BÁO CÁO BIỆN PHÁP VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TOÁN 7 THEO BỘ SÁCH KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên
Trang 1TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP MÔN TOÁN 7 THEO BỘ SÁCH
KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
1.1 Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy 2
1.2 Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học kiến thức mới 7
1.3 Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh củng cố kiến thức của một bài học, một chủ đề 11
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 13
PHẦN KẾT LUẬN 15
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện 15
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 16
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán 7 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Vấn đề đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở bậc THCS là yêu cầu trong chương trình đổi GDPT 2018 Xét một cách tổng thể thì mọi phương pháp, mọi hình thức tổ chức dạy - học đều thống nhất khẳng định vai trò của người học không phải là những chiếc bình chứa thụ động mà là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập
Hiện nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường thẳng, con số….Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái mà chưa sử dụng não phải, nơi giúp ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian…và cách ghi chép thông thường khó nhìn được tổng thể của
cả vấn đề
Sơ đồ tư duy còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy…là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hoá một chủ đề … bằng cách kết hợp việc sử dụng hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết Sơ đồ tư duy kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic Với việc
vẽ sơ đồ tư duy, học sinh không chỉ là người tiếp nhận thông tin mà còn cần phải suy nghĩ về các thông tin đó, giải thích nó và kết nối nó với cách hiểu biết của
Trang 42
mình Điều quan trọng hơn là học sinh học được một quá trình tổ chức thông tin,
tổ chức các ý tưởng
Dạy học toán lớp 7 theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống cùng sơ đồ
tư duy có tính kế thừa các phương pháp dạy học tích cực, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế Việc áp dụng sơ đồ tư duy trong dạy học lại không đòi hỏi đầu tư nhiều thời gian, không phải đầu tư thêm về kinh phí, trang thiết bị dạy học (sử dụng phấn màu, bút màu, giấy, bìa, mặt sau của tờ lịch,…) Ngoài ra, có thể dùng phần mềm MindMap để thiết kế sơ đồ tư duy và đó cũng là một trong những cách để đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy - học
Vậy sử dụng sơ đồ tư duy như thế nào để thật sự hiệu quả trong những giờ dạy - học toán Đó là điều khiến tôi luôn băn khoăn suy nghĩ và tìm tòi Qua quá trình tự học, tự bồi dưỡng, bằng những trải nghiệm trong quá trình dạy học, tôi
mạnh dạn đưa ra sáng kiến: “Vận dụng phương pháp sơ đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng học tập môn Toán 7” theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc
sống
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ thuật sơ đồ tư duy trong dạy học Toán lớp 7 ở trường THCS …
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 7 trường THCS…
3 Mục đích nghiên cứu
Ứng dụng kỹ thuật sơ đồ tư duy vào dạy toán lớp 7 giúp học sinh nâng cao kết quả học tập và hứng thú với môn Toán, không còn thụ động, nhút nhát như trước
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
1.1 Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh trong việc phát triển ý tưởng, ghi nhớ kiến thức, từ đó sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu, hiểu sâu kiến thức bằng cách tự ghi lại một bài học theo cách hiểu của mình Tuy nhiên chỉ khi nào các em tự mình vẽ được
Trang 53
sơ đồ tư duy và sử dụng nó, mới thấy rõ được hiệu quả mà khó có thể diễn tả được bằng lời của sơ đồ tư duy, lúc này học sinh sẽ thích học hơn và đặc biệt là cảm nhận được niềm vui của việc học
+ Để các tiết học Toán của học sinh đạt hiệu quả Trước tiên tôi đã tự thiết
kế một số sơ đồ tư duy bằng việc vẽ trên máy hoặc trên bảng phụ sau đó tôi giới thiệu cho học sinh làm quen và biết cách vẽ lại
+ Tổ chức cho học sinh tập “đọc hiểu” sơ đồ tư duy, sao cho chỉ cần nhìn vào sơ đồ tư duy bất kì một học sinh nào cũng có thể trình bày được nội dung bài học, hay một chủ đề
+ Cho học sinh thực hành vẽ sơ đồ trên giấy, bìa cứng hoặc bảng phụ Trước tiên tôi chọn tên chủ đề hoặc hình ảnh của chủ đề chính cho vào vị trí trung tâm, chẳng hạn: Định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết … để cho học sinh có thể tự mình ghi tiếp kiến thức vào tiếp các nhánh “con” theo cách hiểu của học sinh Tôi
đã hướng dẫn học sinh tập vẽ theo các bước sau:
Bước 1: Chọn từ trung tâm (hay còn gọi là từ khoá) là tên của một bài, chủ
đề hay một nội dung kiến thức cần khai thác
Ví dụ 1: Các từ trung tâm như “ Đại lượng tỉ lệ thuận”
để củng cố về định nghĩa, tính chất của đại lượng tỉ lệ
thuận; hay “Tỉ lệ thức” để khai thác về tính chất tỉ lệ thức,
tính chất của dãy tỉ số bằng nhau …
Bước 2 Vẽ các nhánh cấp 1:
Các nhánh cấp 1 chính là nội dung chính của chủ đề đó
Ví dụ 2: Với chủ đề “ Đại lượng tỉ lệ thuận” sau khi học xong bài “ Đại lượng tỉ lệ thuận” (trang 11 Toán 7 tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) nên vẽ ba nhánh cấp 1 đó là: Định nghĩa, tính chất và một số bài toán
Trang 64
Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, … và hoàn thiện sơ đồ
Các nhánh con cấp 2, 3, … chính là các nhánh con của nhánh con trước nó
(nhánh cấp 2) là: Định nghĩa, tính chất
Lưu ý học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy:
+ Bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh hay một cụm từ tên chủ đề
Trang 75
+ Vẽ nhánh chính cấp 1 từ trung tâm, vẽ các nhánh cấp 2 từ các nhánh cấp 1… bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau
Nhánh màu nào thì nên viết chữ cùng màu với nhánh đó để dễ phân biệt Nhánh cấp 1 một nét đậm nhất, các nhánh cấp 2, 3, … theo đó mờ dần
+ Mỗi cụm từ hay hình ảnh, hình vẽ… liên quan đến nhánh nào nên đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó
+ Tạo ra một kiểu sơ đồ tư duy theo sở thích của mình
+ Nên dùng các đường cong thay vì các đường thẳng
+ Sắp xếp thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm
+ Điều chỉnh để hình thức đẹp, chữ viết rõ, vẽ phác bằng bút chì trước để dễ tẩy xoá
+ Không viết dài dòng, tránh viết nhiều ý không cần thiết
+ Không nên vẽ đơn giản quá, cũng không quá cầu kì, màu sắc hài hoà không
nên quá lòe loẹt, phản cảm
Ví dụ 4: Vẽ sơ đồ tư duy cho chủ đề “Đại lượng tỉ lệ thuận”
Mục tiêu của bài: Học sinh ôn lại định nghĩa, tính chất, biết được mối liên
hệ giữa một số tình huống thực tiễn có liên quan đến toán học và lấy được ví dụ
Giáo viên đưa ra từ chủ đề là: “Đại lượng tỉ lệ thuận ”
Câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ được sơ đồ:
Câu 1: Đại lượng tỉ lệ thuận có tính chất gì ?
Câu 2: Hãy nêu định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận theo cách hiểu của em? Cho
ví dụ?
Câu 3: Đại lượng tỉ lệ thuận có liên hệ với thực tế với các nội dung khác đã
học như thế nào ?
Câu 4: Cách giải những bài toán liên quan đến thực tế và toán học được sử
dụng tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận ?
Câu hỏi 1; 2 và 3 chính là gợi ý để học sinh ghi các nhánh con cấp 1
Câu hỏi 4 là gợi ý để học sinh ghi các nhánh con cấp 2, 3
Dưới đây là một sơ đồ tư duy cho bài: “Đại lượng tỉ lệ thuận”
Trang 8VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
HỌC TẬP MÔN TOÁN 7
(KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG )
Trang 91 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến
3 Hiệu quả của các biện pháp
4 Những bài học kinh nghiệm
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 10Sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học kiến thức mới
Sử dụng sơ đồ tư duy giúp học sinh củng cố kiến thức của một
bài học, một chủ đề
01
Tổ chức cho học sinh tập vẽ
sơ đồ tư duy
02 03
Các giải pháp
Trang 11Chương trình đổi mới GDPT 2018
khẳng định vai trò của người học là những chủ thể nhận thức tích cực trong quá trình học tập
Sơ đồ tư duy
kích thích hứng thú học tập và khả năng sáng tạo của học sinh, phát huy tối đa tiềm năng ghi nhớ của bộ não, rèn luyện cách xác định chủ đề và phát triển ý chính, ý phụ một cách logic
Với cách ghi chép truyền thống
học sinh mới chỉ sử dụng một nửa của bộ não - não trái mà chưa sử dụng não phải
Trang 121 Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy Quy trình
Bước 1: Chọn từ trung tâm
Bước 2 Vẽ các nhánh cấp 1
Bước 3: Vẽ nhánh cấp 2, cấp 3, … và hoàn thiện sơ đồ
Trang 131 Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy
Ví dụ: Bài “Đại lượng tỉ lệ thuận”
Nhánh cấp 1 “ Định nghĩa” có hai nhánh con của nó (nhánh cấp 2) là: Định nghĩa, tính chất.
Lưu ý học sinh khi vẽ sơ đồ tư duy:
cấp 1… bằng các đường kẻ, đường cong với màu sắc khác nhau.
đứng độc lập và được nằm gần với đường cong của nhánh đó
Trang 141 Tổ chức cho học sinh tập vẽ sơ đồ tư duy
Ví dụ: Bài “Đại lượng tỉ lệ thuận”
Vẽ sơ đồ tư duy cho chủ đề “Đại lượng tỉ lệ thuận”.
Câu hỏi gợi ý để học sinh vẽ được sơ đồ:
Câu 1: Đại lượng tỉ lệ thuận có tính chất gì ?
Câu 2: Hãy nêu định nghĩa đại lượng tỉ lệ thuận theo cách hiểu của em? Cho ví dụ?
Câu 3: Đại lượng tỉ lệ thuận có liên hệ với thực tế với các nội dung khác
đã học như thế nào?
Câu 4: Cách giải những bài toán liên quan đến thực tế và toán học được
sử dụng tính chất của đại lượng tỉ lệ thuận?
Trang 15Sơ đồ tư duy bài “Đại lượng tỉ lệ thuận”