1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phương pháp thảo luận nhóm, kĩ thuật xyz và kĩ thuật khăn trải bàn

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,22 MB

Nội dung

Khái niệm - Thảo luận nhóm là quá trình bàn bạc, trao đôi giữa các thành viên trong nhóm về một vấn đề cụ thể, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích và xử l

Trang 1

DAI HOC HUE TRUONG DAI HOC SU PHAM KHOA NGU VAN

PHUONG PHAP THAO LUAN NHOM,

ki THUAT XYZ VA Ki THUAT KHAN TRAI BAN

Giảng viên: T.S Lê Thị Ngọc Anh

Bộ môn: Lý luận và Phương pháp dạy học Ngữ văn I

Lớp: Văn 3Q

Thành viên nhóm: 1 Nguyễn Thị Ảnh 2 Nguyễn Thái Hà

3 Lê Thị Mỹ Lộc 4 Nguyễn Hải Quang

5 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 6 Lé Dinh Khánh Vân

7 Nguyén Thi Quynh Phuong

Huế, ngày 08 tháng 01 năm 2024

Trang 2

I PHƯƠNG PHÁP THẢO LUẬN NHÓM:

1 Khái niệm:

L Phương pháp thảo luận nhóm

1 Khái niệm

- Thảo luận nhóm là quá trình bàn bạc, trao đôi giữa các thành viên trong nhóm về một vấn đề

cụ thể, nhằm thu thập những ý kiến trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá, phân tích và xử lí van đề đã đưa ra

- Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học tích cực, trong đó mỗi học sinh làm việc chung với nhau trong những nhóm nhỏ, nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích, thảo luận và đưa ra giải pháp, kết luận chung về một vấn đề nào đó đưới sự hướng dẫn của giáo viên

2 Ưu điểm —- Hạn chế

* Uu điểm:

- Khuyến khích sự tương tác và hợp tác: kĩ năng giao tiếp

- Khám phá đa dạng quan điềm, nhìn nhận vẫn đề dưới nhiều góc độ khác nhau

- Thúc đây tư duy và tư duy phản biện: rèn luyện năng lực xử lí thông tin

- Phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo, tạo điều kiện cho cá nhân học sinh được học hỏi lẫn nhau

- Tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiện giữa các cá nhân

- Giáo viên thu được nhiều thông tin phản hồi từ học sinh

*Hạn chế:

- Khó kiểm soát về mặt thời gian

- Hiệu quả làm việc nhóm phụ thuộc vào tĩnh thần, thái độ, kiến thức của từng thành viên trong nhóm

- Một số học sinh có thái độ thiếu chủ động, đễ đàng chấp nhận quan điểm chung

- Dễ bất đồng quan điểm trong việc thảo luận nhóm giữa các thành viên

3 Cách thực hiện

Bước l1: Lựa chọn vấn đề thảo luận

+ Chủ đề thảo luận cần tập trung vào vấn đề chính của bài học

+ Việc lựa chọn và diễn đạt vẫn đề cần phù hợp, không quá đơn giản nhưng cũng không nên quá khó đối với người học

Trang 3

kiến khác nhau, có tính chất kích thích tính tích cực chủ động làm việc của người học + Câu hỏi thảo luận là câu hỏi mở, không bao giờ là một câu hỏi đóng

Bước 2: Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi

+ Có hàng chục cách chia nhóm khác nhau như: chia ngẫu nhiên, chia theo vị trí ngồi, chia theo danh sách, chia theo đặc điểm chung, chia theo nang lực, chia theo kimh nghiệm, chia theo giới tính, chia theo cùng sở thích, chia qua tình huống, chia qua trò chơi

+ Khi chia nhóm cần chú ý tới số lượng và trình độ, năng lực của người học Không chia nhóm này quá đông, nhóm kia quá ít hoặc nhóm này tập trung nhiều người học giỏi, năng động,

nhóm kia phần đông lại kém hơn, rụt rè, im lặng

+ Nếu lớp không quá nhiều người học, vấn đề thảo luận có những ý kiến trái ngược nhau tạo sự tranh luận, nên chia 2 nhóm

+ Mỗi nhóm cần phải có cơ cầu tổ chức chặt chẽ để phân công trách nhiệm cho từng thành viên Ngoài các thành viên, cơ cầu của nhóm gồm 2 vị trí quan trọng nhất là nhóm trưởng và thư ký

Bước 4: Trình bày kết quả thảo luận

+ Khi kết thúc thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm minh theo cách thức và thời gian cho phép

+ Hình thức trình bày khá phong phú, tùy theo điều kiện cụ thê có thể lựa chọn một hoặc kết hợp những cách sau: thuyết trình miệng, viết trên bảng, trình bày trên khổ giấy lớn, trình bày qua máy chiếu

+ Người trình bày có thể đo nhóm tự cử một đại diện (thường là trưởng nhóm hoặc thư ký nhóm) lên trình bày trước lớp Hoặc mỗi nhóm có thê cử nhiều đại diện cùng tham gia trình bày, mỗi người một nội dung, một vấn đề nồi tiếp nhau GV cũng có thê yêu cầu ngẫu nhiên bất

kỳ một người học nào đó trong nhóm lên thuyết trình

+ Tùy vào từng vấn đề, GV có thê cho các nhóm tham gia phản biện, tương tác lẫn nhau + GV phải sắp xếp thời gian đề tất cả các nhóm được trình bày kết quả thảo luận của mình một cách công bằng

Bước 5: Tông kết đánh giá

+ Tổng kết đánh giá là khâu cuối cùng nhưng khá quan trọng của hoạt động thảo luận

Trang 4

+ GV là người chịu trách nhiệm đánh giá nhưng trước khi kết luận, có thể yêu cầu các người học tự đánh giá kết quá làm việc của nhóm, và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau + GV tổng kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến và giải quyết mọi câu hỏi của người học xung quanh vấn đề đó Qua việc kết luận, chốt lại vấn đề sẽ giúp HS nắm bắt, ghi nhớ được những nội dưng cơ bản, cần thiết

+ Việc đánh giá chủ yêu là nội dung đạt được nhưng bên cạnh đó cần đánh giá ý thức, thái độ, năng lực làm việc của HS ŒV nên nhận xét cụ thê và động viên khích lệ tỉnh thần học tập của

HS

*Lưu ý: Đề hoạt động nhóm điễn ra hiệu quả thì GV cần lưu ý:

(1) Chia nhóm vừa đủ nhỏ (4-5 thành viên/ nhóm) để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong thời

gian ngắn và đảm bảo mọi thành viên đều có thê đóng góp ý kiến;

(2) Thời gian thảo luận đủ đài để các thành viên được trình bày ý kiến;

(3) Nội dung thảo luận nên chọn lọc đề đảm bảo cần đến sự trao đôi, hợp tác của nhiều TBƯỜI; (4) Không gian thảo luận cần đảm bảo cho các thành viên có thê nhìn và nghe thấy nhau; (5) Nhiệm vụ của mỗi thành viên cần rõ ràng để tránh ý lại vào thành viên khác Ở mức độ cộng tác, HS được giao sẵn chủ đề nội dung thảo luận; ở mức độ hợp tác, HS tự đề xuất vẫn đề

thảo luận và tiến hành thảo luận

4 Ví dụ

Phương pháp thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực, đáp ứng nhu cầu đôi mới phương pháp dạy học theo hướng lấy người học làm trung tâm và bắt kịp với

xu thé day hoc cua thoi dai

Dưới đây là bài viết đề cập đến việc vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong đạy học Ngữ Văn lớp I1 ở trường trung học phố thông, giúp học sinh phát triển được những năng lực

và phẩm chất trong học tập: phát huy được sự sáng tạo, kích thích hứng thú học tập, thu hút các

em say mê hoạt động góp phân phát triển toàn diện học sinh

Trang 5

DẠY HỌC ĐỌC HIỂU

CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ (Trích) - Lê Đạt

(02 tiết)

Bước l1: Lựa chọn vấn đề thảo luận

- GV dẫn dắt vào bài đọc: Một nhà thơ có tồn tại bền lâu trong độc giả hay không thì còn phụ thuộc vào tỉnh thần trách nhiệm, ý chí của người nghệ sĩ trên con đường hành thơ của mình Thứ làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà người đời đặt cho họ mà là do tự thân những con chữ của họ làm nên Mà chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thê chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại” Đề sáng tác thơ thì cần phải dồn hết tâm trí dùi mài, lao động chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách riêng của người nghệ sĩ Và đề có thể tiếp cận thêm nhiều quan niệm, giá trị của một nhà thơ chân chính chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về văn bản “Chữ bầu lên nhà thơ” của tác gia

Lê Đạt trong ngày hôm nay

- Lựa chọn vấn đề cân thảo luận: Tìm hiểu ý kiến từng được nhà thơ phát biểu ở các diễn đàn xoay quanh đặc thù của lao động, của ngôn từ trong thơ

Bước 2: Chia nhóm, bố trí chỗ ngồi

- GV tiên hành tô chức HS thực hiện Phiếu học tập số 1 theo hình thức thảo luận nhóm 4 thành viên (chia nhóm theo vi tri ngôi thuận tiện)

- Mỗi nhóm cần phải có cơ cấu tô chức chặt chẽ đề phân công trách nhiệm cho từng thành viên HS tiến hành bầu chọn nhóm trưởng và thư ký để phân công nhiệm vụ, theo dõi và ghi chép tiễn trình hoạt động của các thành viên trong nhóm

Bước 3: Giao nhiệm vụ và giới hạn thời gian thảo luận

- Trước khi tiễn hành tháo luận GV phải giao nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng:

+ GV phát Phiêu học tập cho từng nhóm, yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm và trình bày sản phâm trên Phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của GV

+ GV giới hạn thời gian thảo luận nhóm là: 5 phút và 2 phút trình bày sản phẩm

- Nội dung của Phiêu học tập

Câu 1 Phải chăng tác giả đã nhằm khi viết “ý tại ngôn tại”?

Câu 2 “Nghĩa tiêu dùng” và “nghĩa tự vị” — hai cụm từ này có điễn đạt cùng một ý không? Câu 3 Vấn đề chính được bàn luận trong văn bản này là gì?

Trang 6

Câu 4 Theo em, ý cốt lõi trong quan niệm thơ của tác giả là gì?

Bước 4: Trình bày kết quả thảo luận

- Khi kết thúc thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm trình bảy kết quả thảo luận của nhóm minh theo cách thức và thời gian quy định

- Người trình bày có thê do nhóm tự cử một đại diện (thường là trưởng nhóm hoặc thư ký nhóm) lên trình bày trước lớp Hoặc mỗi nhóm có thê cử nhiều đại diện cùng tham gia trình bày, mỗi người một nội dung, một vấn đề nồi tiếp nhau GV cũng có thê yêu cầu ngẫu nhiên bất

kỳ một người học nào đó trong nhóm lên thuyết trình

- GV phải sắp xếp thời gian đề tất cả các nhóm được trình bày kết quả thảo luận của mình một cách công bằng

Bước 5: Tông kết đánh giá

- GV là người chịu trách nhiệm đánh giá nhưng trước khi kết luận, yêu cầu HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm, và các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau

- GV tông kết lại các vấn đề đã thảo luận, đánh giá những ý kiến và giải quyết mọi câu hỏi của

HS xung quanh vấn đề đó Qua việc kết luận, chốt lại vẫn đề sẽ giúp HS nắm bắt, ghi nhớ được những nội dung cơ bản, cần thiết

- Sau phần tổng kết, GV đánh giá ý thức, thái độ, năng lực làm việc của HS dựa trên phương pháp quan sát và phần đánh giá thành viên của nhóm GV nên nhận xét cụ thê và động viên

khích lệ tinh thần học tập của HS

IL KI THUAT XYZ

1 Khái niệm

Kỹ thuật XYZ là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi thành viên trong nhóm, trong mỗi nhóm có X thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra Y ý kiến trong khoảng thời gian Z

2 Ưu điểm —- Hạn chế

* Ưu điểm:

- Rèn luyện kĩ năng đánh giá và tông hợp ý kiến cho học sinh

- Phát triển rèn luyện tư duy, phản xạ cho học sinh

- Phát huy tính tích cực, chủ động của mọi thành viên

Trang 7

* Hạn chế:

- Mất nhiều thời gian hoạt động nhóm nhất là hoạt động thảo luận tổng hợp ý kiến

- Quá trình tổng hợp ý kiến thảo luận có thê gây mắt trật tự

3 Cách thực hiện

Bước 1: Giáo viên phân công nhiệm vụ

- Giáo viên tiễn hành chia nhóm, mỗi nhóm có X người

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề nào đó

- Giáo viên đưa ra quy định: Mỗi thành viên trong nhóm sẽ độc lập suy nghĩ đưa ra Y ý kiến để

giải quyết vấn đề đó Thời gian để các thành viên làm việc độc lập là Z phút

Bước 2: Học sinh tiến hành làm việc độc lập

- Các thành viên trong nhóm sẽ tiến hành suy nghĩ độc lập với nhau trong thời gian giáo viên

đã quy định giải quyết tình huồng, vấn đề giao viên giao cho nhóm

- Mỗi bạn đều phải có sản phẩm của riêng mình

Bước 3: Học sinh tiến hành thảo luận nhóm

- Nhóm sẽ cử ra một bạn làm thư ký, tông hợp các ý kiến của các thành viên trong nhóm

- Các thành viên trong nhóm sẽ thảo luận đưa ra những ý kiến phù hợp, lựa chọn những ý kiến đúng, chỉnh sửa lại cách diễn đạt cho từng ý kiến

- Sau khi thảo luận xong sẽ nộp sản phẩm của nhóm cho giáo viên

Bước 4: Giáo viên đánh giá bài làm nhóm

- Sau khi kết thúc thời gian làm nhóm, giáo viên tiến hành thu lại sản phâm của từng nhóm

- Giáo viên tiền hành đánh giá, nhận xét

4 Ví dụ

* Lớp day: 11

* Phần: Nói và nghe: Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một vấn đề xã hội

* Ngữ liệu: Các vấn đề giáo viên đưa ra

* Mục tiêu hoạt động: Hướng đến yêu cầu cần đạt: Học sinh làm rõ được bản chất và vai trò của vần dé trong đời sống xã hội Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân

* Tổ chức hoạt động:

+ Giáo viên chia lớp thành các nhóm mỗi nhóm 5 người, mỗi thành viên trong nhóm sẽ đưa ra

4 ý kiến trong vòng 3 phút

Trang 8

Thế hệ trẻ với hiển máu nhân đạo

Tình yêu tuổi học trò

Khoảng cách thế hệ giữa gen z và các thế hệ khác trong gia đình

Xu hướng học bằng tiếng anh IELTS

+ Giáo viên mời nhóm trưởng các nhóm lên bốc thăm chọn đề tài

+ Hoc sinh lay đề tài về cho nhóm tiễn hành thực hiện hoạt động, mỗi thành viên cảu nhóm sẽ đưa ra 4 ý kiến về vấn đề của nhóm trong vòng 3 phút Sau 3 phút mỗi nhóm sẽ có 7 phút thảo luận đưa ra ý kiến chung, phù hợp làm thành bài nói của nhóm

+ Giáo viên mời các nhóm lên trình bày sản phẩm của nhóm

+ Giáo viên nhận xét, kết luận với từng nhóm

II KĨ THUẬT KHĂN TRẢI BAN

1 Khái niệm

Kỹ thuật khăn trải bàn là cách tô chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm và các phần được bồ trí như khăn trải bàn Học sinh sử dụng giấy khổ lớn để ghi nhận ý kiến cá nhân và ý kiến thống nhất chung của nhóm vào các phần được bồ trí nhu khan trai ban

2 Ưu điểm —- Hạn chế

* Uu điểm:

- Thúc đây sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân học sinh trong quá trình học tập làm việc nhóm

- Huy động được trí tuệ tập thê của nhóm trong quá trình học sinh thực hiện nhiệm vụ

- Có công cụ đề ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân và thảo luận nhóm

- Phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh

- Rèn luyện kĩ năng giao tiếp làm việc nhóm cho học sinh, kĩ năng giải quyết van dé

- Đánh giá được khả năng nhận thie cau từng học sinh về vấn đề được giao

*Hạn chế:

- Đòi hỏi về không gian lớp học và đồ dùng dạy học phù hợp khi được tổ chức

- Đòi hỏi thời gian phù hợp dé học sinh làm việc cá nhân và thảo luận nhóm

Trang 9

3 Cách thực hiện

- HS được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người Mỗi nhóm sẽ có một tờ giấy khô lớn

- HS chia tờ giấy thành các phần, bao gồm một phần trung tâm và các phần xung quanh có số lượng bằng với số thành viên trong nhóm

- Mỗi thành viên ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh

- Mỗi thành viên làm việc độc lập, suy nghĩ và viết các ý tưởng về nhiệm vụ được giao vào ô của mình trong thời gian quy định

- Kết thúc thời gian làm việc cá nhân, các thành viên chia sẻ, thảo luận và thống nhất câu trả lời Đại diện nhóm ghi các ý tưởng được thống nhất vào phân trung tâm của “khăn trải bàn”

*Lưu ý:

Trong trường hợp không có giấy khô lớn, GV có thể yêu cầu HS làm phần của cá nhân vào

vở của mình và thông nhất phân thảo luận chung ghi vào I trang vở hay I tờ giấy A4 Như vậy, quan trọng là HS được làm việc cá nhân và sau đó có phần trao đổi, thảo luận thông nhất ý kiến chung Việc ghi chép trên giấy khổ lớn hay trong vở do GV quyết định tùy tình hình lớp học

4 Ví dụ

*Ngữ liệu: Bài 4- Nói và nghe: Thảo luận vé một vẫn đề xã hội (Hình thành lối song tích cực trong xã hội hiện đại)

*Mục tiêu bài học

Hình thành các năng lực

- Năng lực ngôn ngữ và văn học

+ Biết thảo luận về một vấn đề trong đời sông phù hợp với lứa tuổi;

+ Tranh luận một cách hiệu quả và có văn hoá

- Năng lực chung

Góp phần phát triển các năng lực chung:

- Tự chủ và tự học: Chủ động tích cực xây dựng bài, thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động học tập: ghi chép bài đầy đủ

- Giao tiếp và hợp tác: trình bảy suy nghĩ, quan điềm cá nhân, kỹ năng thuyết trình trước đám đông

- Giải quyết vấn đề và sáng tạo: nhìn nhận, đặt vấn đề; rèn luyện tư duy phản biện

- Phâm chất: Chủ động, sáng tạo, trách nhiệm

Trang 10

*Hoạt động sử dụng kỹ thuật Khăn trải bàn: Hoạt động thực hành thảo luận

- Mục tiêu hoạt động :

+ Học sinh biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến, quan điểm cá nhân trước cuộc sống, chấp nhận

sự khác biệt tích cực

+ Biết cách thảo luận và trình bày ý kiến

+ Học sinh rèn luyện và ghi nhớ cách thức thuyết trình trước đám đông, với tinh thần tự tin, mạnh đạn

+ Hình thành và phát triển năng lực: Giải quyết vẫn đề, thuyết trình trước đám đông, tư duy tông hợp, tư duy phản biện và thái độ hợp tác tích cực

*Về việc lựa chọn kỹ thuật Khăn trải bàn

- Việc lựa chọn kỹ thuật Khăn trải bàn là phù hợp với việc dạy học hợp tác, đặc biệt là trong các tiết thảo luận như các tiết Nói và Nghe trong chương trình Ngữ Văn 2018

- Nội dung dạy học: Vấn đề tìm hiểu về các vấn đề xã hội là một nội dung dạy học cần thiết nhằm hoàn thiện về kỹ năng sống cho các em HS, tuy nhiên, vì tính chất rộng lớn của phạm vi

và theo yêu cầu cần sáng tạo chủ động của định hướng dạy học phát triển phẩm chất và năng lực nên việc hợp tác làm việc của các HS cần phải được triên khai Hơn nữa, đây cũng là nội dung dạy học có thê tạo ra nhiều ý kiến khác nhau giữa các HS Vì vậy, việc sử dụng kỹ thuật khan trai ban ở nội dụng dạy học này là phù hợp khi HS được vừa làm việc cá nhân, vừa làm việc nhóm đề trao đôi, thảo luận đưa ra những ý kiến thống nhất về việc nhìn nhận các vấn đề

xã hội, đặc biệt là các vấn đề có ảnh hưởng tích cực đến lối sống cá nhân của từng HS

*Tổ chức hoạt động

- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tìm hiểu về các vẫn đề xã hội có ảnh hưởng đến việc hình thành lối sông tích cực nơi HS gồm:

+ Giải thích về hiện tượng, vấn đề xã hội

+ Những biểu hiện của hiện tượng, van đề đó như thế nào

+ Những tác động tích cực hoặc tiêu cực (hoặc cả hai mặt) của vấn đề đó là gì?

+ Thái độ của bản thân như thể nào? (Tiếp nhận những tích cực, phòng tránh tiêu cực)

- Các chủ đề có thê là: Tôn trọng sự khác biệt của bản thân; Bình đăng giới; Phòng tránh các tệ nạn xã hội; Lợi ích của việc học tiếng anh trong thời đại mới:

- GV chia mỗi nhóm 4 HS

Ngày đăng: 04/12/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN