BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN Đề tài: Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan và sự vận dụng quan điểm đó trong
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan và sự
vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu khoa học
Họ và tên: Nguyễn Trà Giang
Mã số sinh viên: 11230954 Lớp TC: LLNL1105_07
GV hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng
Hà Nội, năm 2023
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan và sự
vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu khoa học
Họ và tên: Nguyễn Trà Giang
Mã số sinh viên: 11230954 Lớp: Quản trị kinh doanh quốc tế tiên tiến 65A
GV hướng dẫn: TS Lê Thị Hồng
Hà Nội, năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
A MỞ ĐẦU
B NỘI DUNG
I Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan
1 Nội dung của quan niệm khách quan
1.1 Khái niệm khách quan
1.2 Nội dung của quan điểm khách quan
2 Cơ sở lí luận của quan niệm khách quan trong triết học
2.1 Cơ sở lí luận
2.2 Nguyên tắc phương pháp luận cần phải xuất phát từ thực tế khách quan
II Sự vận dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
1 Nghiên cứu khoa học
2 Áp dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
2.1 Quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
2.2 Cách áp dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
C KẾT LUẬN
Trang 4A MỞ ĐẦU
Trong chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm khách quan được coi là một nguyên tắc cơ bản, là hệ thống giá trị quan trọng nhất để xây dựng và đánh giá kiến thức Quan điểm này không chỉ là một nguyên tắc triết học mà còn là một tiêu chí chất lượng trong quá trình nghiên cứu, đặc biệt là khi chúng ta tiếp cận và phân tích nội dung cũng như cơ sở lý luận của một vấn đề
Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan là nền tảng vững chắc cho
sự phát triển của tri thức khoa học Điều này không chỉ đặt ra yêu cầu về sự công bằng và không thiên vị trong quá trình thu thập thông tin mà còn đòi hỏi khả năng phân tích đối tượng nghiên cứu mà không bị ảnh hưởng bởi quan điểm
cá nhân hay lợi ích cụ thể
Sau đây, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào khái niệm về quan điểm khách quan, khám phá nó trong ngữ cảnh nghiên cứu khoa học và tìm hiểu cách nó được vận dụng
để tạo ra kiến thức đáng tin cậy và hữu ích Bằng cách này, con người sẽ nắm bắt được tầm quan trọng của quan điểm khách quan trong việc xây dựng một cơ
sở kiến thức chặt chẽ và sự tiếp cận khoa học mà không bị mắc kẹt trong các giới hạn cá nhân hay tư tưởng hạn hẹp
Với mong muốn được tìm hiểu và áp dụng những kiến thức đã học, em đã lựa
chọn đề tài: “ Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan và sự vận dụng quan điểm đó trong nghiên cứu khoa học”.
B NỘI DUNG
I Nội dung và cơ sở lý luận của quan điểm khách quan
1 Nội dung của quan niệm khách quan
1.1 Khái niệm khách quan
Khách quan là một khái niệm không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, quan điểm, lợi ích cá nhân hay bất kỳ yếu tố nào khác ngoài các dữ liệu và tôn trọng sự thật Khách quan cũng có nghĩa là không thiên vị, mà phải dựa trên các chứng cứ và
Trang 5dữ liệu Khách quan đòi hỏi sự kỷ luật, kiên trì trong việc giữ cho quan điểm cá nhân và các yếu tố khác không ảnh hưởng đến quá trình đánh giá và quyết định
Tính khách quan đòi hỏi thông tin phải được thu thập và xử lý một cách đúng đắn, chính xác để đưa ra kết luận chính xác và đáng tin cậy
Việc áp dụng tính khách quan đòi hỏi một cách suy nghĩ rõ ràng và có chất lượng cao, khả năng phân tích, đánh giá các thông tin và chứng cứ chuẩn xác, giải thích rõ ràng và logic
1.2 Nội dung của quan điểm khách quan
Nguyên tắc khách quan trong triết học được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới Yêu cầu của nguyên tắc khách quan trong triết học này là khi chúng ta nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phải nắm bắt, tái hiện khách thể, sự vật, hiện tượng trong chính nó mà bất cứ ai trong chúng ta đều không được thêm hay bớt đi một cách tùy tiện
Quan điểm khách quan có vai trò to lớn trong triết học, đặc biệt là trong triết hịc
và tri thức Trong triết học khoa học, những lập luận khoa học cần phải có tính phổ quát và có khả năng kiểm tra được Các giải thích khoa học cũng cần phải dựa trên các bằng chứng, thay vì chỉ dựa trên giả thiết hay quan điểm cá nhân Còn trong triết học của tri thức lại đòi hỏi tri thức phải được xây dựng dựa trên các bằng chứng và dữ liệu khách quan Điều này giúp đảm bảo tính đúng đắn và đáng tin cậy của tri thức, và đặt cơ sở cho sự tiến bộ trong các lĩnh vực triết học
và khoa học
Nội dung chung nhất mà nguyên tắc khách quan trong Triết học Mác - Lenin hướng đến chính là tất cả chúng ta đều cần phải xem xét sự vật, hiện tượng giống như chính sự tồn tại của sự vật, hiện tượng đó, chúng ta sẽ không bị những yếu tố chủ quan chi phối để từ đó có những nhận thức sai lệch, tô hồng, điểm trắng hay bôi đen cho các sự vật hay hiện tượng
2
Trang 62 Cơ sở lí luận của quan niệm khách quan trong triết học
2.1 Cơ sở lí luận
Tìm hiểu về vật chất, về nguồn gốc, bản chất của ý thức, về vai trò của vật chất, của ý thức có thể thấy:
- Vật chất là nguồn gốc của ý thức, quyết định nội dung và khả năng sáng tạo ý thức; là điều kiện tiên quyết để thực hiện ý thức
- Ý thức chỉ có khả năng tác động trở lại vật chất, sự tác động ấy không phải tự thân mà phải thông qua hoạt động thực tiễn (hoạt động vật chất) của con người
Sức mạnh của ý thức trong sự tác động này phụ thuộc vào trình độ phản ánh của
ý thức, mức độ thâm nhập của ý thức vào những người hành động, trình độ tổ chức của con người và những điều kiện vật chất, hoàn cảnh vật chất, trong đó con người hành động theo định hướng của ý thức
Nguyên tắc khách quan trong triết học sẽ được xây dựng dựa trên nội dung của nguyên lý về tính thống nhất vật chất của thế giới Yêu cầu của nguyên tắc
khách quan trong triết học này được tóm tắt như sau: khi chúng ta nhận thức khách thể, sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện thực thì các chủ thể tư duy sẽ cần phải nắm bắt, tái hiện khách thể, sự vật, hiện tượng trong chính nó mà bất
cứ ai trong chúng ta đều không được thêm hay bớt đi một cách tùy tiện.
Ta được biết rằng, vật chất là cái có trước Nó tồn tại vĩnh viễn và ở một giai đoạn phát triển nhất định của bản thân mình thì vật chất sản xuất ra tư duy
Vì tư duy phản ánh thế giới vật chất, nên trong quá trình nhận thức đối tượng tất
cả chúng ta cũng sẽ không được xuất phát từ tư duy, hay xuất phát từ ý kiến chủ quan của chúng ta về đối tượng mà chúng ta sẽ cần phải xuất phát từ chính bản thân đối tượng, từ bản chất của đối tượng đó Con người không thể bắt buộc các đối tượng phải tuân theo tư duy mà ngược lại cần phải bắt tư duy tuân theo đối tượng Chúng ta cũng sẽ không được ép đối tượng thỏa mãn một sơ đồ chủ quan
mà sẽ cần phải rút ra những sơ đồ được tạo ra từ đối tượng, tái tạo trong tư duy các hình tượng, tư tưởng phát triển của chính các đối tượng đó
Trang 72.2 Nguyên tắc phương pháp luận cần phải xuất phát từ thực tế khách quan
Nguyên tắc phương pháp luận là sẽ cần phải xuất phát từ thực tế khách quan cũng có nghĩa là phương pháp luận sẽ xuất phát từ tính khách quan của vật chất, chúng ta cần phải xuất phát từ bản thân của sự vật và cũng không thể tùy tiện
mà gán cho sự vật cái mà các sự vật đó không có hoặc là sự vật đó vẫn chưa có Nhận thức cải tạo sự vật hiện tượng Nhìn chung phải xuất phát từ chính bản thân sự vật hiện tượng đó với những thuộc tính, mối liên hệ vốn có của nó; cần phải tránh chủ nghĩa chủ quan, chủ nghĩa thực dụng…
Trong tất cả các hoạt động thì chúng ta cũng cần phải luôn luôn xuất phát từ thực tế khách quan, mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, mục tiêu, phương hướng được tạo lập thì đều phải xuất phát từ thực tế khách quan Bên cạnh đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của con người
Có thể khái quát được rằng bản chất của nguyên tắc khách quan đó chính là khi thực hiện việc đánh giá, phân tích sự vật hiện tượng nào đó thì chúng ta cũng sẽ cần phải đánh giá đúng như sự vật hiện tượng đó thông qua cách thể hiện của chúng như vậy Chúng ta cũng sẽ không được gán cho sự vật hiện tượng cái mà
nó không có Khi chúng ta thực hiện việc bôi hồng hoặc tô đen sự vật hiện tượng là chúng ta đang vi phạm nguyên tắc khách quan trong quá trình thực hiện đánh giá
II Sự vận dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
1 Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là tìm ra đặc tính, bản chất, quy luật chung của sự vật, hiện tượng dựa trên những dữ liệu, số liệu, tài liệu đã thu thập được thông qua các hoạt động tìm hiểu, quan sát, làm thí nghiệm, , là quá trình hệ thống hóa, phân tích và nghiên cứu một vấn đề hoặc câu hỏi bằng cách sử dụng các phương pháp khoa học để tạo ra kiến thức mới hoặc cải thiện hiểu biết về một lĩnh vực
cụ thể Mục tiêu chính của nghiên cứu khoa học là tìm hiểu về tự nhiên, xã hội, hoặc một lĩnh vực cụ thể nào đó thông qua việc thu thập và phân tích thông tin
4
Trang 8Nghiên cứu khoa học hướng đến việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa lý giải được, hoặc là sáng tạo ra những phương pháp, phương tiện kỹ thuật mới để thế giới ngày một phát triển
Nghiên cứu khoa học giúp cho nhận thức của con người phát triển sâu và rộng hơn về thế giới, mở rộng kho tàng tri thức của nhân loại Các hoạt động nghiên cứu này sẽ giúp mọi người mở mang kiến thức, nâng cao trình độ văn hóa,một công trình nghiên cứu khoa học thành công sẽ phát hiện ra các vấn đề còn tồn đọng và đưa ra các phương án để giải quyết vấn đề một cách tốt nhất
Sứ mệnh của nghiên cứu khoa học, của các nhà khoa học là cho dù đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu khác nhau, tùy thuộc các lĩnh vực, ngành
và chuyên ngành khác nhau, song đã là khoa học thì điểm chung, phổ biến và tất yếu đều là tìm tòi chân lý và phát hiện quy luật để hiểu bản chất của thế giới khách quan, xu hướng vận động và biến đổi của nó
2 Áp dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
2.1 Quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là quá trình nhận thức và tìm hiểu một chân lý khoa học,
là một hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định
để tìm kiếm, chỉ ra một cách chính xác và có mục đích con người chưa biết đến Khi nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu cũng phải chịu sự chi phối của đối tượng nghiên cứu Nghĩa là kết quả phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của đối tượng, gắn chặt vào đối tượng cho nên phương pháp nghiên cứu được
áp dụng lại mang tính khách quan
Câu trả lời nào - trong hình thái tư tưởng lý luận được khái quát lên từ nghiên cứu cũng đều “ủ mầm”, “thai nghén” trong lòng hiện thực khách quan chứ không chủ quan, tư biện.Tính khách quan vừa là một đặc điểm của nghiên cứu khoa học, vừa là một tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học
Trang 9V I Lê-nin đã khẳng định rằng, quan điểm thực tiễn, quan điểm đời sống là quan điểm hàng đầu của lý luận nhận thức Luận điểm này đặt nền tảng cho cơ
sở lý luận và thực tiễn trong việc xác lập thái độ khách quan khoa học của người nghiên cứu, của hoạt động nghiên cứu để tìm ra bản chất của mọi sự vật, hiện tượng, những đặc điểm, thuộc tính của đối tượng, nhận thức đúng về nó và cải biến nó bằng hoạt động sáng tạo trong thực tiễn, phù hợp với quy luật khách quan, thúc đẩy sự phát triển Nghiên cứu khoa học chính là hoạt động sản xuất
ra tri thức, biểu đạt năng lực trí tuệ của con người và loài người Hành trình của lịch sử khoa học là hành trình của sự tìm hiểu, khám phá,sáng tạo Đó cũng là yêu cầu mà chính cuộc sống đặt ra đối với nghiên cứu khoa học, cũng là thiên chức cao quý thuộc về lẽ sống của nhà khoa học chân chính Chỉ với thái độ khách quan khoa học mới giúp cho việc nghiên cứu và người nghiên cứu tìm thấy lời giải minh xác
Người nghiên cứu thấm nhuần quan điểm khách quan phải biết phân biệt hiện tượng với bản chất, phân biệt những hiện tượng phản ánh bản chất với những gì xuyên tạc bản chất, để “lọc bỏ” nó, để đạt tới tính đúng, gần đúng và phòng ngừa những sai lầm chủ quan Như Gi.V.Ph Hê-ghen có một nhận xét sâu sắc,
“bản chất “ánh lên” qua các hiện tượng” hay Ph Ăng-ghen cũng khẳng định,
“hãy gọi tên sự vật đúng như bản thân nó".
Có thể thấy, tính khách quan của khoa học, tôn trọng hiện thực khách quan luôn
đi đôi với hoạt động nghiên cứu khoa học và là nguyên tắc, yêu cầu quan trọng cao nhất để khoa học không đánh mất bản chất, sứ mệnh cao cả của mình trước cuộc sống và xã hội Tôn trọng hiện thực khách quan và hiểu đúng bản chất của chân lý khách quan cũng là nhân cách của nhà khoa học và là một trong những tiêu chí của bản lĩnh trong nghiên cứu khoa học Đối với khoa học và các nhà khoa học chân chính, việc không ngừng bảo vệ sự thật và công lý không chỉ là cảnh giác, lý trí sáng suốt mà còn là thước đo đạo đức, trách nhiệm của họ trước
xã hội, với danh dự và lương tâm
6
Trang 102.2 Cách áp dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học
Yêu cầu nghiêm túc đặt ra với người nghiên cứu là phải tôn trọng sự thật khách quan, bảo vệ chân lý khách quan và tỏ rõ lập trường, quan điểm nhất quán trong nghiên cứu, trung thực về đạo đức, trung thành với lý tưởng Nghiên cứu phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản về chuẩn mực về sự trung thực, không nhận định vội vã theo cảm tính, không đưa ra kết luận thiếu kiểm chứng
Lẽ dĩ nhiên, tôn trọng khách quan và nhận thức đúng bản chất sự thật khách quan đòi hỏi nghiên cứu khoa học phải xuất phát từ tiền đề đúng và có phương pháp nghiên cứu đúng Yêu cầu ấy lại gắn liền với trình độ và năng lực sáng tạo của người nghiên cứu, cần đến sự cân nhắc và thực hiện cẩn thận từ quá trình lập kế hoạch đến thu thập dữ liệu và phân tích kết quả
Rút ra từ những hiểu biết và trải nghiệm, sau đây có thể là những cách mà để ta
có thể áp dụng quan điểm khách quan trong nghiên cứu khoa học:
- Xác định nguyên tắc đạo đức: Đảm bảo rằng nghiên cứu đã tuân theo các nguyên tắc đạo đức và chuẩn mực nghiên cứu khoa học Điều này bao gồm việc đảm bảo tính minh bạch, trung thực và độc lập trong quá trình nghiên cứu
- Xác định mục tiêu nghiên cứu: Định rõ mục tiêu nghiên cứu một cách rõ ràng và cụ thể Điều này giúp giữ được sự tập trung vào việc thu thập thông tin liên quan đến mục tiêu mà không bị ảnh hưởng bởi ý kiến cá nhân hay lợi ích cụ thể
- Lên kế hoạch nghiên cứu cẩn thận: Xây dựng một kế hoạch nghiên cứu chi tiết, bao gồm quy trình thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích, và kế hoạch bảo đảm chất lượng Điều này giúp đảm bảo rằng nghiên cứu được thực hiện một cách có tổ chức và chính xác
- Sử dụng đa dạng các phương pháp kiểm chứng: Kết hợp sử dụng nhiều phương pháp kiểm định và chuẩn đoán để xác nhận kết quả Sự đa dạng này giúp giảm thiểu sai số và tăng tính chắc chắn của nghiên cứu
Trang 11- Kiểm Soát Biến Nhiễu: Xác định và kiểm soát các biến nhiễu có thể ảnh hưởng đến kết quả của nghiên cứu Điều này bao gồm việc lựa chọn các biến quan trọng, sử dụng phương pháp thống kê phù hợp và đảm bảo sự nhất quán trong quá trình thu thập dữ liệu
- Giữ Tính Khách Quan Trong Phân Tích: Khi phân tích dữ liệu, giữ cho quá trình này được thực hiện một cách khách quan và không bị chệch hướng Sử dụng các phương pháp thống kê phù hợp và hãy xem xét lại các kết quả một cách cân nhắc trước khi đưa ra kết luận cuối cùng
- Minh Bạch và Công Bố Kết Quả: Báo cáo một cách minh bạch về
phương pháp nghiên cứu, quy trình thu thập dữ liệu, và phân tích kết quả Điều này giúp người đọc hoặc người đánh giá có thể đánh giá chính xác
8