1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chủ nghĩa mác lênin Đối với sự hình thành, phát triển tư tưởng hồ chí minh

20 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chủ Nghĩa Mác-Lênin Đối Với Sự Hình Thành, Phát Triển Tư Tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 385,78 KB

Nội dung

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn 7 2.2.. Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương

Trang 1

Trang

1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là thành tựu vĩ đại của trí tuệ loài người 3

2 Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự hình thành, phát triển Tư

2.1 Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trang bị cho Hồ Chí Minh thế giới quan và

phương pháp luận khoa học trong hoạt động nhận thức và thực tiễn 7 2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin quyết định bản chất giai cấp công nhân của

Tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc hệ

tư tưởng Mác-Lênin

11

2.3 Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến nội

dung của Tư tưởng Hồ Chí Minh

12

2.4 Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến tính

khoa học, cách mạng và sức sống của Tư tưởng Hồ Chí Minh

14

Trang 2

MỞ ĐẦU

Bất cứ một tư tưởng, học thuyết nào cũng có cơ sở, nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển của nó Đây là một vấn đề cơ bản khi tiếp cận và nghiên cứu nội dung của tư tưởng, học thuyết đó Trong quá trình nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh, việc nhận thức đúng đắn về nguồn gốc, quá trình hình thành, phát triển

sẽ góp phần tạo nên cơ sở, điều kiện thuận lợi cho việc làm rõ các giá trị và tính cách mạng, khoa học và sức sống của Tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa Mác-Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của Tư tưởng Hồ Chí Minh Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ Chí Minh, nhờ đó mà Nguyễn

Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Chính trên cơ sở của lý luận Mác-Lênin đã giúp Người tiếp thu và chuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử Vì vậy, trong quá trình hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh thì chủ nghĩa Mác-Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất

Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Chủ nghĩa Mác-Lênin với sự hình

thành, phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh” làm chủ đề viết tiểu luận môn học

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn trong vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay, đồng thời là cơ sở để đấu tranh, phản bác luận điệu chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch về mối quan hệ giữa Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 3

NỘI DUNG

1 Chủ nghĩa Mác-Lênin là thành tựu vĩ đại của trí tuệ loài người

1.1 Quan niệm về chủ nghĩa Mác-Lênin

Vài nét về quá trình hình thành của chủ nghĩa Mác-Lênin

Trong quá trình phát triển xã hội loài người, nhất là từ khi xuất hiện các giai cấp và đấu tranh giai cấp, quần chúng lao động luôn luôn mơ ước được sống trong một xã hội bình đẳng, công bằng, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc Những tư tưởng tiến bộ, nhân đạo đã hình thành và phát triển trong lịch sử nhân loại đều mong muốn giải phóng các giai cấp cần lao khỏi ách áp bức, bất công

Đến giữa thế kỷ XIX, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân ở nhiều nước Tây Âu, nhất là nước Anh, đã phát triển mạnh mẽ Bước lên vũ đài chính trị, giai cấp vô sản cần có lý luận khoa học để hướng dẫn cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp mình khỏi áp bức, bất công xã hội Dựa trên những tiền đề khoa học và lý luận, nhằm đáp ứng những yêu cầu cấp thiết trong cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân, C.Mác (1818-1883) và Ph.Ăngghen (1820-1895)

đã kế thừa, tiếp thu có chọn lọc, phát triển, sáng tạo ra học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa xã hội khoa học C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát hiện ra quy luật giá trị thặng dư và sáng lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử, chỉ rõ sự hình thành, phát triển, diệt vong của chủ nghĩa tư bản

và vai trò lịch sử toàn thế giới của giai cấp vô sản là xóa bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Lênin (1870-1924) đã vận dụng và phát triển sáng tạo toàn diện học thuyết Mác để giải quyết những vấn đề của cách mạng vô sản trong điều kiện đó Người đã phân tích sâu sắc chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, chỉ ra những mâu thuẫn nội tại không thể khắc phục được để khẳng định khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản và mối quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc

Sự phát triển sáng tạo học thuyết Mác của Lênin đã làm cho chủ nghĩa cộng sản khoa học trở thành hệ thống lý luận thống nhất của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới Giai đoạn phát triển mới của chủ nghĩa Mác đã gắn liền với tên tuổi của Lênin và từ đó chủ nghĩa xã hội khoa học - hệ tư tưởng của giai cấp công nhân được gọi là chủ nghĩa Mác-Lênin

Định nghĩa về chủ nghĩa Mác-Lênin

Thuật ngữ Chủ nghĩa Mác-Lênin được giải thích từ nhiều góc độ khác nhau:

- Xét từ góc độ đối tượng: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải

Trang 4

phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp lực, bóc lột tàn bạo và tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người

- Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết được sáng lập bởi C.Mác và Ph.Ăngghen, sau đó được Lênin phát triển, vận dụng vào thực tiễn

- Xét từ góc độ mối quan hệ giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với sự phát triển

tư tưởng của nhân loại và với thực tiễn: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại và tổng kết thực tiễn của thời đại

- Xét từ góc độ vai trò, chức năng: Chủ nghĩa Mác-Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học và thực tiễn cách mạng

- Xét từ góc độ cấu tạo: Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm ba bộ phận lý luận cơ bản đó là triết học Mác-Lênin; Kinh tế chính trị học Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học

Từ các cách tiếp cận trên, có thể hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin là: Chủ nghĩa được hình thành và phát triển dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn đồng thời kế thừa những giá trị tư tưởng của nhân loại; là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học cũng như thực tiễn cách mạng; là khoa học

về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế

độ áp bức, bóc lột tàn bạo và tiến tới giải phóng con người

Các bộ phận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa Mác-Lênin được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản bao gồm triết học Mác-Lênin; kinh tế chính trị học Mác-Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học,

cụ thể như sau:

Một là, triết học Mác-Lênin Đây là bộ phận lý luận nghiên cứu những quy luật vận động và phát triển chung nhất của tư duy, của tự nhiên và của xã hội; xây dựng thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học cũng như thực tiễn cách mạng

Hai là, kinh tế chính trị học Mác-Lênin Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác-Lênin, kinh tế chính trị học Mác-Lênin tập trung nghiên cứu những quy luật kinh tế của xã hội, đặc biệt là việc nghiên cứu những quy luật kinh tế của quá trình ra đời, phát triển rồi suy tàn của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và thứ hai là quá trình ra đời, phát triển của phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa

Ba là, chủ nghĩa xã hội khoa học Đây là kết quả tất yếu của sự vận dụng thế giới quan và phương pháp luận triết học cùng với kinh tế chính trị học

Trang 5

Mác-Lênin vào quá trình nghiên cứu làm sáng tỏ những quy luật khách quan của quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, cụ thể là bước chuyển biến lịch sử từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và tiến tới chủ nghĩa cộng sản

Ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin tuy có đối tượng nghiên cứu

cụ thể khác nhau nhưng ba bộ phận này đều nằm trong một hệ thống lý luận khoa học thống nhất Đó là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tàn bạo và tiến tới giải phóng con người

1.2 Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin

Có thể nói chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những học thuyết khoa học

và cách mạng có ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình phát triển lịch sử của nhân loại Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin được thể hiện như sau:

Chủ nghĩa Mác-Lênin là thành tựu tư tưởng vĩ đại của nhân loại được đặt nền móng bởi C.Mác và Ph.Ăngghen, sau đó được Lênin kế thừa và phát triển

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã phơi bày những mâu thuẫn cố hữu nhất, bản chất xấu xa nhất của chế độ tư bản chủ nghĩa và dự đoán chính xác xu hướng vận động của các hình thái kinh tế-xã hội nhằm khẳng định tương lai của nhân loại

là chế độ cộng sản chủ nghĩa Do vậy, chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết khoa học, cách mạng và nhân văn duy nhất đề ra mục tiêu giải phóng giai cấp, xã hội

và con người, đồng thời chỉ rõ lực lượng, con đường và phương thức để đạt được mục tiêu này

Nhờ có chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác

đã lý giải một cách khách quan và khoa học các quy luật phát triển của xã hội loài người thông qua sự phát triển và vận động của nền sản xuất xã hội Ngoài ra chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm rõ quy luật giá trị thặng dư, chỉ rõ nguồn gốc, hình thức cũng như cách thức mà nhà tư bản bóc lột công nhân và nhân dân lao động

Chủ nghĩa Mác-Lênin đã trở thành vũ khí lý luận và tư tưởng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột và bất công trong xã hội C.Mác khẳng định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đó là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản, đứng lên giải phóng chính mình để biến chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành khoa học, “đem khoa học thay thế cho mộng tưởng” - Lênin

và xây dựng một chế độ không còn người bóc lột người

Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời, loài người có lý luận thật sự khoa học hướng dẫn việc giải thích và cải tạo thế giới Chủ nghĩa Mác-Lênin là một thế giới quan và phương pháp luận mới, khoa học, cách mạng Giá trị của một thế giới quan và phương pháp luận mới thể hiện ở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật biện chứng khi mở rộng và áp dụng vào lịch sử xã hội trở

Trang 6

thành chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó, lý thuyết biến đổi xã hội nổi bật là lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội

Với bản chất khoa học và cách mạng, ngày nay chủ nghĩa Mác-Lênin đã, đang tiếp tục được vận dụng, bổ sung và phát triển trong thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc trên thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Chủ nghĩa Mác-Lênin mà hạt nhân của nó là phép biện chứng duy vật có những cơ sở khoa học mới để tiếp tục khẳng định và phát triển Mặc dù ra đời hơn hai trăm năm, nhưng Chủ nghĩa Mác-Lênin không hề lỗi thời vẫn mang tính thời đại sâu sắc Tiến trình lịch sử

xã hội loài người và những thành tựu khoa học của nhân loại ngày càng củng cố

và chứng minh hơn nữa tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin Trong điều kiện hiện nay, các nhà nước tư sản cũng đã có các điều chỉnh lớn trong hệ thống luật pháp cũng như các chính sách kinh tế, xã hội Nhà nước tư sản, một mặt về cơ bản vẫn bảo vệ lợi ích của giai cấp tư sản, một mặt khác đã

có những điều chỉnh chức năng nhằm làm dịu bớt các mâu thuẫn, bất công trong

xã hội Nhưng dù thay đổi để thích nghi, chủ nghĩa tư bản vẫn hoàn toàn là chủ nghĩa tư bản với những bản chất đặc trưng của nó Bóc lột giá trị thặng dư vẫn

là phương thức tồn tại của nó, đúng như sự phân tích về nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội, về các mâu thuẫn nội tại mang tính hủy diệt của xã hội tư bản chủ nghĩa mà chủ nghĩa Mác-Lênin đã đề cập

Có thể nói rằng “chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn giữ nguyên ý nghĩa và tầm quan trọng của nó trong thế giới hiện đại1”, “vẫn luôn luôn là một căn cứ quyết định cho các tổ chức cách mạng của giai cấp công nhân quốc tế, cho các Đảng Cộng sản chân chính đề ra đường lối chiến lược, sách lược cách mạng của mình”2 Tư tưởng, quan điểm khoa học của học thuyết Mác là chân lý thời đại,

nó đánh dấu trí tuệ của nhân loại trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Trong thế giới còn nhiều những bất công và bạo tàn, đặc biệt là những năm đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa Mác-Lênin là con đường, là cẩm nang thần kỳ của các dân tộc nô lệ, của giai cấp lao động nghèo khổ vươn lên giành quyền làm chủ vận mệnh của mình Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác-Lênin đã mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng là bước ngoặt to lớn trong Tư tưởng Hồ Chí Minh

1 Đánh giá của Đại hội Mác quốc tế (từ 27 đến 30/9/1995) họp ở Pa ri kỷ niệm 100 năm chủ nghĩa Mác

2 Đánh giá của tuần báo Giải phóng, ngày 7-7-1995, tiếng nói của hàng vạn chiến sĩ cách mạng các nước Mỹ La tinh

cư trú ở Thụy Điển

Trang 7

2 Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự hình thành, phát triển Tư tưởng

Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên khi đất nước, dân tộc mình đang bị thực dân Pháp xâm lược, thống trị, nô dịch, áp bức và bóc lột nặng nề, nhân phẩm của người Việt Nam bị chà đạp, các phong trào yêu nước của các sĩ phu khởi xướng đều lần lượt bị đàn áp và thất bại Hồ Chí Minh đau nỗi đau của dân tộc mình Với bầu nhiệt huyết và ý chí nghị lực của tuổi trẻ, Người đã tham gia hoạt động chính trị rất sớm

Sau nhiều năm bôn ba tìm con đường cứu nước, vào tháng 7 năm 1920,

Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin qua tác phẩm “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin” được đăng trên báo L’Humanité Theo Hồ Chí Minh, “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất

là chủ nghĩa Lênin” Đồng thời, Người còn chỉ rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với những người cách mạng nói chung, những người cách mạng Việt Nam nói riêng: “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” 3 Vai trò của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với Tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện ở những điểm chính sau:

Thế giới quan được hiểu là toàn bộ quan niệm, cách nhìn nhận về thế giới,

về vị trí con người trong thế giới đó, về chính bản thân và cuộc sống của con người Phương pháp luận được hiểu là phương pháp tư duy luận giải về xã hội,

tự nhiên Thế giới quan, phương pháp luận có vai trò to lớn với loài người, đặc biệt là các nhà tư tưởng Có cách nhìn nhận đúng đắn về thế giới, có cách tư duy luận giải khoa học thì mới đưa ra được những tư tưởng phù hợp với thực tiễn vận động phát triển của lịch sử Trong chủ nghĩa Mác-Lênin, thế giới quan duy vật và phương pháp tư duy biện chứng là những nhân tố đúng đắn và quan trọng giúp loài người vượt qua giới hạn nhận thức cũ để đi tới những thành tựu Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin thế giới quan, phương pháp luận duy vật biện chứng, qua đó giúp Người có nhận thức đúng về thực tiễn cách mạng Việt Nam và thế giới

3 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t10, tr 128

Trang 8

Để làm rõ hơn sự thay đổi về thế giới quan, phương pháp luận trong tư duy Hồ Chí Minh, đối chiếu qua hai giai đoạn trước và sau khi Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin

Với những điều kiện lịch sử của quê hương, gia đình tác động, Hồ Chí Minh sớm hình thành tư tưởng yêu nước Người ra đi tìm đường cứu nước, muốn xem Pháp và nước ngoài làm thế nào trở về giúp đồng bào ta Rõ ràng, trong nhận thức của người thanh niên Nguyễn Tất Thành lúc đó đã có sự vượt bậc so với các nhà yêu nước tiền bối, nhưng trong tư duy của Người vẫn là tư duy của một người yêu nước, chưa thấy con đường nào là con đường cứu nước đúng đắn cho chúng ta Khi ra đi, Người từng bước rút ra những kết luận quan trọng, nhưng những kết luận đó cũng chỉ dừng lại ở những cảm nhận ban đầu, từ những cái thực tiễn trước mắt Nhìn thấy áp bức, bất công, nô lệ, Hồ Chí Minh thương xót dân tộc, nhân loại cần lao, Người nhìn thấy nguyên nhân và kẻ thù trực tiếp là đế quốc, thực dân, tay sai nhưng Người chưa hiểu rõ được nguyên nhân sâu xa, quyết định của những bất công ấy, chưa nhận thức rõ bản chất của đế quốc và thực dân Người tìm đến nhiều học thuyết, nhiều kinh nghiệm cách mạng thực tiễn nhưng vẫn chưa thể tìm ra con đường đi đúng, bởi nó không thể mang đến cho Hồ Chí Minh những nhận thức, tư duy đúng với thực tiễn lịch sử Tư tưởng

tư sản, cách mạng tư sản đã lỗi thời so với thực tế lịch sử đang vận động

Năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp, với lý do: “Hồi đó nước chúng tôi đang ở dưới ách chủ nghĩa thực dân Pháp, bị bóc lột ghê gớm và khổ

sở vô cùng Tôi biết rất ít về các vấn đề chính trị, nhưng tôi muốn tổ quốc tôi được giải phóng, các “dân tộc thuộc địa” được giải phóng Tôi bắt đầu viết và phát những truyền đơn tố cáo tội ác của thực dân Pháp Tôi chưa hiểu đảng là

gì, công đoàn là gì, càng không rõ chủ nghĩa xã hội là gì, khác chủ nghĩa cộng sản ở chỗ nào Nhưng có những “ông bà” - lúc đầu tôi gọi các đồng chí tôi trong Đảng Xã hội như thế - đã tỏ đồng tình với tôi Vì vậy tôi tham gia Đảng Xã hội”

4 Ở đây chúng ta thấy, cho đến 1919, trong tư duy của Người, vẫn là “biết rất ít

về vấn đề chính trị”, vào Đảng Xã hội vì các đồng chí của Bác trong Đảng xã hội đồng tình với quan điểm của Người về cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức Khát khao giải phóng cho dân tộc, nhưng đến đây, Hồ Chí Minh vẫn chưa tìm thấy đường đi cho dân tộc Điều đó chứng tỏ, chưa có cái nhìn, cách luận giải thấu đáo về điều kiện thực tế

Hội nghị Véc-xây diễn ra, Hồ Chí Minh gửi yêu sách tám điểm đòi những quyền lợi cơ bản cho nhân dân An Nam, yêu sách không được chấp nhận Hồ Chí Minh nhận ra đây không phải là con đường cứu nước Hành động gửi bản yêu sách tới hội nghị Véc-xây có một tác dụng to lớn trong chuyển biến nhận

4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t12, tr 561

Trang 9

thức của Người nhưng chúng ta cũng thấy, Hồ Chí Minh vẫn chưa nhận rõ thực chất bản chất của chủ nghĩa thực dân và chưa nhận thức rõ làm gì để giành lại quyền cho dân tộc, bản yêu sách đòi quyền tự quyết nhưng “tự nó, chưa chỉ ra hướng thực hiện quyền tự quyết dân tộc là hướng nào”5

Cách mạng Tháng Mười thành công, luồng gió của chủ nghĩa cộng sản lan tới Pháp Những diễn biến về tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc trước những năm

1920 cho thấy những chiều hướng phát triển tích cực và ngày càng tiếp cận gần hơn tới con đường chân lý, nhưng chúng ta cũng thấy rằng đây là thời kì tìm tòi khảo nghiệm và vẫn trăn trở con đường nào giải phóng cho chúng ta Tư duy Nguyễn Ái Quốc chưa phải tư duy của một người cộng sản, theo chủ nghĩa Mác-Lênin Tuy nhiên, những hoạt động và sự chuyển biến tư tưởng trước năm

1920 lại là yếu tố quan trọng, tiền đề cho việc Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, đến với thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nền tảng quan trọng đề tìm ra và thực hiện con đường cứu nước “Chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba”6

Tháng 7/1920, Người tham gia đại hội Tua, bỏ phiếu tán thành sáng lập Đảng Cộng sản Pháp Bắt đầu từ đây, Tư tưởng Hồ Chí Minh có bước phát triển mới Thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được hình thành trong tư tưởng của Người

Tiếp xúc với chủ nghĩa Mác-Lênin, được chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị thế giới quan, phương pháp luận khoa học, Hồ Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vấn đề thế giới, Người đã tìm rõ nguyên nhân của áp bức, bất công, thấy rõ con đường cách mạng Việt Nam phải đi Bác kể lại cho một nhà báo Pháp: “Rồi một đồng chí đưa cho tôi đọc luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin…bài đó khó đọc vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ Nhưng tôi đọc

đi đọc lại và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc Bản luận cương làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao Tôi xúc động đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta” Từ đó tôi đã có một

sự lựa chọn: Tán thành Quốc tế III và hoàn toàn tin theo Lênin”7 Qua câu nói trên, chúng ta thấy chính Lênin, chính bản luận cương đã khai tỏ tâm trí Hồ Chí Minh, đã giúp Hồ Chí Minh giải thích và tìm ra con đường cứu nước, con đường cách mạng vô sản “Từng bước một, trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu thực

tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới

5 Hồ Chí Minh – vĩ đại một con người, Giáo sư Trần Văn Giàu, NXB CTQG 2010

6 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t10, tr 128

7 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t12, tr 471

Trang 10

giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ”8

Người đã khẳng định vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng như khẳng định tư duy cách mạng của mình hoàn toàn đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”9, “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những

là cái cẩm nang thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”10

Bắt đầu từ đây, trong tư tưởng và hành động của Người đã có những chuyển biến lớn lao Người hoàn toàn tin theo con đường vô sản, hình thành các luận điểm về cách mạng Việt Nam Nhờ tư duy duy vật biện chứng mà chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị, Người đã không bị bó buộc vào chủ nghĩa kinh viện, giáo điều đơ cứng, Người nhận thức được đặc điểm tình hình cách mạng Việt Nam, những điều kiện lịch sử riêng biệt của xã hội Việt Nam, nhờ đó có sự vận dụng sáng tạo, phát triển quan điểm Mác-Lênin ở Việt Nam Nắm vững quy luật vận động của tự nhiên, của lịch sử loài người, Người có những quan điểm lãnh đạo đất nước phù hợp với quy luật khách quan Thực tiễn thắng lợi cách mạng Việt Nam đã chứng minh đường lối lãnh đạo cách mạng Việt Nam là đúng đắn, đường lối cách mạng Việt Nam đúng đắn nhờ Hồ Chí Minh có thế giới quan, phương pháp luận khoa học Thế giới quan, phương pháp luận khoa học đó ở đâu mà có? Chính do chủ nghĩa Mác-Lênin trang bị cộng với phẩm chất cá nhân hiếm có của

Hồ Chí Minh

Trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận Mác-xít, Hồ Chí Minh đã tiếp thu, hấp thụ có chọn lọc các tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị tốt đẹp của truyền thống dân tộc để làm giàu thêm trí tuệ của mình, đồng thời phát triển những giá trị đó lên một tầm cao mới Với tư duy biện chứng duy vật, Người tách khỏi thế giới quan siêu hình thường thấy ở các vị tiền bối (ví dụ: Pháp xâm lược chúng ta thì cho rằng cả nước Pháp là kẻ thù, thậm chí có những suy nghĩ cực đoan không dùng đồ của Pháp như cụ Nguyễn Đình Chiểu…) Xem xét sự vật hiện tượng trong mối liên hệ, khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển, Hồ Chí Minh đã “gạn đục khơi trong” tiếp thu những cái giá trị trinh túy của tinh hoa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, không hề phủ định sạch trơn mà mang tính kế thừa, hết sức biện chứng, đúng tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin

Đối với Nho giáo, Người nói: “Trong học thuyết Khổng Tử có nhiều điểm không đúng song những điều hay thì chúng ta nên học” Trong các bài nói, bài

8 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t10, tr 126

9 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t2, tr 268

10 Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2011, t10, tr 268

Ngày đăng: 04/12/2024, 18:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w