TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐH ĐÀ NẴNGKHOA VẬT LÍ ALĂNG THỊ ALY THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN “ ĐIỆN TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH KH
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐH ĐÀ NẴNG
KHOA VẬT LÍ
ALĂNG THỊ ALY
THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN “ ĐIỆN TRƯỜNG”- VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đà Nẵng, năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM- ĐH ĐÀ NẴNG
KHOA VẬT LÍ
ALĂNG THỊ ALY
THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN
“ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ
HỌC CỦA HỌC SINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí Khoá học: 2020- 2024 Người hướng dẫn: TS Lê Thanh Huy
Đà Nẵng, năm 2024
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi vàtất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này đều trung thực và chưađược công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào của người khác.Tôi cam kết tuân thủ nguyên tắc đạo đức và quy tắc nghiên cứu khoa học, baogồm sự trung thực, minh bạch và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Tác giả Alăng Thị Aly
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướngdẫn của tôi TS Lê Thanh Huy, người đã luôn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôitrong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án Sự hướng dẫn và kiếnthức sâu sắc của thầy đã là nguồn động lực lớn để tôi vượt qua những khó khăn
và hoàn thiện công trình nghiên cứu này
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy/Cô giáo và các em học sinh ở cáctrường Trung học phổ thông đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực nghiệm Sựđồng hành và cống hiến của các Thầy/Cô và các em đã tạo điều kiện thuận lợi
và đáng kể cho việc thu thập dữ liệu và tiến hành các phương pháp đánh giá.Tôi xin trân trọng cảm ơn cơ quan, các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đãđộng viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này Sự đồng hành, sự khích lệ vàtình cảm của các bạn và gia đình đã trở thành nguồn động lực mạnh mẽ, giúp tôivượt qua những khó khăn và hoàn thành công việc nghiên cứu này
Tôi biết ơn tất cả những người đã đóng góp và hỗ trợ trong quá trìnhnghiên cứu này, và tôi hy vọng rằng công trình nghiên cứu này sẽ có ý nghĩa vàmang lại đóng góp cho cộng đồng khoa học và giáo dục
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024
Tác giả Alăng Thị Aly
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN I LỜI CẢM ƠN II MỤC LỤC III DANH MỤC BẢNG VIII DANH MỤC HÌNH IX
MỞ ĐẦU 1
1 Tên đề tài 1
2 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
4 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu: 2
5 Phương pháp nghiên cứu: 3
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 3
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3
5.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 3
5.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu 3
5.2.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 3
5.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 3
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC PHẦN “ ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS 4
1.1 Năng lực tự học 4
1.1.1 Khái niệm năng lực tự học 4
1.1.2 Năng lực học sinh 4
1.1.3 Năng lực tự học 5
1.1.4 Đánh giá năng lực tự học 7
1.2 Tài liệu điện tử dạy học 12
1.2.1 Khái niệm tài liệu điện tử 12
1.2.2 Mục đích sử dụng tài liệu điện tử 13
Trang 61.2.3 Phân loại, cấu trúc nguyên tắc xây dựng tài liệu điện tử 13
1.2.4 Quy trình xây dựng tài liệu điện tử 17
1.3 Vai trò và nguyên tắc sử dụng của tài liệu điện tử trong dạy học phát triển lực tự học 17
1.3.1 Vai trò của tài liệu điện tử trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh 17
1.3.2 Nguyên tắc sử dụng tài liệu điện tử trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh 18
1.4 Thực trạng xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học để phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông 18
1.4.1 Đối tượng giáo viên 18
1.4.2 Đối tượng học sinh 18
1.4.3 Khảo sát thực trạng 18
1.4.4 Phân tích nhận xét kết quả điều tra khảo sát 30
1.5 Quy trình thiết kế tài liệu điện tử hướng phát triển năng lực tự học của học sinh 30
1.6 Công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh với tài liệu điện tử 31
Kết luận chương 1 31
CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHẦN “ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HỌC SINH 32
2.1 Phân tích nội dung kiến thức phần “Điện trường” - Vật lí 11 32
2.1.1 Các yêu cầu cần đạt phần “Điện trường” - Vật lí 11 32
2.1.2 Vai trò, vị trí – Cấu trúc nội dung phần “Điện trường” - Vật lí 11 33
2.2 Thiết kế tài liệu điện tử phần “Điện trường” - Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học cho học sinh 34
2.2.1 Cấu trúc nội dung một số kiến thức phần “Điện trường” - Vật lí 11 34
2.2.2 Mục tiêu dạy học phần “Điện trường” - Vật lí 11 34
2.2.3 Nguyên tắc xây dựng tài liệu điện tử trong dạy học 36
2.2.4 Đề xuất quy trình xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học 36 2.2.5 Giới thiệu tài liệu điện tử hỗ trợ dạy học 36
2.3 Tiến trình dạy học một số chủ đề trong phần “Điện trường”- Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh 39
Trang 72.3.1 Kế hoạch bài dạy số 1 40
2.3.2 Kế hoạch bài dạy số 2 48
2.3.3 Kế hoạch bài dạy số 3 53
2.4 Công cụ đánh giá năng lực tự học của học sinh với tài liệu điện tử 63
2.4.1 Bảng kiểm quan sát 63
2.4.2 Phiếu hỏi 65
2.4.3 Bài kiểm tra 67
Kết luận chương 2 67
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 68
3.1 Mục đích và nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm 68
3.1.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 68
3.2 Phạm vi, đối tương và nội dung nghiệm sư phạm 68
3.2.1 Phạm vi thực nghiệm sư phạm 68
3.2.2 Đối tượng thực nghiệm 68
3.2.3 Nội dung thực nghiệm 68
3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 68
3.3.1 Chọn mẫu thực nghiệm sư phạm 68
3.3.2 Quan sát giờ học 68
3.3.3 Kiểm tra đánh giá 69
3.3.4 Phương pháp thống kê 69
3.3.5 Khảo sát qua phiếu đánh giá 69
3.4 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 69
3.5 Kết quả thực nghiệm 70
3.5.1 Kết quả thực nghiệm sư phạm 70
Kết luận chương 3 75
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC i
PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA i
PHỤ LỤC 2 PHIẾU ĐIỀU TRA v
Trang 8PHỤ LỤC 3 BÀI KIỂM TRA SỐ 1 ixPHỤ LỤC 4: BÀI KIỂM TRA SỐ 2 xiiPHỤ LỤC 5 PHIẾU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC xvi
Trang 10DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1: Các NL thành tố của NLTH 6
Bảng 1.2 :Rubrics đánh giá NLTH của HS 12
Bảng 1.3 :Thành phần của tài liệu điện tử 16
Bảng 1.4 : Học liệu bổ trợ 17
Bảng 1.5 : Về vấn đề tự học của học sinh ở trường phổ thông: 19
Bảng 1.6 :Về vấn đề phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường phổ thổng 20 Bảng 1.7 : Việc sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học 21
Bảng 1.8 : Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tài liệu điện tử: 21
Bảng 1.9 : Về vấn đề tự học của học sinh 24
Bảng 1.10 : Về việc phát triển năng lực tự học của học sinh 25
Bảng 1.11 : Việc sử dụng tài liệu điện tử ở trường phổ thông 26
Bảng 1.12 : Việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tài liệu điện tử 27
Bảng 2.1 : Yêu cầu cần đạt phần “Điện trường”[2] 33
Bảng 3.1 : Phân bố điểm bài kiểm tra số 1 71
Bảng 3.2 : Phân phối tần suất bài kiểm tra số 1 71
Bảng 3.3 : Phân bố điểm bài kiểm tra số 2 71
Bảng 3.4 : Phân phối tần suất điểm bài kiểm tra số 2 72
Bảng 3.5 : Tổng hợp các tham số thống kê sau 2 bài kiểm tra 72
Bảng 3.6 : Kết quả phiếu đánh giá NLTH của HS theo rubtics 73
Bảng 3.7 : Tổng hợp xếp loại phiếu đánh giá NLTH của HS theo Rubrics 73
Bảng 3.8 : Tổng hợp điểm trung bình của từng chỉ số hành vi 74
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 1 : Cấu trúc nội dung phần "Điện Trường" 34Hình 2 : Dao diện của Google site 37
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tên đề tài
“THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC PHẦN
“ ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰHỌC CỦA HỌC SINH”
2 Lý do chọn đề tài
Hiện nay Việt Nam chúng ta đang thực hiện đổi mới trong giáo dục đốivới chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 Chương trình giáo dục phổthông mới được xây dựng công phu, nghiêm túc, dựa trên cơ sở chính trị, khoahọc, lý luận và thực tiễn, có tính kế thừa và phát triển; bám sát mục tiêu, yêucầu và nội dung đổi mới theo Nghị quyết số 29-NQ/TW và Nghị quyết số88/2014/QH13 Chương trình giáo dục phổ thông mới đã được triển khai trênphạm vi cả nước từ năm học 2020-2021 theo đúng lộ trình quy định tại Nghịquyết số 51/2017/QH14 Chương trình giáo dục phổ thông mới giúp học sinhphát huy tính chủ động, sáng tạo, giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, kiểmtra, định hướng Hình thức tổ chức dạy học được đa dạng hóa, ứng dụng côngnghệ tiên tiến Nhiều mô hình giáo dục và phương pháp giáo dục mới được ápdụng trong thực tiễn[20]
Sự bùng nổ của công nghệ đã giúp quá trình chuyển đổi số trong giáodục Việt Nam tiếp nhận thêm nhiều phương thức giảng dạy mới, mang lại tínhiệu tích cực Các thiết bị thông minh như máy chiếu, bảng điện tử, hỗ trợ họctập được lắp đặt tại các phòng học Nhiều trường học tiến hành áp dụng phươngthức dạy học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập linh hoạt
và an toàn, như tổ chức các khóa học E-learning, tài liệu, Ebook online, ViệtNam đang trong giai đoạn chuyển đổi số giáo dục toàn diện và sâu sắc nhất,minh chứng là hàng loạt các chính sách, văn bản về chuyển đổi số trong giáodục được ban hành Một số chủ trương khác cũng được thực hiện là tiến hànhtriển khai những chương trình giáo dục phổ thông mới: Tin học trở thành mônhọc bắt buộc cho học sinh từ lớp 3 tiểu học; Công tác giảng dạy sẽ được lồngghép với công nghệ Steam, giúp học sinh giải các bài toán khó, đồng thời khámphá nhiều hiện tượng khoa học trong cuộc sống một cách trực quan nhất
Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục mang đến nhiều lợi ích vô cùng
to lớn Tuy nhiên, cũng đồng thời đối diện với một số thách thức như thiếu hạtầng kỹ thuật và internet, khó khăn trong đào tạo năng lực số hóa cho giáo viên,chấp nhận sự thay đổi, phân hóa tiếp cận công nghệ, sự khác biệt về kiến thứccủa giáo viên, chi phí đầu tư ban đầu, kho tài liệu số chuẩn xác thì mới đáp ứngđược nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên Tuy nhiên nguồnnhân lực và ngân sách tại Việt Nam vẫn còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầunày Thực tế cho thấy, tình trạng học liệu số tràn làn, thiếu tính xác thực cũngnhư không được kiểm soát chặt chẽ về nội dung Điều này gây ra tình trạngkhông đồng nhất về kiến thức, gây ra nhiều hệ lụy như tốn thời gian, ngânsách,…[6]
Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục là giúp việccung cấp giáo dục chất lượng và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trêntoàn thế giới Đặc biệt là ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến hầu hết cáctrường học đóng cửa, điều này này đã chứng tỏ tầm quan trọng cũng như tínhcấp bách của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục Nhờ thông tin đa dạng nêngiờ đây, mọi thông tin dường như đều có thể tìm thấy trên Internet, đa dạng các
Trang 13chủ đề và có tính tin cậy cao Học sinh, sinh viên cần chọn lọc và tìm kiếmthông tin một cách thông minh để tiếp cận được với thông tin bổ ích và chínhxác nhất Các lớp học trực tuyến trên Zoom, Teams, Google Meets, giúp họcsinh, sinh viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, trao đổi kiến thức, thảoluận hoặc tương tác với nhau một cách dễ dàng Điều này giúp họ có thể mởmang tầm nhìn, cập nhật nhanh chóng các thông tin, kiến thức hữu ích Họcsinh, sinh viên ngày nay tốt nghiệp và sẽ trở thành lực lượng lao động chính củađất nước Vì vậy, công nghệ, kỹ thuật số là cốt lõi trong các hoạt động làm việccủa họ Có thể thấy, chuyển đổi số trong giáo dục góp phần rất lớn trong việctrau dồi kiến thức kỹ thuật số cho học sinh, sinh viên Các công nghệ, phầnmềm học trực tuyến hiện đại cho phép học sinh, sinh viên dễ dàng tùy chỉnh cácbài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và mức độ khả năng nhận thức củamỗi người.
Chính vì vậy, việc thiết kế tài liệu điện tử sử dụng trong dạy học sẽ gópphần giải quyết được những vấn đề về kho tài liệu số chuẩn xác nhờ có thể giúphọc sinh có thể tự học ở nhà nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh Một
số nghiên cứu về thiết kế tài liệu điện tử trong dạy học: Theo tác giả Phan NhậtKhánh đã có nghiên cứu về “Xây dựng và sử dụng tài liệu giáo khoa điện tử hỗtrợ DH phần cơ - nhiệt vật lí 10 THPT[12], tác giả Nguyễn Minh Tân, đại họcThái Nguyên có nghiên cứu về “Xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử về “cácphương pháp và kỹ thuật vật lí ứng dụng trong y học” hỗ trợ dạy học môn lísinh y học cho sinh viên ngành y”[17],… Như vậy qua những nghiên cứu trênchưa có một công trình hay luận án nào về thiết kế tài liệu điện tử sử dụng trongdạy học phần “ Điện trường” - Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của
HS Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế tài liệu điện tử sử dụng trong dạy học phần “ Điện trường” - Vật lí 11 nhằm phát triển năng lực tự học của học sinh”.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học với tài liệu điện tử để dạy học pháttriển năng lực tự học của học sinh và vận dụng được vào dạy học phần "Điệntrường" - Vật lí 11
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài phải thực hiện những nhiệm vụ chính sau đây:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực, NLTH, việc dạy họcphát triển NLTH cho học sinh
- Nghiên cứu tổng quan về TLDT, vai trò của TLDT trong dạy học vật lí
- Nghiên cứu vai trò hỗ trợ của TLDT trong việc dạy học phần “ Điệntrường” - Vật lí 11 theo hướng phát triển NLTH cho học sinh
- Nghiên cứu xây dựng khung NLTH của học sinh gắn với TLDT
- Đề xuất quy trình và vận dụng quy trình vào tổ chức dạy học theo hướngphát triển NLTH cho học sinh thông qua TLDT trong phần “ Điệntrường” - Vật lí 11
- Thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá kết quả và rút ra kết luận
4 Đối tượng nghiên cứu và Phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Quá trình tổ chức dạy học phát triển NLTH của HS phần “ Điện trường”
- Vật lí 11
Phạm vi nghiên cứu:
Trang 14- Quá trình DH về phần “ Điện trường” - Vật lí 11 với sự hỗ trợ của tàiliệu điện tử.
- Địa bàn nghiên cứu: Trường THPT Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
- Thời gian thực hiện: Năm học 2023 - 2024
5 Phương pháp nghiên cứu:
5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập những tài liệu (sách, báo, tạp chí, đề tài nghiên cứu…) có liênquan đến vấn đề nghiên cứu nhằm làm rõ những lý luận cơ bản của đềtài
- Đọc, chọn lọc, phân tích, tổng hợp, đánh giá các tài liệu cần thiết phục
vụ cho việc nghiên cứu, quan sát
5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
5.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Căn cứ vào cơ sở lý luận, các khái niệm công cụ, chỉ báo nghiên cứu vàlĩnh vực đánh giá
- Khảo sát thử, chỉnh sửa và hoàn chỉnh bảng hỏi
- Điều tra chính thức
5.2.2.Phương pháp phỏng vấn sâu
- Thu thập, bổ sung và làm rõ hơn những thông tin thu được từ khảo sát,
lý giải nguyên nhân của các vấn đề đã được điều tra bằng phương phápđịnh lượng
- Phỏng vấn trực tiếp một số cá nhân Câu hỏi phỏng vấn được soạn sẵn đểđịnh hướng quá trình phỏng vấn, kèm theo một số câu hỏi dự phòngtrên cơ sở tiên liệu trước câu trả lời của học sinh
5.2.3.Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT có đối chứng trên địabàn để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài
5.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
Dùng chức năng phân tích số liệu của google form và phần mềm SPSS
Trang 15NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ TRONG DẠY HỌC PHẦN “ ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TỰ HỌC CỦA HS
1.1 Năng lực tự học
1.1.1 Khái niệm năng lực tự học
Lê Nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi” Qua đây, ta thấy được việc học,năng lực tự học ở mỗi người là quan trọng, cần thiết Mà quan trọng hơn nữatrong kỷ nguyên số mỗi chúng ta phải xây dựng cho mình một năng lực tự họcphù hợp, hiệu quả
Vậy mỗi chúng ta làm thế nào để có thể “Xây dựng năng lực tự học trong
kỷ nguyên số”? Như chúng ta đã biết, kỷ nguyên số là kỷ nguyên mà máy xử lýnhanh, chính xác hơn bộ não của con người; rất nhiều công việc con người làmtrước đây được thay thế bằng trí tuệ nhân tạo, con người phải định vị mình là aitrong kỷ nguyên số này Xu thế này còn kết nối người với người trong tích tắc.Đặc điểm chung của kỷ nguyên số là kiến thức về công nghệ thông tin Trongthời đại kỷ nguyên số, chúng ta đối mặt với nhiều thách thức trong tiếp nhận trithức nếu như không xây dựng cho bản thân năng lực tự học, tận dụng các nềntảng công nghệ
Theo tác giải Nguyễn Cảnh Toàn : “ Tự học- là tự mình động não, suynghĩ, sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp,.…) và
có khi cả cơ bắp (khi phải dử dụng dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình,rồi cả động cơ, tình cảm, cả nhân sinh quan, thế giới quan (như tính trung thực,khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó, ngại khổ, kiên trì, nhẫn nại, lòngsay mê khoa học, ý muốn thi đỗ, biến khóa khăn thành thuận lợi……) để chiếmlĩnh một lĩnh vực hiểu biết nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữucủa mình”[5]
Khi nghiên cứu về năng lực tự học, có nhiều quan điểm tiếp cận với cácgóc độ khác nhau:
Theo Trịnh Quốc Lập, NLTH được hiểu là: “Khả năng của mình tự tìmkiếm, thu thập thông tin, xử lí thông tin và vận dụng kiến thức vào tình huống
cụ thể để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học tập và trong cuộc sống,mang đến sự phát triển cho bản thân người học”[13]
Theo Lê Công Triêm: “ Năng lực tự học là khả năng tự mình tìm tòi, nhậnthức và vận dụng kiến thức vào tình huống mới hoặc tương tự với chất lượngcao”[19]
Theo Thái Duy Tuyên: “tự học là hoạt động độc lập chiếm lĩnh tri thức, kĩnăng, kĩ xảo, của người học” Theo Từ điển Giáo dục học: “tự học là quá trình
tự mình hoạt động, lĩnh hội tri thức khoa học và rèn luyện kĩ năng thực hànhkhông có sự hướng dẫn trực tiếp của GV và sự quản lí trực tiếp của cơ sở đàotạo”[21]
Như vậy, có thể hiểu NLTH là khả năng của con người trong việc xácđịnh những công việc, nhiệm vụ học tập chủ động và tự giác nghĩa là phải đặt
ra các mục tiêu để nỗ lực, phấn đấu thực hiện và áp dụng các phương pháp họctập hiệu quả Năng lực này không phải ai cũng có mà cần thời gian để rèn luyện
và phát triển
1.1.2 Năng lực học sinh
Trang 16Theo tài liệu tập huấn về dạy học phát triễn năng lực của bộ GD&ĐT(2014) định nghĩa như sau: “ Năng lực của học sinh phổ thông đó là sự kết hợpmột cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kỹ năng cơ bản với thái độ, tìnhcảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm đáp ứng hiệu quả một yêu cầu phức hợpcủa hoạt động trong bối cảnh nhất định”[4].
Trên cơ sở khái niệm năng lực, năng lực tự học của học sinh cũng làthuộc tính tình cảm cá nhân của học sinh bao gồm kiến thức, kỹ năng, niềm tin,hứng thú… thể hiện thông qua việc học sinh giải quyết các vấn đề trong môitrường học tập và môi trường xã hội gắn liền với học sinh
Nói tóm lại, năng lực của học sinh là khả năng của cá nhân học sinh đểkết hợp linh hoạt các kiến thức, kỹ năng, thái độ, hứng thú, động cơ,… nhằmgiải quyết hiệu quả các nhiệm vụ học tập và các vấn đề khác trong cuộc sống
1.1.3 Năng lực tự học
1.1.3.1 Cấu trúc năng lực tự học
Theo các công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề TH, việc phân tíchcấu trúc của NLTH đã được đề cập đến trong các nghiên cứu của Theo tác giảNguyễn Thị Nhị[15], cấu trúc NLTH gồm có các NL thành tố: NL nhận thứcvấn đề; NL thu thập và xử lí thông tin; NL ghi nhớ và vận dụng kiến thức; NLhợp tác; NL phát triển cá nhân và NL đánh giá, tự đánh giá Theo tác giảNguyễn Thị Lan Ngọc [16], cấu trúc NLTH là: Xác định mục tiêu học tập; Lập
và điều chỉnh kế hoạch học tập; Thực hiện kế hoạch học tập; Đánh giá, điềuchỉnh việc học Căn cứ vào yêu cầu cần đạt về NL của HS theo chương trìnhgiáo dục phổ thông , theo tôi NLTH có những NL thành tố với các biểu hiệnhành vi tương ứng sau:
NL thực hiện các kế hoạch tự học - Tra cứu, tìm kiếm thông tin
- Xử lí các thông tin trong quá trình TH
- Trình bày kết quả TH
- Lựa chọn mức độ hỗ trợ
NL tự đánh giá - Sử dụng công tự đánh giá quá trình TH
- Điều chỉnh quá trình TH của bản thânNhư vậy, các thành tố của NLTH là các khả năng cơ bản, kết hợp vớinhau để hình thành NLTH bao gồm bốn NL thành tố: NL nhận thức vấn đề TH;
NL lập kế hoạch TH; NL thực hiện các kế hoạch TH; NL tự đánh giá Mỗi thành
tố bao gồm một số hành vi của cá nhân khi làm việc độc lập hoặc khi làm việcnhóm trong quá trình TH Trong mỗi hợp phần bao gồm các thành tố và mỗithành tố được biểu hiện bởi các chỉ số hành vi được mô tả bằng các tiêu chí chấtlượng Cấu trúc của NLTH được mô tả bằng bảng dưới đây:
TT Các NL thành tố
của NLTH Kí hiệu Các chỉ số hành vi của NLTH
Trang 17- TH trên lớp: Mối quan hệ giữa GV và HS chính là mối quan hệ giữangoại lực và nội lực, HS thu nhận kiến thức thông qua nghe giảng, ghi chép vàlàm bài tập; đồng thời trao đổi thông tin trực tiếp với GV và bạn trong lớp học.Tuy nhiên, GV dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là chất xúc tác thúc đẩy nội lựccủa HS phát huy trong quá trình nhận thức: Tự giác, tích cực, say mê, sáng tạotham gia vào quá trình học tập TH của HS theo hình thức này liên quan trựctiếp đến yêu cầu của GV, được GV định hướng về nội dung, phương pháp TH
để người học thực hiện Hình thức này đem lại một số kết quả nhất định, HStrao đổi ngay với GV nếu có vấn đề chưa hiểu
- TH ngoài lớp: Với hình thức này, HS chủ động trong việc tìm kiếmnguồn tri thức, chủ động sắp xếp thời gian học và trao đổi thông tin cần thiết vớingười dạy thông qua nhiều kênh tương tác
- TH thông qua tài liệu hướng dẫn (bản in): Trong quá trình TH ở hìnhthức này, người học chủ động, tự giác, huy động mọi trí tuệ để hoàn thànhnhững yêu cầu đã được đưa ra
- TH với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin: HS sử dụng máy vi tính cókết nối Internet để tìm kiếm những nội dung kiến thức học tập cần thiết Vớihình thức TH này, nguồn tư liệu tìm được là vô hạn, người học cần sắp xếp và
Trang 18lựa chọn nguồn tư liệu cần thiết sử dụng Bên cạnh đó, người học còn có thể traođổi, chia sẽ thông tin với những người học khác thông qua nhóm chat, groupnhóm.
Qua việc nghiên cứu các hình thức TH ở trên chúng tôi nhận thấy rằngmỗi hình thức TH có những ưu điểm, nhược điểm nhất định Để phát huy những
ưu điểm của các hình thức TH này, cần phối hợp các hình thức DH lại với nhaumột cách linh hoạt để HS có thể TH một chủ động và phù hợp nhất
1.1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực tự học
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đế NLTH của HS, trong đó có thể kể đếnmột số yếu tố cơ bản như sau:
- Động cơ hứng thú học tập: Động cơ và hứng thú học tập là yếu tố
quan trọng để thúc đẩy HS tự học và hình thành năng lực tự học
- Vốn kiến thức: Vốn kiến thức của HS giúp học sinh có cơ sở để tự học
hiệu quả, nếu muốn kiến thức không đủ thì quá trình tự học sẽ khó khăn khiếnhọc sinh dễ chán nản, bỏ cuộc
- Phương pháp tự học: Ngoài việc có động cơ hứng thú ra thì học tập
cần có phương pháp hiệu quả, tự học càng cần thiết hơn một cách phương pháphiệu quả Nếu học sinh không có phương pháp tự học hiệu quả thì sẽ dẫn đến kếtquả tự học không đạt như kết quả đề ra
- Phương pháp dạy học: Phần lớn thời gian học sinh vẫn học tập trên lớp
cùng GV, thế nên phương pháp dạy học và cách hoạt động được giáo viên tổchức nếu thúc đẩy và khuyến khích được việc tự học của học sinh sẽ vừa giúpcác em giảm áp lực trong học tập và giúp HS nâng cao được năng lực tự họcgóp phần duy trì năng lực đó bền vững đẻ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống saugiai đoạn THPT
- Phương tiện và tài liệu học tập: Tùy vào điều kiện của từng vùng miền,
từng đối tượng học sinh (máy tính, mạng internet, điện thoại thông minh, tài liệu,sách tham khảo,…) mà sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình học tập của HS
1.1.4 Đánh giá năng lực tự học
1.1.4.1 Khái niệm đánh giá năng lực tự học
Đánh giá NLTH dựa trên cơ sở lý luận đánh giá NLTH Tác giả NguyễnCông Khanh (2015) cho rằng: “Đánh giá HS theo cách tiếp cận NL là đánh giátheo chuẩn về sản phẩm đầu ra, nhưng sản phẩm đó không chỉ là KTKN mà chủyếu là khả năng vận dụng KTKN và thái độ cần có để thực hiện nhiệm vụ họctập đạt tới một chuẩn nào đó” Cùng quan điểm này, tác giả Vương Cẩm Hươngnhận định: “Đánh giá NL của HS phổ thông là quá trình sử dụng các công cụđánh giá để phân tích định tính, định lượng các sản phẩm đầu ra, qua đó GV, HS
và các bên liên quan đều có thể hình dung được một cách khách quan và chínhxác về thành quả của người học trong quá trình học tập”[8]
Từ những khái niệm trên căn cứ vào định nghĩa năng lực tự học thì tanhận định: “Đánh giá NLTH là quá trình sử dụng các công cụ đánh giá để phântích định tính, định lượng các sản phẩm đầu ra được xác định theo khung NLTH,làm cơ sở để hình dung một cách khách quan và chính xác về sự phát triểnNLTH của HS trong quá trình học tập”
1.1.4.2 Mục đích đánh giá năng lực tự học
Đánh giá NLTH cho người học là một hoạt động rất phức tạp bởi bản thân
NL là một biến ẩn - sự tổng hòa của các yếu tố KTKN, thái độ, động cơ học tập,
Trang 19xúc cảm, giá trị đạo đức trong bối cảnh và dự án thực tiễn để xây dựng các vấn
đề về học tập
Tác giả Nguyễn Công Khanh tóm tắt mục tiêu đánh giá trên lớp học thành
ba mục tiêu chính: Phân loại HS; lên kế hoạch điều chỉnh hoạt động giảng dạy;phản hồi và khích lệ; phán đoán giá trị, xếp loại học tập và phân định mức độtiến bộ[9]
Theo tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2016): “Mục đích chủ yếu củađánh giá NL là phân tích, xử lý, giải thích chứng cứ về sự phát triển NL củangười học; xác định nguyên nhân, đưa ra những biện pháp cải thiện việc dạy vàviệc học dựa theo chuẩn thực hiện” Ở góc nhìn đánh giá NL HS, chương trìnhGDPT 2018 xác định: “Mục đích của đánh giá NL là cung cấp thông tin chínhxác, kịp thời, có giá trị về mức độ đạt chuẩn (yêu cầu cần đạt) của chương trình
và sự tiến bộ của HS để hướng dẫn học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học,quản lý và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng HS và nâng caochất lượng giáo dục”[17]
Căn cứ những nghiên cứu trên, tôi xác định mục đích đánh giá NL cho HSTHPT bao gồm:
- Phân loại HS bằng cách xác định vùng phát triển hiện tại của người học;
- Thiết lập kế hoạch học tập cho HS trên cơ sở phát triển đường NLTH;
- Đánh giá xếp loại học tập, giám sát sự tiến bộ của người học (được xácđịnh theo khung NLTH)
1.1.4.3 Một số công cụ đánh giá năng lực tự học
Công cụ đánh giá trong dạy học được hiểu là một phương pháp, phươngtiện hay một kỹ thuật được sử dụng trong quá trình đánh giá nhằm đạt được cácmục đích đánh giá Tính năng cơ bản của các công cụ đánh giá là “thu thậpthông tin” để cung cấp cho GV và HS trong quá trình đánh giá và tự đánh giá.Tác giả Nguyễn Thị Lan Phương (2016) cho rằng các phương pháp vàcông cụ đánh giá tương ứng thường được dùng để đánh giá NL[17]:
Phương pháp đánh giá Công cụ đánh giá
Phương pháp sử dụng thanh
Phương pháp đánh giá đổng
đẳng và tự đánh giá Phiếu tự đánh giá
Phương pháp đánh giá qua
Theo Nguyễn Công Khanh, các công cụ đánh giá bao gồm: Bảng ghi cáctrò chuyện/đối thoại với HS; Bảng ghi các quan sát (phiếu quan sát); Bản tựnhận xét; Bản ghi tần xuất hành vi học tập; Nhật kí học tập/hồ sơ học tập; Bảngkiểm, bảng liệt kê, phiếu hỏi; Trắc nghiệm khách quan, tự luận; Thang đánh giá
NL nhận thức (theo miêu tả mức độ tư duy khi thực hiện hành động ); Thangđánh giá các NL phi nhận thức (đặc điểm, thuộc tính nhân cách, thái độ, )[11]
Về đánh giá NL, tác giả Vương Cẩm Hương đã tổng hợp một số công cụđánh giá NL bao gồm: Bài kiểm tra; Hồ sơ học tập; Bảng kiểm quan sát; Đánhgiá đổng đẳng; Phiếu hướng dẫn đánh giá theo tiêu chí Về đánh giá NLTH, tùytheo từng mức độ, các tác giả đã đưa ra bộ công cụ đánh giá NLTH của HS trên
cơ sở xây dựng khung NLTH của HS trường THPT[7]
Trang 20Trong đề tài này, với đối tượng và phạm vi nghiên cứu là NLTH của HStrường THPT, dạy học phát triển năng lực tự học của học sinh phần “Điệntrường” - Vật Lí 11; chúng tôi sử dụng bộ công cụ đánh giá:
NLTH của HS bao gồm những công cụ dưới đây:
(1) Phiếu đánh giá NLTH (dành cho HS tự đánh giá bản thân hoặc dànhcho GV đánh giá): Giúp HS có thể tự kiểm tra mức độ đạt được các NL thànhphần cũng như kết quả tổng hợp NLTH của bản thân sau mỗi chủ đề hoặc giúp
GV xác định được mức độ phát triển NLTH của HS;
(2) Hồ sơ học tập (dành cho GV đánh giá quá trình học tập của HS): baogồm các hồ sơ học tập dự án của từng nhóm, cụ thể: Phiếu theo dõi dự án; Phiếuphân công nhiệm vụ; Báo cáo tiến độ thực hiện dự án; Sản phẩm của nhóm Hồ
sơ học tập giúp GV có thể nắm bắt được ý thức tự học; kế hoạch tự học, nhữngthuận lợi, khó khăn khi HS tự học để có biện pháp giúp đỡ HS;
(3) Bài KTĐG được thiết kế theo chủ đề (dành cho HS): Giúp GV đánhgiá NLTH của HS qua mỗi nội dung kiến thức dựa vào hệ thống bài tập tự học
1.1.4.4 Tiêu chí đánh giá năng lực tự học
Theo tác giả Trần Thị Ngọc Ánh[1]: Thang đo NL Rubrics là một bảng
mô tả chi tiết, rõ ràng, có hệ thống các tiêu chí, các mức độ mà HS đã làm đượchoặc cần phải làm để đạt được mục đích cuối cùng của nhiệm vụ học tập nhưthuyết trình, làm việc nhóm, bài tập, bài kiểm tra,… để có thể nhận một điểm sốhoặc nhận xét tương ứng Rubrics được xem là một công cụ hữu hiệu trong việcthiết lập mối liên hệ giữa đánh giá, phản hồi và quá trình dạy học Một khinhững tiêu chí mô tả chính xác, rubrics có khả năng sử dụng như một công cụ
đo lường công bằng, đáng tin cậy, khoa học
1.1.1 Chưa xác định được kiến
thức, kỹ năng cần đạt và các kiếnthức đã học có liên quan 1
Mức 2
1.1.3 Tự xác định được kiến
thức, kỹ năng cần đạt và các kiếnthức đã học có liên quan 3 1.2 Xác
định được
nhiệm vụ
học tập và
Mức 1
1.2.1 Chưa xác định được nhiệm
vụ học tập và chưa đề xuất đượcnhững vấn đề học tập có liên quan 1
Trang 211.2.2 Xác định được nhiệm vụ
học tập và đề xuất được một sốvấn đề học tập có liên quan với sựtrợ giúp của giáo viên
2
Mức 3
2.1.1 Chưa xác định được điều
kiện học tập, phương pháp học tập
Mức 2
2.1.2 Xác định được điều kiện học
tập, phương pháp học tập của bảnthân với sự trợ giúp của giáo viên 2
Mức 3
2.1.3 Tự xác định được điều kiện
2.2.1 Chưa xây dựng được kế
hoạch thực hiện các nhiệm vụ học
Mức 2
2.2.2 Xây dựng được kế hoạch
thực hiện các nhiệm vụ học tập với
sự trợ giúp của giáo viên 2
Mức 3
2.2.3 Tự xây dựng được kế hoạch
3.1.1 Chưa biết cách tìm kiếm
thông tin tài liệu liên quan bài họcthông qua sách giáo khoa, tài liệutham khảo và trên internet
1
Trang 223.1.2 Biết cách tìm kiếm thông tin
tài liệu liên quan bài học thông quasách giáo khoa, tài liệu tham khảo
và trên internet với sự trợ giúp củagiáo viên
2
Mức 3
3.1.3 Tự biết các tìm kiếm thông
tin tài liệu liên quan bài học thôngqua sách giáo khoa, tài liệu thamkhảo và trên internet
3.2.2 Biết cách thực hiện kế
hoạch, nhiệm vụ học tập với sự trợ
Mức 3
4.1.1 Chưa biết cách so sánh đối
chiếu với kết quả của bạn học vớibài giảng của giáo viên để đánhgiá kết quả thực hiện nhiệm vụ họctập của bản thân
1
Mức 2
4.1.2 Biết so sánh đối chiếu với
kết quả của bạn học với bài giảngcủa giáo viên để đánh giá kết quảthực hiện nhiệm vụ học tập củabản thân với sự trợ giúp của giáoviên
2
Trang 23Mức 3
4.1.3 Tự biết so sánh đối chiếu
với kết quả của bạn học với bàigiảng của giáo viên để đánh giákết quả thực hiện nhiệm vụ học tậpcủa bản thân
4.2.1 Chưa biết cách điều chỉnh,
khắc phục những sai sót trong việcthực hiện các nhiệm vụ học tập 1
Mức 2
4.2.2 Biết cách điều chỉnh, khắc
phục những sai sót trong việc thựchiện các nhiệm vụ học tập với sựtrợ giúp của giáo viên
2
Mức 3
-Không đạt: Tổng điểm từ 14 điểm
1.2 Tài liệu điện tử dạy học
1.2.1 Khái niệm tài liệu điện tử
Tài liệu điện tử đóng vai trò quan trọng, đem lại nhiều lợi ích từ việc ứngdụng công nghệ quản lý văn bản, văn bản điện tử trong hoạt động của các cơquan, tổ chức Nhà nước Trong điều kiện đó, việc sử dụng văn bản điện tử làcần thiết và là điều kiện tất yếu để phát triển các cơ quan, tổ chức, là tiền đề giảiquyết những hạn chế của việc quản lý tài liệu giấy thông thường và bắt kịp vớitốc độ phát triển của thời đại Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam vẫn chưa cómột khái niệm pháp lý chính thức về tài liệu điện tử, mà chỉ có “văn bản điệntử” mới được đề cập chủ yếu trong các văn bản quy phạm pháp luật
Theo Quyết định số 28/2018/QĐ-TTg ngày 12/7/2018 của Thủ tướngChính phủ quy định về việc gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong
Hệ thống hành chính nhà nước, định nghĩa “Văn bản điện tử là văn bản dướidạng thông điệp dữ liệu, theo thể thức, định dạng do cơ quan nhà nước có thẩmquyền quy định, được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy” Tiếp đó, khái
Trang 24niệm văn bản điện tử được tái khẳng định trong Thông tư số 01/2019/TT-BNVngày 24/01/2019 của Bộ Nội vụ quy định quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tàiliệu điện tử trong công tác văn thư, các chức năng cơ bản của Hệ thống quản lýtài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức và Nghịđịnh số 30/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ về công tác văn thư, cụthể như sau:
“Văn bản điện tử là văn bản dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lậphoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, địnhdạng theo quy định”(1) Đây hiện là khái niệm văn bản điện tử được sử dụngchính thức trong hệ thống cơ quan nhà nước và trong các giáo trình, tập bàigiảng tại các cơ sở đào tạo về văn thư, lưu trữ tại Việt Nam
Trong khi đó, vẫn chưa có khái niệm “tài liệu điện tử” và định nghĩachính thức trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụlĩnh vực văn thư, lưu trữ Tuy nhiên, từ góc độ khái niệm văn bản điện tử nêutrên, chúng ta có thể đưa ra quan điểm về tài liệu điện tử như sau: “Tài liệu điện
tử là tài liệu dưới dạng thông điệp dữ liệu được tạo lập định dạng điện tử hoặcđược số hóa từ tài liệu có vật mang tin khác”
Như vậy, có thể hiểu tài liệu điện tử rộng hơn và bao hàm hơn khái niệmvăn bản điện tử Tài liệu điện tử không nhất thiết phải được trình bày đúng thểthức, kỹ thuật, định dạng như văn bản điện tử, vì vậy, nó có nội hàm và phạm viphong phú, đa dạng hơn so với văn bản điện tử Nói cách khác, văn bản điện tử
là một loại hình tiêu biểu và phổ biến của tài liệu điện tử
Hiện nay, trong lĩnh vực lưu trữ ở Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước vềlưu trữ cũng đã ban hành các văn bản quy định về tài liệu lưu trữ điện tử vàquản lý tài liệu lưu trữ điện tử Cụ thể, tại Điều 13, Luật Lưu trữ, nêu rõ: "Tàiliệu lưu trữ điện tử là tài liệu được tạo lập ở dạng thông điệp dữ liệu hình thànhtrong quá trình hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn để lưutrữ hoặc được số hóa từ tài liệu lưu trữ trên các vật mang tin khác" Việc quyđịnh về nguồn gốc và cách thức hình thành tài liệu lưu trữ điện tử cũng bướcđầu giúp cho các cơ quan có cơ sở xác định đối tượng, phân biệt được tài liệulưu trữ điện tử với các tài liệu khác để có biện pháp quản lý và thực hiện cácnghiệp vụ lưu trữ cho phù hợp[14]
1.2.2 Mục đích sử dụng tài liệu điện tử
Theo tác giả Lê Thị Thơm[22] đã chia sẽ HSHTĐT chia làm 3 cấp độ vớicác mục đích khác nhau:
- Lưu trữ sản phẩm học tập
- Không gian làm việc hiệu quả
- Trưng bày thể hiện năng lực cá nhân
Như vậy việc sử dụng TLĐT không những giúp cho người học nâng caohiệu quả của việc học tập, phát triển khả năng sáng tạo của bản thân mà còn lànơi minh chứng cho năng lực của bản thân, giúp HS lưu trữ các sản phẩm họctập của bản thân
1.2.3 Phân loại, cấu trúc nguyên tắc xây dựng tài liệu điện tử
1.2.3.1 Phân loại tài liệu điện tử
Dựa trên các tiêu chí khác nhau, có thể phân loại TLĐT như sau:
Theo định dạng, có TLĐT ở các dạng file word, pdf, html, aps, php,…Theo mức độ tương tác: TLĐT tương tác một chiều, hai chiều và đa chiều
Trang 25Theo chuyên ngành, TLĐT xây dựng theo các chuyên ngành Toán, Vănhọc, Địa lí,… hoặc chuyên ngành hẹp hơn như: Khoa học Trái Đất, Văn họcViệt Nam, Lịch sử Việt Nam cận đại,…
Theo mức độ sử dụng, TLĐT được chia thành 3 cấp độ như sau:
Cấp độ 1: Ở cấp độ này, TLĐT được số hóa thành tập tin word, PDFhoặc một dạng tập tin đọc tương tự từ giáo trình in Nó được sử dụng giống nhưmột giáo trình in và chỉ có khả năng tương tác 1 chiều từ giáo trình đến ngườiđọc
Cấp độ 2: TLĐT được trình bày dưới dạng các trang web siêu liên kết,
có sự hỗ trợ của ảnh, phim, bản đồ, biểu đồ,… Người học có thể tương tác vớigiáo trình thông qua các bài tập (có đáp án, chấm điểm và phản hồi) ở từng bàihoặc từng chương
Cấp độ 3: TLĐT được trình bày dưới dạng các trang web siêu liên kết,
có sự hỗ trợ của ảnh, phim, bản đồ, biểu đồ,… và được sử dụng để tổ chức dạyhọc thông qua hệ thống hỗ trợ dạy học trực tuyến (LMS – Learning anagementSystem) Người học có thể tương tác với giáo trình, với giảng viên và nhữngngười học khác qua các công cụ hỗ trợ của LMS mà không cần trực tiếp đến lớp
GV tổ chức các hoạt động dạy học, kiểm tra đánh giá,… trên cơ sở kết hợp giáotrình với LMS
Trong quá trình dạy học, GV có thể xây dựng TLĐT của chuyên ngànhmìn theo 3 cấp độ như đã nêu Tùy theo năng lực người học mà sử dụng giáotrình ở cấp độ phù hợp để tổ chức dạy học thì hiệu quả mang lại sẽ cao hơn
1.2.3.2 Cấu trúc nguyên tắc xây dựng tài liệu điện tử
Cấu trúc TLĐT: Cấu trúc của học liệu được xác định dựa trên tổ chức vàtính tương tác của nó, nhằm hấp dẫn người dùng và dễ tiếp cận các nguồn thôngtin tạo điều kiện thuận lợi cho việc truy cập sử dụng Việc cấu trúc học liệu cầntính đến các yếu tố sau:
- Thông tin: Xác định các phần và hoạt động có trong tài liệu
- Phân loại tài liệu: Sắp xếp siêu dữ liệu để giúp người học tìm thấy tàiliệu họ cần, khi họ cần
- Điều hướng: Mô tả cách thức nội dung di chuyển từ điểm này sang điểmkhác trong tài liệu khóa học để đảm bảo rằng nội dung có thể truy cập được chongười học trong một loạt các biểu mẫu
- Thiết kế: Rõ ràng, thẩm mỹ và gọn gàng: Kết hợp hình ảnh và văn bản,trình bày thông tin theo cách rõ ràng, chuẩn và có nhãn, sử dụng ngôn ngữ rõràng và cô đọng trong các văn bản, sử dụng màu sắc phù hợp, có các biểu tượnggiúp người học hình dung và nhớ lại thông tin thường xuyên Với sự ra đời củacác công cụ mới, các nhà thiết kế có thể dễ dàng tạo ra các hoạt động tương tác
ở các định dạng khác nhau, như trò chơi chữ, trò chơi hình ảnh, điền vào các tác
vụ trống, nhiều mục lựa chọn, câu đố, mê cung, bản đồ tư duy, video và tệp âmthanh
Thành phần của học liệu điện tử: Để tạo ra bộ TLĐT có tính đa dạng,thuận tiện và đáp ứng nhu cầu người học qua mạng, TLĐT khi sử dụng cho cáckhóa học trực tuyến trên hệ thống đào tạo trực tuyến được đề xuất với các thànhphần sau:
STT Thành phần học liệu Mô tả
Trang 261. Kế hoạch học tập lớp
môn Là tài liệu cung cấp cho sinh viên cácthông tin tổng thể về lớp môn học, cấu
trúc bài học, các hoạt động và nhiệm vụhọc tập của sinh viên
2. Hướng dẫn tự học Chỉ dẫn người học về nội dung, bố cục
HLĐT và phương pháp tự học hiệu quả,yêu cầu thời gian hoàn thành, giới thiệunhững tài liệu, nguồn thông tin thamkhảo để mở rộng kiến thức
3. Bài giảng điện tử đa
phương tiện Là bài giảng điện tử được tích hợpVideo, Audio, Slide, Câu hỏi trắc nghiệm
có đánh giá tự động được tổ hợp đểtruyền tải đến người học những tri thức
và kỹ năng một cách tốt nhất
4. Ngân hàng câu hỏi Hệ thống ngân hàng câu hỏi dưới dạng
lựa chọn phương án tốt nhất và có phảnhồi trực tiếp và giải thích
5. Bài giảng Text Là bài giảng thể hiện nội dung tương tự
như bài giảng đa phương tiện được trìnhbày chi tiết hơn dưới dạng văn bản Bàigiảng hỗ trợ cho sinh viên khiếm thínhhọc tập
6. Bài giảng Audio Là bài giảng thể hiện nội dung tương tự
như bài giảng đa phương tiện được thu
âm Bài giảng Audio được dùng để cungcấp trên sóng phát thanh của Đài tiếngnói Việt Nam (VOV) Bài giảng còn sửdụng để hỗ trợ cho sinh viên khiếm thịhọc tập
7. Bài giảng chuyên đề
bổ trợ (video) Các video bài giảng theo chuyên đề(không trùng lặp với bài giảng điện tử)
bổ sung kiến thức thực tiễn cho sinh viêntham khảo, học bổ trợ
8. Giáo trình/Tài liệu
online (e-book) Giáo trình dạng số, có mục lục để sinhviên dễ dàng tra cứu online Giáo trình số
này có thể được dùng thay thế cho giáotrình in
9. Tình huống dạy-học Kiến thức được dẫn dắt, minh họa và
truyền tải dưới hình thức vận dụng tìnhhuống thực tế, được mô tả và giải quyết.Tình huống dạyhọc có thể được sử dụng
để đăng tải lên diễn đàn, phục vụ chosinh viên tự nghiên cứu hoặc có thể thảo
Trang 27luận trên diễn đàn.
10. Tình huống thảo luận Kiến thức được dẫn dắt, minh họa và
truyền tải dưới hình thức vận dụng tìnhhuống thực tế Các tình huống thực tếđược đặt ra để sinh viên nghiên cứu, phântích và tìm cách giải quyết, dưới sự dẫndắt, hỗ trợ của giảng viên theo kịch bản
đã xác định trước
11. Câu hỏi thường gặp Các câu hỏi thường gặp được tập hợp
trong quá trình giảng viên giải đáp, ôntập; được biên tập lại, đóng gói trên ứngdụng thuận tiện giúp sinh viên học tậpqua câu hỏi và giải đáp (FAQ)
12. Từ điển thuật ngữ Cung cấp và giải thích các thuật ngữ liên
quan đến môn học được thể hiện trongHLĐT, giúp người học có thể tra cứu cáckhái niệm, phục vụ tự học
Bảng 1.3:Thành phần của tài liệu điện tửBên cạnh các thành phần TLĐT trên, các thành phần sau được gợi ý được
đa phương tiện
Bài giảng được thiết kế và biên soạn gồm tổhợp văn bản, audio, hình ảnh, hoạt hình,video, và những nội dung mang tính tương táccao, được đóng gói dạng quyển sách giúp sinhviên có thể học online, có thể đóng gói nộidung dùng trên các ứng dụng
games làm bài
tập, luyện tập
Ứng dụng/game/phần mềm miễn phí/phầnmềm mã nguồn mở sử dụng kết hợp với phầnbài tập để hỗ trợ cho sinh viên luyện tập, thựchành
3. Bài giảng, bài
5. Tài liệu tham Tài liệu dưới dạng in ấn và danh mục các
Trang 28khảo nguồn/liên kết thư mục bổ sung cho nội dung
môn học (thư viện điện tử và các nguồn/liênkết tin cậy và có bản quyền)
Bảng 1.4: Học liệu bổ trợ
1.2.4 Quy trình xây dựng tài liệu điện tử
Quy trình xây dựng TLĐT
Bước 1: Xác định mục tiêu, nội dung khái quát của TLĐT
Trước khi bắt đầu thiết kế TLĐT công việc đầu tiên cần làm là xác địnhmục tiêu của TLĐT Xác định đúng mục tiêu, đúng đối tượng sẽ dễ dàng xâydựng được các nội dung đào tạo chuẩn chỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập
Người chịu trách nhiệm thiết kế TLĐT cần phải tìm hiểu, hiểu và vậndụng tốt các nội dung mà TLĐT muốn hướng đến Người thiết kế cũng cần phảitìm hiểu các vấn đề bên ngoài liên quan đến nội dung của từng mục trong bàigiảng để có thể dễ dàng xây dựng và nắm bắt các nội dung nhằm xây dựng bàigiảng có sức thuyết phục, đầy đủ và hợp lý
Bước 2: Xây dựng kho tư liệu của TLĐT
Nguồn tư liệu để tìm kiếm nội dung phục vụ cho bài giảng khá đa dạng vàphong phú Người thiết kế có thể tìm kiếm qua internet, lấy sẵn ở các tài liệu đã
có hay có thể tự quay phim, chụp ảnh, cắt ghép, chỉnh sửa trên các phần mềm,…Bước 3:Thiết kế TLĐT
Từ các nguồn tư liệu thu thập được từ bước xây dựng kho tư liệu củaTLĐT thiết kế giao diện của tài liêu và xuất tài liệu dưới dạng trang web
tự học trong quá trình học tập của HS được thể hiện qua các tác dụng sau:
- Phát triển NLTH nhằm xác định mục tiêu học tập: Các nhiệm vụ đượcgiao qua TLDDT giúp HS chủ động lựa chọn nội dung, tài liện liên quan trựctiếp nhất tới kiến thức nền tảng, nhiệm vụ và công việc của mình tại thời điểm
đó Người học có thể tự tìm ra cách học cho riêng mình và sự hỗ trợ của tài liệutrực tuyến
- Phát triển NLTH nhằm lập và điều chỉnh kế hoạch học tập: Nhữngnhiệm vụ học tập được giao qua TLĐT giúp người chủ động lên kế hoạch thựchiện và điều chỉnh kế hoạch cũng như thực hiện các nhiệm vụ học tập quaTLĐT
- Phát triển NLTH nhằm thực hiện kế hoạch học tập: Qua việc tận dụngnhững lợi thế của TLĐT, người học chủ động tích cực trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ học tập cả trên lớp lẫn bên ngoài lớp học Giúp HS chủ động tìm kiếmcác nguồn hỗ trợ từ bạn bè, GV và từ các nền tảng xã hội,… Khả năng đa dạnghóa các hình thức nhiệm vụ với sự hỗ trợ của công nghệ đa phương tiện Cácnhiệm vụ được thực hiện trên TLĐT giúp HS nâng cao năng lực tìm kiếm, phân
Trang 29tích thông tin và từ đó chọn lọc để tiếp thu các kiến thức mới phù hợp với yêucầu của nhiệm vụ học tập.
- Phát triển NLTH nhằm đánh giá , điều chỉnh việc học: Với việc thựchiện TLĐT trong quá trình học tập, HS có thể dễ dàng chia sẻ kết quả thực hiệnnhiệm vụ với giáo viên, bạn cùng lớp để từ đó tự đánh giá kết quả của bản thân,lắng nghe những góp ý nhận xét qua đó điều chỉnh việc học của bản thân chophù hợp và đạt hiệu quả cao
1.3.2 Nguyên tắc sử dụng tài liệu điện tử trong việc phát triển năng lực tự học cho học sinh
Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 12/2016/TT-BGDĐT quy định vềnguyên tắc chung ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạoqua mạng như sau:
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức đào tạo quamạng phải tuân thủ các quy định tại Thông tư này và các quy chế đào tạo do BộGiáo dục và Đào tạo đã ban hành, đảm bảo chất lượng và nâng cao hiệu quả đàotạo
Hệ thống công nghệ thông tin liên quan đào tạo qua mạng phải đảm bảocác quy định pháp luật có liên quan về ứng dụng công nghệ thông trong cơ quannhà nước và các quy định về an toàn, an ninh thông tin[3]
1.4 Thực trạng xây dựng và sử dụng tài liệu điện tử dạy học để phát triển năng lực tự học của học sinh trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Để có thông tin đánh gia thực trạng việc sử dụng TLĐT trực tuyến vàphát triển năng lực tự học của HS trong dạy học vật lí Tôi đã tiến hành điều tra,khảo sát của 1 GV và 33 HS của một số trường THPT ở TP Đà Nẵng Kết quảthu được như sau:
Kết quả khảo sát cho thấy, GV và đa số HS đều nhận thức được tầm quantrọng và sự cần thiết của việc phát triển năng lực tự học trong quá trình dạy họctại trường THPT
1.4.1 Đối tượng giáo viên
Dựa trên kết quả khảo sát GV về sử dụng TLĐT và phát triển năng lực tựhọc của học sinh trong dạy học Vật lí ở trường THPT, tôi tiến hành xử lí kết quảthu được như sau:
Trong 3 giáo viên được khảo sát thì cơ 2 GV là nam giới, chiếm tỉ lệ66,7% và có 1 giáo viên là nữ giới, chiếm tỉ lệ 33,3% Về độ trình chuyên môn
cả 3 GV đều ở trình độ đại học, chiếm tỉ lệ 100% Về thâm niên giảng dạy 1 GV
có thâm niên giảng dạy là 2 năm, 2 GV có thâm niên giảng dạy là 15 và 16 năm
1.4.2 Đối tượng học sinh
Trong số 33 học sinh được khảo sát thì có 56,3% là HS nữ, HS namchiếm 43,8%; Số HS lớp 11 là 32 , số HS lớp 10 là 1 HS
1.4.3 Khảo sát thực trạng
- Đối với giáo viên:
Về việc nhận thức đúng đắn về mức độ cần thiết của việc phát triểnNLTH của HS trong quá trình dạy học sẽ giúp cho GV hỗ trợ việc học tập của
HS một cách hiệu quả Từ kết quả khảo sát cho ta thấy rằng đa số các GV chorằng năng lực tự học của học sinh hiện nay là rất cần thiết 66,7% hoàn toànđồng ý, chỉ 33,3% GV đồng ý; Có đến 66,7% GV hoàn toàn đồng ý rằng việcbồi dưỡng NLTH cho HS trong giảng dạy là rất cần thiết, 33,3% GV đồng ý
Trang 30Điều này cho thấy rằng việc phát triển NLTH của HS có ý nghĩa quan trọngtrong việc dạy học.
STT Nội dung Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý
Đồng ý một phần
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
1. Khả năng tự học của họcsinh hiện nay rất tốt. 33,3% 66,7%
2. Năng lực tự học của họcsinh hiện nay rất cần
5. HS tỏ ra hứng thú khiđược giao bài tập tự học. 33,3% 66,7%
Bảng 1.5: Về vấn đề tự học của học sinh ở trường phổ thông:
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng về vấn đề tự học của HS ởtrường phổ thông có đến 33,3% GV đồng ý rằng khả năng tự học của HS hiệnnay rất tốt tuy nhiên có 66,7% GV đồng ý một phần điều này cho thấy rằng khảnăng tự học của học sinh hiện nay còn hạn chế Ngoài ra về việc khảo sátNLTH của HS hiện nay, việc bồi dưỡng NLTH của HS trong giảng dạy và việcgiao bài tập tự học của HS thì có đến 100% GV đồng ý và hoàn toàn đồng ý làrất cần thiết Tuy nhiên có đến 33,3% GV đồng ý rằng HS tỏ ra hứng thú khiđược giao bài tập tự học nhưng có đến 66,7% GV đồng ý một phần Điều nàyđánh giá được thực trạng về vấn đề tự học của HS ở trường phổ thông hiện nay
STT Nội dung Rất thường
xuyên
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Chưa bao giờ 1.
Thầy/cô đã quan tâm
Trang 31hướng dẫn kỹ năng tự
học cho học sinh
5.
Thầy/cô thường tạo
cơ hội cho học sinh
Bảng 1.6:Về vấn đề phát triển năng lực tự học của học sinh ở trường phổ thổng
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của GV vềvấn đề phát triển năng lực tự học của HS ở trường phổ thông thì 100% GV chorằng mình đã quan tâm đến việc phát triển NLTH của HS Ngoài ra có đến100% thường xuyên và rất thường xuyên quan tâm đến việc giao bài tập tự họccho HS, hướng dẫn kỹ năng tự học của HS và tạo cơ hội cho HS hợp tác và phảnhồi xây dựng bài học Tuy nhiên có đến 33,3% GV cho rằng mình thườngxuyên hướng dẫn HS lập kế hoạch tự học nhưng có đến 66,6 % GV thỉnhthoảng và hiếm khi hướng dẫn HS lập kế hoạch tự học Về vấn đề cung cấp tàiliệu tự học cho HS thì có đến 66,7% GV cho rằng mình thường xuyên cung cấptài liệu tự học và 33,3% GV cho rằng mình thỉnh thoảng Điều này đánh giáđược thực trạng về vấn đề phát triển năng lực tự học của HS ở trường phổ thônghiện nay
STT Nội dung Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý
Đồng
ý một phần
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
1. Việc ứng dụng côngnghệ thông tin trong dạy
Trang 32liệu điện tử trong dạy
học
5. Việc giao bài tập về nhàqua mạng cho hs rất
6.
Hiệu quả học tập của
học sinh sẽ được nâng
cao khi có sự hỗ trợ của
công cụ trực tuyến
100%
Bảng 1.7: Việc sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của GV vềvấn đề sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học ở trường phổ thông thì 100% GVđồng ý rằng cho rằng việc ứng dụng CNTT trong dạy học là rất quan trọng và100% GV cho rằng việc giao bài tập tự học cho HS qua mxh hay hòm thư điện
tử là rất cần thiết và hiệu quả của việc học tập của HS sẽ đuược nâng cao Ngoài
ra có đến 66,7% GV đồng ý rằng HS sinh tỏ ra hứng thú khi ứng dụng tài liệuđiện tử trong dạy học, tuy nhiên có 33,3% Gv chỉ đồng ý một phần Điều nàyđánh giá được thực trạng ứng dụng CNTT của GV hiện nay rất cao tuy nhiênvẫn còn hạn chế
STT Nội dung Rất thường
xuyên
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Chưa bao giờ
1. Thầy/cô đã từng sửdụng tài liệu diện tử
2. Thầy/cô đã từng giaobài tập trưc tuyến cho
3. Thầy/cô thường chia sẽtài liệu học tập trực
4.
Thầy/cô thường Trao
đổi, thảo luận với HS
Thầy/cô thường Khai
thác thông tin trên
mạng Internet để bổ
sung cho bài giảng
33,3% 66,7%
Bảng 1.8: Bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tài liệu điện tử:
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của GV vềvấn đề bồi dưỡng ký năng sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học ở trường phổthông thì 100% GV rằng cho rằng mình thường xuyên sử dụng tài liệu điện tửtrong dạy học Ngoài ra có đến 33,3% GV cho rằng mình thường xuyên chia sẽtài liệu trực tuyến cho HS và trao đổi với HS qua hòm thư điện tử hay mạng xã
Trang 33hội tuy nhiên có đến 66,7% GV cho rằng mình thỉnh thoảng làm điều đó Có đến33,3% GV cho rằng mình thường xuyên khai thác thông tin trên mạng internet
để bổ xung cho bài giảng, 66,7% Gv cho rằng mình thỉnh thoảng làm điều đó
Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng tài liệu điện tử đa số các GV đều sửdụng các thư mục và các thông tin trên mạng, 66,7% GV sử dụng sách điện tử,33,3% GV sử dụng tạp chí điện tử, các bài báo, tài liệu tham khảo dưới dạngtrực tuyến hoặc đĩa (CD-ROM)
Từ biểu đồ ta thấy về những khó khăn khi phát triển NLTH của HS 33,3%
GV cho rằng khó khăn khi phát triển NLTH là do sỉ số lớp quá đông và 66,7% ýkiến khác
Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng những dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữliệu có đến 66,7% GV sử dụng google drive và one drive và có 33,3% GV sửdụng icloud và các ứng dụng khác để lưu trữ và chia sẻ dữ liệu
Trang 34Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng phần mềm soạn thảo văn bản, cóđến 66,7% GV sử dụng microsoft word online và ứng dụng khác để soạn thảovăn bản chỉ có 33,3% GV sử dụng google docs để soạn thảo văn bản.
Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng tạo bài trình chiếu có đến 66,7% GV
sử dụng powerpoint online để tạo bài trình chiếu, có đến 33,3% GV sử dụnggoogle slide và ứng dụng khác để tạo bài trình chiếu
Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng phần mềm kiểm tra, đánh giá trựctuyến chỉ có 33,3% GV sử dụng quiz và tét 365 để kiểm tra, đánh giá trực tuyếnnhưng có đến 66,6% GV sử dụng ứng dụng khác để kiểm tra, đánh giá trựctuyến
Trang 35Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng phần mềm hội thảo trực tuyến,100% GV sử dụng microsoft teams và google meet nhưng chỉ có 33,3% GV sửdụng zoom cloud để thực hiện hội thảo trực tuyến.
Qua khảo sát, đánh giá về những hạn chế của công cụ trực tuyến trongdạy học mà thầy/cô sử dụng thì các GV cho rằng có một số hạn chế sau tốn thờigian, bản quyền và thời gian sử dụng, giới hạn thời gian
- Đối với học sinh:
Có đến 90,9% HS cho cho rằng việc bồi dưỡng năng lực tự học của họcsinh hiện này là rấ cần thiết nhưng có đến 45,5% HS cho rằng mình cảm thấykhông hứng thú khi thầy/ cô giao bài tập tự học
Có đến 81,8% HS cho rằng việc sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học làrất quan trọng,nhưng lại có đến 39,4% HS cho rằng mình thỉnh thoảng mới đượcthầy/cô giao bài tập trực tuyến trong học tập và 12,1% HS cho rằng hiếm khiđược thầy.cô giao bài tập trực tuyến
STT Nội dung Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý
Đồng
ý một phần
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
1. Khả năng tự học của emhiện nay rất tốt. 6,1% 33,3% 54,5% 6,1%
2. Năng lực tự học của họcsinh hiện nay rất cần
Trang 36Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của HS vềvấn đề tự học của HS cho thấy, có đến 39,4% HS đồng ý và hoàn toàn đồng ýrằng khả năng tự học của bản thân rất tốt tuy nhiên 54,5% HS đồng ý một phần
và 6,1% HS Cho rằng khả năng tự học của bản thân còn hạn chế Chỉ có 54,6%
HS cho rằng mình cảm thấy hứng thú khi GV giao bài tập tự học còn 39,4% HSđồng ý một phần và 6,1% HS không cảm thấy hứng thú khi được giao bài tập tựhọc Có đến 37,9% HS đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằng khả năng tự học của
HS hiện nay là rất cần thiết nhưng 9,1% HS đồng ý một phần và 3% cho rằngkhả năng tự học của HS hiện nay là không cần thiết Có đến 90,9% HS cho rằngviệc bồi dưỡng nay lực tự học cho HS hiện nay là rất cần thieetstuy ngiên có đến9,1% HS chỉ đồng ý một phần Ngoài ra có đến 69,7% HS đồng ý và hoàn toànđồng ý rằng việc giao bài tập tự học cho HS hiện nay là rất cần thiết nhưng cóđến 30,3% HS chỉ đồng ý một phần Từ kết quả đánh giá trên cho ta thấy rằngthực trạng về vấn đề tự học của HS hiện nay HS
STT Nội dung Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý
Đồng
ý một phần
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
1. Em đã được thầy/côquan tâm đến việc phát
triển năng lực tự học 15,2% 63,6% 18,2% 3%
2. Em đã được thầy/cô giaobài tập tự học. 15,2% 66,7% 15,2% 3%
3. Em đã được thầy/côhướng dẫn lập kế hoạch
4. Em đã được thầy/côhướng dẫn những kỹ
5.
Em thường được thầy/cô
tạo cơ hội cho học sinh
hợp tác và phản hồi xây
dựng bài học
18,2% 66,7% 15,2%
6.
Em thường được thầy/cô
cung cấp các tài liệu tự
học , ứng dụng, phần
mềm và nguồn thông tin
trực tuyến
Bảng 1.10: Về việc phát triển năng lực tự học của học sinh
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của HS vềvấn đề phát triển năng lực tự học của HS cho thấy, có đến 78,8% % HS đồng ý
và hoàn toàn đồng ý rằng GV đã quan tâm đến việc phát triển NLTH của HStuy nhiên 18,2% HS đồng ý một phần và 3% HS Cho rằng GV chưa quan tâmđến việc phát triển NLTH của HS Có 81,9% HS đồng ý và rất đồng ý rằng đãdược thầy cô giao bài tập tự học, 15,2% đồng ý một phần và 3% không đồng ý
Trang 37Theo các em HS thì có dến 78,8% HS đồng ý và rất đồng ý rằng mình được thầy
cô hướng dẫ lập kế hoạch tự học và hướng dẫn những kỹ năng tự học còn21,2% HS chỉ đồng ý một phần 84,9% HS đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằngthầy cô tạo cơ hội cho HS hợp tác và phản hồi xây dựng bài học và 15,2% HSđồng ý một phần Ngoài ra có đến 75,7% HS đồng ý và hoàn toàn đồng ý rằngthầy cô thường cung cấp tài liệu tự học, ứng dụng phần mềm và nguồn thông tintrực tuyến; 18,2% HS đồng ý một phần và 6% HS không đồng ý và rất khôngđồng ý Từ kết quả đáng giá trên cho ta thấy thực trạng về vấn đề phát triển nănglực rự học của HS
STT Nội dung Hoàn toàn
đồng ý Đồng ý
Đồng
ý một phần
Không đồng ý
Hoàn toàn không đồng ý
1. Việc sử dụng tài liệuđiện tử trong dạy học
thầy/cô sử dụng tài liệu
điện tử trong dạy học 21,2% 57,6% 21,2%
5. Việc giao bài tập vềnhà qua mạng cho hs
rất quan trọng
6.
Hiệu quả học tập của
học sinh sẽ được nâng
cao khi có sự hỗ trợ
của công cụ trực tuyến
33,3% 48,5% 18,2%
Bảng 1.11: Việc sử dụng tài liệu điện tử ở trường phổ thông
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của HS vềvấn đề sử dụng TLĐT ở trường phổ thông cho thấy, có đến 81,8% HS cho rằngviệc sử dụng tài liệu điện tử trong dạy học là rất quan trọng tuy nhiên 18,2% HSđồng ý một phần Chỉ có 78,8% HS cho rằng việc bồi dưỡng năng lực sử dụngTLĐT cho HS là rất cần thiết và mình tỏ ra hứng thú khi thầy/ cô sử dụng TLĐTtrong dạy học nhưng 21,2% HS đồng ý một phần Có đến 57,6% HS đồng ý vàhoàn toàn đồng ý rằng việc giao bài tập qua mạng cho HS rất quan trọng nhưng39,4% HS đồng ý một phần và 3% cho rằng việc giao bài tập qua mạng cho HS
Trang 38là không cần thiết Ngoài ra có đến 81,8%% HS đồng ý và hoàn toàn đồng ýrằng hiệu quả của việc học tập sẽ được nâng cao khi có sự hỗ trợ của công cụtrực tuyến nhưng có đến 18,2% HS chỉ đồngý một phần Từ kết quả đánh giátrên cho ta thấy rằng thực trạng về vấn đề sử dụng TLĐT ở trường phổ thônghiện nay HS.
STT Nội dung Rất thường
xuyên
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
Chưa bao giờ
1. Em đã sử dụng tàiliệu diện tử trong
Bảng 1.12: Việc bồi dưỡng kỹ năng sử dụng tài liệu điện tử
Qua kết quả từ bảng này cho ta thấy rằng theo ý kiến đánh giá của HS vềvấn đề bồi dưỡng kỹ năng sử dụng TLĐT ở trường phổ thông cho thấy, có đến48,5% HS cho rằng mình thường xuyên và rất thường xuyên sử dụng TLĐTtrong học tập tuy nhiên 48,5% HS thỉnh thoảng sử dụng TLĐT 3% HS cho rằngmình chưa bao giờ sử dụng Chỉ có 45,5% HS cho rằng mình thường đượngthầy cô giao bài tập trực tuyến trong học tập và 39,4% HS cho rằng mình thỉnhthoảng được giao bài tập trực tuyến, 15,1% HS cho rằng mình chưa bao giờ vàhiếm khi được giao bài tập trực tuyến Có đến 45,5% HS cho rằng ,imhd đãđược trao đổi, thảo luận với thầy/cô về việc học tập qua hòm thư điện tử và mxhnhưng 27,3% HS cho rằng mình thỉnh thoảng được trao đổi với GV về việc họcqua hòm thư điện tử,mxh và 27,3% cho rằng mình hiếm khi và chưa bao giờ
Từ kết quả đánh giá trên cho ta thấy rằng thực trạng về vấn đề bồi dưỡng kỹnăng sử dụng TLĐT ở trường phổ thông hiện nay HS
Trang 39Từ biểu đồ ta thấy về khả năng tự học của HS chỉ có 30,3% HS cho rằngkhả năng tự học của mình là tốt và rất tốt, có đến 66,7% HS cho rằng khả năng
tự học của bản thân là bình thường nhưng 3% HS cho rằng khả năng tự học củamình tệ
Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề tự học của HS chỉ có 3% HS tự học bằngcách tham gia câu lạc bộ học thuật và học với phụ huynh, 27,3% HS tự học bằngcách học nhóm nhỏ tại nhà với bạn và học nhóm đôi, nhưng có đến 63,6% HS
tự học bằng cách tự học một mình tại nhà, 39,4% HS tự học bằng cách tự họcmột mình tại lớp và tại trường, ngoài ra có 45,5% HS tự học bằng cách họcnhóm nhỏ với bạn tại trường
Từ biểu đồ ta thấy về nguồn tư liệu tự học của HS chỉ có 15,2% HS tìmnguồn tư liệu tự học tại thư viện; 30,3% HS tìm nguồn tư liệu tự học từ tài liệuhướng dẫn tự học, giáo trình điện tử; có đến 66,7% HS tìm nguồn tư liệu tự học
Trang 40từ tập ghi chép bài giảng của thầy cô trên lớp.
Từ biểu đồ ta thấy về thời gian tự học của HS chỉ có 18,2% HS cho rằngthời gian tự học của mình từ 0,5giờ đến 1giờ; có 24,2% HS tự học từ 1,5giờ đến2giờ; 27,3% HS tự học từ 1giờ đến 1,5giờ, có đến 30,3% HS cho rằng thời gian
tự học của mình từ 2 giờ đến 2,5 giờ
Từ biểu đồ ta thấy về vấn đề sử dụng TLĐT của HS chỉ có 12,1% HS chorằng mình từng sử dụng TLĐT từ các bài báo; 18,2% HS sử dụng tạp chí điện tử;36,4% HS sử dụng tài liệu tham khảo dưới dạng trực tuyến hoặc đĩa (CD-ROM);
có đến 42,4% HS sử dụng sách điện tử và 66,7% HS sử dụng thư mục và cácthông tin trên mạng
Từ biểu đồ ta thấy về mục đích sử dụng TLĐT của HS có đến 81,8% HScho rằng mục đích sử dụng TLĐT của mình là tìm hiểu, mở rộng kiến thức môn