1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Thể dục THCS

7 242 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIỜ DẠY - HỌC TDTT TRONG NHÀ TRƯỜNG THCS ĐẠT CHẤT LƯỢNG CAO I. ĐẶT VẤN ĐỀ: Như chúng ta đã biết trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, đưa giáo dục đào tạo lên quốc sách hàng đầu. Mục đích của giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện bao gồm các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động sản xuất xây dựng con người mới XHCN. Bên cạnh đó giáo dục thể chất là môn học rất cần thiết bồi dưỡng nhân tài, là yêu cầu cấp thiết của ngành sư phạm, là vấn đề không thể thiếu được trong chiến lược đào tạo con người của mỗi chúng ta. Giáo dục thể chất trong nhà trường là một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện là quá trình sư phạm nhằm đào tạo thế hệ trẻ hoàn thiện về nhân cách và thể chất để nâng cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ con người. Trong quá trình giáo dục thể chất các cơ quan trong cơ thể từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn. Giáo dục thể chất trong nhà trường có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận động của học sinh nhằm trang bị cho học sinh đầy đủ về mọi mặt để thực hiện tốt nhiệm vụ học tập, lao động xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thể dục thể thao là một bộ phận của nền văn hoá xã hội, là một loại hình hoạt động đặc biệt nhằm hình thành các tố chất, chức năng của cơ thể con người, tăng cường sức khoẻ và khả năng làm việc. Yếu tố cơ bản của TDTT là các bài tập phát triển thể lực có liên quan chặt chẽ với quá trình hình thành và phát triển của nền văn hoá giáo dục. Đất nước ta từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đã bước vào giai đoạn mới. Đảng và nhà nước rất coi trọng và quan tâm xây dựng TDTT nước nhà. Để xây dựng đất nước và đấu tranh chống thù trong giặc ngoài. Tháng 3 năm 1946 Hồ Chủ Tịch đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: "Giữ gìn dân chủ xây dựng nước nhà, gây đời sống mới việc gì cũng phải có sức khoẻ mới thành công, mỗi người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước yếu ớt, mỗi người dân khoẻ mạnh tức là góp phần cho cả nước mạnh khoẻ" và vì thế "việc tập thể dục bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của mỗi người dân yêu nước". Bởi vậy, ngày nay TDTT ngày càng phát triển đi lên vì nó không chỉ dừng lại ở việc nâng cao sức khoẻ mà còn là danh dự của mỗi quốc gia. Tháng 2 năm 1948 Bộ giáo dục đã ban hành chương trình giáo dục thể chất trong nhà trường theo hướng cải cách và môn học TDTT trong nhà trường là môn học chính khoá. Môn học TDTT trong các nhà trường nó có vai trò quan trọng bởi nó không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh mà còn góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho các em. Nhiệm vụ của TDTT là giáo dục con người tinh thần yêu nước, tính sáng tạo và kiên cường trong lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể… Nó góp phần quan trọng đào tạo con người phát triển về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong phú về tinh thần. Những đức tính đó biểu hiện về tình cảm, đạo đức, phẩm chất cộng sản chủ nghĩa. Vì thế trong các trường học đã làm tốt công tác này. Song bên cạnh đó còn có một số trường môn học này chưa được chú trọng, nguyên nhân do đâu? Đó là câu hỏi lớn đặt ra trong mỗi chúng ta. Vì vậy tôi chọn đề tài "Một số giải pháp cơ bản để giờ dạy - học TDTT trong nhà trường THCS đạt chất lượng cao." II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1, Việc tìm các giải pháp để có giờ dạy - học TDTT tốt tôi đã tiến hành ở một số giáo viên và học sinh như sau: - Bằng phương pháp điều tra phỏng vấn, hỏi một số giáo viên ở các trường lân cận, kết quả cho thấy các giáo viên đồng ý 10 câu với các giải pháp để giờ dạy thể dục chính khoá có chất lượng. Tiến hành điều tra về học sinh: - Phát phiếu cho 66 em học sinh số lượng câu hỏi 198 câu/66 em học sinh của các lớp 7A, 7B, các em đều nhất trí và đồng ý với số lượng câu hỏi chính mà giáo viên các trường lân cận đã nhất trí. Qua tìm hiểu điều tra thấy được tình hình thực tế môn TDTT các trường THCS như sau: 100% số trường có giáo viên chuyên trách về TDTT, đa số là giáo viên có trình độ CĐSP trở lên. Tuy nhiên hiện nay có nhiều trường đã làm tốt công tác giáo dục thể chất, nhưng có một số giáo viên còn xem nhẹ môn thể dục mà chưa được chú trọng, cho nên môn học TDTT chính khoá ở các trường THCS chưa thực sự có chất lượng. 2 Qua kết quả điều tra về học sinh và giáo viên, tôi rút ra một số giải pháp cơ bản sau: a, Vai trò của giáo viên trong giờ dạy: Giáo viên vẫn là người đóng vai trò quan trọng nhất trong giờ dạy học, là người chịu trách nhiệm chính truyền thụ cho các em kiến thức cần thiết. Vì thế đòi hỏi giáo viên phải có trình độ, hiểu biết, có kiến thức vững vàng, phải học hỏi bạn bè, đồng nghiệp, đọc sách, tài liệu tham khảo, chuẩn bị giáo án đầy đủ, dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm. Đây là mấu chốt quan trọng trong giờ dạy học, đồng thời giáo viên phải nói rõ mục đích, ý nghĩa của giờ dạy học và có động tác làm mẫu chính xác tạo sự hấp dẫn cho học sinh. Bên cạnh đó phải có trang phục quần áo gọn gàng, để tăng sự nghiêm túc trong giờ học, cần phải nắm vững các đối tượng học sinh để có khối lượng, biện pháp giảng dạy hợp lý. b, Vai trò hứng thú tập luyện của học sinh: Là yếu tố không kém phần quan trọng, tuổi các em là lứa tuổi thích vui chơi, ở lứa tuổi này yêu cầu một khối lượng vận động cao, vận động nhiều sẽ giúp cho quá trình trao đổi chất, đặc biệt là quá trình đồng hoá diễn ra trong cơ thể nhanh hơn đó là cơ sở cho các em phát triển. Do đó hàng ngày các em phải thường xuyên tập luyện, có như thế mới phát triển tốt. Vì vậy trong quá trình giảng dạy TDTT cần nghiêm khắc, chặt chẽ, khối lượng vận động vừa sức, đúng yêu cầu, các giờ học cần xen lẫn các trò chơi để gây hứng thú tích cực tập luyện cho các em, không được buông lõng lớp để các em tự chơi theo sở thích làm cho giờ học lộn xộn gây ảnh hưởng đến chất lượng giờ học. c, Cơ sở vật chất bố trí tiết học: Một giờ học tốt ngoài hai giải pháp trên thì điều kiện sân bãi, dụng cụ phải đảm bảo như: sân tập, sân chơi, dụng cụ cần thiết cho từng môn học là một điều quan trọng mà tất cả giáo viên và học sinh đều nhất trí, nhất thiết giờ học TDTT phải bố trí ở tiết 1, 2 hoặc 3 buổi sáng để tránh nắng còn buổi chiều cần bố trí tiết 3, 4. Tóm lại: Dạy thể dục chủ yếu tiến hành ngoài trời nên điều kiện thời tiết, ngoại cảnh sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh. Vì vậy giáo viên phải có năng lực tổ chức lớp chặt chẽ, biết cách điều khiển đội hình đội ngũ một cách linh hoạt (có dự kiến trước) thay đổi nội dung, hình thức lên lớp cho phù hợp với điều kiện thay đổi của thời tiết. 3 Dạy thể dục không những đem lại sức khoẻ cho học sinh mà hình thành cho các em một số kỹ năng, kỹ xảo vận vận động cơ bản, cần thiết cho cuộc sống. Ngoài ra còn là môn học giáo dục về tư tưởng, đạo đức cho các em. Giờ thể dục là môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh về mặt tổ chức, kỷ luật tinh thần tập thể thống nhất hành động giáo dục ý chí kiên cường bền bỉ, sức chịu đựng khó khăn. Vì vậy trong tiết học tổ chức tập luyện thiếu chặt chẽ, phương pháp dạy học không bảo đảm tính sư phạm có thể dẫn đến tình trạng vô kỷ luật, ích kỷ, thiếu tôn trọng tập thể, có thể xảy ra thương tật do tập luyện. Theo tình hình thực tế ở các trường cho thấy chất lượng giờ học TDTT chưa thật tốt là do nhiều nguyên nhân: Đội ngũ giáo viên có chuyên trách, trình độ chuyên môn đã tạo đủ những sự nhiệt tình, lòng say mê yêu nghề mến trẻ ở một số thầy cô chưa cao, có một số trường giáo viên còn thả lỏng cho học sinh chơi tự do hoặc dưới sự điều khiển của lớp trưởng. Bên cạnh đó cơ sở vật chất và điều kiện học tập còn chật hẹp chưa đảm bảo cho các em có một giờ học thật sự bổ ích. Có những nơi học sinh học nhảy cao, cát thì ít, không xới cát, học ném bóng thì không có sân… Trên thực tế kiểm nghiệm cho thấy rằng đa số các tiết học TDTT vào tiết 5 không thực sự gây hứng thú đối với các em. Một là do thời tiết không đảm bảo (có thể nắng hoặc mưa). Hai là sau tiết 4 sự mệt mỏi tăng lên, sự ham thích về vận động đã giảm xuống, tư tưởng của các em muốn được nghỉ ngơi nên đưa khối lượng vận động vào sẽ không hợp lý ảnh hưởng đến sức khoẻ của các em. Dựa trên tình hình đó trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã tiến hành kiểm tra kết quả học tập môn Ném bóng và kết quả học tập thể hiện theo bảng sau: Lớp Môn học Tổng số HS Kết quả tập luyện Khá giỏi Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ 7A Ném bóng 33 6 18% 20 67% 7 15% 7B Ném bóng 33 9 27% 18 55% 6 18% Cộng 66 15 23% 38 57% 13 28% Qua số liệu điều tra về môn học Ném bóng cho thấy kết quả học tập của các giờ thể dục đang còn thấp, tỷ lệ % khá giỏi còn ít mà số học sinh chưa đạt yêu cầu đang còn nhiều cụ thể là: Lớp 7A có tổng số 33 học sinh có 18% học sinh khá, giỏi có 67% học sinh đạt yêu cầu có 15% học sinh chưa đạt yêu cầu 4 Lớp 7B có tổng số 33 học sinh có 27% học sinh khá giỏi có 55% học sinh đạt yêu cầu có 18% học sinh chưa đạt yêu cầu. 2, Áp dụng vào thực tế bản thân và học sinh ở trường tôi dạy. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi đã rút ra được 3 giải pháp cơ bản sau: a, Vai trò của giáo viên: - Phải có trình độ kiến thức vững chắc. - Giáo viên phải mẫu mực. - Phải nắm vững đối tượng học sinh. - Vui vẻ, nhiệt tình. - Nghiêm khắc trong giảng dạy và quản lý giờ học. - Chuẩn bị giáo án đầy đủ, trang phục gọn gàng. b, Vai trò hứng thú của học sinh: - Tổ chức xen lẫn trò chơi trong giờ học. c, Sân bãi và dụng cụ: - Sân tập rộng rãi, thoáng mát. - Dụng cụ tập luyện đầy đủ. Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi cố gắng tìm tòi đọc tài liệu tham khảo, chuẩn bị giáo án đầy đủ trước khi lên lớp, xác định đúng mục đích, yêu cầu bài dạy, chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học, khối lượng kiến thức phù hợp chính xác, tư thế tác phong chững chạc, điềm tĩnh, mẫu mực, lựa chọn đúng phương pháp, thực hiện đúng quy trình bài học, đúng giờ quy định. Trong giờ học cần nghiêm khắc chặt chẽ có xen trò chơi gây hứng thú cho học sinh đưa chất lượng giờ học, sự say mê trong học tập được nâng cao. Qua thực nghiệm cho thấy chất lượng của học sinh được nâng lên, bản thân tôi vận dụng các giải pháp cơ bản để có giờ dạy học thể dục tốt. Các giờ học phải được chuẩn bị chu đáo, dụng cụ tập luyện đúng quy cách, sân bãi được dọn vệ sinh sạch sẽ… Vì vậy sự hứng thú học tập của học sinh rất cao, chất lượng giờ dạy được tăng lên rõ rệt. Kết quả đó được đánh giá ở kiểm tra chất lượng và kiểm tra môn học cho thấy: Lớp Môn học Tổng Kết quả tập luyện Khá giỏi Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 5 số HS Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ Số HS Tỷ lệ 7A Ném bóng 33 13 39% 16 49% 5 12% 7B Ném bóng 33 14 42% 17 52% 2 6% Cộng 66 27 41% 33 50% 6 9% Qua bảng điều tra cho thấy tỷ lệ % học sinh khá giỏi tăng lên và chưa đạt yêu cầu giảm xuống cụ thể là: Lớp 7A có tổng số 33 học sinh có 39% học sinh khá, giỏi có 49% học sinh đạt yêu cầu có 12% học sinh chưa đạt yêu cầu Lớp 7B có tổng số 33 học sinh có 42% học sinh khá giỏi có 52% học sinh đạt yêu cầu có 6% học sinh chưa đạt yêu cầu. So với kết quả trước thực nghiệm thì chất lượng các giờ dạy học đã được nâng lên rõ rệt cụ thể là: Bảng tổng hợp đánh giá kết quả: Lớp Môn học Tổng số HS Kết quả trước khi TN Kết quả sau khi TN Khá, giỏi Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu Khá, ,giỏi Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu 7A Ném bóng 33 6 18% 20 67% 7 15% 13 39% 16 49% 4 12% 7B Ném bóng 33 9 27% 18 55% 6 18% 14 42% 17 52% 2 6% Cộng 2 lớp 66 15 23% 38 57% 13 20% 27 41% 33 50% 6 9% III. KẾT LUẬN: Chương trình giáo dục thể chất cho học sinh có ý nghĩa rất quan trọng, nó không những góp phần nâng cao thể chất, thẩm mỹ, đạo đức, ý chí… mà nó còn góp phần rất lớn vào sự tiến bộ của xã hội. Đối với giáo viên dạy môn Thể dục muốn một giờ dạy có chất lượng nhất thiết cần có các yếu tố sau: 1, Giáo viên phải mẫu mực, có trình độ kiến thức vững chắc, nắm vững đối tượng học sinh, vui vẻ , nhiệt tình, nghiêm khắc trong giờ dạy. Chuẩn bị giáo án trước khi lên lớp. 6 2, Giờ dạy phải tạo mọi điều kiện để gây được hứng thú ham mê của học sinh trong hoạt động. 3, Sân bãi, dụng cụ (cơ sở vật chất): Sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, cần vận dụng sáng tạo để giờ dạy thể dục có dụng cụ tập luyện, tránh việc dạy chay, nghèo nàn, khô cứng trong tiết học. Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đúc rút trong quá trình giảng dạy. Tôi muốn đưa ra đây để các bạn đồng nghiệp cùng xem, mong rằng nó cũng có những điều bổ ích trong công tác dạy TD ở trường THCS đồng thời cũng mong muốn các bạn đồng nghiệp bổ sung để kinh nghiệm được hoàn chỉnh hơn đáp ứng được nhu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện nay. Cùng một mục đích chung là góp phần giúp thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện có ích cho đất nước, làm chủ tương lai. Cuối cùng mong được nhà trường và các cấp trên tạo mọi điều kiện giúp đỡ để chương trình dạy học thể dục thể thao ngày càng phát triển hơn./. Ngày 20 tháng 4 năm 2005 7 . cách và thể chất để nâng cao khả năng làm việc, kéo dài tuổi thọ con người. Trong quá trình giáo dục thể chất các cơ quan trong cơ thể từng bước hoàn thiện, hình thành và phát triển các tố chất thể. về tư tưởng, đạo đức cho các em. Giờ thể dục là môi trường thuận lợi để giáo dục học sinh về mặt tổ chức, kỷ luật tinh thần tập thể thống nhất hành động giáo dục ý chí kiên cường bền bỉ, sức chịu đựng. đầu. Mục đích của giáo dục nhằm phát triển con người toàn diện bao gồm các mặt: Đức - Trí - Thể - Mỹ và lao động sản xuất xây dựng con người mới XHCN. Bên cạnh đó giáo dục thể chất là môn học rất

Ngày đăng: 29/06/2014, 18:00

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w