1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỀ BÀI: VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP WTO, GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG ( ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM ) potx

24 299 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 47,8 KB

Nội dung

Hiện nay, khái niệm “doanh nghiệp” thường được dùng để chỉ các loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh thuộc các thành phần kinh t

Trang 1

ĐỀ BÀI: VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI

NHẬP WTO, GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH

NGHIỆP THÀNH CÔNG ( ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM ).

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Lí do chọn đề tài

Toàn cầu hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng Đó là quyluật tất yếu và khách quan Ngày nay, hầu hết các quốc gia trênthế giới đều thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhautrên mọi lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế Để cùngchung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp, giải quyết những vấn đềchung của trái đất mà từng quốc gia riêng lẻ thì không thực hiệnđược Đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế thì sự hợp tác này ngày càngcần thiết hơn bao giờ hết Nó giúp cho các nước có thể lưu thônghàng hóa một cách thuận lợi, có thể trao đổi kinh nghiệm, khoahọc kĩ thuật, công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suấtlao động và tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao hơn, giúpcho việc lưu thông nguồn vốn một cách dễ dàng Chính vì vậy, màhàng loạt các tổ chức thương mại thế giới lần lượt ra đời như:WTO, NAFTA, ASEAN, EU

Trong đó WTO là tổ chức thương mại trên thế giới thu hút nhiềuquốc gia gia nhập vào tổ chức này WTO ra đời nhằm thúc đẩy tự

do thương mại trên toàn cầu Các nước tham gia WTO sẽ nhậnđược nhiều thuận lợi và cơ hội Đồng thời cũng phải đối mặt vớinhiều khó khăn và thách thức Lợi ích của việc gia nhập WTO làcác nước thành viên được mở rộng cơ hội thương mại, đượchưởng các quyền lợi có trong các hiệp định WTO Với ViệtNam, thì việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khuvực nói riêng và trên thế giới nói chung là việc làm vô cùng cấpbách để phát triển vững chắc nền kinh tế nước nhà Đặc biệt, việctham gia WTO sẽ tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội và trải nghiệmmới, tiếp xúc với môi trường làm việc mới để mở rộng thị trường,

Trang 2

từng bước gây dựng nền kinh tế ổn định và phát triển Đó cũngchính là lí do mà chúng tôi chọn WTO là đề tài làm tiểu luận.

1.2 Mục đích chọn đề tài

Gia nhập WTO đem lại cho chúng ta rất nhiếu cơ hội vàthuận lợi nhưng song song đó cũng tồn tại không ít những khókhăn và thách thức Điều quan trọng là chúng ta phải biết cáchvận dụng tối đa những cơ hội đó để sử dụng triệt để vào công cụphát triển nền kinh tế vững mạnh, phải biết cách phối hợp những

cơ hội đó với những ưu thế sẵn có của quốc gia để tối đa hóa lợiích mà WTO đem lại Đồng thời phải biết cách hạn chế tối thiểunhững khó khăn và thách thức từ việc gia nhập WTO Phải biếtcách dung hòa cơ hội và thách thức làm sao để việt nam gia nhậpWTO chỉ hòa nhập không hòa tan Để làm rõ việc này, chúng tacần tìm hiểu cách thức quản lí và hoạt động của WTO Mục đíchcủa việc tìm hiểu này là để vạch ra những kế hoạch và hướng đi cho chúng ta bước vào môi trường WTO một cách tự tin, không đinhầm đường Tạo một nền kinh tế phát triển thực sự vững mạnh.Cũng như hiểu rõ hơn mối liên hệ giữa nước ta với tổ chức thươngmại lớn nhất thế giới này

2 NỘI DUNG

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp Việt Nam và tổ chức thương mại

quốc tế WTO

2.1.1 Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp, ưu, nhược điểm

của doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp là gì ? Theo định nghĩa tại Luật Doanh nghiệp 2005,

“doanh nghiệp” là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Hiện nay, khái niệm

“doanh nghiệp” thường được dùng để chỉ các loại hình: công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh thuộc các thành phần kinh tế Số lượng doanh nghiệp tính đến cuối năm

2006 là khoảng 260.000 đơn vị

Trang 3

Tuy vậy, nếu nói doanh nghiệp theo nghĩa rộng, thì ngoài các doanh nghiệp đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nói trên, cần phải kể hơn 3 triệu hộ kinh doanh phi nông nghiệp (theo thống kê đến hết năm 2005) như những doanh nghiệp siêu nhỏ, cùng với 15.000 hợp tác xã và gần 12 vạn trang trại hoạt động như loại hình doanh nghiệp Đáng chú ý làtrong các hộ kinh doanh, có những hộ có quy mô doanh số và lao động khá lớn song vẫn chưa đăng ký hoạt động như một doanh nghiệp, mặc dù theo quy định tại Khoản 4 Điều 170 Luật Doanh nghiệp thì “Hộ kinh doanh sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên phải đăng ký thành lậpdoanh nghiệp hoạt động theo quy định của Luật này”.

Đối với mọi nền kinh tế, doanh nghiệp luôn được coi là lực lượng chủ công; do vậy, việc xây dựng và phát triển doanh nghiệp phải được coi là nhiệm vụ hàng đầu Đối với nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, gia nhập WTO, nhiệm vụ này lại càng có ý nghĩa cấp bách, quyết định thành công trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Thực tiễn cho thấy số lượng doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả thường

tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng kinh tế, trong phạm vi cả nước cũng nhưtrong từng địa phương; nơi nào có nhiều doanh nghiệp kinh doanh có hiệuquả, kinh tế nơi đó chắc chắn phát triển, đời sông nhân dân được cải thiện

rõ rệt Chúng ta đã đề ra Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp, nhằm đến năm 2010 cả nước có 50 vạn doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, có nhiều doanh nghiệp có tầm cỡ thế giới, đồng thời cũng đã có Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa 5 năm 2006-2010 cũng là nhắmtheo hướng đó

2.1.1.1 Doanh nghiệp và các loại hình doanh nghiệp

Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau Mỗi loại hìnhdoanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp Về cơ bản, những sự khác biệt tạo ra bởi loại hình doanh nghiệp là: uy tín doanh nghiệp do thói quen tiêu dùng; khả năng huy động vốn; rủi ro đầu tư; tính phức tạp của thủ tục và các chi phí thành lập doanhnghiệp; tổ chức quản lý doanh nghiệp Do đó, khi cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp thì việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp

là rất quan trọng, nó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp

Luật doanh nghiệp 2005 quy định có các loại hình doanh nghiệp đó là:

Trang 4

Doanh nghiệp tư nhân

Công ty hợp danh

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

Công ty cổ phần

1.1.1.1 Ưu, nhược điểm của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tư nhân.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp; Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân; Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào

Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và

có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Ưu điểm của doanh nghiệp tư nhân: Do là chủ sở hữu duy nhất của doanh

nghiệp nên doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn chủ động trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp Chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp tư nhân tạo sự tin tưởng cho đối tác, khách hàng và giúp cho doanh nghiệp ít chịu sự ràng buộc chặt chẽ bởi pháp luật như các loại hình doanh nghiệp khác

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế đó thì loại hình doanh nghiệp này cũng

có một số nhược điểm như: do không có tư cách pháp nhân và tính chịu

trách nhiệm vô hạn về tài sản nên mức độ rủi ro của chủ doanh tư nhân cao, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của doanh nghiệp và của chủ doanh nghiệp chứ không giới hạn số vốn mà chủ doanh nghiệp đã đầu tư vào doanh nghiệp

Công ty hợp danh:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty (thành viên hợp danh), có thể có thành viên góp

Trang 5

vốn; thành viên hợp danh phải là cá nhân, có trình độ chuyên môn và uy tín nghề nghiệp và phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình vềcác nghĩa vụ của công ty; thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp đăng ký kinh doanh

và không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào để huy động vốn Thành viên hợp danh có quyền quản lý công ty; tiến hành các hoạt động kinh doanh nhân danh công ty; cùng liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ của công ty Thành viên góp vốn có quyền được chia lợi nhuận theo tỷ lệ được quy định tại Điều lệ công ty; không được tham gia quản lý công ty và hoạt động kinh doanh nhân danh công ty Các thành viên hợp danh có quyền ngang nhau khi quyết định các vấn đề quản lý công ty

Ưu điểm của công ty hợp danh là kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều

người Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh Việc điều hành quản lý công ty không quá phức tạp do

số lượng các thành viên ít và là những người có uy tín, tuyệt đối tin tưởng nhau

Hạn chế của công ty hợp danh là do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô

hạn nên mức độ rủi ro của các thành viên hợp danh là rất cao, mọi thành viên công ty đều có quyền quản lý công ty như nhau Trên thực tế loại hình doanh nghiệp này ít phổ biến hơn các loại hình doanh nghiệp khác

Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên:

Công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên trở lên là doanh nghiệp trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân (ít nhất là hai (02 thành viên) nhưng số lượng thành viên không vượt quá năm mươi (50) trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào doanh nghiệp.Thành viên sáng lập được ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty và được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của công ty trước khi đăng ký kinh doanh, nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (Điều 39) Tuy nhiên, sau khi doanh nghiệp được thành lập thì không có quy định nào phân biệt về quyền hạn, nghĩa vụ giữa thành viên sáng lập vàthành viên góp vốn Đây là điểm khác biệt giữa quy định về thành viên trong công ty TNHH và quy định về cổ đông trong công ty cổ phần

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và không được phát hành cổ phần

Trang 6

Công ty TNHH hai thành viên trở lên gồm có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc và Ban kiểm soát (phải thành lập nếu

có từ mười một (11) thành viên trở lên hoặc tuỳ chọn nếu có ít hơn 11 thành viên)

Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay

Ưu điểm của loại hình này là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân nên các

thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty, do đó người góp vốn hạn chế được rủi ro hơn Mặt khác, số lượng thành viên công ty không nhiều và các thành viên thường là người quen biết, tin cậy nhau, nên việc quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty

Tuy nhiên, hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn cũng có những hạn chế nhất định như: chế độ trách nhiệm hữu hạn nên uy tín của công ty trước

đối tác, bạn hàng cũng phần nào bị ảnh hưởng; công ty trách nhiệm hữu hạn chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhânhay công ty hợp danh Ngoài ra, việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên:

Theo Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2005, Công ty TNHH một thành viên là một hình thức đặc biệt của công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty TNHH một thành viên là công ty do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu; chủ sở hữu chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn điều lệ của doanh nghiệp Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ và chỉ có thểtăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác (khi đó sẽ chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên) Trong công ty TNHH một thành viên có quy định phân biệt quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu là cá nhân và chủ sở hữu là tổchức Chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu và không được giảm

Trang 7

vốn điều lệ Điều 66 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định các hạn chế đối với chủ sở hữu là: không được trực tiếp rút một phần hoặc toàn bộ số vốn

đã góp vào công ty Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cáchchuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn cho tổ chức hoặc cá nhân khác Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận của công ty khi công

ty không thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả

Tùy thuộc quy mô và ngành, nghề kinh doanh, cơ cấu tổ chức quản lý nội

bộ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên bao gồm: Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Chủ tịch công ty và Giám đốc Nhìn chung, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có đầy đủ các đặc thù của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên Điểm khác biệt duy nhất giữa công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên chỉ có một thành viên duy nhất và thành viên này có thể là tổ chức hoặc cá nhân Vì đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp năm

2005 được mở rộng nên các công ty TNHH theo quy định của Luật Doanhnghiệp 2005 không chỉ là các công ty TNHH do các tổ chức, cá nhân trong nước làm chủ sở hữu mà còn bao gồm các các công ty TNHH do các

tổ chức và cá nhân nước ngoài làm chủ sở hữu Các công ty này trước ngày 01/7/2006 được thành lập dưới các hình thức công ty liên doanh, công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài theo Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam năm 1996 Lợi thế của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

là chủ sở hữu công ty có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty

Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ

được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyểnnhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng

cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa Công ty cổ phần

có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán ra công chúng theo quy định của pháp luật về chứng khoán, điều này khác với công ty trách nhiệm hữu hạn Công ty cổ phần phải có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có

Trang 8

trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc công ty cổ phần có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát (Điều 95, Luật DN 2005)

Công ty Cổ phần có các loại cổ phần sau: loại cổ phần phải có khi thành lập, là cổ phần phổ thông và loại cổ phần ưu đãi khác có thể có hoặc không có bao gồm cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định (Điều 78 Luật Doanh nghiệp 2005) Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu có các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau Luật doanh nghiệp 2005 quy định cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi, tuy nhiên cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổphần phổ thông theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông Công ty cổ phần có rất nhiều lợi thế như: Chế độ trách nhiệm của công ty cổ phần là trách nhiệm hữu hạn, các cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa

vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp nên mức độ rủi do của các cổ đông không cao; Khả năng hoạt động của công ty cổ phần rất rộng, trong hầu hết các lịch vực, ngành nghề; Cơ cấu vốn của công ty cổ phần hết sức linh hoạt tạo điều kiện nhiều người cùng góp vốn vào công ty; Khảnăng huy động vốn của công ty cổ phần cao thông qua việc phát hành cổ phiếu ra công chúng là không giới hạn, đây là lợi thế riêng của công ty cổ phần Ngoài ra, việc chuyển nhượng vốn trong công ty cổ phần là tương đối dễ dàng, do vậy phạm vi đối tượng được tham gia công ty cổ phần là rất rộng, ngay cả các cán bộ công chức cũng có quyền mua cổ phiếu của công ty cổ phần

Bên cạnh những lợi thế nêu trên, loại hình công ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định như:

Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hìnhcông ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán; Việc quản lý và điều hành công ty cổ phần rất phức tạp do số lượng các cổ đông có thể rất lớn (không hạn chế được số lượng thành viên tham gia vào công ty) có nhiều người không hề quen biết nhau và thậm chí có thể có sự phân hóa thành các nhóm cổ đôngđối kháng nhau về lợi ích; Chủ sở hữu (thường và đa số) không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty đồng thời, loại hình công

ty cổ phần cũng có nguy cơ dễ bị người khác, công ty khác thôn tính

Trang 9

2.1.2 Tổ chức thương mại quốc tế WTO

2.1.2.1 Lịch sử hình thành, mục đích và chức năng của tổ chức thương mại

quốc tế WTO

Tổ chức thương mại quốc tế WTO:

Biện pháp phi thuế quan là biện pháp sử dụng hạn ngạch hoặc hạn chế địnhlượng khác như quản lý hạn ngạch Các biện pháp này dễ làm nảy sinh tệLịch sử hình thành của tổ chức thương mại quốc tế WTO:

WTO là chữ viết tắt của Tổ chức Thương mại Thế giới(World TradeOrganization) - tổ chức quốc tế duy nhất đưa ra những nguyên tắc thươngmại giữa các quốc gia trên thế giới Trọng tâm của WTO chính là các hiệpđịnh đã và đang được các nước đàm phán và ký kết

WTO được thành lập ngày 1/1/1995, kế tục và mở rộng phạm vi điều tiếtthương mại quốc tế của tổ chức tiền thân, GATT - Hiệp định chung về Thuếquan Thương mại GATT ra đời sau Chiến tranh Thế giới lần thứ II, khi màtrào lưu hình thành hàng loạt cơ chế đa biên điều tiết các hoạt động hợp táckinh tế quốc tế đang diễn ra sôi nổi, điển hình là Ngân hàng Quốc tế Tái thiết

và Phát triển, thường được biết đến như là Ngân hàng Thế giới (WorldBank) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày nay

Với ý tưởng hình thành những nguyên tắc, thể lệ, luật chơi cho thương mạiquốc tế nhằm điều tiết các lĩnh vực về công ăn việc làm, thương mại hànghóa, khắc phục tình trạng hạn chế, ràng buộc các hoạt động này phát triển,

23 nước sáng lập GATT đã cùng một số nước khác tham gia Hội nghị vềthương mại và việc làm và dự thảo Hiến chương La Havana để thành lập Tổchức Thương mại Quốc tế (ITO) với tư cách là chuyên môn của Liên HiệpQuốc Đồng thời, các nước này đã cùng nhau tiến hành các cuộc đàm phán

về thuế quan và xử lý những biện pháp bảo hộ mậu dịch đang áp dụng trànlan trong thương mại quốc tế từ đầu những năm 30, nhằm thực hiện mục tiêu

tự do hóa mậu dịch, mở đường cho kinh tế và thương mại phát triển, tạocông ăn việc làm, nâng cao thu nhập và đời sống của nhân dân các nướcthành viên

Hiến chương thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) nói trên đã đượcthỏa thuận tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về thương mại và việc làm ở Havana

từ 11/1947 đến 23/4/1948, nhưng do một số quốc gia gặp khó khăn trong phêchuẩn, nên việc hình thành lập Tổ chức thương mại Quốc tế (ITO) đã khôngthực hiện được

Trang 10

Mặc dù vậy, kiên trì mục tiêu đã định, và với kết quả đáng khích lệ đã đạtđược ở vòng đàm phán thuế quan đầu tiên là 45.000 ưu đãi về thuế áp dụnggiữa các bên tham gia đàm phán, chiếm khoảng 1/5 tổng lượng mậu dịch thếgiới, 23 nước sáng lập đã cùng nhau ký hiệp định chung về Thuế quan vàThương mại (GATT), chính thức có hiệu lực vào 1/1948.

Từ đó tới nay, GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán chủ yếu về thuế quan.Tuy nhiên, từ thập kỷ 70 và đặc biệt từ hiệp định Uruguay(1986-1994) dothương mại quốc tế không ngừng phát triển, nên GATT đã mở rộng diệnhoạt động, đàm phán không chỉ về thuế quan mà còn tập trung xây dựng cáchiệp định hình thành các chuẩn mực, luật chơi điều tiết các hàng rào phiquan thuế, về thương mại dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp đầu tư

có liên quan tới thương mại, về thương mại hàng nông sản, hàng dệt may, về

cơ chế giải quyết tranh chấp Với diện điều tiết của hệ thống thương mại đabiên được mở rộng, nên Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại(GATT) vốn chỉ là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tínhchất tùy ý đã tỏ ra không thích hợp Do đó, ngày 15/4/1994, tại Marrkesh(Maroc), các bên đã kết thúc hiệp định thành lập Tổ chức thương mại Thếgiới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp GATT WTO chính thứcđược thành lập độc lập với hệ thống Liên Hợp Quốc và đi vào hoạt động từ1/1/1995

2.1.2.2 Các nguyên tắc khi các doanh nghiệp gia nhập WTO

Các nguyên tắc, luật lệ, quy định cơ bản của WTO:

Cho dù có đến gần 30.000 trang văn bản, bao gồm rất nhiều văn bản pháp lýquy định nhiều lĩnh vực kinh tế - thương mại khác nhau như: thương mạihàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư, nông nghiệp, viễn thông, các biệnpháp kiểm dịch động - thực vật, sở hữu trí tuệ song thực chất, tất cả cácvăn bản đó đều được xây dựng và chuyển tải các nguyên tắc cơ bản củaWTO, hay nói cách khác, WTO hoạt động dựa trên một số nguyên tắc làmnền tảng cho hệ thống thương mại thế giới là:

Thương mại không phân biệt đối xử

Nguyên tắc này thể hiện ở hai nguyên tắc: đối xử tối huệ quốc và đối xửquốc gia

Nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN):

"Tối huệ quốc" có nghĩa là "nước (được) ưu đãi nhất", "nước (được) ưu tiênnhất" Nội dung của nguyên tắc này thực chất là việc WTO quy định rằng,

Trang 11

các quốc gia không thể phân biệt đối xử với các đối tác thương mại củamình

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: mỗi thành viên của WTOphải đối xử với các thành viên khác của WTO một cách công bằng nhưnhững đối tác "ưu tiên nhất" Nếu một nước dành cho một đối tác thương mại của mình một hay một số ưu đãi nào đó thì nước này cũng phải đối

xử tương tự như vậy đối với tất cả các thành viên còn lại của WTO để tất

cả các quốc gia thành viên đều được "ưu tiên nhất" Và như vậy, kết quả

là không phân biệt đối xử với bất kỳ đối tác thương mại nào

Nguyên tắc đối xử quốc gia (NT):

"Ðối xử quốc gia" nghĩa là đối xử bình đẳng giữa sản phẩm nước ngoài vàsản phẩm nội địa

Nội dung của nguyên tắc này là hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá tương tựsản xuất trong nước phải được đối xử công bằng, bình đẳng như nhau

Cơ chế hoạt động của nguyên tắc này như sau: bất kỳ một sản phẩm nhậpkhẩu nào, sau khi đã qua biên giới, trả xong thuế hải quan và các chi phíkhác tại cửa khẩu, bắt đầu đi vào thị trường nội địa, sẽ được hưởng sự đối xửngang bằng (không kém ưu đãi hơn) với sản phẩm tương tự được sản xuấttrong nước

Có thể hình dung đơn giản về hai nguyên tắc nêu trên như sau: Nếunguyên tắc "tối huệ quốc" nhằm mục tiêu tạo sự công bằng, không phânbiệt đối xử giữa các nhà xuất khẩu hàng hoá, cung cấp dịch vụ của cácnước A, B, C khi xuất khẩu vào một nước X nào đó thì nguyên tắc "đãingộ quốc gia" nhằm tới mục tiêu tạo sự công bằng, không phân biệt đối

xử giữa hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp nước A với hàng hoá, dịch

vụ của doanh nghiệp nước X trên thị trường nước X, sau khi hàng hoá,dịch vụ của doanh nghiệp nước A đã thâm nhập (qua hải quan, đã trả thuế

và các chi phí khác tại cửa khẩu) vào thị trường nước X

Thương mại ngày càng tự do hơn (từng bước và bằng con đường đàm phán):

Ðể thực thi được mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư, mở cửa thịtrường, thúc đẩy trao đổi, giao lưu, buôn bán hàng hoá, việc tất nhiên là phảicắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan (cấm, hạn chế,hạn ngạch, giấy phép ) Trên thực tế, lịch sử của GATT và sau này là WTO

đã cho thấy đó chính là lịch sử của quá trình đàm phán cắt giảm thuế quan,rồi bao trùm cả đàm phán dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan, rồi dần dần mởrộng sang đàm phán cả những lĩnh vực mới như thương mại dịch vụ, sở hữutrí tuệ

Trang 12

Tuy nhiên, trong quá trình đàm phán, mở cửa thị trường, do trình độ pháttriển của mỗi nền kinh tế của mỗi nước khác nhau, "sức chịu đựng" của mỗinền kinh tế trước sức ép của hàng hoá nước ngoài tràn vào do mở cửa thịtrường là khác nhau, nói cách khác, đối với nhiều nước, khi mở cửa thịtrường không chỉ có thuận lợi mà cũng đưa lại những khó khăn, đòi hỏi phảiđiều chỉnh từng bước nền sản xuất trong nước Vì thế, các hiệp định củaWTO đã được thông qua với quy định cho phép các nước thành viên từngbước thay đổi chính sách thông qua lộ trình tự do hoá từng bước Sự nhượng

bộ trong cắt giảm thuế quan, dỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan được thựchiện thông qua đàm phán, rồi trở thành các cam kết để thực hiện

Dễ dự đoán nhờ cam kết, ràng buộc, ổn định và minh bạch:

Ðây là nguyên tắc quan trọng của WTO Mục tiêu của nguyên tắc này là cácnước thành viên có nghĩa vụ đảm bảo tính ổn định và có thể dự báo trướcđược về các cơ chế, chính sách, quy định thương mại của mình nhằm tạođiều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, kinh doanh nước ngoài có thể hiểu,nắm bắt được lộ trình thay đổi chính sách, nội dung các cam kết về thuế, phithuế của nước chủ nhà để từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng hoạch định kếhoạch kinh doanh, đầu tư của mình mà không bị đột ngột thay đổi chính sáchlàm tổn hại tới kế hoạch kinh doanh của họ Nói cách khác, các doanhnghiệp nước ngoài tin chắc rằng hàng rào thuế quan, phi thuế quan của mộtnước sẽ không bị tăng hay thay đổi một cách tuỳ tiện Ðây là nỗ lực của hệthống thương mại đa biên nhằm yêu cầu các thành viên của WTO tạo ra mộtmôi trường thương mại ổn định, minh bạch và dễ dự đoán

Nội dung của nguyên tắc này bao gồm các công việc như sau:

Về các thoả thuận cắt giảm thuế quan:

Bản chất của thương mại thời WTO là các thành viên dành ưu đãi, nhânnhượng thuế quan cho nhau Song để chắc chắn là các mức thuế quan đãđàm phán phải được cam kết và không thay đổi theo hướng tăng thuếsuất, gây bất lợi cho đối tác của mình, sau khi đàm phán, mức thuế suất

đã thoả thuận sẽ được ghi vào một bản danh mục thuế quan Ðây gọi làcác mức thuế suất ràng buộc Nói cách khác, ràng buộc là việc đưa radanh mục ấn định các mức thuế ở mức tối đa nào đó và không được phéptăng hay thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho các doanh nghiệp nướcngoài Một nước có thể sửa đổi, thay đổi mức thuế đã cam kết, ràng buộcchỉ sau khi đã đàm phán với đối tác của mình và phải đền bù thiệt hại doviệc tăng thuế đó gây ra

Về các biện pháp phi thuế quan:

Ngày đăng: 29/06/2014, 18:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w