1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo thực tập chuyên môn thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan Đơn vị nơi thực tập (chuyên Đề thuộc bộ môn luật hành chính)

39 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Ban Hành Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Của Cơ Quan/ Đơn Vị Nơi Thực Tập
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hiền
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hành Chính
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Chuyên Môn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 504,45 KB

Nội dung

NỘI DUNGChương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương đã được quy định cụ thể trong

Trang 1

NGUYỄN THỊ THU HIỀN

450333

BÁO CÁO THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP

LUẬT CỦA CƠ QUAN/ ĐƠN VỊ NƠI THỰC TẬP

(CHUYÊN ĐỀ THUỘC BỘ MÔN

LUẬT HÀNH CHÍNH)

CƠ SỞ THỰC TẬP

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

HÀ NỘI - 2023 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

QPPL: Quy phạm pháp luật

(International Labor Organisation)

Trang 3

MỤC LỤC

Trang phụ bìa i

Lời cam đoan ii

Danh mục chữ cái viết tắt iii

Mục lục iv

MỞ ĐẦU 1

Trang 4

MỞ ĐẦU

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI VÀ NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu về Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được thành lập ngày 16 tháng 2 năm 1987theo quyết định số 782/HĐNN của Hội đồng Nhà nước hợp nhất hai Bộ Lao động và BộThương binh và Xã hội thành Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Hiến pháp 2013 đã khẳng định: Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiếnpháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tậptrung dân chủ, từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Thực hiện chức năng quản lý nhà nước, công tác xây dựng thể chế,soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của các Bộ, ngành để giúp Chính phủ thực hiện có hiệu quả chức năngquản lý nhà nước Trong các năm qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội luôn xácđịnh nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là xây dựng và hoàn thiện thể chế

Do đó, kể từ ngày thành lập đến nay, đội ngũ cán bộ công chức tại Bộ khôngngừng lớn mạnh về mọi mặt, và Bộ luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Bộ Chínhtrị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Bộ trưởng, các Thứ trưởng, sự hỗ trợ và phối hợpchặt chẽ của các Bộ, ngành và sự nỗ lực của các đơn vị thuộc Bộ, công tác xây dựng thểchế, đặc biệt là công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đã đạt được nhiều kết quảquan trọng

1.1.2 Chức năng nhiệm vụ

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thựchiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; ngườilao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giáo dục nghề nghiệp (trừ sưphạm); bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em;bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước cácdịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước củabộ

Vụ Pháp chế là đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có chức năngtham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước bằng pháp luật trongngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội và tổ chức thực hiện công tác pháp chếtheo quy định của pháp luật

1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, vớichức năng, nhiệm vụ, quyền hạn rộng Để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đối với cácngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã được tổchức thành 17 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước;

04 đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Bộ

Mô hình tổ chức Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được thiết kế theo hướngtinh gọn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong các lĩnh vực thuộc phạm viquản lý Các đơn vị chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ được tổ chức theo chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn được giao, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả trong quản lý nhànước

Trang 5

1.2 Lý do lựa chọn nội dung thực hiện báo cáo thực tập

Văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) nói chung và ở địa phương nói riêng đều

là những văn bản có phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan đến nhiều mặt của đời sống xãhội Do vậy, việc xây dựng, ban hành VBQPPL phải trải qua một quy trình tương đốiphức tạp, với nhiều hoạt động được sắp xếp theo một trình tự nhất định, logic, khoa học

về mặt pháp lý Quy trình này bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau, và tương ứng với mỗigiai đoạn là sự tham gia của những chủ thể khác nhau với nhiệm vụ, quyền hạn được xácđịnh rõ ràng Đặt trong bối cảnh hiện nay, nhu cầu về việc ban hành văn bản quy phạmpháp luật để giải quyết các vấn đề xã hội là rất lớn

Như vậy, có thể thấy được số lượng và nhu cầu ban hành văn bản quy phạm phápluật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nói chung và đơn vị cấp Bộ nói riêng hàngnăm là không nhỏ Văn bản đó góp phần rất lớn trong việc giải quyết các vấn đề hiện naycủa xã hội, nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cũng như xây dựng thànhcông công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nhận thức được vai trò, tầmquan trọng và tính chất tiên quyết của hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật,

em đã lựa chọn Thực trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan/ đơn vị

nơi thực tập làm đề tài của bài báo cáo thực tập chuyên môn Gắn với kỳ học thực tập –

kỳ học dựa trên cơ sở thực tiễn quan sát, làm việc tại cơ quan thực tập, nên việc tìm hiểu,tiếp cận hoạt động được sinh động, kết hợp hài hòa giữa kiến thức lý luận và thực tiễn ápdụng

Để có được kiến thức lý luận tốt và đạt hiệu quả cao trong quá trình thực tập, thìkhông thể thiếu sự giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt thành, trực tiếp của các cán bộ công tác tại

Vụ Pháp chế thuộc Bộ Lao động – Thương binh xã hội, đã tạo điều kiện thuận lợi giúpcho kỳ thực tập đạt hiệu quả tốt nhất Từ đây, em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tớicác lãnh đạo thuộc Bộ Lao động – Thương binh Xã hội

1.3 Kế hoạch triển khai cụ thể để thực hiện báo cáo thực tập

1.3.1 Kế hoạch triển khai cụ thể

- Lập dàn ý đại cương cho nội dung đề tài, tham khảo ý kiến các cán bộ tại đơn vịthực tập và tiến hành làm báo cáo song song với tìm số liệu, tài liệu…

- Nghiên cứu các văn bản, các báo cáo liên quan tới đề tài thực tập để thu thập dữliệu

- Tham gia các buổi họp, buổi tập huấn thực tế cùng cán bộ tại đơn vị thực tập đểtích lũy kinh nghiệm và kiến thức mới Tích cực học hỏi và lắng nghe góp ý, chỉnh sửa,phê bình từ cán bộ hướng dẫn và cán bộ tại cơ quan thực tập

- Thường xuyên ghi chép nội dung các cuộc họp, các buổi tập huấn đào tạo

1.3.2 Công việc được giao

- Nghiên cứu các hồ sơ, báo cáo và văn bản;

- Tham dự các buổi họp và tập huấn;

- Soạn thảo công văn, tờ trình, báo cáo tổng hợp ý kiến các đơn vị, …;

- Phát hành giấy mời, công văn, văn bản, ;

- Photo, dịch thuật tài liệu;

Trang 6

NỘI DUNG

Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP

LUẬT

Quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL của các cơ quan nhà nước ở Trung ương

và địa phương đã được quy định cụ thể trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2020) và Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14/5/2016của Chính phủ quy định một số điều và biện pháp thi hành của Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 154/2020/NĐ-CP) Có thể thấy trongthời gian qua, các bộ, cơ quan ngang bộ và địa phương đã ngày càng tuân thủ nghiêm quyđịnh của Luật và Nghị định Dưới đây là phần khái quát chung về VBQPPL

2.1 Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật

2.1.1 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa quy phạm pháp luật

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành VBQPPL thì “ Quy phạm pháp

luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện”

Căn cứ khái niệm trên, có thể thấy quy phạm pháp luật có hai đặc điểm quan trọngsau đây:

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được ápdụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặcđơn vị hành chính nhất định Theo đó, quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà mọi

cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia vào quan hệ xã hội mà quy tắc đóđiều chỉnh

Quy phạm pháp luật được áp dụng đối với những người thuộc đối tượng mà cáquy phạm pháp luật đó điều chỉnh, không phải là những người cụ thể nên những loạiquyết định bổ nhiệm một người cụ thể vào chức vụ cụ thể như chức vụ Chủ tịch Ủy bannhân dân huyện không phải là VBQPPL Tuy nhiên văn bản quy định nhiệm vụ quyềnhạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện lại là VBQPPL vì văn bản quy định về nhiệm

vụ, quyền hạn này được áp dụng đối với tất cả những người giữ cương vị Chủ tịchUBND cấp huyện

- Quy phạm pháp luật được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp khác nhau củaNhà nước Các biện pháp bảo đảm thi hành VBQPPL có thể là: tuyên truyền, giáo dục,thuyết phục hoặc các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế; trong trường hợp cầnthiết thì Nhà nước áp dụng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành và quy định chế tài đốivới người có hành vi vi phạm

2.1.2 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản được ban hành bởi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Ban hành VBQPPL

Khái niệm cơ quan, người có thẩm quyền bao gồm các tổ chức như Quốc hội, Hộiđồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,… hoặc một số chức danh cụ thể được giaoquyền như Chủ tịch nước hay Thủ tướng Chính phủ Đối với VBQPPL ở địa phương, cơquan nhà nước có thẩm quyền ban hành bao gồm Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBNDcác cấp

Trang 7

VBQPPL về ngành, lĩnh vực nhất định do cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành

đó ban hành là văn bản cơ sở để cơ quan khác áp dụng khi thực hiện nhiệm vụ quản lýnhà nước trong phạm vi mà ngành đó điều chỉnh Chẳng hạn, VBQPPL do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành là cơ sở để các cơ quan khác áp dụng khi thực hiện quản

lý nhà nước trong các lĩnh vực mà Bộ này quản lý như: lao động, tiền lương, việc làm,giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội,… VBQPPL do HĐND, UBND các cấp ban hành

có phạm vi áp dụng trên địa bàn địa phương đó Chẳng hạn, văn bản do HĐND cấp tỉnh

có phạm vi áp dụng tại tỉnh đó, văn bản dó HĐND cấp huyện ban hành có phạm vi ápdụng tại huyện đó mà không áp dụng sang huyện khác mặc dù là các huyện trong cùngmột tỉnh Trường hợp huyện khác muốn áp dụng quy định tương tự thì phải ban hành vănbản có nội dung tương tự

2.1.3 Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản được ban hành theo đúng trình

tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Luật Ban hành VBQPPL quy định trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành, niêm yếtcông khai hoặc đăng công báo đối với từng loại VBQPPL Trường hợp văn bản đượcsoạn thảo, ban hành không tuân theo các quy định về trình tự, thủ tục đã được quy định,khi phát hiện sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP Hai đặc điểmđặc trưng quan trọng nhất tạo nên tính quy phạm pháp luật của văn bản là:

- Có quy tắc xử sự chung: là chuẩn mực ứng xử mà mọi cơ quan, tổ chức và cá

nhân phải tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội mà quy tắc đó điều chỉnh Quy tắc xử

sự chung được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần và được thể hiện trong văn bẳn bằng cácquy phạm pháp luật

Các quy tắc xử sự chung buộc các đối tượng khi tham gia vào quan hệ xã hội đóphải tuân thủ Các đối tượng của QPPL không phải là từng con người cụ thể, mà là nhữngnhóm đối tượng Tùy từng trường hợp, nhóm đối tượng có thể chỉ gồm: doanh nghiệp,doanh nhân, cơ quan nhà nước, học sinh, sinh viên … song cũng có thể bao gồm toàn bộcác cơ quan, tổ chức và các cá nhân Những nhóm đối tượng này khi gặp những tìnhhuống cụ thể phải xử sự theo đúng quy tắc mà văn bản pháp luật đã quy định

Các quy tắc xự sự này không chỉ áp dụng một lần cho các đối tượng mà nó cònđược áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần, như nhau và công bằng với các đối tượng tham giavào các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh Quy tắc xử sự chung hình thành quy phạm phápluật trong văn bản

- Tính quyền lực Nhà nước: thể hiện ở các khía cạnh về thẩm quyền ban hành văn

bản; trình tự, thủ tục ban hành và thực hiện VBQPPL Cụ thể:

(i) Về thẩm quyền ban hành văn bản, Nhà nước giao cho những chủ thể nhất địnhthẩm quyền ban hành VBQPPL để điều chỉnh các quan hệ xã hội và thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực Các chủ thể này có thẩm quyền về nội dung vàthẩm quyền về hình thức của văn bản

(ii) Về thủ tục, trình tự ban hành văn bản, Nhà nước xây dựng riêng cho VBQPPLtrình tự, thủ tục ban hành Các chủ thể có thẩm quyền khi ban hành VBQPPL phải thựchiện theo đúng trình tự, thủ tục này; trường hợp không tuân thủ sẽ bị xử lý bằng quyềnlực nhà nước;

(iii) Về thực hiện VBQPPL, Nhà nước sử dụng các biện pháp cưỡng chế để đảmbảo VBQPPL được thực hiện nghiêm túc, hiệu quả trên thực tiễn Đối với một số loạiQPPL, việc thực hiện nó đòi hỏi phải được đảm bảo bằng ngân sách Nhà nước

Trang 8

Trong các yếu tố trên thì yếu tố có chứa quy tắc xử sự chung là yếu tố mang tínhquyết định, yếu tố có tính quyền lực nhà nước là yếu tố cơ sở Bởi vì về cơ bản, các vănbản do cơ quan nhà nước ban hành nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo thẩmquyền đã chứa đựng trong nó yếu tố quyền lực nhà nước, nhưng khi nó chứa quy tắc xử

sự chung thì đòi hỏi phải được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với hìnhthức quy định và việc ban hành phải theo trình tự, thủ tục nhất định

2.2 Hoạt động soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật

Soạn thảo VBQPPL là một giai đoạn trong quy trình xây dựng, ban hànhVBQPPL Đối với một số VBQPPL như luật, pháp lệnh thì soạn thảo là bước tiếp theo(sau bước lập đề nghị xây dựng VBQPPL) trong quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL.Đối với những văn bản này, soạn thảo chính là việc chuyển hóa chính sách thành các quytắc thành văn chính thức với hình thức, ngôn ngữ, kỹ thuật lập pháp riêng Sản phẩm củabước soạn thảo là dự thảo VBQPPL và các tài liệu khác kèm theo yêu cầu của Luật Banhành VBQPPL Có thể nói đây soạn thảo VBQPPL gồm nhiều hoạt động cụ thể khácnhau nhưng có sự tiếp nối, bao gồm: lập kế hoạch soạn thảo, thành lập bộ phận soạn thảo(Ban soạn thảo, Tổ biên tập), nghiên cứu, tổng kết, khảo sát thực tiễn, lấy ý kiến đối với

dự thảo văn bản, gửi cơ quan có thẩm quyền để thẩm định và trình cơ quan có thẩmquyền để xem xét, quyết định ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành Bêncạnh đó quy trình soạn thảo VBQPPL cũng phải tuân theo những nguyên tắc soạn thảobảo gồm việc phải bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL;phải tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành VBQPPL;bảo đảm tính minh bạch; bảo đảm tính khả thi; bảo đảm công khai dân chủ trong việc tiếpnhận, phản hồi ý kiến góp ý

Chương 3: THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG BAN HÀNH VĂN BẢN QUY

PHẠM PHÁP LUẬT CỦA BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI 3.1 Một số kết quả đạt được của công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật trên các lĩnh vực

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện chứcnăng quản lý nhà nước về các lĩnh vực

Lĩnh vực lao động: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu choĐảng, Chính phủ và Quốc hội để hoàn thiện thể chế điều chỉnh quan hệ lao động giữangười lao động và người người sử dụng lao động, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháptrong việc tuyển dụng và sử dụng lao động, điều kiện làm việc, nâng cao trình độ, kỹnăng nghề cho người lao động, tăng cường đối thoại, thương lượng để xây dựng quan hệlao động hài hòa, ổn định tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển thị trường lao động; gópphần hoàn thiện thể chế thị trường lao động Việc đề xuất phê chuẩn các công ước quốc

tế về lao động cũng nằm trong tiến trình này và được triển khai tích cực

Lĩnh vực người có công: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu chocác cấp uỷ Đảng, Chính phủ và Quốc hội ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liênquan Thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đã ban hành cho đối tượng người có công, xử

lý các trường hợp còn tồn đọng về xác nhận, công nhận Thực hiện đồng bộ, hiệu quả Đề

án “Xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin” Rà soát, hoàn thiện Quy hoạch,đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công Đẩy mạnh các

Trang 9

phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn”, “xã, phường làm tốt công tácthương binh, liệt sỹ, người có công”

Lĩnh vực xã hội: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu để các cấp

có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo trợ xã hội, chính sách về hỗ trợgiảm nghèo, các chính sách có liên quan đến hỗ trợ các đối tượng yếu thế như người caotuổi, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người nghèo và các đối tượng xã hộikhác, đảm bảo an sinh xã hội

Có thể thấy công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội đã tạo nên những chuyển biến tích cực cả về nội dung, hình thứccủa hệ thống các văn bản pháp luật và kỹ thuật lập pháp, làm cho hệ thống pháp luật ngàymột hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế,bảo vệ quyền con người, nhất là quyền của các nhóm yếu thế

Về nội dung văn bản, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lao động và xã hộiđược ban hành trong giai đoạn vừa qua cơ bản đã từng bước hoàn thiện, hệ thống phápluật, chính sách về lao động, người có công và xã hội đáp ứng các tiêu chí của hệ thốngpháp luật về tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, công khai và minh bạch Các văn bản phápluật của ngành cơ bản đã thể hiện tư duy lập pháp mới, đảm bảo quyền, lợi ích của ngườilao động và người sử dụng lao động, đáp ứng cung - cầu thị trường, đảm bảo và thúc đẩyquyền của các đối tượng yếu thế trong xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, công tác người cócông với cách mạng, bảo vệ quyền con người, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển bềnvững của đất nước Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo đúng tiến

độ, chất lượng và đảm bảo quyền của người dân trong tham gia và thụ hưởng chính sách

về lao động và xã hội Cũng trong giai đoạn này, nhiều công ước quốc tế về lao động,công ước quốc tế về quyền của nhóm yếu thế cũng được Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội trình phê chuẩn

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hộibao gồm: 10 luật, bộ luật; 02 Nghị quyết của Quốc hội; 02 pháp lệnh cùng với hệ thốnggần 500 văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Những văn bản này bao quát hầuhết các lĩnh vực về lao động, người có công và xã hội, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, cải cách hành chính, phù hợp với cơchế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế

Các văn bản luật, pháp lệnh và văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành đượcđảm bảo xây dựng theo đúng quy trình xây dựng văn bản theo Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật Một số văn bản xây dựng được áp dụng quy trình rút gọn, quy trìnhmột văn bản sửa nhiều văn bản, tạo hiệu quả tích cực trong việc triển khai và áp dụng trênthực tế, rút ngắn quy trình xây dựng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng và hiệu quả

Hàng năm, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các đơn vị nghiêm túcthực hiện chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Đối với lĩnh vựccủa Bộ quản lý, mỗi năm Bộ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ từ 30 đến 50 đề ángồm: nghị định, nghị quyết, quyết định, chỉ thị và các đề án khác Trong các năm vừaqua, Bộ luôn được Chính phủ đánh giá là một trong các Bộ có khối lượng văn bản nhiều

và đạt tỷ lệ hoàn thành cao, các chính sách được ban hành đã góp phần quan trọng thúcđẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm quyền lợi của người dân

Trang 10

Giai đoạn 2018-2023, chỉ tính riêng văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội đã chủ trì soạn thảo, ban hành và trình ban hành một khối lượngvăn bản lớn, bao gồm: 02 luật ; 01 Pháp lệnh, 02 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc

hội; 41 Nghị định; 8 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 143 Thông tư (Phụ lục kèm

theo)

lệnh

Nghịquyết Nghị định Quyết định

Thôngtư

Bảng số liệu văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động – Thương binh và

Xã hội đã chủ trì soạn thảo, ban hành và trình ban hành giai đoạn từ năm 2018

đến 6 tháng đầu năm 2023

Ngoài ra, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã chủ động xây dựng lộ trình phêchuẩn các công ước quốc tế của Liên hợp quốc và công ước quốc tế của Tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO) về lao động xã hội Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thammưu cho các cơ quan có thẩm quyền gia nhập 24 công ước của Tổ chức Lao động Quốc

tế (ILO), trong đó có 7/8 công ước cơ bản1 Cụ thể, năm 2019 Bộ đã Hoàn thành hồ sơ vàtrình gia nhập Công ước số 159 của Tổ chức Lao động quốc tế về Phục hồi chức năng laođộng và việc làm cho người khuyết tật Chủ tịch nước đã ký ban hành Quyết định số383/2019/QĐ-CTN về việc gia nhập Công ước Bên cạnh đó là hoàn thành hồ sơ và trìnhgia nhập Công ước số 98 của Tổ chức lao động quốc tế ILO về thương lượng tập thể.Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 80/2019/QH14 ngày 14/6/2019 gia nhập Côngước Thực hiện Kế hoạch tham gia các cam kết quốc tế trong quá trình hội nhập, Bộ đangnghiên cứu, đánh giá để có kế hoạch tham gia công ước cơ bản còn lại theo lộ trình cũngnhư tham gia một số công ước khác của ILO Do đó, chỉ riêng trong năm 2019, Việt Nam

đã phê chuẩn 3 công ước của ILO, bao gồm Công ước 88 về tổ chức dịch vụ việc làm;Công ước 159 về tái thích ứng việc làm cho người khuyết tật; Công ước 98 của về quyềnthương lượng tập thể Trong số 3 Công ước này, Công ước 98 là công ước cốt lõi, bản lềcủa ILO trong khuôn khổ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, trở thành mộtcấu phần quan trọng của các Hiệp định Thương mại Tự do thế hệ mới, như CPTPP (Hiệpđịnh Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) hay FTA giữa Việt Nam và EU

chống phân biệt đối xử, Công ước 138 và 182 về lao động trẻ em, Công ước 105 về lao động cưỡng bức và công ước

98 về thương lượng tập thể.

Trang 11

(EVFTA), cũng như trong phần lớn chính sách về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp củacác công ty đa quốc gia.

Gần đây nhất, vào tháng 6/2020, Việt Nam phê chuẩn Công ước số 105 của ILO vềxóa bỏ lao động cưỡng bức, đưa tổng số công ước cơ bản của ILO mà Việt Nam phêchuẩn lên 7/8 công ước Việt Nam dự kiến sẽ phê chuẩn công ước cơ bản còn lại – Côngước số 87 về Tự do Hiệp hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức – vào năm 2023

Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nhìn chung đảm bảo chất lượng,tiến độ theo kế hoạch đề ra, góp phần hoàn thiện thể chế về lao động, người có công và xãhội; làm cơ sở, tạo nền tảng pháp lý cho thực hiện chính sách an sinh xã hội, góp phầnhoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Ở địa phương, các SởLao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố đã chủ động nghiên cứu, thammưu cho Tỉnh/Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố ban hành

và ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chínhsách pháp luật, chương trình, đề án của ngành trên địa bàn

3.2 Một số đánh giá về quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong những năm gần đây và nhận xét về hệ thống pháp luật trên các lĩnh vực

3.2.1 Một số đánh giá về quá trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong những năm gần đây

3.2.1.1 Ưu điểm

Trong giai đoạn 2018-2023 và cả những năm trước đó, Bộ đã ban hành hoặc đề xuấtban hành một khối lượng lớn văn bản, đề án Nhiều văn bản, đề án là những dự án luật,pháp lệnh lớn, nghị quyết quan trọng, có tác động sâu rộng đến nhiều đối tượng và có ảnhhưởng nhiều mặt về kinh tế, chính trị và xã hội, góp phần thể chế hóa đường lối, chủtrương của Đảng, phúc đáp yêu cầu của thực tiễn cũng như nâng cao hiệu lực, hiệu quảquản lý Nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội, quyền con người, quyền công dân, tạo sự ổnđịnh và phát triển kinh tế - xã hội

Về tiến độ xây dựng văn bản, từ năm 2018 đến nay, các văn bản lĩnh vực lao động thương binh và xã hội được ban hành cơ bản đảm bảo đúng tiến độ, kịp thời và bám sátchiến lược, kế hoạch chương trình xây dựng văn bản pháp luật đã được cấp có thẩmquyền phê duyệt Đặc biệt, các đề án trong Chương trình công tác của Chính phủ, Thủtướng Chính phủ, Bộ luôn hoàn thành 100% và được Chính phủ đánh giá là một trongcác Bộ có khối lượng văn bản nhiều và đạt tỷ lệ hoàn thành cao

-Trong các văn bản, đề án của giai đoạn 2018 đến nay, có nhiều đề án lớn, thể chếhóa và đề ra những mục tiêu mang tính chiến lược cho từng lĩnh vực của ngành, thể hiện

rõ thứ tự ưu tiên đối với một số lĩnh vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt để tập trungnguồn lực thực hiện như: Nghị quyết của BCH TW số 27-NQ/TW về chính sách tiềnlương, Nghị quyết của BCH TW số 28/NQ-TW về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội,Chỉ thị của Ban Bí thư số 37-CT/TW về quan hệ lao động trong tình hình mới; Bộ luậtLao động năm 2019, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợpđồng năm 2020, Pháp lệnh ưu đãi người có công năm 2020; gia nhập công ước số 98 và

105 của ILO về thương lượng tập thể và xóa bỏ lao động cưỡng bức

Trang 12

Việc trình gia nhập các công ước quốc tế đã gửi đi thông điệp mạnh mẽ của Đảng vàNhà nước về chính sách nhất quán của Việt Nam trong việc tôn trọng, bảo đảm quyềncon người, không chấp nhận bóc lột, cưỡng bức lao động, hoàn thiện thể chế quản trị thịtrường lao động theo hướng hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế Đây là kết quảcủa một quá trình chuẩn bị dài, công phu, không chỉ là những nội dung trực tiếp liên quanđến Hồ sơ trình gia nhập Công ước, mà là kết quả của quá trình tham gia tích cực, kiêntrì, bền bỉ của Bộ với vai trò đặc biệt của cá nhân đồng chí Bộ trưởng trong việc hoànthiện hệ thống pháp luật liên quan, trong đó có những văn bản pháp luật quan trọng như:

Bộ luật Lao động (sửa đổi) năm 2019, Luật Thi hành án hình sự năm 2019, Luật Dânquân tự vệ năm 2019, Luật Thanh niên năm 2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều củaLuật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020

Chất lượng xây dựng văn bản, đề án được đảm bảo, các dự án luật, pháp lệnh, nghịquyết được thông qua với tỷ lệ cao (hầu hết các luật trong giai đoạn này được thông quavới tỷ lệ trên 90%; riêng Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng2 và Nghị quyết

về việc gia nhập Công ước số 983 được thông qua với tỷ lệ 100%) Chất lượng xây dựngvăn bản được nâng lên tạo những chuyển biến tích cực cả về nội dung, hình thức của hệthống văn bản pháp luật và kỹ thuật lập pháp, làm cho hệ thống pháp luật ngày một hoànthiện, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, bảo vệquyền con người, nhất là quyền của các nhóm đối tượng yếu thế

Các đơn vị trong Bộ phối hợp chặt chẽ với nhau và với các Bộ, ngành, cơ quan liênquan, đặc biệt là Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan của Quốc hội, gópphần quan trọng bảo đảm chất lượng và tiến độ của các văn bản, đề án

Từng đơn vị, cán bộ, công chức được giao phụ trách soạn thảo văn bản có ý thứctrách nhiệm cao, có kế hoạch và tổ chức soạn thảo nghiêm túc, không ngại khó, ngại khổ,luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thường xuyên rà soát, đánh giá, tình hìnhxây dựng văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Bộ để có công văn nhắc nhởhoặc đưa nội dung công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Bộ thảo luận tạicác cuộc họp giao ban định kỳ của Bộ nhằm đôn đốc về tiến độ, chất lượng xây dựng vănbản Đồng thời, kiểm điểm trách nhiệm và có hình thức xử lý trách nhiệm đối với cánhân, người đứng đầu đơn vị để xảy ra tình trạng chậm tiến độ và không đảm bảo chấtlượng văn bản

Để nâng cao chất lượng xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội đã phối hợp, huy động sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế; vậndụng sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học có kinh nghiệm; xã hội hoá và ứngdụng công nghệ thông tin trong việc lấy ý kiến hồ sơ, dự thảo văn bản Đồng thời, tậptrung truyền thông những dự thảo chính sách có tác động lớn đến xã hội ngay từ khâu lập

đề nghị xây dựng văn bản nhằm tạo sự đồng thuận của dư luận trong quá trình xây dựngchính sách

2 Hồ Hương - Minh Hùng.(2020) Họp báo công bố pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm

2020 Cổng thông tin điện tử quốc hội Việt Nam

3 Kỳ Thành.(2019) Quốc hội tán thành việc Gia nhập Công ước 98 với tỷ lệ 100% Báo Đầu tư

Trang 13

3.2.1.2 Nhược điểm

Bên cạnh việc hoàn thành 100%, không có tình trạng nợ đọng các văn bản là các dự

án luật, văn bản quy định chi tiết, các đề án được đưa vào Chương trình của Chính phủ,thì vẫn có tình trạng một số văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ chưa đảm bảotiến độ, dẫn đến phải điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản Việc chuẩn bị hồ sơ củamột số văn bản vẫn còn chưa đảm bảo chất lượng dẫn đến phải chỉnh sửa và trình lạinhiều lần, ảnh hưởng đến tiến độ văn bản Tình trạng chậm trình văn bản vẫn còn, đăng

ký thời gian ban hành văn bản chưa hợp lý (trình ban hành văn bản vào các tháng cuốicủa năm, tạo áp lực cho cơ quan, đơn vị góp ý cũng như cơ quan, đơn vị thẩm định, dẫnđến nguy cơ chậm trình văn bản)

Tính dự báo, khả thi và ổn định của hệ thống pháp luật còn chưa thực sự đáp ứngyêu cầu của thực tiễn Một số văn bản sau khi được ban hành trong thời gian ngắn đã phảisửa đổi, bổ sung do một số điều khoản không phù hợp với thực tiễn Việc nghiên cứu, đềxuất chính sách đối với một số văn bản chưa có khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng dẫn đến vănbản sau khi đưa vào chương trình nhưng phải xin lùi, rút, điều chỉnh

Luật Ban ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 yêu cầu xây dựng dự ánluật, pháp lệnh phải theo 02 quy trình, trong đó, quy trình đánh giá tác động chính sách làquy trình khó, cần huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia am hiểu vềcác lĩnh vực kinh tế, xã hội để có phân tích, đánh giá, nhận định phù hợp, song việc thựchiện trên thực tế còn hạn chế

Kinh phí cho việc xây dựng các dự án luật, pháp lệnh thấp, chỉ được bố trí sau khi

dự án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh

Do đó, cơ quan chủ trì xây dựng luật, pháp lệnh gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn lập

hồ sơ đề nghị Kinh phí cho việc xây dựng các văn bản, đề án khác mới chỉ được bố trí ởmức 50% so với quy định; không có kinh phí cho các hoạt động xây dựng kế hoạch, thẩmđịnh, góp ý văn bản

xã hội đã từng bước góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho sự hình thành, pháttriển lành mạnh thị trường lao động theo hướng đa dạng hóa các hình thức tìm việc làm,giới thiệu việc làm và tuyển chọn lao động, khuyến khích mở rộng thị trường lao động cóhàm lượng chất xám cao Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vàngười sử dụng lao động; đẩy mạnh hội nhập quốc tế về lĩnh vực lao động và xã hội gắnvới hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 14

Ví dụ, Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 có hiệu lực từ ngày 01/7/2015 thay thếLuật Dạy nghề năm 2006 Trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Dạy nghề năm 2006,Luật đã thế chế hóa mạnh mẽ chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nói chung

và giáo dục nghề nghiệp nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban chấphành Trung ương khóa XI4, làm thay đổi toàn diện cấu trúc hệ thống giáo dục nghềnghiệp là hệ thống mở, linh hoạt, đề cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

3.2.2.2 Tính kịp thời và ổn định của văn bản

Hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đượcban hành kịp thời và bám sát chiến lược, kế hoạch chương trình xây dựng văn bản phápluật đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Các văn bản pháp luật trong lĩnh vực laođộng, người có công và xã hội được ban hành có tính ổn định tương đối, việc sửa đổi, bổsung, thay thế được tiến hành theo lộ trình trên cơ sở đánh giá tác động, phúc đáp sự thayđổi, phát triển của kinh tế - xã hội và những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn

3.2.2.3 Tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất của văn bản

Các luật và văn bản dưới luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội đượcxây dựng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc các văn bản thuộc thẩm quyềnban hành của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đều dựa trên cơ sở nhu cầu của thực

tế và thể chế hoá đường lối của Đảng cũng như nội luật hoá để thực hiện các cam kếtquốc tế về lao động trên tình thần bảo đảm hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất.Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo tính hợphiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật được thực hiện thườngxuyên Qua quá trình kiểm tra, giám sát đã phát hiện có một số nội dung quy định bất cập,mâu thuẫn, chồng chéo, không còn phù hợp như: Bộ luật lao động 2012, Pháp Lệnh ưuđãi người có công với cách mạng 2012, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ởnước ngoài theo hợp đồng 2006, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã xây dựng dựthảo và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản thay thế để bảo đảm tăngcường tính hợp hiến, hợp pháp, đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật

3.2.2.4 Tính khả thi và dễ tiếp cận của văn bản

Quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực lao động, người có công và

xã hội đảm bảo tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cácchính sách được đánh giác tác động kỹ càng trước khi trình cơ quan có thẩm quyền banhành Hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành được xây dựng rõ ràng, dễhiểu, dể tiếp cận, hạn chế ban hành nhiều văn bản gây khó khăn cho việc áp dụng phápluật

Trang 15

điểm cần ưu tiên đầu tư để xây dựng và hoàn thiện pháp luật; (ii) Đổi mới quy trình xâydựng pháp luật từ sáng kiến luật đến thông qua luật nhằm đẩy nhanh quá trình soạn thảo,ban hành luật Nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật; (iii) Tăng cường vai trò,trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành trong hoạt động xây dựngpháp luật, có cơ chế thu hút các hiệp hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cácchuyên gia giỏi tham gia vào việc nghiên cứu, đánh giá nhu cầu, hoạch định chính sáchpháp luật, soạn thảo, thẩm định, thẩm tra các dự thảo văn bản pháp luật; xác định cơ chếphản biện xã hội và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự án, dự thảo vănbản quy phạm pháp luật; (iv) Hiện đại hoá phương thức và phương tiện xây dựng phápluật

- Đổi mới trong việc lập, thực hiện xây dựng chương trình luật, pháp lệnh

Trong giai đoạn qua, Bộ LĐTBXH đã xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiênđầu tư để xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong cả lĩnh vực lao động, người có công và xãhội Theo đó, về lĩnh vực lao động, nhiều dự án luật đã được đưa vào kế hoạch theo sự ưutiên với định hướng phát triển thị trường lao động, phát triển nguồn nhân lực và bảo vệquyền lợi của người lao động đó là Luật Việc làm 2013, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Luậtgiáo giáo dục nghề nghiệp 2015, Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, Bộ luật Lao động

2019 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động vàngười người sử dụng lao động đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp trong việc tuyển dụng và

sử dụng lao động, quyền tự do lựa chọn việc làm trong nước và nước ngoài, nghề nghiệpcủa người lao động, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề chongười lao động, tổ chức, hoạt động dịch vụ việc làm; bảo hiểm thất nghiệp và quản lý nhànước về việc làm, tăng cường đối thoại, thương lượng để xây dựng quan hệ lao động hàihòa, ổn định tạo hành lang pháp lý hỗ trợ phát triển thị trường lao động

Về lĩnh vực xã hội, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng, trong gần 15 nămqua, hệ thống chính sách, pháp luật trợ giúp xã hội đã từng bước được xây dựng và hoànthiện theo hướng bảo đảm đầy đủ khung pháp lý, chính sách làm cơ sở cho việc thực hiệnchính sách trợ giúp xã hội

Các dự án luật, pháp lệnh đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnhtheo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

- Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật

Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật được đo lường trên hai khía cạnh: đẩy nhanhquá trình soạn thảo từ sáng kiến luật pháp cho đến thông qua và nâng cao chất lượng vănbản quy phạm pháp luật Đây là hai việc phải được xem xét đồng thời trong quá trình xâydựng văn bản quy phạm pháp luật

Do tính chất đặc thù của lĩnh vực lao động, người có công và xã hội là lĩnh vực rộng,liên quan chặt chẽ tới quyền của con người, do vậy, quy trình xây dựng văn bản pháp luật

đã được cải tiến để đảm bảo các bên có liên quan được quyền tham gia rộng rãi và tiếp cậptrong quá trình xây dựng luật pháp, tổ chức thực hiện và đánh giá

Xét trên khía cạnh tiến độ, ngoài Bộ Luật lao động, nhiều dự án luật và các văn bảndưới luật về lĩnh vực bảo hiểm, giáo dục nghề nghiệp, việc làm, an toàn vệ sinh lao động đãđược xây dựng, hoàn thiện theo đúng tiến độ Để thực hiện được việc này, Bộ LĐTBXH đãtriệt để đổi mới quá trình xây dựng pháp luật Việc đổi mới quy trình xây dựng pháp luật

Trang 16

được triển khai toàn diện bao gồm việc tổ chức rà soát đánh giá, thông tin rộng rãi kết quảđánh giá, ứng dụng khoa học công nghệ trong việc thực hiện các khảo sát nhanh, các hộinghị hội thảo để tập hợp đông đảo ý kiến của người dân, của các tổ chức quốc tế.

- Việc nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của cơ quan người đứng đầu đốivới công tác xây dựng pháp luật

Bộ LĐTBXH có 17 đơn vị giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, 43đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý Nhà nước của Bộ và 03 doanhnghiệp Ngoài công chức thuộc Vụ Pháp chế, tổ chức pháp chế đã được thành lập phòng ởcác Tổng cục, Cục với số lượng còn hạn chế Tuy nhiên, với chủ trương tinh giảm biên chế,các phòng pháp chế đã sát nhập với thanh tra (tại Tổng cục giáo dục nghề nghiệp) Về trình

độ chuyên môn, 100% công chức đạt trình độ cử nhân trở lên, công chức bố trí làm côngtác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật có chuyên ngành luật học ở các tổchức pháp chế chiếm 90-100% Ở những đơn vị không có tổ chức pháp chế, công chức làmcông tác xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật chiếm 50% chủ yếu là các Lãnh đạo đơn

vị, các cán bộ phòng chuyên môn và những chuyên viên có kinh nghiệm

Để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là công tác xây dựng văn bản

và thi hành pháp luật, hàng năm, Bộ tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng về xây dựng văn bản,tuyên truyền phổ biến pháp luật cho các đối tượng là cán bộ công chức trong Bộ và cáccông chức thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, cử hàng trăm công chức đi theohọc các lớp bồi dưỡng, học nâng cao trình độ chuyên môn (thạc sỹ, tiến sỹ) ở trong vàngoài nước, học tập lý luận chính trị và quản lý nhà nước ở các cơ sở giáo dục chính trị vàhành chính

Việc nâng cao trình độ, năng lực và trách nhiệm của cơ quan, người đứng đầu đối vớicông tác xây dựng pháp luật luôn đòi hỏi một kế hoạch dài hạn cho đào tạo (chương trình,nội dung cập nhật, phương thức đào tạo, công cụ đánh giá chất lượng và hiệu quả của đàotạo, tính liên tục của việc đào tạo) với nguồn lực tương xứng Tuy nhiên, về lĩnh vực này,

Bộ LĐTBXH mới chỉ thực hiện các hoạt động ngắn hạn với nguồn lực còn hạn chế

- Vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nghiên cứu chuyên ngành, các tổ chứcđoàn thể và nhân dân trong hoạt động xây dựng pháp luật

Để đảm bảo việc xây dựng luật pháp, chính sách dựa trên bằng chứng, việc xây dựngluật, pháp lệnh, nghị định về lĩnh vực lao động và xã hội đã có sự tham gia chặt chẽ của các

cơ quan nghiên cứu khoa học, của các chuyên gia về pháp luật và các nhà khoa học Nhiều

đề tài nghiên cứu liên quan đến quản lý lao động, dự báo thị trường lao động, quản lý laođộng nước ngoài, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Cũng do đặc thù của quan hệ lao động liên quan đến tổ chức đại điện của người laođộng và tổ chức đại diện của người sử dụng lao động nên trong việc xây dựng luật, pháplệnh và nghị định, tuyên truyền phổ biến pháp luật, tổ chức thực hiện luật, pháp lệnh, nghịđịnh luôn có sự tham gia của đại diện các cơ quan, tổ chức, đoàn thể có liên quan

Trang 17

Chương 4: MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP VÀ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI

PHÁP

4.1 Một số hạn chế, bất cập

Nhìn chung, công tác xây dựng, ban hành văn bản trong lĩnh vực lao động, người

có công và xã hội được thực hiện đảm bảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật, tạo ra một hệ thống văn bản tương đối đầy đủ, điều chỉnh tất cả các lĩnhvực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tuy nhiên, do một số nguyên nhân chủquan và khách quan nên vẫn còn một số bất cập, hạn chế

Thứ nhất, những hạn chế và bất cập của hệ thống pháp luật về lao động, người có

công và xã hội là khả năng đáp ứng với nhu cầu phát sinh trong thực tiễn, tính khả thi,tính ổn định và tính dự báo đôi khi còn chưa cao

Thứ hai, hạn chế, bất cập trong công tác xây dựng pháp luật

Luật Ban ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 yêu cầu xây dựng dự ánluật, pháp lệnh phải theo 02 quy trình, trong đó, quy trình đánh giá tác động chính sách làquy trình khó, cần huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia am hiểu vềcác lĩnh vực kinh tế, xã hội để có phân tích, đánh giá, nhận định phù hợp

Kinh phí hỗ trợ xây dựng các dự án luật, pháp lệnh thấp, chỉ được bố trí sau khi dự

án luật, pháp lệnh đã được Quốc hội đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh Do

đó, cơ quan chủ trì xây dựng luật, pháp lệnh gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn lập hồ sơ

đề nghị

Thứ ba, hạn chế trong thực hiện Chiến lược xây dựng pháp luật với Chương trình

tổng thể cải cách hành chính và Chiến lược Cải cách tư pháp Cụ thể:

- Một số chuẩn chính sách đặt ra thấp, chưa bảo đảm nhu cầu của người thụ hưởng,dẫn đến sự linh hoạt, thiếu thống nhất trong việc đánh giá thành tích và thậm chí sai lệchtrong các xu hướng Bên cạnh đó, mức trợ cấp hằng tháng cho người có công, người caotuổi, người khuyết tật còn thấp, đời sống của một bộ phận lớn các đối tượng này còn gặpnhiều khó khăn

- Hệ thống chính sách lao động - xã hội mới bao phủ một bộ phận dân cư, cần nhiều

nỗ lực nhằm mở rộng đối tượng bao phủ của chính sách

Ví dụ: các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và phát triển kỹ năng, hỗ trợ vay vốn ưuđãi, tạo việc làm mới chỉ được thiết kế cho các đối tượng đặc thù như lao động thanhniên, lao động nông thôn, lao động nữ, lao động khuyết tật và một số lao động đặc thùkhác, trong khi vẫn còn phần lớn những lao động ở khu vực phi chính thức không thuộcdiện hỗ trợ (đặc biệt là lao động không có kỹ năng, lao động trung niên và lao động caotuổi trong khu vực này)

- Một số chính sách xã hội chưa phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đối tượngđược hỗ trợ Việc thực hiện các mục tiêu còn chưa đạt được như kỳ vọng, như chỉ tiêu vềlao động việc làm, chất lượng lao động chưa cao, chất lượng việc làm thấp, thiếu cơ sởvững chắc để xây dựng quan hệ lao động lành mạnh và bền vững

4.2 Nguyên nhân

4.2.1 Nguyên nhân khách quan

Trang 18

- Trình độ phát triển kinh tế thấp nên nguồn lực cho việc xây dựng và thực hiệnnhiều chính sách xã hội còn gặp khó khăn khi các chính sách này lệ thuộc vào nguồn lựcthực hiện từ ngân sách nhà nước.

- Phát triển kinh tế thị trường và đảm bảo công bằng xã hội là một quá trình liên tụcrất thách thức (về nhận thức, nguồn lực) và rất khó ngay cả tại các nước phát triển

- Xuất phát điểm nền kinh tế còn thấp, chất lượng tăng trưởng kinh tế còn hạn chế,chưa tạo ra nhiều việc làm có năng suất, chất lượng

- Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế, của cách mạng công nghiệp lần thứ tư đốivới nền kinh tế và xã hội chưa được đánh giá một cách toàn diện và đưa ra được các giảipháp có hiệu quả

4.2.2 Nguyên nhân chủ quan

- Tư duy thiết kế chính sách an sinh xã hội thường bắt đầu từ khu vực Nhà nước, từkhu vực chính thức, sau đó mới sang các khu vực khác đẫn đến hạn chế trong tiếp cậnchính sách của người dân Các thiết kế chính sách như vậy, mặc dù bảo đảm tính thực thi,lại đặt người dân/người lao động ở các vị trí khác nhau, hạn chế cơ hội tiếp cận chínhsách dù cho họ muốn

Ví dụ: Chính sách bảo hiểm xã hội bắt đầu từ khu vực công chức nhà nước, mởrộng bắt buộc đến khu vực chính thức rồi mở bảo hiểm xã hội tự nguyện đến khu vực phichính thức Điều này dẫn đến chính sách “bắt buộc” đối với khu vực chính thức, và “tựnguyện” đối với khu vực phi chính thức

- Sự tham gia của đối tượng thụ hưởng và các đối tác xã hội trong giám sát, thựchiện chính sách còn hạn chế Mặc dù trong Hiến pháp năm 1992 và 2013 quy định quyềncủa người dân, của các đối tác đối tác xã hội tham gia quản lý nhà nước và xã hội, songtrong thực tế còn thiếu cơ chế phản hồi từ địa phương, sự tham gia của các tổ chức, xã hộicũng còn hạn chế

- Việc đánh giá việc thực hiện chính sách và kết quả chính sách, đặc biệt là đánh giátác động của các chính sách nhiều lúc còn hình thức, hành chính

4.3 Một số giải pháp khắc phục

Đổi mới phương pháp tiếp cận xây dựng và thực hiện pháp luật, chính sách laođộng - việc làm bao gồm việc xác định các lĩnh vực trọng điểm cần ưu tiên đầu tư để xâydựng và hoàn thiện pháp luật bám sát với thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

và dựa trên mối liên hệ chặt chẽ với các định hướng và chính sách phát triển kinh tế Cácmục tiêu, chỉ tiêu về lao động - việc làm phải gắn trực tiếp với mục tiêu phát triển kinh tế,thay vì chỉ gắn mục tiêu xã hội

Thứ nhất, cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế cơ bản của quan hệ lao động và

các tiêu chuẩn lao động Bảo đảm quyền tổ chức của người lao động; xây dựng cơ chế đốithoại, thương lượng và thỏa thuận giữa các bên về quan hệ lao động trong doanh nghiệp theo một cách thực chất, trong đó tập trung xây dựng thiết lập cơ chế đối thoại giữa cácchủ thể trong quan hệ lao động; thiết lập cơ chế thương lượng và thoả thuận giữa các chủthể quan hệ lao động trong doanh nghiệp

Thứ hai, về lĩnh vực người có công, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy

phạm pháp luật từng bước giải quyết những vấn đề tồn tại, bất hợp lý trong chính sáchhiện hành về xác nhận, giải quyết chế độ ưu đãi, hoạt động quản lý nhà nước Bên cạnh

Trang 19

đó phải quy định rõ trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, ngành, địa phương và cơ quanchức năng cũng như cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động quản lý Nhà nước

Thứ ba, thực hiện quá trình thảo luận và thu thập ý kiến từ cộng đồng để đảm bảo

rằng văn bản pháp luật phản ánh mục tiêu và nhu cầu thực tế của người dân

Thứ tư, tối giản hóa văn bản pháp luật, loại bỏ những điều không cần thiết, và tập

trung vào những quy định quan trọng

Thứ năm, hoàn thiện luật pháp và cơ chế, chính sách; tăng cường nâng cao nhận

thức; xây dựng hệ thống giá trị và chuẩn mực xã hội mới trong điều kiện phát triển nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Thứ sáu, phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội bảo đảm

tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiện đại, nâng cao tính hấp dẫn, củng cố niềm tin và

sự hài lòng của người dân cũng như các chủ thể tham gia bảo hiểm xã hội;

Thứ bảy, cần tăng cường tập huấn bồi dưỡng các bộ, đào tạo bồi dưỡng kiến thức kỹ

năng quản quản lý nhà nước, kiến thức pháp luật cũng như kiến thức về chuyên mônnghiệp vụ nhằm nâng cao nâng cao năng lực về công tác xây dựng và thực hiện pháp luật

Thứ tám, áp dụng công nghệ thông tin để làm cho quá trình ban hành và thực thi văn

bản pháp luật trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn Thông qua ứng dụng công nghệ, kỹthuật hiện đại (như dữ liệu lớn, internet vạn vật, ) vào quá trình xây dựng, cập nhật vàchia sẻ thông tin nhằm tối đa hóa lợi ích của hệ thống cơ sở dữ liệu lao động - người cócông và xã hội

Nhìn chung để các giải pháp trên có thể vận dung hiệu quả thì điều đó đòi hỏi cầnphải được tiến hành đồng bộ và có sự phối hợp của cả một hệ thống Có như vậy thì mớitích cực khắc phục những hạn chế còn tồn tại và loại bỏ được những nguyên nhân dẫnđến tình trạng nêu trên, đảm bảo ban hành văn bản quy phạm pháp luật một cách đúngquy trình nhằm giải quyết triệt để các vấn đề xã hội

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực tập tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, em đã học tậpđược rất nhiều kinh nghiệm và bài học thực tiễn cho riêng mình không chỉ về các vấn đềđược đề cập đến bài báo cáo thực tập mà còn những kiến thức pháp luật phong phú đadạng như pháp luật về lao động, người có công, an sinh xã hội,…; đặc biệt không thểthiếu là những kỹ năng về soạn thảo văn bản hành chính thông dụng

Trong thời gian thực tập tại đơn vị, em được tiếp xúc trực tiếp với quá trình làmviệc, tham dự những buổi tập huấn hay những cuộc hội thảo được tổ chức chuyên nghiệpvới sự tham gia của nhiều chuyên gia và đại biểu của nhiều lĩnh vực khác nhau Được họchỏi từ các anh chị chuyên chuyên cũng như các lãnh đạo đơn vị giàu kinh nghiệm trongcông tác và có cơ hội được tiếp cận với những tài liệu, văn bản, hồ sơ em phần nào hiểuđược các trình tự, thủ tục để ban hành một văn bản quy phạm pháp luật Việc thực tậpcũng đem lại cho em những kiến thức quý báu về thực tiến đời sống xã hội hiện nay để

em có thể nâng cao nhận thức của bản thân, bên cạnh đó là cả những bài học kinh nghiệmgiá trị khi quan sát quá trình làm việc của cán bộ đơn vị

Ngày đăng: 04/12/2024, 15:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w