Vì thế, sự phát triển này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường, thúc đẩy sự cạnh tranh và đồng thời giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm trong ngàn
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI
CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NHÀ THUỐC LONG CHÂU
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2017 - 2023
LỚP: CC09 - NHÓM: CC091.3 - HK232
GVHD: THS VŨ QUỐC PHONG SINH VIÊN THỰC HIỆN
% ĐIỂM BTL
ĐIỂM BTL
GHI CHÚ
Trang 2BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC NHÓM
STT Mã số
Nhiệm vụ được phân công
Ký tên
1 2252184 Nguyễn Võ Hữu
Hào
Phần mở đầu, mục 2.1 và 2.2
Trang 3MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
Chương 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH 5
1.1 Khái niệm cạnh tranh 5
1.2 Phân loại cạnh tranh 6
1.3 Biện pháp cạnh tranh 8
1.4 Vai trò của cạnh tranh 9
Chương 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NHÀ THUỐC LONG CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN 2017 - 2023 13
2.1 Lịch sử hình thành & phát triển của Nhà thuốc Long Châu 13
2.2 Chiến lược cạnh tranh của Nhà thuốc Long Châu giai đoạn 2017 - 2023 15
2.3 Chủ trương và kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của Nhà thuốc Long Châu 19
KẾT LUẬN 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đối với ngành y tế, cụ thể là ngành dược phẩm, các chuỗi cửa hàng bán lẻ thuốc luôn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng Với sự thuận tiện và đa dạng các sản phẩm, các nhà bán lẻ không chỉ là nơi cung cấp thuốc
mà còn là điểm đến chính cho người tiêu dùng khi cần tư vấn về sức khỏe và chăm sóc
cá nhân Thêm vào đó, dịch vụ bán lẻ dược phẩm cũng đang là một ngành có xu hướng phát triển tích cực Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ dược phẩm có tính phân mảnh rất cao, với hơn 50.000 nhà thuốc hầu hết là cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ Theo hãng nghiên cứu thị trường BMI, doanh số thị trường này sẽ tăng từ 7,7 tỷ USD năm 2021 lên 16,1
tỷ USD vào năm 2026 Vì thế, sự phát triển này sẽ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp dược phẩm mở rộng thị trường, thúc đẩy sự cạnh tranh và đồng thời giúp cải thiện chất lượng dịch vụ và sản phẩm trong ngành
Nói đến các chuỗi cửa hàng bán lẻ thuốc có danh tiếng, Nhà thuốc Long Châu
là một cái tên đáng chú ý hiện nay Trực thuộc Công ty cổ phần bán lẻ kỹ thuật số FPT – thành viên Tập đoàn FPT, hệ thống Nhà thuốc Long Châu ra đời vào năm 2007, hiện
đã trải qua 17 năm phát triển Đây là hệ thống nhà thuốc chuyên cung cấp đa dạng các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, các sản phẩm thực phẩm chức năng, trang thiết bị y
tế, dược mỹ phẩm và nhiều sản phẩm chăm sóc sức khỏe, tiêu dùng hàng ngày, Cho đến nay, Nhà thuốc Long Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, tiêu biểu như: Tháng 12 năm 2022, trở thành chuỗi nhà thuốc đầu tiên được vinh danh Doanh nghiệp chuyển đổi số tiêu biểu và được vinh danh “Top 10 Tin Dùng Việt Nam 2022"; Cuối năm 2023, đạt con số gần 1500 nhà thuốc tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc
Tuy nhiên, như bao ngành khác, Nhà thuốc Long Châu cũng có nhiều hạn chế trong quá trình hoạt động và phát triển Độ chất lượng và an toàn của sản phẩm được bày bán bởi Nhà thuốc Long Châu không đồng đều, có trường hợp không đạt đủ tiêu chuẩn kiểm duyệt do thiếu sự kiểm định chặt chẽ, hiện hữu việc niêm yết giá không
Trang 5như Nhà thuốc An Khang, Pharmacity, … Đây là các vấn đề tồn đọng có thể ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Nhà thuốc Long Châu
Với sự phổ biến và sức ảnh hưởng của hệ thống Nhà thuốc Long Châu đối với thị trường buôn bán lẻ dược phẩm hiện nay, nhóm chúng tôi đã đi đến quyết định chọn
chủ đề “Chiến lược cạnh tranh của Nhà thuốc Long Châu trong giai đoạn 2017-
2023” làm chủ đề để nghiên cứu cho bài tiểu luận môn học Kinh tế Chính trị Mác -
Lê-nin Với chủ đề này, nhóm chúng tôi đi vào việc phân tích chiến lược cạnh tranh của chuỗi nhà thuốc trong giai đoạn tương ứng, đồng thời dựa trên các thành tựu cũng như hạn chế có sẵn, đề ra những kiến nghị góp phần giúp cho Nhà thuốc Long Châu nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt được sự tín nhiệm cao đến từ người dùng
2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Quy luật cạnh tranh và ứng dụng của quy luật này vào chiến lược cạnh tranh của nhà thuốc Long Châu trong giai đoạn 2017-2023
3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian: Việt Nam
Thời gian: 2017 - 2023
4 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất, giới thiệu khái niệm cạnh tranh, phân loại cạnh tranh
Thứ hai, phân tích biện pháp cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh
Thứ ba, giới thiệu lịch sử hình thành & phát triển của Nhà thuốc Long Châu Thứ tư, phân tích chiến lược cạnh tranh của Nhà thuốc Long Châu hiện nay Thứ năm, giới thiệu chủ trương và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của
Nhà thuốc Long Châu
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mô tả
Trang 66 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:
- Chương 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH
- Chương 2: CHIẾN LƯỢC CẠNH TRANH CỦA NHÀ THUỐC LONG CHÂU TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 7Chương 1: QUY LUẬT CẠNH TRANH
1.1 Khái niệm cạnh tranh:
1.1.1 Khái niệm chung:
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa
vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác Thuật ngữ “cạnh tranh” được
sử dụng cho nhiều khía nhau khác nhau từ đời sống sinh hoạt hằng ngày cho đến các lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật pháp, chính trị, văn hóa, thể thao, etc Dưới góc đô ̣ pháp lý, không có mô ̣t đi ̣nh nghĩa thống nhất về ca ̣nh tranh Tuy nhiên, thông qua các quy đi ̣nh củ a pháp luâ ̣t ca ̣nh tranh, ta có thể hiểu ca ̣nh tranh là những hành vi nhằ m
mục đích chiếm ưu thế về phía mình giữa các đối thủ
1.1.2 Khái niệm cạnh tranh trong kinh tế:
Trong khoa học kinh tế, cạnh tranh là hiện tượng kinh tế chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, ở mọi lĩnh vực, mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh và gắn với mọi chủ thể kinh doanh đang hoạt động trên thị trường Do đó, cạnh tranh được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau tuỳ thuộc vào ý định và hướng tiếp cận nghiên cứu của các nhà khoa học
Dù được nhìn nhận dưới các góc độ khác nhau song nhìn chung, nếu xét trong kinh tế và kinh doanh, nó chỉ ra sự ganh đua giữa các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp trong một thị trường nhằm đạt được những lợi ích cao nhất thông qua các phương thức khác nhau
Cạnh tranh có thể xảy ra ở nhiều cấp độ, từ cạnh tranh giữa những người bán hàng rong cho đến các công ty trong một ngành công nghiệp cụ thể và thậm chí bao gồm cả cạnh tranh giữa các quốc gia trên thị trường quốc tế
Cù ng với sự phát triển của xã hô ̣i, những mă ̣t tiêu cực của ca ̣nh tranh xuất hiê ̣n
càng nhiều, bắ t buô ̣c Nhà nước phải can thiê ̣p Hiê ̣n ta ̣i ca ̣nh tranh là lĩnh vực thuô ̣c sự điều chỉnh của pháp luâ ̣t, từ đó đưa ra mô ̣t môi trường ca ̣nh tranh lành ma ̣nh, diễn ra trong trật tự và khuôn khổ, ha ̣n chế những hâ ̣u quả tiêu cực về mă ̣t xã hô ̣i
Trang 81.2 Phân loại cạnh tranh: Xét theo nhiều tiêu chí khác nhau, cạnh tranh được phân thành 3 loại chính, bao gồm:
1.2.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường:
Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo
"luật" mua rẻ bán đắt Người mua luôn muốn mua được rẻ, ngược lại người bán lại luôn muốn được bán đắt Sự cạnh tranh này được thực hiện trong quá trình mặc cả và cuối cùng giá cả được hình thành và hành động mua được thực hiện
Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Là cuộc cạnh tranh trên cơ sở quy luật cung cầu Khi một loại hàng hoá, dịch vụ nào đó mà mức cung cấp nhỏ hơn nhu cầu tiêu dùng thì cuộc cạnh tranh sẽ trở nên quyết liệt và giá dịch vụ hàng hoá đó sẽ tăng Kết quả cuối cùng là người bán sẽ thu được lợi nhuận cao, còn người mua thì mất thêm một số tiền Đây là một cuộc cạnh tranh mà những người mua tự làm hại chính mình
Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất, nó có ý nghĩa sống còn đối với bất kì một doanh nghiệp nào Khi sản xuất hàng hoá phát triển, số người bán càng tăng lên thì cạnh tranh càng quyết liệt bởi vì doanh nghiệp nào cũng muốn giành lấy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần của đối thủ:
- Doanh nghiệp nào chiến thắng trong cuộc cạnh tranh này là việc tăng doanh
số tiêu thụ, tăng thị phần và cùng với đó sẽ là tăng lợi nhuận, tăng đầu tư chiều sâu và
mở rộng sản xuất
- Trong cuộc chạy đua này những doanh nghiệp nào không có chiến lược cạnh tranh thích hợp thì sẽ lần lượt bị gạt ra khỏi thị trường nhưng đồng thời nó lại mở rộng đường cho những doanh nghiệp nào nắm chắc được "vũ khí" cạnh tranh và dám chấp nhận luật chơi phát triển
Trang 91.2.2 Căn cứ vào phạm vi kinh tế:
Cạnh tranh trong nội bộ ngành:
- Là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất hoặc tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó Trong cuộc cạnh tranh này có sự thôn tính lẫn nhau
- Những doanh nghiệp chiến thắng sẽ mở rộng phạm vi hoạt động của mình trên thị trường Những doanh nghiệp thua cuộc sẽ phải thu hẹp kinh doanh thậm chí phá sản
Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp trong ngành kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất Trong quá trình cạnh tranh này, các chủ doanh nghiệp luôn say mê với những ngành đầu tư có lợi nhuận nên
đã chuyển vốn từ ngành ít lợi nhuận sang ngành nhiều lợi nhuận
1.2.3 Căn cứ vào mức độ, tính chất của cạnh tranh:
Cạnh tranh hoàn hảo: Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có rất nhiều người bán, người mua nhỏ, không ai trong số họ đủ lớn để bằng hành động của mình ảnh hưởng đến giá cả dịch vụ Điều đó có nghĩa là không cần biết sản xuất được bao nhiêu, họ đều có thể bán được tất cả sản phẩm của mình tại mức giá thị trường hiện hành
Cạnh tranh không hoàn hảo: Cạnh tranh không hoàn hảo là cạnh tranh trên thị trường không đồng nhất với nhau Mỗi loại sản phẩm có thể có nhiều loại nhãn hiệu khác nhau, mỗi loại nhãn hiệu lại có hình ảnh và uy tín khác nhau mặc dù xem xét về chất lượng thì sự khác biệt giữa các sản phẩm là không đáng kể Các điều kiện mua bán cũng rất khác nhau
Cạnh tranh độc quyền:
- Là cạnh tranh trên thị trường mà ở đó một người bán một loại sản phẩm không đồng nhất Họ có thể kiểm soát gần như toàn bộ sản phẩm hay hàng hoá bán ra thị trường Thị trường này có pha trộn lẫn giữa độc quyền và cạnh tranh gọi là thị trường cạnh tranh độc quyền ở đây xảy ra cạnh tranh giữa các nhà độc quyền
Trang 10- Điều kiện gia nhập hoặc rút lui khỏi thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều trở ngại do vốn đầu tư lớn hoặc do độc quyền về bí quyết công nghệ, thị trường này không có cạnh tranh về giá cả mà một số người bán toàn quyền quyết định giá cả
- Những nhà doanh nghiệp nhỏ tham gia vào thị trường này phải chấp nhận bán hàng theo giá cả của nhà độc quyền
1.3 Biện pháp cạnh tranh:
Biện pháp cạnh tranh giữa người bán và người mua là đàm phán giá cả, người bán nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đồng thời sử dụng chiến lược tiếp thị sáng tạo để tạo ra sự chú ý của người mua cũng như tạo ra hình ảnh thương hiệu tích cực để tạo ra sự tin cậy và uy tín Ngoài ra người bán có thể tối ưu hóa trải nghiệm mua hàng
và cung cấp các ưu đãi, khuyến mãi để tăng cường sự hài lòng của người mua và thúc đẩy sự trung thành
Biện pháp cạnh tranh giữa người mua và người bán là giá cả cạnh tranh, dịch vụ khách hàng xuất sắc, quảng cáo và tiếp thị sáng tạo, đàm phán và hợp tác tạo môi trường kinh doanh tích cực, phản hồi và cải thiện liên tục để sửa đổi sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng là một cách hiệu quả để duy trì sự cạnh tranh
Biện pháp cạnh tranh giữa người bán với nhau là giá cả cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm/dịch vụ, tạo ra sản phẩm mới hoặc cải tiến sản phẩm hiện có để cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường, sử dụng các chiến lược tiếp thị sáng tạo, tạo ra mối quan hệ lâu dài và tăng cường sự tin cậy từ khách hàng đồng thời xây dựng và tăng cường thương hiệu của doanh nghiệp để tạo ra sự nhận biết và trung thành từ phía khách hàng
Biện pháp cạnh tranh trong nội bộ ngành là các doanh nghiệp ra sức cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động để hạ thấp giá trị cá biệt của hàng hóa, làm cho giá trị hàng hóa của doanh nghiệp sản xuất ra thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa đó
Trang 11Biện pháp cạnh tranh giữa các ngành là các doanh nghiệp tự do di chuyển nguồn lực của mình từ ngành này sang ngành khác, vào các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau
Biện pháp cạnh tranh hoàn hảo là sản phẩm đồng nhất, số lượng lớn các người mua và người bán, khả năng dễ dàng rời khỏi hoặc vào thị trường, kiến thức hoàn hảo,
sự phân phối biệt lập, giá cả xác định bởi cung và cầu
Biện pháp cạnh tranh không hoàn hảo là hạn chế định vị để tạo ra sự khác biệt đối với sản phẩm và dịch vụ, sở hữu trí tuệ hoặc các nguồn tài nguyên độc quyền giúp duy trì ưu thế trước các đối thủ, chi phí cố định, hợp tác và liên kết, chiến lược giá cả không minh bạch để gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh
Biện pháp cạnh tranh độc quyền là sở hữu trí tuệ, chiến lược giá cả, hợp tác và liên kết, thiết lập rào cản thị trường để ngăn chặn sự cạnh tranh từ các đối thủ
1.4 Vai trò của cạnh tranh:
- Chính yếu tố cạnh tranh đã thúc đẩy các nhà kinh doanh cần không ngừng sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh Bên cạnh đó, cần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, áp dụng khoa học – kĩ thuật trong sản xuất để nâng cao năng suất lao động
- Xét về tầm vi mô, cạnh tranh khiến nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng
- Cạnh tranh rèn luyện tinh thần dám nghĩ dám làm, tính kiên trì, chủ động sáng tạo trong phạm vi khá rộng
Trang 12- Có chỗ đứng trong thị trường, nguồn nguyên liệu dồi dào và thu hút nhiều khách hàng
- Ngoài ra, đối với người tiêu dùng, khi có sự cạnh tranh, họ sẽ dễ dàng so sánh mặt hàng để tìm ra những sản phẩm có chất lượng tốt hơn, mẫu mã đa dạng, phong phú hơn, đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội
1.4.2 Mặt tiêu cực của cạnh tranh:
Cạnh tranh là yếu tố quan trọng trong việc sản xuất, phát triển và kinh doanh Tuy nhiên, cạnh tranh như thế nào là lành mạnh? Đó mới là mấu chốt vấn đề Rất nhiều người không áp dụng việc cạnh tranh lành mạnh, dẫn đến hàng loạt những vấn
đề tiêu cực như:
- Cạnh tranh làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, từ
đó, gây ra hiện tượng lạm quyền, độc quyền, hình thành sự phân hóa giàu nghèo một cách mạnh mẽ
- Chính bởi việc không hiểu rõ bản chất của cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh, rất nhiều người đã sử dụng những thủ đoạn xấu xa để chuộc lợi cá nhân một cách bất hợp pháp
- Vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại…)
- Gây ra sự phân hóa giàu nghèo
- Dùng những thủ đoạn phi pháp, bất lương để giành giật, lôi kéo khách hàng và thu lợi nhuận
1.4.3 Đối với doanh nghiệp:
Đối với mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có những vai trò sau:
- Được coi như là cái “sàng” để lựa chọn và đào thải những doanh nghiệp Vì vậy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò cực kỳ to lớn