1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận trình bày vai trò của chủ nghĩa yêu nước việtnam và chủ nghĩa mác lênin đối với sự hìnhthành tư tưởng hồ chí minh

21 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả Trần Phương Linh, Nguyễn Phúc Duy, Hà Thu Giang, Nguyễn Khải Huyền, Trương Thị Thuỳ Dương, Nguyễn Minh Duy, Trần Nhật Minh, Trần Thuỳ Dương, Chu Minh Vương, Bank Outsa, Phạm Diệu Uyên, Nguyễn Lan Anh, Vũ Thị Phương Thúy, Bùi Thị Ngọc Mai, Tô Quỳnh Trang
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại Bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 657,06 KB

Nội dung

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí MinhĐề tài: Trình bày vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.Xác định mức độ tham gia và kết

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

-Đề tài : Trình bày vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình

thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Nhóm:

-Lớp: N01.TL1

Hà Nội, 2024

0

Trang 2

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Đề tài: Trình bày vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác –

Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng thành viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:

Họ và tên Công việc thực hiện

Tiến độ thực hiện

Mức độ hoàn

Xếp loại

Tíchcựcsôinổi

Đónggópnhiềuýkiến

1 470168 Chu Minh Vương

2 473876 Trần Phương Linh Mở đầu +

Trang 4

I Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam

5

1 Khái niệm

5

1.1 Khái niệm yêu nước

Trang 5

7

Trang 7

cờ lý luận soi sáng con đường cách mạng Việt Nam - con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam Từ khái niệm nêu trên nhằm chỉ rõ nội hàm của tư tưởng Hồ Chí Minh, để hiểu hơn thấm nhuần hơn những đau thương của lịch sử tàn khốc và hiểu về con đường gian nan của người anh hùng mang tên Nguyễn Ái Quốc, nhóm chúng em làm rõ vai tròcủa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam và chủ nghĩa Mác - Lênin đối với sự hình thành

tư tưởng Hồ Chí Minh

B NỘI DUNG

I Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam

1 Khái niệm

1.1 Khái niệm yêu nước

Yêu nước là trạng thái tình cảm xã hội mang tính phổ biến vốn có của mọi quốc gia - dân tộc trên thế giới Yêu nước là cơ sở, nền tảng hình thành nên chủ nghĩa yêu nước, là phạm trù có tính chất đánh giá mang tính đạo đức đối với chủ thể (cá nhân, cộng đồng) trước nghĩa vụ, trách nhiệm mà đất nước đặt ra Tuy nhiên, sự hình thành chủ nghĩa yêu nước sớm hay muộn, mức độ đậm hay nhạt, nội dung và hình thức biểu hiện cũng như chiều hướng phát triển, có sự khác nhau, thì điều

đó phụ thuộc vào từng dân tộc và điều kiện lịch sử cụ thể

1.2 Khái niệm về chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Đó là động lực, sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và vượt qua mọi khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước mà phát triển Chủ nghĩa yêu nước chính là nền tảng tư tưởng, điểm xuất phát và là động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường cứu nước, cứu dân

2 Chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam

6

Trang 8

Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ lịch sử Việt Nam từ xưa đếnnay Không giống như Phật giáo, Nho giáo, Lão giáo du nhập từ ngoài vào, chủ nghĩa yêu nước xuất phát từ tình cảm của con người Việt Nam đối với quê hương

xứ sở, được củng cố và vun bồi bởi những cuộc khởi nghĩa và kháng chiến chống xâm lược, là sản phẩm của lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại Khởi nghĩa, cách mạng, kháng chiến hay xây dựng đất nước, thời nào cũng vậy, có nhân tố chủ yếu cực kỳ quan trọng có ý nghĩa quyết định, đó là lãnh đạo tổ chức và sự đồng lòng ủng hộ của toàn dân mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết vàkhát vọng giải phóng, phát triển

Do là một nước nhỏ, lại nằm ở vị trí địa lý có giá trị chiến lược về kinh tế, quân

sự, ngoại giao và giàu có về tài nguyên, khoáng sản, “rừng vàng, biển bạc”, nên từ thời cổ đại cho đến hiện đại nước ta luôn bị các thế lực ngoại bang gây chiến tranh xâm lược và chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta Trải qua rất nhiều cuộc

“đụng đầu lịch sử” với các thế lực lớn, mạnh hơn ta gấp nhiều lần trong gần 12 thế

kỷ đã hun đúc và bồi đắp nên chủ nghĩa yêu nước cho dân tộc Việt Nam Đồng thời, đất nước ta tuy phì nhiêu, trù phú nhưng cũng lắm thiên tai, hạn hán, bão lụt

Từ rất sớm, nhân dân ta đã biết đắp đê để chống lũ lụt, đào kênh mương, làm thủy lợi để chống hạn hán… Điều đó càng chứng tỏ ở sâu bên trong trái tim, dòng máu con cháu Lạc Hồng ấy luôn sục sôi những ý chí bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia bằng tất cả những gì chúng ta có

Ý chí về chủ nghĩa yêu nước vẫn luôn ở đó, nhưng lại bùng nổ mạnh mẽ nhất vào thời kỳ đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và kháng chiến chống Pháp Từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX, các phong trào đấu tranh lần lượt

nổ ra, một số các phong trào tiêu biểu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam là: các cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Hoàng Hoa Thám, những cuộc khởi nghĩa trên đều ghi vào lịch sử mỗi dấu ấn đậm sâu làm dẫn chứng cho chủ nghĩa yêu nước và đoàn kết dân tộc Dân ta thà mất mạng còn hơn mất nước, thà hi sinh máu xương để cho đất nước có một tương lai hoà bình còn hơn là đầu hàng lệ thuộc Những ý chí quật cường vẫn tồn tại ở mỗi cá nhân con người Việt Nam, có trải qua hàng nghìn năm bị chiếm đóng hay nhồi nhét những ý nghĩ xấu

Trang 9

thì vẫn giữ cho mình một tố chất liêm khiết, cương trực mà bảo vệ Tổ quốc tới cùng.

Chủ nghĩa yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta, ra đời từ rất sớm cùng với sự ra đời của nhà nước Văn Lang từ thời thượng cổ và trở thành dòng chủlưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam Chủ nghĩa yêu nước là sản phẩm của bản thân lịch sử Việt Nam, do chính con người Việt Nam qua các thế hệ tạo dựng và trở thành sức mạnh nội sinh giúp dân tộc ta vượt qua muôn ngàn thử tháchtrong chống giặc ngoại xâm và thiên tai, bảo vệ sự trường tồn của dân tộc trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước Lịch sử của dân tộc Việt Nam đã được viết bằng máu và mồ hôi của nhiều thế hệ ông cha, làm nên biết bao kỳ tích anh hùng, những trang sử vẻ vang đầy khí thế Chính những điều đó đã tạo nên truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mà trong đó nổi bật nhất là chủ nghĩa yêu nước

- một chủ nghĩa cao quý được hun đúc và phát huy suốt trong quá trình dựng nước

và giữ nước của dân tộc Việt Nam Mỗi người Việt Nam đều có quyền tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc, những người đã hy sinh để bảo vệ mảnh đất quê hương Những người đã viết nên thiên sử của dân tộc và sẽ luôn là hành trang của các thế hệ người Việt Nam

3 Vai trò của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đối với tư tưởng Hồ Chí Minh

Ảnh hưởng của chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam đối với sự hình thành,phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh

Tình yêu quê hương, đất nước đã nảy nở trong tâm hồn Hồ Chí Minh từ thuở nhỏ qua ảnh hưởng của gia đình, quê hương và đất nước Sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, Nguyễn Sinh Cung sớm thấu hiểu sự cao đẹp của tình yêu quê hương, đất nước qua lời dạy của người cha, lời ru của mẹ và từ tấm gương sáng ngời về lòng yêu nước, thương dân của thân phụ, thân mẫu Đặc biệt, Người sinh ra, sống tuổi thơ tại quê hương Nam Đàn, xứ Nghệ, một vùng quê có “một bề dày lịch sử” yêu nước, chống giặc ngoại xâm và là cái nôi sản sinh ra các anh hùng, hào kiệt cho đất nước Cũng tại nơi đây, Bác trực tiếp nếm trải tình cảnh người dân của một nước nô lệ; đau xót trước cuộc sống nghèo khổ, bị đàn áp, bị

8

Trang 10

bóc lột cùng cực của đồng bào mình ngay trên mảnh đất quê hương và tận mắt chứng kiến thái độ ươn hèn, bạc nhược của bọn quan lại triều đình, những thất bại của các phong trào cách mạng

Với lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến, Nguyễn Tất Thành đã trăn trở về sự

bế tắc đường lối cứu nước của dân tộc ta và quyết chí ra đi tìm một con đường cứu nước mới cho dân tộc Lúc ấy, Người khẳng định rõ mục đích của chuyến đi: “Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” Cho thấy, tình cảm yêu nước trong Hồ Chí Minh đã được hiện thực hóa bằng ý chí và hành động tìm đường cứu nước Chủ nghĩa yêu nước không những là động lực chủ yếu thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước mà còn giúp Người xác định hướng đi và cách đi đúng, đó là đi về phương Tây và đi bằng con đường lao động Người hiểu rõ, chỉ

có đi sang phương Tây, mà trước hết là sang Pháp mới hiểu rõ kẻ thù của dân tộc mình và chỉ có đi bằng con đường lao động thì mới đi được xa và được lâu Thực

tế, nếu không có tấm lòng yêu nước nồng nàn và một ý chí kiên cường, bất khuất thì làm sao Nguyễn Tất Thành dám dấn thân “vào hang cọp mới bắt được cọp” nhưthế được

Chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Tất Thành đến được với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm thấy lời giải đáp đầy thuyết phục về con đường cứu nước và giải phóng dân tộc Chính tình yêu nước vô bờ bến đó đã không kìm nén được cảm xúc của Người khi bắt gặp Luận cương của Lênin Sau này, Người kể lại: “Luận cương củaLênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên Ngồi một mình trong buồng kín mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” Hồ Chí Minh nêu rõ: “Lúc đầu, chính chủ nghĩa yêu nước, chứ chưa phải chủ nghĩa công sản đã đưa tôi theo Lênin, vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những ngườilao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” Qua đó cho thấy, chủ nghĩa yêu nước kết tinh trong Hồ Chí Minh là cầu nối giữa Người với chủ nghĩa Mác - Lênin - Nguồn

Trang 11

gốc lý luận chủ yếu quyết định đến bản chất cách mạng và khoa học tư tưởng Hồ Chí Minh.

Các giá trị truyền thống dân tộc còn là động lực chủ yếu chi phối mọi suy nghĩ, hành động của Hồ Chí Minh trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình Bác lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, chính là tự đặt cho mình nhằm nhắc nhở Người vàđồng bào luôn luôn yêu nước, suốt đời phấn đấu vì nước, vì dân Thật vậy, suốt cuộc đời Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bật là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn,

áo mặt, ai cũng được học hành Đến khi sắp về cỏi vĩnh hằng, trong bản Di chúc lịch sử, Người viết: “Suốt đời tôi hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân Nay dù phải từ biệt thế giới này, tôi không có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc không được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa”.Như vậy, chủ nghĩa yêu nước và ý chí kiên cường, bất khuất trong đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta là một truyền thống quý báu, là động lực tinh thần to lớn góp phần vào sự trường tồn của dân tộc và sự phồn vinh của đất nước Đồng thời, các giá trị ấy, đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành, phát triển

tư tưởng Hồ Chí Minh Với góc nhìn biện chứng cho thấy, nếu như không có chủ nghĩa yêu nước là động lực để Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước thì sẽ không đến được với chủ nghĩa Mác - Lênin và từ đó không thể có tư tưởng Hồ Chí Minh Chủnghĩa yêu nước như con thuyền lớn đã đưa Bác đến được với chủ nghĩa Mác – Lênin và tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc

II Sự ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình thành tư tưởng

Hồ Chí Minh

1 Lý thuyết chủ nghĩa Mác – Lênin

Chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta xác định

là nền tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, trên cơ sở nhu cầu và mục đích nghiên cứu, đã có nhiều cách tiếp cận về Chủ nghĩa Mác-Lênin trên phương diện, góc độ khác nhau, theo đó, có 5 cách tiếp cận cơ bản sau:

10

Trang 12

- Xét từ góc độ đối tượng: là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người.

- Xét từ góc độ chủ thể sáng tạo và phát triển: là hệ thống quan điểm và học thuyết

đó được sáng lập bởi C.Mác, Ph.Ăngghen và sự phát triển, vận dụng vào thực tiễn của V.L Lênin

- Xét từ góc độ mối quan hệ (giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại và với thực tiễn): là hệ thống quan điểm và học thuyết được hình thành và phát triển trên cơ sở kế thừa những giá trị tư tưởng tiến bộ của nhân loại

và tổng kết thực tiễn thời đại

- Xét từ vai trò, chức năng: hệ thống quan điểm và học thuyết đó đóng vai trò là thếgiới quan, phương pháp luận phổ biến cho sự sáng tạo trong nhận thức khoa học (nghiên cứu và phát triển sáng rạo ra cái mới) và thực tiễn cách mạng (thực tiễn cảibiến cái cũ, sáng tạo cái mới)

- Xét từ góc độ cấu tạo: Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học

+ Triết học giúp Hồ Chí Minh hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, khoa học, cách mạng và thấy được những quy luật vận động phát triển của thế giới và xãhội loài người

+ Kinh tế chính trị vạch rõ quan hệ xã hội được hình thành và phát triển gắn với quá trình sản xuất, thấy được bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với con người, xóa bỏ bóc lột gắn liền với xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội rồi đến chủ nghĩa cộng sản

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học vạch ra quy luật phát sinh, hình thành, phát triển của hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, những điều kiện, tiền đề, nguyên tắc, con đường học thức, phương pháp của giai cấp công nhân, nhân dân lao động

Trang 13

để thực hiện sự chuyển biến xã hội từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cộng sản.

Như vậy Chủ nghĩa Mác – Lênin với bản chất cách mạng và khoa học của nó giúp Người chuyển biến từ chủ nghĩa yêu nước không có khuynh hướng rõ rệt thành người cộng sản, dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bảo đảm thắng lợi cho chủ nghĩa xã hội

Hồ Chí Minh đã vận động sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thểcủa Việt Nam giải đáp những vấn đề thực tiễn đặt ra, đưa Việt Nam tiến lên chủ nghĩa xã hội

2 Vai trò của Chủ nghĩa Mác – Lênin đối với sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Chủ nghĩa Mác – Lênin là nhân tố ảnh hưởng và tác động quyết định đến quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh

Đó là cơ sở hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của Hồ ChíMinh, nhờ đó mà Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã có bước phát triển về chất từmột người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản lỗi lạc, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn Chính trên cơ sở của lý luận Mác – Lênin đã giúp người tiếp thu vàchuyển hoá những nhân tố tích cực, những giá trị và tinh hoa văn hoá của dân tộc

và của nhân loại để tạo nên tư tưởng của mình phù hợp với xu thế vận động của lịch sử

Vì vậy, trong quá trình hình thành tư tưởng hồ chí minh thì chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò to lớn, là cơ sở, nguồn gốc chủ yếu nhất Mối quan hệ giữa tư tưởng hồ chí minh với chủ nghĩa Mác – Lênin Chủ nghĩa Mác – Lênin là đỉnh cao của tư duy nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận khoa học và cách mạng,

hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, của các đảng cộng sản

và công nhân trong đấu tranh xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa

1 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam nêu rõ tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa

12

Trang 14

Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta Như vậy, cơ sở hình thành tư tưởng HCM là chủ nghĩa Mác – Lênin.

2 Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng đã nhận thức về tư tưởng Hồ Chí Minh: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc, là kết quả của việc vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện thực tế và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”

3 Phương pháp luận Hồ Chí Minh lấy phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin làm cơ sở, được hình thành và phát triển qua quá trình hoạt động cách mạng của Người

4 Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng

Hồ Chí Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời Ngay từ cuối nhưng năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Lênin”2 Vận dụng và phát triểnsáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và người lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng Trên cơ sở lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước

và thế giới hình thành lên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

Tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã trở thành người cộng sản với tầm vóc trí tuệ lớn như Lênin mong muốn: “Người ta chỉ có thể trở thành người cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho tàng tri thức mà nhân loại đã tạo ra"

Ngày đăng: 04/05/2024, 08:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w