Hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triển của sản xuất hàng hoá giúp nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, từ đó có thể phân tích và dự đoán sự phát triển của nề
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TIỂU LUẬN
Tên đề tài : PHÂN TÍCH SỰ RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HÓA, BẢN CHẤT CỦA HÀNG HOÁ, LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ VÀ NHỮNG NHÂN
TỐ ẢNH HƯỞNG LƯỢNG GIÁ TRỊ CỦA HÀNG HOÁ.Ý NGHĨA THỰC TIỄN.
Môn học : Kinh Tế Chính Trị Marx-Lenin
Giảng viên : Trần Thị Dung Thành viên nhóm :
Đà Nẵng – 2024
Trang 2MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Mục đích nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5. Kết cấu đề tài 4
CHƯƠNG I:ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1 Định nghĩa của chủ nghĩa Marx Lenin về sản xuất hàng hoá 5
2 Sơ lược về sự phát triển sản xuất hàng hoá 5
3 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá 6
4 Ưu thế và mặt trái của sản xuất hàng hoá 7
5 Ý nghĩa thực tiễn về áp dụng sản xuất hàng hoá đối với Việt Nam 8
CHƯƠNG II:BẢN CHẤT CỦA HÀNG HOÁ 1.Khái niệm hàng hoá 10
2.Thuộc tính của hàng hoá 10
3.Mối quan hệ giữa giá trị sử dụng và giá trị hàng hoá 11
4 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá 11
CHƯƠNG III:LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG LƯỢNG GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ 1.Lý luận của Marx về lượng giá trị hàng hoá 13
2.Cấu thành nên lượng giá trị hàng hoá 15
3.Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá 15
4 Ý nghĩa của việc nghiên cứu giá trị hàng hoá 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sản xuất hàng hoá là nền tảng cơ bản của mọi nền kinh tế Hiểu rõ về quá trình hình thành và phát triển của sản xuất hàng hoá giúp nắm bắt được các nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, từ đó có thể phân tích và dự đoán sự phát triển của nền kinh tế.Hàng hoá không chỉ đơn giản là những vật phẩm được sản xuất và tiêu thụ, mà còn mang theo giá trị trao đổi và giá trị sử dụng Việc nghiên cứu bản chất của hàng hoá giúp lý giải cách thức hoạt động của thị trường và mối quan hệ giữa người sản xuất và người tiêu dùng.Lượng giá trị hàng hoá và các yếu tố ảnh hưởng: Hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hoá (như lao động, công nghệ, cung cầu) sẽ giúp các doanh nghiệp và nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định đúng đắn trong việc định giá và quản lý sản xuất.Nghiên cứu về lượng giá trị hàng hoá và các yếu tố tác động
có thể giúp doanh nghiệp tối ưu hoá quy trình sản xuất, giảm chi phí, tăng năng suất, và từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh Đồng thời, nó cũng giúp cải thiện chính sách kinh tế của các quốc gia, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững.Gắn liền với học thuyết kinh tế Marxist: Đề tài liên quan chặt chẽ đến lý thuyết kinh
tế của Karl Marx, đặc biệt là trong phân tích về giá trị lao động và hàng hoá Nghiên cứu đề tài này còn giúp người học tiếp cận và áp dụng các học thuyết kinh tế cổ điển vào thực tiễn
2 Mục đích nghiên cứu:
Mục đích chính là làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của sản xuất hàng hoá từ các hình thái kinh tế trước đó, như nền kinh tế tự cung tự cấp.Nghiên cứu các yếu tố kinh tế, xã hội và lịch sử đã dẫn đến sự ra đời của sản xuất hàng hoá và vai trò của nó trong sự phát triển của nền kinh tế hiện đại.Mục đích là xác định rõ khái niệm "hàng hoá" theo hai khía cạnh: giá trị sử dụng (giá trị thực tế mà hàng hoá mang lại) và giá trị trao đổi (mối quan hệ về giá trị giữa hàng hoá này và hàng hoá khác trong quá trình trao đổi).Hiểu rõ bản chất hàng hoá giúp nghiên cứu cách thức mà giá trị hàng hoá được xác định và phản ánh qua quá trình trao đổi trên thị trường.Mục tiêu là phân tích các yếu tố cấu thành nên giá trị của một hàng hoá, trong đó yếu tố lao động là
cơ bản nhất.Đề tài tập trung vào việc lý giải cách thức mà lượng giá trị hàng hoá được đo lường thông qua lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá đó.Nghiên cứu còn giúp nhà hoạch định chính sách kinh tế nắm bắt được những yếu tố tác động đến giá trị hàng hoá, từ đó xây dựng các chính sách hợp
lý để thúc đẩy sản xuất và ổn định thị trường
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của sản xuất hàng hoá, bao gồm cả những yếu tố lịch sử và kinh tế xã hội đã tác động đến sự ra đời của nó
Trang 4Tập trung vào việc phân tích hai thuộc tính cơ bản của hàng hoá là giá trị sử dụng và giá trị trao đổi Qua đó, làm rõ bản chất hàng hoá trong nền kinh tế thị trường Phân tích yếu tố lao động xã hội và các nhân tố khác quyết định lượng giá trị của hàng hoá.Tìm hiểu các yếu tố như năng suất lao động, thời gian lao động xã hội cần thiết, mức độ phát triển của công nghệ, điều kiện sản xuất và những thay đổi của cung - cầu trên thị trường
Nghiên cứu khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của sản xuất hàng hoá, từ những giai đoạn đầu tiên của kinh tế hàng hoá đến hiện tại Nghiên cứu tập trung vào bối cảnh kinh tế trong các thời kỳ phát triển, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường hiện đại Đề tài có thể được nghiên cứu ở phạm vi quốc gia hoặc quốc tế, với các ví dụ từ các nền kinh tế khác nhau Tuy nhiên, có thể ưu tiên nghiên cứu bối cảnh nền kinh tế Việt Nam, trong mối liên hệ với nền kinh
tế toàn cầu Nghiên cứu tập trung vào lý thuyết sản xuất hàng hoá, bản chất của hàng hoá, các yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hoá, và từ đó đưa ra những phân tích có giá trị ứng dụng vào thực tiễn kinh tế
4 Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên các lý thuyết kinh tế, đặc biệt là lý thuyết về giá trị lao động và hàng hoá của Karl Marx, để phân tích bản chất và sự hình thành của hàng hoá
Từ đó tổng hợp những vấn đề liên quan để hiểu sâu về các khái niệm Phân tích quá trình lịch sử ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá, nghiên cứu các giai đoạn khác nhau trong lịch sử phát triển kinh tế để hiểu sự chuyển đổi từ nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá.So sánh các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị hàng hoá trong các điều kiện khác nhau, ví dụ như tác động của lao động thủ công và lao động công nghệ cao, hay sự khác biệt về lượng giá trị hàng hoá giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển Sử dụng các mô hình kinh tế và công cụ định lượng để đo lường các yếu tố tác động đến lượng giá trị hàng hóa, ví dụ như năng suất lao động, chi phí sản xuất,
và thời gian lao động cần thiết Áp dụng kiến thức lý thuyết để phân tích các trường hợp cụ thể trong thực tiễn sản xuất và kinh doanh Từ đó rút ra các bài học, kinh nghiệm để áp dụng vào công tác quản lý sản xuất và điều tiết kinh tế
5 Kết cấu đề tài:
Mở đầu
Nội dung
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 5Chương I Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
1 Định nghĩa của chủ nghĩa Marx Lenin về sản xuất hàng hoá:
Trước hết, từ lý luận của Karl Marx về sản xuất hàng hoá, ta có thể hiểu sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế mà trong đó sản phẩm làm ra chủ yếu để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội thông qua các hoạt động trao đổi, mua bán chứ không phải để phục vụ cho nhu cầu của người trực tiếp làm
ra sản phẩm đó
2 Sơ lược về sự phát triển sản xuất hàng hoá:
Xuyên suốt lịch sử phát triển, xã hội loài người đã và đang trải qua hai kiểu
tổ chức kinh tế cơ bản Đó là kiểu sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hoá
a Sản xuất tự cung tự cấp
Trong đó, sản xuất tự cung tự cấp tồn tại chủ yếu trong thời kỳ nguyên thuỷ Ở kiểu sản xuất này, mỗi người sản xuất tồn tại độc lập, thậm chí biệt lập với nhau Điều này được thể hiện qua vòng tròn hoạt động khép kín của các chủ thể sản xuất: tự sản xuất - tự tiêu dùng Nếu trong cuộc sống phát sinh thêm nhu cầu cần được thoả mãn, họ phải tự tìm cách làm ra các sản phẩm và
sử dụng sao cho đáp ứng được những nhu cầu đó Ví dụ: muốn có lương thực cho bản thân và gia đình thì con người phải tự tìm cách trồng trọt, săn bắt, chăn nuôi; muốn có quần áo để mặc thì họ phải tìm cách trồng dâu nuôi tằm, dệt vải.Giữa các chủ thể sản xuất không phát triển quan hệ trao đổi, mua bán các sản phẩm lao động Do đó, cũng không tồn tại sự phân công lao động và ràng buộc về lợi ích kinh tế giữa những chủ thể này Đó là kiểu tổ chức kinh tế
mà sản phẩm lao động tạo ra để thoả mãn nhu cầu của người sản xuất Sản xuất tự cấp tự túc là đặc điểm nổi bật của nền kinh tế tự nhiên - tức là nền kinh tế mà hoạt động sản xuất của con người bị lệ thuộc và giới hạn bởi các yếu tố môi trường tự nhiên quanh họ
Trong quá khứ và đến tận ngày hôm nay, ta vẫn thấy đâu đó ý muốn làm sống dậy lý tưởng xây dựng nền kinh tế có thể tồn tại được hay thậm chí là trở thành siêu cường với năng lực tự cung tự cấp Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch toàn cầu Covid-19 đã để lại những hậu quả nghiêm trọng khi nhiều nước trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam, đã phải thực hiện các đợt đóng cửa, dựng lên những rào cản đối với sự lưu thông của cả con người và hàng hoá Đứng trước một thách thức lớn, khi nền kinh tế sản xuất hàng hoá bị đình trệ, hoàn toàn
dễ hiểu khi người ta đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tự lập của một nền kinh
tế Tuy vậy, lý tưởng “tự cường tuyệt đối” không những không thể vượt qua nền kinh tế sản xuất hàng hoá mà còn bộc lộ nhiều khó khăn hơn trong thời đại này
Hãy quay ngược thời gian về năm 2019 để làm một phép so sánh nhỏ Trong năm 2019, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng lúa gạo nước
ta là khoảng 43,8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu là 6,3 triệu tấn, tức tiêu thụ
Trang 6trong nước là 37,5 triệu tấn (bao gồm cả gạo dự trữ) Nếu chỉ dừng lại ở đây, thì Việt Nam đủ sức tự cường về lương thực, và chừng nào còn gạo thì chừng
ấy ta vẫn còn có thể tiếp tục giãn cách xã hội Tuy nhiên, để sản xuất ra lúa gạo với năng suất như vậy, người nông dân cần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, máy móc cơ giới hoá nông nghiệp Hầu hết những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất gạo ngày nay đều cần nguyên phụ liệu, máy móc, bao bì, hay chất liệu làm bao bì nhập khẩu Chỉ nói riêng về phân bón, giá trị nhập khẩu mặt hàng này tuy giảm dần trong những năm gần đây, vẫn duy trì ở mức gần 1
tỉ USD vào năm 2019, theo số liệu của Bộ Công thương
b Sản xuất hàng hóa:
Theo đà phát triển của nhân loại thì sự dư thừa một số sản phẩm nhất định từ quá trình sản xuất tự cung tự cấp và sự phát sinh những nhu cầu mới của chủ thể sản xuất đã dẫn chúng ta đến hoạt động trao đổi, mua bán các sản phẩm lao động Kiểu tổ chức sản xuất hàng hoá nghĩa là giữa những người sản xuất không tồn tại độc lập với nhau mà họ có quan hệ trao đổi, mua bán trên thị trường Hoạt động trao đổi, mua bán như vậy diễn ra ngày càng thường xuyên và phổ biến Các sản phẩm lao động lúc này đã trở thành hàng hoá Từ
đó nền kinh tế hàng hoá, hay sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại từ đây, đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử phát triển xã hội loài người, thúc đẩy xoá bỏ nền kinh tế tự nhiên để đẩy nhanh
sự phát triển của lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
3 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Theo lý luận của Karl Marx, có hai điều kiện để làm xuất hiện kiểu tổ chức kinh tế sản xuất
hàng hóa
a Phân công lao động xã hội :
là sự phân chia lao động vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác nhau của nền sản xuất xã hội
5 Trước kia, trong nền kinh tế tự nhiên thì người ta phải làm tất cả các công việc
từ trồng trọt, chăn nuôi đến hái lượm, may vá để đáp ứng được cùng lúc nhiều nhu cầu cá nhân của chủ thể sản xuất Khác với sản xuất tụ cung tự cấp, nền kinh tế sản xuất hàng hoá sẽ phân công mỗi người chỉ chuyên môn hoá sản xuất một công việc nhất định Khi chia quá trình sản xuất thành nhiều mảng công việc đặc thù khác nhau - tức là tạo điều kiện tối đa cho một người tiếp cận và thực hiện công việc đó với mức thành thục cao thì năng suất lao động tăng lên, số lượng sản phẩm làm ra nhanh chóng vượt xa so với nhu cầu
cá nhân người sản xuất Sản phẩm dư thừa khi đó được mang ra trao đổi với nhau Đây là điều kiện cần để dẫn đến việc trao đổi hàng hoá Về vấn đề phân công lao động, cũng có thể hiểu theo hướng, khi xã hội đã phân chia những ngành nghề độc lập với nhau như vậy, thì những người sản xuất này không thể tồn tại biệt lập xa cách nhau Phân công lao động xã hội sẽ làm cho các chủ thể sản xuất phụ thuộc vào nhau Sở dĩ có mối quan hệ phụ thuộc này vì khi ấy chủ thể sản xuất chỉ thành thạo một công việc hay vài công việc, từ đó chỉ có
Trang 7thể sản xuất một hay vài loại hàng hoá Số lượng hàng hoá đó chỉ giải quyết được một số nhu cầu nhất định, chứ không thể bao quát được hết nhu cầu của người sản xuất đó Ta có thể lấy một ví dụ đơn giàn như sau: một người nông dân chuyên trồng lúa sẽ có kinh nghiệm tạo ra thóc lúa với trình độ tay nghề cao Tuy nhiên, dù người nông dân ấy có giỏi làm ra nhiều thóc gạo đế đâu, thì gạo cũng chỉ mới thoả mãn cho nhu cầu ăn của họ thôi Cuộc sống của anh ta hẳn còn vô vàn những nhu cầu khác: nhu cầu mặc, uống, vui chơi Ngay cả trong ăn uống thì cũng không phải chỉ ăn mỗi gạo là có thể sống
từ ngày này sang ngày khác Anh ta cần rau, thịt, cá, trái cây để thoả mãn nhu cầu ăn uống hàng ngày Điều đó có nghĩa là anh ta phải ở với người chuyên nuôi lợn, nuôi cá, trồng rau để dùng gạo của mình trao đổi, mua bán các loại hàng hoá ấy Tóm lại, vì nhu cầu cuộc sống cần rất nhiều loại sản phẩm trong khi một người chỉ tạo ra một hay một số loại sản phẩm, nên chủ thể sản xuất không thể tồn tại một mình
b Sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể sản xuất:
Phân công lao động xã hội là một điều kiện cần để xuất hiện sản xuất hàng hoá, tuy vậy có một thực tế là từ xã hội cộng sản nguyên thuỷ đã có sự phân công lao động ở mức độ nhất định nhưng chưa xuất hiện trao đổi sản phẩm Lịch sử đã cho thấy, trong những thị tộc, bộ tộc thì việc lao động được chia ra cho các đối tượng khác nhau, như thanh niên mạnh khoẻ sẽ tham gia săn bắt thú rừng, đào hang dựng nhà Trong khi đó người cao tuổi và phụ nữ mềm yếu sẽ chịu trách nhiệm trồng trọt, hái lượm, chăm sóc trẻ nhỏ Như vậy ở đây đã có sự phân chia lao động xã hội, dù chỉ ở mức độ cơ bản, nhưng ta không thấy xuất hiện hoạt động trao đổi sản phẩm lao động Đó là bởi vị trong
xã hội cộng sản nguyên thuỷ, sản phẩm do sức lao động của một người tạo ra cũng được xem là của cải chung của toàn bộ cộng đồng
Họ không cần phải trao đổi, vì mọi thứ đều thuộc sở hữu chung Đây là lúc điều kiện thứ hai của tồn tại sản xuất hàng hoá ra đời Sự tách biệt về lợi ích kinh tế làm cho người sản xuất thành chủ thể sản xuất độc lập - tức là họ có quyền sở hữu, sử dụng, khai thác đối với sản phẩm do mình làm ra Người khác nếu muốn tiêu dùng hàng hoá của họ thì bắt buộc phải thông qua hoạt động trao đổi mua bán chứ không thể tuỳ tiện sử dụng Quyền sở hữu của từng chủ thể sản xuất dẫn đến hiện tượng những người sản xuất tồn tại độc lập với nhau đối diện với nhau trên thị trường Nếu ta muốn lấy sản phẩm của người khác thì phải có sản phẩm tương đương để trao đổi theo nguyên tắc ngang giá Chính điều kiện thứ hai, kết hợp với điều kiện thứ nhất làm nảy sinh quan hệ trao đổi sản phẩm giữa người sản xuất này với người sản xuất khác Từ đó, sản xuất hàng hoá ra đời
4 Ưu thế và mặt trái của sản xuất hàng hoá :
a Ưu thế của sản xuất hàng hoá :
Thực tế đã cho thấy, sản xuất hàng hoá giúp giải phóng sức sản xuất của xã hội, mở đường cho lực lượng sản xuất không ngừng phát triển Trong sản xuất
tự cấp tự túc thì mỗi người đi theo vòng tròn khép kín: tự sản tự tiêu Chính nhu cầu tiêu dùng của người sản xuất đã hạn chế việc tái sản xuất, dù nguồn
Trang 8lực còn dồi dào Do mục đích chính của họ là sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của người trực tiếp làm ra sản phẩm nên họ có xu hướng chỉ sản xuất đủ ăn
đủ dùng, chứ không có dư để mang đi trao đổi với người khác Khi sản xuất hàng hoá ra đời, các chủ thể lao động đã được cởi sợi dây mang tên “nhu cầu”
để tiếp tục cho hoạt động sản xuất diễn ra một cách tích cực, bởi họ đã biết cần phải làm gì với số lượng hàng hoá dôi dư Sản xuất hàng hoá ra đời cũng thúc đẩy lực lượng sản xuất yên tâm phát triển mà không cần lo lắng về các yếu tố đầu vào của sản xuất Trong sản xuất tụ cung tự cấp, nếu một người có con trâu cái cày thì ngoài làm ruộng ra họ không biết phải làm gì Chính bởi vì tiềm năng sản xuất của họ bị giới hạn bới các yếu tố đầu vào như máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu Với sản xuất hàng hoá thì khác, yếu tố đầu của sản xuất vào có thể trao đổi với người khác hoặc dễ tìm thấy trên thị trường, nên chỉ cần có ý tưởng sản xuất, có sức lao động thì tất cả nguồn lực khác đều có thể được bổ sung Giờ đây, nếu trong tay một người chỉ có con trâu và cái cày,
họ vẫn hoàn toàn có thể bắt tay vào mở một cửa hàng điện tử, nhờ vào nền kinh tế sản xuất hàng hoá tạo điều kiện cho anh ta bán trâu, gây vốn để nhập
về nguồn hàng mới
Ngoài ra, sản xuất hàng hoá còn có các ưu thế khác, như khai thác hiệu quả lợi thế về tự nhiên, xã hội dựa trên phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá; hay kinh tế hàng hoá còn tạo điều kiện và thúc đẩy việc nghiên cứu
và ứng dụng những thành tựu nghiên cứu khoa học vào sản xuất qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển; sản xuất hàng hoá là mô hình kinh tế mở, thúc đẩy giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá, tạo điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của xã hội Bất kỳ quốc gia nào có nền sản xuất hàng hoá đều mở cửa kinh tế
Mở của kinh tế cho phép tận dụng được các nguồn lực mà trong nước còn yếu Ví dụ như: Việt Nam mở cửa hội nhập quốc tế và khu vực có thể tận dụng được nguồn lực về vốn, về công nghệ thậm chí học hỏi được các phương thức quản lý tiên tiến từ bên ngoài
b Mặt trái của sản xuất hàng hoá
Trong quá trình phát triển sản xuất hàng hoá, vẫn còn nhiều hạn chế, ví dụ như vấn đề phân hoá giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng; đời sống vật chất và tinh thần của một bộ phân dân cư, nhất
là nông dân ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa chậm được cải thiện, ít được hưởng lợi từ thành quả tăng trưởng chung của nền kinh tế Yếu tố vật chất được đề cao, yếu tố tinh thần, đạo đức có lúc, có nơi bị xem nhẹ Do vậy, đã xuất hiện những biểu hiện của chủ nghĩa vị kỷ, cá nhân, coi trọng đồng tiền, xem thường truyền thống đạo lý, tác động xấu tới đời sống xã hội
5 Ý nghĩa thực tiễn về áp dụng sản xuất hàng hoá đối với Việt Nam
a Thực trạng nền sản xuất hàng hoá
Từ nền sản xuất hàng hoá giản đơn thời phong kiến tới nền kinh tế hàng hoá sau này, nền sản xuất hàng hoá của nước ta đã không ngừng biến đổi và phát triển Thời kì phong kiến, trình độ lao động, năng suất lao động nước ta chưa cao, chính sách bế quan ở một số triều đại kìm hãm sự lưu thông hàng
Trang 9hoá Sở hữu về tư liệu lao động nằm trong tay một số ít người ở tầng lớp trên Tóm lại, ở thời kì này, nền sản xuất hàng hoá ở nước ta mới chỉ xuất hiện, chưa phát triển.Trong thời kì bao cấp trước đổi mới, nền kinh tế hàng hoá đồng thời là nền kinh tế kế hoạch Cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp kìm hãm sự phá triển của nền sản xuất hàng hoá Biến hình thức tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu động lực sản xuất, thủ tiêu cạnh tranh và lưu thông thị trường Sự nhận thức sai lầm của nước ta thời kì này đã khiến nền kinh tế suy sụp, sức sản xuất hàng hoá xuống dốc không phanh Từ năm
1976 đến 1980, thu nhập quốc dân tăng rất chậm, có năm còn giảm: Năm
1977 tăng 2,8%, năm 1978 tăng 2,3%, năm 1979 giảm 2%, năm 1980 giảm 1,4%, bình quân 1977-1980 chỉ tăng 0,4%/năm, thấp xa so với tốc độ tăng trưởng dân số, thu nhập quốc dân bình quân đầu người bị sụt giảm 14%
b Chuyển biến tích cực của nền kinh tế
Từ năm 1986, sau khi Đảng và Nhà nước đã kịp thời chuyển đổi nền kinh
tế sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế sản xuất hàng hoá nước ta đã có bước phát triển mạnh mẽ Thời kì này chia thành
3 giai đoạn:
+Giai đoạn 1986 - 2000:
Giai đoạn chuyển tiếp của nền kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Thị trường và nền kinh tế nhiều thành phần được công nhận và bước đầu phát triển Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Tuy nhiên, thời kì này nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại chưa giải quyết được Điều này khiến nền kinh tế chậm phát triển chiều sâu
+Giai đoạn 2000 - 2007:
đây là giai đoạn nền kinh tế hàng hoá ở nước ta phát triển mạnh mẽ GDP liên tục tăng mạnh Tốc độ tăng trưởng năm 2007 là 8,5%, cao nhất kể từ năm
1997 đến nay Việc gia nhập WTO giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế hàng
dễ hóa dàng hơn khi có cơ hội mở rộng thị trường ra thế giới
+Giai đoạn 2007 - nay:
kinh tế Việt Nam có dấu hiệu chững lại Tăng trưởng GDP giảm tốc và tăng bình quân là 6,2% trong khi mức tăng trưởng bình quân của CPI là 11,8% Lạm phát kéo dài trong 2 năm 2012 và 2013 Các chính sách đưa ra dường như không đem lại hiệu quả mong muốn
Chương II Khái niệm hàng hoá 1.khái niệm hàng hoá
Trang 10Theo quan điểm của Karl Marx “hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người được sản xuất ra để trao đổi, mua bán.”
Hàng hoá có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể Từ đó, ta kết luận được để có thể trở thành cần đáp ứng đủ yếu tố:
- Là sản phẩm của lao động
- Được tạo ra nhằm mục đích trao đổi, mua bán trên thị trường
- Đáp ứng cho nhu cầu cá nhân hoặc nhu cầu sản xuất
2 Thuộc tính của hàng hoá:
“Dù khác nhau về hình thái tồn tại, song mọi hàng hoá đều có hai thuộc tính
là giá trị sử dụng và giá trị.”
a Giá trị sử dụng:
- Giá trị sử dụng là công dụng của hàng hoá có thể thoả mãn một số nhu cầu nào đó của con người (có thể là nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần, nhu cầu
cá nhân, nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất…)
- Giá trị sử dụng hàng hoá có các đặc điểm như sau:
+ Giá trị sử dụng do thuộc tính tự nhiên của hàng hoá đó quy định Hàng hoá không nhất thiết chỉ có một giá trị sử dụng duy nhất Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển người ta càng phát hiện ra nhiều thuộc tính mới của hàng hoá
và sử dụng chúng cho nhiều mục đích khác nhau
+ Giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hoặc mọi kiểu tổ chức sản xuất
+ Giá trị sử dụng không dành cho bản thân người sản xuất hàng hoá mà cho người tiêu dùng hàng hoá (xã hội) Người mua có quyền sở hữu và sử dụng hàng hoá theo mục đích của họ Vì vậy , sản phẩm hàng hoá ngày một hoàn thiện hơn để đáp ứng nhu cầu của xã hội
b Giá trị :
Theo Karl Marx “giá trị của hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá.”
Muốn hiểu được giá trị hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi Karl Marx viết: “Giá trị trao đổi trước hết biểu hiện ra như là một quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác”
Ví dụ: ta có sự trao đổi 1 con gà = 10 cân táo
Câu hỏi đặt ra là tại sao gà và táo, vốn là hai loại hàng hoá khác nhau, lại trao đổi được với nhau?
Câu trả lời là nếu gạt giá trị sử dụng của sản phẩm sang một bên, thì giữa gà
và táo chỉ có một cái chung: chúng đều là sản phẩm của lao động Để nuôi được gà và trồng được táo, những người nông dân đều phải hao phí lao động
để sản xuất ra chúng Hao phí lao động là cơ sở chung để so sánh gà với táo,
để trao đổi giữa chúng với nhau Sở dĩ phải trao đổi theo một tỷ lệ nhất định, (1 con gà = 10 cân táo), vì người ta cho rằng lao động hao phí nuôi 1 con gà bằng lao động hao phí để trồng ra 10 cân táo Lao động hao phí để sản xuất ra hàng hoá ẩn giấu trong hàng hoá chính là giá trị của hàng hoá Từ sự phân tích