Trên cơ sở này, đề tài “Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn làm đề tài khóa lu
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÝ
NGUYỄN THỊ THÙY DUNG
NGHIÊN CỨU TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI LÀNG ĐẠI BÌNH, HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM
NGÀNH: ĐỊA LÝ HỌC (CHUYÊN NGÀNH: ĐỊA LÝ DU LỊCH)
KHÓA: 2020-2024
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: TS NGUYỄN ĐẶNG THẢO NGUYÊN
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2024
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan khóa luận này là sản phẩm riêng của tác giả, tất cả các thông tin và nội dung bên trong đều là phần nghiên cứu và thực hiện của tác giả ngoại trừ một số phần tham khảo từ các tài liệu có liên quan Trong quá trình thực hiện bài báo cáo, tác giả cam đoan tham khảo số liệu và trích dẫn số liệu một cách chính xác Các tài liệu tham khảo được trích dẫn đầy đủ và ghi rõ nguồn gốc
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dung
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trải qua 4 năm học tại trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, đã đến lúc những kiến thức của em được vận dụng vào thực tiễn công việc Em lựa chọn làm khóa luận để tổng hợp lại kiến thức và năng lực của mình
Để thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình về nhiều mặt của các thầy
cô, bạn bè, người thân và gia đình
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô TS Nguyễn Đặng Thảo Nguyên người đã trực tiếp tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận lại được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để đề tài này được hoàn thiện hơn
Một lần nữa xin gửi đến quý thầy cô, bạn bè lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất
Đà Nẵng, ngày 03 tháng 5 năm 2024
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Thùy Dung
Trang 4MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 2
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 2
6 Lịch sử nghiên cứu 5
7 Đóng góp của đề tài 7
8 Cấu trúc đề tài 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI Ở LÀNG ĐẠI BÌNH, HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 8
1.1 Cơ sở lý luận 8
1.1.1 Các khái niệm liên quan về du lịch sinh thái 8
1.1.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái 11
1.1.3 Vai trò của du lịch sinh thái 13
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái 15
1.2 Cơ sở thực tiễn 26
1.2.1 Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam 26
1.2.2 Thực tiễn phát triển DLST tại huyện Nông Sơn 28
1.2.3 Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái làng Đại Bình 29
Tiểu kết chương 1 31
CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ LÀ TIỀM NĂNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI LÀNG ĐẠI BÌNH, HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 32
2.1 Các nhân tố tiềm năng phát triển DLST ở làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 32
2.1.1 Vị trí địa lý của làng Đại Bình 32
Trang 52.1.2 Đặc điểm tài nguyên 32
2.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 39
2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái gắn với tài nguyên du lịch ở làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 41
2.2.1 Thực trạng phát triển du lịch của làng Đại Bình 41
2.2.2 Sản phẩm du lịch tại làng DLST Đại Bình 45
2.2.3 Kết quả đánh giá đối với DLST ở làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 46
Tiểu kết chương 2 48
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI LÀNG ĐẠI BÌNH, HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 49
3.1 Định hướng phát triển DLST làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 49
3.2 Giải pháp phát triển DLST làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam 52
3.2.1 Giải pháp về Công tác quản lý nhà nước 52
3.2.2 Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 53
3.2.3 Giải pháp về hạ tầng phục vụ du lịch 53
3.2.4 Giải pháp phát triển dịch vụ, sản phẩm 53
3.2.5 Giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường 54
3.2.6 Giải pháp thông tin – quảng bá 54
Tiểu kết chương 3 54
KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 6DANH MỤC CÁC BẢNG
2.1 Lượng khách du lịch làng Đại Bình giai đoạn 2018-2023 41 2.2 Doanh thu ước lượng của làng Đại Bình giai đoạn năm
Trang 7DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
2.1 Lượng khách du lịch đến làng DLST Đại Bình giai đoạn
2.2 Doanh thu ước lượng của làng DLST Đại Bình giai đoạn
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ
1 Bản đồ vị trí làng DLST Đại Bình tại huyện Nông Sơn tỉnh Quảng Nam
2 Bản đồ phân bố các điểm du lịch tại làng Đại Bình
Trang 915 VH&TT Văn hóa & thông tin
18 VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm
Trang 10DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh
1 ESCAP Economic and Social Commission for Asia and the Pacific
(Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên Hợp Quốc)
2 IUCN International Union for Conservation of Nature (Liên minh
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)
3 OCOP One Commune One Product (mỗi xã một sản phẩm)
Q WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới)
5 WWF World Wide Fund For Nature ( Tổ chức Quốc tế về Bảo
Tồn Thiên Nhiên)
Trang 11Với khẩu hiệu “Việt Nam - Vẻ đẹp bất tận”, ngành du lịch nước ta đã và đang khẳng định cho du khách thấy giá trị của du lịch Việt Nam về thời gian, không gian
và vẻ đẹp trường tồn ở một mức độ nhất định Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa điểm yêu thích của du khách quốc tế Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội trong thời đại mới
Khi đại dịch Covid-19 chưa bùng phát, Quảng Nam và Đà Nẵng đều nằm trong top 5 tỉnh, thành đón khách quốc tế nhiều của cả nước Có thể nói, du lịch gần như là lĩnh vực duy nhất mà Quảng Nam đã chạm đến được đẳng cấp quốc tế Du lịch tạo động lực giúp cả dải ven biển từ phía nam đèo Hải Vân đến nam Hội An phát triển sôi động trong khoảng 20 năm qua và là chất xúc tác quan trọng để hình thành chuỗi đô thị ven biển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cư dân bản địa
Trong thời đại mới, thời đại mà đô thị hoá phát triển một cách vượt bậc, nhịp sống vội vã và bận rộn hơn, con người lại có xu hướng tìm về với thiên nhiên yên bình Vì thế mà phát triển du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ở nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, thúc đẩy ý thức trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường
Làng du lịch sinh thái Đại Bình là một làng quê cổ hiện hữu tại xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam Tuy chỉ là một làng quê nhỏ nhưng nơi đây rất
có tiềm năng và du lịch sinh thái, hội tụ đủ các yếu tố về khí hậu, môi trường, đất đai và tài nguyên Để khai thác có hiệu quả những tài nguyên du lịch sinh thái tại
Trang 122
làng Đại Bình, cần phải đưa ra các định hướng và giải pháp kịp thời nhằm tăng sự
đa dạng của dịch vụ, người dân biết cách phối hợp thực hiện du lịch, vấn đề truyền thông và môi trường được giải quyết triệt để Trên cơ sở này, đề tài “Nghiên cứu tiềm năng, thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển du lịch sinh thái làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” được lựa chọn làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp với mong muốn đánh giá được hoạt động du lịch sinh thái làng Đại Bình, từ
đó đề xuất các định hướng và giải pháp nhằm khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch trên địa bàn nghiên cứu
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở tổng quan lí luận về loại hình DLST, đề tài nhằm mục đích phân tích, đánh giá tiềm năng cũng như thực trạng khai thác DLST và đưa ra một số định hướng cùng giải pháp để phát triển loại hình DLST của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện ba nhiệm vụ chính đó là:
- Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
- Tìm hiểu tiềm năng và thực trạng phát triển DLST của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
- Từ đó đề xuất các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển loại hình DLST của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong 5 năm (năm 2018-2023)
5 Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
Trang 135.1.2 Quan điểm tổng hợp
Đây là quan điểm luôn được sử dụng trong nghiên cứu địa lý du lịch Các đối tượng nghiên cứu đều có mối quan hệ, tác động qua lại, mối quan hệ nhân quả trong quá trình phát triển Bởi vậy, vận dụng quan điểm tổng hợp vào khóa luận phát triển loại hình DLST cần được xem xét tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển loại hình này và mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội nhằm phân tích được thực trạng phát triển loại hình DLST cùng các định hướng và giải pháp phù hợp nhằm phát triển loại hình DLST của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
5.1.3 Quan điểm hệ thống
Để đảm bảo tính hệ thống, làm cho quá trình nghiên cứu trở nên logic, thông suốt và sâu sắc, nghiên cứu phát triển loại hình DLST của làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam đã áp dụng phương pháp thu thập thông tin, xử lí số liệu trong nghiên cứu để phân tích rõ được thực trạng phát triển DLST nhằm đánh giá chính xác vấn đề
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
Phương pháp này nhằm thu thập những thông tin và các vấn đề liên quan, xử lí chúng để có thể đưa ra các nhận xét và kết luận Các tư liệu có được trong khóa luận gồm các công trình nghiên cứu trước đó, các bài viết, báo cáo và trên các phương tiện đại chúng như: báo giấy, website, báo điện tử, Phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian và kinh phí nhưng vẫn có được tầm nhìn khái quát các vấn đề nghiên cứu
Trang 144
Nhằm mục đích hiểu rõ hơn và có cái nhìn chân thực hơn về làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam ta sẽ thực hiện các hoạt động như: quay phim, chụp ảnh các điểm du lịch nổi tiếng, các hoạt động kinh tế của người dân, ghi chép các thông tin số liệu thống kê, đặc điểm về tự nhiên và xã hội của làng Đại Bình, quan sát các hiện tượng tự nhiên
Trang 155
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn trực tiếp chuyên gia và người dân
Phương pháp này được vận dụng trong khóa luận nhằm đánh giá một cách khách quan các nội dung liên quan đến sự phát triển loại hình DLST làng Đại Bình, tỉnh Quảng Nam, mà trong các tài liệu thu thập được không có hoặc có nhưng chưa
rõ ràng, chưa đầy đủ và thiếu cập nhật Các đối tượng tác giả phỏng vấn và tiếp nhận sự góp ý là từ các hộ dân ở địa phương có tham gia vào hoạt động du lịch và
từ những người làm trong ban quản lý du lịch tại địa phương Những kinh nghiệm của người quản lý và của người dân tham gia trong hoạt động du lịch địa phương đã góp phần quan trọng trong việc định hướng và hoàn thiện các nội dung nghiên cứu của đề tài
5.2.3 Phương pháp bản đồ và biểu đồ
Phương pháp bản đồ là mô hình khái quát thể hiện các đối tượng địa lý ở tỷ lệ
nhất định, theo quy tắc toán học, bằng hệ thống ký hiệu quy ước, dựa trên kết quả xử lý thông tin, dữ liệu từ quá trình đo đạc Từ phương pháp này, em vận dụng vào việc tìm kiếm những bản đồ liên quan đến địa bàn DLST làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam để có thể hình dung được các tiềm năng trên địa bàn đang nghiên cứu một cách chính xác và thuận tiện hơn
Còn đối với phương pháp biểu đồ, em thể hiện các số liệu thu thập được về doanh thu, lượng khách du lịch để có thể thấy được thực trạng phát triển hoạt động
du lịch làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
6 Lịch sử nghiên cứu
6.1 Ở phạm vi cả nước
Dự án hợp tác Việt Nam – Nhật Bản, “Báo cáo hướng tới thiết lập quản lý hợp
tác tại vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng” đã cho biết trên thực tế
hoạt động DLST chủ yếu vẫn do các vườn quốc gia tổ chức, ngoại trừ một vài công
ty du lịch đã thành công trong việc vận hành nhiều tuyến DLST, chủ yếu tại những khu bảo tồn Lợi ích từ hoạt động DLST cho công tác bảo tồn và hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương chưa nhiều
“Dự án Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng của vườn quốc gia
Bidoup – Núi Bà” cho kết quả Khảo sát ngành Du lịch Việt Nam do tổ chức JICA
Trang 166
tiến hành cho thấy, mặc dù Việt Nam được đánh giá có tiềm năng để phát triển DLST, song số lượng khách đến các khu bảo tồn thiên nhiên còn hạn chế: 44,7% số khu bảo tồn có dưới 2.000 lượt du khách, 32% số khu bảo tồn đón từ 2.000 đến 10.000 lượt du khách trong năm 2006 và không có số liệu về khách DLST
Theo báo cáo của Trần Sơn, “Thu hút du lịch ở các vườn quốc gia chưa nhiều” thực hiện trong 14 vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên, trong năm
2011 đã đón 728.000 lượt khách du lịch với tổng doanh thu hơn 30 tỷ đồng Cụ thể, vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng có 261.231 lượt khách, doanh thu là 14,1 tỷ đồng; vườn quốc gia Cát Tiên có 18.224 lượt khách, doanh thu 5 tỷ đồng; vườn quốc gia Ba Vì có 90.582 lượt khách doanh thu 1,6 tỷ đồng; vườn quốc gia Cúc Phương có 69.895 lượt khách doanh thu 3,45 tỷ đồng… Nếu so sánh với cả năm
2011, ngành du lịch Việt Nam đón 6 triệu lượt khách quốc tế và 30 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng thì lượng khách đến tham quan
và khám phá DLST còn hạn chế
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch sinh thái theo hướng
phát triển bền vững vùng Tây Bắc” đề tài được tài trợ bởi Chương trình khoa học và
công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc, ĐHQGHN đánh giá tiềm năng và thực trạng phát triển DLST ở vùng Tây Bắc Tiếp cận với xu thế phát triển, nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế, xây dựng những định hướng, chiến lược, giải pháp phát triển DLST ở vùng Tây Bắc Nghiên cứu xây dựng các mô hình DLST cụ thể ở từng địa phương, phát huy tiềm năng, góp phần bảo tồn, phát triển di sản thiên nhiên và văn hóa truyền thống, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng Tây Bắc
6.2 Ở huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
Hiện chỉ có đề tài “Thực hiện phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam” của tác giả Tào Thị Tố Điểm năm 2019 đã đề xuất những phương hướng và các giải pháp chủ yếu thúc đẩy chính sách phát triển du lịch sinh thái ở Nông Sơn tương xứng với tiềm năng sẵn có của huyện
Trên đây là những dự án, báo cáo và đề tài nghiên cứu liên quan đến vấn đề DLST ở địa phương, em đã tổng quan được; nhưng hiện nay vẫn chưa có đề tài nào
Trang 17Đưa ra được một số định hướng và giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy sự phát triển của hoạt động DLST làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
8 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn du lịch sinh thái ở làng Đại Bình, huyện
Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
Chương 2: Các nhân tố là tiềm năng ảnh hưởng đến thực trạng phát triển du
lịch sinh thái làng Đại Bình, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch sinh thái làng Đại Bình,
huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam
Trang 188
PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI
Ở LÀNG ĐẠI BÌNH, HUYỆN NÔNG SƠN, TỈNH QUẢNG NAM 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Các khái niệm liên quan về du lịch sinh thái
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch sinh thái
“Du lịch sinh thái” (Ecotourism) là một khái niệm tương đối mới và đã mau chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người, thuộc các lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng, được hiểu khác nhau từ những góc độ khác nhau Đối với một số người, “du lịch sinh thái” đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc.[4,tr.5]
Đứng ở góc nhìn rộng hơn, tổng quát hơn thì có một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm mà trong thực tế đã xuất hiện từ đầu những năm 1800 (Ashton, 1993) Với khái niệm này, mọi hoạt động du lịch có liên quan đến thiên nhiên như tắm biển, nghỉ núi đều được hiểu là DLST.[4,tr.5]
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST lần đầu tiên được Hector Lascurain đưa ra năm 1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá” [4,tr.8] Cùng với thời gian, định nghĩa về DLST được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đưa ra, điểm hình là:
Ceballos-“Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hoá mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương" (Wood, 1991).[4,tr.8-9]
"Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệ giữa con người và
Trang 199
thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Phát triển DLST sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hoá và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên" (Allen, 1993) [4,tr.9]
Mặc dù có chung những quan niệm cơ bản về DLST, song căn cứ vào những đặc thù và mục tiêu phát triển, mỗi quốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều phát triển những định nghĩa riêng của mình về DLST Một số định nghĩa về DLST khá tổng quát có thể xem xét đến là:
* Định nghĩa của Nêpan :
"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham gia của nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăng cường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển du lịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành du lịch phụ thuộc vào" [4,tr.9]
*Định nghĩa của Malaixia :
"Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếng một cách có trách nhiệm
về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên còn nguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và những đặc tính văn hoá kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽ thúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điều kiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xã hội và kinh tế" [4,tr.9-10]
*Định nghĩa của Ôxtrâylia:
"Du lịch sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục
và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái" [5,tr.10]
Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế :
"Du lịch sinh thái là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương" [4,tr.10] Còn rất nhiều định nghĩa khác về DLST, trong đó Buckley (1994) đã tổng quát như sau : "Chỉ có du lịch dựa vào thiên nhiên, được quản lý bền vững, hỗ trợ bảo
Trang 20Để có được sự thống nhất về khái niệm cơ sở cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn phát triển DLST, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với nhiều
Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN có sự tham gia của các chuyên gia, các nhà khoa học quốc tế và Việt Nam về DLST và các lĩnh vực liên quan, tổ chức Hội thảo quốc gia về "Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở Việt Nam"
từ ngày 7 đến ngày 9-9-1999 Một trong những kết quả quan trọng của Hội thảo là lần đầu tiên đã đưa ra định nghĩa về DLST ở Việt Nam, theo đó :
"Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương" [4,tr.11]
Đây được coi là sự mở đầu thuận lợi cho các bước tiếp theo trong quá trình phát triển của DLST ở Việt Nam Mặc dù khái niệm về DLST còn có những điểm chưa thống nhất và sẽ còn được hoàn thiện dần trong quá trình phát triển của nhận thức, song những đặc điểm cơ bản nhất của định nghĩa về DLST cũng đã được Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) tóm tắt lại như sau :
DLST bao gồm tất cả những hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên mà ở đó mục đích chính của khách du lịch là tham quan tìm hiểu về tự nhiên cũng như những giá trị văn hoá truyền thống ở các vùng thiên nhiên đó [4,tr.11]
Trang 2111
DLST phải bao gồm những hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường
1.1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả các nguồn nguyên liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái Đất và trong không gian vũ trụ mà con người có thể
sử dụng để phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của mình [9,tr.17]
Tài nguyên được phân loại thành tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội.[9,tr.17]
Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch [4]
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch (Pháp lệnh Du lịch Việt Nam, 1999)
Từ tài nguyên du lịch, các loại hình du lịch phát triển dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa để tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú và đa dạng Các giá trị tự nhiên có trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại, phát triển không tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó được được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm phục vụ cho mục đích phát triển DLST được gọi là tài nguyên DLST [4]
1.1.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái
1.1.2.1 Tính đa thành phần
Nó được biểu hiện thông qua sự đa dạng về thành phần các khách du lịch, người phục vụ du lịch hay cộng đồng địa phương, tổ chức chính phủ, phi chính phủ
và những tổ chức tư nhân tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái [1]
- Thành phần khách du lịch: với chính sách đối ngoại hiện nay thì nước ta đón rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi trên thế giới: Hàn Quốc, Trung Quốc, Malayxia, Đài Loan, đến để lưu trú, tham quan, khám phá, nghỉ mát, nước ta luôn tạo điều kiện thuận lợi giao lưu rộng mở đối với các nước.[1]
- Người phục vụ du lịch và cộng đồng địa phương: rất đa dạng về nghiệp vụ, lứa tuổi
Trang 2212
- Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ: đều tham gia vào hoạt động du lịch nói chung và hoạt động sinh thái nói riêng, tạo điều kiện và huy động nguồn vốn đầu tư để mở rộng và phát triển thêm đa dạng các dịch vụ phục vụ cho khách du lịch.[1]
Sau dịch Covid-19, ngành du lịch hoạt động sôi nổi trở lại và ngày càng phát triển nên cần rất nhiều lao động trong ngành và các chuỗi cung cấp dịch vụ cho ngành du lịch cũng tăng cường liên kết với các ngành kinh tế
1.1.2.3 Tính đa mục tiêu
Đặc trưng này biểu hiện cho những lợi ích của du lịch sinh thái về bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của du khách khi tham quan và tham gia vào những hoạt động du lịch Đồng thời mở rộng về giao lưu kinh tế, văn hóa, góp phần thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng bản địa và được chia sẻ lợi ích kinh tế nhờ vào hoạt động DL [1]
1.1.2.4 Tính liên vùng
Tính liên vùng thể hiện dựa trên sự kết nối, hỗ trợ lẫn nhau giữa các điểm du lịch hay các vùng du lịch trong việc thực hiện các chương trình du lịch Từ đó, mang lại lợi ích cho khách du lịch và doanh thu cho doanh nghiệp, cộng đồng bản địa
1.1.2.5 Tính mùa vụ
Tính mùa vụ thể hiện ở việc khai thác các hoạt động DL diễn ra vào thời điểm
có khí hậu thuận lợi trong năm Đối với DLST, tính mùa vụ sẽ diễn ra vào thời gian
có thời tiết ổn định để thuận lợi cho du khách tham gia các hoạt động DL
1.1.2.6 Tính chi phí
DLST là loại hình có mức chi phí phải chăng nhưng vẫn đáp ứng được hầu hết
Trang 2313
các nhu cầu tham quan, trải nghiệm, vui chơi, giải trí của du khách Các khu DLST được tổ chức quy hoạch hợp lý, có sự kết nối giữa các điểm du lịch giúp du khách giảm thiểu chi phí di chuyển, ăn uống, đồng thời tiết kiệm được thời gian trong quá trình tham gia hoạt động DL [1]
1.1.2.7 Tính giáo dục cao về môi trường
Du lịch sinh thái là loại hình DL hoạt động dựa vào thiên nhiên Du khách có thể tham gia trải nghiệm, chiêm ngưỡng, hòa mình vào hệ sinh thái tự nhiên Từ đó, cùng chung tay với cộng đồng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường xung quanh
1.1.3 Vai trò của du lịch sinh thái
Cũng như một số loại hình du lịch khác, du lịch sinh thái mang tới một số vai trò nhất định:
*Lợi ích về kinh tế
Phát triển du lịch sinh thái góp phần tăng trưởng kinh tế-xã hội
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực kinh tế đang phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây khi ngày càng nhiều người nhận thức được những lợi ích của
nó Loại hình du lịch này có thể thúc đẩy cả nền kinh tế chủ và khách bằng cách thúc đẩy tăng trưởng và ổn định trong cộng đồng. Du lịch sinh thái góp phần vào
việc làm tăng thêm nguồn tài nguyên thiên nhiên của ngành du lịch và nâng cao vào việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch.[1]
Khi du lịch sinh thái phát triển còn giúp tạo điều kiện về công ăn, việc làm cũng như thu nhập cho những cộng đồng trong và ngoài khu vực tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái Từ đó góp phần cải thiện về tình hình kinh tế của địa phương giúp xóa đói giảm nghèo hiệu quả Ngoài ra về lợi ích kinh tế, du lịch sinh thái cũng góp phần khôi phục cũng như phát triển về ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế [1]
*Lợi ích về xã hội
Du lịch sinh thái mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ở nhiều vùng nông thôn, tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương vươn lên thoát nghèo từ hoạt động du lịch này giúp nâng cao đời sống người dân; tạo sự đa dạng độc đáo cho sản
Trang 2414
phẩm du lịch, tạo việc làm, nâng cao đời sống cư, dân bản địa, gắn liền với bảo vệ môi trường bền vững là yêu cầu đặt ra, là đích đến của du lịch sinh thái Tại nhiều địa phương, du lịch sinh thái mang lại hiệu quả rõ rệt trong quá trình phát triển ở nhiều vùng nông thôn, tạo cơ hội cho cộng đồng địa phương có thu nhập trực tiếp từ hoạt động du lịch Bên cạnh đó, thông qua hoạt động du lịch sinh thái, đời sống cộng đồng, văn hóa các địa phương, vùng miền càng được tôn trọng, bảo vệ, khai thác, phát huy giá trị và được giới thiệu, quảng bá rộng rãi Khi loại hình du lịch sinh thái phát triển sẽ giúp cho con người gần gũi với tự nhiên hơn Đồng thời nhu cầu về tìm hiểu thiên nhiên của con người sẽ được đáp ứng thông qua loại hình du lịch này [1]
*Lợi ích về môi trường
Không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời về khám phá thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu về giải trí, thám hiểm và nghỉ dưỡng mà du lịch sinh thái còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái của con người Đây là một tác động vô cùng tích cực và đóng một vài trò quan trọng trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường của du lịch sinh thái, góp phần to lớn bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.[1] Không phải tự nhiên mà du lịch sinh thái còn có một tên gọi khác là “du lịch xanh” Tên này đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng Bởi lẽ khi các tài nguyên được khai thác hợp lý sẽ đóng góp vào bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên và phát triển bền vững về môi trường Thêm vào đó, khi tham gia một chuyến du lịch sinh thái, du khách có cơ hội được khám phá và tìm hiểu thêm những vùng đất mới với các hệ sinh thái đa dạng Từ đó, cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, yêu hơn môi trường
tự nhiên, hiểu rõ hơn về sự tác động qua lại giữa các hệ sinh thái đối với nhau và đối với cuộc sống của con người.[1]
Du lịch sinh thái giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cong người, giúp con người giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe về cả mặt thể chất lẫn tinh thần
Du lịch sinh thái tác động vô cùng tích cực đến cộng đồng, nó góp phần làm giảm
áp lực lên môi trường, hạn chế khai thác nguồn lực thiên nhiên phục vụ cho du lịch
Du lịch sinh thái cũng đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và duy trì được vẻ đẹp hoang sơ
Trang 2515
nguyên bản của tự nhiên Những chuyến du lịch sinh thái đã thực hiện rất tốt chức năng giáo dục của chúng Điều này thực sự rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, khi mà môi trường đang bắt đầu có những dấu hiệu của sự suy thoái nặng nề, con người phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, đây là lúc mà du lịch sinh thái phát huy tốt nhất đóng góp của mình trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.[1]
Những loài động vật quý hiếm cũng được khôi phục, bảo vệ và gìn giữ dựa vào loại hình du lịch sinh thái Đồng thời nó cũng giúp cho con người có trách nhiệm hơn đối với môi trường tự nhiên
Du lịch sinh thái hướng tới bảo vệ các giá trị về môi trường, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cũng như các hoạt động cải tạo tự nhiên, hướng tới phát triển theo chiều hướng sinh thái
Tóm lại, du lịch sinh thái là một mô hình du lịch vô cùng tiềm năng và mang lại nhiều lợi ích Những lợi ích của du lịch sinh thái không chỉ bao gồm lợi ích về kinh tế mà còn là những giá trị về văn hóa, xã hội và quan trọng nhất chính là những tác động tích cực đối với môi trường tự nhiên Du lịch sinh thái thực sự đã đưa con người đến gần hơn với thiên nhiên để có thể hiểu nó, yêu quý và từ đó biết bảo vệ
nó Vì vậy, cần phải có hướng phát triển đúng đắn và phù hợp, theo định hướng phát triển du lịch bền vững cho du lịch sinh thái để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và gia tăng lợi ích của chúng đối với cuộc sống của con người
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái
1.1.4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
a) Địa hình
Địa hình hiện tại của bề mặt Trái Đất là sản phẩm của các quá trình hình thành
và phát triển lâu dài dưới tác động của các nhân tố nội lực và ngoại lực Trong chừng mực nhất định, mọi hoạt động sống của con người trên một lãnh thổ đều chịu ảnh hưởng bởi địa hình Tất nhiên, mức độ ảnh hưởng tuỳ thuộc vào hoạt động kinh
tế và trình độ khai thác.[6,tr.38]
Địa hình có vai trò hết sức quan trọng đối với du lịch Trước hết, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, đồng thời cũng là nơi xây dựng các
Trang 26Ảnh hưởng của địa hình đến khả năng triển khai các hoạt động và xây dựng các công trình du lịch được thể hiện qua:
- Mức độ thuận lợi của địa hình đối với giao thông đến địa bàn du lịch
- Diện tích mặt bằng xây dựng các công trình tại điểm du lịch
Nói chung, các yếu tố trắc lượng hình thái của địa hình như độ dốc, mức độ chia cắt sâu, chia cắt ngang càng lớn thì càng gây khó khăn cho du lịch và ngược lại [6,tr.38]
Các dạng địa hình chứa nước (như sông, hồ, đầm, phá) không chỉ cho phép phát triển loại hình du lịch sông nước mà còn khả năng hình thành các tuyến du lịch nếu phạm vi phân bố của chúng nối liền các điểm du lịch Các yếu tố như chiều rộng, độ sâu và phạm vi phân bố của các dạng địa hình này ảnh hưởng đến khả năng lưu thông của thuyền bè.[6,tr.39]
Địa hình là thành phần chủ yếu của tự nhiên tạo nên phong cảnh (cùng với địa hình là nước mặt, thảm thực vật, đặc điểm thời tiết và các công trình nhân tạo) để du khách thưởng ngoạn Phong cảnh được hiểu là những yếu tố thiên nhiên và nhân tạo được con người cảm nhận bằng thị giác Chính vì vậy, phong cảnh không chỉ là các yếu tố tại chỗ, mà còn là hình ảnh ở xung quanh mà con người có thể nhìn thấy được [6,tr.39]
b) Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng của môi trường tự nhiên có tác động đối với hoạt động du lịch Điều đó được thể hiện ở khả năng thu hút khách tông qua đặc điểm khí hậu sinh học Trong các tiêu chí của khí hậu, đáng chú ý là hai tiêu chí chính: nhiệt độ và độ ẩm không khí Ngoài ra, một số yếu tố khác như gió, lượng
Trang 2717
mưa, thành phần lý hóa, vi sinh của không khí, áp suất khí quyển, ánh nắng mắt trời
và các hiện tượng thời tiết đặc biệt, cũng thường xuyên tác động đến sức khỏe con người Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hoà thường được khách du lịch ưa thích Nhiều cuộc thăm dò thường cho thấy khách du lịch thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô Những nơi có nhiều gió cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch.[6,tr.43]
Điều kiện thời tiết cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi hoặc hoạt động du lịch Du khách thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi lại, tham quan, mua sắm, quay phim, chụp ảnh kỉ niệm, Ở mức độ nhất định, cần phải lưu ý tới những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch, ví dụ những tai biến thiên nhiên (bão, gió mùa, gió bụi, lũ lụt, ).[6,tr.45]
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của nhân tố khí hậu Tác động của khí hậu đối với sức khỏe con người và việc triển khai các hoạt động du lịch diễn ra theo chiều hướng và mức độ khác nhau ở những thời điểm khác nhau trong năm gây nên sự khác biệt về hoạt động du lịch theo mùa, mà trước hết là về số lượng khách, thời gian lưu lại, kéo theo những thay đổi về công suất sử dụng giường, buồng, doanh thu, tạo ra mùa vụ trong năm của hoạt động du lịch.[6,tr.45]
Các vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các thành phần khí hậu
- Mùa du lịch cả năm (liên tục) thích hợp với loại hình du lịch chữa bệnh suối khoáng, du lịch trên núi cả mùa đông và mùa hè Tất nhiên, trong thực tế, hiếm khi
có sự phân bố đồng đều các dòng khách du lịch theo mùa vì nó chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nguyên nhân [6,tr.45]
- Mùa đông là mùa du lịch trên núi đối với một số nước vùng ôn đới Sự kéo dài của mùa đông có ảnh hưởng tới khả năng phát triển du lịch thể thao mùa đông
và các loại hình du lịch mùa đông khác.[6,tr.45]
- Mùa hè là mùa du lịch quan trọng nhất vì có thể phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch biển, du lịch núi Khả năng du lịch ngoài trời về mùa hè rất phong phú và đa dạng Sự khác biệt về các yếu tố khí hậu – thời tiết của điểm du lịch so với các địa bàn du lịch chủ yếu hoặc so với địa bàn phân phối khách có thể tạo ra
Trang 2818
những lợi thế hoặc bất lợi cho điểm du lịch:
Nếu điểm du lịch đang trong mùa có điều kiện khí hậu thuận lợi, trong khi địa bàn phân phối khách du lịch có khí hậu không phù hợp với sức khỏe con người thì điểm đó có khả năng thu hút du khách rất cao (lợi thế so sánh) [6,tr.45-46]
Tương tự như vậy, trong mùa nắng nóng, nếu điểm du lịch có thời tiết mát mẻ (như khu vực núi cao chẳng hạn) thì điểm đó có khả năng thu hút du khách với các loại hình nghỉ dưỡng, chữa bệnh từ nơi phân phối khách và làm phong phú thêm sản phẩm du lịch.[6,tr.46]
Nếu điểm du lịch có điều kiện khí hậu không thuận lợi (như trong mùa mưa với mưa lớn kéo dài) trong khi các địa bàn du lịch chủ yếu của đất nước đang trong mùa du lịch thì điểm du lịch đó sẽ mất khách Nói cách khác, du khách có thể bỏ qua điểm du lịch này trong hành trình của mình.[6,tr.46]
c) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước bao gồm nước trên lục địa và nước biển, đại dương Nước trên lục địa có nước mặt (sông, hồ các loại) và nước dưới đất (nước ngầm) Có giá trị đối với du lịch là nước trên mặt (cơ sở để hình thành du lịch sông nước, du lịch hồ) và vùng biển (tiền đề cho các loại hình du lịch biển, ) Nước rất cần thiết cho đời sống và cho các nhu cầu khác của xã hội Đáp ứng cho những nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào Các tổ hợp du lịch ở vùng khô cạn và nửa khô cạn, cũng như ở các vùng thuộc các đới khí hậu cận nhiệt và ôn đới thì nhu cầu cung cấp nước là rất lớn.[6,tr.47]
Nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách được đánh giá thông qua các tiêu chí: vị trí, số lượng và chất lượng nước của cả 2 nguồn: nước mặt và nước ngầm Vị trí của nguồn nước thể hiện ở khoảng cách từ nguồn nước đến địa bàn hoạt động du lịch, chủ yếu là các điểm lưu trú của du khách Về chất lượng, nếu nguồn nước bị ô nhiễm thì thành phần của nó bị biến đổi và không phù hợp để sử dụng hằng ngày Sự biến đổi này bao gồm cả tính chất lý, hoá và sinh học của nước làm cho nước trở thành độc hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người.[6,tr.47] Như vậy, xét về chất lượng nước thì phải chú ý đến tính chất lý học, hoá học
và sinh học của nước Chúng được thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính
Trang 2919
chất phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn, Các tiêu chuẩn về chất lượng nước nói chung hoặc theo mục đích sử dụng đã được các cơ quan chức năng của Nhà nước công bố.[6,tr.47-48]
Ngoài phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, chủ yếu là nước mặt còn tạo ra những phong cảnh đẹp Mặt nước là không gian để có thể xây dựng các công trình dịch vụ du lịch như nhà hàng, khách sạn nổi, bến thuyền, Các khách sạn, nhà hàng nổi là các cơ sở dịch vụ thu hút rất đông du khách nhờ vị trí độc đáo, cảnh quan ngoạn mục và khả năng cơ động của chúng Nhiều loại hình du lịch được triển khai dựa trên đặc điểm của nguồn nước Chẳng hạn như nước khoáng phục vụ cho du lịch chữa bệnh, những dòng sông thơ mộng, có tốc độ dòng chảy nhỏ, phù hợp cho hoạt động du thuyền, còn thác nước có thể gắn với du lịch mạo hiểm.[6,tr.48]
d) Sinh vật
Trong số các loại tài nguyên có tác động trực tiếp tới sự hình thành và phát triển của du lịch sinh thái, sinh vật đóng một vai trò quan trọng như yếu tố tạo nền, thu hút du khách đam mê tự nhiên, yêu thích khám phá Mỗi vùng đất trên Trái đất luôn luôn có sự tồn tại của đa dạng các loài sinh vật Trong số đó, đặc biệt hơn cả chính là các loài đặc hữu, đặc trưng chỉ có tại một quốc gia, vùng lãnh thổ nhất định
Bên cạnh các du khách đi du lịch nhằm trải nghiệm, khám phá văn hóa, đất nước, con người thì luôn luôn có một số thành phần du khách yêu thích vẻ đẹp tự nhiên, nghiên cứu và chiêm ngưỡng các loài động thực vật Loại hình du lịch này ngày càng phát triển trong thời gian gần đây bởi xu hướng sống xanh và tìm kiếm
sự gần gũi với thiên nhiên môi trường Đặc biệt, đối với các nhà sinh vật học, nhà nghiên cứu tự nhiên - môi trường thì việc tìm được những loại động thực vật quý hiếm có giá trị về nguồn gen sinh học, thẩm mỹ thì lại càng là động lực to lớn Việc dựa vào nguồn đa dạng sinh học để phát triển du lịch không phải là hiếm trên thế giới và cả ở Việt Nam Điển hình là sự thành lập các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên thế giới Trong nước ta, các VQG như Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì, Chư Yang Sin, Bạch Mã đã và đang được khai thác để phát triển du lịch đồng thời
Trang 3020
với nghiên cứu, bảo tồn tự nhiên Trên thế giới, điển hình cho các hoạt động du lịch dựa vào sinh vật là loại hình du lịch safari nổi tiếng ở các nước khu vực châu Phi như VQG Kenya, VQG Hạ Sahara thu hút hàng ngàn du khách quốc tế ghé thăm mỗi năm để chiêm ngưỡng khung cảnh săn mồi tự nhiên trên xavan và đồng cỏ Qua đó ta có thể thấy, tài nguyên du lịch tự nhiên là tất thảy các nguồn lực tự
nhiên, tài nguyên thiên nhiên như rừng, biển, hồ, núi non, hang động và các khu vực sinh thái độc đáo khác Sự đa dạng và đẹp đẽ của các tài nguyên này có ảnh hưởng sâu rộng đến du lịch sinh thái như: tạo sự thích thú cho khách du lịch, cung cấp trải nghiệm có giá trị cao, tạo ra cơ hội kinh doanh cho cộng đồng Từ đó, góp phần tích cực vào việc thu hút khách du lịch đến để tham quan, khám phá cũng như trải nghiệm Rõ ràng, các địa phương có tài nguyên du lịch tự nhiên đa dạng sẽ thu hút mạnh mẽ du khách hơn so với những nơi nghèo nàn tài nguyên và điều kiện khó khăn về tự nhiên Do đó, bên cạnh yếu tố văn hóa – xã hội, yếu tố về tự nhiên luôn luôn đóng vai trò tiên quyết, là tiền đề cho phát triển du lịch của một địa phương hay một vùng lãnh thổ
1.1.4.2 Tài nguyên du lịch văn hóa
a) Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử
Các di sản văn hóa thế giới và di tích lịch sử được coi là một trong những tài nguyên du lịch quan trọng Qua các thời đại, di sản văn hóa thế giới và di tích lịch
sử đã chứng minh cho những sáng tạo to lớn về văn hóa, tôn giáo và xã hội loài người Việc bảo tồn, khôi phục những thành quả của loài người trong các thời kỳ lịch sử không chỉ là trách nhiệm của nhân loại Tạo điều kiện để khai thác, phục vụ cho mục đích du lịch [6,tr.59]
Một di sản được công nhận, tôn vinh là di sản văn hóa thế giới chỉ khi di sản
đó có nhiều ý nghĩa Tầm vóc giá trị của di sản được nâng cao, trong mối quan hệ
có tính toàn cầu Các giá trị văn hóa, thẩm mỹ, ý nghĩa kinh tế, chính trị vượt khỏi phạm vi một nước Có khả năng thu hút khách du lịch và phát triển dịch vụ Đã có nhiều quốc gia được công nhận là di sản văn hóa thế giới như: Pháp có 33, Ấn Độ
27, Trung Quốc 38, Tây Ban Nha 41, Việt Nam có 10 [6,tr.64]
b) Lễ hội
Trang 31Khách du lịch thường cảm thấy được hòa mình cùng người dân địa phương khi tham gia lễ hội Những lễ hội như vậy đã được gắn chặt vào đời sống văn hoá của địa phương, cả khu vực hay rộng hơn là cả quốc gia Chính tại đây, tình cảm cộng đồng, sự hiểu biết giữa các dân tộc được bộc lộ rõ ràng nhất.[6,tr.74]
c) Các đối tượng du lịch gắn liền với dân tộc học
Các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học có giá trị là những tập tục cư trú, tổ chức xã hội, thói quen sinh hoạt, kiến trúc cổ, trang phục dân tộc, Mỗi dân tộc, mỗi quốc gia đều thể hiện những sắc thái riêng biệt của mình để thu hút khách du lịch Người Tây Ban Nha ở vùng biển Địa Trung Hải với nền văn hoá Flamenco và truyền thống đấu bò là đối tượng hấp dẫn khách du lịch châu Âu Còn Pháp, Italia,
Hy Lạp, là những cái nôi của văn minh châu Âu Đối tượng du lịch gắn với dân tộc học là điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch phát triển.[6,tr.74]
Việt Nam với 54 dân tộc, tồn tại những phong tục tập quán, hoạt động văn hoá – văn nghệ đặc sắc Chỉ riêng ẩm thực dân tộc độc đáo cùng nghệ thuật chế biến tinh xảo đã là một trong những tiềm năng to lớn để phát triển du lịch Nước ta còn
có một nền kiến trúc có giá trị và được bố cục theo thuyết phong thuỷ của triết học phương Đông, nhiều kiến trúc tôn giáo (kể cả kiến trúc Chăm) có giá trị hấp dẫn khách du lịch [6,tr.75]
d) Làng nghề thủ công truyền thống
Làng nghề truyền thống được hình thành từ lâu đời, tồn tại và phát triển đến ngày nay Các sản phẩm của làng nghề truyền thống là sự kết tinh, giao thoa và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc Các làng nghề truyền thống là một dạng tài nguyên du lịch nhân văn, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề
Trang 32Như vậy, tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
Trang 3323
thời gian nghỉ ngơi và du lịch [5]
Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch Nó là điều kiện cần để đảm bảo cho việc kết nối giữa các doanh nghiệp lữ hành với khách du lịch trong nước và quốc tế Trong hoạt động du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện giao thông vận tải phục vụ cho việc đi lại của con người thì thông tin liên lạc đảm nhiệm việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng
và kịp thời, góp phần thực hiện mối liên kết giữa các vùng trong phạm vi cả nước
và quốc tế.[5]
Trong đời sống hiện đại nói chung, cũng như ngành du lịch nói riêng không thể thiếu được các phương tiện thông tin liên lạc Nhờ có thông tin liên lạc mà lĩnh vực truyền thông được phát triển mạnh mẽ qua các kênh quảng cáo và mạng xã hội trong việc đưa các thông tin, hình ảnh về văn hóa, con người, địa phương, đất nước
để du khách khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận điểm đến một cách dễ dàng và thuận lợi nhất
Khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến một địa điểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn uống, nghỉ ngơi, đi lại… du khách còn có nhu cầu đảm bảo về nguồn điện
sử dụng an toàn, đảm bảo về nguồn nước sạch cho vấn đề sinh hoạt được diễn ra thuận tiện Vậy nên, yếu tố điện, nước cũng là một trong những nhân tố quan trọng phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu về nghỉ ngơi, giải trí của du khách Từ đó chúng ta có thể thấy, cơ sở hạ tầng là tiền đề, là đòn bẩy của mọi hoạt động kinh tế, trong đó có du lịch.[5]
b) Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình tạo
ra và thực hiện sản phẩm du lịch cũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng
du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Chính vì vậy, sự phát triển của ngành du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất
kỹ thuật Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch Do vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch gồm nhiều thành phần khác nhau Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên du lịch chiếm vị trí
Trang 3424
đặc biệt quan trọng trong tiêu dùng của khách du lịch Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của khách du lịch [5]
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật của một số ngành kinh tế quốc dân tham gia vào phục
vụ du lịch: thương nghiệp, dịch vụ… Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và tài nguyên
du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Tài nguyên du lịch ảnh hưởng tới công suất, thể loại, thứ hạng của hầu hết các thành phần cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch là cơ sở xây dựng công suất các công trình phục vụ du lịch Sức hấp dẫn của chúng có ảnh hưởng đến thứ hạng của các cơ
sở này [5]
Sự kết hợp hài hoà giữa tài nguyên du lịch và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch giúp cho cơ sở phục vụ du lịch có hiệu quả, kéo dài thời gian sử dụng chúng trong năm Vị trí của tài nguyên du lịch là căn cứ để bố trí hợp lý cơ sở vật chất kỹ thuật trên các vùng lãnh thổ của đất nước và là tiền đề cơ bản để hình thành các trung tâm
du lịch Sự phụ thuộc của cơ sở vật chất kỹ thuật vào tài nguyên du lịch không chỉ diễn ra theo một chiều, mà về phía mình các công trình, cơ sở phục vụ du lịch cũng
có tác động nhất định tới mức độ sử dụng tài nguyên du lịch và việc gìn giữ bảo vệ chúng.[5]
Tóm lại, việc phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất đúng cách là một yếu tố chìa khóa để thúc đẩy du lịch sinh thái và đảm bảo rằng nó mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường Thực tế đã chứng minh nếu một địa phương có sự đầu tư chỉn chu
về mặt cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật thường sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các địa phương không đầu tư về khía cạnh này Du lịch là sự trải nghiệm và hưởng thụ của du khách, do vậy sự tiến bộ về cơ sở vật chất – cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch là yếu tố tiên quyết ảnh hưởng đến lựa chọn tham quan của du khách
c) Các ngành kinh tế hỗ trợ cho du lịch
Sự phát triển của các ngành kinh tế có tầm quan trọng hỗ trợ cho việc đáp ứng
Trang 3525
nhu cầu của du lịch Vai trò to lớn của nhân tố này được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau Nền kinh tế càng phát triển, thì nhu cầu về du lịch của con người càng cao, đòi hỏi chất lượng dịch vụ càng đa dạng.[6,tr.78]
Trong nội bộ nền kinh tế, hoạt động của một số ngành như công nghiệp, nông nghiệp và cả giao thông vận tải có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch.[6,tr.78]
Đối với ngành công nghiệp
Công nghiệp cùng với cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã tạo tiền đề cho sự phát triển theo hướng CNH – HĐH; từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ, đẩy mạnh quá trình đô thị hóa, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thêm thu nhập tạo điều kiện sống về vật chất và tinh thần cho người dân, đồng thời làm phát sinh nhu cầu được đi du lịch tạo động lực cho sự phát triển đa dạng các hoạt động du lịch
Công nghiệp phát triển cao, sản xuất ra được những sản phẩm hàng hóa và vật liệu đa dạng đáp ứng tất cả những nhu cầu cần thiết cho du khách Chẳng hạn, ngành công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm cung cấp các nhu yếu phẩm, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cung cấp các vật liệu để tạo ra những công trình kỹ thuật tiện nghi, hiện đại phục vụ cho du khách.[6,tr.79]
Ngày nay, trong điều kiện công nghiệp hoá và đô thị hoá mạnh mẽ, du lịch với các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí chính là phương thuốc hữu hiệu kiềm chế sự phát triển của nền văn minh đô thị hành chính và công nghiệp tách con người ra khỏi môi trường tự nhiên xung quanh.[6,tr.79]
Đối với ngành nông nghiệp
Nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì du lịch không thể phát triển được nếu như không đảm bảo được nhu cầu thiết yếu về việc ăn uống cho du khách Trong quá trình du lịch, vấn đề ẩm thực và thực phẩm sạch, đa dạng được cung cấp từ nền nông nghiệp là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đặc trưng mang lại sự hấp dẫn cho
du khách tìm đến ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia đã góp phần làm phong phú thêm cho sản phẩm du lịch.[6,tr.79]
Tiểu thủ công mỹ nghệ
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thường được làm bằng tay với kỹ thuật và
Trang 3626
tinh thần địa phương, điều này tạo ra điểm độc đáo và đặc trưng cho mỗi điểm đến
du lịch Du khách thường muốn mua sản phẩm địa phương như một phần kỉ niệm hoặc làm quà tặng Việc mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ các cộng đồng địa phương hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương bằng cách tạo ra thu nhập cho các nghệ nhân và địa phương
Tiểu thủ công mỹ nghệ thường phản ánh văn hóa và truyền thống địa phương, việc giữ cho các kỹ thuật và nghệ thuật này sống mãi giúp bảo tồn và phát triển di sản văn hóa Du lịch thúc đẩy việc bảo tồn và phát triển các nghệ thuật và thủ công truyền thống bằng cách khuyến khích sự tương tác giữa du khách và các nghệ nhân địa phương
Từ đó, góp phần tạo ra sự hấp dẫn cho du khách nhờ vào những sản phẩm thủ công mỹ nghệ do các nghệ nhân địa phương tạo nên, đấy chính là linh hồn trong bản sắc văn hóa ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia
1.2 Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
1.2.1.1 Các sản phẩm của loại hình du lịch sinh thái
Cùng với xu thế phát triển DLST trên thế giới, trong những năm gần đây DLST ở Việt Nam đã và đang phát triển với một số sản phẩm phù hợp với điều kiện
tự nhiên kết hợp với các giá trị văn hóa của Việt Nam, bao gồm:
- Dã ngoại : Là hình thức du lịch đưa con người về với nhiên nhiên, sản phẩm
du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh, hiện khá phổ biến ở Việt Nam
- Leo núi:
Leo núi là loại hình du lịch chinh phục các đỉnh cao như Fansipan, Bidoup, Bạch Mã Ngoài ra, DLST còn kết hợp với tâm linh, tín ngưỡng có thể kể đến các tour du lịch hành hương lễ hội đến các điểm di tích lịch sử văn hoá ở các khu bảo tồn thiên nhiên như Chùa Hương, Yên Tử [4,tr.139]
Ở Việt Nam, một số hình thức du lịch mạo hiểm đã bắt đầu được hình thành, như du lịch lặn biển, du lịch khiển Việt bằng xe Jeep và mô tô vượt các địa hình hiểm trở của đồi núi Việt Nam Ngoài ra, tour tham quan các hang động là hoạt động du lịch thám hiểm cũng đã được tổ chức nhiều.[4,tr.140]