Báo cáo thực tế tại lâm Đồng

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo thực tế tại lâm Đồng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tìm hiểu thực tế về tình hình chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, quốc phòng- an ninh của tỉnh Lâm Đồng

Trang 1

Lời cảm ơn

Kính thưa Quý Thầy, Cô Trường Chính trị tỉnh Bình Dương

Sau thời gian tiếp xúc và tìm hiểu thực tế về tình hình chính trị, kinh tế xãhội, văn hóa, quốc phòng- an ninh tỉnh Lâm Đồng Qua đó bản thân em đã rút ranhững bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền địaphương mình.

Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, song bài báo cáo nghiên cứu thực tếtại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếusót và hạn chế Em kính mong nhận được sự thông cảm và đóng góp xây dựng củaquý thầy, cô giáo.

Em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy,truyền đạt những kinh nghiệm thực tiễn để em có thể vận dụng vào công việcmình đang đảm trách tại đơn vị công tác.

Đặc biệt cảm ơn Cô Nguyễn Thị Mỹ Dung, chủ nhiệm lớp Trung cấp lýluận Chính trị Hành chính hệ không tập trung khóa 69, cô đã tận tình giúp đỡ vàtạo mọi điều kiện thuận lợi cho lớp hoàn thành chuyến nghiên cứu thực tế tạithành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng

Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu trường chính trị tỉnh Lâm Đồng vàđặc biệt là Thầy Phạm Kim Quang, Phó hiệu trưởng nhà trường đã trình bài báocáo về tình hình phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh tỉnh LâmĐồng năm 2018

Xin kính chúc quý thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trongcông việc cũng như trong cuộc sống

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Thực hiện công văn số: 152/TCT ngày 18 tháng 10 năm 2018 của TrườngChính trị tỉnh Bình Dương về việc tổ chức cho học viên lớp TT K70 đi nghiên cứuthực tế.

Ban Giám hiệu Trường chính trị tỉnh Bình Dương đã tổ chức cho lớp Trungcấp lý luận chính trị Hành chính hệ không tập trung khóa 69 thực hiện chuyến họctập nghiên cứu thực tế tại tỉnh Lâm Đồng trong 03 ngày (từ ngày 27/03/2019 đếnngày 29 tháng 03 năm 2019).

Với phương châm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn với thực tiễn Mục tiêucủa nhà trường đối với chuyến đi này là giúp học viên có điều kiện tiếp xúc và tìmhiểu thực tế về tình hình chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, quốc phòng- an ninh củatỉnh Lâm Đồng Qua đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mỗi học viên và những bàihọc kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành của chính quyền địa phươngmình.

Với kiến thức đã được học sẽ là nền tảng vững chắc trong hệ thống lý luận,kinh nghiệm thực tiễn, trong định hướng suy luận và phương pháp hoạt độngchuyên môn nghiệp vụ trong quá trình công tác của mỗi học viên.

Thành phần đoàn tham gia nghiên cứu thực tế gồm:

Cô Nguyễn thị Mỹ Dung, Chủ nhiệm lớp Trung cấp lý luận chính trị hànhchính hệ không tập trung K69 – Trưởng đoàn.

Cùng Ban cán sự lớp học và các học viên lớp Trung cấp lý luận chính trịhành chính hệ không tập trung K69.

Trang 4

PHẦN MỘT: KHÁI QUÁT VỀ TỈNH LÂM ĐỒNGI KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Lâm Đồng là một tỉnh miền núi thuộc Nam Tây Nguyên tiếp giáp với vùngkinh tế trọng điểm phía Nam Nằm trên cao nguyên cao nhất của TâyNguyên là Lâm Viên - Di Linh có độ cao trung bình từ 800 – 1500 mét so với mựcnước biển và là tỉnh duy nhất ở Tây Nguyên không có đường biên giới quốc tế.Tỉnh lỵ là thành phố Đà Lạt nằm cách Thành phố Hồ Chí Minh 300 km về hướngBắc, đồng thời cách cảng biển Nha Trang 135 km về hướng Tây Năm 2010, LâmĐồng là tỉnh đầu tiên của Tây Nguyên có 2 thành phố trực thuộc tỉnh (Đà Lạt, BảoLộc).

Trang 5

Lâm đồng có diện tích tự nhiên 9.783,34 km2, dân số trên 1.289.326 ngườivới 43 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 24,1%(riêng dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17%)

- Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bình Thuận.- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lăk

Toàn tỉnh có thể chia thành 3 vùng với 5 thế mạnh: Phát triển cây côngnghiệp dài ngày, lâm nghiệp, khoáng sản, du lịch - dịch vụ và chăn nuôi gia súc.

2 Địa hình

Trang 6

Địa hình đa số là núi và cao nguyên đồng thời cũng có những thung lũng nhỏbằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng,động, thực vật và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.

Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bố khá rõ ràng từBắc xuống Nam.

- Phía Bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnhcao từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).

- Phía Đông và Tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).

- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bánbình nguyên có độ cao 100-300m

3 Khí hậu

Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùabiến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Nhiệt độ thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻquanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm.

Lượng mưa trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bìnhcả năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi chophát triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồngốc ôn đới Đặc biệt Lâm Đồng có khí hậu ôn đới ngay trong vùng khí hậu nhiệtđới điển hình và nằm không xa các trung tâm đô thị lớn và vùng đồng bằng đôngdân.

4 Thủy văn

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rấtphong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thuỷ điện rất lớn, với 73 hồchứa nước, 92 đập dâng.

Sông suối trên địa bàn Lâm Đồng phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn 1% Phần lớn sông suối chảy từ hướng đôngbắc xuống tây nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đềucó lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn.

Các sông lớn của tỉnh thuộc hệ thống sông Đồng Nai Ba sông chính ở LâmĐồng là: Sông Đa Dâng (Đạ Đờng); Sông La Ngà; Sông Đa Nhim

Trang 7

Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt, hiện có: nhà máy cấp nướcĐà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày-đêm; Hệ thống cấp nước thị xã Bảo Lộc, côngsuất 10.000 m3/ngày-đêm; Hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng, công suất 2.500m3/ngày-đêm; Hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500 m3/ngày-đêm;Hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm

Đồng thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinhhoạt đang được hoàn thiện.

5 Dân tộc, dân cư

Dân số toàn tỉnh có 1.289.326 người, Lâm Đồng là miền đất hội tụ nhiều dântộc anh, em trong cả nước với 43 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống.

Cộng đồng các dân tộc tỉnh Lâm Đồng đông nhất người Kinh chiếm khoảng77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%, Nùng chiếm gần 2%, Tàychiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% , còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh

Tỷ lệ các dân tộc của tỉnh Lâm Đồng

KinhK’HoMạNùngTàyHoaChu-ru

Lễ hội, rượu cần và dệt thổ cẩm là nét đặc trưng cho văn hóa dân tộc thiểu sốtại Lâm Đồng Hiện nay Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cảnước đến lập nghiệp đặc biệt là đông bào dân tộc ít người phía Bắc, quần thể dâncư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động

II TIỀM NĂNG VÀ THẾ MẠNH CỦA TỈNH LÂM ĐỒNG1 Tài nguyên thiên nhiên

Trang 8

Lâm Đồng có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng Một số loạikhoáng sản có trữ lượng lớn và chất lượng tốt đủ điều kiện để khai thác ở qui môcông nghiệp.

Nguồn nguyên liệu nông lâm sản phong phú về chủng loại, có thể tổ chứcsản xuất thành những vùng chuyên canh về qui mô lớn phục vụ cho công nghiệpchế biến Hệ thống sông, suối, hồ, đập… có tiềm năng lớn để phát triển các dự ánthủy điện từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn, đủ khả năng đáp ứng nguồn năng lượngđiện tại chỗ.

Nhiều công trình hạ tầng đã và đang hoàn thành như sân bay Liên Khương,cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt, các Khu công nghiệp… có khả năng đáp ứng nhu cầuđầu tư, phát triển kinh tế xã hội.

a Tài nguyên đất

Lâm Đồng có diện tích đất 965.969 ha, chiếm trên 98% diện tích tự nhiên baogồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất gồm các nhóm đất phù sa (Fluvisols), đất glây(Gleysols), đất mới biến đổi (Cambisols), đất đen (Luvisols), đất đỏ bazan(Ferralsols), đất xám (Acrisols), đất mùn alit trên núi cao (Alisols), đất xói mònmạnh (Leptosols) và nhóm dốc tụ Nhóm đất chiếm ưu thế là nhóm bazan màu mỡ.

Trong tổng số 277.000 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó cótrên 212.309 ha đất đỏ bazan rất thích hợp cho việc trồng các loại cây công nghiệpdài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, chè, dâu tằm, tiêu, cao su, điều…

b Tài nguyên rừng

Lâm Đồng có 587.000 ha rừng với độ che phủ 60,4% diện tích toàn tỉnh Domưa nhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loại tre, nứa, lồ ô có tốc độtái sinh rất nhanh sau khi khai thác Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình củathảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó cómột số loại gỗ quý như Pơmu xanh, cẩm lai, gỗ thông 2 lá, 3 lá… và nhiều loại lâmsản khác; là vùng nguyên liệu lý tưởng đầy triển vọng cho đầu tư công nghiệp chếbiến có hiệu quả Hàng năm rừng sản xuất còn cung cấp khối lượng lớn gỗ để phụcvụ công nghiệp chế biến xuất khẩu các sản phẩm gỗ có giá trị kinh tế cao.

c Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 289 mỏ và điểm quặng bao gồm30 loại khoáng sản thuộc 5 nhóm chính: kim loại, phi kim loại; đá quý – bán đáquý; đá ốp lát; nước khoáng - nước nóng và khoáng sản là vật liệu xây dựng thôngthường

Trang 9

Trong đó có Bauxite, Bentonite, Kaolin, Diatomite và than bùn có khả năngkhai thác ở quy mô công nghiệp

Quặng bô xít ở Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 1,234 triệu tấn, chất lượngquặng khá tốt (hàm lượng Al2O3: 44-45%, Fe2O3: 22,7-23,6%, Si2O3: 2,1%, TiO3:3,7%) điều kiện khai thác và vận chuyển khá dễ dàng Sét Bentonite có trữ lượngtrên 4 triệu tấn Than nâu và Diatomite được phát hiện tại nhiều điểm, mỏ Đại Lào(thành phố Bảo Lộc) là có khả năng khai thác công nghiệp với trữ lượng 8,5 triệum3 Cao lanh Lâm Đồng có trữ lượng khoảng 520 triệu tấn

c Tài nguyên nước

Lâm Đồng là tỉnh nằm trong hệ thống sông Đồng Nai, có nguồn nước rấtphong phú, mạng lưới suối khá dày đặc, tiềm năng thủy điện rất lớn Sông suối trênđịa bàn Lâm Đồng phân bổ khá đồng đều, phần lớn chạy từ hướng Đông Bắcxuống Tây Nam.

Do đặc điểm địa hình đồi núi và chia cắt mà hầu hết các sông suối ở đây đềucó lưu vực khá nhỏ và có nhiều ghềnh thác ở thượng nguồn Các sông lớn của tỉnhthuộc hệ thống sông Đồng Nai Ba sông chính ở Lâm Đồng là: Sông Đa Dâng (ĐạĐờn), Sông La Ngà, Sông Đa Nhim Do thuận lợi là tỉnh miền núi nhiều thung lũngvà hệ thống sông suối nên Lâm Đồng là nơi tích thủy với các hồ thủy điện ĐaNhim có quy mô diện tích 970 ha, dung tích nước 165 triệu m3, công suất nhà máythủy điện 160MW Hồ Hàm thuận Đạ Mi diện tích 2500ha, dung tích nước 695triệu m3, công suất nhà máy 300 MW, Hồ Đại Ninh diện tích 2000ha, dung tíchnước 320 triệu m3 công suất nhà máy thủy điện 300MW Các hồ trên là thắng cảnhđẹp là tiền đề cho phát triển du lịch

2 Về cơ sở hạ tầng

Tỉnh Lâm Đồng đã nỗ lực trong việc thiết lập hệ thống đường bộ có chấtlượng tương đối tốt và phân bố đều khắp các vùng trong tỉnh, một mặt đảm bảogiao thông thuận lợi trong nội tỉnh, mặt khác đặt Lâm Đồng vào vị trí cầu nối giữacác tỉnh Tây Nguyên với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Nam Bộ Hơn nữa,với hệ thống quốc lộ chạy qua và việc nối tuyến với quốc lộ 1A, Lâm Đồng có thểdễ dàng giao lưu với các tỉnh khác trong cả nước Lâm Đồng có các quốc lộ 20, 27,28, 55; các tỉnh lộ 722, 723, 724, 725 nối liền các tỉnh Nam Trung bộ, Đông Nambộ và Tây Nguyên.

Hiện nay, hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối dày và phân bố kháđều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể đến được hầu hếtcác xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân Nếu chỉ tính riêng các tuyếnquốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay, mạng lưới đường bộ ở Lâm Đồng cótổng chiều dài 1.744km, trong đó: Hệ thống quốc lộ có tổng chiều dài 412,15km,

Trang 10

gồm 264,85km đường nhựa, 65,3km đường cấp phối, 82km đường đất, trên dọctuyến có 54 cầu với 1.551,89m dài và 533 cống.

Hệ thống đường tỉnh có tổng chiều dài 346,25km, gồm 23,13km đườngnhựa, 134,18km đường cấp phối, 130,4km đường đất và 58,54km đường nữa dựkiến sẽ khai thông xây dựng trong các thời kỳ quy hoạch Trên toàn tuyến đườngtỉnh có 45 cầu với 867,1m dài và 162 cống.

Hệ thống đường huyện có tổng chiều dài 985,69 km, trong đó 171,32 kmđường nhựa, 282,32 km đường cấp phối và 532,05 km đường đất, trên toàn tuyếncó 82 cầu với 1.271,9 m dài và 487 cống.

Hiện nay, ngành đường sắt đã khôi phục đoạn từ ga Đà Lạt đến Trại Mát dài8 km phục vụ du lịch Nhà ga cũng được trang bị và nâng cấp nhằm mục đích khai

Trang 11

thác dịch vụ du lịch Trong tương lai, để có thể khôi phục lại tuyến đường sắt ĐàLạt- Tháp Chàm, địa phương cần có sự đầu tư rất lớn của ngành đường sắt và kể cảcủa quốc tế.

b Đường hàng không

Tỉnh Lâm Đồng có sân bay Liên Khương với tổng diện tích 160ha với đườngbăng dài 2.374m và rộng 34m, có khả năng tiếp nhận loại máy bay ATR 72 trọngtải 26 tấn và các loại tương đương, lên xuống an toàn Sân bay này trực thuộc cụmcảng hàng không miền Nam, việc điều hành bay rất thuận lợi, đảm bảo giao lưunhanh chóng giữa Đà Lạt với các địa phương khác trong cả nước Do nhu cầu đi lạicủa nhân dân ngày càng tăng nên hiện nay, hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạtđi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.

Sân bay Liên Khương

c Đường thủy

Sân bay Liên Khương

Do đặc điểm địa hình núi và cao nguyên nên hệ thống sông suối ở Lâm Đồngít có giá trị giao thông Ngay trên sông Đồng Nai, tuy là con sông lớn chảy qua địabàn tỉnh nhưng trên sông có nhiều ghềnh thác và nước lên xuống theo mùa, nêngiao thông chỉ thực hiện được trên những đoạn ngắn với những phương tiện nhỏ vàthô sơ của cư dân vùng ven bờ sông Giao thông đường sông trên sông Đồng Naichỉ thực hiện được trên chiều dài khoảng 60km vào mùa khô và ở khu vực Cát Tiênlà chủ yếu Vào mùa mưa, nước từ thượng nguồn đổ dồn về nên nước chảy xiết vàlòng sông có nhiều bãi đá hoặc ghềnh thác nguy hiểm nên giao thông bị hạn chế,chỉ có các bè mảng gỗ và tre nứa được khai thác và vận chuyển trên sông là kháthuận lợi Giao thông trên sông Đồng Nai giúp cho giao lưu hàng hoá giữa huyệnCát Tiên và tỉnh Bình Dương thêm thuận tiện.

d Bưu điện

Để đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc của tỉnh trong giai đoạnmới, bưu điện Lâm Đồng đã cố gắng rất nhiều trong hoạt động xây dựng cơ sở vật

Trang 12

chất và đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại Lâm Đồng đã xây dựng đượcđường dây điện thoại từ Bảo Lộc đến Xuân Lộc, nối liền với hệ thống thông tinđường trục quốc lộ 1A Đồng thời, bưu điện tỉnh đã tổ chức được mạng lưới vôtuyến điện sóng ngắn với Trung ương, với một số tỉnh bạn và với Căm-pu-chiacũng như cả các huyện trong tỉnh Ngoài ra còn có đường Morse âm thanh ở tỉnh,huyện và các bưu cục trọng điểm chuyên dùng để nhận và chuyển điện báo.Hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 30 bưu cục khu vực, 10 bưu cục quận huyện, 1bưu cục trung tâm và 41 điểm bưu điện văn hoá xã, 138/138 số xã, phường, thị trấnđã được trang bị điện thoại Tuy là một tỉnh miền núi nhưng Lâm Đồng là mộttrong số các tỉnh và thành phố có ngành bưu chính - viễn thông phát triển nhất cảnước với công nghệ hiện đại và giá trị sản xuất tăng nhanh Đó là một thuận lợi lớnđối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nóiriêng.

đ Điện lực

Mạng lưới truyền tải điện được chú ý cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.Một số tuyến quan trọng nhất là đường dây 220kV Đa Nhim – Bảo Lộc dài 110km,đường dây 66kV Đa Nhim - Đà Lạt dài 33km, đường dây 31,5kV Đa Nhim – CànRang – Đà Lạt – Nam Ban và Đà Lạt – Suối Vàng dài tổng cộng khoảng 70km,đường dây 35kV Bảo Lộc – Di Linh dài gần 30km và từ Bảo Lộc đi Đạ Huoai dài44km Từ các trạm, điện được dẫn về các địa phương theo mạng lưới phân phối vớitổng chiều dài đường dây các loại 0,2-15kV đạt khoảng hơn 700km Với hệ thốngnày, hiện nay 11 trên 11 huyện, thị xã, thành phố và đại bộ phận các xã đã có điệnlưới quốc gia, tốc độ tiêu thụ điện bình quân tăng 18-20% hàng năm, trong đó ánhsáng sinh hoạt tăng nhanh và chiếm 50% tổng điện năng tiêu thụ (Bảng 2).

Trong thời gian gần đây, ngành điện lực Lâm Đồng đã tăng cường cơ sở vậtchất chủ yếu bằng nguồn vốn ngân sách để đưa điện về các huyện, đặc biệt là cáchuyện phía Nam và các vùng sâu, vùng xa, góp phần phát triển kinh tế và xây dựngnông thôn theo yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang diễn ratrên cả nước.

d Thủy điện:

Lâm Đồng là tỉnh giàu tiềm năng phát triển ngành kinh tế thủy điện Hầu hếtcác dự án thủy điện lớn đều nằm trên địa giới giáp ranh giữa Lâm Đồng với cáctỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Nông, Đắk Lắc, Bình Phước

Trang 13

Đập dẫn nước Nhà máy thủy điện Đa Dâng.

3 Về Nông, Lâm, Khoáng sảna Nguyên liệu nông sản:

Tài nguyên đất đai của Lâm Đồng rất thích hợp để phát triển các loại câycông nghiệp dài ngày như chè, cà phê, dâu tằm … và rau hoa Lâm Đồng đã hìnhthành nhiều vùng chuyên canh tập trung và là thị trường tiềm năng về nguyên liệucho công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Lâm Đồng đứng đầu cả nước về sảnxuất chè, rau hoa chất lượng cao; đứng thứ 2 cả nước về sản xuất cà phê; chiếm tỷtrọng đáng kể về các sản phẩm như dâu tằm tơ, hạt điều, bò thịt sữa, mía đường,dược liệu…

b Lâm sản:

Lâm Đồng có 617.815ha rừng với độ che phủ 63% diện tích toàn Tỉnh, trongđó có 355.357ha rừng gỗ, 80.446 rừng tre nứa, 27.326 rừng trồng … Do mưanhiều, khí hậu ẩm ướt và đất đai phù hợp nên các loài tre, nứa, lồ ô có tốc độ táisinh rất nhanh sau khi khai thác Rừng Lâm Đồng mang nhiều nét điển hình củathảm thực vật Việt Nam, rất đa dạng, có trên 400 loại gỗ khác nhau, trong đó cómột số loại gỗ quý như pơmu xanh, cẩm lai, gõ thông 2 lá, 3 lá … và nhiều loại lâmsản khác.

Trang 14

c Khoáng sản:

Lâm Đồng là vùng đất có nhiều loại khoáng sản với trữ lượng lớn chưa đượckhai thác Theo thống kê toàn Tỉnh có 25 loại khoáng sản, trong đó Bauxite,Bentonite, Kaolin, Diatomite và tham bùn có khả năng khai thác ở quy mô côngnghiệp Nổi bật nhất là quặng Bauxite với trữ lượng hơn 1tỷ tấn, chất lượng quặngkhá tốt 38 điểm quặng vàng (chủ yếu là vàng sa khoáng), 7 điểm quặng saphia, 32điểm mỏ thiếc sa khoáng với trữ lượng hàng chục ngàn tấn, 19 mỏ sét gạch ngói,… và các loại khoáng sản khác như caolanh (12 mỏ), Diatomite, Bentonite, đágranite, than bùn Ngoài ra Lâm Đồng còn có một số mỏ nước khoáng tại cáchuyện Lạc Dương, Đức Trọng, Cát Tiên và Đạ Huoai.

4 Tiểu thủ công nghiệp – Nông nghiệp - Du lịch và Dịch vụ - a Về tiểu thủ công nghiệp

Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến, sản phẩm tiểu thủcông nghiệp của Lâm Đồng, nhất là các sản phẩm phục vụ du lịch, cũng ngày càngphát triển mạnh mẽ và là một trong những thế mạnh của địa phương trên cơ sở thừahưởng nét truyền thống, nguồn nguyên liệu dồi dào cộng với thế mạnh về tay nghềcủa người lao động Các sản phẩm bao gồm: mây tre đan, thêu lụa, dệt thổ cẩm,hoa khô, đan len, chạm khắc, cưa lộng, gỗ mỹ nghệ, hàng lưu niệm… Hiện nay,Tỉnh đã có chủ trương khôi phục và phát triển sản xuất các sản phẩm tiểu thủ côngnghiệp, xây dựng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch.

b Về công nghiệp:

Ngành Công nghiệp Lâm Đồng phát triển bởi, công nghiệp chế biến nông,lâm, thủy sản, phân bón và sản xuất phân phối điện, khí đốt Để phát triển côngnghiệp hiện đại tỉnh Lâm đồng tập trung kêu gọi đầu tư vào 3 khu công nghiệpgồm: khu công nghiệp Lộc Sơn 183 ha, khu công nghiệp Phú hội 109ha, khu Côngnghiệp Nông nghiệp Tân Phú 323 ha và 6 cụm công nghiệp với quy mô 238 ha.

c Về nông nghiệp

Các vùng chuyên canh rau, hoa, chè lớn nhất cả nước

Vùng chuyên canh rau có diện tích trên 340.000 ha, tăng 0,5% sản lượng thuhoạch 2,1 triệu tấn/năm.

Vùng chuyên canh Cà phê: có diện tích càphê ổn định lâu dài đạt khoảng150.000 ha, sản lượng 430 ngàn tấn/năm Đặc biệt là giống càphê Arabica tại ĐàLạt, Lâm Hà và Đức Trọng là loại có chất lượng cao

Vùng chuyên canh Chè: Diện tích chè toàn Tỉnh đạt 25.000 ha, có khả năngphát triển lên đến 28.000 ha Lâm Đồng cũng thích hợp để trồng các loại giống chèquý, chất lượng cao của Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản …

Trang 15

Vùng chuyên canh Dâu tằm: khí hậu của Lâm Đồng thích hợp cho việc nuôitằm lưỡng hệ quanh năm Diện tích ổn định lâu dài đạt khoảng 5.000-6.000 ha, sảnlượng dâu khoảng 100 – 120 ngàn tấn, sản lượng kén tằm đạt khoảng 6,5 – 8 ngàntấn, phân bố chủ yếu ở các huyện Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Bảo Lâm, Bảo Lộc,Đơn Dương, Lâm Hà, Đức Trọng.

Vùng chuyên canh Điều: Diện tích điều toàn tỉnh đạt 10.000 ha Hàng nămLâm Đồng có thể thu hoạch khoảng 2.300 tấn nhân.

Thị trường xuất khẩu là các nước Nhật bản, Singapore, Đài loan, Úc, Tháilan, Bỉ, Hà lan, EU, Mỹ, Trung Quốc Lâm Đồng còn có một số cây trồng khác nhưđiều, dâu tằm, Magic S, cây ca cao, tiêu, cây ăn quả góp phần làm gia tăng giá trịsản xuất nông nghiệp

Lâm Đồng còn có điều kiện nuôi cá nước lạnh như cá tầm, cá hồi với quy mô50 ha mặt nước sản lượng 874 tấn/ năm

Với diện tích trên 597.690 ha rừng, Lâm Đồng có 2 vườn quốc gia, vườnquốc gia Bidoup Núi bà rộng 700,38 km2 Vườn quốc gia Cát tiên rộng 272,73km2 Tháng 7/2015 UNESCO đã công nhận khu dự trữ sinh quyển Lang Biang làkhu dự trữ sinh quyển thế giới với diện tích 275.439 ha

ĐẶC BIỆT: Trong thời gian qua tỉnh Lâm Đồng đang tiến hành trồng cây siêu

quả Magic S Đây là cây trồng được ông Phạm S trao đổi giống từ vườn thực vậtKEW-Hoàng Gia Anh, đưa về Việt Nam nghiên cứu, trồng khảo nghiệm liên tụctừ năm 2014 - 2016 và rất phù hợp để canh tác trong điều kiện tự nhiên ở Đà Lạt,không cần đến nhà kính, nhà lưới Cây cho quả “3 trong 1”: trái chín có hươngthơm của mác mác, kết hợp vị chua ngọt của cà chua và thoang thoảng hương vịdâu tây, được đặt tên thương mại cây Magic-S.

Qua kết quả nghiên cứu thực tế tại Lâm Đồng, nhận thấy Magic-S là cây hội đủ4 yếu tố độc đáo mà các cây trồng khác hiếm có: là cây hội nhập quốc tế; cây thích ứng với biến đổi khí hậu; cây làm giàu cho nông dân và doanh nghiệp; cây rất phù hợp với du lịch canh nông.

Ngày đăng: 21/05/2024, 17:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan