Bằng kiến thức mỹ học và thực tế sinh ⁂ động của đời sống và nghệ thuật, hãy lí giải nhận định sau: “Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc” H.. Các tác phẩm của ông là sự phản ánh toà
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ - KHOA QUỐC TẾ
⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘⁘
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thanh Hải
Sinh viên thực hiện : Dương Bình Minh
Đề tài:
ĐẠI CƯƠNG MỸ HỌC
Tiểu luận kết thúc học phần
Trang 2Bằng kiến thức mỹ học và thực tế sinh
⁂
động của đời sống và nghệ thuật, hãy lí giải nhận định sau: “Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc” (H Balzac)? (Horioré de Balzac)
Horioré de Balzac
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Balzac là một trong những tác gia có phần đóng góp đáng kể cho nền văn học hiện thực Pháp thế kỉ XIX Các tác phẩm của ông là sự phản ánh toàn diện, chân thực cuộc sống của xã hội tư sản với những thói xấu không gì che đậy của giai cấp thống trị đương thời Ông là tác giả của nhiều câu truyện như người viết truyện thật thà Đặc biệt bộ tiểu thuyết
đồ sộ Tấn trò đời La Comédie humaine). (
Honoré de Balzac từng nói một câu nổi tiếng "Ai cũng có thể làm thầy
ta" sự sâu sắc của ông trong những câu nói của ông ảnh hưởng sâu về
cách sống của ông trong nghệ thuật thơ văn Tiểu thuyết của Balzac phản ánh hiện thực xã hội không mấy tốt đẹp, nhưng chính Balzac lại từng khẳng định:" Xã hội đã tự tách ra hoặc xích lại gần hơn với những quy tắc vĩnh cửu, với cái chân thực, cái đẹp, tiểu thuyết phải là một thế giới tốt lành hơn " (Lời tựa Tấn trò đời) Ta có thể thấy thế giới nghệ thuật của Tấn trò đời không đơn thuần là phản ánh cái thiện, cái
ác trong xã hội, mà điều Balzac mong mỏi chính là cải tạo xã hội ngày càng tốt đẹp hơn
“Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc” (Balza) Câu nói thể hiện
sự sâu sắc trong thơ văn của đời ông với cuộc sống ngoài xã hội Qua phân tích câu nói này, ta sẽ hiểu một cách sâu sắc hơn về khái niệm
“nghệ thuật”
Trang 4I Nghệ thuật là gì?
1 Khái niệm nghệ thuật
Trong đối tượng nghiên cứu của mỹ học, nghệ thuật đứng ở vị trí trung
tâm Xem nghệ thuật là đối tượng khám phá quan trọng nhất, mỹ học
nghiêm cứu những đặc điểm, những quy luật bao quát nhất của nghệ thuật được thể hiện ở bản chất, đặc trưng và các quy luật của hoạt động sáng tạo cũng như cảm thụ nghệ thuật
► Vậy nghệ thuật là gì?
Nghệ thuật là một lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội được nhiều kiểu dạng hoạt động lý luận quan tâm đến như: sử học, xã hội học Mỗi kiểu dạng lý luận nói trên do mục đích nghiên cứu khác nhau, những vấn đề của nghệ thuật và đánh giá chúng cũng theo các cách không hoàn toàn giống nhau Nghệ thuật chiếm một phần quan trọng nhất trong đối tượng nghiên cứu của mỹ học, nó được xem xét ở hai phương diện căn bản: bản chất xã hội của nghệ thuật như là biểu hiện các khía cạnh chung nhất của hoạt động thẩm mỹ và đặc trưng thẩm mỹ của nghệ thuật là phương thức, phương tiện phản ánh
Nghệ thuật là một hình thái ý thức đặc thù của con người Nghệ thuật không chỉ gắn liền với cái đẹp mà còn là nơi con người gửi gắm tâm sự, suy tưởng về cuộc đời Chính vì vậy, nghệ thuật có nhiều chức năng khác nhau: giáo dục, nhận thức, thông báo, giao tiếp, giải
CƠ SỞ LÍ THUYẾT
Trang 5trí, thẩm mĩ Cái đẹp là một phương diện không thể thiếu được của nghệ thuật
Nghệ thuật là một loạt những hoạt động khác nhau, mang tính đặc biệt của con người và những sản phẩm do những hoạt động đó tạo ra Bài viết này chủ yếu tập trung vào các môn nghệ thuật thị giác, bao gồm việc tạo ra những hình ảnh hay vật thể trong những lĩnh vực như hội họa, điêu khắc, đồ họa in ấn, nhiếp ảnh, và những phương tiện truyền thông hình ảnh khác
Trong tác phẩm Nghệ thuật là gì, L.Tolstoi đã khái quát: “Nghệ thuật
là một hoạt động của loài người bắt đầu khi một người tự giác truyền đạt những tình cảm của mình đã thể nghiệm cho người khác bằng các dấu hiệu bên ngoài, làm cho người khác lây lan được những tình cảm ấy, thể nghiệm được chúng.”
Theo triết gia Schopenhauer: “Nghệ thuật là phương tiện tốt nhất để đạt tới nhận thức thuần túy về vũ trụ Về mặt này nghệ thuật là sự nảy nở cao nhất của những gì đang tồn tại”
Với Hegel: “Nghệ thuật là sự nhân đôi mình lên của con người”
2 Khái niệm nghệ thuật trong Mỹ học
Trong mỹ học, Nghệ thuật là đối tượng nghiên cứu trung tâm, đối tượng khám phá quan trọng nhất, mĩ học nghiên cứu những đặc điểm, những quy luật bao quát nhất của nghệ thuật được thể hiện ở bản chất, đặc trưng và các quy luật của hoạt động sáng tạo cũng như cảm thụ nghệ thuật
động tư duy, sáng tạo mang tính đặc thù với mục đích sáng tạo ra những cái đẹp – hướng tới con người trong cuộc sống, nhằm đưa đến những sản phẩm có giá trị và ý nghĩa sâu sắc Nghệ thuật là một lĩnh vực sáng tạo nhằm tạo ra cái đẹp – cái mà con người và cuộc sống luôn
Trang 6hướng tới, đồng thời nghệ thuật được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: văn học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc…
3 Vai trò của nghệ thuật
Con người sáng tạo ra các hình tượng nghê u thuâ ut không chỉ đơn thuần
là đáp ứng nhu cầu hướng đến cái đẹp mà còn có ý nghĩa quan trọng hơn là để đáp ứng chính nhu cầu chinh phục tự nhiên trong cuô uc đấu tranh sinh tồn với tự nhiên của con người
Nghệ thuật làm lây lan cảm xúc
Nghệ thuật giúp trút xả tinh thần
Nghệ thuật giải quyết và cải biến nhu cầu của con người
Giáo dục nghệ thuật hỗ trợ, thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo
thành các giá trị đạo đức của chúng ta
thêm thế giới nội tâm của chúng ta
Nghệ thuật phản ánh rất nhiều sự phát triển và tiến hóa của một người và của nhân loại
Nghệ thuật làm cho chúng ta nghĩ về ý nghĩa của cuộc sống, làm thế nào để sống, những gì là nét đẹp lý tưởng, những gì là tình yêu, những câu hỏi vĩnh cửu
đây và tìm hiểu lịch sử của nhân loại
Nghệ thuật tạo ra khái niệm về vẻ đẹp và sự hài hòa Nghệ thuật giúp mọi người hiểu thế giới bên ngoài và mỗi người khác
Nghệ thuật phát triển phẩm chất tốt đẹp của chúng ta và có một ý nghĩa giáo dục tuyệt vời Nghệ thuật cho mọi người một khả năng
để thể hiện chính mình và trở nên nổi tiếng
Trang 7Nghệ thuật là tuyệt vời nếu nó có liên kết với cuộc sống, lợi ích của người dân và lý tưởng Nếu không, nó sẽ không được hiểu và thừa nhận
Chúng ta đều biết rằng nghệ thuật là một mỹ từ, một hữu thể trừu tượng vô hình có quyền uy sức mạnh mãnh liệt bao trùm lên đời sống tinh thần con người Nó là một thế giới vô biên vô cùng rộng lớn chứa đầy những nghịch lý, phi lý không có bất kỳ một khuôn mẫu hay công thức nào duy nhất áp đặt và ngay cả các triết gia danh tiếng nghiên cứu sâu về mỹ học cũng không thể tiên đoán được nó sẽ ra sao trong tương lai Đối với các triết gia cổ đại và cổ điển, nghệ thuật chính là
tư tưởng về sự siêu việt:
⸙ “Một bông hoa chỉ đẹp khi nó tham dự vào vẻ đẹp lý tưởng” (Platon)
⸙ “Cái đẹp nằm ở trật tự và sự cao cả” (Aristotle)
⸙ “ Nghệ thuật, Tôn giáo và Triết học nằm trong tinh thần tuyệt đối” (Hegel)
4 Đối tượng nghệ thuật
- Đối tượng nghệ thuật: Con người và những gì liên quan đến cuộc sống con người
- Đối tượng của nghệ thuật và khoa học khác nhau:
o Khoa học phản ánh bằng công thức, quy tắc, mệnh đề
o Nghệ thuật phản ánh thế giới bằng hình tượng
Trang 85 Các loại hình nghệ thuật
Một số loại nghệ thuật tiêu biểu: trang trí, hội họa, kiến trúc, múa, sân khấu, thơ ca, văn học, âm nhạc, nghệ thuật hiện đại ( sắp đặt, trình diễn, )
⸙ CHƯƠNG III ⸙ NỘI DUNG, NGHIÊN CỨU
Lí giải nhận định sau: “Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc”
“Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc” ( Balzac )
gay từ những ngày đầu tiên khi con người thoát khỏi thế giới đô ung vâ ut, thoát khỏi cuô uc sống bầy đàn đầy chất tự nhiên trong sinh hoạt cô ung đồng người đã xuất hiê un các yếu
tố nghê u thuâ ut Đây có thể coi là loại hình thái ý thức xuất hiê un sớm nhất của con người, có trước cả các hình thái ý thức: Chính trị, Triết học, Pháp quyền, Tôn giáo và đạo đức… Sự xuất hiê un của ý thức nghê u thuâ ut là sản phẩm của quá trình đấu tranh của con người với tự nhiên, là kết quả của sự phát triển các mối quan hê u xã hô ui, quan hê u cô ung đồng và luôn gắn liền với quá trình lao đô ung sản xuất vâ ut chất cũng như phụ thuô uc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hô ui của xã hô ui loài người Những tác phẩm nghê u thuâ ut phản ánh hiê un thực cuô uc sống mô ut cách chân thực và thấm nhuần những tư tưởng tiên tiến luôn có tác dụng lớn lao về mă ut nhâ un thức và gây ảnh hưởng rất to lớn về mă ut tình cảm, tư tưởng thúc đẩy quần chúng hành đô ung như những tác phẩm của Phidiat, Esilơ… thời cổ đại; những tác phẩm của Raphaen, Lêona đơ Vanhxi…
N
Trang 9trong thời phục hưng hay các tác phẩm câ un đại trong thời kỳ cuô uc cách mạng tư sản như của Sêchpia, Gơt…
Câu nói “Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc”cho ta thấy nghệ thuật là những nét sâu sắc, in thành nếp nghĩ trong tâm hồn, tình cảm, lối sống hằng ngày hay là cách suy nghĩ của loài người qua thời gian tìm tòi, khám phá và chinh phục tự nhiên, đấu tranh xã hội Nghệ thuật luôn luôn vận động, phát triển theo thời đại, tạo ra nét riêng thuộc tính vốn có của một dân tộc khác không có, đồng thời nó cũng là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong lịch sử dân tộc không bao giờ đứt gãy Con người luôn đặt ra cho nghệ thuật những nội dung mới về tính dân tộc, phản ánh những mâu thuẫn cần được giải quyết làm cho tính dân tộc cần được giải quyết
Đó là mâu thuẫn giữa: cái cũ – mới, kế thừa - phủ định, thanh lọc - loại
bỏ, vận động – tĩnh lại
Nghệ thuật là vốn quý của dân tộc. Nghệ thuật phản ánh thực tại, và cũng như mọi hình thức phản ánh khác – phải thông qua các chủ thể Các chủ thể phản ánh trong nghệ thuật là nhà văn, là họa sĩ, nhạc sĩ, nhà điêu khắc Tất nhiên, xét về mtajw hình thức thì mọi tác phẩm – đã gọi
là nghệ thuật – đều phải đẹp Nhưng nội dung của nó không phải chỉ bao gồm cái đẹp mà thôi Ngoài cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài, người ta còn bắt gặp trong nghệ thuật vô số những sự vật, hiện tượng, những biến
cố, những vấn đề, những khía cạnh hết sức khác nhau của cuộc sống mà con người quan tâm tới Nghệ thuật không phản ánh hiện thực trong ý nghĩa khách quan vốn có của nó mà xem nó như là đối tượng để khám phá các kinh nghiệm quan hệ của con người Trong khi phản ánh toàn bộ thế giới, đối tượng mà nghệ thuật hướng tới không chỉ có duy nhất con người, mà là toàn bộ thế giới hiện thực có ý nghĩa với sự sống của con người, mang tư tưởng, tình cảm, khát vọng của con người Bên cạnh đó,
có rất nhiều loại hình nghệ thuật cơ bản như nghệ thuật ứng dụng (nghệ thuật trang trí – thực dụng và kiến trúc), nghệ thuật tạo hình (hội họa và điêu khắc), nghệ thuật biểu hiện (âm nhạc và múa), nghệ thuật ngôn từ
Trang 10(văn học), nghệ thuật tổng hợp (điện ảnh và sân khấu) vậy nên bất cứ dân tộc nào, thời đại nào, nghệ thuật đều ghi lại, phản ánh các đặc điểm
của dân tộc, triều đại đó Cuộc sống xã hội càng phong phú, mối quan
tâm của con người với xã hội càng rộng lớn thì nghệ thuật càng phát triển.
Nền nghệ thuật Việt Nam có một lịch sử lâu dài và phong phú, các ví dụ sớm nhất của nền nghệ thuật này có từ thời kỳ đồ đá vào khoảng năm 8.000 trước Công nguyên Nghệ thuật đã phản ánh đời sống lịch sử các dân tộc nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung qua các thời kì
1 Thời Lý
Nghệ thuật Việt Nam thời Lý phản ánh chủ yếu qua kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc Thời kỳ này ghi dấu sự phát triển mạnh mẽ của kiến trúc chùa chiền, có phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và có sự liên hệ với cộng đồng dân cư, gần làng sát nước Âm nhạc thời kỳ này chịu ảnh hưởng ít nhiều từ Chiêm Thành, sự ảnh hưởng của âm nhạc Trung Hoa cũng bắt đầu du nhập vào Đại Việt
Công trình hoàng thành Thăng Long, qua kết quả khai quật của giới khảo cổ học Việt Nam từ năm 2002 đã cho thấy những dấu tích của nghệ thuật kiến trúc thời Lý Đó là những công trình mang các đặc điểm:
Trang trí rất tinh xảo, kết hợp hài hòa giữa các chất
liệu gỗ - đá - gạch - đất nung
Trang 11Lá đề chạm rồng thời Lý, khai quật
tại chùa Phật Tích
Gạch lát nền trang trí hoa cúc, thế kỷ 11-12, được tìm thấy tại Thành cổ Hà Nội.
2 Thời Trần
Nghệ thuật Việt Nam thời Trần phản ánh chủ yếu qua điêu khắc và âm nhạc Điêu khắc được đánh giá khoáng đạt, khỏe khoắn hơn thời Lý thể hiện tinh thần thượng võ được phát huy qua các cuộc chiến Âm nhạc thời kỳ này chịu ảnh hưởng từ Chiêm Thành, Ấn Độ và Trung Hoa, qua các nhạc công Chiêm Thành, Nguyên Mông bị bắt được trong các cuộc chiến
`
Đầu uyên ương bằng đất nung trang trí cung điện thời Trần
Trang 123 Thời Lê Sơ
Nghệ thuật Việt Nam thời Lê sơ phản ánh chủ yếu qua kiến trúc, điêu khắc và âm nhạc Thời kỳ này đánh dấu sự ra đời của nền âm nhạc cung đình Việt Nam, và cũng kể từ đây âm nhạc dân gian bị loại bỏ hoàn toàn
ra khỏi cung đình, loại nhạc này bị triều đình coi là "dâm nhạc"
Đồ gốm thời Lê sơ
4 Thời Mạc
Nghệ thuật Việt Nam thời Mạc phản ánh chủ yếu qua kiến trúc và điêu khắc Thời kỳ này đánh dấu việc đình làng, kiến trúc Việt Nam mang nhiều nét bản địa nhất, bắt đầu có tư cách là trung tâm hành chính, sinh hoạt cộng đồng làng xã, nơi mà trước đây chỉ được dùng để nghỉ ngơi Nghệ thuật thời kỳ này được đánh giá là vươn mạnh tới sự tả thực gần gũi nhân tính
Tượng rồng đá thời Mạc thế kỷ 16
Trang 135 Thời Lê trung hưng
Nghệ thuật Việt Nam thời Lê trung hưng phản ánh chủ yếu qua kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, hội họa Trong âm nhạc, âm nhạc dân gian nở
rộ trong quần chúng, trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa đặc sắc, nhiều địa phương đã hình thành các đội hát chèo, làng hát chèo được lưu truyền đến ngày nay Thời kỳ này, kiến trúc cung đình không có nhiều chuyển biến, nhưng trong dân gian đây được coi là thời kỳ đỉnh cao của nghệ thuật điêu khắc đình làng Hội họa thời kỳ này khá phát triển, đặc biệt là tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng mang nhiều sắc thái dân tộc
Đám cưới chuột - một bức tranh
Đông Hồ
Tranh lợn độc, một trong số ít những bức tranh Kim Hoàng còn
lại đến nay
6 Thời Nguyễn
- Kiến trúc hài hoà với thiên nhiên, luôn kết hợp với nghệ thuật trang trí
và có kết cấu tổng thể chặt chẽ
- Điêu khắc và đồ hoạ phát triển đa dạng, kế thừa truyền thống dân tộc
và bước đầu tiếp thu nghệ thuật châu Âu
Trang 14Cảnh hồ Tịnh Tâm
Qua các hình ảnh minh họa trên, ta có thể thấy nghệ thuật thay đổi theo chiều dài lịch sử, song song với đời sống con người luôn luôn có nghệ thuật đồng hành
⸙ CHƯƠNG IV ⸙ NHẬN XÉT, KẾT LUẬN
Qua phân tích câu nói “Nghệ thuật là tấm áo mặc của một dân tộc” của Balzac đã cho thấy nghệ thuật tồn tại qua nhiều thời kì và khái quát lại đặc điểm của từng thời kì đó Giữ gìn và phát huy nghệ thuật của dân tộc
là một điều cần thiết Chúng ta nên lan tỏa giá trị nghệ thuật dân tộc, kế thừa và tiếp nối mạch nguồn của thế hệ chủ nhân tương lai đất nước đối với những di sản của cha ông để lại để có thể tin rằng những nét đẹp của người Việt Nam sẽ tiếp tục được gìn giữ, bảo vệ, lưu truyền qua nhiều thế hệ và vẽ thêm nhiều “cái đẹp” lên “tấm áo nghệ thuật” của dân tộc mình
Trang 15Chương 1: Phần mở đầu
Lý do chọn đề tài 3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết 1 Khái niệm nghệ thuật 4
2 Khái niệm nghệ thuật trong Mỹ học 5
3 Vai trò của nghệ thuật 6
4 Đối tượng nghệ thuật 7
5 Các loại hình nghệ thuật 8
Chương 3: Nội dung nghiên cứu Lí giải nhận định 8
Ví dụ minh họa 10
Chương 4: Nhận xét, kết luận Nhận xét, kết luận 14
Mục lục