Nó cung cấp phần tổng quát của kiến thức hiện có về chủ đề đó, giúp người đọc hình dung và xác định được lý thuyết liên quan tới bài nghiên cứu của người viết, các phương pháp tiến hành
Trang 1Nhóm 10
Tổng quan
Literature review trong nghiên cứu khoa học
Trang 2Đặng Thị Phương Trang - 523202100577 Đặng Thị Kim Phượng - 523202100570 Nguyễn Thanh Phong - 523202100568 Nguyễn Phan Đức Tài - 52210207590 Bùi Nguyễn Anh Châu - 523202100539
Thành viên
nhóm
Trang 3Literature review
Trang 4Literature review
Phần Literature review là phần tổng hợp và phân tích các tài liệu nghiên cứu khoa học của các nhà nghiên cứu khác nhau về một chủ đề cụ thể nào đó Nó cung cấp phần tổng quát của kiến thức hiện có về chủ đề đó, giúp người đọc hình dung và xác định được lý thuyết liên quan tới bài nghiên cứu của người viết, các phương pháp tiến hành và những hạn chế của các nghiên cứu trước đó
Trang 5Mục đích
Trang 6Mục đích
• Cung cấp nền tảng kiến thức về chủ đề được nói tới
• Giúp xác định được các mảng nghiên cứu trước đó để tránh việc sao chép, đạo văn và giúp công nhận những nhà nghiên cứu khác, tránh việc tiếp cận những nghiên cứu không liên quan, không đem lại kết quả
• Giúp nhận diện được những lỗ hổng, hạn chế và mâu thuẫn trong nghiên cứu trước đó, và gợi mở và trả lời những câu hỏi còn tồn đọng ở các nghiên cứu trước
Trang 7Mục đích
• Xác định lý do mà người viết cần tiến hành thêm phần nghiên cứu (mà người viết đang viết)
• Thể hiện cách mà nghiên cứu đang viết giúp giải quyết những hạn chế của nghiên cứu trước đó
• Xác định mối tương quan (củng cố hoặc mâu thuẫn) giữa các nghiên cứu khác nhau và giá trị của
nó đối với bài nghiên cứu đang được viết
• Khám phá các biến quan trọng liên quan đến đề tài
• Thể hiện bối cảnh của chủ đề hoặc vấn đề
Trang 8Phân loại
Trang 10Traditional / Narrative literature review
• Dùng để phân tích và tóm tắt phần nghiên cứu chính của một bài nghiên cứu
• Phân tích, tổng hợp một cách tường tận và thấu đáo
• Không theo một quy trình rõ ràng, cụ thể (non-explicit protocol)
• Các nghiên cứu chọn để phân tích là những nghiên cứu yểm trợ những đề xuất của tác giả
(nhưng vẫn mang tính khách quan, cân bằng)
• Có thể đánh giá chất lượng và điểm mạnh của từng nghiên cứu khác nhau một cách định tính
• Khi thiếu dữ kiện, tác giả có thể đề xuất dựa trên ý kiến và kinh nghiệm của chính mình – và độ thuyết phục của những đề xuất cá nhân này tùy thuộc vào độ mạnh của những dữ kiện cơ sở mà tác giả sử dụng trong bài (underlying evidence)
Trang 11Systematic literature review
• Được dùng để trả lời những câu hỏi nghiên cứu cụ thể và hệ thống
• Sử dụng bằng chứng từ nghiên cứu thực nghiệm (empirical evidence)
• Có quy trình rõ ràng (explicit protocol)
• Có tiêu chí chọn lựa và loại trừ cụ thể (inclusion/exclusion criteria)
• Dữ kiện từ từng nghiên cứu riêng lẻ có thể được tổng hợp thành một nghiên cứu phân tích tổng hợp (meta-analysis)
• Thường gồm các nghiên cứu định lượng
• Khi thiếu dữ kiện, tác giả đề xuất hướng nghiên cứu tương lai để bổ khuyết cho khoảng trống nghiên cứu
Trang 12Meta-analysis
literature review
Dùng để lọc những phát hiện của
các nghiên cứu được chọn và phân
tích những phát hiện này bằng việc
sử dụng số liệu được chuẩn hóa
Meta-synthesis literature review
Không sử dụng số liệu Thay vào đó, loại literature review này đánh giá và phân tích những phát hiện từ các bài nghiên cứu mang tính định lượng
Trang 14Xây dựng vấn đề
Câu hỏi cho phần Literature
review và câu hỏi cho phần
nghiên cứu khác nhau.
Đưa ra các tiêu chí lựa chọn những bài báo khoa học để đưa vào phần Literature review và loại bỏ những bài ít liên quan
(Cách thức lọc bài article: đọc phần abstract, introduction và conclusion của mỗi article).
Tùy vào mục tiêu của luận văn
mà bạn cần đưa ra câu hỏi
nghiên cứu literature review khác
nhau Chẳng hạn, nếu mục tiêu
luận văn tập trung vào “kết quả”,
thì câu hỏi nên đặt ra là “Những
báo cáo khoa học trước cho thấy
yếu tố X và Y ảnh hưởng đến kết
quả Z như thế nào?”.
Nếu mục tiêu luận văn là “lý thuyết”, thì phần literature review cần trả lời cho câu hỏi “Những lý thuyết chính nào đã được sử dụng để giải thích hiện tượng X?”
Literature review chỉ giúp bạn tìm thấy một phần đáp án cho bài luận văn, dựa trên nghiên cứu thứ cấp (secondary research) Còn để trả lời toàn bộ câu hỏi nghiên cứu của bài luận thì bạn cần phải thực hiện thêm nghiên cứu sơ cấp (primary research).
4
5
Trang 15Xây dựng vấn đề
6 Các tiêu chí cụ thể để lựa chọn bài báo khoa học bao gồm
• Các bài báo phải viết bằng tiếng Anh, đã được đăng trên các tạp chí khoa học nổi tiếng
• Các bài báo phải sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp chính
• Các bài báo phải được công bố trong vòng 5 năm trở lại đây Tuy nhiên cũng có những bài báo cũ hơn nhưng tạo nền tảng quan trọng cho nghiên cứu thì vẫn cần phải nhắc tới
• Dữ liệu sử dụng của các bài nghiên cứu không được trùng lặp
• Bài báo phải công bố các dữ liệu định lượng như trung bình mẫu và phương sai mẫu Hoặc bài báo phải công khai các dữ liệu thô đủ để tính toán trung bình mẫu và phương sai mẫu
Trang 17Đánh giá dữ liệu
• Khi đã có list article cần đọc, thì cần tổ chức các article
• Sử dụng phần mềm quản lý tài liệu nếu số lượng tài liệu phê bình lớn (ie Refworks, Endnote, Mendeley,…)
• Đọc Title hoặc Abstract của tất cả các kết quả tìm được từ quy trình trên; nếu thỏa bộ tiêu chí bao gồm và loại trừ thì lấy nguyên bài (full-text) để đọc
• Đọc full-text, tập trung vào phần Method và Result hơn là phần Introduction và Conclusion Tiếp tục
đối chiếu với tiêu chí bao gồm và loại trừ trong khi đọc để giảm bớt các bài không phù hợp
• Ở bước này, chú trọng vào độ cụ thể (specificity)
• Ghi chú lại số lượng bài bị loại bỏ và lý do
• Đánh giá tổng quan về chất lượng bài báo (để ý đến phương pháp)
Trang 18Phân tích và giải thích
- Bằng cách liệt kê hoặc lập sơ đồ
các tài liệu tham khảo cùng với kết
quả nghiên cứu của chúng (ví dụ:
dưới dạng bảng biểu) Sau đó bạn
- Theo khái niệm: gom các khái niệm của các nghiên cứu khác nhau lại thành một nhóm để phân tích
Trang 19Cấu trúc Literature Review
Parent Theory (Theory Base) – Lý thuyết nền
Research Issues (Your Study) – Xây dựng vấn đề, mô hình,
giả thuyết Research Problem Theory – Lý thuyết trực tiếp
Trang 20Parent Theory (Theory Base)
Lý thuyết nền
Là phần lý thuyết nền tảng để dẫn đến vấn đề cần nghiên cứu Lý thuyết nền tảng được chọn trình bày cần có mối quan hệ trực tiếp và bao hàm vấn đề cần nghiên cứu Đây chính là những khái niệm, lĩnh vực chúng ta được học trong các môn tại giảng đường Sở dĩ Literature review phải bắt đầu bằng phần này là để xác định lại vấn
đề nghiên cứu của mình đang phục vụ cho lĩnh vực nào
Trang 21Research Problem Theory
Lý thuyết trực tiếp
Là phần lý thuyết trọng tâm liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu Khác với phần trước, phần này yêu cầu phải trình bày kết hợp với lập luận Lý thuyết ở đây là các nghiên cứu trước đó trong cùng lĩnh vực, các mô hình được dùng, các kết quả nghiên cứu khác nhau Kết quả của phần này là xác định được “research gap” và chọn được “theoretical
framework” (mô hình) dùng trong bài.
Trang 22Research Issues (Your Study)
Xây dựng vấn đề, mô hình, giả
thuyết
Sau khi xác định được “research gap” và chọn được “theoretical framework” cho
đề tài từ những lập luận ở phần trước Phần này dùng để trình bày lại “theoretical framework” (chính là model) của mình với đầy đủ các định nghĩa các yếu tố, câu hỏi nghiên cứu và các giả thuyết đặt ra dùng để test Đây chính là phần các bạn phải làm và đang làm tốt trong các thesis hiện tại.
Trang 23B1 -
The mediating effect of work engagement on innovative work
behavior and the role of
psychological well-being in the
job demands–resources (JD-R) model
Trang 24B1
Trang 25JD-R phân biệt nhu cầu (Job demands) và nguồn lực (resources) như 2 loại đặc điểm công việc Các yếu tố này tạo ra
WE và cũng tạo ra Burn out Việc sử dụng thực nghiệm mô hình JD-R phổ biến trong nghiên cứu, ứng dụng rộng rãi Tuy nhiên, khi Resource có sẵn, làm giảm tác động tiêu cực của Job demands, nhân viên giảm áp lực có thể đạt được mục tiêu công việc và phát triển cá nhân.
Họ có bổ sung thêm yếu tố tâm lý tích cực vào mô hình JD-R, nhấn mạnh đến khía cạnh động lực của nguồn lực công việc cùng với trạng thái tâm lý tiêu cực của nhu cầu công việc Phiên bản sửa đổi tuân theo lý thuyết phục hồi nỗ lực với quan điểm cho rằng nguồn lực công việc hiện tại khuyến khích sự cống hiến của nhân viên và tạo ra nhiều nỗ lực hơn trong nhiệm vụ công việc của họ Quá trình tạo động lực xảy ra khi các nguồn lực tạo ra những hoạt động bổ sung
và thúc đẩy WE Tuy nhiên, cũng có một mối liên kết chéo tồn tại giữa hai quy trình mà ở đó nhu cầu có thể thúc đẩy lợi ích và nguồn lực trong tương lai có thể góp phần gây ra tình trạng kiệt sức.
Nhận xét
Trang 26B1
Trang 27- Đề cập đến Job demands có thể ảnh hưởng đến Burn out Sử dụng lý thuyết để giải thích tác động của WE đến tác động Burn out.
- Lần nữa nhấn mạnh việc bổ sung các khía cạnh tâm lý dưới dạng nguồn lực cá nhân được bổ sung vào mô hình JD-R.
Nhận xét:
- B1 đề xuất framework (Mô hình JD-R), phân tích các lý thuyết trực tiếp (các nghiên cứu trước đó về mô hình JD-R), đồng thời dùng các nghiên cứu chỉ rõ sự phát triển của mô hình thông qua việc bổ sung các khía cạnh tâm lý dưới dạng nguồn lực.
- Trước khi đưa ra 8 giả thuyết, cũng có câu tổng quan chốt lại sau khi phân tích lý thuyết JD-R, tạo tiền đề phát triển giả thuyết.
Nhận xét
Trang 28Một nghiên cứu khác đã chứng minh rằng khi nhân viên được
hỗ trợ từ tổ chức, họ sẽ rất gắn bó với công việc của mình (Ali
và cộng sự, 2018) POS được chọn làm nguồn công việc vì nó
có thể củng cố sự phát triển của trạng thái tích cực nổi lên của WE
-> Mối quan hệ tích cực giữa POS và WE.
Trang 29• POS liên quan tích cực với WE: thông qua vấn đề tâm lý
• PWB liên quan tích cực với WE: thông qua vấn đề xung đột cá nhân
• IPC tại nơi làm việc có liên quan tiêu cực đến WE: thông qua hành vi làm việc sáng tạo
• WE có mối quan hệ tích cực với IWB.
• IPC tại nơi làm việc có liên quan tiêu cực đến IWB.
• POS có mối quan hệ tích cực với IWB.
• PWB có mối quan hệ tích cực với IWB.
• WE làm trung gian một phần cho mối quan hệ giữa IPC, POS, PWB và IWB
Nhận xét:
Ở phần phân tích giả thuyết được đưa ra, khi lập luận các giả thuyết, tác giả sẽ đề xuất nghiên cứu ở tương lai
Từ nghiên cứu đề xuất ở tương lại cho Giả thuyết 1 làm cơ sở để phát triển giả thuyết 2 -> Cách viết liên kết đoạn văn, kết nối từng giả thuyết, tạo tính logic, mạch lạc
8 giả thuyết được đề cập
Trang 30B2 -
The effects of social media
influencers’ self-disclosure on behavioral intentions: The role of
source credibility, parasocial relationships, and brand trust
Trang 31Lý thuyết nền cung cấp kiến thức nền tảng để dẫn đến vấn đề nghiên cứu
Bộc lộ bản thân (SD) hành vi được thể hiện qua cách tiết lộ thông tin cá nhân như dữ liệu tiểu
sử, cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn, SD nổi lên do nền tảng truyền thông xã hội giúp các cá nhân chia sẻ nội dung cá nhân ngày càng nhiều và rộng rãi.Các nghiên cứu kiểm tra hành vi SD giữa những người dùng trên nền tảng mạng xã hội, và cách truyền thông cho phép người dùng cảm nhận được SD của người nổi tiếng.
Trang 32ISD (Tự bộc lộ bản thân) mô tả mức độ quan hệ mật thiết đến việc tiết lộ thông tin liên quan đến một lĩnh vực cụ thể của một cuộc sống cá nhân Khi phân tích ISD sẽ có nhiều kết quả khác nhau Tác giả cũng đưa ra các nghiên cứu làm ví dụ về phân tích ISD cũng như sự ảnh hưởng của ISD
Trang 34Đề cập thông tin của SMI: SMI tiết lộ thông tin cá nhân một cách có chủ đích làm công cụ thuyết phục người tiêu dùng SMI tác động đến cảm nhận của những người theo dõi và những thương hiệu mà họ ủng hộ bằng cách thông qua ISD.
ISD là một chiến lược chứng thực cụ thể thường được các SMI sử dụng.
Đưa ra chốt vấn đề sau khi
đề cập xong nền tảng lý thuyết.
Trang 35Đề cập mối quan hệ cận xã hội (PSR), tương tác cận xã hội (PSI) PSR: trái phiếu xã hội, PSI là cảm giác tương tác qua lại xảy ra trong phạm vi hẹp khi tiếp xúc phương tiện truyền thông, không phụ thuộc bất kỳ cảm giác ràng buộc xã hội nào.
Trang 36tỏ PSR là mối quan hệ lâu dài, được nghiên cứu trong tâm lý học xã hội, sau đó được đưa vào nghiên cứu truyền thông.
Trang 37Chỉ rõ tính hạn chế của PSR Người xem có thể tự do lựa chọn những mối quan hệ được đưa ra nhưng không thể tạo một mối quan hệ vì sự tương tác không mang tính biện chứng và được kiểm soát bởi nhân vật truyền thông Vì vậy, nếu không hài lòng với trải
nghiệm, người xem chỉ có thể rút lui chứ k có thay đổi
Trang 39Sự tương tác qua lại giữa người xem và SMI được tạo nên, và là hai chiều nhưng thực tế thì một chiều Nhưng số lượng người xem quá nhiều dẫn đến không chắc tất cả người dùng sẽ nhận được phản hồi
Research gap -> Khoảng trống nghiên cứu
Trang 40Nhận xét
Ở phần lý thuyết nền, tác giả tập trung vào 2 lý thuyết cơ bản:
1 Self-disclosure intimacy and influencer marketing (Quan hệ giữa tự bộc lộ bản thân và tiếp thị người có ảnh hưởng)
• Trình bày về bộc lộ bản thân (SD)
• Tự bộc lộ bản thân (ISD)
• Hạn chế về nhận thức của người tiêu dùng đối với ISD
• Đề cập SMI ISD là một chiến lược chứng thực cụ thể thường được các SMI sử dụng
2 Parasocial relationships (Mối quan hệ cận xã hội)
• Mối quan hệ cận xã hội (PSR) và tương tác cận xã hội (PSI)
• Bối cảnh , phạm vì đã từng nghiên cứu PSR
• Hạn chế của PSR Người xem không được lựa chọn
• Hạn chế được giải quyết, truyền thông cho phép sự tương tác giữa con người và influencer
• Mối quan hệ giữa người xem và SMI
Trang 41• Đối với cách chọn các nghiên cứu trích dẫn: sử dụng nghiên cứu 3-5 năm, nếu quá lâu thì phải cập nhật những nghiên cứu liên quan ở thời điểm gần nhất, đồng thời chỉ ra tính hạn chế, lỗ hổng, phân tích làm rõ.
Trang 42Phát triển giả thuyết
Từ lý thuyết nền, tác giả tiến đến phát triển giả thuyết dựa trên
lý thuyết trực tiếp ( Research Problem Theory) nhằm xác định lại vấn đề nghiên cứu, kết hợp lập luận, Research gap (khoảng trống các nghiên cứu trước) xây dựng Theoretical Framework
Trang 43Phát triển giả thuyết
Lý thuyết trực tiếp:
• Sự tiết lộ thân mật và các mối quan hệ cận xã hội của người có ảnh hưởng
• Tiết lộ thân mật của người có ảnh hưởng và độ tin cậy của nguồn
• Mối quan hệ xã hội và ý định mua hàng của người tiêu dùng
• Nguồn tin cậy và ý định mua hàng của người tiêu dùng
• Mối quan hệ cận xã hội và niềm tin thương hiệu
• Nguồn uy tín và niềm tin thương hiệu
• Niềm tin thương hiệu và ý định mua hàng của người tiêu dùng
Trang 44Phát triển giả thuyết
Giả thuyết lần lượt rút ra từ lý thuyết trực tiếp
• Giả thuyết 1: Việc người có ảnh hưởng trên mạng xã hội bộc lộ bản thân một cách thân mật có liên quan tích cực đến cường độ mối quan hệ cận xã hội
• Giả thuyết 2: Việc người có ảnh hưởng trên mạng xã hội tiết lộ bản thân một cách thân mật có liên quan tích cực đến độ tin cậy của nguồn tin
• Giả thuyết 3: Mối quan hệ cận xã hội với người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có liên quan tích cực đến ý định mua hàng đối với một thương hiệu được chứng thực
Trang 45Phát triển giả thuyết
• Giả thuyết 4: Độ tin cậy của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có liên quan tích cực đến ý định mua hàng đối với một thương hiệu được chứng thực
• Giả thuyết 5: Mối quan hệ cận xã hội với người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có liên quan tích cực đến niềm tin thương hiệu
• Giả thuyết 6: Độ tin cậy của người có ảnh hưởng trên mạng xã hội có liên quan tích cực đến niềm tin thương hiệu
• Giả thuyết 7: Niềm tin thương hiệu của người theo dõi có mối quan hệ tích cực với ý định mua hàng đối với một thương hiệu được ủng hộ