1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các quy Định pháp luật về công ty tnhh 1 thành viên và công ty hợp danh so sánh hai mô hình doanh nghiệp

29 10 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Quy Định Pháp Luật Về Công Ty Tnhh 1 Thành Viên Và Công Ty Hợp Danh So Sánh Hai Mô Hình Doanh Nghiệp
Tác giả Nguyễn Thị Kim Ngân, Lê Thị Kim Quỳnh, Đinh Nguyễn Huỳnh Nhi, Trần Nguyễn Anh Vy, Nguyễn Vân Khánh, Phạm My Lam, Trần Hải Đăng Khoa, Cao Đức Tuấn, Lê Thiện Anh Quân, Võ Thị Quỳnh Như, Lê Ngọc Diễm Hồng
Trường học Trường Đại Học Thủ Dầu Một
Chuyên ngành Luật Kinh Tế
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 516,3 KB

Nội dung

Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích các quy định pháp luật hiện hành đối với Công ty TNHH một thành viên và Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020, nhằm làm rõ đặc điểm pháp l

Trang 2

ii

DANH SÁCH THÀNH VIÊN

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin và nội dung được trình bày trong bài tiểu luận này về Luật Kinh tế hoàn toàn là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu của cá nhóm chúng tôi, không sao chép hay vi phạm bản quyền từ bất kỳ tài liệu nào, nội dung trong bài tiểu luận được trích dẫn đầy đủ theo quy định của bộ Luật Doanh nghiệp (hiện hành) (sửa đổi, bổ sung năm 2022)

Tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm về tính trung thực và chính xác của các nội dung được đưa ra Nếu có bất kỳ sai sót hoặc vi phạm nào về quyền sở hữu trí tuệ hay những quy định liên quan đến pháp luật, tôi xin nhận hoàn toàn trách nhiệm trước hành vi vi phạm của bản thân

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tiểu luận này, chắc hẵn chúng em phải cần nhiều sự giúp đỡ Và

để bày tỏ sự trân trọng, chúng em xin chân thành cảm ơn đến với Trường Đại học Thủ Dầu Một, đã đưa môn học Luật kinh tế trong chương trình đào tạo của chúng

em Để em có cơ hội tiếp xúc nhiều vấn đề học tập mới, kiến thức mới được mở rộng nâng cao Không những thế em còn được trao dồi nhiều kinh nghiệm trong môn học giúp em áp dụng nhiều điều bổ ích trong đời sống sau này

Nhóm chúng em xin trân trọng gửi đến lời cảm ơn sâu sắc đến với giảng viên bộ môn Luật kinh tế là thầy Trần Huynh Chúng em xin cảm ơn vì đã chỉ dạy, giảng bài giúp

đỡ tụi em trong quá trình học Truyền đạt những gì hay nhất, tốt nhất cho tụi em, giúp chỉ tụi em những cái sai và đúng Trong khoảng thời gian học tập, tụi em đã tích lũy nhiều kiến thức của thầy và chúng em còn tìm thêm những tư liệu mà thầy đã cho chúng em kham thảo thêm Nhờ vậy, nhóm em đã có thể tận dụng và vận dụng những điều đã tiếp thu vào bài “Phân tích các quy định pháp luật về Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty hợp danh So sánh hai mô hình doanh nghiệp”

Trong qua trình thực hiện bài tiểu luận này, do hiểu biết còn nhiều hạn chế nên khó tránh phải những thiếu sót Em mong nhận được những góp ý của của quý thầy cô để bài tiểu luận ngày càng hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 5

v

DANH MỤC VIẾT TẮT TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

LDN: Luật doanh nghiệp

Trang 6

vi

MỤC LỤC

A Mở Đầu 1

B Nội dung 1

CHƯƠNG 1: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN 1

1.1 Khái niệm và đặc điểm 1

1.1.1 Khái niệm 1

1.1.2 Đặc điểm 1

1.1.3 Đặc điểm chính: 2

1.2 Vốn điều lệ và trách nhiệm chủ sở hữu 2

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý 3

1.4 Quyền và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu công ty 5

1.5 Quyền chuyển nhượng vốn 6

1.6 Chế độ vốn và tài chính 6

1.7 Giải thể và phá sản 7

CHƯƠNG 2: CÔNG TY HỢP DANH 7

2.1 Công ty hợp doanh là doanh nghiệp: 8

2.2 Thực hiện góp vốn và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp ( điều 178) 8

2.3 Tài sản của công ty hợp danh ( điều 179) 9

2.4 Hạn chế quyền đối với thành viên hợp danh ( điều 180) 9

2.5 Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh ( điều 181) 10

2.6 Hội đồng thành viên ( điều 182) 11

2.7 Triệu tập họp Hội đồng thành viên ( điều 183) 12

2.8 Điều hành kinh doanh của công ty hợp danh ( điều 184) 13

2.9 Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh ( Điều 185) 14

2.10 Tiếp nhận thành viên mới ( Điều 186) 15

2.11 Quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn ( Điều 187) 15

2.12 Ưu và nhược điểm của công ty hợp danh 16

CHƯƠNG 3: SO SÁNH HAI MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY HỢP DANH 17

3.1 Điểm giống nhau 17

3.2 Điểm khác nhau 17

Trang 7

vii

3.3 Ưu điểm của hai loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành

viên, công ty hợp danh: 18

3.4 Nhược điểm của hai loại hình doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên, Công ty hợp danh 20

3.5 Công ty TNHH 1 thành viên phù hợp với nhà đầu tư nào: 21

3.6 Mô hình công ty hợp danh phù hợp với nhà đầu tư nào: 21

C Kết Luận 22

Trang 8

1

A Mở Đầu

Trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam, các loại hình doanh nghiệp đóng vai trò không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng và mở rộng của thị trường Trong đó, Công ty TNHH một thành viên và Công ty hợp danh là hai mô hình doanh nghiệp phổ biến, mỗi loại hình đều có những đặc điểm pháp lý riêng biệt và phù hợp với những nhu cầu cụ thể của nhà đầu tư Việc nắm vững các quy định pháp luật điều chỉnh hai mô hình này là yếu tố then chốt giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định sáng suốt khi lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình Bài tiểu luận này sẽ tập trung phân tích các quy định pháp luật hiện hành đối với Công

ty TNHH một thành viên và Công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020, nhằm làm rõ đặc điểm pháp lý, cơ cấu quản lý và quyền lợi của chủ sở hữu hoặc các thành viên trong mỗi mô hình Bên cạnh đó, bài viết sẽ so sánh hai loại hình doanh nghiệp trên, từ đó đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của từng mô hình, đồng thời phân tích tính phù hợp của chúng đối với từng loại nhà đầu tư, dựa trên các yếu tố như quy

mô vốn, mức độ trách nhiệm pháp lý, và khả năng huy động vốn

Qua phân tích và so sánh, bài tiểu luận hy vọng sẽ giúp làm sáng tỏ những khác biệt

cơ bản giữa hai mô hình doanh nghiệp này, qua đó cung cấp cái nhìn toàn diện hơn

về các lựa chọn cho nhà đầu tư trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay

B Nội dung

CHƯƠNG 1: CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN

Công ty TNHH một thành viên là một loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam, được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2020 Dưới đây là phân tích các quy định pháp luật về công ty TNHH 1 thành viên dựa trên Luật Doanh nghiệp 2020

và các cơ sở pháp lý liên quan

1.1 Khái niệm và đặc điểm

1.1.1 Khái niệm

Theo Điều 74 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu Chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp

1.1.2 Đặc điểm

- Công ty TNHH một thành viên có tự cách pháp nhân kế từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trang 9

2

- Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần, trừ trường hợp để chuyển đổi thành công ty cổ phần Chính vì vậy, công ty chỉ có thể huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu hoặc vay vốn tín dụng

- Công ty TNHH một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 Luật Doanh nghiệp

- Thành viên công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân

-Chủ sở hữu công ty phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty

1.1.3 Đặc điểm chính:

- Chủ sở hữu duy nhất: Chỉ có một cá nhân hoặc tổ chức sở hữu toàn bộ vốn điều lệ

- Trách nhiệm hữu hạn: Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp vào công ty

- Không phát hành cổ phần: Công ty TNHH một thành viên không được phát hành cổ phần để huy động vốn

1.2 Vốn điều lệ và trách nhiệm chủ sở hữu

Điều 75 quy định về vốn điều lệ: Chủ sở hữu công ty phải góp vốn đầy đủ và đúng thời hạn cam kết Thời hạn góp vốn không quá 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyền, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cạm kết

Nếu không góp đủ vốn trong thời hạn này công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này

Điều 76 quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu: Chủ sở hữu phải bảo đảm vốn góp được sử dụng đúng mục đích và phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của công ty trong phạm vi vốn đã góp

Trang 10

3

1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý

Do tổ chức làm chủ sở hữu:

Theo Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên có thể tổ chức

quản lý theo một trong hai mô hình:

- Chủ tịch công ty, Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc): Chủ sở hữu có thể làm Chủ tịch công ty và trực tiếp điều hành, hoặc bổ nhiệm người khác làm Giám đốc/Tổng Giám đốc để quản lý hoạt động hàng ngày

- Hội đồng thành viên, Giám đốc (hoặc Tổng Giám đốc): Đối với công ty TNHH

1 thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu, có thể thành lập Hội đồng thành viên

để quản lý và ra quyết định chiến lược cho công ty Hội đồng thành viên bao gồm đại diện của chủ sở hữu

Trong cả hai mô hình, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, và được bổ nhiệm bởi Chủ tịch công ty hoặc Hội đồng thành viên

Theo khoản 3 điều 74 LDN 2020 quy định công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc Trường hợp Điều lệ công

ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty

Hội đồng thành viên:

- Theo Điều 80 Luật Doanh Nghiệp 2020 quy định: Hội đồng thành viên có từ

03 đến 07 thành viên Thành viên Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty

bổ nhiệm, miễn nhiệm với nhiệm kỳ không quá 05 năm Hội đồng thành viên nhân đanh chũ sở hữu công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trử quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giảm đóc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Hội đồng thành viên được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

Trang 11

4

- Chủ tịch Hội đồng thành viên do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm hoặc do các thành viên Hội đồng thành viên bầu theo nguyên tắc đa số theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty Trường hợp Điều lệ công tỳ không có quy định khác, nhiệm kỳ, quyền và nghĩa vụ của Chủ tịch Hội đồng thành viên áp dụng theo quy định tại Điều 56 và quy định khác có liên quan của Luật Doanh nghiệp

Chủ tịch công ty:

- Chủ tịch công ty do chủ sở hữu cộng ty bổ nhiệm Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ

sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan

- Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt

Giám đốc, Tổng giám đốc:

- Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty bổ nhiệm hoặc thuê Giám đốc hoặc Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 05 năm để điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty Giám đốc hoặc Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên khác của Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

Do cá nhân làm chủ sở hữu:

Theo Điều 85 Luật Doanh Nghiệp quy định:

- Cơ cầu tổ chức quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cả nhân làm chủ sở hữu có Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Chủ sở hữu công ty là Chủ tịch công ty và có thể kiêm hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Quyền, nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc được quy định tại Điều lệ công ty và họp đồng lao động

Trang 12

5

1.4 Quyền và nghĩa vụ của chủ sỡ hữu công ty

Điều 75 và Điều 76 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên:

Quyền của chủ sở hữu:

Điều 76 của Luật Doanh nghiệp 2020 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên:

Chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức, quản

lý và hoạt động kinh doanh của công ty, bao gồm cả việc sửa đổi Điều lệ, thay đổi vốn điều lệ, và quyết định chia lợi nhuận:

- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;

- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;

- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý, Kiểm soát viên của công ty;

- Quyết định dự án đầu tư phát triển;

- Quyết định các giài pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ;

- Thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản và các hợp đồng khác do Điều

lệ công ty quy định có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trờ lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty;

- Thông qua báo cáo tài chính của công ty;

- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn

bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác;

- quyết định phát hành trái phiếu;

- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác;

- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh đoạnh của công ty;

- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty;

- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty;

- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản;

- Quyền khác theo quy định của Điều lệ công ty

Nghĩa vụ của chủ sở hữu:

Trang 13

- Góp đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty

- Tuân thủ Điều lệ công ty

- Phải xác định và tách biệt tài sản của chủ sở hữu công ty với tài sản của công

ty Chủ sở hữu công ty là cá nhân phải tách biệt chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc

- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và quy định khác của pháp luật

có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê, hợp đồng, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty

- Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác; trường hợp rút một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi cổng ty đưới hình thức khác thì chủ sở hữu công ty và cá nhân, tô chức có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty

- Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận khi công Ty không thanh toán

đủ các khoản nọ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn

- Nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty

1.5 Quyền chuyển nhượng vốn

Điều 77 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc chuyển nhượng vốn của công ty TNHH 1 thành viên Chủ sở hữu có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác Sau khi chuyển nhượng, nếu công

ty có nhiều hơn một thành viên thì phải chuyển đổi thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên

1.6 Chế độ vốn và tài chính

Theo Điều 80 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định, chủ sở hữu có quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành các nghĩa vụ tài chính Tuy nhiên, chủ sở hữu chỉ được rút vốn từ công ty bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn

bộ vốn điều lệ cho cá nhân hoặc tổ chức khác Việc rút vốn không được thực hiện

Trang 14

- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

Giảm vốn điều lệ:

- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ thông qua việc chủ sở hữu công ty góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn gớp của người khác Chú sở hữu công ty quyết định hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ

- Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải tổ chức quản lý theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần

1.7 Giải thể và phá sản

Điều 87 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định các trường hợp công ty TNHH 1 thành viên có thể bị giải thể, bao gồm:

- Theo quyết định của chủ sở hữu công ty

- Công ty không còn đủ số lượng thành viên theo quy định trong thời hạn 6 tháng mà không chuyển đổi loại hình doanh nghiệp

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

- Trong trường hợp giải thể, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản

nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã góp

CHƯƠNG 2: CÔNG TY HỢP DANH

Theo điều 177 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó:

- Phải có ít nhất hai thành viên hợp danh, là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty

Ngày đăng: 24/11/2024, 06:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w