Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hóa không thuộc phạm vi của CISG như: - Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán không biết hoặc không cần ph
Trang 1NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TPHCM
Trang 2A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CISG: 4
d Nghĩa vụ giao chứng từ kèm kèm theo hàng hóa: 13
4.1 Chuyển rủi ro đối với trường hợp có quy định về vận chuyển hàng hóa 17 4.2 Chuyển rủi ro trong trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển 17
C VAI TRÒ CỦA CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI
1 Giải quyết các xung đột trong thương mại quốc tế: 18
3 Là nguồn tham khảo hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc gia 19
2 Đánh giá cơ hội khi Việt Nam tham gia CISG 21
3 Thuận lợi của Việt Nam khi gia nhập CISG: 21
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
CISG là viết tắt của Convention on Contracts for the International Sale of Goods được biết đến là Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế được soạn thảo bởi Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật thương mại Quốc tế (UNCITRAL)
Có hiệu lực từ ngày 01/01/1988, cho đến nay, Công ước Mua bán Hàng hóa Quốc tế của Liên hợp quốc năm 1980 (CISG) đã trở thành một trong các công ước quốc tế về thương mại được phê chuẩn và áp dụng rộng rãi nhất Với 92 quốc gia thành viên, ước tính Công ước này điều chỉnh các giao dịch chiếm đến ba phần tư thương mại hàng hóa thế giới.
Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Viên về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (“CISG”) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này Điều đáng chú ý là Việt Nam đã đi trước nhiều nước ASEAN khác để trở thành thành viên thứ 2 sau Singapore gia nhập Công ước quan trọng này Công ước Viên bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 1/1/2017 Điều này cũng đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp trong nước hơn bao giờ hết đối mặt với nhiều cơ hội cũng như thách thức Vì vậy, việc hiểu rõ về CISG để có thể sử dụng nguồn luật này như một công cụ bảo vệ mình một cách hiệu quả là vô cùng quan trọng.
A LỊCH SỬ HÌNH THÀNH CISG:
1 Hoàn cảnh xuất hiện:
Trong bối cảnh mà hai Công ước Lahaye năm 1964 rất ít được áp dụng trong thực tế Vào năm 1968, trên cơ sở thỏa theo yêu cầu của đa số các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc về một khuôn khổ mới với “sự mở rộng ra các nước có nền pháp lý, kinh tế chính trị khác nhau”, UNCITRAL đã khởi xướng việc soạn thảo một Công ước thống nhất về pháp luật nội dung áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nhằm thay thế cho hai Công ước Lahaye năm 1964
2 Sự ra đời:
Được soạn thảo dựa trên các điều khoản của hai Công ước La Haye, song Công ước Viên 1980 có những điểm đổi mới và hoàn thiện cơ bản Công ước này được thông qua tại Viên (Áo) ngày 11 tháng 04 năm 1980 tại Hội nghị của Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế với sự có mặt của đại diện của khoảng 60 quốc gia và 8 tổ chức quốc tế CISG có hiệu lực từ ngày 01/01/1988 (khi có 10 quốc gia phê chuẩn, theo Điều 99 của Công ước).
Trang 43 Các giai đoạn phát triển:
Kể từ khi được ký kết vào năm 1980 đến năm 2010 , Công ước Viên đã trải qua
30 năm với nhiều dấu mốc trong việc mở rộng các nước thành viên Có thể tạm chia các làn sóng gia nhập CISG của các nước theo 4 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1 (1980-1988):
Đây là giai đoạn 10 nước đầu tiên phê chuẩn Công ước để đủ số lượng cho phép Công ước có hiệu lực 10 nước này là: Ai Cập, Argentina, Cộng hòa Ả Rập, Syrian, Hoa Kỳ, Hungary, Italy, Lesotho, Pháp, Trung Quốc, Zambia Có thể thấy trong số 10 nước thành viên đầu tiên Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thành viên rất đáng chú ý, vì Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới, và Trung Quốc là quốc gia đầu tiên của Châu Á tham gia CISG Tuy nhiên cả hai quốc gia này đều tuyên bố bảo lưu Điều 1.1(b), khiến mức độ áp dụng và ảnh hưởng của CISG tại hai quốc gia này giảm đáng kể.
Giai đoạn 2 (1989-1993):
Đây là làn sóng thứ 2 của việc gia nhập Công ước, với 29 quốc gia, trong đó hầu hết là các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, lần lượt hoàn thành các thủ tục phê chuẩn để tham gia Công ước Các nước thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ kèm theo sự tan rã của Liên Xô và các nước Đông Âu thì nền kinh tế nhanh chóng chuyển biến và hòa nhập với xu thế chung, cùng nhau gia nhập công ước.
Đây là giai đoạn mà nền kinh tế thế giới đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ
và sự tăng cường vai trò của các nước đang phát triển mới nổi, trong đó nổi bật là Trung Quốc, Braxin, và Ấn Độ CISG đã chứng kiến một thời kỳ trầm lắng từ năm 2001-2004 khi mà các vòng đàm phán trong khuôn khổ WTO đang diễn ra hết sức căng thẳng với sự xung đột về lợi ích giữa các nước đang phát triển với nhiều đại diện mới nổi và các nước đã phát triển Trong giai đoạn này chỉ có 5 thành viên mới phê chuẩn Công ước là Saint Vincent và Grenadines, Colombia, Iceland, Honduras và Israel Năm 2005 chứng kiến sự gia nhập quan trọng của thành viên châu Á mới là Hàn Quốc, một trong 4 nước công nghiệp mới tại châu Á Đến năm 2009 đánh dấu bước ngoặt quan trọng của CISG tại châu Á khi Nhật Bản, quốc gia có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới và lớn nhất tại châu Á, cuối cùng đã trở thành thành viên chính thức của CISG mà không có bảo lưu nào Với sự kiện này, Anh sẽ là quốc gia phát
Trang 5triển thuộc khối G7+1 cuối cùng chưa gia nhập Công ước Viên Sau Nhật Bản, chắc chắn nhiều quốc gia khác ở châu Á và khu vực ASEAN sẽ cân nhắc việc sớm tham gia Công ước, để có thể áp dụng CISG cho các giao dịch thương mại quốc tế của mình một cách chủ động, khi mà các bạn hàng lớn đều đã là thành viên của Công ước này.
(Hình ảnh các nước phê chuẩn áp dụng CISG trên bản đồ thế giới)
Nước đã phê chuẩn
Nước đã ký nhưng chưa phê chuẩn
B NỘI DUNG CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ 1980:
1 Phạm vi áp dụng và những quy định chung
a Phạm vi áp dụng:
Theo Điều 1 CISG, các bên trong hợp đồng phải có địa điểm kinh doanh ở các quốc gia khác nhau Công ước không dùng các tiêu chí như nơi giao kết hợp đồng hay nơi thực hiện hợp đồng để xác định tính quốc tế của hợp đồng mà chỉ dựa vào việc các bên đến từ các quốc gia khác nhau.
VD: Hai thương nhân đều đến từ Singapore giao kết hợp đồng và hàng giao từ Trung Quốc sang Việt Nam, CISG không áp dụng Nhưng nếu hợp đồng được giao kết giữa thương nhân Úc và Malaysia, hàng giao từ Trung Quốc sang Việt Nam thì yếu tố quốc tế CISG được thỏa mãn
Theo Khoản 1 Điều 1 cùng công ước trên “Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau” và CISG được áp dụng ở hai trường hợp:
Trang 6- Khi các bên có trụ sở thương mại ở các quốc gia là thành viên Công ước.
- Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật áp dụng là luật của nước thành viên CISG
Đối với trường hợp thứ nhất là trường hợp áp dụng phổ biến Lấy VD là hợp đồng giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc Vì cả 2 nước đều là thành viên công ước nên CISG sẽ là luật áp dụng thay cho luật quốc gia Nhưng mà không vì thế mà làm mất hiệu lực của quyền chọn luật áp dụng của các bên cho hợp đồng Các bên vẫn
có thể chọn luật của một nước không phải là thành viên CISG, như luật của Anh Hoặc nếu sử dụng luật của quốc gia nước thành viên thì các bên phải nêu cụ thể trong điều khoản chọn luật trong hợp đồng là chọn luật Việt Nam và thẳng thừng loại bỏ sự áp dụng của CISG Như vậy, CISG thực ra không hề tiêu trừ quyền chọn luật của các bên
mà CISG chỉ là lựa chọn ưu tiên đầu tiên trong thứ tự chọn luật áp dụng mà thôi Đối với trường hợp thứ hai là trường hợp CISG áp dụng gián tiếp Khi một hoặc hai bên đều không phải là thành viên của công ước, CISG vẫn có khả năng được
áp dụng vào trường hợp này Người bán ở Việt Nam bán 1 lô gạo cho người mua ở Thái Lan Xảy ra tranh chấp và người mua kiện người bán ở Tòa án thành phố Hồ Chí Minh Phân tích từng bước thì Tòa án sẽ sử dụng Tư pháp quốc tế Việt Nam Quy phạm xung đột hiện hành là Điều 683 Bộ luật Dân sự năm 2015 Theo Điều đó, nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng thì luật của nước có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng là luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân Và trong tình huống này thì nước đó chính là Việt Nam Theo đó, quy tắc xung đột hợp đồng của Tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu đến luật Việt Nam Việt Nam là một quốc gia thành viên của công ước CISG nên CISG được áp dụng thay cho luật quốc gia.
Tuy nhiên, một số hợp đồng mua bán hàng hóa không thuộc phạm vi của CISG như:
- Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như vậy bất cứ lúc nào trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng.
- Bán đấu giá.
- Ðể thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
- Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.
- Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
- Ðiện năng.
Trang 7Ngoài ra, Công ước này cũng không áp dụng với các hợp đồng cung cấp hàng hóa để chế tạo hoặc sản xuất nếu bên đặt hàng có nghĩa vụ cung cấp phần lớn nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo hoặc sản xuất, cũng như không áp dụng với các hợp đồng mà nghĩa vụ chủ yếu của bên giao hàng là cung ứng lao động hoặc dịch vụ khác.
b Những quy định chung:
Nêu rõ nguyên tắc trong việc áp dụng CISG, nguyên tắc diễn giải các tuyên bố, hành vi và xử sự của các bên, nguyên tắc tự do về hình thức của hợp đồng Công ước cũng nhấn mạnh đến giá trị của tập quán trong các giao dịch mua bán hàng hóa quốc
tế, cần thiết phải hỗ trợ việc áp dụng thống nhất Công ước và tuân thủ trong thương mại quốc tế
Nếu một bên có hơn một trụ sở thương mại trở lên thì trụ sở thương mại của họ
sẽ được coi là trụ sở nào đó có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên đều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm hợp đồng Nếu một bên không có trụ sở thương mại thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ
Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức của hợp đồng Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả những lời khai của nhân chứng
Theo tinh thần của Công ước này, điện báo và telex cũng được coi là hình thức văn bản.
đề nghị là đủ chính xác khi nó nêu rõ hàng hóa và ấn định số lượng về giá cả một cách trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định những yếu tố này.
- Một đề nghị gửi cho những người không xác định chỉ được coi là một lời mời làm chào hàng, trừ phi người đề nghị đã phát biểu rõ ràng điều trái lại
Trang 8Thông qua Khoản 1 Điều 14 của CISG, đã chọn phương thức phổ biến của việc kết lập hợp đồng thông qua việc chào hàng - chấp nhận chào hàng Xét trên phương diện thực hiện hợp đồng, chào hàng không chỉ là sự thể hiện ý định giao kết hợp đồng của người đưa ra chào hàng Chào hàng còn thể hiện các yếu tố cơ bản cần thiết để các bên dựa vào đó thực hiện các nghĩa vụ của mình, qua đó đáp ứng quyền của bên kia Với hợp đồng mua bán, theo điều trên quy định nội dung chào hàng phải tối thiểu 3 ba điều kiện: hàng hóa mua bán, số lượng và giá cả được nêu rõ ràng hoặc ngầm định trong chào hàng
2.2 Chấp nhận chào hàng:
Theo Khoản 1 Điều 18 CISG: “Chấp nhận chào hàng là sự thể hiện ý chí đồng
ý của người được chào hàng với những đề nghị của người chào hàng.” Một sự chấp nhận chỉ có giá trị làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của người được chào hàng Và chỉ có giá trị pháp lý khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng hành vi, biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung của chào hàng Như vậy thì sự im lặng hoặc không hành động của người được chào hàng sẽ không mặc nhiên được hiểu là chấp nhận.
Hiệu lực chấp nhận được quy định tại Khoản 2 Điều 18 cùng với Công ước trên
“Chấp nhận chào hàng có hiệu lực từ khi người chào hàng nhận được chấp nhận Chấp thuận chào hàng không phát sinh hiệu lực nếu sự chấp nhận ấy không được gửi tới người chào hàng trong thời hạn mà người này đã quy định trong chào hàng, hoặc nếu thời hạn đó không được quy định như vậy, thì trong một thời hạn hợp lý, xét theo các tình tiết của sự giao dịch, trong đó có xét đến tốc độ của các phương tiện liên lạc do người chào hàng sử dụng Một chào hàng bằng miệng phải được chấp nhận ngay trừ phi các tình tiết bắt buộc ngược lại.”
Chấp nhận chào hàng chỉ có giá trị pháp lí khi nó được gửi tới tay người chào hàng và thỏa mãn các yêu cầu sau: Trong một số trường hợp phải chấp nhận vô điều kiện Mặc dù người được chào hàng không chấp nhận toàn bộ mà đưa ra một số điều kiện mới thì việc chấp nhận này cũng có giá trị như chấp nhận vô điều kiện Nếu những điều kiện mới do người được chào hàng đưa ra không làm thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng.
Chấp nhận phải được gửi cho người chào hàng trong thời hạn đã ghi trong chào hàng hoặc trong thời gian hợp lý được quy định tại Khoản 2 Điều 18 Công ước Viên
1980 Tính hợp lí về mặt thời gian để cho chấp nhận có giá trị pháp lí được xác định là:
Trang 9- Nếu chào hàng bằng miệng thì phải được chấp nhận ngay (trừ các trường hợp đặc biệt).
- Nếu chào hàng bằng các phương tiện thông tin khác thì thời gian chấp nhận được coi là hợp lí là thời gian có tính đến các tình tiết của giao dịch như tốc độ của các phương tiện thông tin mà người chào hàng đã sử dụng.
2.3 Thời điểm giao kết hợp đồng
Thời điểm hợp đồng được ký kết quy định tại Điều 23 của Công ước này Thông thường, thời điểm ký kết hợp đồng giữa các bên có mặt là thời điểm mà các bên cùng
ký vào hợp đồng Trong trường hợp ký kết hợp đồng giữa các bên vắng mặt thì thời điểm ký kết là thời điểm chấp nhận chào hàng có hiệu lực Theo quy định của CISG thì thời điểm hợp đồng được ký kết là thời điểm người chào hàng nhận được sự chấp nhận vô điều kiện của người được chào hàng.
3 Thực hiện hợp đồng:
3.1 Nghĩa vụ của bên bán:
Nghĩa vụ của người bán tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Khi hợp đồng không có quy định cụ thể về nghĩa vụ của người bán thì nghĩa vụ của người bán sẽ được xác định theo luật áp dụng cho hợp đồng theo sự lựa chọn của các bên hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp Điều này có nghĩa là nghĩa
vụ của người bán có thể được xác định căn cứ các quy định của Công ước Theo quy định của Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế thì nghĩa vụ của người bán là : Giao hàng, giao chứng từ có liên quan đến hàng hóa và chuyển giao quyền sở hữu về hàng hóa Các nghĩa vụ này phải thực hiện đúng theo quy định của hợp đồng và của Công ước này.
a Nghĩa vụ giao hàng:
Giao hàng được coi là nghĩa vụ cơ bản nhất của người bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Việc thực hiện các nghĩa vụ khác của người bán đều có liên quan đến và nhằm mục đích hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho người mua Khi thực hiện nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng, đúng chất lượng tại địa điểm và theo thời gian giao hàng thỏa thuận trong hợp đồng.
b Giao hàng đúng địa điểm:
Về phần nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì bên bán phải giao hàng cho bên mua đúng địa điểm mà đã chỉ rõ trong hợp đồng Việc xác định địa điểm trong hợp đồng là
Trang 10việc làm tối thiểu phải có của hai bên và đặc biệt là bên bán Tuy nhiên, có những trường hợp hai bên không thỏa thuận địa điểm giao hàng thì CISG cũng đã quy định rõ như sau :
Hợp đồng không quy định địa điểm giao hàng:
- Trường hợp hợp đồng mua bán liên quan đến việc vận chuyển, nguyên tắc xác định nghĩa vụ giao hàng của người bán là giao hàng cho người chuyên chở đầu tiên để chuyển giao cho người mua (Mục a, Điều 31) Ở quy định này ta thấy việc chuyển giao hàng hóa cho người vận chuyển đầu tiên được người mua thuê.
Nó có thể là bất cứ phương tiện nào không nhất thiết là một loại phương tiện xác định
- Nếu hợp đồng có quy định về nghĩa vụ của người bán về việc đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đến thì theo hợp đồng nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng trên tàu tại cảng gửi hàng mà nơi đó có phương tiện đầu tiên của người mua Đây là trường hợp mà người bán phải vận chuyển từ một điểm nội địa cho tới cảng bốc hàng, thì mới đảm bảo được hàng hóa dưới quyền định đoạt của người vận chuyển
Những trường hợp đặc biệt:
- Đối tượng mua bán hàng hóa là hàng đặc định, hàng đồng loại Nếu tại thời điểm
ký kết hợp đồng, các bên biết rằng hàng hóa đã được sản xuất tại một địa điểm cụ thể và hợp đồng không yêu cầu hay ủy quyền cho việc vận chuyển hàng hóa Thì nghĩa vụ của người bán phải đặt hàng dưới sự định đoạt của bên mua tại địa điểm sản xuất đó, hay tại địa điểm mà người bán đã giới thiệu về sản phẩm đó Trong trường hợp này cả hai bên phải biết về vị trí cụ thể của hàng hóa sẽ được lấy ra từ một kho nào đó, hay được được sản xuất tại một nơi cụ thể Hai bên phải biết rằng hàng hóa đã tồn tại trên thực tế và có thể kiểm chứng luôn khi giao kết hợp đồng.
- Trường hợp không quy định ở mục a, b Điều 31 (Không buộc giao hàng tại nơi nhất định)
- Nghĩa vụ của người bán là đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi người bán có trụ sở thương mại vào thời điểm giao kết hợp đồng Nếu bên bán có hơn một trụ sở kinh doanh thì nó được xác định theo Điều 10 CISG Mặc dù mục (c) là một quy định nhằm bổ sung cho những tình huống không được nêu trong mục (a), (b) Nó không có nghĩa là quy định cho mọi trường hợp khác Đặc biệt
là khi các hợp đồng được giao kết tại trụ sở kinh doanh của người mua hoặc tại một số địa điểm khác mà không liên quan đến trụ sở, nơi cư trú của người bán.
Trang 11Chính vì vậy, việc đặt hàng tại trụ sở của người bán vào lúc giao kết hợp đồng là rất bất tiện trong thương mại hiện đại
- Đối với việc giao kết hợp đồng vắng mặt – thông qua chào hàng Thì quy định tại mục (c) không thể áp dụng vì nó Mà trường hợp này người bán phải xác định vào các yếu tố liên quan của hợp đồng để có thể giao hàng tại địa điểm hợp lý nhất cho bên mua
c Thời gian giao hàng:
● Giao hàng đúng thời hạn:
Nếu hợp đồng không quy định cụ thể về thời gian giao hàng thì người bán có nghĩa vụ giao hàng trong một thời gian hợp lý sau khi hợp đồng được ký kết Điều 33 CISG có quy định về việc xác định thời gian giao hàng trong hợp đồng Nếu hợp đồng
có quy định rõ về thời gian thì đó là một sự chu đáo trong việc ký kết hợp đồng Trong nhiều trường hợp hợp đồng đã bỏ qua vấn đề này
Tuy nhiên, CISG cũng đã đề cập đến yếu tố liên quan trong vấn đề về thời gian giao hàng Khi không có quy rõ ràng trong hợp đồng thì có thể xác định bằng các yếu
tố như khi đàm phán, các cuộc trao đổi, giấy tờ liên quan, hành vi của bên kia để xác định thời gian hợp lý cho việc giao hàng Cần chú ý đến các tình tiết mà có thể xác định rằng người mua là người có quyền ấn định thời gian giao hàng, vì nó được coi là một trong các yếu tố hợp pháp và có lợi cho người mua Đây hẳn là một quy định rất
có lợi cho người mua, vì nhiều lý do mà người mua đã cài nhiều yếu tố có thể chứng minh sau, để đảm bảo quyền cho mình về thời gian giao hàng Chính vì thế mà người bán sẽ phải lệ thuộc vào người mua nếu hai bên không quy định rõ ràng về thời gian giao hàng Từ điểu khoản này mà rủi ro cho bên bán cao lên rất nhiều, khi các bên không phải lúc nào cũng thiện chí hợp tác, mà quyền lợi mới là vấn đề quan tâm của các bên trong hợp đồng
Vấn đề xác định thời gian hợp lý, nó chỉ có thể được xác định một cách rõ ràng khi hai bên hợp tác thiện chí với nhau hoặc thông qua cơ quan tài phán quyết định cho mỗi vụ việc tranh chấp Như vậy, để xác định một thời gian hợp lý để giao hàng không phải là việc của một bên nữa Vì khi xác định thời gian của một bên không khách quan khi họ chỉ nhằm mục đích có lợi cho mình Chính vì thế mà quyền lợi của bên kia có thể bị ảnh hưởng, và đương nhiên không ai có thể chấp nhận bị thiệt hại Bởi vậy, quy định giao hàng trong một thời gian hợp lý tính từ thời điểm hợp đồng được giao kết Mục ( c ) Điều 33 là một quy định mở để cho Tòa án, trọng tài có cơ sở để đưa ra phán quyết với sự bế tắc của các bên khi không thể thỏa thuận, không đưa ra được những chứng cứ có liên quan
● Trong trường hợp giao hàng trước thời hạn:
Trang 12Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 thì người mua có quyền chấp nhận hoặc từ chối việc giao hàng trước thời hạn quy định trong hợp đồng Khi bên mua đồng ý nhận hàng trước thời hạn như vậy thì trong thời hạn chưa hết hạn giao hàng bên bán có thể giao hàng mới để thay cho hàng đã giao không phù hợp với hợp đồng, hoặc khắc phục
sự không phù hợp của hàng đã giao Với điều kiện việc khắc phục này không gây ra một phí tổn nào đối với người mua
Trên thực tế quy định này làm cho việc giao hàng của người bán được trở nên nghiêm túc hơn, và cẩn trọng hơn vì mọi hành vi của bên này có thể dẫn tới những hậu quả gây tổn thất cho bên kia, vì việc giao hàng trước có thể gây ra sự chuẩn bị không tốt hoặc dẫn tới nhầm lẫn trong kinh doanh chính vì thế mà quyền đòi bồi thường của người mua được CISG cho phép Khi chứng minh được thiệt hại hợp lý dựa trên cơ sở thực tế và dựa trên quy định của CISG thì đó là một khoản bồi thường mà bên bán phải chấp nhận.
d Nghĩa vụ giao chứng từ kèm kèm theo hàng hóa:
Chứng từ của hàng hóa là một phần của hàng hóa, nó làm cho hàng hóa được trở nên hợp pháp, chính vì vậy việc chuyển giao giấy tờ đúng quy định của hợp đồng
và của luật áp dụng được coi là một hành vi quan trọng trong nghĩa vụ của người bán Việc giao chứng từ được thực hiện với các trách nhiệm như:
● Giao đúng thời gian
● Giao đúng địa điểm
● Giao chứng từ đúng hình thức
● Giao hàng đúng chất lượng, đúng đối tượng và đúng số lượng
● Giao hàng độc lập về quyền sở hữu
● Bảo quản hàng hóa
3.2 Nghĩa vụ của bên mua:
Nếu việc giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa là nghĩa vụ của bên bán, thì nhận hàng và thanh toán tiền hàng là nghĩa vụ cơ bản của bên mua Trong quá trình thực hiện hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của người mua luôn gắn liền với việc nhận hàng và thanh toán tiền hàng
Tại Điều 53 của CISG quy định: “Người mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
và nhận hàng theo quy định của hợp đồng”.
Mục I: Thanh toán tiền hàng: