vị cay, tính ấm Khi dùng chung, tác dụng chỉ nôn tăng lên Vì vậy có thể dùng tốt cho các chứng ợ hơi, ợ chua của bệnh đau dạ dầy, do chúng có khả năng ức chế bài tiết nước bọt và dịch vị
3.4 Tương úy
Úy tức là sợ, Tương úy là ức chế độc tính của nhau
Hai vị thuốc dùng chung, vị thuốc này ức chế độc tính của vị thuốc kia được gọi
là Tương úy Ví dụ, bán hạ với sinh khương; sinh khương ức chế độc tính (tính ngứa, tính gây nôn) của bán hạ (bán hạ úy sinh khương) Lợi dụng tính chất này, dùng sinh khương để chế biến bán hạ (khương bán hạ) Hoặc nhân sâm úy ngũ linh chi, đinh hương úy uất kim, mang tiêu úy tam lăng, thủy ngân úy thạch tín, ô đầu úy tê giác Về nguyên tắc, không dùng những vị tương úy trong cùng một phương thuốc, hay một đơn thuốc
3.5 Tương ác
Là kiềm chế tính năng, tác dụng của nhau Khi hai vị thuốc dùng chung với nhau,
vị thuốc này kiềm chế tính năng của vị thuốc kia Ví dụ hoàng cầm vị đắng tính hàn, sinh khương vị cay tính ấm, khi dùng chung, tính hàn của hoàng cầm sẽ kiềm chế tính
ấm của sinh khương Về nguyên tắc, không dùng những vị tương ác trong cùng một
phương thuốc, hay một đơn thuốc
3.6 Tương sát
Tương sát là tiêu trừ độc tính của nhau Hai vị thuốc khi dùng chung với nhau, vị thuốc này có thể làm mất độc tính của vị thuốc kia, gọi là tương sát Ví dụ phòng phong trừ độc của thạch tín, đậu xanh trừ độc của ba đậu
Vận dụng tính chất tương sát để giải độc khi cần thiết Ví dụ, khi bị ngộ độc ba đậu, có thể dùng đậu xanh để giải ; hoặc bị ngộ độc thạch tín (Asen) có thể dùng
phòng phong để giải
3.7 Tương phản
Trang 30Tương phản là tác dụng phản lại nhau của hai vị thuốc khi dùng chung với nhau; nói một cách khác là chúng gây ra những phản ứng không tốt cho sức khỏe của cơ thể, tức gây thêm độc tính cho cơ thể Trong thực tế có nhiều vị thuốc có tác dụng Tương phản Ví dụ, ba đậu phản khiên ngưu; cam thảo phản cam toại; hải tảo, bạch cập phản bán hạ; bối mẫu, qua lâu phản ô đầu; đại kich phản nguyên hoa; các loại sâm phản lê
lô (veratrum nigrum); tế tân, bạch thược phản lê lô Về nguyên tắc, không dùng những
vị thuốc tương phản trong cùng một phương thuốc, hay một đơn thuốc Khi tiến hành cân đong một phương thuốc, một đơn thuốc, nếu phát hiện có những vị thuốc tương phản sẽ lập tức ngừng ngay
4 KHUYNH HƯỚNG TÁC DỤNG
Sau khi uống vào cơ thể, khí vị của vị thuốc cổ truyền có thể tác dụng theo 4 chiều hướng khác nhau; đó là chiều hướng thăng ( hướng lên phía thượng tiêu), chiều hướng giáng ( hướng xuống phía hạ tiêu), chiều hướng phù (hướng ra phía ngoài), chiều hướng trầm (hướng vào phía trong) theo nguyên tắc điều trị của YHCT, các chiều hướng đó phải ngược chiều với chiều của bệnh tật mới đạt được kết quả trong điều trị (theo phép chính trị), hoặc cùng chiều với chiều của bệnh tật ( theo phép tòng trị: tắc nhân tắc dụng, thông nhân thông dụng )
4.1 Thăng
Thăng là chiều hướng khí vị của vị thuốc đi lên phía trên thượng tiêu với mục đích để chữa các chứng, bệnh có khuynh hướng sa giáng, như sa dạ dầy, sa ruột, sa lá lách, sa tử cung Các vị thuốc chủ thăng thường có tác dụng kiện tỳ, ích khí, thăng dương khí : Hoàng kỳ, đảng sâm, nhân sâm, thăng ma, sài hồ
4.2 Giáng
Giáng là chiều hướng khí vị của vị thuốc đi xuống phía dưới hạ tiêu với mục đích để chữa các chứng bệnh có khuynh hướng đi lên phía thượng tiêu, như nôn, mửa, nấc, trướng, đầy….Các vị thuốc chủ giáng thường có tác dụng hạ khí, giáng khí, bình suyễn, như ma hoàng, thị đế, chỉ thực, hạnh nhân, bán hạ
4.3 Phù
Phù là chiều hướng khí vị của vị thuốc hướng đi ra phía biểu với mục đich để chữa các chứng bệnh có khuynh hướng đi sâu vào tạng phủ, như cảm mạo phong hàn, phong nhiệt, hàn tà, nhiệt tà nhập lý Các vị thuốc chủ phù thường có tác dụng phát hãn, giải biểu, như phòng phong, tế tân, bạch chỉ, bạc hà, cúc hoa
4.4 Trầm
Trầm là chiều hướng khí vị của vị thuốc đi vào phía trong tạng, phủ, với mục đích để chữa các chứng bệnh có khuynh hướng đi ra phía ngoài biểu: Mụn nhọt, dị ứng, mẩn ngứa, phát ban, vẩy nến, đạo hãn, tự hãn Các vị thuốc chủ trầm thường có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, thẩm thấp, lợi tiểu, như tỳ giải, kim tiền thảo, xa tiền tử, kim ngân, liên kiều
Trên thực tế, các vị thuốc có khuynh hướng thăng thường gắn liền với khuynh hướng phù, có tác dụng phát biểu, thăng dương, tán hàn Còn các vị thuốc có khuynh hướng trầm thường gắn liền với các vị thuốc có khuynh hướng giáng, có tác dụng tiềm dương, giáng nghịch, thanh nhiệt, thẩm thấp, tả hạ
Trang 31Mặt khác, thông qua chế biến thuốc cổ truyền có thể làm thay đổi khuynh hướng tác dụng của vị thuốc Ví dụ hoàng liên có bản chất là giáng, dùng trị các bệnh ở trung,
hạ tiêu, như viêm ruột, lị, ỉa chảy nhưng khi sao với rượu, khuynh hướng tác dụng của hoàng liên trở nên thăng, dùng trị các chứng ở thượng tiêu, như phồng rộp niêm mạc miệng, đau mắt đỏ Hoặc tri mẫu bản chất là thăng, khi sao với muối lại trở thành giáng Tương tự, sài hồ, diên hồ bản chất là thăng khi sao với giấm, trở thành giáng Hoặc bán hạ, tỳ bà diệp bản chất là trầm, khi sao với nước gừng, lại trở thành phù
5 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN
5.1 Tứ Khí
Khí của thuốc cổ truyền chính là tính của thuốc cổ truyền Khí của mỗi vị thuốc
là do bản chất sẵn có của vị thuốc đó tạo nên Thuốc cổ truyền được phân ra 4 loại khí chính, gọi là Tứ khí, hay 4 tính; đó là tính hàn (lạnh), tính nhiệt (nóng), tính ôn (ấm), tính lương (mát) Giữa 2 vế tính hàn, lương và ôn nhiệt, có một tính trung gian; đó là tính bình
Ví dụ, những vị thuốc có tính hàn: Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm, chi tử Những vị thuốc có tính nhiệt: Nhục quế, can khương, thảo quả, tiểu hồi Những vị thuốc có tính ôn: Tô diệp, kinh giới tuệ, bạch chỉ, ba kich
Những vị thuốc có tính lương: Bạc hà, cúc hoa, sài hồ
Những vị thuốc có tính bình: Râu ngô, kim tiền thảo, tỳ giải, bạch linh
5.2.1 Những vị thuốc có vị đắng
Xuyên tâm liên, liên tâm, long đởm, cóc mẳn Vị đắng thường cho tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn dùng trị các chứng, bệnh sốt cao, mụn nhọt, côn trùng cắn Trên thực tế vị đắng thường đi đôi với tính hàn Cần lưu ý, nếu dùng vị đắng với thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, làm cho ăn không biết ngon
5.2.2 Những vị thuốc có vị cay
Xuyên khung, sinh khương, quế chi, đại hồi Vị cay có tác dụng phát hãn (làm ra
mồ hôi), phát tán, hành khí, hành huyết, giảm đau Trên thực tế vị cay thường đi đôi với tính nhiệt Dùng trị cảm mạo, đầy trướng bụng, đau bụng, đau xương
5.2.3 Những vị thuốc có vị chua
Ngũ vị tử, sơn tra, táo nhục, ô mai Vị chua có tác dụng thu liễm (làm săn da), liễm hãn (giảm mồ hôi), cố sáp (làm săn chắc lại), chỉ ho, chỉ tả, chống thối Vị chua thường mang tính chất lưỡng tính Khi dùng ít thì mát dùng quá nhiều thường đưa lại cảm giác nóng cho cơ thể Dùng trị ra mồ hôi nhiều, di tinh, di niệu, ho đờm
5.2.4 Những vị thuốc có vị ngọt
Trang 32Cam thảo, mật ong, cam giá Vị ngọt có tác dụng giải cơ, giải co quắp, bồi bổ cơ thể Trên thực tế vị ngọt thường đi đôi với tính ấm Dùng trị các bệnh co rút cơ nhục, mệt mỏi cơ thể
5.2.5 Những vị thuốc có vị mặn
Thạch quyết minh, côn bố, long cốt Vị mặn có tác dụng nhuyễn kiên (làm mềm khối rắn), nhuận hạ, tiêu đờm, tán kết Trên thực tế vị mặn thường đi đôi với tính hơi hàn Dùng trị mụn nhọt, u, bướu, táo bón, ho, đờm
5.2.6 Những vị thuốc có vị chát
Búp ổi, búp sim, thạch lựu bì, kim anh Vị chát có tác dụng thu liễm, cố sáp, sát khuẩn, chống thối Trên thực tế vị chát thường đi đôi với tính hơi ấm Dùng trị tiêu chảy, di tinh, di niệu, ra mồ hôi trộm, bỏng, vết thương lâu liền miệng
5.4 Công năng
Công năng thuốc cổ truyền chỉ tác dụng của thuốc cổ truyền Các công năng đó được biểu thị bởi các nhóm từ có 2, 3, 4 từ Ví dụ, hành khí, hành huyết, chỉ thống, chỉ huyết, thanh nhiệt, giải biểu, phát tán phong hàn, phát tán phong nhiệt Một vị thuốc
cổ truyền có thể cho nhiều công năng khác nhau tuy nhiên sẽ có công năng chính nhất của vị thuốc Đó là công năng nổi trội nhất của vị thuốc để giải quyết triệu chứng chính của một bệnh, chứng nào đó Ví dụ, tam thất có công năng chỉ huyết, hoạt huyết,
bổ huyết, song công năng chỉ huyết là công năng chính của tam thất ; đương quy có công năng hoạt huyết, chỉ huyết, bổ huyết, song công năng bổ huyết là công năng chính của đương quy Tương tự, nhân sâm có công năng bổ khí, ích huyết, sinh tân, định thần, ích trí, song công năng bổ khí là công năng chính của nhân sâm Trên thực
tế, YHCT dựa vào công năng chính của mỗi vị thuốc để xếp chúng vào từng nhóm thuốc khác nhau Ví dụ, tam thất được xếp vào nhóm chỉ huyết, vì dựa vào công năng chính là chỉ huyết của tam thất Nhân sâm được xếp vào nhóm bổ khí, vì dựa vào công năng chính bổ khí của nhân sâm Bạch chỉ được xếp vào nhóm tân ôn giải biểu,
vì dựa vào công năng chính phát tán phong hàn của bạch chỉ
5.5 Chủ trị
Chủ trị của vị thuốc cổ truyền là chỉ tác dụng trị bệnh của vị thuốc dựa trên cơ
sở công năng của nó Ví dụ, chủ trị chứng ho, đờm nhiều, là dựa trên công năng : hóa đờm, chỉ ho của vị thuốc; hoặc chủ trị đau lưng, đau xương khớp, là dựa trên công năng chỉ thống (giảm đau) của vị thuốc.; bao giờ cũng xuất phát từ công năng của vị thuốc sẽ suy ra chủ trị của vị thuốc Từ một công năng, có thể đưa lại nhiều chủ trị
Trang 33khác nhau Ví dụ, từ công năng hành khí của Trần bì, có thể dùng trị đau bụng, đầy bụng do trướng khí của tạng tỳ, phủ vị ; hoặc trị chứng đờm trệ gây ho, hen của tạng phế Hoặc từ công năng hoạt huyết của ích mẫu, có thể dùng trị chứng ứ huyết, bế kinh của phụ nữ hoặc chứng đau đớn do sang chấn gây ra Trong thực tế thường có sự nhầm lẫn giữa khái niệm công năng với khái niệm chủ trị của vị thuốc Do đó cần có
sự phân biệt rõ ràng giữa hai khái niệm này Ví dụ, ngải diệp có công năng chỉ huyết (cầm máu), thì chủ trị của ngải diệp là dùng trong các trường hợp bị xuất huyết Xuyên khung có công năng hoạt huyết, thì chủ trị của xuyên khung là dùng trong các trường hợp bị ứ huyết, huyết lưu thông khó khăn
5.6 Liều dùng, cách dùng
5.6.1 Liều dùng
Liều dùng là chỉ lượng dùng của vị thuốc, phương thuốc trong một ngày Lượng dùng được tính bằng các đơn vị đo lường, như đồng cân (3,7 g), thường lấy tròn 4 g, hoặc lạng = 10 đồng cân (37 g), thường lấy tròn 40 g Ngày nay chính thức lấy đơn vị
đo lường là gam (g), kilogam (kg)
5.6.2 Cách dùng
Cách dùng chỉ phương pháp bào chế của vị thuốc, phương thuốc Ví dụ, hãm,
sắc, ngâm rượu, giã đắp, bó, bôi, xoa bên ngoài
5 6 7 Kiêng kỵ
Để phát huy tác dụng trị bệnh của thuốc cổ truyền, khi sử dụng cần kiêng khem những vị thuốc, hoặc những thức ăn, thức uống có tác dụng hạn chế hoặc phản lại tác dụng của vị thuốc, phương thuốc Ví dụ, khi uống thuốc có kinh giới, kiêng ăn thịt gà Khi uống thuốc có miết giáp kiêng ăn rau giền Khi uống thuốc có mật ong kiêng ăn hành Hoặc khi uống các vị thuốc hóa thấp: Mộc hương, hoắc hương kiêng ăn đồ tanh lạnh Khi uống các vị thuốc thanh nhiệt giải độc, kiêng ăn, uống thức ăn cay nóng : ớt tỏi, hạt tiêu, rượu Trên thực tế, khi sử dụng, đối với từng vị thuốc, phương thuốc sẽ
có những điều hướng dẫn cụ thể Ví dụ đối với phụ tử (chế), không dùng cho phụ nữ
có thai và trẻ em dưới 14 tuổi; đối với quế chi, hồng hoa, không dùng cho phụ nữ có thai Bán hạ dùng thận trọng cho phụ nữ có thai…
6 NỘI DUNG PHƯƠNG THUỐC CỔ TRUYỀN
6.1 Định nghĩa
- Phương thuốc cổ truyền là những phương thuốc được phối ngũ theo y lý của YHCT,
trong đó các vị thuốc có nguồn gốc từ thực vật, động vật và khoáng vật được chế biến
và bào chế theo phương pháp cổ truyền để phòng và chữa bệnh cho con người
- Cổ phương là phương thuốc cổ truyền có xuất xứ từ lâu đời đã được ghi chép trong các tài liệu cổ (cũ), về số vị, lượng từng vị, cách chế biến, bào chế, liều dùng, cách dùng và cách chỉ định Ví dụ các phương Tứ quân tử thang, Tứ vật thang, Bát trân thang, Lục vị, bát vị, thập toàn đại bổ…
- Cổ phương gia giảm là những phương thuốc có nguồn gốc từ cổ phương, song đã được bớt đi, hoặc gia thêm một vài vị thuốc khác, đôi khi cả cách chế, liều dùng đều theo biện chứng của Thầy thuốc.Tuy nhiên cái cốt lõi của cổ phương vẫn phải được bảo tồn, với ý đồ để phát huy một số tác dụng mới Ví dụ: Nhị trần thang gia giảm, Lục vị gia giảm…
Trang 34- Phương thuốc gia truyền là những phương thuốc có xuất xứ từ một gia đình, hoặc một dòng tộc, có giá trị chữa được một chứng, bệnh nào đó, được nổi tiếng ở một vùng, một địa phương nhất định, được cộng đồng công nhận Ví dụ Thuốc phong thấp
Bà Giằng ở Thanh hóa, Thuốc cam Hàng bạc…
- Tân phương là những phương thuốc cổ truyền mới, cũng có cấu trúc theo cách của phương thuốc cổ truyền, nhưng các vị thuốc, liều lượng có thể mới; do kinh qua công tác chữa bệnh, nghiên cứu của cá nhân hay tập thể mà lập ra để chữa một chứng bệnh nào đó có hiệu quả
6.2 Số vị thuốc trong phương
Số vị thuốc trong phương thuốc, đơn thuốc cổ truyền không bị hạn chế bởi số lượng Có thể có từ 1 đến nhiều vị thuốc Sau đây là một số trường hợp
- Phương thuốc có 1 vị: Độc sâm thang, chỉ có một vị nhân sâm cũng phát huy
được tác dụng chữa bệnh Phương thuốc được dùng cho những bệnh nhân có chân khí kém, sức lực suy giảm, nhất là sau ốm dậy; hoặc những người cao tuổi có thể tạng cơ thể suy nhược Cần lưu ý, không nên lạm dụng nhân sâm, nhất là với trẻ em, vì vị thuốc mang tính kích dục
- Phương thuốc có 2 vị: Kim anh, Khiếm thực, với tên: Thủy lục nhị tiên đơn, với
công năng thu liễm, cố sáp, dùng trị các chứng, bệnh mồ hôi (đạo hãn, tự hãn); sáp
tinh, sáp niệu,di niệu (đái dầm, đái són), di tinh (tinh tự ra)
- Phương thuốc có 3 vị: Tam tử dưỡng thân thang: La bạc tử, lai phục tử, tô tử
Tác dụng trừ đờm chỉ ho lâu ngày, nhất là những người già cả Tam hoàng thang: Hoàng liên, hoàng bá, hoàng cầm; tác dụng thanh nhiệt táo thấp, trị sốt cao, viêm gan Tứ nghịch thang: Phụ tử, can khương, cam thảo, tác dụng ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch; dùng khi bị trúng hàn, hoặc chân dương suy giản, người giá lạnh,
chân tay co rút
- Phương thuốc có 4 vị: Tứ vật thang: Thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên
khung, tác dụng bổ huyết; dùng cho người thiếu máu, da xanh gầy, sau mất máu Tứ quân tử thang: Nhân sâm (đảng sâm), bạch linh, bạch truật, cam thảo; tác dụng bổ khí
Dùng khi chân khí kém, người mệt mỏi, nhất là sau ốm dậy
- Phương thuốc có 5 vị: Ngũ linh tán: Phục linh, Trư linh, trạch tả, nhục quế,
bạch truật; tác dụng ôn dương hóa khí, lợi thấp hành thủy; trị tiểu tiện không thông, phù thũng, bụng trướng Ngũ bì ẩm: Tang bạch bì, trần bì, sinh khương bì, đại phúc bì,
phục linh bì; tác dụng lợi thủy thẩm thấp; trị tiểu tiện không lợi, phù nề
- Phương thuốc có 6 vị: Lục vị: Trạch tả, mẫu đơn bì, thục địa, hoài sơn, bạch
linh, sơn thù du; tác dụng bổ thận âm; trị chứng âm hư hỏa vượng, đau đầu, hoa mắt,
chóng mặt
- Phương thuốc có 7 vị: Tiểu sài hồ thang: Sài hồ, đảng sâm, hoàng cầm, cam
thảo, bán hạ, đại táo, sinh khương; tác dụng hòa giải thiếu dương, thanh nhiệt ích khí;
trị hàn nhiệt vãng lai, sườn, ngực trướng đầy, miệng đắng họng khô, mắt mờ
- Phương thuốc có 8 vị: Tiêu dao hoàn: Sài hồ, đương quy, bạch thược, bạch
truật, phục linh, sinh khương nướng, cam thảo chích, bạc hà; tác dụng sơ can giải uất, dưỡng huyết kiện tỳ; trị hàn nhiệt vãng lai, đau hai mạn sườn, đau đầu, hoa mắt, hầu
họng khô, phụ nữ kinh nguyệt không đều, vú căng tức
Bát trân thang: Đảng sâm, bạch linh, bạch truật, cam thảo, thục địa, đương quy, bạch thược, xuyên khung; tác dụng bổ khí, bổ huyết; trị khí huyết lưỡng hư
Trang 35- Phương thuốc có 9 vị: Cửu vị khương hoạt thang: Khương hoạt, phòng phong,
tế tân, thương truật, xuyên khung, bạch chỉ, hoàng cầm, cam thảo, sinh địa; tác dụng
giải biểu, trừ thấp; trị sốt cao, rét nhiều, vô hãn, đau đầu, miệng khô, chân tay đau mỏi
- Phương thuốc có 10 vị: Nhân sâm bại độc tán: Nhân sâm, khương hoạt, độc
hoạt, sài hồ, tiền hồ, xuyên khung, chỉ xác, cát cánh, phục linh, cam thảo; tác dụng ích khí, phát hãn; trị ngoại cảm phong hàn kiêm thấp nhiệt (cảm hàn nhập lý), sốt cao, rét nhiều, đau cổ, cứng gáy, chân tay đau nhức, ho đờm nhiều
Thập toàn đại bổ: Bát trân thang gia quế nhục, hoàng kỳ; tác dụng bổ khí, bổ huyết; trị khí huyết lưỡng hư, cơ thể hay bị giá lạnh, kém ăn, bụng sôi, phân nát
6.3 Thành phần của phương thuốc, đơn thuốc cổ truyền
Theo lý luận của YHCT, mỗi phương thuốc, đơn thuốc cổ truyền đều được phối ngũ theo nguyên tắc có 4 thành phần ; đó là Quân, Thần, Tá, Sứ
6.3.1 Quân
Vị thuốc đóng vai trò là Quân, tức vai trò chính trong một phương thuốc, đơn thuốc Quân có tác dụng trị nguyên nhân, hoặc các triệu chứng chính của chứng, bệnh Trong các phương thuốc bình thường, đơn giản, thường chỉ có một vị Quân Còn đối với các bệnh phức tạp, bệnh khó, bệnh nặng, bênh mạn tính lâu ngày mà cơ thể đã suy nhược, lúc đó trong phương thuốc cần đến sự can thiệp của nhiều mặt, đôi khi phải dùng đến 2 vị Quân Và mỗi vị Quân lúc này sẽ giải quyết một khía cạnh riêng của bệnh
Phương pháp để xác định vị Quân, trước hết vị thuốc đó phải có tác dụng mạnh nhất đối với triệu chứng chính của bệnh.Thứ hai, thường có liều lượng lớn hơn Đôi khi có liều lượng nhỏ, song lại có tác dụng mạnh hơn Tên của phương thuốc thường là tên của vị Quân trong phương
6.3.2 Thần
Thần là vị thuốc có tác dụng hỗ trợ vị Quân để trị nguyên nhân, hoặc triệu chứng chinh của bệnh Thần có thể từ một đến nhiều vị thuốc Ngoài chức năng hỗ trợ vị Quân, Thần còn có tác dụng giải quyết các triệu chứng khác của bệnh
Phương pháp để xác định vị Thần, trước hết vị thuốc là Thần thường nằm trong cùng một nhóm thuốc với vị Quân Thứ hai là có công năng giống, hoặc gần giống vị
Quân, mặc dù chúng ở nhóm thuốc khác vị Quân
6.3.3 Tá
Tá là những vị thuốc có tác dụng giải quyết một hay nhiều triệu chứng phụ khác của bệnh Khi phương thuốc có nhiều vị tá, thì mỗi vị Tá có thể giải quyết một triệu chứng, hoặc cùng phối hợp giải quyết một hay nhiều triệu chứng phụ khác của bệnh Phương pháp để xác định vị Tá Những vị Tá có thể ở nhiều nhóm thuốc khác nhau Sau khi đã nhận dạng được các vị thuốc là Quân, Thần Những vị còn lại, đương nhiên là những vị Tá
6.3.4 Sứ
Sứ là vị thuốc có một số chức năng, thứ nhất dẫn thuốc vào kinh, thứ hai giải quyết một triệu chứng phụ nào đó của bệnh, thứ ba có tác dụng hòa hoãn phương thuốc khi tác dụng của nó quá mạnh, hoặc quá đắng, khó uống
Phương pháp để tiến hành nhận dạng vị Sứ Trước hết nếu trong phương thuốc có
vị cam thảo, thì đương nhiên cam thảo sẽ là Sứ Nếu không có vị cam thảo thì chọn
Trang 36một vị mang tính chất dẫn thuốc vào kinh mà phương thuốc đó chữa Với ý nghĩa này,
vị thuốc phải có tác dụng nào đó gần giống với tác dụng của vị Quân, nói một cách khác là giống với tác dụng của phương thuốc
6.4 Công năng
Công năng của phương thuốc là chỉ tác dụng chung của cả phương thuốc, thường dựa trên công năng của vị Quân là chính, đồng thời có tổng hợp cả công năng của các vị thuốc là Thần và Tá
6.5 Chủ trị
Trên cơ sở xác định được công năng chung của phương sẽ suy ra được chủ trị của phương thuốc Ví dụ, công năng của phương là giải biểu, tán hàn, chỉ ho, thì chủ trị của phương sẽ là trị cảm mạo phong hàn, sốt, rét nhiều kèm theo ho, đờm
6.6 Kiêng kỵ
- Dựa vào các vị thuốc trong phương để nêu ra cách kiêng khem cho người dùng thuốc, tuy nhiên cũng căn cứ vào các đối tượng khác nhau để kiêng khem Những đối tượng cần lưu ý trong kiêng khem, thứ nhất là những phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em nhỏ tuổi, nhất là sơ sinh, và những người cao tuổi Ví dụ, trong phương có các
vị thuốc có tác dụng đại nhiệt, đại độc (hắc phụ, mã tiền) thì kiêng cho trẻ em dưới 15 tuỏi và phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú
- Dựa vào tính chất tác dụng của thuốc và tính chất của bệnh để chống chỉ định cho phù hợp Ví dụ, trong phương có các vị thuốc hoạt huyết, phá huyết thì kiêng cho phụ nữ có thai hoặc những người đang xuất huyết hoặc có nguy cơ xuất huyết Trong phương có các vị thuốc có tính lạnh thì kiêng cho những người bị đầy bụng, ỉa chảy…
- Kiêng một số đồ ăn khi uống thuốc Ví dụ, khi uống các loại thuốc hóa thấp phải kiêng ăn các thức ăn sống lạnh: cá, cua, ốc, ếch, trứng Khi uống các vị thuốc thanh nhiệt giải độc (kim ngân, liên kiều…), kiêng ăn uống các thực phẩm cay, nóng: rượu, ớt, hồ tiêu…
- Những thức ăn phải kiêng mang tính truyền thống khi uống thuốc cổ truyền Ví
dụ, uống thuốc có vị kinh giới kiêng ăn thịt gà; uống thuốc có miết giáp, kiêng ăn rau
giền, khi uóng thuốc cổ truyền, nói chung không ăn cà pháo…
Trang 37
PHÂN LOẠI CÁC NHÓM THUỐC CỔ TRUYỀN
Như ta đã biết, các nhóm thuốc cổ truyền rất phong phú, có tới hơn 20 nhóm Trong chương trình này, chỉ giới thiệu một số nhóm chính để giải quyết một số nhóm bệnh thường gặp
1 THUỐC GIẢI BIỂU (THUỐC GIẢI CẢM)
Thuốc giải cảm được phân ra hai loại, loại giải cảm phong hàn (giải biểu cay ấm), loaị giải cảm phong nhiệt ( giải biểu cay mát) Cần lưu ý để tránh nhầm lẫn khi
sử dụng Tuy nhiên có một số vị thuốc có thể dùng chung cho cả hai loại cảm mạo, như tô diệp, hương nhu, bạc hà
1.2 Thuốc giải cảm hàn (giải cảm lạnh)
Thuốc giải cảm hàn, còn gọi là thuốc phát tán phong hàn, hay giải biểu cay ấm (tân ôn giải biểu) là loại thuốc có vị cay (tân), tính ấm (ôn) phần lớn quy vào kinh phế,
có công năng phát tán phong hàn, giải biểu, làm thông dương khí, thông kinh hoạt lạc, chỉ thống Được dùng với chứng cảm hàn, biểu hiện sốt cao, rét nhiều, đau đầu, tắc ngạt mũi, đau mình mẩy; hoặc ở mức độ nhẹ thì đau thần kinh ngoại biên, co cứng cơ nhục…
BẠCH CHỈ
Radix Angelicae dahuricae
Vị thuốc là rễ cây Bạch chỉ [Angelica dahurica (Fich ex Hoffm.) Benth et
Hook.], họ Hoa tán (Apiaceae), là cây thuốc di thực đã được trồng thuần phục ở nước
ta Khi dùng, thái chéo mỏng 2-3mm, sao qua
Tính vị: Vị cay, tính ấm
Quy kinh: Vào 3 kinh, phế, vị, đại tràng
Công năng: Giải cảm hàn, trừ phong giảm đau, trừ mủ (bài nùng), hoạt huyết, sinh cơ, giảm đau (chỉ thống)
Trang 38- Cơ nhục đau mỏi, vô lực; đặc biệt đau thắt vùng ngực, phối hợp với đương quy,
HƯƠNG NHU TÍA
Herba Ocimi sancti
Lá hoa tươi hoặc khô của cây Hương nhu tía (Ocimun tenuiflorum L.), hoặc cây Hương nhu trắng (Ocimum gratissmum L.), họ Bạc hà (Lamiaceae)
Tính vị : Vị cay, tính ấm
Quy kinh : Vào các kinh phế và vị
Công năng : Phát hãn, thanh thử, tán thấp hành thủy
Chủ trị:
- Cảm mạo phong hàn (cảm hàn), hoặc cảm mạo phong nhiệt (cảm nắng), sốt cao hoặc sốt kèm theo rét nhiều, đầu và mình đau nhức, nặng nề, mồ hôi không ra Có thể dùng lá hoặc cành mang hoa hãm riêng hoặc hãm với lá chè xanh để uống; hoặc phối hợp hương nhu với hậu phác mỗi thứ 12g (Hương nhu ẩm) trị cảm lạnh, bụng đầy trướng
Để đề phòng cảm nóng mùa hạ, khi ra ngoài trời, có thể dùng cành mang hoa của hương nhu băng vào vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương
- Đau bụng, thượng thổ, hạ tả (do thực phẩm), sắc hương nhu với tô diệp, nam mộc hương, mỗi vị 12g Nếu có biểu hiện phù thũng, đặc biệt phù vùng mặt, dùng hương nhu 12g, bạch mao căn 40g, ích mẫu 16g, sắc uống
- Nước sắc hương nhu rửa vết thương, mụn nhọt lở loét, ngứa; gội đầu chống rụng tóc; nước cốt lá tươi, bôi vết sẹo ở đầu làm tóc dễ mọc
Liều dùng, cách dùng : 4 - 12g dưới dạng thuốc hãm, sắc
Kiêng kỵ : Biểu hư, mồ hôi nhiều không nên dùng
KINH GIỚI
Herba Elsholtziae ciliatae
Lá tươi hoặc khô, đoạn ngọn cành mang lá, hoa (kinh giới tuệ) phơi hoặc sấy khô
ở nhiệt độ thấp < 600C của cây Kinh giới (Elsholtzia ciliata (Thunb.) Hyland.), họ
Bạc hà (Lamiaceae) Khi dùng kinh giới tuệ, cắt đoạn 2-3 cm, vi sao Nếu dùng với tính chất cầm máu, cần tiến hành sao đen
Tính vị: Vị cay, hơi đắng, tính ấm
Quy kinh: Vào 2 kinh phế và can
Công năng: Giải cảm hàn, khu phong, chỉ ngứa, giải độc, làm sởi, đậu mọc Chủ trị:
- Cảm mạo phong hàn, kinh giới tuệ, bạch chỉ, đồng lượng 4 g, tán bột, uống mỗi lần 8 g Cũng có thể dùng kinh giới cho cảm mạo phong nhiệt, phối hợp với cát căn, ngưu bàng tử, thuyền thoái, liên kiều…
Trang 39- Trúng phong cấm khẩu, toàn thân tê dại, bất tỉnh, chân tay nặng nề, mặt, mắt, miệng méo xệch, Kinh giới tuệ 12g, sinh khương 10 g, trúc lịch 4 g Lấy dịch cốt sinh khương, hòa với trúc lịch ( nước tiết ra khi hơ nóng ống tre tươi,, búp tre non,) và nước sắc kinh giới cho uống Hoặc hoa kinh giới khô 10g, tán bột, rượu trắng 20ml, mỗi lần uống 5g với nước sôi để nguội và rượu; hoặc kinh giới, bạc hà đều tươi, mối vị 100g Giã nát, lấy dịch cốt, mỗi lần uống 2 thìa cà phê, uống dần trong ngày
- Dị ứng mẩn ngứa: Kinh giới sao vàng sắc uống, hoặc phối hợp với tang diệp, mỗi vị 6 g, kim ngân hoa, sài đất, bạc hà, mỗi vị 4 g, sắc uống Ngoài ra dùng lá, hoa kinh giới (tươi hoặc khô) sao cách cám, rồi chà xát trên chỗ bị ngứa
- Chảy máu tử cung, đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam… kinh giới, hòe hoa, cỏ nhọ nồi, trắc bách diệp, đồng lượng 12 g (Hòe hoa tán), đều sao đen, sắc uống
Khi dùng, rửa sạch, bỏ đốt, cắt đoạn 2-3 cm, phơi khô, hoặc sấy khô Có thể chích mật ong để tăng tác dụng chỉ ho, bình suyễn
Tính vị: Cay, hơi đắng, tính ấm
Quy kinh: Vào 2 kinh phế, bàng quang
Công năng: Giải cảm hàn, phát hãn, chỉ ho, bình suyễn, lợi thủy
Radix Saposhnikoviae divaricatae
Rễ đã được phơi khô, hay sấy khô ở nhiệt độ thấp của cây Phòng phong
Saposhnikovia divaricata (Turcz.) Schischk.], họ Hoa tán (Apiaceae)
Tính vị : Vị cay, ngọt, tính ấm
Trang 40Quy kinh : Vào các kinh can, phế, vị, bàng quang
Công năng : Giải biểu trừ phong hàn, trừ phong thấp, trừ co thắt
- Co giật, uốn ván, phối hợp với bạch cương tàm, toàn yết
- Mày đay, ngứa do nguyên nhân lạnh, phối hợp phòng phong với quế chi, kinh giới, bạc hà, sinh khương
Liều dùng, cách dùng: Ngày 5- 12g, dạng thuốc sắc
Kiêng kỵ : Âm hư hỏa vượng không có phong tà không nên dùng
Chú ý: Phòng phong giải độc Thạch tín
QUẾ CHI
Ramulus Cinnamomi
Cành nhỏ phơi hay sấy khô ở nhiệt độ nhỏ hơn 60 0C của một số loài Quế
(Cinnamomum cassia Rresl.) và một số loài Quế khác (Cinnamomun loureirii Nees., Cinnamomun zeylanicum Blum.), họ Long não (Lauraceae) Khi dùng, cắt đoạn, hoặc
thái phiến chéo, dầy 2-3mm, dài 2-3 cm, sao qua
Tính vị: Vị cay ngọt, tính ấm
Quy kinh: Vào 3 kinh phế, tâm, bàng quang
Công năng: Giải biểu hàn, giải cơ, thông dương khí, ấm kinh thông mạch, hóa khí
Chủ trị:
- Cảm mạo phong hàn, biểu hiện sốt cao, rét nhiều, không có mồ hôi, đau nhức xương khớp do lạnh, phối hợp với ma hoàng, hạnh nhân… Nếu có đau nhức cơ nhục, thần kinh, xương khớp, do phong hàn, thấp, phối hợp với bạch thược, sinh khương, đại táo, cam thảo (Quế chi thang)
- Bế kinh ứ huyết, thai chết lưu, hoặc đau bụng lạnh, hối hợp với hồng hoa, đào nhân, đương quy, hương phụ
- Tiểu tiện không thông, phù, đàm ẩm, hen suyễn do dương khí đình trệ, thủy thấp ngưng đọng, phối hợp với tỳ giải, phục linh, bạch truật, mộc thông
Liều dùng, cách dùng: 6 -12g, dạng thuốc sắc Thường phối hợp với các vị
thuốc khác
Kiêng kỵ: Âm hư hỏa vượng, chứng xuất huyết, phụ nữ có thai không dùng