LỜI MỞ ĐẦUTừ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển vượt bậc của các lực lượng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
TÊN CHỦ ĐỀ: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
CỦA VIỆT NAM
CHẤM ĐIỂM
Trang 2MỤC LỤC
L I M ĐẦẦU Ờ Ở 4
1 Nh ng vấấn đềề lý lu n ữ ậ 6
1.1 H i nh p kinh tềấ quốấc tềấ ộ ậ 6
1.1.1 Khái ni m ệ 6
1.1.2 B n chấất c a h i nh p kinh tềấ quốấc tềấ ả ủ ộ ậ 6
2 H i nh p kinh tềấ quốấc tềấ Vi t Nam ộ ậ ở ệ 7
2.1 Tác đ ng c a tềấn trình h i nh p kinh tềấ quốấc tềấ đốấi v i các m t đ i sốấng kinh tềấ - xã h i ộ ủ ộ ậ ớ ặ ờ ộ 7
2.1.1 Đ nh h ị ng h i nh p kinh tềấ quốấc tềấ c a Vi t Nam ướ ộ ậ ủ ệ 9
3 Th c tr ng ch đềề nghiền c u ự ạ ủ ứ 10
3.1 Nh ng thành t u ữ ự 10
3.2 Nh ng h n chềấ ữ ạ 11
3.3 Nguyền nhấn c a nh ng h n chềấ ủ ữ ạ 12
4 Gi i pháp ả 12
KẾẾT LU N Ậ 14
TÀI LI U THAM KH O Ệ Ả 14
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, sự phát triển vượt bậc của các lực lượng sản xuất cùng với sự ra đời của các nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình liên kết, hợp tác giữa các quốc gia Quá trình hội nhập kinh
tế quốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ và ngày càng sâu sắc, toàn diện hơn với sự tham gia của hầu hết các quốc gia trên thế giới Có thể thấy, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế lớn và một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay Việt nam là một trong những quốc gia sớm nắm bắt được xu thế phát triển lớn này Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc giành được nhiều lợi ích và giảm thiểu tối đa những tác hại rủi ro được quyết định bởi chỗ mỗi nước phải có một chiến lược xây dựng nền kinh tế - xã hội của riêng mình Vậy chủ trương hội nhập kinh tế của Việt Nam như thế nào? Những cơ hội và thách thức mà nước ta gặp phải trong quá trình hội nhập kinh tế là gì? Để biết thêm
về quá trình hội nhập này em xin được trình bày chi tiết trong bài tiểu luận dưới đây.
Trang 41 Những vấn đề lý luận
1.1 Hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.1 Khái niệm
Hội nhập kinh tế quốc tế (International Economic Integration) là sự gắn kết nền kinh tế của mỗi quốc gia vào các tổ chức hợp tác kinh tế khu vực và toàn cầu, trong đó mối quan hệ giữa các thành viên có sự ràng buộc theo những quy định chung của khối
Hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều mức độ: Từ một vài lĩnh vực đến nhiều lĩnh vực, một vài nước đến nhiều nước
1.1.2 Bản chất của hội nhập kinh tế quốc tế
Đó là sự liên hệ, phụ thuộc và tác động qua lại lẫn nhau giữa các nền kinh
tế quốc gia và nền kinh tế thế giới
Là quá trình xóa bỏ từng bước và từng phần các rào cản về thương mại và đầu tư giữa các quốc gia theo hướng tự do hóa kinh tế
Điều chỉnh chính sách quản lý thương mai theo những quy tắc và luật chơi chung quốc tế, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến giao dịch thương mại như thủ tục hải quan, quyền sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh…
Tạo điều kiện cho sự phát triển của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế trên cơ sở trình độ phát triển ngày càng cao và hiện đại của lực lượng sản xuất
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh nhưng đồng thời cũng tạo ra áp lực cạnh tranh mạnh hơn, gay gắt hơn
Tạo điều kiện cho sự di chuyển hàng hóa, công nghệ, sức lao động, kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia
Triển khai các hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa, xã hội nhằm nâng cao năng lực của các nước trong quá trình hội nhập
Trang 52 Hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
2.1 Tác động của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với các mặt đời sống kinh tế - xã hội
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động rất tích cực đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam như:
Cắt giảm thuế quan, đẩy mạnh xuất khẩu
Mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam, đa dạng hóa thị trường nhập khẩu
Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao cơ hội việc làm
Tăng thu nhập bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống người dân tốt hơn
Thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
Hiệp định thế hệ mới như TPP, EVFTA sẽ khiến cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên thông thoáng hơn, minh bạch hơn, thuận lợi hơn từ
đó thu hút nhiều vốn đầu tư hơn
Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, thúc đẩy quan hệ với các đối tác chủ chốt
Xét về tổng thể thì hội nhập kinh tế mang đến nhiều giá trị tích cực cho đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam nhưng bên cạnh đó nó cũng tồn tại những mặt tiêu cực
Tăng khoảng cách giàu nghèo
Tăng ô nhiễm môi trường
Thu ngân sách từ thuế nhập khẩu bị giảm
Nhập khẩu tăng mạnh nhưng chưa đảm bảo về quy tắc xuất sứ cũng như những yêu cầu khác (kém chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch tễ…)
Trang 6 Sản phẩm nông nghiệp và các doanh nghiệp, nông dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, trong khi hàng hóa nông sản và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong hội nhập
Trang 72.1.1 Định hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Trong bối cảnh hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế là qui luật tất yếu khách quan đối với sự phát triển kinh tế của các nước do lợi ích to lớn mà nó mang lại
Để đạt được hiệu quả cao nhất của tiến trình hội nhập này, bất kỳ một quốc gia hay địa phương nào cũng cần có những chủ trương, chính sách phù hợp với mục tiêu đất nước trong từng giai đoạn Cụ thể về định hướng hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam trong năm 2021 như sau:
Ưu tiên hàng đầu cho việc thực thi hiệu quả các cam kết trong các FTA và tại các cơ chế hợp tác kinh tế mà chúng ta là thành viên
Việc thực thi cam kết trong môi trường quốc tế biến động, cạnh tranh gay gắt đặt chúng ta trước nhiều vấn đề mới, phức tạp có thể phát sinh như tranh chấp thương mại, đầu tư, công nghệ, môi trường…, đòi hỏi chúng ta phải nắm chắc quy định quốc tế và trong nước, phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành,
từ trung ương, đến địa phương để xử lý phù hợp và hiệu quả
Chủ động tham gia xây dựng các khuôn khổ, quy định quốc tế về quản trị kinh tế số và chuyển đổi số, trên cơ sở phù hợp với lợi ích của ta
Chủ động tham gia quá trình định hình cấu trúc khu vực, xây dựng các khuôn khổ, quy định quản trị kinh tế ở tầm khu vực, liên khu vực và toàn cầu
Đóng góp hiệu quả, trách nhiệm vào giải quyết những vấn đề chung, nhất
là bảo đảm hệ thống thương mại đa phương tự do, mở và dựa trên luật lệ, cải cách WTO, thúc đẩy phát triển bền vững, bao trùm
Hoàn thiện, mở rộng mạng lưới liên kết, hội nhập kinh tế song phương và
đa phương với các đối tác và tổ chức trên thế giới, đưa Việt Nam trở thành tâm điểm của liên kết kinh tế tầm toàn cầu, phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta
Trang 83 Thực trạng chủ đề nghiên cứu
3.1 Những thành tựu
Thống kê cho thấy, đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) gồm 7 FTA ký kết với tư cách là thành viên ASEAN và
7 FTA ký kết với tư cách là một bên độc lập và hiện đang đàm phán 3 FTA gồm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), FTA Việt Nam-Israel Chia sẻ về những thành tựu của hội nhập kinh tế năm 2020, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến quan trọng, là một điểm sáng trong công tác đối ngoại, đưa nước ta trở thành một trong những nước
đi đầu trong khu vực trong thúc đẩy và tham gia các liên kết kinh tế quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước
Kết quả thực thi FTA Việt Nam – EU trong gần 5 tháng qua đã bước đầu cho thấy lợi ích quan trọng, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu nước ta tiếp tục tăng trong năm nay, đạt mức hơn 540 tỷ USD, trong đó xuất siêu hơn 19 tỷ USD Chúng ta cũng chủ động thúc đẩy nhiều sáng kiến quan trọng trong ASEAN về ứng phó với Covid-19, phục hồi chuỗi cung ứng khu vực, liên kết nội khối gắn với phát triển bền vững, đẩy mạnh các khuôn khổ hợp tác Mê Công…
Vị thế này đang và sẽ tạo ra những động lực vượt trội giúp chúng ta thực hiện các mục tiêu tăng trưởng, tiếp tục đổi mới toàn diện, đồng bộ, đưa đất nước vững bước tiến lên, hiện thực hóa những tầm nhìn và khát vọng phát triển trong giai đoạn chiến lược mới
Trang 93.2 Những hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam ta đạt được trong suốt quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì vẫn tồn tại những mặt hạn chế:
Hệ thống chính sách, luật pháp quản lý kinh tế, thương mại chưa hoàn chỉnh, còn có những chính sách, luật chưa thực sự phù hợp với những thông lệ quốc tế
Công tác chuẩn bị cho hội nhập chưa tốt, chủ trương của Đảng chưa được quán triệt và thực hiện đầy đủ, chậm được cụ thể hóa và thể chế hóa Các hoạt động hội nhập kinh tế quốc tế và mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chưa được triển khai nhịp nhàng trong một chiến lược tổng thể
Hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh chưa được phát huy, hợp tác quốc
tế về văn hóa, xã hội và một số lĩnh vực khác thì vẫn chưa sâu rộng, vẫn còn thiếu sự chủ động và sáng tạo
Nền kinh tế vẫn mang tính gia công, chưa tạo ra các thương hiệu Việt Nam có uy tín trên thị trường thế giới Xuất khẩu tăng nhanh nhưng chưa thực
sự vững chắc, chất lượng tăng trưởng và hiệu quả xuất khẩu còn thấp, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực còn thấp và chịu sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp và sản phẩm nước ngoài ngay trên thị trường nội địa
Nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt; vấn đề ô nhiễm môi trường, vệ sinh, an toàn thực phẩm là điều đáng lo ngại trong những năm gần đây
Bản sắc văn hoá đang bị đe doạ, đặc biệt là lối sống của lớp trẻ
Trang 103.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Nguyên nhân của những hạn chế trên về khách quan là do nền kinh tế đang ở trong giai đoạn phát triển thấp xét cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
vì vị thế, mức độ tham gia vào nền kinh tế thế giới phụ thuộc vào thực lực của nền kinh tế của một quốc gia Xét về nguyên nhân chủ quan có thể thấy là do việc đổi mới tư duy và nền tảng tri thức về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế của chúng ta chưa theo kịp thực tiễn, nhận thức về hội nhập kinh tế quốc
tế của cán bộ và nhân dân chưa được nhất trí cao và nhất quán Đội ngũ cán bộ quản lý còn thiếu, yếu, đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại Bên cạnh đó, nhà nước ta chưa có một kế hoạch tổng thể và dài hạn để hội nhập kinh tế quốc tế Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình đổi mới
ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế, trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Những cơ hội và thách thức nêu trên có mối quan hệ qua lại và có thể chuyển hóa lẫn nhau Cơ hội có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công
4 Giải pháp
Trong bối cảnh diễn biến Covid phức tạp như hiện nay, Việt Nam cần phải
có những giải pháp thúc đẩy triển khai hội nhập kinh tế lên mức toàn diện, sâu rộng và hiệu quả hơn Trước hết, chúng ta cần tập trung vào một số nội dung trọng tâm:
Một là, hội nhập quốc tế là sự nghiệp của toàn dân và chỉ có thể thành công
khi có sự tham gia hưởng ứng của các doanh nghiệp và người dân Do vậy, cả hệ
Trang 11Hội nhập kinh tế quốc tế trên tinh thần Nghị quyết số 22-NQ/T của Bộ Chính trị
về hội nhập quốc tế; Chỉ thị số 25-CT/T về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030 và các nghị quyết, chương trình hành động, kế hoạch công tác hội nhập của Chính phủ
Hai là, cùng với đẩy mạnh các hoạt động thương mại và đầu tư, Việt Nam
cần nâng cao năng lực phòng chống, giải quyết, xử lý các tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về thương mại, đầu tư quốc tế, trong đó chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ luật sư, cán bộ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp
Ba là, nhận diện các động thái, xu hướng phát triển lớn của thế giới, từ đó có
điều chỉnh đúng đắn, kịp thời trong chiến lược phát triển, tận dụng triệt để những cơ hội mới mở ra
Bốn là, cần nắm bắt cơ hội và nhận diện những thách thức của các FTA để có
hội nhập phù hợp song không để bị lệ thuộc và bị cuốn theo các trào lưu ngắn hạn, các xu hướng loại trừ và hình thành những liên kết khép kín trong làn sóng FTA
Năm là, thiết lập một nền kinh tế thị trường đầy đủ, minh bạch và hiện đại
vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu của hội nhập Vì thế cần có những chính sách củng cố quyền sở hữu nhằm thúc đẩy đầu tư dài hạn; thực hiện hiệu quả cải cách hành chính công nhằm tăng tính minh bạch, giảm quan liêu và hạ chi phí giao dịch vốn có ảnh hưởng không nhiều đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sáu là, tạo điều kiện thuận lợi, phát huy hơn nữa vai trò của địa phương, của
doanh nghiệp trong công tác hội nhập kinh tế quốc tế Doanh nghiệp và người dân phải chủ động hơn, thực thi đầy đủ, nghiêm túc các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật về hội nhập, không để tình trạng vi phạm quy định pháp luật tiếp diễn, ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh đất nước, con người Việt Nam
Trang 12KẾT LUẬN
Qua đó ta có thể thấy hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển mà các quốc gia trên thế giới đều hướng đến Để đạt được những thành tựu như ngày hôm nay, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn dài đầy khó khăn trong tiến trình hội nhập kinh tế từ năm 1989 cho đến nay đặc biệt là nhờ vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn vẫn luôn tồn tại những thách thức không nhỏ đòi hỏi nhận thức đầy đủ sâu sắc về thực tiễn, yêu cầu đổi mới của quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế mà trong đó Đảng Nhà nước đóng vai trò quan trọng Những cơ hội và thách thức luôn có mối quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau Cơ hội
có thể trở thành thách thức nếu không được tận dụng kịp thời Thách thức có thể biến thành cơ hội nếu chúng ta chủ động ứng phó thành công.
TÀI LIỆU THAM KHẢO