SỞ Y TẾ HÀ NỘIBỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ DÙNG THUỐC NỘI TIẾT BỔ TRỢ TRÊN BỆNH NHÂN
Trang 1SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ DÙNG THUỐC NỘI TIẾT BỔ TRỢ TRÊN
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN
UNG BƯỚU HÀ NỘI
Chủ nhiệm đề tài: ThS Hoàng Thị Lê Hảo
Hà Nội, tháng 01 năm 2020
Trang 2SỞ Y TẾ HÀ NỘI
BỆNH VIỆN UNG BƯỚU HÀ NỘI
ĐỀ CƯƠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ
ĐẶC ĐIỂM CỦA BIẾN CỐ BẤT LỢI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN TUÂN THỦ DÙNG THUỐC NỘI TIẾT BỔ TRỢ TRÊN
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ TẠI BỆNH VIỆN
UNG BƯỚU HÀ NỘI
Chủ nhiệm đề tài: ThS Hoàng Thị Lê HảoThư ký đề tài: Ds Đặng Hoài ThuCán bộ tham gia: ThS Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Ds Điều Thị Ngọc Châu
Hà Nội, tháng 01 năm 2020
Trang 3MỤC LỤC
I THÔNG TIN CHUNG 1
1 Tên đề tài: 1
2 Thời gian dự kiến thực hiện: 1
3 Tổng kinh phí dự kiến thực hiện: 1
4 Thuộc chương trình (nếu có): 1
5 Chủ nhiệm đề tài: 1
7 Tổ chức chủ trì đề tài: 2
8 Các cán bộ thực hiện đề tài 2
II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3
1 Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: 3
2 Tình trạng đề tài: 4
3 Tổng quan tài liệu 4
3.1 Khái niệm phản ứng có hại của thuốc (ADR) 4
3.2 Khái niệm biến cố bất lợi của thuốc (ADE) 4
3.3 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới 5
3.4 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam 9
3.5 Tính cấp thiết của đề tài 9
4 Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 11
4.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 11
4.2 Đối tượng nghiên cứu: 11
4.3 Mẫu và phương pháp chọn mẫu: 11
4.4 Phương pháp thu thập số liệu: 11
4.5 Biến số, chỉ số 12
4.6 Xử lý và phân tích số liệu: 15
Trang 44.8 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số: 15
5 Phương án hợp tác với các tổ chức khác (nếu có): 17
6 Dự kiến kết quả và bàn luận: 17
6.1 Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm các biến cố bất lợi theo đặc điểm bệnh nhân và theo hệ cơ quan xuất hiện Error! Bookmark not defined. 6.2 Mục tiêu 2: Mối liên quan của biến cố bất lợi và tuân thủ dùng thuốc trên bệnh nhân ung thư vú điều trị bổ trợ bằng thuốc nội tiết tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ 01/2020 – 03/2020 31
7 Dự kiến ứng dụng kết quả nghiên cứu (kiến nghị) 33
7.1 Tác động đến xã hội và lĩnh vực khoa học 33
7.2 Nâng cao năng lực nghiên cứu 34
7.3 Cách thức công bố/ công khai kết quả nghiên cứu 34
8 Tài liệu tham khảo: 35
III DỰ KIẾN KẾ HOẠCH VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN 38
1 Dự kiến kế hoạch thực hiện 38
2 Dự kiến kinh phí thực hiện 39
IV PHỤ LỤC 41
1 Bảng biến số, chỉ số 41
2 Mẫu phiếu phỏng vấn bệnh nhân 43
3 Mẫu phiếu thu thập thông tin từ sổ khám bệnh/bệnh án 49
4 Mẫu phiếu chấp thuận tình nguyện tham gia nghiên cứu: 50
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BVUBHN Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
Trang 6I THÔNG TIN CHUNG
Tên đề tài:
Đặc điểm của biến cố bất lợi và mối liên quan đến tuân
thủ dùng thuốc nội tiết bổ trợ trên bệnh nhân ung thư vú
tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
1a Mã số (nếu có): 1b Cấp quản lý: Cơ sở
Thời gian dự kiến thực hiện:
Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/09/2020
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện:
9.460.000 (Chín triệu bốn trăm sáu mươi nghìn đồng)
Chức vụ: Trưởng khoa Dược
Đơn vị (Khoa/ Phòng/ Trung tâm): Khoa Dược
Trang 7Tổ chức chủ trì đề tài:
- Tên tổ chức: Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội
- Địa chỉ: 42A Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Nội dung, công việc chính tham gia
Thời gian làm việc cho đề tài
1 ThS Hoàng Thị Lê Hảo Khoa Dược
Xây dựng hướngnghiên cứu, xử
lý số liệu vàquản lý tiến độnghiên cứu
09 tháng
2 DS Đặng Hoài Thu Khoa Dược
Xây dựng đềcương nghiêncứu, thu thập và
Hà Nội
Góp ý sửa đềcương nghiêncứu và xử lý sốliệu
09 tháng
4 Ds Điều Thị Ngọc Châu Khoa Dược Góp ý sửa đề 09 tháng
Trang 8cương nghiêncứu, thu thập và
xử lý số liệu,
quyển
II MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu:
Ung thư vú (UTV) là loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới vàcũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ [1] Theo thống
kê của Tổ chức nghiên cứu Ung thư quốc tế IARC (Globocan), năm 2012 có 1,67 triệuphụ nữ được chẩn đoán mắc UTV trên thế giới, chiếm 25% tổng số ca mới mắc của tất
cả các loại ung thư; số ca tử vong lên tới 522.000 người [1] Riêng tại Việt Nam, năm
2012 ước tính có 11.000 trường hợp UTV mới mắc, tăng gấp đôi so với con số 5.500trường hợp trong năm 2000 [1]
Mặc dù tỷ lệ mắc UTV có xu hướng gia tăng theo thời gian nhưng tỷ lệ tử vong dobệnh ngày càng được cải thiện nhờ các thành tưu đạt được trong phát hiện, chẩn đoán vàđiều trị, trong đó không thể không kể đến vai trò của liệu pháp điều trị nội tiết [2] Điềutrị nội tiết đã được chứng minh làm giảm đáng kể tỷ lệ tái phát và tử vong trên nhữngbệnh nhân UTV có thụ thể nội tiết dương tính [3] Tuy nhiên, việc phải sử dụng thuốcđều đặn hàng ngày trong một thời gian dài cùng tần suất tương đối cao xuất hiện các tácdụng không mong muốn của thuốc (các cơn bốc hỏa, đau xương khớp, các triệu chứngbất thường về âm đạo) làm giảm đáng kể chất lượng sống của bệnh nhân và đặt ra vấn
đề tuân thủ dùng thuốc trên đối tượng bệnh nhân này Chính vì vậy, trên thực tế, cónhiều nghiên cứu trên thế giới đã tiến hành đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến việckhông tuân thủ trong đó chỉ ra việc nhận thức được nguy cơ tái phát bệnh thấp, các tácdụng phụ, tuổi, chi phí về thuốc, giao tiếp kém giữa bác sĩ - bệnh nhân và trợ cấp xã hộithấp là các yếu tố liên quan chặt chẽ Trong đó, nhiều chuyên gia cho rằng tác dụng phụcủa liệu pháp nội tiết là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùngthuốc [4]
Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội là bệnh viện chuyên khoa hạng I của Sở Y tế Hà Nội,
Trang 9được giao nhiệm vụ như bệnh viện tuyến cuối về công tác thăm khám và điều trị ung thưcho bệnh nhân đến từ các tỉnh thành miền Bắc và miền Trung Những năm gần đâylượng bệnh nhân UTV đến khám và lĩnh thuốc điều trị nội tiết định kỳ tại Bệnh viện có
xu hướng ngày càng gia tăng, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đánh giá các yếu tố ảnhhưởng đến việc tuân thủ dùng thuốc nói chung cũng như tần suất xuất hiện các biến cốbất lợi do thuốc nói riêng trên quần thể bệnh nhân này Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện
đề tài “Đặc điểm của biến cố bất lợi và mối liên quan đến tuân thủ dùng thuốc nội tiết
bổ trợ trên bệnh nhân ung thư vú tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội” với 2 mục tiêu:
- Mô tả các biến cố bất lợi theo đặc điểm bệnh nhân và theo hệ cơ quan xuất hiện.
- Mối liên quan của biến cố bất lợi đến tuân thủ dung thuốc trên bệnh nhân ung thư vú điều trị bổ trợ bằng thuốc nội tiết tại bệnh viện Ung Bướu Hà Nội từ 01/2020 – 03/2020.
Tình trạng đề tài:
Mới
Tổng quan tài liệu
1.1 Khái niệm phản ứng có hại của thuốc (ADR)
Năm 1972, WHO đưa ra định nghĩa chính thức về ADR: “Phản ứng có hại của thuốc
là một phản ứng độc hại, không được định trước và xuất hiện ở liều thường dùng chongười để phòng bệnh, chẩn đoán hoặc điều trị bệnh hoặc làm thay đổi một chức năngsinh lý” [5] Định nghĩa này không bao gồm những thất bại điều trị, những phản ứng độctính có chủ định hoặc vô tình (ví dụ quá liều) hoặc lạm dụng thuốc cũng như những saisót về đường dùng và việc không tuân thủ trong sử dụng thuốc [5]
1.2 Khái niệm biến cố bất lợi của thuốc (ADE)
Theo các định nghĩa của mình, ADR chỉ liên quan đến những tai biến do thuốc gây ratrong khi trên thực tế, phần lớn các tai biến liên quan đến thuốc do bệnh nhân là hậu quảcủa việc sai sót trong cách sử dụng thuốc của họ Vì thế gần đây, nhiều tác giả có xuhướng chuộng sử dụng thuật ngữ biến cố bất lợi của thuốc (Adverse DrugEvent/Adverse Drug Experience – ADE), được định nghĩa theo WHO: “những tai biến
có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng thuốc nhưng không nhất thiết phải do quátrình điều trị gây ra” [6] Như vậy, ADR là một phần của ADE, thuật ngữ ADE có thểbao hàm cả những tác hại do thuốc gây ra (ADR và quá liều) và những tác hại do việc sử
Trang 10dụng thuốc (bao gồm cả giảm liều và ngừng trị liệu) [7].
1.3 Tổng quan nghiên cứu trên thế giới
Về các biến cố bất lợi của liệu pháp nội tiết bổ trợ
Nội tiết tố estrogen có vai trò trung tâm trong việc phát triển, duy trì và điều hòa cácchức năng sinh dục nữ thông qua tác động vào chu kỳ tế bào, bao gồm quá trình tăngsinh, duy trì và phát triển của tế bào Những tác động này được điều hòa qua trung gianthụ thể nhân tế bào của Estrogen (Estrogen Receptor-ER). Theo thống kê trong tổng sốbệnh nhân bị UTV, có tới hơn 70% bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính (ER+) vàliệu pháp nội tiết tác động vào hoạt động của Estrogen đã trở thành nền tảng trong điềutrị UTV trong hơn một thế kỷ qua [8] Hai nhóm thuốc nội tiết được lựa chọn phổ biếnnhất cho bệnh nhân UTV hiện nay là chất điều biến thụ thể estrogen chọn lọc (cácSERMs ví dụ: tamoxifen, raloxifen…) và các chất ức chế men aromatase (các AIs ví dụ:anastrozol, letrozol hay exemestan) Cả 2 nhóm thuốc này đều được chứng minh là lựachọn bổ trợ có hiệu quả trong dự phòng tái phát và phát triển khối u, trong khi tamoxifenđược chỉ định cho phụ nữ tiền mãn kinh, xung quanh thời kỳ mãn kinh và hậu mãn kinhthì các AI có hiệu quả trên đối tượng phụ nữ hậu mãn kinh, ngang bằng hoặc thậm chítốt hơn tamoxifen do đó nhiều hiệp hội quốc tế đã khuyến cáo sử dụng nhóm thuốc này[9], [10] Cả SERMs và AIs đều cần được sử dụng trong thời gian dài, với liều dùng đềuđặn một lần mỗi ngày nhằm có thể đạt được hiệu quả điều trị tối ưu
Mặc dù cả 2 nhóm thuốc đều chứng minh có hiệu quả điều trị trên các chỉ số đầu ranhư thời gian sống không bệnh (DFS) hay thời gian sống còn toàn bộ (OS), các thuốcnày cũng tiềm tàng nhiều tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng Một tổngquan của Cella và Fallowfield thực hiện năm 2008 tổng hợp dữ liệu về các tác dụngkhông mong muốn của liệu pháp hormone bao gồm các triệu chứng vận mạch (như cơnbốc hỏa, ra mồ hôi lạnh, ra mồ hôi về đêm, mất ngủ), các triệu chứng tâm thần thần kinh(như choáng váng, đau đầu, lo lắng, tâm trạng thất thường), các triệu chứng về tiêu hóa(như tăng cân, tiêu chảy, buồn nôn), các triệu chứng về sinh dục (như chảy máu âm đạo,tăng tiết dịch âm đạo hoặc khô âm đạo, giảm ham muốn), các triệu chứng trên xương(như mất xương, loãng xương), đau khớp và suy giảm nhận thức [11] Mặc dù khôngphải tất cả các bệnh nhân sử dụng thuốc đều gặp các triệu chứng này nhưng tần suất xuấthiện không phải hiếm, ví dụ như các triệu chứng trên vận mạch được ghi nhận trên 50%
Trang 11đối tượng trong nghiên cứu, trong khi 40-50% bệnh nhân có khô âm đạo, khoảng 40%mất ngủ và khoảng 44% trải qua trầm cảm [12].
Các ADE thường gặp khi sử dụng liệu pháp nội tiết là bốc hỏa, đau xương khớp và rốiloạn chức năng tình dục [13], [14] Nghiên cứu năm 2017 của Sarah S và cộng sự trên
141 bệnh nhân sử dụng liệu pháp nội tiết cho thấy ADE thường gặp nhất là bốc hỏa(72%), kế tiếp là đau khớp (53%), bệnh phụ khoa (35%), mệt mỏi (14,3%), trầm cảm(9,2%), đau đầu (8,2%), buồn nôn (8,2%) và mất ngủ (7,1%) Hầu hết bệnh nhân đềugặp một trong các ADE trên trong 4 tuần đầu tiên sử dụng thuốc Bệnh nhân điều trịbằng AI có tần suất bốc hỏa thấp hơn nhưng lại có tần suất đau khớp cao hơn so với BNđiều trị bằng tamoxifen [15]
Một nghiên cứu năm 2013 trên 9.325 bệnh nhân thống kê trong năm đầu tiên điều trị
có 3.003 bệnh nhân (32,2%) có triệu chứng bốc hỏa, 2.635 bệnh nhân có triệu chứngđau cơ xương khớp (28,3%) và 1.150 bệnh nhân có bệnh lý âm đạo (12,3%) [16] Bốchỏa là một ADE kinh điển do thiếu hụt estrogen trong giai đoạn mãn kinh cũng nhưtrong các bệnh nhân UTV sử dụng hóa trị liệu và thuốc nội tiết [17] Estrogen làm giảmthân nhiệt qua việc tăng giãn mạch và tăng lưu lượng máu qua da [18] Sự suy giảmhoocmon này khi dùng thuốc nội tiết khiến cơ thể không duy trì được nhiệt độ bìnhthường [19], [20] Estrogen suy giảm cũng liên quan đến các bệnh lý cơ xương khớp[19] bởi nó có tác dụng chống nhiễm trùng, giảm sự nhạy cảm của cơ thể với các cơnđau khớp và giảm tiết các cytokin tiền viêm [19], [21] Các AI làm giảm estrogen saumãn kinh gây khô âm đạo và teo âm đạo, làm gia tăng các bệnh lý âm đạo [22]
Tổng quan của Whelan và Pritchard (2006) cũng đã tiến hành phân tích về sự khácbiệt trong tỷ lệ gặp các ADE đối với tamoxifen và các AI Theo đó, mặc dù tần suất xuấthiện các AE liên quan đến các triệu chứng vận mạch là như nhau ở cả 2 nhóm điều trị,bệnh nhân sử dụng tamoxifen có liên quan đến một tỷ lệ cao hơn gặp các biến cố nhưchảy máu/tăng tiết dịch âm đạo, ung thư nội mạc tử cung, thuyên tắc tĩnh mạch và cáctriệu chứng trên mạch máu não, trong khi các AI có xu hướng nhiều hơn gây ra các biến
cố liên quan đến xương khớp (bao gồm đau khớp, mất xương, gãy xương) và khô âmđạo [23] Kết luận này cũng tương đồng với kết quả của một số nghiên cứu của các tácgiả khác sau này [24], [25]
Về tuân thủ dùng thuốc nội tiết bổ trợ
Trang 12Phần lớn các tác dụng không mong muốn của liệu pháp nội tiết tuy không gây nguyhiểm đến tính mạng nhưng chúng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống củangười bệnh, đặc biệt khi bệnh nhân cần phải sử dụng các thuốc này trong một khoảngthời gian dài Điều này có thể dẫn đến giảm tính tuân thủ dùng thuốc, ảnh hưởng xấuđến hiệu quả điều trị sau cùng [26], [27] Một nghiên cứu thuần tập trên 1633 bệnh nhân
sử dụng tamoxifen chỉ ra rằng tỷ lệ tuân thủ dưới 80% làm giảm có ý nghĩa thời giansống còn toàn bộ (thời gian trung bình sử dụng tamoxifen trong nghiên cứu là 2,4 năm,HR=1.10, CI95% 1.0-1.2) [26]
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhânvới liệu pháp nội tiết tố, trong đó vai trò của các ADE do thuốc đã được ghi nhận trongnhiều nghiên cứu Trong một nghiên cứu phỏng vấn qua email trên 452 phụ nữ Mỹ, 42%trường hợp không tuân thủ dùng thuốc được cho là do các tác dụng không mong muốncủa thuốc, phổ biến nhất là cơn bốc hỏa (35% bệnh nhân điều trị với tamoxifen và 30%bệnh nhân điều trị với AI ) trong đó 22% bệnh nhân dùng các AI phàn nàn về triệuchứng đau cơ [28] Tương tự, một thử nghiệm lâm sàng trên 503 bệnh nhân tiến hànhbởi Henry và cộng sự (2013) cũng chỉ ra rằng 32% trường hợp ngừng sử dụng các AI là
do tác dụng không mong muốn của thuốc, trong đó 24% là do đau cơ, khớp [29] Bêncạnh đó, các yếu tố khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc có thể kểđến như thái độ và nhận thức của người bệnh, giá thành, việc thảo luận với bác sĩ vềphương án điều trị và mức độ quan trọng của tuân thủ dùng thuốc, hay cảnh báo trước
và quản lý các tác dụng không mong muốn [30], [31], [32]
Trong các thử nghiệm lâm sàng sự tuân thủ dùng thuốc nội tiết tương đối cao, trong
đó, tỷ lệ tuân thủ dùng thuốc aromatase cao hơn so với tamoxifen Tuy nhiên, trong thực
tế việc tuân thủ dùng thuốc lại tương đối thấp, chỉ có khoảng 50% bệnh nhân duy trì liệupháp nội tiết trong 5 năm mặc dù việc tuân thủ dùng thuốc giúp giảm nguy cơ tái phátbệnh Các yếu tố ảnh hưởng đến việc không tuân thủ bao gồm: việc nhận thức đượcnguy cơ tái phát bệnh thấp, các tác dụng phụ, tuổi, chi phí về thuốc, giao tiếp kém giữabác sĩ - bệnh nhân và trợ cấp xã hội thấp Nhiều chuyên gia cho rằng tác dụng phụ củaliệu pháp nội tiết là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc tuân thủ dùngthuốc [4]
Về các phương pháp đánh giá tuân thủ dùng thuốc
Trang 13Các phương pháp đo lường mức độ tuân thủ dùng thuốc có thể chia thành 2 nhóm:
đo lường trực tiếp và đo lường gián tiếp Các phương pháp trực tiếp bao gồm các hệthống theo dõi sử dụng thuốc điện tử, đếm số lượng trả vỉ, đo nồng độ thuốc hoặc cácmarker hóa sinh trong dịch cơ thể hoặc huyết thanh Các phương pháp gián tiếp bao gồmcác điều tra, quan sát và các cuộc thảo luận về cách dùng thuốc Các phương pháp quansát gián tiếp thường sử dụng các phép đo lường chủ quan như bảng câu hỏi và thangđánh giá Ngoài việc đánh giá tuân thủ dùng thuốc, các thang này cũng giúp phát hiệncác khó khăn của bệnh nhân trong quá trình dùng thuốc, niềm tin và thái độ của ngườibệnh với việc điều trị hoặc kiến thức của họ về bệnh và phác đồ điều trị liên quan Cácbảng câu hỏi về tuân thủ có thể áp dụng cho nhiều nhóm bệnh lý mạn tính hoặc được cụthể hóa cho một bệnh lý nào đó
Hiện nay việc sử dụng các bộ câu hỏi và thang đo để đánh giá tuân thủ dùng thuốctrên các bệnh nhân điều trị bệnh mạn tính đang dần trở nên phổ biến hơn nhờ ưu điểmnhanh, đơn giản và ít tốn kém hơn so với các phương pháp đánh giá trực tiếp [33] Cụthể trên đối tượng bệnh nhân ung thư, nghiên cứu về tuân thủ liệu pháp hormone củaLacorossi L và cộng sự và nghiên cứu trên các bệnh nhân sử dụng liệu pháp ức chếAromatase của Kesmodel đều lựa chọn Thang đo tuân thủ Morisky để đánh giá việctuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân [34], [35] Thang đo này trước đây đã được chứngminh hiệu quả và độ tin cậy cao trong đánh giá tuân thủ dùng thuốc với các bệnh mạntính như tăng huyết áp, đái tháo đường,… tuy nhiên theo tổng quan tài liệu của chúngtôi hiện chưa có nghiên cứu chính thức nào chứng minh tính tin cậy của thang này trênđối tượng bệnh nhân ung thư Một bộ câu hỏi khác cũng đã từng được sử dụng trên đốitượng bệnh nhân ung thư là Bộ câu hỏi ngắn về thuốc – được đề xuất đầu tiên trên cácbệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và trầm cảm, tuy nhiên giống với thang đo tuân thủMorisky, bộ câu hỏi này cũng chưa được chứng minh về độ tin cậy trên đối tượng bệnhnhân này [36]
Thang ARMS – Thang đo tuân thủ về lấy và sử dụng thuốc (Adherence to Refills andMedications Scale) là một thang đo đã được phát triển dựa trên 2 thang đánh giáMorisky và Hill-Bone đồng thời được hiệu chỉnh để phù hợp với các đối tượng có nănglực sức khỏe khác nhau Thang này cũng đã được chứng minh tính tin cậy và hợp lệ cóthể sử dụng để đánh giá tuân thủ dựa trên sự tự báo cáo trên các bệnh nhân mắc bệnh
Trang 14mãn tính trong nhiều nghiên cứu [36-38] Trong nghiên cứu của Sunil Kripalani, khiđánh giá tính hợp lệ của thang ARMS bằng cách so sánh điểm số với thang Morisky trêncác bệnh nhân điều trị bằng thuốc tăng huyết áp, kết quả cho thấy thang ARMS tươngquan đáng kể so với thang Morisky (Spearman’s rho = -0.651, P < 0.01), điều đó chothấy tháng ARMS là thang đo tuân thủ hợp lệ và đáng tin cậy Bên cạnh đó nghiên cứucũng chỉ ra thang ARMS cho kết quả khách quan với cả phân nhóm bệnh nhân biết chữthấp Với 12 câu hỏi và đánh giá trên thang điểm từ 0-4 cho mỗi câu và điểm cut – off là
12, thang ARMS được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian hỏi và xử lý dữ liệu [39]
1.4 Tổng quan nghiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về ADE khi sử dụng thuốc nội tiết cũng nhưảnh hưởng của những biến cố này đến tuân thủ dùng thuốc Việc đánh giá ADE trongđiều trị UTV mới được nghiên cứu cho các hóa chất trị liệu, đó là các nghiên cứu củaNguyễn Tuyết Mai (2013) về các ADE của hóa trị liệu trên bệnh nhân UTV điều trị tạiviện K và một số yếu tố ảnh hưởng và Hoàng Thị Minh Thu (2015) về phân tích thựctrạng phác đồ trị liệu và các ADE trên bệnh nhân UTV điều trị tại Trung tâm Ung bướu– Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ Năm 2010, Bệnh viện Từ Dũ có một bản tin thôngtin thuốc về tác dụng phụ của Tamoxifen – một thuốc nội tiết tiêu biểu trong điều trịUTV nhưng chỉ tập trung vào các tác dụng phụ thường gặp và cách xử trí Vì vậy, đểquản lý và theo dõi các ADE trên lâm sàng của liệu pháp nội tiết trong điều trị UTVcũng như ảnh hưởng của các biến cố này đến tuân thủ dùng thuốc, chúng tôi tiến hành
đề tài này nhằm quản lý các ADE, góp phần nâng cao tuân thủ và chất lượng điều trị tạiBệnh viện Ung Bướu Hà Nội
1.5 Tính cấp thiết của đề tài
Trên thế giới từ lâu đã có nhiều nghiên cứu đánh giá các ADE của liệu pháp nội tiếtcũng như các yếu tố ảnh hưởng đến tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân Tuy nhiên cácnghiên cứu này chủ yếu được tiến hành tại các nước phát triển, nơi có cơ sở hạ tầngchăm sóc y tế, trình độ dân trí và điều kiện kinh tế tốt hơn Trong khi đó, tại Việt Namcác nghiên cứu về ADE của thuốc trên bệnh nhân UTV hiện mới chỉ dừng lại trên đốitượng hóa trị liệu Số lượng nghiên cứu cũng tương đối hạn chế Do đó, đề tài này làmột hướng nghiên cứu mới ở Việt Nam, có tính khả thi và thực tiễn cao
Đề tài dự kiến mô tả một cách tổng quát đặc điểm các ADE tự báo cáo trên bệnh
Trang 15nhân UTV điều trị nội tiết (chủ yếu là bệnh nhân ngoại trú) đang điều trị tại chính cơ sở,
từ đó đánh giá việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân và sự ảnh hưởng của ADE đếnmức độ tuân thủ dùng thuốc này, giúp các bác sĩ lâm sàng có cơ sở để can thiệp trựctiếp, giúp đỡ bệnh nhân quản lý tốt hơn các ADE đồng thời tăng cường mức độ tuân thủdùng thuốc, đảm bảo tối ưu hóa kết quả điều trị cuối cùng, cải thiện chất lượng cuộcsống cho người bệnh
Trang 16Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
1.6 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
- Thời gian: thời gian thu thập dữ liệu 01/2020 – 03/2020
- Địa điểm: Khoa Dược, Khoa Khám bệnh, phòng lưu trữ bệnh án
1.7 Đối tượng nghiên cứu:
Bệnh nhân UTV đang điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Ung Bướu Hà Nội thỏa mãncác tiêu chuẩn dưới đây:
1.7.1 Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân nữ từ 18 tuổi trở lên tại thời điểm phỏng vấn
- Được chẩn đoán xác định UTV giai đoạn I – III (mã chẩn đoán ICD10: C50) vàđược chỉ định điều trị bằng tamoxifen hoặc các thuốc ức chế aromatase(letrozole, anastrozole, exemestane) ít nhất trong 3 tháng tính đến thời điểmphỏng vấn
- Bệnh nhân có bảo hiểm y tế, đến tái khám và lấy thuốc theo chế độ bảo hiểm y tếtại bệnh viện Ung bướu Hà Nội trong thời gian từ 01/2020 - 03/2020
1.7.2 Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân có mắc kèm các bệnh ung thư khác
- Những bệnh nhân không tiếp cận được thông tin từ cơ sở dữ liệu của bệnh việnhoặc thông tin không đầy đủ
- Những bệnh nhân từ chối tham gia vào nghiên cứu
1.8 Mẫu và phương pháp chọn mẫu:
Phương pháp chọn mẫu (mô tả cụ thể quy trình chọn mẫu): Lấy mẫu thuận tiện
1.9 Phương pháp thu thập số liệu:
Phỏng vấn bệnh nhân:
Tại phòng khám vú ngoại trú (P206), đối với những bệnh nhân UTV đang được điềutrị bằng thuốc nội tiết đến tái khám, nghiên cứu viên mời phỏng vấn bệnh nhân Mỗibệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ sẽ được yêu cầu điền thông tin vào
mẫu Phiếu phỏng vấn bệnh nhân - Khảo sát các vấn đề liên quan đến sử dụng liệu pháp hormone bổ trợ (Phụ lục 1) Các thông tin thu thập thông qua phỏng vấn bệnh nhân bao
gồm:
- Thông tin hành chính: Họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, năm sinh
Trang 17- Các yếu tố: năm sinh, chiều cao, cân nặng, tình trạng mãn kinh, tình trạnghôn nhân, số con, đặc điểm thai nghén, tiền sử gia đình.
- Đặc điểm bệnh và điều trị bệnh: Thời gian điều trị hormone bổ trợ, các canthiệp khác (phẫu thuật, hoá trị, xạ trị), các bệnh mắc kèm, các thuốc dùngkèm
- Thang đo tuân thủ việc lấy thuốc và dùng thuốc (Adherence to Refills andMedication Scale – ARMS) [40]
- Các ADE bệnh nhân tự ghi nhận: mức độ nặng bệnh nhân tự đánh giá theothang điểm 0-4 [41], mối quan hệ giữa thuốc và ADE bệnh nhân tự đánh giátheo thang điểm 1-5
Thu thập bổ sung các thông tin về đặc điểm bệnh, điều trị bệnh từ Sổ khám bệnh, Bệnh
án ngoại trú của bệnh nhân:
Trong thời gian bệnh nhân hoàn thành phiếu phỏng vấn, nghiên cứu viên tiếp cậnBệnh án ngoại trú (đối với bệnh viện Ung bướu Hà Nội) và Sổ khám bệnh của bệnhnhân để thu thập bổ sung các thông tin về đặc điểm bệnh, điều trị bệnh của bệnh nhân
theo mẫu Phiếu thu thập thông tin bệnh án về việc sử dụng liệu pháp hormone bổ trợ
(Phụ lục 2) Các thông tin thu thập bổ sung từ bệnh án ngoại trú và sổ khám bệnh baogồm: giai đoạn bệnh (giai đoạn TNM), các can thiệp khác (phẫu thuật, hoá trị, xạ trị),quá trình điều trị bằng thuốc nội tiết (thời gian điều trị, loại thuốc điều trị, liều dùng),các bệnh mắc kèm và các thuốc dùng kèm khác (nếu có) Đối với những bệnh nhânkhông tiếp cận được sổ khám bệnh và bệnh án ngoại trú hoặc tiếp cận được nhưngkhông thu thập được đầy đủ thông tin cần thiết, nghiên cứu viên tiến hành tiếp cận thôngtin bổ sung từ cơ sở dữ liệu điện tử của bệnh viện Loại khỏi nghiên cứu những bệnhnhân không tiếp cận được hoặc không thu thập được đầy đủ thông tin sau khi tiếp cận cơ
sở dữ liệu điện tử
Mỗi bệnh nhân thoả mãn tiêu chuẩn đưa vào mẫu nghiên cứu được nghiên cứu viênquy ước bằng 01 mã ID bệnh nhân Mã ID bệnh nhân được quy ước thống nhất trongnghiên cứu và được sử dụng trong quá trình nhập và xử lí dữ liệu
1.10 Biến số, chỉ số
1.10.1 Mục tiêu 1: Đặc điểm các biến cố bất lợi theo đặc điểm bệnh nhân và theo
hệ cơ quan xuất hiện
Trang 18Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm nhân khẩu học của các bệnh nhân trong nghiên cứu
- Tuổi: độ tuổi trung bình, số lượng và tỷ lệ bệnh nhân theo nhóm tuổi
- Thể trạng: BMI trung bình của mẫu nghiên cứu, số lượng và tỷ lệ bệnh nhântheo đặc điểm về thể trạng
- Các đặc điểm khác: Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân đang có chồng/bạn tình, sốlượng và tỷ lệ bệnh nhân có con, số lượng và tỷ lệ bệnh nhân không ốmnghén, ốm nghén nhẹ, trung bình, nặng trong thai kì
Đặc điểm liên quan đến bệnh của bệnh nhân trong nghiên cứu:
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân phân loại theo giai đoạn TNM, số lượng và tỷ lệbệnh nhân phân loại theo giai đoạn I – III
- Về bệnh mắc kèm: các bệnh mắc kèm của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu,
số lượng và tỷ lệ bệnh nhân mắc mỗi bệnh
Đặc điểm về thuốc và phác đồ điều trị
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân không phẫu thuật, phẫu thuật bảo tồn vú, phẫuthuật cắt bỏ vú
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân đã từng hoặc đang dùng hoá trị
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân phân loại theo thuốc nội tiết đang được sử dụngtrong chu kì gần nhất
- Thời gian điều trị thuốc nội tiết trung bình của mẫu nghiên cứu tính đến thờiđiểm thu thập thông tin, thời gian điều trị thuốc nội tiết ngắn nhất, dài nhất;
số lượng và tỷ lệ bệnh nhân phân nhóm theo thời gian điều trị (dưới 1 năm,
từ 1-5 năm, trên 5 năm)
Đặc điểm các biến cố bất lợi trên mẫu nghiên cứu
Đặc điểm chung của các ADE ghi nhận thông qua bệnh nhân tự báo cáo:
- Số lượng ADE ghi nhận được
- Số lượng bệnh nhân gặp ADE, tỷ lệ bệnh nhân gặp ADE trên tổng số bệnhnhân của mẫu nghiên cứu
- Số lượng ADE trung bình trên một bệnh nhân, số lượng ADE nhiều nhất, ítnhất trên một bệnh nhân
Đặc điểm ADE liên quan đến đặc điểm bệnh nhân:
Trang 19- Số lượng và tỷ lệ ADE, ADE mức độ nặng phân theo nhóm (theo bậc phânloại SOC của hệ thống phân loại MedDRA).
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân không gặp ADE, gặp ADE ở mức độ nhẹ, gặpADE ở mức độ nặng trong mỗi nhóm phân chia theo từng yếu tố: nhóm tuổi,giai đoạn bệnh, phác đồ nội tiết, thời gian điều trị phác đồ nội tiết, đặc điểmhoá trị (có/không hoá trị), xạ trị (có/không xạ trị), phẫu thuật (không phẫuthuật/phẫu thuật bảo tồn/phẫu thuật cắt bỏ) So sánh tỷ lệ ở các nhóm
Đặc điểm từng nhóm ADE theo hệ cơ quan: nhóm các rối loạn hệ tiêu hoá, nhómcác rối loạn hệ thần kinh, nhóm rối loạn tâm thần, nhóm các rối loạn hệ sinh sản
và vú
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân gặp ADE thuốc mỗi nhóm
- Số lượng và tỷ lệ phân theo mức độ của mỗi biến cố trong nhóm
- Đối với các biến cố có tỷ lệ cao trong nhóm các rối loạn hệ tiêu hoá, so sánh
tỷ lệ gặp biến cố trong nhóm có và không có các yếu tố: tuổi cao, bị nghéntrong thai kỳ
- Đối với các biến cố có tỷ lệ cao trong nhóm các rối loạn hệ thần kinh, nhómrối loạn tâm thần, nhóm các rối loạn sinh sản và vú, so sánh tỷ lệ gặp biến cốtrong nhóm có và không có các yếu tố: tuổi cao, mãn kinh, giai đoạn bệnh.1.10.2 Mục tiêu 2: Mối liên quan của biến cố bất lợi đến tuân thủ dùng thuốc trênbệnh nhân ung thư vú điều trị bổ trợ bằng thuốc nội tiết tại bệnh viện Ung Bướu HàNội từ 01/2020 – 03/2020
Đặc điểm tuân thủ dùng thuốc trong mẫu nghiên cứu:
- Số lượng, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc trong mẫu nghiên cứu
- Số lượng và tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc phân nhóm theo tuổi, thờigian điều trị, phác đồ nội tiết, giai đoạn bệnh
Mối liên hệ giữa biến cố bất lợi và tuân thủ dùng thuốc:
- Số lượng, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ trong nhóm bệnh nhân gặp ADE, khônggặp ADE So sánh hai tỷ lệ
- Số lượng, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ trong nhóm bệnh nhân gặp ADE ở mức
độ nhẹ và nhóm gặp ADE ở mức độ nặng So sánh hai tỷ lệ
- Số lượng, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ dùng thuốc trong nhóm gặp và không gặp
Trang 20biến cố theo từng biến cố, từng nhóm biến cố cụ thể So sánh hai tỷ lệ.
Trong nhóm bệnh nhân gặp biến cố:
- Số lượng biến cố được bệnh nhân cho rằng do thuốc gây ra
- Số lượng biến cố được cho rằng do thuốc gây ra trung bình trên 1 bệnh nhân,
số lượng biến cố cho rằng do thuốc gây ra nhiều nhất, ít nhất trên 1 bệnhnhân
- Số lượng, tỷ lệ tuân thủ trong nhóm bệnh nhân có ít nhất 1 biến cố cho rằng
do thuốc gây ra
- Số lượng, tỷ lệ tuân thủ trong nhóm bệnh nhân không cho rằng biến cố dothuốc gây ra
- So sánh tỷ lệ tuân thủ ở nhóm bệnh nhân cho rằng biến cố do thuốc vàkhông cho rằng biến cố do thuốc
1.11 Xử lý và phân tích số liệu:
Số liệu được phân tích và xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20.0 và Excel
Thống kê mô tả: Các biến số phân hạng được biểu diễn bằng tỷ lệ % Các biến số liêntục phân phối chuẩn được biểu diễn bằng giá trị giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (TB ±SD) Biến số liên tục phân phối không chuẩn được biểu diễn bằng trung vị và khoảng tứphân vị
Kiểm định thống kê: Đối với các biến số liên tục phân phối chuẩn, so sánh trungbình giữa hai nhóm độc lập bằng Independent samples T Test, so sánh trung bình củanhiều hơn hai nhóm sử dụng One way between groups ANOVA Đối với các biến sốliên tục phân phối không chuẩn, so sánh trung vị của hai nhóm độc lập bằng Mann –Whitney U Test, so sánh trung vị của nhiều hơn hai nhóm dùng Kruskal – Wallis Test
Sử dụng kiểm định Chi – square để so sánh tỉ lệ của các nhóm độc lập
Các kết quả được coi là có ý nghĩa thống kê khi p< 0,05
1.12 Khía cạnh đạo đức của nghiên cứu:
- Bệnh nhân tham gia phỏng vấn dựa trên tính tự nguyện
- Toàn bộ thông tin của bệnh nhân trong nghiên cứu được mã hóa và bảo mật
- Kết quả của nghiên cứu này sẽ giúp cải thiện tính tuân thủ dùng thuốc của bệnhnhân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả điều trị sau cùng
1.13 Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số:
Trang 21- Các dữ liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn bệnh nhân và thuthập từ bệnh án ngoại trú Do tiến hành phỏng vấn, có thể xảy ra sai sót nhớ lại.
Để khắc phục, đối với các thông tin về thuốc/ phác đồ đã và đang sử dụng, chúngtôi tiến hành so sánh giữa thông tin phỏng vấn và thông tin từ bệnh án ngoại trú,nếu có sự khác biệt sẽ xác nhận lại bằng việc hỏi lại các thông tin này vào lần táikhám tiếp theo hoặc hỏi lại qua điện thoại Với các thuốc khác được kê đơn đượcbệnh nhân mô tả nhưng không có trên bệnh án ngoại trú, bệnh nhân cần phải nhớchính xác tên thuốc, hoặc có bằng chứng là đã sử dụng (mang vỏ thuốc tới vàolần tái khám tiếp theo)
- Dữ liệu được làm sạch trước khi xử lý
- Hai nghiên cứu viên cùng vào số liệu song song và kiểm tra xác suất 10% số liệu
đã nhập với phiếu thu thập thông tin
Trang 22Phương án hợp tác với các tổ chức khác (nếu có):
Đề tài có sự hỗ trợ của sinh viên Trường Đại học Dược Hà Nội
Dự kiến kết quả và bàn luận:
Trang 231.14 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
1.14.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu
Trong khoảng thời gian nghiên cứu, 250 bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu
Hà Nội thoả mãn các tiêu chuẩn chọn mẫu và hoàn thành toàn bộ nội dung phỏng vấnđược đưa vào mẫu nghiên cứu Các đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiêncứu được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 6.1 Đặc điểm chung của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (N=250)
Đa số bệnh nhân có trình độ văn hóa cấp 2 trở lên, chiếm 91.2% trong đó cấp 2 chiến38.8%, cấp 3 cheiems 26.4% và sau phổ thông chiếm 26% Về giai đoạn bệnh, trongmẫu nghiên cứu, giai đoạn II chiếm số lượng nhiều nhất với 285 bệnh nhân (56,4%),giai đoạn I có 76 bệnh nhân (chiếm 30,4%), còn lại là giai đoạn III Có 126 bệnh nhân
Trang 24có ít nhất một bệnh mắc kèm (chiếm 50,4%) và 191 bệnh nhân có các thuốc dùngkèm (chiếm 76,4%).
1.14.2 Đặc điểm phác đồ điều trị ung thư vú
Đặc điểm điều trị ung thư vú của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu được trình bày trongBảng 6.2
Bảng 6.2 Đặc điểm điều trị ung thư vú của các bệnh nhân trong nghiên cứu (n = 250)
Từ 1 năm – dưới 2 năm 56 (22.4)
Từ 2 năm – dưới 5 năm 142 (56.8)
Có 93 bệnh nhân đang điều trị với tamoxifen, chiếm 37,2%, những bệnh nhâncòn lại được điều trị với AI, trong đó 93 bệnh nhân dùng exemestan (37,2%), 54 bệnhnhân dùng anastrozol (21,6%), còn lại là letrozol (4,0%) Về thời gian điều trị, có đến56,8% số bệnh nhân đã được điều trị từ 2 đến dưới 5 năm, tiếp đến là thời gian điềutrị từ 1 đến dưới 2 năm với 22,4% bệnh nhân, 17,2 % bệnh nhân điều trị dưới 1 năm
và chỉ có 3,6 % bệnh nhân đã điều trị được 5 năm trở lên Có 243 bệnh nhân trải quaphẫu thuật triệt căn (97,2%) và chỉ có 7 bệnh nhân phẫu thuật bảo tồn vú (2,8%).Những bệnh nhân trải qua hoá trị, xạ trị cũng chiếm số lượng tương đối lớn, lần lượt
là 218 bệnh nhân (87,2%) và 115 bệnh nhân (46%)
1.15 Đặc điểm các biến cố bất lợi tự báo cáo liên quan đến phác đồ nội tiết bổ trợ
1.15.1 Đặc điểm chung của các biến cố bất lợi tự báo cáo
Trang 25Bảng 6.3 Đặc điểm chung các biến cố bất lợi tự báo cáo (n=250)
Bệnh nhân báo cáo ít nhất 1 biến cố bất lợi, n (%) 250 (100)
Bệnh nhân báo cáo ít nhất 1 biến cố nặng, n (%) 157 (62,8)
Bệnh nhân có ít nhất 1 biến cố do thuốc, n (%) 88 (35,2)
Số lượng biến cố bất lợi
trên 1 bệnh nhân
Trung vị (Min - max) 3.5 (1-16)
Bảng 6.3 trình bày đặc điểm chung của các biến cố bất lợi tự báo cáo 100%bệnh nhân báo cáo ít nhất 1 biến cố, 157 bệnh nhân có ít nhất 1 biến cố nặng (62,8%),
88 bệnh nhân nhận định ít nhất 1 biến cố do thuốc (35,2%) Số lượng biến cố đượcbáo cáo nhiều nhất trên 1 bệnh nhân là 16 biến cố
Tổng số lượt biến cố bất lợi được báo cáo là 1079 biến cố, trong đó phần lớn làbiến cố mức độ 1 và 2 với tỷ lệ lần lượt là 55% và 31% Số lượng và tỷ lệ biến cố bấtlợi theo từng mức độ được trình bày trong Hình 3.1
592 55%
333 31%
138 13%
16 1%
Trang 26Chảy máu âm đạo
Tăng tiết dịch âm đạo
Nôn Chán ăn Khô âm đạo
Buồn nôn
Đau ngực, khó thở
Giảm ham muốn tình dục
Tăng cân Đau khớp
Mệt mỏi Chóng mặt
Thay đổi cảm xúc
Tiêu chảy
Vú đau/khó chịu
Chuột rút Đau đầu Nóng bừng bốc hỏa
Tỷ lệ xuất hiện các biến cố
Hình 6.2 Tỷ lệ xuất hiện các biến cố bất lợi theo từng mức độ (N=250)
1.15.2 Đặc điểm nhận định của bệnh nhân về mối quan hệ giữa thuốc nội tiết vàbiến cố bất lợi
6.2.2.1 Đặc điểm chung về nhận định mối quan hệ giữa thuốc nội tiết và biến cố bất lợi
211 20%
651 60%
217 20%
Do thuốc Không do thuốc Không biết
Hình 6.3 Số lượng và tỷ lệ các nhận định của bệnh nhân về mối quan
hệ giữa thuốc nội tiết và biến cố bất lợi (N=1079)
Trang 27Trong 1079 biến cố được báo cáo, chỉ có 211 biến cố bệnh nhân nghi ngờ do thuốcnội tiết (chiếm 20 %), trong khi đó có hơn một nửa số biến cố được bệnh nhân nhậnđịnh không do thuốc nội tiết (651 biến cố với tỷ lệ 60%), 217 biến cố còn lại bệnhnhân trả lời “không biết” (Hình 3.3)
Các biến cố được bệnh nhân nhận định có liên quan đến thuốc nội tiết (so với tổng sốbệnh nhân báo cáo có biến cố đó) chiếm tỉ lệ lớn gồm có: tăng tiết dịch âm đạo (66,7%),khô âm đạo (66,7%), giảm ham muốn tình dục (42,9%) và nóng bừng/bốc hoả (36,7%).Trong nhóm rối loạn hệ sinh sản và vú, giảm ham muốn tình dục và các biến cố âm đạo
có tỷ lệ nhận định do thuốc nội tiết lớn, trong khi đó, biến cố đau/khó chịu ở vú chỉ códưới 5 % bệnh nhân nhận định do thuốc nội tiết Các rối loạn đường tiêu hoá và rối loạn
hệ thần kinh trung ương ít được nhận định do thuốc nội tiết Tỷ lệ bệnh nhân nhận địnhmỗi biến cố được gây ra bởi thuốc nội tiết được trình bày trong Hình 6.4
Chảy máu âm đạo
Tiêu chảy
Chóng mặt
Vú đau/khó chịu
Tăng cân Đau đầu Đau ngực, khó thở
Nôn Rối loạn giấc ngủ
Buồn nôn
Mệt mỏi Chuột rút
Giảm thị lực
Thay đổi cảm xúc
Đau cơ Chán ăn Đau khớp
Nóng bừng bốc hỏa
Giảm ham muốn tình dục
Khô âm đạo
Tăng tiết dịch âm đạo
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Hình 6.4 Tỷ lệ nhận định có liên quan đến thuốc nội tiết của từng biến cố
6.2.2.2 Đặc điểm tính phù hợp trong nhận định của bệnh nhân về mối quan hệ giữa thuốc nội tiết và biến cố bất lợi
Các biến cố bệnh nhân nhận định do thuốc
Bảng 6.4 trình bày đặc điểm về thời gian khởi phát của 211 biến cố do thuốc
Bảng 6.4 Đặc điểm về thời gian khởi phát của các biến cố do thuốc nội tiết (n=211)
Trang 28Thời gian k,hởi phát Số lượng (%) Tính phù hợp về thời
gian
Xuất hiện trước
điều trị
Tăng lên sau điều trị 47 (22,3) Phù hợpGiảm đi sau điều trị 1 (0,5) Không phù hợpKhông đổi sau điều trị 2 (1,4) Không phù hợpKhông có thông tin 7 (3,3) Không đánh giá được
Trong 211 biến cố bệnh nhân cho rằng do thuốc nội tiết, có 174 biến cố phù hợp về thờigian để có thể quy kết cho thuốc nội tiết (chiếm 82,5%), chỉ có 3 biến cố không phù hợp
về thời gian (chiếm 1,9%), những biến cố còn lại không đánh giá được do thiếu thôngtin
1.16 Mối liên quan giữa đặc điểm bệnh nhân, đặc điểm phác đồ nội tiết bổ trợ và
sự xuất hiện các biến cố bất lợi tự báo cáo
1.16.1 Nhóm các rối loạn hệ sinh sản và vú
Bảng 6.4 Đặc điểm xuất hiện giảm ham muốn tình dục ở các nhóm bệnh nhân
Trang 29Bảng 6.5 Đặc điểm xuất hiện các biến cố liên quan đến âm đạo ở các nhóm bệnh nhân
Đặc điểm Các biến cố liên quan đến âm đạo
Trang 30Tương tự biến cố giảm ham muốn tình dục, nghiên cứu cũng đã ghi nhận có sự khác biệt
về tỷ lệ xuất hiện các biến cố liên quan đến âm đạo (khô âm đạo, chảy máu âm đạo, tăngtiết dịch âm đạo) giữa nhóm bệnh nhân sử dụng tamoxifen (18.3 %) và AIs (4,5%).Nguy cơ xuất hiện các biến cố liên quan đến âm đạo ở nhóm bệnh nhân dùng tamoxifencao gấp 5 lần nhóm bệnh nhân dùng AI (OR = 0.209, khoảng tin cậy 95% 0.083 -0.525) Có 24% bệnh nhân dưới 55 tuổi báo cáo gặp các biến cố liên quan đến âm đạotrong khi tỷ lệ này chỉ là 2,4% ở nhóm bệnh nhân cao tuổi hơn và sự khác biệt này có ýnghĩa thống kê (p = 0.000) Các bệnh nhân đã mãn kinh cũng ít báo cáo các biến cố liênquan đến âm đạo (p=0,002)
1.16.2 Nhóm các rối loạn đường tiêu hóa
Có 31 bệnh nhân gặp ít nhất 1 biến cố liên quan đến tiêu hóa (nôn, buồn nôn, chán ăn,tiêu chảy, táo bón) chiếm 33.1% Không ghi nhận sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ
lệ xuất hiện biến cố trên đường tiêu hóa giữa các nhóm bệnh nhân Bảng 6.6 trình bày sốlượng và tỷ lệ xuất hiện biến cố tiêu hóa ở các nhóm bệnh nhân
Bảng 6.6 Đặc điểm xuất hiện các biến cố liên quan đến tiêu hóa ở các nhóm bệnh nhân
Đặc điểm Các biến cố liên quan đến tiêu hóa