1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài học thuyết kinh tế củaadam smith

28 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,41 MB

Nội dung

Lịch sử các học thuyếtkinh tế cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về quá trình hình thành, pháttriển của khoa học kinh tế,phân tích một cách khoa học, khách quan vị trí của các

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

-

-TIỂU LUẬN Môn học : LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

ĐỀ TÀI : HỌC THUYẾT KINH TẾ CỦA ADAM SMITH

Sinh viên thực hiện : Bùi NGỌC ÁNH

Mã số sinh viên : 030838220007

HỒ CHÍ MINH, THÁNG 5 NĂM 2023

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 3

 MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 4

I GIỚI THIỆU VỀ ADAM SMITH VÀ TÁC PHẨM : TÌM HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA CẢI CỦA CÁC QUỐC GIA” 5

1 Tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của Adam Smith 5

2 Giới thiệu về tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia” 7

II THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ADAM SMITH 8

III QUAN ĐIỂM CỦA ADAM SMITH VỀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ TỰ DO KINH TẾ 8

1 Định nghĩa chủ nghĩa tự do kinh tế và tầm quan trọng của nó 8

1.1 Định nghĩa chủ nghĩa tự do kinh tế 8

1.2 Tầm quan trọng của chủ nghĩa tự do kinh tế 9

2 Định nghĩa và vai trò của thị trường trong chủ nghĩa tự do kinh tế 9

2.1 Định nghĩa thị trường tự do 9

2.2 Vai trò của thị trường tự do 10

3 Những lợi ích và hạn chế của chủ nghĩa tự do kinh tế và thị trường 10

3.1 Lợi ích 10

3.2 Hạn chế 10

IV CÁC LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA ADAM SMITH 11

1 Lý luận về “Bàn tay vô hình” 11

2 Phê phán chế độ phong kiến và luận chứng cương lĩnh kinh tế của giai cấp tư sản 12

3 Phê phán chủ nghĩa trọng thương 12

4 Phê phán chủ nghĩa trọng nông 13

5 Lý luận về thuế khoá 13

6 Lý luận về kinh tế hàng hóa 13

Trang 4

6.1 Lý luận về phân công lao động 13

6.2 Lý luận về tiền tệ 14

6.3 Lý luận về giá trị - lao động 14

6.4 Lý luận về tư bản 15

6.5 Lý luận về thu nhập 15

6.6 Lý luận về lợi nhuận, lợi tức 16

6.7 Lý luận về địa tô 16

5.8 Lý luận về tái sản xuất tư bản xã hội 16

7 Lý thuyết về “lợi thế so sánh” 16

V KẾT LUẬN 18

ĐỌC THÊM 18

1 Các tác phẩm nổi tiếng của Adam Smith: 18

2 Những câu nói có tầm ảnh hưởng của Adam Smith 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

LỜI CẢM ƠN 21

Trang 5

 LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử các học thuyết kinh tế là một môn khoa học xã hội, nghiên cứuquá trình phát sinh, phát triển, đấu tranh và thay thế lẫn nhau của hệ thống cácquan điểm kinh tế gắn với các giai đoạn lịch sử nhất định Lịch sử các học thuyếtkinh tế cung cấp cho sinh viên một hệ thống kiến thức về quá trình hình thành, pháttriển của khoa học kinh tế,phân tích một cách khoa học, khách quan vị trí của cáchọc thuyết kinh tế, những đóng góp của các trường phái lý luận kinh tế, của cácnhà kinh tế học vào sự phát triển của khoa học kinh tế và thực tiễn phát triển kinh

tế của thế giới Đấu tranh phê phán những trào lưu tư tưởng giả danh Mác xít, bảo

vệ và vận dụng thành công lý luận kinh tế Mác -Lênin, tiếp thu tinh hoa tri thứckinh tế của nhân loại vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.Adam Smith là nhà kinh tế chính trị cổ điển nổi tiếng ở Anh và trên thế giới Ôngkhông phải là người đầu tiên nghiên cứu lý luận kinh tế, nhiều tư tưởng nổi tiếngcũng không phải do một mình ông tìm ra Nhưng ông là người đầu tiên hoàn chỉnh,

hệ thống hóa lý luận, đồng thời đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của kinh

tế học Ông nổi tiếng với tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải củacác quốc gia” - là điểm khởi đầu của nghiên cứu chính trị kinh tế học hiện đại, lýluận “ Bàn tay vô hình” và lý luận kinh tế khác Tư tưởng kinh tế của Adam Smithchịu ảnh hưởng lớn của chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông Nhưngông vượt lên và phê phán họ Adam Smith cho rằng các đường lối kinh tế của chủnghĩa trọng thương là sai lầm và có hại Học thuyết của A.Smith là một trongnhững học thuyết có tiếng vang lớn, nó trình bày một cách có hệ thống các phạmtrù kinh tế, xuất phát từ các quan hệ kinh tế khách quan Học thuyết kinh tế củaông có cương lĩnh rõ ràng về chính sách kinh tế, có lợi cho giai cấp tư sản trongnhiều năm Adam Smith thường được mô tả là "cha đẻ của kinh tế học." Ông đãphát triển rất nhiều học thuyết, hiện nay được coi là niềm tin tiêu chuẩn củalýthuyết về thị trường

Như vậy, việc quan tâm đến các học thuyết kinh tế của Adam Smith là một điều hếtsức cần thiết Em muốn sử dụng những kiến thức đã học làm bài tiểu luận này đểphân tích về các học thuyết của Adam Smith Em rất mong thầy xem xét, chỉ bảo

để em có những nhận thức rõ ràng hơn, đúng đắn hơn để em có thể lĩnh hội và tiếp

Trang 6

thu; mai sau ra trường em có thể góp một phần nhỏ cho công cuộc xây dựng nềnkinh tế nước ta.

Trang 7

I GIỚI THIỆU VỀ ADAM SMITH VÀ TÁC PHẨM : TÌM HIỂU VỀ BẢN CHẤT VÀ NGUỒN GỐC CỦA CẢI CỦA CÁC QUỐC GIA”

1 Tổng quan về cuộc đời và sự nghiệp của Adam Smith

Adam Smith (A.Smith) là một nhân vật trầm lặng, sống một cuộc đời ẩn

dật, một con người ít viết thư từ và đã ra lệnh đốt bỏ một số bản thảo khi gần quađời vì vậy người đời sau hiểu rõ các tư tưởng của Adam Smith hơn là cuộc đời củanhà Kinh Tế Học này

Không có tài liệu nào ghi rõ ngày sinh của Adam Smith, chỉ biết rằng ông được rửatội vào ngày 5 tháng 6 năm 1723 tại Kirkcaldy Adam Smith là con trai của ôngAdam Smith trong lần lập gia đình thứ hai với bà Magaret Douglas, con gái củamột chủ đất giàu có Ông Adam Smith cha chỉ là một người kiểm soát thuế vụ, đãqua đời trước khi Adam sinh ra Người ta không biết gì về tuổi trẻ của Adam ngoàicâu chuyện kể lại rằng năm lên 4 tuổi, Adam đã bị bắt cóc do một nhóm ngườiGypsies sống lang thang và sau cuộc báo động tìm kiếm, cậu bé Adam đã đượcnhóm người kia bỏ lại

Năm 1737 và ở vào tuổi 14, Adam Smith theo học Đại Học Glasgow vào thời giannày đã là một trung tâm danh tiếng của thời kỳ Khai Sáng Giảng dạy tại đại họcnày có Giáo Sư Francis Hutcheson nổi danh về ngành triết học luân lý, là ngườiđầu tiên dạy sinh viên bằng tiếng Anh, không dùng tiếng La Tinh, và các quanđiểm về Kinh Tế và Triết Học của ông Hutcheson đã ảnh hưởng rất mạnh tới Adam

Smith sau này Trong một bức thư viết 15 năm sau, Adam Smith đã nói tới Tiến Sĩ Hutcheson không bao giờ có thể quên được Tốt nghiệp năm 1740, Adam Smith

nhận được một học bổng, theo học trường Balliol thuộc Đại Học Oxford Khi trở lại Glasgow, Adam Smith được nhận làm Giảng Sư tại ĐạiHọc Edinburg với nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công, đây là một hìnhthức giáo dục với tinh thần cải tiến được các nhà trí thức thời đó ưa chuộng Cácbài thuyết trình công này gồm nhiều đề tài từ môn tu từ học tới ngành chính trịkinh tế học Trong bài điếu văn viết về Adam Smith nhiều năm về sau, Tạp

Chí Quý Ông đã bình luận rằng cách phát âm và thể văn của ông Adam Smith đãhơn hẳn những thứ đang dùng tại xứ Tô Cách Lan

Trình độ hiểu biết của A.Smith đã khiến cho ông được mời làm Giáo Sư LýLuận tại Đại Học Glasgow vào năm 1751 ở tuổi 27, rồi năm sau, trở thành Giáo Sư

Trang 8

môn Triết Học Luân Lý, một môn học bao gồm các ngành thần học tự nhiên), đạođức học, luật học và chính trị kinh tế học.

Năm 1758, Adam Smith được bầu làm khoa trưởng Các bạn và người quen củaA.Smith trong thời gian này gồm một số nhà quý tộc, nhiều người nắm giữ cácchức vụ cao cấp của chính quyền Adam Smith còn quen thân với AndrewCochran, một nhà buôn, nguyên viện phó của Đại Học Glasgow (người sáng lập raCâu Lạc Bộ Chính Trị Kinh Tế Học), nhờ đó Adam Smith thu thập được nhiều

hiểu biết của thế giới thương mại để rồi về sau viết ra tác phẩm Tài Sản của các Quốc Gia.

Tác phẩm đầu tiên của Adam Smith là cuốn “Lý thuyết về các Tình Cảm LuânLý” xuất bản vào năm 1759 Adam Smith đã mô tả qua tác phẩm các nguyên tắc

về bản chất con người và đặt vấn đề về nguồn gốc của khả năng tạo ra các phán

xét luân lý, kể cả cách phán xét các hành vi của chính mình trong việc tư lợi và tự

bảo tồn Adam Smith đã cho rằng trong mỗi người chúng ta có một con người bêntrong đóng vai trò một người khách quan không thiên vị, thường chấp nhận hay lên

án các hành động của chính ta và của các người khác Qua tác phẩm “Các TìnhCảm Luân Lý”, Adam Smith đã có nhận xét quan trọng như sau mà sau này ônglặp lại trong tác phẩm “Tài Sản của các Quốc Gia”: “con người tự tìm kiếm mìnhthường bị dẫn dắt bởi một bàn tay vô hình … mà không ai biết, không do chủ đích,

để làm thăng tiến các lợi ích của xã hội Các cá nhân được xã hội hóa để trở nêncác thành viên giàng buộc bởi giai cấp và theo khuynh hướng thị trường nhờ đó hệthống kinh tế vận chuyển”

Vào năm 1763 Adam Smith từ chức khỏi Đại Học Glasgow rồi cùng vị Hầu TướcBuccleuch trẻ sang Pháp Họ cư ngụ phần lớn thời gian tại Toulouse và trong hoàncảnh buồn tẻ này, Adam Smith bắt đầu viết tác phẩm Tài Sản của các Quốc Gia.Sau 18 tháng rảnh rỗi là hai tháng sống tại Geneva và Adam Smith đã đượcgặp Voltaire là nhân vật mà ông kính trọng Sau đó Adam Smith đi tới thànhphố Paris Adam Smith được giới thiệu với các câu lạc bộ văn học danh tiếng củaphong trào Khai Sáng và nhờ vậy ông làm quen với nhóm các nhà lý thuyết và cảicách xã hội, được gọi là các nhà kinh tế Đây là phong trào tìm kiếm phương phápcanh tân nền nông nghiệp của nước Pháp bằng đường lối cải cách hệ thống thuế vụ

và ông Quesnay đã phân tích lý thuyết về công việc tiêu dùng đã được vận chuyển

ra sao trong chu kỳ kinh tế để sinh ra tài sản và sự tăng trưởng kinh tế Adam

Trang 9

Smith đã không đồng ý với ông Quesnay về niềm tin rằng chỉ có các nông dân laođộng trực tiếp với thiên nhiên hay đất đai mới thực sự làm ra tài sản, thế nhưng ảnhhưởng của ông Quesnay đối với Adam Smith rất lớn lao khiến cho nhà Kinh TếHọc người Anh này đã có ý định đề tặng tác phẩm Tài Sản của các Quốc Gia choông Quesnay nếu như ông này đã không qua đời trước khi cuốn sách được xuấtbản.

Adam Smith trở về London và làm việc với Lord Townshend vào mùa xuân năm

1767 Vào năm này, ông được bầu vào Hàn Lâm Viện Hoàng Gia và nhờ vậy, làmquen với các nhân tài như Edmund Burke, Samuel Johnson, Edward Gibbson và có

lẽ cả với Benjamin Franklin Tới cuối năm 1767, Adam Smith trở lại Kirkcaldy vàtrong vòng 6 năm tại đây, ông đã sửa chữa tác phẩm Tài Sản rồi sau ba năm sốngnơi thành phố London, tác phẩm kể trên mới được hoàn thành và xuất bản vào năm1776

Ngay sau khi được xuất bản, cuốn “Tài Sản của các Quốc Gia” đã được mọi ngườikhen ngợi, kể cả David Hume Sau đó Adam Smith được bổ nhiệm làm Tổng GiámĐốc Thuế Vụ miền Tô Cách Lan, một chức vụ rất nhàn, lương năm là 600 bảngAnh, vì thế vào lúc tuổi già, ông rất giàu có Adam Smith sống độc thân, trầm lặngtại Edinburg, đôi khi đi du lịch tới thành phố London hay tới Glasgow, nơi ôngđược mời giữ chức vụ Viện Trưởng Đại Học Adam Smith đã viết thêm một số tácphẩm nhưng các bản thảo đã bị ông ra lệnh đốt bỏ Ông qua đời vào năm 1790 ởtuổi 67 khi vẫn còn danh tiếng, được chôn cất trong sân nhà thờ tại Canongate vàtrên mộ chí của ông chỉ ghi vắn tắt rằng đây là nơi an nghỉ của tác giả cuốnsách Tài Sản của các Quốc Gia

2 Giới thiệu về tác phẩm “Tìm hiểu về bản chất và nguồn gốc của cải của các quốc gia”

Tác phẩm thứ hai của Adam Smith có tên là Tìm hiểu về bản chất và

nguồn gốc của cải của các quốc gia gọi tắt là “Tài Sản của các Quốc Gia” hay” ,

“Tài Sản” có tầm vóc bách khoa, không chỉ bàn về bộ môn kinh tế Có nhà phêbình đã gọi tác phẩm là Bộ sách lịch sử và phê bình nền Văn Minh của cả ChâuÂu

Trang 10

Bắt đầu tác phẩm bằng phần thảo luận về cách phân công lao động, tác giả đã cứuxét nguồn gốc và công dụng của tiền tệ, giá cả của các loại mặt hàng, lương bổngcủa công nhân, lợi nhuận, tiền thuê đất đai, trị giá của bạc, sự phân biệt giữa laođộng sản xuất và lao động phi sản xuất Sau đó là phần trình bày sự phát triển kinh

tế của châu Âu kể từ khi Đế Quốc La Mã sụp đổ, các phân tích và phê bình chínhsách thương mại và thuộc địa của các quốc gia châu Âu, lợi tức quốc gia, cácphương pháp quốc phòng và điều hành luật pháp của các xã hội sơ khai, nguồn gốc

và sự phát triển của các đạo quân tại châu Âu, lịch sử giáo dục vào thời trung cổ,

sự phát triển các món nợ công và cuối cùng là việc cứu xét các nguyên tắc thuế vụ

và hệ thống lợi tức công Tại phần V của bộ sách, tác giả Adam Smith đã phác họabốn giai đoạn chính của cách tổ chức xã hội: giai đoạn ban đầu gồm những ngườithợ săn thô sơ giai đoạn thứ hai là nền nông nghiệp du mục, giai đoạn thứ ba là nềncanh tác phong kiến và giai đoạn cuối cùng là sự liên hệ thương mại, và đi kèm vớimỗi giai đoạn là các định chế thích hợp với các nhu cầu của từng giai đoạn

Luận đề chính của tác phẩm được căn cứ vào niềm tin rằng mỗi con người đều chính thức bị thúc động bởi tư lợi mà điển hình là lòng ham muốn tài sản Cácđộng lực ích kỷ là căn cốt của các hành động của con người và tác giả đã tin tưởngrằng tính ích kỷ cá nhân đã dẫn tới sự an lạc xã hội: rằng nếu mỗi người cố gắnglàm lợi cho chính mình một cách đều đặn, không ngừng, thì sẽ dẫn tới sự thịnhvượng của quốc gia Người hàng thịt, người nấu rượu, người làm bánh mì chỉ vì tưlợi của họ mà khiến cho chúng ta có bữa cơm ăn Adam Smith còn cho rằng sự

phân công lao động và tích lũy tư bản đã dẫn tới nền kỹ nghệ mới Một bàn tay vô hình dẫn dắt con người trong khi làm việc có lợi cho mình thì đồng thời đã đóng

góp lợi ích cho tập thể và về điểm này, Adam Smith đồng ý với Thomas

Paine là một chính quyền tốt nhất là loại chính quyền cai trị ít nhất

Trong cách phân phối lao động, Adam Smith cho rằng nên phân chia tiến trình sảnxuất thành các khâu đoạn nhờ đó gia tăng mức độ sản xuất Trước vấn đề của chủ

nhân và công nhân, Adam Smith đã viết: giới công nhân muốn đòi nhiều, giới chủ nhân muốn trả ít và tác giả đã có cảm tình với giới công nhân bởi vì lương bổng

cao sẽ khiến cho người công nhân ham hoạt động hơn, chăm chỉ hơn và hưũ hiệuhơn, đồng thời tác giả còn cho rằng các luật lệ về thời gian học nghề là sự can thiệpbất công vào quyền lợi khi người công nhân ký khế ước làm việc, chọn nghề hayđổi nghề từ chỗ trả lương thấp tới nơi trả lương cao

Trang 11

Phần chính của tác phẩm là quyển IV có tên là "Về các hệ thống kinh tế chính trị".Tại đây, tác giả cứu xét hai hệ thống: hệ thống thương mại và hệ thống nôngnghiệp và phần nông nghiệp chỉ dày bằng 1/8 của phần thương mại Adam Smith

đã làm phát triển các nguyên tắc tự do kinh doanh và tất cả các hoạt động kinh tếdẫn tới tự do thương mại bên trong cũng như bên ngoài, bởi vì nhờ nền thương mạikhông bị giới hạn trong nước và ngoài nước mà một quốc gia có thể phát triển toàndiện Khác với trường phái trọng thương, A.Smith cho rằng khi một quốc gia cónhiều vàng bạc hơn chỉ dẫn đến giá hàng hóa tăng lên, giá trị vàng bạc giảm xuốngtrong khi tự do thương mại sẽ đem đến cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao kỹthuật sản xuất, đồng thời năng suất lao động cũng tăng lên Tất cả những yếu tốnày dẫn đến sản lượng quốc gia tăng khiến xã hội trở nên giàu có hơn Đây là mộttrong những quan điểm cơ bản của Kinh tế học cổ điển

“ Nghiên cứu về nguồn gốc và bản chất của sự giàu có của các quốc gia”

đã đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa tư bản hiện đại cũng như môn kinh tế học Trớtrêu thay, Adam Smith, người đề ra thị trường tự do, lại dành những năm cuối đờitrong cương vị Cục trưởng Cục Hải quan, với trách nhiệm thực thi thuế quan Ông

đã làm việc hết mình và đã đốt rất nhiều quần áo của mình khi phát hiện ra rằngchúng đã được tuồn trái phép từ nước ngoài Tuy vậy, lý thuyết về “bàn tay vôhình” của ông tiếp tục khẳng định vai trò cho đến nay Smith đã lật đổ cái nhìn hạnhẹp của chủ nghĩa trọng thương và thay vào đó là một cái nhìn đa dạng và tự do.Thị trường tự do trong mường tượng của ông dù chưa hoàn toàn hiện hữu, nhưng

có thể nó đã giúp nâng cao điều kiện sống của toàn thế giới nhiều hơn bất kỳ lýthuyết nào khác trong lịch sử

II THẾ GIỚI QUAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA ADAM SMITH

Phương pháp luận của Adam Smith dựa trên trật tự tự do, thể hiện trong

tư tưởng trật tự tự nhiên, cho rằng một xã hội hợp với tự nhiên là xã hội tự do cạnhtranh giao lưu trao đổi hàng hóa

Thế giới quan của Adam Smith thực chất là duy vật.Tuy nhiên, chủ nghĩa duy vậtcủa ông vẫn mang tính tự phát, máy móc, vì nó xa lạ với phép biện chứng Phươngpháp luận của Adam Smith có tính hai mặt rõ rệt: một mặt đi sâu tìm hiểu bản chấtbên trong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, mặt khác mô tả những biểuhiện bên ngoài của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Do đó, lý thuyết củaông hầu như mọi vấn đề được nêu ra đều chứa đầy mâu thuẫn

Trang 12

III QUAN ĐIỂM CỦA ADAM SMITH VỀ VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ TỰ DO KINH TẾ.

1 Định nghĩa chủ nghĩa tự do kinh tế và tầm quan trọng của nó

1.1Định nghĩa chủ nghĩa tự do kinh tế

Chủ nghĩa tự do kinh tế còn gọi là chủ nghĩa tự do cổ điển hoặc chủ nghĩa

tự do Manchester, là một hệ tư tưởng ủng hộ quyền tư hữu và tự do khế ước Theochủ nghĩa này, nếu thiếu một trong hai quyền đó thì việc thực hiện các quyền tự dokhác sẽ là không thể Chủ nghĩa này ủng hộ chủ nghĩa tư bản laissez faire- , cónghĩa là việc rỡ bỏ các rào cản pháp lý về thương mại và chấm dứt những ưu đãicủa chính phủ như bao cấp hay độc quyền Một số người theo chủ nghĩa tự do kinh

tế muốn rằng chính phủ điều tiết thị trường càng ít càng tốt hay thậm chí khôngđiều tiết gì cả Một số khác chấp nhận các hạn chế mà chính phủ đặt ra đối với cáccông ty độc quyền và cartel, một số khác lại tranh luận rằng chính các hành độngcủa chính phủ đã tạo ra các công ty độc quyền và cartel Chủ nghĩa tự do kinh tếquan niệm giá trị của hàng hóa và dịch vụ nên được quyết định bởi sự lựa chọn tự

do của các cá nhân, tức là theo các động lực của thị trường Một số thậm chí còncho rằng cần cho phép các quy luật thị trường hoạt động ngay cả trong những lĩnhvực mà theo truyền thống vẫn do chính phủ độc quyền, như an ninh và tòa án Chủnghĩa tự do kinh tế chấp nhận sự bất bình đẳng kinh tế xuất phát từ vị trí thỏa thuậnkhông cân bằng, do nó là kết quả tự nhiên của cạnh tranh, miễn là không có sựcưỡng bách Hình thức chủ nghĩa tự do này đặc biệt chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa

tự do Anh vào giữa thế kỷ 19 Nền kinh tế phải được phát triển trên cơ sở tự dokinh tế Ông cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng “ Bàn tay vôhình”, nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế, hoạt động kinh tế vốn có cuộcsống riêng của nó Chủ nghĩa tư bản chính phủ ít can thiệp và chủ nghĩa tư bản vôchính phủ là các hình thức khác của chủ nghĩa tự do kinh tế

1.2Tầm quan trọng của chủ nghĩa tự do kinh tế

+ Tạo ra sự cạnh tranh và khuyến khích sự sáng tạo: chủ nghĩa tự do kinh tếkhuyến khích sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, tạo ra sự sáng tạo và khuyếnkhích các công ty tìm cách cải tiến sản phẩm và dịch vụ của mình để cạnh tranhvới các đối thủ khác

Trang 13

+ Tăng trưởng kinh tế: Chủ nghĩa tự do kinh tế tạo ra một môi trường kinh doanhthuận lợi, giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra nhiều việc làm mới.

+ Tăng cường sự đổi mới và phát triển kinh tế: Chủ nghĩa tự do kinh tế khuyếnkhích sự đổi mới và phát triển kinh tế bằng cách tạo ra một môi trường kinh doanhlinh hoạt và động lực

+ Tăng cường sự tự do cá nhân: Chủ nghĩa tự do kinh tế tạo ra sự tự do cá nhântrong việc lựa chọn nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân

+ Tăng cường sự đa dạng và lựa chọn: Chủ nghĩa tự do kinh tế tạo ra sự đa dạng

và lựa chọn cho người tiêu dùng, giúp tăng cường sự cạnh tranh và giảm giáthành

2 Định nghĩa và vai trò của thị trường trong chủ nghĩa tự do kinh tế

2.1Định nghĩa thị trường tự do

Thị trường tự do là một thị trường mà không có sự can thiệp kinh tế vàquy định của nhà nước, ngoại trừ việc thực thi các hợp đồng tư nhân và quyền sởhữu tài sản Thị trường tự do ngược lại với thị trường có kiểm soát, trong đó nhànước trực tiếp quy định hàng hoá, dịch vụ và lao động có thể được sử dụng, địnhgiá giá cả, hoặc phân phối như thế nào, hơn là dựa vào cơ chế sở hữu tư nhân.Những người ủng hộ thị trường tự do về mặt truyền thống xem thuật ngữ này ngụ ýrằng các phương tiện sản xuất là thuộc tư nhân, không phải thuộc kiểm soát củanhà nước Đây là cách sử dụng đương đại cụm từ "thị trường tự do" bởi các nhàkinh tế và văn hóa đại chúng; thuật ngữ này trong lịch sử đã có các cách sử dụngkhác Một nền kinh tế thị trường tự do là một nền kinh tế nơi mà tất cả các thịtrường bên trong nó không được kiểm soát bởi các bên khác hơn so với nhữngngười tham gia trên thị trường

2.2Vai trò của thị trường tự do

Theo Adam Smith, nền kinh tế thị trường tự do là một hệ thống kinh tếtrong đó các cá nhân và các doanh nghiệp có thể tự do sản xuất và tiêu thụ hànghóa và dịch vụ mà họ muốn Ông tin rằng nếu các cá nhân và doanh nghiệp được

tự do trong việc sản xuất và tiêu thụ, thì họ sẽ tìm cách tối ưu hóa lợi nhuận củamình, đồng thời cũng đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế

Trang 14

Lợi thế của nền kinh tế thị trường tự do bao gồm tự do đổi mới và khả năng kháchhàng đưa ra lựa chọn bên cạnh những bất lợi như nguy cơ biên lợi nhuận và thấtbại thị trường Các lợi thế khác bao gồm đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người

tiêu dùng, nhiều loại dịch vụ và hàng hóa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực Tuynhiên, những bất lợi cũng bao gồm thất nghiệp, chi phí xã hội bị bỏ qua và một sốhàng hóa và dịch vụ không có sẵn

Adam Smith cũng cho rằng nền kinh tế thị trường tự do có thể tự điều chỉnh và tựcân bằng, thông qua cơ chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Nếu một doanhnghiệp không cạnh tranh được với các đối thủ khác, thì nó sẽ phải đối mặt với sựsuy giảm lợi nhuận hoặc thậm chí là phá sản Nó là cách tốt nhất để đạt được sựphát triển kinh tế và tang trưởng của một quốc gia, thông qua sự tự do sản xuất vàtiêu thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, cùng với cơ chế cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp

3 Những lợi ích và hạn chế của chủ nghĩa tự do kinh tế và thị trường.

3.1Lợi ích

+ Tăng cường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giúp cải thiện chất lượng sảnphẩm và dịch vụ, đồng thời giảm giá thành cho người tiêu dùng

+ Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển và mở rộng quy mô sản xuất, tạo

ra nhiều việc làm và đóng góp vào sự phát triển kinh tế

+ Tăng cường sự sáng tạo và đổi mới trong sản xuất và kinh doanh

+ Tối ưu hóa sử dụng tài nguyên và phân phối chúng đến những nơi có nhu cầucao nhất và có khả năng sử dụng tốt nhất

+ Tăng cường sự tự do và động lực cho các cá nhân và doanh nghiệp

3.2Hạn chế

+ Thị trường không thể giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, và có thể dẫnđến sự bất bình đẳng trong phân phối tài nguyên

+ Có thể dẫn đến sự tập trung quá mức của quyền lực và tài nguyên vào tay một số

ít người giàu có, gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội

+ Có thể dẫn đến sự khai thác tài nguyên quá mức và gây hại cho môi trường

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w