1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận môn luật doanh nghiệp tên Đề tài vướng mắc và kiến nghị trong pháp luật hiện hành về công ty hợp danh

21 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vướng Mắc Và Kiến Nghị Trong Pháp Luật Hiện Hành Về Công Ty Hợp Danh
Tác giả Bùi Quang Vinh, Nguyễn Mai Quỳnh Hương, Nguyễn Công Quang Huy, Trần Mai Phương Thảo, Trần Trung Kiên, Nguyễn Ngọc Vinh Điền, Văn Công Dương, Phan Quốc Bảo, Phan Thị Hồng Son, Trương Mỹ Tiên
Người hướng dẫn ThS. Chu Mạnh Hiển
Trường học Trường Đại Học Văn Hiến
Chuyên ngành Luật Doanh Nghiệp
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 179,95 KB

Nội dung

Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh...7 3.1.1 Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN LUẬT DOANH NGHIỆPTên đề tài: VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ TRONG PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA NHÓM

STT HỌ VÀ TÊN MSSV PHÂN CÔNG

CÔNG VIỆC KÝ TÊN

% THAM GIA

1 Bùi Quang Vinh

7 Văn Công Dương 221A320167

8 Phan Quốc Bảo 221A320282

9 Phan Thị Hồng Son 221A320188

10 Trương Mỹ Tiên 221A140397

Trang 3

BẢNG ĐÁNH GIÁ BÀI TIỂU LUẬN NHÓM Tiêu chí

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 2

1.1 Khái niệm về công ty hợp danh 2

1.2 Đặc diểm pháp lý về công ty hợp danh 2

1.3 Vai trò của công ty hợp danh 2

1.4 Điều kiện 3

1.4.1 Điều kiện về chủ thể thành lập: 3

1.4.2 Điều kiện về tên công ty hợp danh: 3

1.4.3 Điều kiện về địa chỉ trụ sở của công ty: 4

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG/ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CÔNG TY HỢP DANH 5

2.1 Thực Trạng Về Áp Dụng Quy Định Pháp Luật Việt Nam Về Công Ty Hợp Danh 5

2.2 Những vấn đề thực tiễn trong quá trình áp dụng: 6

2.2.1 Ưu điểm 6

2.2.2 Nhược điểm 6

CHƯƠNG 3: VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH 7

3.1 Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh 7

3.1.1 Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh 7

3.1.2 Vai trò và trách nhiệm của thành viên trong công ty hợp danh 8

3.1.3 Quyền đối với thành viên hợp danh bị hạn chế 9

3.1.4 Quyền quản lý và đại diện của thành viên hợp danh 10

3.1.5.không có sự phân biệt rõ ràng giữa tài sản công ty và tài sản cá nhân 10

3.1.6.Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào 10

3.2 Kiến nghị nhầm hoàn thiện trong quy định pháp luật hiện hành về công ty hợp danh 11

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cáckhoa, phòng và quý thầy, cô của trường Đại học Văn Hiến, những người đã tận tìnhgiúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Chu Mạnh Hiển, người đã trựctiếp giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện bài tiểu luận này bằng tất cả lòng nhiệt tình

và sự quan tâm sâu sắc Những kiến thức và kinh nghiệm quý báu mà thầy đã truyềnđạt không chỉ giúp em hoàn thành bài tiểu luận mà còn là hành trang quý giá cho sựnghiệp sau này

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nênbài làm khó tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được những lời góp ý củathầy để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Công ty hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp đặc thù, kết hợpgiữa sự tin tưởng cá nhân và trách nhiệm liên đới cao của các thành viên Mặc dù phápluật hiện hành đã có những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của loại hình công

ty này, song thực tế áp dụng vẫn tồn tại nhiều vướng mắc và bất cập Những vấn đềnày không chỉ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thành lập, quản lý

và vận hành mà còn hạn chế sự phát triển của loại hình công ty hợp danh tại Việt Nam

Do đó, việc nhận diện và đánh giá những vướng mắc trong các quy định pháp luật hiệnhành là cần thiết, nhằm đưa ra các kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp, tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của công ty hợp danh cũng như góp phần hoàn thiện khungpháp lý, bảo vệ quyền lợi cho các thành viên và nâng cao sức hấp dẫn của loại hìnhdoanh nghiệp này trong nền kinh tế

Trang 7

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN – KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT 1.1 Khái niệm về công ty hợp danh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 177 của Luật Doanh nghiệp năm 2020, công tyhợp danh là loại hình doanh nghiệp trong đó:

- Cần có tối thiểu 02 thành viên là chủ sở hữu chung, cùng nhau hoạt động kinhdoanh dưới một tên chung, được gọi là thành viên hợp danh Ngoài thành viênhợp danh, công ty có thể bao gồm thêm thành viên góp vốn

- Thành viên hợp danh phải là cá nhân và phải chịu trách nhiệm vô hạn đối vớimọi nghĩa vụ của công ty bằng toàn bộ tài sản cá nhân của mình

- Thành viên góp vốn có thể là tổ chức hoặc cá nhân, và chỉ chịu trách nhiệmtrong giới hạn số vốn mà họ đã cam kết góp vào công ty

1.2 Đặc diểm pháp lý về công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt với những đặc điểm sau:

- Số lượng thành viên: Công ty hợp danh phải có ít nhất hai thành viên hợpdanh, là những cá nhân cùng sở hữu công ty và chịu trách nhiệm vô hạn vàliên đới về các nghĩa vụ của công ty

- Trách nhiệm của thành viên: Các thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty.Ngoài ra, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn, những người này chỉchịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp

- Tư cách pháp lý: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, nhưng các thànhviên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn

- Huy động vốn: Công ty hợp danh có thể huy động vốn từ các thành viên gópvốn, nhưng việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên hợp danh phảiđược sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh khác

- Tổ chức quản lý: Công ty hợp danh thường có Hội đồng thành viên, bao gồmtất cả các thành viên hợp danh Hội đồng này có quyền quyết định các vấn đềquan trọng của công ty

1.3 Vai trò của công ty hợp danh

Vai trò của công ty hợp danh đối với sự phát triển kinh tế:

Công ty hợp danh ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nhỏ, thường lànhững người quen biết, gia đình hoặc họ hàng, muốn liên kết để kinh doanh dựatrên uy tín và mối quan hệ cá nhân Công ty này có tính chất đặc thù khi thànhviên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về các khoản nợ của công ty, điều này thúcđẩy họ quản lý công ty một cách cẩn trọng và hiệu quả Chính tính chất này tạo ra

sự tin cậy cho đối tác và khách hàng, đồng thời giúp công ty dễ dàng tiếp cận vốnvay từ ngân hàng và các tổ chức khác

Trang 8

Công ty hợp danh cũng phù hợp với những ngành nghề yêu cầu tính chuyên môncao và sự tin tưởng, như y tế, kiểm toán, tư vấn pháp lý Sự kết hợp giữa tráchnhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh và trách nhiệm hữu hạn của thành viêngóp vốn giúp công ty không chỉ thu hút vốn đầu tư mà còn tạo được sự tin tưởng

và an toàn pháp lý cho khách hàng Điều này góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển công ty

Ngoài ra, công ty hợp danh còn làm phong phú thêm kênh huy động vốn, tạo cơhội cho những người có chuyên môn nhưng thiếu vốn liên kết với các nhà đầu tư.Nhờ đó, loại hình công ty này thúc đẩy sự phát triển kinh tế thông qua việc tối ưuhóa sự hợp tác giữa nguồn lực tài chính và năng lực quản lý, kinh doanh

1.4 Điều kiện

1.4.1 Điều kiện về chủ thể thành lập:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, để thành lập doanh nghiệp, chủ thểcần đáp ứng các điều kiện sau:

- Điều kiện về chủ thể: Mọi cá nhân và tổ chức đều có quyền thành lập và quản

lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ một số đối tượng bị cấm như: cán bộ, côngchức, viên chức; sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; người chưathành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự; người đang bị truy cứu tráchnhiệm hình sự hoặc đang chấp hành hình phạt tù

- Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh: Doanh nghiệp chỉ được kinh doanhnhững ngành, nghề mà pháp luật không cấm Nếu kinh doanh ngành, nghề cóđiều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện đó theo quy định của phápluật

- Điều kiện về tên doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp phải được đặt theo quy địnhcủa pháp luật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác

- Điều kiện về vốn: Doanh nghiệp phải có vốn điều lệ được ghi trong hồ sơ đăng

ký Đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phảiđáp ứng yêu cầu về vốn pháp định

1.4.2 Điều kiện về tên công ty hợp danh:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, để thành lập công ty hợp danh, cầnđáp ứng các điều kiện sau:

Trang 9

₋ Điều kiện về thành viên: Công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên hợpdanh là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau kinh doanh dưới một tênchung.

Thành viên hợp danh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản củamình về các nghĩa vụ của công ty

Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn Thànhviên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản

nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp

- Điều kiện về tên công ty: Tên công ty phải được đặt theo quy định của phápluật, không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăngký

- Điều kiện về trụ sở chính: Trụ sở chính của công ty hợp danh phải đặt trên lãnhthổ Việt Nam, có địa chỉ rõ ràng và hợp pháp1

- Điều kiện về ngành, nghề kinh doanh: Công ty hợp danh chỉ được kinh doanhnhững ngành, nghề mà pháp luật không cấm Nếu kinh doanh ngành, nghề cóđiều kiện, công ty phải đáp ứng các điều kiện đó theo quy định của pháp luật

- Điều kiện về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp: Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phảiđầy đủ và hợp lệ theo quy định của pháp luật

1.4.3 Điều kiện về địa chỉ trụ sở của công ty:

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 của Việt Nam, địa chỉ trụ sở chính của công ty cầnđáp ứng các điều kiện sau:

₋ Đặt trên lãnh thổ Việt Nam: Trụ sở chính phải nằm trong phạm vi lãnh thổViệt Nam

₋ Địa chỉ rõ ràng và hợp pháp: Địa chỉ trụ sở chính phải được xác định theo địagiới đơn vị hành chính, có số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện,tỉnh/thành phố

₋ Có thông tin liên lạc: Trụ sở chính phải có số điện thoại, số fax và có thể cóthư điện tử (email) để liên lạc

₋ Không đặt tại căn hộ chung cư: Trụ sở chính không được đặt tại căn hộ chung

cư dùng để ở hoặc nhà tập thể

Trang 10

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG/ THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

VIỆT NAM VỀ CÔNG TY HỢP DANH 2.1 Thực Trạng Về Áp Dụng Quy Định Pháp Luật Việt Nam Về Công Ty Hợp Danh

Sự thiếu cân nhắc về mô hình và chủ thuyết trong quá trình xây dựng quy định

về công ty hợp danh trong Luật Doanh nghiệp: Là một hình thức công ty ra đờisớm nhất trong lịch sử loài người, công ty hợp danh bao giờ cũng được nhắc đếntrước tiên trong các đạo luật về công ty Ban đầu, công ty hợp danh chỉ là nhữngliên kết giản đơn của các thương nhân quen biết nhau Sự quen biết dựa trên yếu tốnhân thân tạo nên sự tin cậy về mặt tâm lý Yếu tố nhân thân của thành viên hợpdanh được coi trọng hàng đầu khi thành lập công ty, trong đó người ta thường chútâm tới tổng tài sản dân sự hơn là số vốn góp vào công ty Đối với bên thứ ba, việcđịnh danh các thành viên là rất quan trọng khi thực hiện các giao dịch với công ty.Thành viên công ty hợp danh: Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 177 LuậtDoanh nghiệp 2020 thì thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằngtoàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty Tuy nhiên, việc chỉ cho phép

cá nhân là thành viên hợp danh là hạn chế quyền tự do kinh doanh và không phùhợp với thông lệ quốc tế

Quyền của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh: Khung pháp lý dànhcho thành viên góp vốn trong công ty hợp danh còn nhiều quy định chưa cụ thể, rõràng dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, và bảo vệ các quyền lợi ích hợppháp của thành viên công ty

- Thứ nhất, Khoản 1 Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2020, chỉ có Chủ tịch Hộiđồng thành viên hoặc thành viên hợp danh có quyền triệu tập họp Hội đồngthành viên Như vậy, thành viên góp vốn không có quyền triệu tập họp Hộiđồng thành viên

- Thứ hai, Khoản 1 Điều 187 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: “Thành viênhợp danh có quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thànhviên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền vànghĩa vụ của thành viên góp vốn, về tổ chức lại, giải thể công ty và nội dungkhác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ”.Quy định về quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn trong công tyhợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020 chưa được quy định rõ ràng, còn chungchung

Quyền phát hành trái phiếu của công ty hợp danh: Pháp luật Việt Nam không chophép công ty hợp danh phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào Có nghĩa là, công tyhợp danh không thể huy động vốn bằng cách phát hành các loại chứng khoán như

cổ phiếu, trái phiếu,… mà chỉ có thể huy động vốn từ các tổ chức tín dụng, vay từcác tổ chức cá nhân khác, hoặc huy động từ các thành viên góp thêm hoặc kết nạp

Trang 11

thêm thành viên mới So sánh với các loại hình loại hình doanh nghiệp khác thìcông ty hợp danh có khả năng huy động vốn thấp hơn rất nhiều Về nguyên tắc,công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, sự thay đổi trong cơ cấu nhân sự sẽlàm ảnh hưởng đến tính “đối nhân” của nó, vì thế nó không được phép phát hành

cổ phiếu

Ví dụ: Thực trạng áp dụng quy định pháp luật Việt Nam về công ty hợp danh.

Công ty Hợp Danh "HTV": Công ty hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, do 3

hộ nông dân cùng góp vốn Họ muốn mở rộng sản xuất, nhưng do thiếu vốn và khókhăn trong tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng, công ty gặp nhiều khó khăn trongviệc phát triển

2.2 Những vấn đề thực tiễn trong quá trình áp dụng:

2.2.1 Ưu điểm

- Công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người Do chế độliên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh Công ty hợpdanh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh

- Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp Do số lượng các thànhviên ít Và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau

- Thành viên hợp danh thường là những cá nhân có trình độ chuyên môn và uytín nghề nghiệp cao Tạo sự tin cậy cho đối tác

- Ngân hàng dễ cho vay vốn và hoãn nợ hơn Do chế độ chịu trách nhiệm vô hạncủa các thành viên hợp danh

- Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, dễ quản lý Thích hợp cho các doanh nghiệp vừa vànhỏ

- Có tư cách pháp nhân (khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020) nên công tyhợp danh được thừa nhận là một chủ thể pháp lý, được nhân danh mình thamgia các quan hệ một cách độc lập Việc này đem lại cho doanh nghiệp sự ổnđịnh đời sống pháp luật, pháp nhân không gặp phải những thay đổi bất ngờ nhưthể nhân, hoạt động pháp nhân kéo dài và không bị ảnh hưởng bởi những biến

cố xảy ra với thành viên

Hơn nữa, pháp luật hiện hành chưa có cơ chế bảo vệ riêng cho các thành viên

Trang 12

viên vẫn phải chịu trách nhiệm vô hạn Ví dụ, một thành viên hợp danh của công

ty xây dựng không tham gia điều hành do lý do sức khỏe, nhưng vẫn phải dùngtài sản cá nhân để giải quyết nợ nần khi công ty gặp vấn đề pháp lý

CHƯƠNG 3: VƯỚNG MẮC VÀ KIẾN NGHỊ TRONG QUY ĐỊNH PHÁP

LUẬT HIỆN HÀNH VỀ CÔNG TY HỢP DANH 3.1 Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản

nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh

3.1.1 Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn và liên đới về các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh

Trong mô hình công ty hợp danh, trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tàichính được quy định rõ ràng và thường dựa trên nguyên tắc trách nhiệm vô hạncủa các thành viên Cụ thể, các thành viên trong công ty phải chịu trách nhiệm vôhạn về các khoản nợ phát sinh từ hoạt động của công ty, nghĩa là nếu công tykhông thể thanh toán, họ có thể phải dùng tài sản cá nhân để thực hiện nghĩa vụtài chính Trách nhiệm này không chỉ dừng lại ở việc thanh toán nợ, mà còn baogồm việc đảm bảo công ty hoạt động hợp pháp và thực hiện nghĩa vụ tài chínhnhư nộp thuế và thanh toán các khoản nợ đến hạn Sự chia sẻ về trách nhiệm nàythường dựa trên tỷ lệ góp vốn hoặc thỏa thuận trong hợp đồng hợp danh, đòi hỏicác thành viên phải phối hợp chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của nhau Chính vìvậy, việc xác định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng thành viên là vô cùngquan trọng, không chỉ để đảm bảo sự bền vững của công ty mà còn để thúc đẩy

sự phát triển hiệu quả trong hoạt động kinh doanh

  Tại khoản 3 điều 186 Luật doanh nghiệp quy định như sau : 

-  Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây: 

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn đã cam kết góp; 

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinhdoanh nhân danh công ty; 

c) Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên; d) Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

  Tại khoản 2 điều 187 Luật doanh nghiệp cũng quy định : 

- Thành viên góp vốn có nghĩa vụ sau đây:

a) Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trongphạm vi số vốn đã cam kết góp;

b) Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinhdoanh nhân danh công ty;

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w