SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNGTRƯỜNG THPT NAM SÁCH BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC Đề tài: NGUYỄN CÔNG HOAN – BẬC THẦY VỀ TRUYỆN NGẮN CHÂM BIẾ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NAM SÁCH
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI
THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC
Đề tài:
NGUYỄN CÔNG HOAN – BẬC THẦY VỀ TRUYỆN NGẮN
CHÂM BIẾM
Người thực hiện: Mạc Minh Thu – 11I
Năm học: 2023 – 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC………
MỞ ĐẦU………
CHƯƠNG I: TIỂU SỬ………
CHƯƠNG II: SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 1.Các tác phẩm nổi bật………
1.1.Tác phẩm trước Cách Mạng………
1.2.Tác phẩm sau Cách Mạng………
2.Quan niệm văn chương………
3.Phong cách nghệ thuật………
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN 1.Vị trí và đóng góp của Nguyễn Công Hoan………
2 Nhận định về Nguyễn Công Hoan của các nhà phê bình……
LỜI KẾT………
TÀI LIỆU THAM KHẢO………
Trang 3
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong các nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện ñại, Nguyễn Công Hoan là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào, một tài năng xuất sắc về truyện ngắn và một cây bút lực lưỡng về tiểu thuyết
Nguyễn Công Hoan bắt đầu viết văn từ năm 17 tuổi và đến 20 tuổi ông đã có sách
in riêng Ông là một hiện tượng trong văn học đương thời Hơn nửa thế kỷ cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam hơn 300 truyện ngắn,
20 truyện dài và nhiều cuốn hồi ký văn học có giá trị Ông là một trong những người
đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng cho dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam đầu thế kỷ XX Mặc dù Nguyễn Công Hoan được đánh giá là nhà văn viết truyện ngắn bậc thầy, song đối với thể loại tiểu thuyết, ông cũng có những đóng góp không nhỏ vào tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX 2.Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu về tiểu sử, thân thế cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Hoan từ đó làm rõ phong cách nghệ thuật, quan niệm văn chương sáng tác của ông
3.Phạm vi nghiên cứu
- Tiểu sử, sự nghiệp sáng tác của tác giả Nguyễn Công Hoan
- Một vài tác phẩm tiêu biểu của nhà văn để làm rõ phong cách nghệ thuật
- “Tắt lửa lòng” (năm 1933)
- “Lá ngọc cành vàng”, “Tấm lòng vàng” (năm 1934)
- “Ông chủ, Bà chủ” (năm 1935)
- “Cô làm công”, “Cô giáo Minh” (năm 1936)
- “Bước đường cùng”, “Tơ vương” (năm 1938)
- “Cái thủ lợn” (năm 1939)
- “Thanh đạm” (năm 1942)
- Nhận định về nhà văn Nguyễn Công Hoan
4.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát, hệ thống hóa tư liệu
Trang 4Nguyễn Công Hoan – Bậc thầy về truyện
ngắn châm biếm
CHƯƠNG I.TIỂU SỬ
Nguyễn Công Hoan sinh vào tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên và mất ở Hà Nội tháng 6 năm 1977, là một nhà văn và nhà báo kiêm thành viên của Hội Nhà văn Việt Nam Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có xuất thân Nho học nhưng lại bị thất thế tại làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên)
Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ
Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định, ) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra Ông viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay “Kiếp hồng nhan” (viết năm 1920, được “Tản
Đà thư điếm” xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ
Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ “Quân nhân học báo” Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948 Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7
hệ chín năm Ông cũng viết bài cho báo “Giáo dục nhân dân”, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau đó Ông cũng
là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ)
Trang 5CHƯƠNG II: SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG
1.Các tác phẩm nổi bật
Ông bắt đầu sáng tác từ năm mười bảy tuổi, chủ yếu viết về đề tài phản ánh hiện thực xã hội với sở trường là bút pháp hiện thực trào phúng. Bàn tay tài năng Nguyễn Công Hoan đã hình thành nên một bức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công và giả dối
Ông đả kích mạnh mẽ bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, ỷ vào quyền thế mà bóc lột tàn bạo người dân trong khi chúng chỉ là những tên tài sơ học thiển, địa chủ cường hào bẩn thỉu, ngu dốt lố lăng, đồi bại
Đồng thời Nguyễn Công Hoan rất thương cảm, xót xa cho những người nghèo khổ, số phận bất hạnh và bênh vực họ
Ông có được một di sản đồ sộ trong kho tàng văn học nước nhà với sự thành công trong nhiều thể loại, nhất là ở truyện ngắn
Với một đời văn đầy tâm huyết, Nguyễn Công Hoan đã đóng góp vào Văn đàn Việt Nam hơn hai trăm truyện ngắn, gần ba mươi truyện dài và rất nhiều bài phê bình văn học
1.1.Tác phẩm trước Cách Mạng
Nguyễn Công Hoan bắt đầu cầm bút viết vào khoảng những năm 1920 - 1923 và bắt đầu khẳng định ngòi bút của mình từ những năm 1929 Ngay từ buổi đầu cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một con đường đi, một con đường không phải ngay từ đầu đã rõ nét ngay và cả về sau này không phải không có những lúc gặp quanh co, nhưng căn bản là một con đường tích cực, tiến bộ nhất so với tình hình văn học công khai nước ta bấy giờ
Sự nghiệp sáng tác truyện dài của Nguyễn Công Hoan thật sự bắt ñầu từ cuốn “Tắt lửa lòng” (đăng trên báo Nhật Tân, 1933)
Cho đến hết năm 1935, Nguyễn Công Hoan đã sáng tác được một loạt tiểu thuyết
và được đăng báo liên tiếp như: “Tắt lửa lòng” (1933); “Tấm lòng vàng” (1934); “Lá ngọc cành vàng” (1934) Đây là những cuốn tiểu thuyết lãng mạn, trong đó “Lá ngọc cành vàng” là một tiểu thuyết có giá trị nội dung và nghệ thuật
Với “Cô giáo Minh” (1936) là một tiểu thuyết luận đề, trong đó, Nguyễn Công Hoan đã chống lại cách giải quyết của Tự lực văn đoàn về vấn đề xung đột mới - cũ, vấn đề hôn nhân gia đình
Từ cuối năm 1935 và bước sang thời kỳ Mặt trận Dân chủ, các tiểu thuyết
“Ông chủ”, “Bà chủ” (1935), “Bước đường cùng” (1938) và “Cái thủ lợn” (1939) đã
Trang 6trực tiếp nêu lên vấn đề giai cấp, trình bày mâu thuẫn xã hội ở mặt trung tâm và bước đầu đã xây dựng được những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình, do đó chất lượng hiện thực của tác phẩm cũng ngày càng sâu sắc hơn Từ những tiểu thuyết lãng mạn trước 1935, Nguyễn Công Hoan dần dần khẳng định chủ nghĩa hiện thực phê phán trong thể loại tiểu thuyết
Truyện dài Nguyễn Công Hoan sáng tác thời kỳ 1935 - 1939 đã có sự chuyển biến
rõ rệt theo khuynh hướng hiện thực phê phán Tuy có truyện vẫn đi vào những mối tình éo le và đầy sự hi sinh nhẫn nhịn (Tơ vương, 1938) song xu hướng chính là hướng về đề tài xã hội - chính trị, tố cáo hiện thực bất công thối nát “Bà chủ” (1935)
in chung tập với “Ông chủ”, là một truyện giễu cợt mỉa mai bọn phụ nữ hư đốn, chửa hoang, làm đĩ, gá bạc, lừa đảo Nhờ có của, kẻ được bầu làm Trưởng Ban đạo đức đảm nhiệm việc giáo dục con em, kẻ được tôn làm bà chủ chỉ vì có tiền đem về tu bổ đường sá, chùa chiền trong làng Bà chủ là một chuỗi cười nửa miệng đả kích những
kẻ làm “bà” một cách không chính đáng, đồng thời vạch trần thực chất của phong trào chấn hưng đạo đức lúc ấy “Cô làm công” (1936), dưới hình thức nhật ký của nhân vật chính (một cô làm công cho một hãng buôn lớn) đã phản ánh khá chân thực đời sống khổ nhục của đám tiểu tư sản bị xã hội đồng tiền hắt hủi, nhân phẩm bị xúc phạm
1.2.Tác phẩm sau Cách Mạng
Nhà văn Nguyễn Công Hoan - người vốn dĩ được xem là sự nghiệp sáng tác cơ bản đã hoàn tất từ trước Cách mạng Tháng Tám, trong cuốn hồi ký "Đời viết văn của tôi" cũng tiết lộ: "Đời viết văn của tôi, cho đến năm 1943, có thể gọi là tàn tạ, sắp chết"
Giữa lúc ấy thì cách mạng đến Nguyễn Công Hoan hân hoan thông báo: "Cách mạng Tháng Tám đến đã cứu sống tôi Cách mạng Tháng Tám giải phóng cho gia đình tôi, đồng thời, giải phóng cho ngòi bút viết tiểu thuyết của tôi"
Thế là, mặc dù tuổi đã ngoài bốn mươi, nhà văn bỗng cảm thấy mình trở nên sung sức lạ Ông lao vào công tác và viết Nếu như trước cách mạng, tiểu thuyết của ông đa phần là ngắn, chỉ chừng 100, 200 trang, thì bây giờ, ông đã có thể viết bộ tiểu thuyết
"Đống rác cũ" lên tới trên nghìn trang
Trước Cách mạng tháng Tám, cuộc sống của người nông dân Việt Nam vô cùng khổ cực, họ phải chịu cảnh bị bóc lột cả về sức lao động lẫn của cải ruộng đất dưới ách thống trị của thực dân và phong kiến Nguyễn Công Hoan đã đem mối quan hệ
cố hữu từng tồn tại trong suốt những năm tháng lịch sử đi vào trang sách “Nông
Trang 7dân với địa chủ” - một mối quan hệ vừa day dứt, vừa đau đớn, một mối quan hệ đã buộc chặt biết bao mảnh đời bất hạnh, kéo theo biết bao những hệ lụy xung quanh nó
“Đống Rác Cũ” những trang miêu tả xã hội, miêu tả con người từ thời kỳ trước những năm thứ 12 triều vua Bảo Đại, bằng bút pháp sắc sảo, với con mắt tinh đời, tính nhân đạo của nhà văn, cùng nụ cười của ông trước các thói dởm dở, những đạo đức giả của một bọn người mà thực chất bên trong lại chứa đựng một kho rác rưởi tởm lợm
2.Quan niệm văn chương
Văn học nghệ thuật là sản phẩm tinh thần cao quý của con người Giá trị thẩm mỹ
và giá trị nhân văn là những giá trị lớn nhất mà văn chương đích thực mang lại cho con người Văn học là loại hình nghệ thuật có từ rất sớm, gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của con người Dù dưới hình thức nào thì nó vẫn là sự phản ánh thế giới khách quan qua lăng kính chủ quan của nghệ sĩ Tác phẩm nghệ thuật chân chính
là sự giải bày những tình cảm, những khát vọng của nhà văn trước cuộc ñời, trước những vấn đề có ý nghĩa thân thiết đối với con người Tình yêu thương đối với con người là nguồn động lực căn bản nhất thúc ñẩy ngòi bút của mọi nhà văn
Xuất thân làm nghề giáo, và qua nhiều lần thay đổi địa bàn làm việc Nguyễn Công Hoan có dịp đi nhiều, và chứng kiến cảnh sống của nhiều tầng lớp trong xã hội Cuộc sống thôi thúc ông cầm bút viết về “những điều trông thấy mà đau đớn lòng” Ông viết văn rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã viết về những đề tài phản ánh hiện thực xã hội và đã vẽ lên bức tranh sinh động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công, giả dối Ông đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức vị cao nhưng tài đức hèn kém; bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt; bọn tư sản vô lương tâm chỉ biết chạy theo đồng tiền và lối sống tư sản lố lăng, đồi bại Đồng thời ông rất thương cảm với cảnh
cơ cực của những người nghèo khổ và bênh vực họ
Trong cuốn Đời viết văn của tôi, Nguyễn Công Hoan tâm sự: “Chưa bao giờ tôi có
ý định viết văn để được gọi là nhà văn”, bởi vì “việc viết văn cũng là một việc thường như mọi việc khác trên đời” và “Lòng muốn viết những cái mà mình thấy cần viết, không viết không an tâm, không viết thì bứt rứt, hậm hực, thấy canh cánh bên lòng” Ông quan niệm: “Văn chương không nên chỉ là một thứ để giải trí Nó phải thêm nhiệm vụ có ích”.Cho nên, viết, đối với Nguyễn Công Hoan trước hết là sự trang trải với cuộc đời và số phận của những con người mà trái tim nhạy cảm của ông, tấm lòng nhân ái, biết đau đời của ông, tình yêu thương đồng loại sâu xa nơi ông, đã khiến ông phải vì nó mà đa mang Viết với ông, như là một phương cách, để ông gửi gắm những
Trang 8tình cảm yêu thương hay căm giận, bênh vực, bảo vệ hay phê phán, chở che, san sẻ hay bóc trần, tố cáo…Theo ông, “văn là đời”, cho nên chúng ta ít thấy và hầu như không thấy qua trang văn những dấu tích riêng của cuộc đời ông, ông lặn mình, quên mình đi giữa thế giới những con người mà ông yêu thương Cũng chính vì thế, ngòi bút Nguyễn Công Hoan cũng chỉ tố cáo những gì chà đạp lên những con người xung quanh ông, chưa bao giờ ông bênh vực cho chính mình, dẫu cuộc đời ông cũng đầy những gian truân và lận đận
Với Nguyễn Công Hoan, “Người viết văn không chỉ cần có vốn về sống, vốn về chữ nghĩa, mà còn vốn về văn hóa nữa”; do đó với 17 nghề văn, đòi hỏi trước tiên là cái tâm và cái đức Đọc những dòng tâm sự của ông, chúng ta càng thấu hiểu ông hơn: “Kể ra thì hồi này tôi còn viết được nhiều Còn nhiều đề tài tôi chưa viết Có nhiều chuyện tôi định viết, nhưng không thể viết nổi vì không nỡ, nó thương tâm quá Chẳng hạn một cảnh trong gia ñình một anh phu xe Ngày mà tên đốc lý Hà Nội ra lệnh cấm ngồi xe cao su hai người, và định giá mỗi cuốc ngắn, khách phải trả một hào, thì ai cũng tưởng nó tốt với anh em lao động Nhưng cái áo ngoài nhân đạo che đậy cái âm mưu bên trong là nó giết anh em kéo xe Bởi vì trong khi ấy, nó hạ giá xe ñiện xuống mỗi chặng đỗ có hai xu Cho nên xe điện đương ế thì chật những khách Người ta không đi xe kéo nữa, vì đáng lẽ hai người thuê hai xe, phải trả hai hào, thì đi
xe điện, mỗi người chỉ mất có hai xu Vì lẽ ấy, mà anh phu xe tôi nói trên kia, không kiếm ra tiền để nuôi nổi vợ và một con Vợ anh bận con mọn, cũng chỉ đi gánh nước thuê mỗi ngày chẳng đủ ăn Hai vợ chồng bèn đổi cách sinh sống, vợ làm nghề mại dâm Chồng dắt khách về Cứ tối tối, người vợ trang điểm xong, thì mang con gửi bên hàng xóm Chồng đưa khách về nhà, thì ngồi chờ ở đường Rồi khách ra, anh kéo người ấy đi Tôi đã ngồi vào bàn giấy, nghĩ ra cảnh ấy để viết Tôi đã tưởng tượng và tôi đã khóc Không thể nào hạ bút được….”
Chính vì sự đau đớn trước những tình cảnh của người nghèo trong xã hội cũ, Nguyễn Công Hoan ñã dùng ngòi bút của mình để phác họa tất cả những sự thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát đến xương tủy, những sự thật mà nhiều người có thể biết nhưng chưa nhận thức ñược hết các tính chất vô nhân đạo, bất nhân của nó Ông thiên về lối kể chuyện hài hước và trào phúng, do vậy ngòi bút phê phán
và tố cáo của ông lại càng lợi hại hơn Cái cười mỉa mai khinh bỉ có sức công phá mạnh hơn là những lời kêu ca than vãn, đánh mạnh vào cái chế độ độc ác nhưng lại mơn trớn, đểu cáng, giả đạo đức Nếu nói văn chương lớn ở tấm lòng và tài năng văn chương chỉ thực sự có được khi có cái tình, cái tâm làm “cốt lõi” thì hơn ở đâu hết, chúng ta đã cảm nhận được cái lớn, cái tài của nhà văn Nguyễn Công Hoan qua sáng tác của ông Hoài Thanh đã từng đúc kết quan niệm văn chương của Nguyễn Công
Trang 9Hoan: “Văn chương có ảnh hưởng lớn vì văn chương hun đúc tinh thần người đời Văn chương không có quyền luôn luôn ở trên mấy tầng mây cao thẳm, lãnh đạm ngắm những cảnh phong ba dữ dội ở đời” (Cần có một thứ văn chương mạnh mẽ hơn, Tiểu thuyết thứ bẩy,1935)
3 Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Công Hoan được coi là bậc thầy truyện ngắn châm biếm. Nhà văn Tô
Hoài khi đánh giá về sự nghiệp văn chương, về vị trí của Nguyễn Công Hoan trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc đã viết: "Nếu ta nhẩm từ cái hồi mà lời văn bổng trầm khóc đứng khóc ngồi đến thời kì văn chương sạch sẽ kiểu Tự Lực thì lực lưỡng như một tay đô vật không có địch thủ, từ Kiếp hồng nhan đến nay, truyện ngắn, truyện dài Nguyễn Công Hoan sừng sững tạo thành một cái thế Tam Đảo, Ba Vì hùng
vĩ, vượt qua hai thời kì tiến vào Cách mạng tháng 8 " Các sáng tác của Nguyễn Công Hoan không chỉ chiếm được cảm tình, sự quan tâm, yêu mến của bạn đọc lúc bấy giờ mà còn cho đến tận ngày nay nó vẫn còn nguyên sự lôi cuốn đó
Nhà văn chuyên dùng tiếng cười trào phúng trong các tác phẩm của mình Nguyễn Công Hoan thành công nhất với thể loại truyện ngắn, mang một âm hưởng riêng không thể trộn lẫn Khác với Thạch Lam đầy chất thơ, Nam Cao đầy tính bi kịch nghiệt ngã, truyện Nguyễn Công Hoan mang tính trào phúng đặc sắc với những tiếng cười giòn giã, sảng khoái ném thẳng vào mặt kẻ thù Ông chủ yếu viết về đề tài phản ánh hiện thực xã hội với sở trường là bút pháp hiện thực trào phúng Bàn tay tài năng Nguyễn Công Hoan đã hình thành nên một bức tranh sinh động về xã hội nửa thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất công và giả dối Ông đả kích mạnh mẽ bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, ỷ vào quyền thế mà bóc lột tàn bạo người dân trong khi chúng chỉ là những tên tài sơ học thiển, địa chủ cường hào bẩn thỉu, ngu dốt lố lăng, đồi bại thông qua tiếng cười trào phúng đặc sắc Đối với Nguyễn Công Hoan, đời là một vở hài kịch Vào thời kì tác giả sinh sống, xã hội lố lăng hổ lốn với sự giao thoa của các nền văn hóa, con người chỉ sống vật vờ như những kiếp đời thừa, một cảnh tượng hết sức hài hước theo quan niệm của Nguyễn Công Hoan Chán nản với chính
xã hội ông đang sống, nhà văn đã không ngần ngại bóc trần hiện thực bằng chính tiếng cười suy ngẫm, điều này khiến tác phẩm viết về hiện thực phê phán nhưng lại rất đỗi tự nhiên và nhẹ nhàng, mang tính đả kích sâu cay Không quá khi nói rằng Nguyễn Công Hoan là bậc thầy của truyện ngắn châm biếm
Nhà văn có biệt tài xây dựng những mâu thuẫn.Đặc điểm lớn nhất của nghệ thuật trào phúng chính là những tình huống mâu thuẫn, nhân vật mâu thuẫn Sự đối nghịch giữa các sự việc trong tác phẩm tạo ra tiếng cười trào phúng, buộc người đọc phải nghĩ và ngẫm Đối với nhà văn, đời vừa là hài kịch, vừa là bi kịch Nhìn đâu ông cũng
Trang 10thấy cái đáng để cười Thế giới nhân vật trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan
vô cùng đông đúc Đó là những phu phen, thợ thuyền, dân quê, những địa chủ, lý dịch, cường hào; những nghị viên, dân biểu, quan lại; những con buôn, tư sản, chủ thầu nằm ở hai thái cực khác nhau Sự mâu thuẫn thể hiện rất rõ trong “Bước đường cùng”, tác phẩm hiếm hoi phân tích được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội, mâu thuẫn giữa người nông dân và địa chủ, cường hào phong kiến Hay trong “tinh thần thể dục”, sự đối nghịch giữa lối sống xa hoa giả tạo, điệu bộ hào nhoáng nửa mùa của thực dân Pháp với cuộc sống nghèo khổ, làm việc từng ngày của nông dân được đặt trong tình huống trớ trêu: quan lại bắt dân đi xem bóng đá đã tạo nên tiếng cười vô cùng sảng khoái, ném thẳng vào mặt của bọn thực dân, phong kiến Truyện của Nguyễn Công Hoan đã vạch trần cái phi logic trong cái bình thường, sự phi lí trong xã hội Việt Nam thời bấy giờ
Bậc thầy trong xây dựng cốt truyện.Tác giả Nguyễn Đức Đàn đã đưa ra nhận định
về các khía cạnh như là độ dài của truyện, lời văn, cốt truyện, kết cục của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan:
"Về nghệ thuật viết truyện ngắn phải nói rằng Nguyễn Công Hoan là người có nhiều khả năng và kinh nghiệm Truyện của ông thường rất ngắn Lời văn khúc chiết, giản dị Cốt truyện được dẫn dắt một cách có nghệ thuật để hấp dẫn người đọc Thường kết cục bao giờ cũng đột ngột ”
Cốt truyện trong các các tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, có thể nói không bình thường Ông khai thác những khía cạnh cực kì mới của cuộc sống thường nhật, cùng viết về chủ đề hiện thực phê phán, song lại không trùng lặp với bất cứ tác giả cùng thời nào Ông viết về đời sống nông thôn rất xuất sắc, với những bước ngoặt không thể ngờ tới Đến với truyện ngắn Nguyễn Công Hoan, độc giả tìm thấy được một thời
cơ cực của nước ta ngày trước, từng câu chữ trong tác phẩm của ông là những gam màu tối tái hiện lại bức tranh đau buồn trong quá khứ dân tộc vào những năm đói nghèo, khốn khổ.Tình huống truyện của Nguyễn Công Hoan đơn giản nhưng bất ngờ
do tác giả khéo che đậy Tình huống truyện làm bật lên cảm hứng phê phán xã hội ở phương diện đạo đức Cảm hứng chủ đạo của truyện ngắn trào phúng của Nguyễn Công Hoan là ở đấy Cốt truyện trào phúng đặc sắc, được xây dựng trên những mâu thuẫn cơ bản của xã hội, những tình huống giở khóc giở cười đầy bất ngờ, đã tạo nên những tác phẩm xuất sắc