1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bàn về hiện tượng sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ “chế” trên mạng xã hội nay

16 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bàn Về Hiện Tượng Sử Dụng Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ “Chế” Trên Mạng Xã Hội Nay
Tác giả Trương Thị Kiều Ân, Phạm Trọng Bình, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Thị Kim Hường, Nguyễn Lê Hoài Ngọc, Thái Thị Ánh Nguyệt, Trần Ngọc Thảo Uyên, Trương Nguyễn Khánh Vy
Người hướng dẫn GVBM: Phạm Thị Thắm
Trường học Trường Đại Học Công Thương Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tiếng Việt Thực Hành
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,83 MB

Nội dung

Khảo sát một số ý kiến của mọi người về hiện tượng “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội nay” Khảo sát ở ngoài và kết hợp với những ý kiến của các giáo sư, nhà văn,

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN Học phần: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Đề tài BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ “CHẾ” TRÊN MẠNG XÃ HỘI NAY GVBM: PHẠM THỊ THẮM

SVTH: TRƯƠNG THỊ KIỀU ÂN - 2030230012

PHẠM TRỌNG BÌNH - 2030230016

NGUYỄN THU HÀ - 2030230040

NGUYỄN THỊ KIM HƯỜNG - 2030230075

NGUYỄN LÊ HOÀI NGỌC - 2030230147

THÁI THỊ ÁNH NGUYỆT - 2030230153

TRẦN NGỌC THẢO UYÊN - 2030230253

TRƯƠNG NGUYỄN KHÁNH VY - 2030230266

Lớp: 14DHQTDVNH01

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH VÀ ẨM THỰC

TIỂU LUẬN Học phần: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH

Đề tài BÀN VỀ HIỆN TƯỢNG SỬ DỤNG CA DAO, TỤC NGỮ, THÀNH NGỮ “CHẾ” TRÊN MẠNG XÃ HỘI NAY GVBM: PHẠM THỊ THẮM

SVTH: TRƯƠNG THỊ KIỀU ÂN - 2030230012

PHẠM TRỌNG BÌNH - 2030230016

NGUYỄN THU HÀ - 2030230040

NGUYỄN THỊ KIM HƯỜNG - 2030230075

NGUYỄN LÊ HOÀI NGỌC - 2030230147

THÁI THỊ ÁNH NGUYỆT - 2030230153

TRẦN NGỌC THẢO UYÊN - 2030230253

TRƯƠNG NGUYỄN KHÁNH VY - 2030230266

Lớp: 14DHQTDVNH01

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lí do chọn đề tài 2

2 Thực trạng 3

3 Bàn luận về vấn đề 4

3.1 Nguồn gốc, tác giả của trào lưu “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội nay” 4

3.2 Vì sao ca dao, tục ngữ, thành ngữ “chế” lại trở thành một trào lưu và thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dùng? 6

3.3 Khảo sát một số ý kiến của mọi người về hiện tượng “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội nay” (Khảo sát ở ngoài và kết hợp với những ý kiến của các giáo sư, nhà văn, nhà thơ,… có trên Internet) 7

3.4 Mặt tích cực và tiêu cực của hiện tượng “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội nay” 9

3.5 Quan điểm của nhóm về trào lưu “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội nay”, dự đoán về sự kéo dài của nó và đưa ra những giải pháp để hạn chế đi hệ luỵ từ nó 11

4 Kết luận 12

5 Lời cảm ơn 12

6 Tài liệu tham khảo 13

1

Trang 4

1 Lí do chọn đề tài:

Thời gian qua, những câu ca dao tục ngữ bị "cải biên" lại bỗng được cư dân mạng, đặc biệt là người trẻ thích thú Có thể kể như: "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn" tự dưng được đọc thành "Vỏ quýt dày có máy xay sinh tố", "Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau" đã được biến tấu thành "Khôn ngoan đối đáp người ngoài/Gà chiên nước mắm vịt thì nấu chao" Hay câu: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" vốn quen thuộc nhưng giờ đây lại được đọc thành "Đi một ngày đang tốn 100.000 đồng mua trà sữa" Hiện nay trên nhiều nền tảng mạng xã hội đã xuất hiện những video liên quan đến hiện tượng này nhưng đa phần lại được giới trẻ hưởng ứng được thể hiện qua việc phần lớn các bình luận đều cho biết thật sự vui và cảm thấy hài hước với sự

"sáng tạo" này Thay vì đọc những câu ca dao, tục ngữ quen thuộc, thì lại được đọc với góc nhìn mới mẻ hơn, và đôi khi phù hợp với cuộc sống người trẻ hiện nay Để rồi sau đó, hàng loạt người trẻ bắt chước "chế tác" những câu ca dao tục ngữ nhằm ăn theo trào lưu này Nào là: "Có công mài sắt, có ngày thành xà ben", "Vỏ quýt dày có dao gọt", "Ông

ăn chả thì bà ăn rau", nào là: "Nhà sạch thì mát bát sạch vì chưa tới giờ ăn", "Gần mực thì đen, gần đèn hơi chói mắt" Những điều đó làm mất đi ý nghĩa vốn có của những ca dao, tục ngữ, bị ‘biến tấu’ làm loạn não, không nhớ câu gốc Trào lưu "cải biên" ca dao tục ngữ được người trẻ ưa chuộng vì bản thân họ muốn vui vẻ cũng như vì muốn "câu like" Tuy nhiên, việc làm này để lại hệ lụy "Một là khi ca dao tục ngữ bị bóp méo sẽ không còn có ý nghĩa đẹp đẽ như ban đầu Hai là việc lạm dụng "cải biên" sa đà sẽ khiến kho tàng ca dao tục ngữ không còn nguyên giá trị tốt đẹp Vì vậy, chúng em chọn đề tài “Bàn

về hiện tượng sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội ngày nay” nhằm

để phê phán về hành động ‘cải biên’ ca dao, tục ngữ và giúp mọi người nhận định được hành động này là trái với thuần phong mĩ tục của Việt Nam Từ đó, giúp chúng ta hiểu rõ thêm về ca dao, tục ngữ mà xưa nay ông cha ta đã dạy

2

Trang 5

2 Thực trạng:

Những câu ca dao tục ngữ vốn ăn sâu trong tiềm thức người Việt bỗng dưng bị "cải biên" Ngạc nhiên là việc thay đổi biến tấu ca dao tục ngữ lại là "trend", thành trào lưu của người trẻ

Ngoài ra, gần đây cư dân mạng chia sẻ rầm rộ câu nói “Sức chịu đựng của con người cũng có giới thiệu” đến từ một cô gái bình luận trên mạng khiến không ít người tò mò Câu nói gốc của câu này là “Sức chịu đựng của con người có giới hạn” Không chỉ những câu nói thông thường trong cuộc sống hàng ngày mà ca dao, tục ngữ cũng được “chế” theo trào lưu này Ví dụ: “Ăn quả nhớ kẻ chân mày”: Câu này nguyên bản là “Ăn quả nhớ

kẻ trồng cây” Ở đây, tác giả đã thay từ “trồng cây” bằng “chân mày” và dựa trên hiện tượng đồng âm khác nghĩa của từ “kẻ”, “kẻ trồng cây’” (“kẻ” là danh từ chỉ người, nhưng không cụ thể là ai); “kẻ chân mày ” (“kẻ” là động từ chi hoạt động tạo nên đường hoặc nét thẳng trên một bề mặt nào đó) Theo cách này, chỉ cần thay thế từ cuối cùng của câu ca dao, tục ngữ gốc thành một cụm có nghĩa khác Những câu ca dao “chế” này bị chuyển sang theo một nghĩa hoàn toàn mới, khác xa với ý nghĩa ban đầu và không còn giá trị giáo dục như trước Câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” khuyên người được hưởng thành quả lao động (về mọi mặt) phải nhớ ơn người đã mất công lao để tạo ra những thành quả đó hoặc thế hệ sau biết ơn thế hệ trước Trong khi đó, câu “Ăn quả nhớ kẻ chân màỵ ” lại có nghĩa khi ăn quả thì người ăn phải kẻ lông mày Câu tục ngữ “chế” được giới trẻ sáng tạo ra nhằm nói chuyện, bình luận với nhau để tăng tính hấp dẫn, sự vui vẻ, trẻ trung trong các cuộc trò chuyện, bàn luận Nếu câu tục ngữ gốc với nội dung và mục đích chính là giáo dục, răn dạy thì đến câu tục ngữ “chế” mục đích chủ yếu chỉ dừng lại ở tính giải trí Không những thế trào lưu “chế” ca dao, tục ngữ theo kiểu chế câu ca dao, tục ngữ này ghép với một vế của câu ca dao, tục ngữ khác bắt đầu xuất hiện từ năm 2017 trong một sản phẩm “parody” của diễn viên hài Huỳnh Lập và Quang Trung Từ đó nó tiếp tục trở lại thành “hot trend” trong giới trẻ Ở sản phẩm "Tình cờ gặp nhau ”, hai cây hài đã có màn đối đáp đầy ngẫu hứng bằng những câu ca dao “chế”: “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon ” Ở câu này, tác giả đã ghép hai vế từ hai câu

ca dao khác nhau, vế một được lấy từ câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/Người khôn

3

Trang 6

nói tiếng dịu dàng dễ nghe ” là câu ca dao khuyên chúng ta về cách cư xử giữa người với người, vế thứ hai lại được lấy từ câu ca dao “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” Đó là câu ca dao ngợi ca tình yêu thủy chung của những đôi vợ chồng lao động nghèo, trong cái nghèo vẫn có niềm vui Râu tôm và ruột bầu là những thứ rẻ tiền hoặc chỉ để bỏ đi, song mối tình đẹp, sự yêu thương, gắn bó của những đôi vợ chồng ấy đã tạo cho họ một cảm nhận rằng bát canh nấu với râu tôm và ruột bầu cũng vẫn ngon Có thể thấy hai câu ca dao trên không có liên kết về nội dung nên câu ca dao “chế” cũng không có nghĩa, người tiếp nhận không thể hiểu khi nghe, đọc Mặt khác, xét về mặt hình thức, câu ca dao cũng “lệch chuẩn”, câu ca dao dù vế đầu có 6 chữ, vế thứ hai có 8 chữ nhưng vần của hai vế không tuân thủ theo thể thơ lục bát - chữ cuối của câu sáu

“rang” không hợp vần với chữ thứ sáu của câu tám “đầu”

Dù không có ý nghĩa nhưng ca dao, tục ngữ chế vẫn khiến người trẻ thích thú đọc theo, sử dụng viết thành những trạng thái trên mạng xã hội, để chứng tỏ không đứng ngoài cuộc trong một trào lưu đang thịnh hành là "cải biên" ca dao tục ngữ

Thời gian gần đây trên mạng xã hội, những câu ca dao, tục ngữ vốn dĩ đã rất quen thuộc từ bao đời bỗng dưng lại được biến tấu hoàn toàn mới lạ nhờ cách đọc ngược thú vị

và hài hước

* Ví dụ về ca dao chế:

- “Được voi đòi tiên” thì lại được biến tấu thành “Được voi đòi Hai Bà Trưng”

- “Quả quýt dày có móng tay nhọn” thì thành “Quả quýt dày có máy xay sinh tố”

- "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" thì thành "Đi một ngày đang tốn 100.000 đồng mua trà sữa"

- “Có chí thì nên” thì thành "Có chí thì ghê"

4

Trang 8

3 Bàn luận về vấn đề:

3.1 Nguồn gốc, tác giả của trào lưu “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ

‘chế’ trên mạng xã hội nay”:

Những ca dao tục ngữ chế nổi tiếng thường không có nguồn gốc cụ thể và tác giả rõ ràng, vì chúng thường được truyền miệng và lan truyền qua thời gian Nhiều ca dao tục ngữ chế đã được tạo ra bởi cộng đồng mạng và lan truyền rộng rãi trên các diễn đàn, trang mạng xã hội, trang web hài hước

Việc tìm ra nguồn gốc và tác giả của một ca dao tục ngữ chế không phải lúc nào cũng

dễ dàng, vì các tác phẩm này thường được đóng góp bởi nhiều người và biến đổi theo thời gian Một số ca dao tục ngữ chế cũng có thể được tạo ra một cách không chính thức và không có mục đích riêng biệt

Nếu bạn quan tâm đến nguồn gốc và tác giả của một ca dao tục ngữ chế cụ thể, bạn có thể tìm các thông tin liên quan trên các diễn đàn, trang web văn hóa dân gian hoặc tham gia cộng đồng mạng để tìm hiểu thêm Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các ca dao tục ngữ chế đều có nguồn gốc và tác giả rõ ràng

Trend ca dao “cải tiến” hoá ra đã có từ năm 2017, “tổ nghề” không ai khác chính là Huỳnh Lập!

Cơn sốt ca dao, tục ngữ “cải tiến” theo phong cách mix - match này không chỉ tạo ra trào lưu trong giới trẻ bởi độ hợp thời, mới lạ mà nó đặc biệt còn rất dễ sử dụng và có khả

6

Trang 9

năng tấu hài cực mạnh Thế nhưng mấy ai biết được rằng hot trend này đã có từ năm 2017 trong một sản phẩm parody của Huỳnh Lập và Quang Trung Ở parody Tình Cờ Gặp Nhau, hai cây hài đã có màn đối đáp đầy ngẫu hứng bằng những câu ca dao nghe xong mà khán giả chỉ biết cười vì chẳng hiểu gì:

"Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon."

"Kim vàng ai nỡ uốn câu Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng."

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương Có đỏ mà không có thơm thì nên cơm cháo gì."

Dù bản thân đã từng "chơi" ca dao cách đây gần 3 năm nhưng có vẻ chính Huỳnh Lập cũng không nhớ lắm về huyền thoại này Thế nên ngay khi trào lưu biến tấu ca dao gây sốt trên cộng đồng mạng, nam diễn viên cũng lập tức bắt trend bằng loạt ca dao tự chế Hiện tượng mới này bắt đầu từ facebook Mai Ngọc Tuấn với câu ca dao tưởng sai nhưng lại thành trend: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương giá gương” Ngay sau đó, cách biến tấu ca dao nghe thì có vẻ "nhạt nhẽo" này bỗng khiến cho cư dân mạng phát cuồng và nô nức tham gia vào trào lưu

3.2 Vì sao ca dao, tục ngữ, thành ngữ “chế” lại trở thành một trào lưu và thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của đông đảo người dùng?

Trend ca dao tục ngữ chế là gì?

Trend ca dao tục ngữ chế là một biểu hiện văn hóa độc đáo của người Việt Nam, mang tính chất hài hước và sắc bén Những câu ca dao và tục ngữ chế không chỉ gợi cười mà còn chứa đựng sự sáng tạo và khéo léo trong lời nói Nhờ vào những câu chế này, chúng

ta có thể thấy được tính khéo léo và hài hước của người Việt Những câu chế này giúp chúng ta thư giãn và tạo tiếng cười, làm tăng sự vui vẻ và đem lại niềm vui cho cuộc sống hàng ngày

Có những nguồn gốc và tác giả nào đã tạo ra những ca dao tục ngữ chế nổi tiếng?

Nếu bạn quan tâm đến nguồn gốc và tác giả của một ca dao tục ngữ chế cụ thể, bạn có thể tìm các thông tin liên quan trên các diễn đàn, trang web văn hóa dân gian hoặc tham gia cộng đồng mạng để tìm hiểu thêm Tuy nhiên, cần lưu ý rằng không phải tất cả các ca dao tục ngữ chế đều có nguồn gốc và tác giả rõ

7

Trang 10

Những câu ca dao tục ngữ chế này được chia sẻ rộng rãi và thú vị hiện nay do mang tính chất châm biếm, hài hước và phản ánh một cách duyèn dáng nhưng không vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục truyền thống của dân tộc

Trend ca dao tục ngữ chế là một biểu hiện văn hóa độc đáo của người Việt Nam, mang tính chất hài hước và sắc bén Những câu ca dao và tục ngữ chế không chỉ gợi cười mà còn chứa đựng sự sáng tạo và khéo léo trong lời nói Nhờ vào những câu chế này, chúng

ta có thể thấy được tính khéo léo và hài hước của người Việt Những câu chế này giúp chúng ta thư giãn và tạo tiếng cười, làm tăng sự vui vẻ và đem lại niềm vui cho cuộc sống hàng ngày

Tại sao ca dao tục ngữ chế trở thành một trend và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng?

1 Tính chất giải trí: Ca dao tục ngữ chế mang tính chất giải trí cao, với những câu châm biếm, hài hước và thường mang tính chất gần gũi, dân dã Điều này thu hút sự quan tâm của người dùng và tạo nên sự hài hước, thú vị khi đọc, nghe hoặc chia sẻ các câu ca dao này

2 Tính tương tác và chia sẻ: Ca dao tục ngữ chế thường được lan truyền qua mạng xã hội và được chia sẻ rộng rãi Người dùng có thể dễ dàng chia sẻ các câu ca dao này qua các platform như Facebook, Instagram, Twitter, YouTube và các trang web khác Điều này tạo nên tính tương tác cao và khả năng lan truyền nhanh chóng của trend này

3 Tính định hình và thể hiện quan điểm: Các câu ca dao tục ngữ chế thường mang tính chất phê phán, châm biếm về các vấn đề trong xã hội, văn hóa hay cá nhân Nhờ vào lối viết chắc chắn, hài hước và sáng tạo, người dùng có thể dễ dàng thể hiện quan điểm của mình và chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của mình thông qua các câu ca dao này

4 Tính phổ biến của mạng xã hội: Mạng xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và lan truyền các trend Với sự phổ biến của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, người dùng có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia vào trend ca dao tục ngữ chế một cách nhanh chóng và tiện lợi

8

Trang 11

Tổng hợp lại, ca dao tục ngữ chế trở thành một trend và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dùng nhờ tính giải trí, tính tương tác và chia sẻ, tính định hình và thể hiện quan điểm, cùng với sự phổ biến của mạng xã hội

3.3 Khảo sát một số ý kiến của mọi người về hiện tượng “ Sử dụng ca dao, tục ngữ, thành ngữ ‘chế’ trên mạng xã hội nay” (Khảo sát ở ngoài và kết hợp với những ý kiến của các giáo sư, nhà văn, nhà thơ,… có trên Internet):

Những câu ca dao tục ngữ vốn ăn sâu trong tiềm thức người Việt bỗng dưng bị "cải biên" Ngạc nhiên là việc thay đổi biến tấu ca dao tục ngữ lại là "trend", thành trào lưu của người trẻ

Lê Thị Mỹ Dung, sinh viên Trường ĐH Văn Lang, cho biết đọc xong những câu ca dao tục ngữ đã bị "biến tấu" làm "loạn não", không nhớ câu gốc Trần Anh Thư, sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng nói: "Ai thấy vui chứ mình thấy tào lao Đọc chệch đi như thế làm mất ý nghĩa vốn có của những câu ca dao tục ngữ"

Đây không phải là lần đầu tiên những câu ca dao tục ngữ bị đọc khác đi, tạo thành trào lưu trên mạng Cách đây không lâu, việc đọc các câu ca dao, tục ngữ mà hai chữ cuối giống nhau cũng từng một thời là 'trend' thu hút người trẻ tham gia Như câu: "Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng" được đọc thành:

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương giá gương" Hay "Ai

ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần" trở thành: "Ai ơi bưng bát cơm đầy/Dẻo thơm một hạt đắng cay cơm đầy" Dù không có ý nghĩa nhưng vẫn khiến người trẻ thích thú đọc theo, sử dụng viết thành những trạng thái trên mạng xã hội, để chứng tỏ không đứng ngoài cuộc trong một trào lưu đang thịnh hành là "cải biên" ca dao tục ngữ

Về vấn đề này, nhà thơ, nhà văn Trần Đức Sơn, giáo viên dạy văn, Trường THPT Mộ Đức 2, Quảng Ngãi, cho rằng sở dĩ trào lưu "cải biên" ca dao tục ngữ được người trẻ ưa chuộng vì bản thân họ muốn vui vẻ cũng như vì muốn "câu like" Tuy nhiên, việc làm này

để lại hệ lụy "Một là khi ca dao tục ngữ bị bóp méo sẽ không còn có ý nghĩa đẹp đẽ như

9

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w