1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tên Đề tài hệ thống ngân hàng

24 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ Thống Ngân Hàng
Tác giả Phạm Nguyễn Mai Vy, Lê Ngọc Tuyền, Nguyễn Thị Phương Anh, Đinh Nữ Thanh Nhàn, Nguyễn Ngọc Tường Vy, Huỳnh Thị Hồng Phấn
Người hướng dẫn GVHD: Triệu Thị Thu Hằng
Trường học Trường Đại Học Công Thương TP.Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Khoa Tài Chính – Kế Toán
Thể loại Đề Tài
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,15 MB

Nội dung

Một số nghiệp vụ kinh doanh được hoàn thiện gồm: Nhận tiền gửi, cho vay, pháthành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng, chiết khấu thương phiếu, chuyển tiền,….Giaiđoạn này các ngân hàng hoạ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

-oOo -TÊN ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

LỚP: 14DHKT01 – NHÓM 09 GVHD: TRIỆU THỊ THU HẰNG

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 15 tháng 3 năm 2024

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN

Trang 3

TP HỒ CHÍ MINH, ngày 15 tháng 3 năm 2024

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài.

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp và đầybiến động, vai trò củaNgân hàng Trung ương trở nên vô cùng quan trọng Ngân hàng Trung ương không chỉđóng vai trò là ‘người điều hành’ của nền kinh tế mà còn là ‘bức bình phong’ bảo vệ sự

ổn định của hệ thống tài chính quốc gia Đề tài này sẽ khám phá tầm quan trọng của Ngânhàng Trung ương trong việc duy trì sự ổn định kinh tế, điều tiết lạm phát và thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế bền vững Đây là một lĩnh vực rộng lớn và phức tạp, việc nghiên cứu vềNgân hàng Trung ương sẽ giúp mở rộng kiến thức về tài chính tiền tệ, đồng thời rènluyện kỹ năng phân tích và đánh giá

2 Mục đích nghiên cứu.

Hiểu rõ hơn về vai trò và chức năng của Ngân hàng Trungương trong nền kinh tế.Khám phá các công cụ mà Ngân hàngTrung ương sử dụng để điều tiết lạm phát và thúcđẩy tăngtrưởng kinh tế Nghiên cứu về cách Ngân hàng Trung ương ảnh hưởng đến chínhsách tiền tệ và tài chính quốc gia

3 Đối tượng nghiên cứu.

Ngân hàng trung ương

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu nhóm em sử dụng phương pháp luận để lập luận những vấn đề cần giải quyết các thông tin mà nhóm tìm được

Phương pháp thống nhất liệt kê và phương pháp phân tích , đối chiếu, tổng hợp,…Nghiên cứu các tài liệu tìm được

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Tính cấp thiết của đề tài 3

2 Mục đích nghiên cứu 3

3 Đối tượng nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

MỤC LỤC 4

NỘI DUNG 1

1 Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng 1

1.1 Hoạt động ngân hàng thời sơ khai 1

1.2 Hoạt động ngân hàng giai đoạn 2 ( thế kỷ V đến thế kỷ XVII ) 1

1.3 Hoạt động ngân hàng giai đoạn hiện đại ( đầu thế kỷ 20 đến nay ) 2

1.4 Hệ thống ngân hàng 3

2 Ngân hàng trung ương 6

2.1 Khái niệm 6

2.2 Mô hình tổ chức 6

2.2.1 Ngân hàng Trung ương là một cơ quan trực thuộc Chính phủ 7

2.2.2 Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ 8

2.3 Chức năng của ngân hàng Trung ương 11

2.3.1 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng phát hành và điều tiết lưu thông tiền tệ 11

2.3.2 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng của ngân hàng 12

2.3.2.1 Ngân hàng Trung ương mở tài khoản và nhận tiền gửi của các ngân hàng Trung ương 13

2.3.2.2 Ngân hàng Trung ương cấp tín dụng cho các ngân hàng trung gian 14

2.3.2.3 Ngân hàng Trung ương thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với hệ thống ngân hàng 14

2.3.2.4 Ngân hàng Trung ương là ngân hàng Nhà nước 15

2.4 Vai trò của Ngân hàng Trung ương 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

Trang 5

NỘI DUNG

1 Sự hình thành và phát triển hệ thống ngân hàng.

1.1 Hoạt động ngân hàng thời sơ khai.

Vào khoảng năm 3500 trước Công nguyên, các cuộc chiến diễn ra triền miên giữacác bộ tộc, tình trạng cướp bóc với những người dân có của cải sản vật dư thừa trong quátrình sản xuất và trao đổi ngày càng phổ biến Hai câu hỏi được đặt ra lúc bấy giờ là

“Làm sao bảo vệ an toàn tiền bạc trong điều kiện có cướp bóc và chiến tranh xảy ra” và

“Làm sao để chuyển đổi những đồng tiền bị hao mòn thành những đồng tiền có đầy đủtrọng lượng để lưu thông một cách bình thường” Vì vậy, ngân hàng ra đời với nghiệp vụđơn giản nhận giữ tiền vàng, các tài sản có giá trị khác và được trả thù lao bảo quản, đổichác tiền đúc, ăn hoa hồng đổi tiền và người thực hiện là các lãnh chúa, các nhà thờ hoặccác thợ vàng Thế kỷ thứ 8 trước công nguyên, họ không những thu nhận bảo quản, đổitiền mà còn sử dụng số tiền bảo quản đó để cho vay Thuật ngữ ngân hàng bắt đầu xuấthiện từ đó, đây chính là những ngân hàng cho vay nặng lãi

Người gửi tiền sau khi gửi được nhận lại một tờ giấy biên lai làm căn cứ để xácđịnh quyền sở hữu và phải trả lệ phí gửi tiền Dần dần, những người gửi tiền nhận thấyrằng thay vì sử dụng tiền vàng vốn khó khăn trong bảo quản và vận chuyển, họ có thể sửdụng các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu vàng để thanh toán Người nhận các chứngthư này không gặp khó khăn gì trong việc chuyển chúng sang tiền vàng Đây là mầmmống đầu tiên của nghiệp vụ phát hành tiền giấy Chứng từ nói trên ngày nay người tagọi là Séc Tiền hay khoản gửi ở ngân hàng gọi là ký gửi (khoản gửi) Còn đối với cácnhà cất giữ tài sản lại nhận thấy trong thời gian này có nhiều người đến rút tiền đồng thờicũng có nhiều người gửi tiền Trong khi đó lại có nhiều người rất cần vay tiền để sản xuấtkinh doanh hoặc tiêu dùng.…Tất cả điều này chứng tỏ những người nhận giữ vàng giờđây chỉ cần dự trữ tiền vàng với một tỷ lệ nhất định so với tổng số tiền gửi, phần còn lại

có thể sử dụng để cho vay Đến đây, ngân hàng đã bắt đầu vào quá trình cung ứng tiền tệ

1.2 Hoạt động ngân hàng giai đoạn 2 ( thế kỷ V đến thế kỷ XVII ).

Trang 6

Giai đoạn từ TK X đến TK V trước Công Nguyên là giai đoạn hoàn thiện và pháttriển các nghiệp vụ của ngân hàng Các chủ ngân hàng đã biết ghi chép sổ sách, hìnhthành các số hiệu tài khoản, chi tiết những đối tượng cho vay, mục đích cho vay cũng nhưnguồn vốn cho vay Cũng trong thời gian này hoạt động thanh toán bù trừ đã phát triểntrong các giao dịch Từ thế kỷ XII đến thế kỷ XVI sau công nguyên, các nghiệp vụ ngânhàng cũng đã phát triển đa dạng và phong phú như: chuyển ngân, chiết khấu, bảo lãnh.Với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, hệ thống ngân hàng đã có những bướcphát triển vượt bậc từ cuối thế kỷ XVII Nghiệp vụ chiết khấu thương mại bắt đầu pháttriển Một số nghiệp vụ kinh doanh được hoàn thiện gồm: Nhận tiền gửi, cho vay, pháthành tiền giấy có khả năng đổi ra vàng, chiết khấu thương phiếu, chuyển tiền,….Giaiđoạn này các ngân hàng hoạt động độc lập với nhau, chưa tạo ra hệ thống tạo sự ràngbuộc quan hệ mật thiết và phụ thuộc lẫn nhau.

1.3 Hoạt động ngân hàng giai đoạn hiện đại ( đầu thế kỷ 20 đến nay ).

Đầu TK XX, hầu hết các nước phát triển đều thực hiện một cơ chế ngân hàng độcquyền phát hành, tuy nhiên vẫn thuộc sở hữu tư nhân

Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, nhà nước tăng cường can thiệp vàokinh tế Nhà nước nhanh chóng nắm lấy ngân hàng phát hành để điều tiết các hoạt động

vĩ mô, bằng cách:

- Quốc hữu hoá ngân hàng phát hành

- Thiết lập ngân hàng phát hành thuộc sở hữu Nhà nước

Tuy nhiên, vẫn có một số nước có ngân hàng phát hành không hoàn toàn thuộc

sở hữu Nhà nước, nhưng hoạt động vẫn mang tính sở hữu Nhà nước, vì bộ phận cao nhấttrong ngân hàng phát hành do Nhà nước bổ nhiệm

Gần giữa TK XX, hầu hết các nước đều chuyển hoá ngân hàng phát hành thànhngân hàng trung ương, bằng việc quốc hữu hóa ngân hàng phát hành thành ngân hàngtrung ương

Trang 7

Hệ thống ngân hàng được định hình rõ rệt bao gồm 2 loại ngân hàng chính(ngânhàng 2 cấp) :

- Ngân hàng trung ương

- Ngân hàng trung gian

1.4 Hệ thống ngân hàng

Hệ thống ngân hàng hiện nay bao gồm ngân hàng trung ương và ngân hàngthương mại Các ngân hàng không hoạt động riêng rẽ với nhau mà hoạt động theo hệthống Trong đó, ngân hàng trung ương có vai trò là ngân hàng của các ngân hàng và giữđộc quyền phát hành tiền mặt (tiền cơ sở) Tiếp đó, tiền cơ sở này sẽ được nhân lên nhiềulần để đáp ứng lưu thông nhờ hệ thống ngân hàng thương mại Quá trình hoạt động của

hệ thống ngân hàng Việt Nam có thể chia thành 4 thời kì đó là những thời kì sau:

Thời kì 1951- 1954: Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được thành lập và hoạt động

độc lập tương đối trong hệ thống tài chính Trong thời kì này, Ngân hàng Nhà nước ViệtNam đã có những thành tựu quan trọng, nổi bật:

- Phát hành giấy bạc Ngân hàng, thu hồi giấy bạc Tài chính và củng cố hệthống tiền tệ độc lập, tự chủ của nước nhà Tổ chức phát hành tiền và quản lí lưu thôngtiền tệ, đấu tranh đẩy lùi lạm phát nhằm củng cố sức mua của đồng tiền

- Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi,thống nhất quản lý thu chi ngân sách

- Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hóa, tăngcường lực lượng kinh tế quốc doanh

- Quản lí ngoại hối và đấu tranh tiền tệ với địch

Thời kì 1955-1975: Đây là thời kì cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc vừa

xây dựng, chiến đấu, vừa chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam Hoạt động củaNgân hàng Quốc gia chuyển sang một giai đoạn mới

Trang 8

- Giai đoạn tiếp quản vùng giải phóng và khôi phục kinh tế sau chiến tranh:Phát hành tiền ta, thu đổi tiền địch trong vùng mới giải phóng, thiết lập thị trường tiền tệduy nhất trên miền Bắc, thu hồi tiền ta ở miền Nam.

Phát hành và điều hòa lưu thông tiền tệ, ổn định giá trị đồng tiền; phát triển tíndụng ngân hàng, phục vụ khôi phục kinh tế , mở rộng huy động tiền gửi tiết kiệm, tiềngửi tư nhân và tăng nguồn vốn quản lí để phát triển cho vay, giảm bớt nguồn vốn pháthành

- Giai đoạn cải tạo và phát triển kinh tế, văn hóa (1958 - 1960): Thu đổi tiền

tệ cũ, phát hành tiền mới và quản lí, điều hòa lưu thông tiền tệ phục vụ cải tạo xã hội chủnghĩa

Phát triển và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, xác định vai trò trung tâmthanh toán của ngân hàng

Tín dụng ngân hàng phục vụ công cuộc hợp tác hóa nông nghiệp, cải tạo côngthương nghiệp tư bản tư doanh và tăng cường phát triển kinh tế quốc doanh

Tăng cường nguồn vốn quản lí, huy động, thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướnggiảm vốn phát hành trong hoạt động tín dụng

Đẩy mạnh quản lí, kinh doanh ngoại hối, mở rộng thanh toán và tín dụng quốc tế,thực hiện chính sách nhà nước thống nhất quản lí, kinh doanh vàng bạc

Phát triển hệ thống tổ chức, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo yêu cầunhiệm vụ

- Giai đoạn từ năm 1961 - 1975: Quản lí tiền tệ, phấn đấu củng cố sức muacủa đồng tiền; tín dụng ngân hàng phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội vàkháng chiến chống Mỹ cứu nước; quản lí và huy động vốn để đáp ứng yêu cầu mở rộngcho vay; thanh toán không dùng tiền mặt; công tác quản lí ngoại hối, thanh toán và tíndụng quốc tế cũng phục vụ tích cực công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế

Trang 9

Thời kì 1975-1985: Là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải phóng và

thống nhất nước nhà

- Xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng và thanh lí

hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Xây dựng Ngân hàng Nhà nước ViệtNam thống nhất trong cả nước

- Cải tiến và mở rộng tín dụng; chú trọng công tác quản lí và huy động vốn;thu hồi tiền cũ, phát hành tiền mới, quản lí lưu thông tiền tệ thống nhất trong cả nước;thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường quản lí ngoại hối và mở rộng quan hệ thanhtoán, tín dụng quốc tế trong giai đoạn mới (cả trong thời kì kế hoạch 5 năm lần thứ hai

Ngân hàng Nhà nước ban hành các thể lệ chung về tín dụng, tiền mặt, thanhtoán… áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng

- Giai đoạn đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống ngân hàng, từ 1990 đếnnay:

Đổi mới mô hình tổ chức hệ thống ngân hàng thành hệ thống ngân hàng 2 cấp

Ra đời 2 pháp lệnh: Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về Ngân hàng, hợptác xã tín dụng và Công ty tài chính (5/1990 Hội đồng Nhà nước thông qua và có hiệu lực

từ 10/1990) Hai Pháp lệnh đã tách bạch chức năng Ngân hàng Nhà nước là Ngân hàngTrung ương, có chức năng quản lí nhà nước đối với hệ thống ngân hàng; chức năng kinhdoanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng thuộc về các ngân hàng và tổ chức tín dụng Tạo lập

Trang 10

một hệ thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh tiền tệ

và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật

Bước đầu hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường (vềchính sách tín dụng, chính sách đối với ngân sách nhà nước, chính sách quản lí ngoạihối); lựa chọn các công cụ vĩ mô điều hành chính sách tiền tệ phù hợp với khả năng vàđiều kiện của Việt Nam; xây dựng hệ thống quản lí, giám sát các ngân hàng thương mại

và tổ chức tín dụng; từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng; tạo nguồn nhân lựccho sự nghiệp đổi mới ngân hàng

2 Ngân hàng trung ương.

2.2 Mô hình tổ chức.

Nếu hệ thống ngân hàng được ví là huyết mạch thì Ngân hàng Trung ương(NHTW) chính là trái tim của nền kinh tế Một nền kinh tế chỉ có thể phát triển lànhmạnh khi có một Ngân hàng Trung ương thực hiện tốt chức năng điều tiết hệ thống tiền

tệ Ngược lại, những trục trặc trong hoạt động của Ngân hàng Trung ương cũng có thểgây ra những cú “đột quỵ” đối với cả nền kinh tế Vì vậy, ở bất kỳ quốc gia nào, Ngânhàng Trung ương cũng đều đóng vai trò đặc biệt trong việc đảm bảo ổn định giá trị đồngtiền, kiềm chế lạm phát và sự an toàn của hệ thống ngân hàng nói riêng và chiến lượcphát triển kinh tế- xã hội nói chung

Trang 11

Và đến nay, trên thế giới đã biết đến ba mô hình Ngân hàng Trung ương:Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ, Ngân hàng Trung ương là một cơ quantrực thuộc Chính phủ, Ngân hàng Trung ương thuộc Bộ Tài Chính và hai mô hình phổbiến nhất là Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ, Ngân hàng Trung ương làmột cơ quan trực thuộc Chính phủ

2.2.1 Ngân hàng Trung ương là một cơ quan trực thuộc Chính phủ

Là một mô hình trong đó Chính phủ có sức ảnh hởng rất lớn đối với Ngân hàngTrung ương thông qua việc bổ nhiệm các thành viên của bộ máy quản trị và điều hànhngân hàng trung ương và thậm chí Chính phủ còn can thiệp trực tiếp vào mảng nhân sự,tài chính và đặc biệt là các quyết định liên quan đến việc xây dựng và thực thi chính sáchtiền tệ

Với mô hình này, Ngân hàng Trung ương là một bô máy của Chính phủ, là một

cơ quan chức năng của Chính phủ, chịu sự kiểm soát toàn diện và phải thực hiện mọichính sách, chỉ thị của Chính phủ

Các nước áp dụng mô hình này phần lớn là các nước thuộc khu vực Đông Á nhưHàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Indonesia, hoặc là các nước thuộc khối xã hội chủnghĩa như Việt Nam

Trang 12

tác động hiệu quả của tổng thể các chính sách đối với với các mục tiêu vĩ mô trong từngthời kỳ.

- Mô hình này được xem là phù hợp với yêu cầu cần tập trung quyền lực đểkhai thác tiềm năng xây dựng kinh tế trong thời kỳ tiền phát triển

- Có một bộ máy hành chính, một cơ quan nhà nước đầy quyền lực, tạo độ uytín, độ tin cậy cao vào Nhà nước của các cá nhân, tổ chức vào bộ máy Nhà nước

- Giảm thất nghiệp, tạo công ăn việc làm, tạo sự công bằng xã hội thông quaviệc cung cấp hàng hóa công (nguồn vốn)

- Chính phủ có thể lợi dụng chính sách tiền tệ để bù đắp bội chi ngân sáchnhà nước

2.2.2 Ngân hàng Trung ương độc lập với Chính phủ

Là mô hình trong đó Ngân hàng Trung ương được tổ chức, chỉ đạo trực tiếp từQuốc hội và tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình trước Quốc hội và độc lậpvới Chính phủ trong việc xây dựng và thực thi chính sách tiền tệ

Các Ngân hàng Trung ương theo mô hình này là Cục dự trữ liên bang Mỹ, Ngânhàng Trung ương Thụy Sỹ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản và gần đây là Ngân hàng Trung

Trang 13

ương Châu Âu (ECB) Xu hướng tổ chức Ngân hàng Trung ương theo mô hình này đangcàng ngày càng tăng lên đặc biệt là ở các nước phát triển.

Ưu điểm:

- Tự chủ về cơ chế tổ chức lẫn cơ chế tài chính nhân sự

- Trách nhiệm giải trình đầy đủ và minh bạch

- Có thể từ chối các mục tiêu thâm hụt ngân sách

- Mục tiêu và các công cụ chính sách tiền tệ không bị phụ thuộc vào Chínhphủ

- Hoàn toàn tự do trong việc theo đuổi các chính sách tiền tệ mà không chịu

áp lực bởi các chi tiêu của ngân sách hoặc là các áp lực chính trị khác

Điều này cũng vô hình chung tạo áp lực ngân sách lên Chính phủ và đòi hỏiChính phủ phải chi tiêu tiêu hợp lý để giảm thâm hụt ngân sách Tự chủ trong hoạch địnhchính sách và mục tiêu giúp Ngân hàng Trung ương dễ dàng hơn trong việc kiểm soátlạm phát cũng như ổn định nền kinh tế lâu dài

Mặt khác, theo quan điểm dân chủ cổ truyền của Châu Âu thì mọi chính sáchphải được phục vụ cho quyền lợi công chúng và phải được quyết định bởi Quốc hội-cơquan đại diện cho quyền lực toàn dân - chứ không phải một nhóm các nhà chính trị -chính phủ Chính vì vậy, Ngân hàng Trung ương có vai trò hết sức quan trọng đối với đời

Quốc hội

Ngân hàng trung

Ngày đăng: 04/12/2024, 17:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w