1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Thực trạng nhiễm giun móc mỏ và một số yếu tố liên quan Ở người dân tại xã cưm'lan huyện ea súp tỉnh Đắk lắk

80 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Nhiễm Giun Móc/Mỏ Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Người Dân Tại Xã Cư M’lan Huyện Ea Súp Tỉnh Đắk Lắk
Tác giả Phạm Thị Thanh Hồng
Người hướng dẫn PGS.TS.BS Phan Văn Trọng
Trường học Trường Đại Học Tây Nguyên
Chuyên ngành Ký sinh trùng Y học
Thể loại Đề án tốt nghiệp thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đắk Lắk
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 1,98 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (13)
    • 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ (13)
      • 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ trên thế giới (13)
      • 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ ở Việt Nam (13)
    • 1.2. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới và Việt Nam (14)
      • 1.2.1. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới (14)
      • 1.2.2. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ ở Việt Nam (16)
      • 1.2.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ tại Đắk Lắk (17)
    • 1.3. Đặc điểm sinh học giun móc/mỏ (19)
      • 1.3.1. Đặc điểm hình thể giun móc/mỏ (19)
      • 1.3.2 Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ (21)
    • 1.4. Bệnh học giun móc/mỏ (22)
      • 1.4.1 Bệnh của ấu trùng (22)
      • 1.4.2 Bệnh của giun trưởng thành (23)
    • 1.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc/mỏ (24)
    • 1.6. Dịch tễ học và phòng chống bệnh giun móc/mỏ (26)
    • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (27)
      • 2.1. Đối tượng. thời gian và địa điểm nghiên cứu (27)
        • 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu (27)
        • 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (27)
      • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (28)
        • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu (28)
        • 2.2.2. Cỡ mẫu (28)
        • 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu (28)
        • 2.2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu (29)
      • 2.3. Phương pháp thu thập số liệu (29)
      • 2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu (30)
        • 2.4.1 Kỹ thuật xét nghiệm phân Kato-Katz (30)
        • 2.4.2. Kỹ thuật điều tra KAP (34)
      • 2.5. Các biến số và chỉ số cần thu thập (35)
        • 2.5.1 Các biến số (35)
        • 2.5.2. Các chỉ số trong nghiên cứu (37)
        • 2.5.3 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ (38)
      • 2.6. Xử lý và phân tích số liệu (38)
      • 2.7. Kiểm soát sai lệch (39)
      • 2.8. Vấn đề y đức (40)
  • CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (41)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu (41)
      • 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu (42)
      • 3.1.3 Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu (44)
    • 3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (46)
      • 3.2.1. Kết quả điều tra kiến thức người dân về bệnh giun móc/mỏ (46)
      • 3.2.2. Kết quả điều tra về thực hành vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân (48)
      • 3.2.3. Một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ (49)
  • CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN (52)
    • 4.1 Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyê ̣n Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024 (52)
      • 4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (52)
      • 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (52)
      • 4.1.3. Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu (59)
    • 4.2. Mô tả một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyê ̣n Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (60)
      • 4.2.1. Kiến thức phòng chống nhiễm giun móc/mỏ (60)
      • 4.2.2 Thực hành phòng chống nhiễm giun móc/mỏ (62)
      • 4.2.3 Liên quan giữa nhiễm giun móc/ mỏ và kiến thức về tác hại, đường lây và biện pháp phòng chống (62)
      • 4.2.4. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với yếu tố đi chân trần (63)
      • 4.2.5 Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với sử dụng bảo hộ lao động (64)
      • 4.2.6 Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với tình trạng sử dụng hố xí (64)
      • 4.2.7. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với tẩy giun định kỳ (65)
  • KẾT LUẬN (67)
    • 1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk (67)
    • 2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’lan, huyện (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (69)

Nội dung

Các bác sĩ gọi bệnh ký sinh trùng là “căn bệnh bị lãng quên”. Bởi không chỉ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân mà ngay đến cả các bác sĩ cũng chủ quan, không nghĩ đến nó. Những tổ sán kín đặc trong não bộ, những tổ sán lá gan âm thầm phá hủy gan của người bệnh… chỉ được nhìn thấy khi được chụp chiếu bằng kỹ thuật hiện đại. Các bệnh nhân thì bàng hoàng khi biết tình trạng của mình. Họ chưa bao giờ nghĩ, chỉ vì thói quen ăn uống mà tính mạng của họ bị những “kẻ thù ký sinh trùng” đe dọa. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN PHẠM THỊ THANH HỒNG THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN MÓC/MỎ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN XÃ CƯ M’LAN, HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2024 Chuyên ngành: Ký sinh trùng Y học Mã số: 8720101 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ ĐẮK LẮK, NĂM 2024  BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN PHẠM THỊ THANH HỒNG THỰC TRẠNG NHIỄM GIUN MÓC/MỎ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI DÂN XÃ CƯ M’LAN, HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK, NĂM 2024 Chuyên ngành: Ký sinh trùng Y học Mã số: 8720101 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS.BS Phan Văn Trọng ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ ĐẮK LẮK, NĂM 2024  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án thạc sĩ này là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả ghi trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Đắk Lắk, ngày tháng năm 2024 Tác giả Phạm Thị Thanh Hồng LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Y – Dược và Bộ môn Ký sinh trùng trường Đại học Tây Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Bs. Phan Văn Trọng, người đã nhiệt tình hướng dẫn, động viên, giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Bs.CKII Hoàng Hải Phúc - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi được phối hợp cùng Khoa Ký sinh trùng - Côn trùng điều tra và thu thập mẫu để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cám ơn ThS. Ngô Thị Tâm; CN. Nguyễn Tuấn Anh; Viên chức khoa KST- CT, Khoa Xét nghiệm - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk; Lãnh đạo, viên chức y tế và cán bộ y tế thôn buôn - Trạm y tế xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk đã nhiệt tình phối hợp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện điều tra và thu thập số liệu. Cuối cùng, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, động viên và ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Dù vậy trong quá trình thực hiện chuyên đề này, vì thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Đắk Lắk, ngày tháng năm 2024 Tác giả Phạm Thị Thanh Hồng MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC CÁC HÌNH viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ. 3 1.1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ trên thế giới 3 1.1.2. Lịch sử nghiên cứu bệnh giun móc/mỏ ở Việt Nam 3 1.2. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới và Việt Nam 4 1.2.1. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ trên thế giới 4 1.2.2. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ ở Việt Nam 6 1.2.3. Tình hình nhiễm giun móc/mỏ tại Đắk Lắk 7 1.3. Đặc điểm sinh học giun móc/mỏ 9 1.3.1. Đặc điểm hình thể giun móc/mỏ 9 1.3.2 Chu kỳ phát triển của giun móc/mỏ 11 1.4. Bệnh học giun móc/mỏ 12 1.4.1 Bệnh của ấu trùng 12 1.4.2 Bệnh của giun trưởng thành 13 1.5. Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc/mỏ 14 1.6. Dịch tễ học và phòng chống bệnh giun móc/mỏ 16 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 17 2.1. Đối tượng. thời gian và địa điểm nghiên cứu 17 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 17 2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: 17 2.2. Phương pháp nghiên cứu 18 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: 18 2.2.2. Cỡ mẫu: 18 2.2.3. Phương pháp chọn mẫu 18 2.2.4 Tiêu chuẩn chọn mẫu 19 2.3. Phương pháp thu thập số liệu 19 2.4. Các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 20 2.4.1 Kỹ thuật xét nghiệm phân Kato-Katz 20 2.4.2. Kỹ thuật điều tra KAP 24 2.5. Các biến số và chỉ số cần thu thập 25 2.5.1 Các biến số 25 2.5.2. Các chỉ số trong nghiên cứu 27 2.5.3 Một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ: 28 2.6. Xử lý và phân tích số liệu. 28 2.7. Kiểm soát sai lệch. 29 2.8. Vấn đề y đức. 30 CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 3.1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024. 31 3.1.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 31 3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu: 32 3.1.3 Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu 34 3.2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024 36 3.2.1. Kết quả điều tra kiến thức người dân về bệnh giun móc/mỏ 36 3.2.2. Kết quả điều tra về thực hành vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân 38 3.2.3. Một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ 39 CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN 42 4.1 Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024. 42 4.1.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu 42 4.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ: 42 4.1.3. Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu 49 4.2. Mô tả một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 50 4.2.1. Kiến thức phòng chống nhiễm giun móc/mỏ 50 4.2.2 Thực hành phòng chống nhiễm giun móc/mỏ 52 4.2.3 Liên quan giữa nhiễm giun móc/ mỏ và kiến thức về tác hại, đường lây và biện pháp phòng chống: 52 4.2.4. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với yếu tố đi chân trần 53 4.2.5 Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với sử dụng bảo hộ lao động 54 4.2.6 Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với tình trạng sử dụng hố xí 54 4.2.7. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với tẩy giun định kỳ 55 KẾT LUẬN 57 1. Tỷ lệ, cường độ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk 57 2. Một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk 57 KHUYẾN NGHỊ 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Chữ viết tắt Tên đầy đủ BYT Bộ Y tế CĐN Cường độ nhiễm CNVC Công nhân viên chức HS - SV Học sinh – Sinh viên HVS Hợp vệ sinh KST Ký sinh trùng NC Nghiên cứu PC Phòng chống TLN Tỷ lệ nhiễm XN Xét nghiệm TIẾNG ANH Chữ viết tắt Tên đầy đủ A. duodenale A. duodenale KAP Knowledge-Attitude - Practice (Kiến thức, thái độ, thực hành) N. americanus N. americanus(giun mỏ) OR Odd ratio (Tỷ số chênh) P Probability (Xác suất) PR Prevalence Rate (Tỉ số tỉ suất hiện mắc) WHO World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1 Đặc tính chung của mẫu nghiên cứu. 31 Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ theo thông tin đối tượng nghiên cứu 32 Bảng 3.3. Các mức cường độ nhiễm giun móc/mỏ 34 Bảng 3.4. Cường độ nhiễm giun móc/mỏ theo thông tin đối tượng nghiên cứu 34 Bảng 3.5. Tỷ lệ có nghe nói về bệnh giun móc/mỏ 36 Bảng 3.6. Kiến thức về nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ 36 Bảng 3.7. Kiến thức về tác hại của nhiễm giun móc/mỏ 37 Bảng 3.8. Kiến thức về phòng chống nhiễm giun móc/mỏ 37 Bảng 3.9. Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí 38 Bảng 3.10. Tỷ lệ tiếp xúc phân, đất và dùng bảo hộ lao động 38 Bảng 3.11. Thực hành về vệ sinh cá nhân, thói quen ăn uống và tẩy giun 38 Bảng 3.12. Liên quan giữa nhiễm giun móc/ mỏ và kiến thức về đường lây nhiễm, tác hại và biện pháp phòng bệnh 39 Bảng 3.13. Liên quan sử dụng BHLĐ khi tiếp xúc phân, đất và nhiễm giun móc/mỏ 39 Bảng 3.14. Liên quan giữa vệ sinh cá nhân và nhiễm giun móc/mỏ 40 Bảng 3.15. Liên quan giữa có hố xí và nhiễm giun móc/mỏ 40 Bảng 3.16. Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với tình trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh 41 Bảng 3.17. Liên quan giữa tẩy giun móc/mỏ với tẩy giun định kỳ 41 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 1.1 Đầu và miệng giun móc/mỏ 10 Hình 1.2. Giun móc/mỏ 10 Hình 1.3 Trứng giun móc/mỏ 11 Hình 1.4 Chu kỳ của giun móc/mỏ 12 Hình 2.1 Địa điểm nghiên cứu xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. 18 Hình 2.2 Kỹ thuật Kato - Katz............................................................................24 Hình 3.1 Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ 32 ĐẶT VẤN ĐỀ Giun móc Ancylostoma duodenale (A. duodenale) và giun mỏ Necator americanus (N. americanus) là hai loài giun tròn thuộc họ Ancylostomatidae. Giun móc và giun mỏ ký sinh ở tá tràng, ấu trùng giun móc và giun mỏ sống trong đất, lây nhiễm qua da và gây bệnh cảnh lâm sàng giống nhau. Các đặc tính sinh học như: Chu kỳ, nơi ký sinh, giai đoạn ấu trùng ở ngoại cảnh giống nhau do đó thường được gọi chung là giun móc/mỏ. Riêng giun móc ngoài lây nhiễm qua da còn lây nhiễm qua đường tiêu hoá [47]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2022, ước tính 24,0% dân số thế giới nhiễm giun đường ruột [68]. Nhiễm giun móc/mỏ ở người đã được ghi nhận ở khoảng một nửa số quốc gia châu Á [58]. Số liệu điều tra của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, nhiễm giun móc/mỏ phân bố rộng rãi trong cả nước với tỷ lệ nhiễm khác nhau: ở miền Bắc từ 3 - 67%; miền Trung từ 36 - 69% và miền Nam từ 47 - 68% [27]. Hầu hết bệnh nhân nhiễm giun không có triệu chứng, vì thế không được phát hiện để điều trị và họ trở thành nguồn lây bệnh quan trọng trong cộng đồng. Tuy vậy người nhiễm giun ít nhiều bị ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động, phát triển trí tuệ và thể chất, đặc biệt đối với trẻ em và phụ nữ mang thai. Với cường độ nhiễm nặng và thời gian nhiễm kéo dài có thể sẽ có những biểu hiện bệnh lý rõ rệt như: thiếu máu do thiếu sắt, giảm albumin máu, suy dinh dưỡng… làm giảm chất lượng cuộc sống[10], [13]. Việt Nam là nước có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều. Các tập quán sinh hoạt cũng như thói quen ăn uống rất thích hợp cho sự phát triển và lây truyền các mầm bệnh ký sinh trùng (KST). Bệnh giun móc/mỏ lưu hành trên toàn quốc với tỷ lệ nhiễm cao, có nơi tỷ lệ nhiễm lên đến 85%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2007, tại Việt Nam số người nhiễm giun móc/mỏ là 21,8 triệu người (28,6% dân số). Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất và giun móc/mỏ ở nước ta có xu hướng giảm trong thời gian gần đây, dù vậy thì ở một số địa phương với sự đặc thù nhất định, bệnh giun móc/mỏ vẫn còn là một vấn đề sức khỏe đáng lưu tâm [1], [47]. Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tình hình nhiễm giun móc/mỏ còn khá cao, phân bố rộng rãi trong khu vực với tỷ lệ nhiễm khác nhau theo từng vùng, kết quả điều tra từ năm 2016 - 2020 tại một số tỉnh đã được ghi nhận như Kon Tum (27,2%), Đắk Lắk (20,5%), Quảng Trị (19,9%), Quảng Nam (19,8%) [45]. Đắk Lắk nói chung và huyện Ea Súp nói riêng có đặc điểm thổ nhưỡng và khí hậu rất phù hợp cho giun móc/mỏ tồn tại và phát triển, tập quán sinh hoạt và canh tác lạc hậu, ăn uống chưa hợp vệ sinh của người dân và kiến thức hiểu biết về bệnh giun móc/mỏ của người dân còn hạn chế làm tăng khả năng nhiễm giun móc/mỏ. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu thực trạng nhiễm giun móc/mỏ ở Đắk Lắk cho thấy tình trạng nhiễm giun móc/mỏ ở đây là khá cao. Theo kết quả nghiên cứu của Chu Thị Kim Hương (2022), cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Bông Krang, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk chiếm tỷ lệ 35,07% [14]. Xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp là một xã vùng III đặc biệt kinh tế khó khăn. Tại xã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo chiếm 34,7%, diện tích đất nông nghiệp chiếm 90%, tỷ lệ người dân lao động tiếp xúc với đất canh tác cao, tập quán canh tác còn lạc hậu. Vì tính chất phổ biến và các biến chứng trầm trọng của bệnh giun móc/mỏ, cũng như việc chẩn đoán sớm bệnh giun móc/mỏ và điều trị đặc hiệu sớm bệnh là vấn đề cần ưu tiên trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Để góp phần vào công tác phòng chống, giảm tác hại của giun gây ra, nâng cao sức khỏe cho người dân chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề án: “Thực trạng nhiễm giun móc/mỏ và một số yếu tố liên quan ở người dân xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024”, với hai mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M‘Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ ở người dân tại địa điểm nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Xác định tỷ lệ, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024

Tại điểm nghiên cứu, 109 hộ gia đình đã được chọn để lấy mẫu, với tổng cộng 374 nhân khẩu từ 3 tuổi trở lên được xét nghiệm, trong đó có 290 người.

≥15 tuổi được kết hợp phỏng vấn bản câu hỏi về kiến thức và thực hành phòng chống nhiễm giun móc/mỏ

3.1.1 Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu

Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n74) Đặc tính biến số Tần số Tỷ lệ %

Bảng 3.1 cho thấy giới tính nam và nữ tương đương với tỷ lệ lần lượt là 41,18% và 58,82% Dân tộc Kinh chiếm ưu thế với 73,53%, trong khi các dân tộc khác chiếm 26,47% Nhóm tuổi từ 16 đến 59 chiếm phần lớn với 71,39%, trong khi nhóm 3 – 5 tuổi chỉ chiếm 2,14% Nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp với tỷ lệ 71,66% Về trình độ học vấn, cao nhất là trung học cơ sở với 37,7%, tiếp theo là tiểu học 28,61%, trung học phổ thông trở lên 19,78%, và tỷ lệ mù chữ thấp nhất là 13,90%.

3.1.2 Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu:

Trong nghiên cứu với 374 mẫu được xét nghiệm, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ đạt 22,73%, với 85 ca nhiễm được ghi nhận.

Bảng 3.2 Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ theo thông tin đối tượng nghiên cứu Đặc tính biến số Tần số Dương tính Tỷ lệ % p

33 Đặc tính biến số Tần số Dương tính Tỷ lệ % p

THPT trở lên(*) 74 10 13,51 Tham chiếu

Kết quả bảng 3.2 cho thấy:

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nữ là 23,64%, cao hơn so với nam là 21,43%, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Tất cả các nhóm tuổi đều bị nhiễm giun, với tỷ lệ nhiễm cao nhất ở nhóm 16 - 59 tuổi (26,59%), so với nhóm 6 - 11 tuổi (10,94%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Các nhóm 3 – 5 tuổi và 12 – 15 tuổi có tỷ lệ nhiễm thấp (12,50% và 13,33%) mà không có sự khác biệt (p > 0,05) Đối với nhóm ≥ 60 tuổi, tỷ lệ nhiễm giun là 20,0%, cao hơn nhóm 6 - 11 tuổi, nhưng cũng không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở dân tộc Kinh và dân tộc khác là tương đương (21,82

% so với 25,25%) Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ giữa dân tộc kinh và dân tộc khác, p > 0,05

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm người có trình độ học vấn từ THPT trở lên là thấp nhất, chỉ đạt 13,51% Ngược lại, nhóm mù chữ có tỷ lệ nhiễm cao nhất, lên tới 36,54%, với sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Nhóm có trình độ học vấn THCS có tỷ lệ nhiễm là 24,82%.

34 nhóm tiểu học (19,63%), cao hơn nhóm THPT trở lên So sánh hai nhóm này với nhóm THPT trở lên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p > 0,05

Nhóm làm nông có tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ cao nhất (27,24%), trong khi nhóm học sinh có tỷ lệ thấp nhất (10,11%), với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Các nghề nghiệp khác ghi nhận tỷ lệ dương tính là 20,00%, và cán bộ viên chức là 14,29%, đều thấp hơn nhóm làm nông, nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

3.1.3 Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.3 Các mức cường độ nhiễm giun móc/mỏ

Các mức cường độ nhiễm Dương tính Số trứng trung bình /1gr phân Tỷ lệ %

Kết quả bảng 3.3 cho thấy tại điểm nghiên cứu: 100% người nhiễm giun móc/mỏ đều nhiễm ở mức độ nhẹ, không có người nhiễm ở mức độ trung bình và nặng

Bảng 3.4 Cường độ nhiễm giun móc/mỏ theo thông tin đối tượng nghiên cứu Đặc tính biến số Tần số Số trứng trung bình /1gr phân

35 Đặc tính biến số Tần số Số trứng trung bình /1gr phân

Kết quả bảng 3.4 cho thấy: Cường độ nhiễm giun móc/mỏ tại điểm nghiên cứu ở mức nhẹ;

Cường độ chung của nhóm đối tượng nghiên cứu là 46 trứng/1g phân, với mức cường độ nhiễm ở cả nam và nữ tương đương nhau, tất cả đều ở mức cường độ nhiễm nhẹ.

Cường độ nhiễm giun móc/mỏ cao nhất ở các nhóm 16 - 59 tuổi là 55 trứng/1g phân, thấp nhất là nhóm 3-5 tuổi là 20 trứng/1g phân

Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở dân tộc kinh và dân tộc khác không có sự khác nhau (47 trứng/1g phân và 48 trứng/1g phân)

Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm mù chữ cao hơn so với nhóm Tiểu học, THCS và THPT trở lên tuy nhiên vẫn ở mức nhiễm nhẹ

Cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm làm nghề nông cao hơn so với nhóm viên chức và nhóm nghề khác tuy nhiên vẫn ở mức nhiễm nhẹ

Mô tả một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại xã Cư M’Lan, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024

3.2.1 Kết quả điều tra kiến thức người dân về bệnh giun móc/mỏ

Bảng 3.5 Tỷ lệ có nghe nói về bệnh giun móc/mỏ

Nghe từ nguồn thông tin

Kết quả khảo sát cho thấy 57,59% người tham gia đã nghe về bệnh giun móc/mỏ, trong khi 42,41% còn lại chưa biết đến bệnh này Thông tin chủ yếu được tiếp nhận từ truyền hình và đài phát thanh (46,2%) cùng với sự tư vấn từ cán bộ y tế (28,62%).

Bảng 3.6 Kiến thức về nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ

Kiến thức về nguy cơ nhiễm Số KAP (n = 290)

Tần số Tỷ lệ % Ăn rau sống 83 28,62

Uống nước lã 78 26,90 Đi chân trần 117 40,34

Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Có đến 46,21% người được phỏng vấn là không biết đường lây nhiễm

Bảng 3.7 Kiến thức về tác hại của nhiễm giun móc/mỏ

Kiến thức về tác hại Số KAP

Kết quả bảng 3.7 cho thấy: Tác hại được biết nhiều nhất là thiếu máu 43,79% và có 44,14% người được hỏi không biết một tác hại nào

Bảng 3.8 Kiến thức về phòng chống nhiễm giun móc/mỏ

Kiến thức về phòng chống Số KAP

Tần số Tỷ lệ % Ăn chín uống chín 115 39,66

Rửa tay trước khi ăn 105 36,21

Kết quả từ bảng 3.8 cho thấy phần lớn người tham gia khảo sát không đồng ý với việc đi chân trần và ăn chín uống chín để phòng ngừa nhiễm giun móc/mỏ, với tỷ lệ lần lượt là 39,66% và 44,14% cho biết họ không biết cách phòng chống hiệu quả.

3.2.2 Kết quả điều tra về thực hành vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân

Bảng 3.9 Tỷ lệ hộ gia đình có hố xí

Hố xí Tần số Tỷ lệ %

Theo kết quả từ bảng 3.9, tỷ lệ hộ gia đình có hố xí tại điểm nghiên cứu đạt 93,45% Trong đó, loại hố xí chủ yếu là tự hoại chiếm 47,23%, hố xí 2 ngăn là 30,26%, và 22,51% còn lại là hố xí đào.

Bảng 3.10 Tỷ lệ tiếp xúc phân, đất và dùng bảo hộ lao động

Tiếp xúc phân, đất và sử dụng

Tiếp xúc phân, đất Có 246 84,83

Kết quả bảng 3.10 cho thấy: Tỷ lệ người dân tiếp xúc phân, đất là 84,83 %, trong số đó có 36,59 % là có sử sử dụng BHLĐ và 63,41% là không dùng BHLĐ

Bảng 3.11 Thực hành về vệ sinh cá nhân, thói quen ăn uống và tẩy giun

Thực hành về phòng chống Số KAP (n)0)

Tần số Tỷ lệ % Đi chân trần 106 36,55 Ăn rau sống 248 85,51

Không tẩy giun định kỳ 226 77,93

Kết quả bảng 3.11 cho thấy: Tỷ lệ đi chân trần chiếm 36,55%; ăn rau sống 85,51%; uống nước lã 14,83% và không tẩy giun định kỳ 77,93%

3.2.3 Một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ

Bảng 3.12 Liên quan giữa nhiễm giun móc/ mỏ và kiến thức về đường lây nhiễm, tác hại và biện pháp phòng bệnh

Tỷ lệ (%) Đường lây nhiễm

Kết quả từ bảng 3.12 chỉ ra rằng có sự liên quan giữa việc nhiễm giun móc/mỏ với kiến thức về đường lây nhiễm và biện pháp phòng chống bệnh, với giá trị p < 0,05.

Bảng 3.13 Liên quan sử dụng BHLĐ khi tiếp xúc phân, đất và nhiễm giun móc/mỏ

Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tiếp xúc với phân đất có nguy cơ nhiễm giun cao gấp 4,06 lần so với nhóm không tiếp xúc, với p < 0,01 Ngoài ra, phỏng vấn 246 người tiếp xúc với đất cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không sử dụng bảo hộ lao động cao gấp 2,72 lần so với nhóm có sử dụng, với ý nghĩa thống kê p < 0,05.

Bảng 3.14 Liên quan giữa vệ sinh cá nhân và nhiễm giun móc/mỏ

Tỷ lệ (%) Đi chân trần

Kết quả từ bảng 3.14 chỉ ra rằng nguy cơ nhiễm giun móc/mỏ ở những người đi chân trần cao gấp 1,77 lần so với những người không đi chân trần, với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Tuy nhiên, không có mối liên quan nào giữa việc ăn rau sống, uống nước lã và nhiễm giun móc/mỏ (p > 0,05).

Bảng 3.15 Liên quan giữa có hố xí và nhiễm giun móc/mỏ

Nhiễm giun Không nhiễm giun OR

(CI 95%) p Tần số Tỷ lệ

Kết quả từ bảng 3.15 chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không có hố xí cao gấp 3,52 lần so với nhóm có hố xí, với sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Bảng 3.16 Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với tình trạng sử dụng hố xí hợp vệ sinh

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh

Nhiễm giun Không nhiễm giun OR

Kết quả từ bảng 3.16 chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không sử dụng hố xí hợp vệ sinh cao hơn 1,61 lần so với nhóm sử dụng hố xí hợp vệ sinh Tuy nhiên, sự khác biệt này không đạt ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Bảng 3.17 Liên quan giữa tẩy giun móc/mỏ với tẩy giun định kỳ

Nhiễm giun Không nhiễm giun OR

Kết quả bảng 3.17 cho thấy: tỷ lệ nhiễm giun ở nhóm không tẩy định kỳ (30,97%) có nguy cơ cao gấp 5,29 lần so với nhóm có có tẩy định kỳ (7,81%) với p

BÀN LUẬN

Tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyê ̣n Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk năm 2024

4.1.1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên dữ liệu từ 374 mẫu xét nghiệm phân bằng phương pháp Kato-Katz, thu thập từ 109 hộ gia đình, cùng với phỏng vấn KAP đối với 290 người từ 15 tuổi trở lên trong cộng đồng tại xã.

Cư M’Lan, huyện Ea Súp tỉnh Đắk Lắk với một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu như sau:

- Đối tượng được xét nghiệm phân có mặt hầu hết ở các nhóm tuổi, thấp nhất là đối tượng 3-5 tuổi (2,14%), cao nhất là nhóm 16 - 59 tuổi (71,39%);

- Về giới tính: giới nam ít hơn nữ (41,18% và 58,82%);

- Dân tộc kinh chiếm 73,53%, dân tộc khác chiếm 26,47%;

- Trình độ học vấn: Cao nhất là THCS 37,70%, tiếp đến tiểu học 28,61%, THPT trở lên 19,79%; có 13,90% mù chữ;

Nghề nghiệp của người dân chủ yếu là nông nghiệp, chiếm 71,66% tổng số, trong khi học sinh chiếm 23,80% Các nghề khác, bao gồm nội trợ và buôn bán, chỉ chiếm 2,67% Viên chức nhà nước có tỷ lệ rất thấp, chỉ 1,87%.

Tại điểm nghiên cứu ở Đắk Lắk, mẫu nghiên cứu phản ánh đặc trưng của vùng nông thôn với tỷ lệ cao người dân làm nông nghiệp và trình độ học vấn chủ yếu ở mức THCS Khu vực này thuộc Tây Nguyên, nơi có sự đa dạng về dân tộc, bao gồm cả dân tộc Kinh và các dân tộc thiểu số như Ê đê, M nông, Tày, Nùng, Gia Rai, Mường, Dao Đối tượng nghiên cứu cũng bao gồm đầy đủ các lứa tuổi, tạo nên sự đa dạng trong mẫu.

4.1.2 Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ:

Kết quả xét nghiệm phân theo phương pháp Kato - Kazt cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại địa điểm nghiên cứu là 22,73% So với các nghiên cứu trong nước, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Trần Thị Huệ Vân và cộng sự (2015) tại tỉnh Tây Ninh với tỷ lệ nhiễm 30,7% và nghiên cứu của Trương Văn Hội (2015) tại Ninh.

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại Việt Nam có sự biến động đáng kể, với nghiên cứu của Thuận cho thấy tỷ lệ là 25,1% và nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Chi (2017) tại tỉnh Bình Định ghi nhận tỷ lệ tương tự là 25,2% So với các nghiên cứu khác, kết quả của chúng tôi cao hơn đáng kể, như nghiên cứu của Đoàn Thị Kiều Nga (2020) tại Long An với tỷ lệ 13,1%, hay nghiên cứu của Đỗ Trung Dũng (2020) tại Sơn La với tỷ lệ 19,78% Đặc biệt, nghiên cứu của Nguyễn Thu Hương (2021) tại Bắc Giang cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ chỉ là 2,9%, cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa các khu vực.

Nghiên cứu của Đỗ Thị Phượng Linh (2022) đã tiến hành xét nghiệm 362 mẫu phân từ người dân xã Bảo Thuận, huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng, trong đó có 135 mẫu nhiễm trứng giun móc/mỏ, chiếm tỷ lệ 37,29% Đồng thời, 260 mẫu phân được thu thập từ người dân xã Hòa Thạnh, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh cũng được nghiên cứu.

40 ca nhiễm trứng giun móc/mỏ (chiếm tỷ lệ 15,38%) [16]

So sánh với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương (2007) tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 36,18%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (22,73%) Nghiên cứu tiếp theo của cùng tác giả (2013) tại tỉnh Bình Thuận cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 25,09%, tương đương với kết quả của chúng tôi Ngoài ra, nghiên cứu của Viện sốt rét Ký sinh trùng Côn trùng Qui Nhơn giai đoạn 2011-2016 cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở khu vực miền núi các tỉnh ven biển miền Trung dao động từ 21,50% đến 45,82%, cho thấy kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng nằm trong mức tỷ lệ nhiễm ở miền Trung Tây Nguyên.

So sánh với các kết quả nghiên cứu tại Đắk Lắk: tác giả Thân Trọng Quang

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại hai xã tỉnh Đắk Lắk vào năm 2009 đạt 37,2%, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi là 22,73% Nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2000) cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân Đắk Lắk lên tới 61,84%, vượt xa kết quả của chúng tôi.

Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thao (2003) về tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở xã Ea Yong, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ nhiễm giun này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi, với 50,32% so với 22,73%.

So sánh với một nghiên cứu khác ở cộng đồng dân tộc huyện Lắk của Ngô Thị Tâm (2005) cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 52,70% [25]; Lê Phúc

Nghiên cứu năm 2010 tại một số xã huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc đạt 35,5%, cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở Đắk Lắk thấp hơn đáng kể so với các nghiên cứu trước đây Điều này có thể được giải thích bởi những nỗ lực hiệu quả trong công tác phòng chống giun truyền qua đất của tỉnh Hằng năm, Đắk Lắk thực hiện các đợt tẩy giun định kỳ cho các nhóm đối tượng có nguy cơ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Trong 11 tháng qua, 45% trẻ em trên toàn tỉnh đã được tẩy giun, trong đó nhóm từ 2 - 5 tuổi và 6 - 11 tuổi được tẩy giun cách đây 6 tháng Điều này đã góp phần đáng kể vào việc giảm tỷ lệ nhiễm giun tại địa điểm nghiên cứu của chúng tôi.

Kết quả của chúng tôi dương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Chương

Theo các nghiên cứu, tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ tại Việt Nam có sự biến động đáng kể Cụ thể, nghiên cứu năm 2013 tại Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ nhiễm đạt 27,31% [5] Tương tự, tác giả Nguyễn Văn Chương (2013) báo cáo tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở tỉnh Bình Thuận là 25,09% [6] Gần đây, một nghiên cứu của Trần Thị Kim Phượng (2023) tại huyện Krông Năng, Đắk Lắk cũng ghi nhận tỷ lệ nhiễm là 25,58%.

[21] Tuy nhiên kết quả của chúng tôi lại thấp hơn nghiên cứu Nguyễn Văn Văn

Nghiên cứu năm 2016 tại Buôn Đôn, Đắk Lắk cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ là 35,4% Trong khi đó, nghiên cứu của Trần Bình Trọng năm 2022 tại Bình Định và Gia Lai ghi nhận tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ thấp hơn, với kết quả lần lượt là 18,25% và 16,12%, so với tỷ lệ 22,73% trong nghiên cứu của chúng tôi.

Sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi so với các nghiên cứu khác có thể được giải thích bởi nhiều yếu tố như thời điểm nghiên cứu, địa lý, đặc điểm kinh tế, văn hóa xã hội, phong tục tập quán và thói quen sinh hoạt, lao động Những yếu tố này hoàn toàn hợp lý và phù hợp với nhận định của Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng.

Mô tả một số yếu tố liên quan nhiễm giun móc/mỏ ở người dân xã Cư M’Lan, huyê ̣n Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk

4.2.1 Kiến thức phòng chống nhiễm giun móc/mỏ

Giun móc/mỏ là một trong những loại giun truyền qua đất phổ biến, đặc biệt ở Đắk Lắk và các tỉnh Tây Nguyên, đứng đầu trong số các loại giun như giun đũa, giun tóc Tuy nhiên, chỉ có 57,59% người được hỏi biết đến giun móc/mỏ, trong khi 42,41% vẫn chưa nghe nói về chúng, chủ yếu thông qua ti vi và cán bộ y tế Do khả năng hút máu của giun móc/mỏ, người nhiễm thường rơi vào tình trạng thiếu máu Trong một cuộc phỏng vấn với 290 đối tượng từ 15 tuổi trở lên, có 46,21% không biết về đường lây nhiễm của giun móc/mỏ, trong khi 40,34% nhận thức được rằng lây nhiễm chủ yếu qua da do đi chân trần, và 28,62% biết rằng lây nhiễm cũng có thể xảy ra qua đường ăn uống.

Theo khảo sát, 41,03% người dân nhận thức được tác hại của nhiễm giun móc/mỏ, trong đó thiếu máu là hậu quả nghiêm trọng và dễ thấy nhất với 43,79% người biết Ngoài ra, đau bụng và gầy yếu cũng được biết đến với tỷ lệ lần lượt là 38,97% và 38,62% Đáng chú ý, có đến 44,14% người được hỏi hoàn toàn không biết đến bất kỳ tác hại nào liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ.

51 tỷ lệ còn rất lớn (bảng 3.7)

Kết quả khảo sát về phòng chống nhiễm giun móc/mỏ cho thấy, 39,66% người dân nhận thức rằng không nên đi chân trần và 39,66% cho rằng cần ăn chín uống chín Tuy nhiên, có đến 44,14% người dân vẫn chưa biết đến các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

Từ 58,97% đến 66,55% đối tượng phỏng vấn không biết về đường lây nhiễm, tác hại và biện pháp phòng chống giun móc/mỏ Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Huỳnh Thị Kim Chi (2017) tại Bình Định, cho thấy 54,8% đến 73,7% người dân không nắm rõ đường lây truyền, 44,0% đến 57,4% không biết tác hại, và 55,6% đến 65,7% không biết biện pháp phòng chống Kiến thức về phòng chống giun móc/mỏ của người dân rất thấp, với chỉ 17,5% đến 23,6% biết không đi chân đất và 5,6% đến 13,5% sử dụng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với phân, đất Qua đó, nhận thấy hiểu biết của người dân về bệnh giun móc/mỏ còn hạn chế.

So sánh với nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2002) tại Đắk Lắk, tỷ lệ người dân không biết về nguyên nhân và tác hại của nhiễm giun móc/mỏ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều (89,1% so với 65,17% và 34,55% so với 58,97%) Nghiên cứu của Lê Phúc (2010) tại cư M’gar cũng cho thấy tỷ lệ này thấp hơn đáng kể (34,47% so với 65,17% và 29,3% so với 58,97%) Tương tự, nghiên cứu của Trần Thị Kim Phượng (2023) ở xã Tam Giang cũng cho kết quả tương tự (34,69% so với 65,17% và 34,55% so với 58,97%) Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với nghiên cứu của Chu Thị Kim Hương (2022) ở xã Bông Krang, huyện Lăk, cho thấy tỷ lệ người dân không biết về đường lây, tác hại và biện pháp phòng chống giun móc/mỏ cao hơn (58,92% so với 61,17%).

Tỷ lệ người dân hiểu biết về tác hại, đường lây nhiễm và biện pháp phòng bệnh tại tuyến y tế cơ sở còn thấp, với chỉ 52,70% so với 58,97% và 62,24% so với 66,55% Điều này cho thấy công tác tuyên truyền tại đây còn nhiều hạn chế, dẫn đến việc người dân chưa nắm vững kiến thức cần thiết về sức khỏe.

4.2.2 Thực hành phòng chống nhiễm giun móc/mỏ

Kết quả điều tra cho thấy 93,45% hộ gia đình có hố xí, tuy nhiên chỉ 77,49% trong số đó có hố xí hợp vệ sinh Đáng chú ý, 6,55% hộ gia đình không có hố xí So với nghiên cứu của Lê Phúc tại vùng nông thôn Cư M’gar năm 2010, tỷ lệ hộ không có hố xí trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn đáng kể (22,3% so với 6,55%).

Kết quả nghiên cứu cho thấy việc thực hành phòng chống nhiễm giun móc/mỏ của người dân còn hạn chế, với 36,55% người được phỏng vấn đi chân trần và 77,93% không tẩy giun định kỳ Nghiên cứu của Phan Văn Trọng (2015) tại huyện Krông Pắk cũng chỉ ra rằng tỉ lệ đi chân trần là 56,6%, cao hơn so với kết quả của chúng tôi Địa điểm nghiên cứu thuộc vùng khó khăn, nơi người dân chủ yếu làm nông nghiệp và có nhận thức hạn chế về bệnh giun móc/mỏ Thói quen đi chân trần và sử dụng hố xí không hợp vệ sinh vẫn phổ biến, gây ô nhiễm môi trường và phát tán mầm bệnh, là thách thức lớn trong công tác phòng chống bệnh giun móc/mỏ tại Đắk Lắk.

4.2.3 Liên quan giữa nhiễm giun móc/ mỏ và kiến thức về tác hại, đường lây và biện pháp phòng chống:

Kết quả phân tích cho thấy tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không biết đường lây nhiễm (30,27%) và không biết biện pháp phòng chống (30,05%) cao hơn đáng kể so với nhóm có kiến thức về đường lây nhiễm (18,10%) và biện pháp phòng chống (17,53%), với ý nghĩa thống kê rõ ràng (p < 0,05).

Tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm không nhận thức được tác hại cao hơn so với nhóm có kiến thức, nhưng sự khác biệt không đạt ý nghĩa thống kê (p > 0,05) Qua phân tích mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ và kiến thức của đối tượng nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng việc hiểu biết về đường lây nhiễm và biện pháp phòng chống giúp giảm tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ Nghiên cứu của Nguyễn cũng hỗ trợ cho nhận định này.

Nghiên cứu của Xuân Thao (2014) chỉ ra rằng tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ không khác biệt giữa các nhóm người có kiến thức và không có kiến thức về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng chống.

= 1 với p > 0,05 và OR = 0,92 với p > 0,05) [29]; hay nghiên cứu của Lê Phúc

Nghiên cứu năm 2010 tại Cư Mgar Đắk Lắk cho thấy không có mối liên quan giữa kiến thức về đường lây nhiễm và tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ (OR = 0,82; p > 0,05) Tuy nhiên, nghiên cứu của Chu Thị Kim Hương (2022) tại huyện Lắk chỉ ra rằng có mối liên quan giữa tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở nhóm có kiến thức và nhóm không có kiến thức về biện pháp phòng chống Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2015) cũng hỗ trợ cho nhận định này.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Trần Thị Kim Phượng (2023), cho thấy có sự khác biệt rõ rệt về tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ giữa các nhóm người có kiến thức và không có kiến thức về nguyên nhân cũng như biện pháp phòng chống.

Nghiên cứu cho thấy kiến thức là yếu tố quan trọng trong việc giảm nguy cơ nhiễm bệnh Hiểu biết về cách lây truyền và biện pháp phòng ngừa giúp người dân thực hiện các hành động bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.

4.2.4 Liên quan giữa nhiễm giun móc/mỏ với yếu tố đi chân trần

Nhóm đi chân trần có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 1,77 lần so với nhóm không đi chân trần (p < 0,05) Nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với các tác giả tại Đắk Lắk, như Thân Trọng Quang (2009) cho thấy nguy cơ nhiễm giun ở nhóm đi chân trần cao hơn 1,88 lần (p < 0,05) và Phan Văn Trọng (2002) ghi nhận mức độ này cao hơn 3,5 lần (p < 0,01) Nguyễn Xuân Thao (2014) cũng xác nhận nguy cơ nhiễm giun ở nhóm đi chân trần cao hơn 3,34 lần (p < 0,01) Đặc biệt, Phan Thành Trinh chỉ ra rằng nhóm không đi giày dép có nguy cơ nhiễm giun móc cao hơn 8,84 lần so với nhóm có giày dép (p < 0,01) Chu Thị Kim Hương (2022) và Trần Thị Kim Phượng (2023) cũng cho thấy nguy cơ nhiễm giun móc ở nhóm không đi giày dép cao hơn lần lượt 2,13 lần (p < 0,05) và 1,74 lần (p < 0,001) Nghiên cứu tại vùng nông thôn miền Trung Thái Lan cũng có kết quả tương tự.

54 người đi chân trần có nguy cơ nhiễm giun cao hơn 2,6 lần so với người không đi chân trần [38]

Ngày đăng: 04/12/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w