1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học: Phép tu từ so sánh trong một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao

129 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phép Tu Từ So Sánh Trong Một Số Truyện Ngắn Của Nhà Văn Nam Cao
Tác giả Phạm Thị Huệ
Người hướng dẫn TS. Hồ Thị Kim Ánh
Trường học Trường Đại Học Hải Phòng
Chuyên ngành Ngôn Ngữ Việt Nam
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 1,91 MB

Nội dung

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao nói chung cũng như đi sâu vào làm rõ những giá trị nghệ thuật

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ HUỆ

PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG MỘT SỐ

TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ HUỆ

PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG MỘT SỐ

TRUYỆN NGẮN CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM

MÃ SỐ: 8220102

Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Thị Kim Ánh

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 3

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Đề tài “Phép tu từ so sánh trong một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao” là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả trong luận văn đảm bảo độ chính xác từ nguồn ngữ liệu khảo sát, và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Phạm Thị Huệ

Trang 4

ii

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập thể đội ngũ thầy, cô giáo Trường Đại học Hải Phòng đã giảng dạy, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập tại nhà trường; cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo và đồng nghiệp nơi công tác; cảm ơn sự động viên, giúp của gia đình

và bạn bè để tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ học tập và thực hiện luận văn Đặc biệt, tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn

luận văn TS Hồ Thị Kim Ánh, cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn để tôi

hoàn thành nhiệm vụ

Luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy, cô giáo và đồng nghiệp… để luận văn được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Thị Huệ

Trang 5

iii

MỤC LỤC

TRANG LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

1.1 Khái quát về phép tu từ so sánh 8

1.1.1 Khái niệm phép tu từ 8

1.1.2 Khái niệm phép tu từ so sánh 9

1.1.3 Cấu trúc phép tu từ so sánh 11

1.1.4 So sánh và ẩn dụ 18

1.1.5 Phong cách và phong cách nghệ thuật 19

1.2 Vài nét về Nam Cao và truyện ngắn của Nam Cao 20

1.2.1 Tiểu sử của nhà văn Nam Cao 20

1.2.2 Sự nghiệp văn học của Nam Cao 22

Tiểu kết chương 1 27

CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN NAM CAO 28

2.1 Cấu trúc của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn Nam Cao 28

2.1.1 Phép tu từ so sánh có cấu trúc đầy đủ 28

2.1.2 Phép tu từ so sánh có cấu trúc không đầy đủ 31

2.1.3 Phép tu từ so sánh có cấu trúc so sánh đảo 35

2.2 Trường từ vựng ngữ nghĩa của yếu tố so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao 37

2.2.1 Yếu tố so sánh thuộc trường con người và bộ phận cơ thể người 38

Trang 6

iv

2.2.2 Yếu tố so sánh thuộc trường đồ vật 39

2.2.3 Yếu tố so sánh thuộc trường động vật và bộ phận của động vật 41

2.2.4 Yếu tố so sánh thuộc trường thực vật 44

2.2.5 Yếu tố so sánh thuộc trường hiện tượng tự nhiên 45

2.2.6 Yếu tố so sánh thuộc trường không gian và thời gian 46

2.3 Mục đích của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao 46

2.3.1 So sánh để đánh giá, nhận xét 47

2.3.2 So sánh để giải thích 49

2.3.3 So sánh để miêu tả 50

2.3.4 So sánh để bộc lộ cảm xúc 52

2.4 Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao 53

2.4.1 Quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B: trừu tượng - cụ thể 54

2.4.2 Quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B: cụ thể - cụ thể 56

2.4.3 Quan hệ ngữ nghĩa giữa vế A và vế B: cụ thể - trừu tượng 58

Tiểu kết chương 2 60

CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 61

3.1 Phép tu từ so sánh góp phần khắc họa nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao 61

3.1.1 Phép tu từ so sánh góp phần khắc họa ngoại hình nhân vật 61

3.1.2 Phép tu từ so sánh với việc khắc họa tâm lý, tính cách, hành động của nhân vật 66

3.2 Phép tu từ so sánh góp phần thể hiện phong cách truyện ngắn Nam Cao 70

Tiểu kết chương 3 77

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

PHỤ LỤC 83

Trang 8

Bảng 2.2 Phép tu từ so sánh có cấu trúc không đầy đủ trong

truyện ngắn của Nam Cao

30

Bảng 2.3 Trường từ vựng ngữ nghĩa của yếu tố so sánh trong

truyện ngắn của Nam Cao

36

Bảng 2.4 Mục đích của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của

Nam Cao

45

Bảng 2.5 Quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế của phép tu từ so sánh

trong truyện ngắn của Nam Cao

56

Trang 9

1

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Phong cách văn chương riêng của mỗi nhà văn thể hiện qua năng lực chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ Thông qua các thủ pháp nghệ thuật, trong đó

có thủ pháp so sánh, nhà văn xây dựng hình tượng nghệ thuật và qua hình tượng nghệ thuật đó, nhà văn thể hiện “thông điệp” tình cảm hay tư tưởng được đúc kết từ vốn sống phong phú của mình tới người đọc

1.2 Nghiên cứu phép tu từ so sánh được sử dụng trong tác phẩm văn học

sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được nghệ thuật sáng tác của nhà văn Từ trước đến nay, trong văn chương thủ pháp so sánh được các tác giả sử dụng nhiều và trở nên quen thuộc với độc giả, nhưng tìm hiểu hiệu quả của thủ pháp so sánh trong tác phẩm của một tác giả cụ thể chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào

1.3 Nam Cao (1917-1951) là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại, ông cũng được đánh giá là cây bút bậc thầy về thể loại truyện ngắn Nam Cao cũng là một trong số ít nhà văn có những truyện ngắn của ông được xem là chuẩn mực cho thể loại này Bên cạnh sự đóng góp của những nhà văn Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng Nam Cao và các tác phẩm của mình đã góp phần không nhỏ làm nên một trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam thời kỳ 1930 - 1945 rực rỡ

Nhà văn Nam Cao có nghệ thuật viết truyện rất đa dạng nhưng cũng hết sức đặc sắc và độc đáo Đến với các tác phẩm của ông, chúng ta không chỉ bắt gặp sự phản ánh chân thực cuộc sống mà còn phải suy ngẫm ý nghĩa sâu xa đằng sau những lớp chữ nghĩa Đến với văn chương của Nam Cao, người đọc

sẽ nhận thấy đây là một ngòi bút hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt vừa sắc lạnh, nhưng cũng rất trữ tình, thắm thiết và nhân văn

Trong rất nhiều tác phẩm của mình, đề cập đến nhiều đề tài khác nhau, song người đọc nhận thấy nổi lên trên tất cả, truyện ngắn Nam Cao có một tư

Trang 10

2 tưởng chung là nỗi băn khoăn, sự đau đớn và xót xa trước thực trạng con người

bị hủy hoại về nhân phẩm vì cuộc sống bần cùng Để biểu đạt nội dung ấy, nhà văn đã sử dụng một số biện pháp, thủ pháp nghệ thuật Một trong những nghệ thuật được nhà văn sử dụng thành công đó là biện pháp tu từ so sánh Nghiên cứu phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao giúp chúng ta nắm vững đặc trưng phong cách truyện ngắn của nhà văn Nam Cao, góp phần hữu ích trong việc giảng dạy tác phẩm của ông ở bậc phổ thông hiện nay

Hiện nay, đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao nói chung cũng như đi sâu vào làm rõ những giá trị nghệ thuật trong các truyện ngắn của Nam Cao nói riêng nhưng việc tìm hiểu một cách có hệ thống các phương tiện tu từ trong đó

có phép tu từ so sánh vẫn là vấn đề bỏ ngỏ chưa có công trình nghiên cứu nào

đề cập tới, vì vậy chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Phép tu từ so sánh trong một

số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt

nghiệp thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ Việt Nam

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Những công trình nghiên cứu về phép tu từ so sánh

Nghiên cứu về phép tu từ so sánh trong tiếng Việt, đã có nhiều nhà nghiên cứu hàng đầu lĩnh vực ngôn ngữ Việt Nam dành thời gian và công sức với những công trình tiêu biểu như: Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa với các

công trình Phong cách học tiếng Việt [18] và 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng

Việt [19]; Cù Đình Tú với cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt

[31]; Hữu Đạt với cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại [10]; Nguyễn Thế Lịch với bài viết Cấu trúc so sánh trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 7&9

[22] Ngoài ra, cũng có luận văn thạc sĩ đề cập đến phép so sánh như của Hoàng

Thị Tố Quyên có công trình Tìm hiểu phép so sánh trong truyện ngắn của nhà văn

Nguyễn Công Hoan [25]; Hàn Thị Thu Hường có công trình Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn [17]

Trang 11

3 Các công trình nêu trên đã cung cấp những nội dung cơ bản về biện pháp

tu từ như: khái niệm về biện pháp tu từ, phép tu từ so sánh; đồng thời cũng đã phân loại và xác định giá trị của các phương thức tu từ và so sánh tu từ Đây là

cơ sở để luận văn kế thừa và xây dựng lí thuyết của đề đài

2.2 Những công trình nghiên cứu về truyện ngắn của nhà văn Nam Cao

Nam Cao là một tác gia tiêu biểu, là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt Nam Tuy thời gian cầm bút không quá dài những ông đã để lại một

di sản văn chương đặc sắc, trong đó có những các tác phẩm (đặc biệt là truyện ngắn) đã trở thành tượng đài bất hủ đối với văn chương nước nhà Chính vì thế, văn chương và quan điểm nghệ thuật của ông được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và khám phá ở nhiều phương diện khác nhau

Nam Cao xuất hiện trên văn đàn vào những năm 1935, nhưng trước Cách mạng tháng 8/1945, việc nghiên cứu sáng tác của Nam Cao vẫn chưa được các học giả chú ý Nhưng sau Cách mạng tháng 8 -1945 thì văn chương của Nam Cao mới được các học giả quan tâm nghiên cứu và trở thành một “hiện tượng” của giới nghiên cứu, phê bình văn học đương thời

Tác giả Nguyễn Đình Thi là người đầu tiên nghiên cứu đến các sáng tác

của Nam Cao trong bài Nam Cao viết vào những năm 50 [28] Và sau đó, có

nhiều nhà nghiên cứu khác đã tiếp cận và có những công trình nghiên cứu về các tác phẩm của Nam Cao Trong đó có thể kể đến hai tác giả Huệ Chi - Phong

Lê với hai bài viết Đọc truyện ngắn Nam Cao, soi lại bước đường đi lên của

một nhà văn hiện thực [6] và Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao

[7] Trong các bài viết này, hai nhà phê bình không chỉ khái quát về sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nam Cao mà còn đưa ra những nhận định, đánh giá sâu sắc về văn phong và giá trị nghệ thuật của truyện ngắn Nam Cao Bên cạnh đó, tác giả Phong Lê cũng như định hình chân dung văn học của nhà văn với công

trình Nam Cao phác thảo sự nghiệp và chân dung [21]; …

Trang 12

4

Năm 1961, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ trong cuốn Văn học Việt

Nam 1936 – 1945 [11] đã dày công tìm hiểu và khái quát cuộc đời, sự nghiệp

văn chương của nhà văn Nam Cao Cũng trong năm này, nhà nghiên cứu Hà

Minh Đức cũng đưa ra công trình nghiên cứu Nam Cao, nhà văn hiện thực xuất

sắc [13] Công trình đã khái quát những nét cơ bản về trước tác văn chương và

phong cách nghệ thuật của Nam Cao Đặc biệt, trong công trình đã khai thác, tiếp cận các sáng tác của Nam Cao ở góc độ điển hình hoá Cũng trong công trình này, nhà nghiên cứu Hà Minh Đức khẳng định: trình độ điển hình hoá ở các tác phẩm của nhà văn Nam Cao đã đạt mức độ cao trên nhiều phương diện

Và ông thực sự là một nhà văn hiện thực xuất sắc Sau này, tác giả Hà Minh

Đức trong cuốn Nam Cao - Đời văn và tác phẩm cũng đã nhấn mạnh tài năng

và giá trị nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, đặc biệt ông đã phát hiện ra: Nam Cao dù có viết về đề tài nào, với bất cứ nhân vật nào, trong hoàn cảnh nào thì nhà văn cũng chú trọng xây dựng hình tượng nghệ thuật là con người lương thiện [14]

Cũng là Phan Cự Đệ, vào năm 1974 trong cuốn Tiểu thuyết Việt Nam

hiện đại đã một lần nữa khẳng định giá trị nghệ thuật và phong cách văn chương

của Nam Cao Phan Cự Đệ cho rằng: Một trong những nét độc đáo, đặc sắc trong tác phẩm của Nam Cao chính là nghệ thuật miêu tả tâm lý, kết cấu theo quy luật tâm lý, độc thoại nội tâm [12]

Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết “Nhớ Nam Cao và những bài học của

ông” (cuốn Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn) [23] không chỉ

bày tỏ tình cảm yêu mến văn chương và khâm phục tài năng của nhà văn mà

ông còn khẳng định: “Sức hấp dẫn của Nam Cao còn ở những trang phân tích

tâm lý sắc sảo của ông Nam Cao chú ý nhiều đến nội tâm hơn ngoại hình nhân vật” [23, tr.183]

Có thể thấy sự nghiệp văn chương của Nam Cao đã được các nhà nghiên cứu văn học hàng đầu Việt Nam dành sự quan tâm nghiên cứu với nhiều sự ngưỡng mộ về tài năng và cảm mến trước cuộc đời của nhà văn

Trang 13

5 Bên cạnh tên tuổi của các nhà nghiên cứu văn học hàng đầu Việt Nam, còn có những tác giả trẻ khác rất yêu thích và tìm hiểu văn chương của Nam Cao, chẳng hạn như:

Tác giả Phan Diễm Phương với bài viết Lối văn kể chuyện của

Nam Cao đã khẳng định: “Nhìn từ góc độ nào đó sẽ thấy trong ngôn ngữ

kể chuyện của Nam Cao có cái vẻ khách quan lạ lùng Điều này được thể hiện ra không phải bằng những từ ngữ cụ thể, bằng những phương thức tu từ mà bằng cách kể, giọng kể của ông ” [24, tr.133]

Tác giả Bích Thu đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để tập hợp những bài viết tiêu biểu về nhà văn Nam Cao của nhiều tác giả trong

cuốn Nam Cao về tác giả và tác phẩm [30] Cuốn sách cho thấy, hầu hết

các bài viết trong cuốn sách đều được các tác giả khai thác nghiên cứu ở nhiều góc độ, phương diện khác nhau, nhưng tất cả đều công nhận Nam Cao là một nhà văn tài năng, văn chương của Nam Cao mang tính nghệ thuật và có giá trị nhân văn sâu sắc Tuy nhiên, vì để phụ vụ trực tiếp cho luận văn, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những bài viết phân tích, làm

rõ về nghệ thuật ngôn ngữ trong truyện ngắn Nam Cao

Ngoài ra, còn có nhiều bài viết xuất sắc của các tác giả khác như: Tác

giả Vũ Tuấn Anh với Phong cách truyện ngắn Nam Cao [1]; Tác giả Chu Văn Sơn với Nghệ thuật văn xuôi truyện ngắn Lão Hạc (Nam Cao về tác

gia và tác phẩm) [26]; Tác giả Nguyễn Hoa Bằng với luận án tiến sĩ Thi pháp truyện ngắn Nam Cao (2000) [2]; Tác giả Phạm Mạnh Hùng trong

luận án tiến sĩ Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ

Trọng Phụng, Nam Cao (2001) [16]; Tác giả Phạm Thị Thu với luận văn

thạc sĩ So sánh nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn của Nam Cao (Việt Nam)

và Ruinôxkê Akutagawa (Nhật Bản) (2008) [29]; Tác giả Lê Thị Cẩm với

luận văn thạc sĩ Đặc trưng truyện ngắn Nam Cao khảo sát qua các tác

phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa (2020) [4]

Trang 14

6 Như vậy có thể khẳng định rằng: tác giả Nam Cao và truyện ngắn của nhà văn đã được nhiều học giả nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau Và

dù khai thác ở góc độ nào đi nữa thì hầu hết các học giả đều đánh giá cao tài năng văn chương của Nam Cao Trong các công trình nghiên cứu tìm hiểu về văn chương Nam Cao, dưới góc độ ngôn ngữ thì chưa có nhiều công trình, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên cứu phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao Nói một cách khác, ngôn ngữ trong truyện ngắn của Nam Cao

và phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao là mảnh đất hứa hẹn nhiều bất ngờ và đặc sắc cần được khám phá, khai thác

Tiếp tục kế thừa các thành tựu nghiên cứu về Nam Cao, luận văn đi sâu tìm hiểu, phân tích phép tu từ so sánh trong một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong việc truyền tải những tư tưởng, tình cảm, những ý đồ nghệ thuật của tác giả và khẳng định nét riêng độc đáo hình thành nên phong cách nhà văn Nam Cao

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về phép tu từ so sánh trong một số truyện ngắn của nhà văn Nam Cao nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật của phép tu từ so sánh trong việc biểu đạt nội dung truyện và khẳng định nét riêng, độc đáo trong phong cách sáng tác của ông

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Một là, xác định cơ sở lý thuyết về so sánh nói chung, phép tu từ so sánh nói riêng

- Hai là, thống kê, phân loại phát ngôn có sử dụng phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của tác giả Nam Cao

- Ba là, phân tích đặc điểm của phép tu từ so sánh và chỉ ra vai trò của

nó trong việc khắc họa nhân vật cũng như biểu đạt nội dung tác phẩm của nhà văn Nam Cao

Trang 15

7

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu phép tu từ so sánh trong phạm vi 50 truyện ngắn

của nhà văn Nam Cao, trong Nam Cao - Truyện ngắn tuyển chọn (2002), Nxb

Văn học

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau đây:

- Thủ pháp thống kê, phân loại: chủ yếu được sử dụng để khảo sát, tần

số xuất hiện phép tu từ so sánh, phân loại cấu trúc phép tu từ so sánh trong các truyện ngắn của Nam Cao

- Phương pháp miêu tả: được sử dụng để phân tích, làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa trong xây dựng hình tượng nghệ thuật trong sáng tác của Nam Cao; đồng thời còn sử dụng để làm rõ các kiểu cấu trúc so sánh trong truyện ngắn của nhà văn

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: được sử dụng để làm rõ đặc điểm cấu trúc và đặc điểm ngữ nghĩa của cái được so sánh và cái đem ra làm chuẩn để so sánh

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết

Chương 2 Đặc điểm của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao Chương 3 Giá trị của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao

Trang 16

8

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khái quát tu từ và phép tu từ so sánh

1.1.1 Khái niệm phép tu từ

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người Trong cuộc sống nói chung và trong văn học nói riêng, khi sử dụng ngôn ngữ ngoài những biện pháp ngôn ngữ thông thường, người nói (viết) còn

có những biện pháp sử dụng ngôn ngữ một cách đặc biệt, gọi là những

biện pháp (phép) tu từ Chính vì thế, biện pháp tu từ đã trở thành đề tài

nghiên cứu của các học giả ở Việt Nam trong lĩnh vực ngôn ngữ và phong cách học Quá trình nghiên cứu các học giả, các nhà nghiên cứu đã đưa

ra nhiều quan điểm khác nhau về việc xác định khái niệm biện pháp tu

từ, cụ thể:

Tác giả Đinh Trọng Lạc cho rằng biện pháp tu từ là cách gọi chung, nhưng khi đi miêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ thì lại dùng những thuật ngữ khác nhau như: phương thức, biện pháp [19, tr.153-159]

Tác giả Cù Đình Tú thì cho rằng biện pháp tu từ là “những hình

thức diễn đạt bóng bẩy, gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong khi trình bày” [31, tr.172]

Quan niệm sau đây được sự đồng tình của của các nhà phong cách học và cũng được nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận và sử dụng Quan niệm đó phát biểu như sau: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật - logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm (chứa đựng yếu tố hình tượng), cảm xúc (chứa đựng những yếu

tố diễn đạt tình cảm, cảm xúc), bình giá (chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng thường xuyên, cố định)"

Trang 17

9 Trên cơ sở kế thừa có chọn lọc quan điểm của các nhà nghiên cứu, chúng tôi cũng đưa quan niệm về biện pháp tu từ (còn được gọi là phương thức/phép tu từ) làm cơ sở nghiên cứu cho cho luận văn, quan niệm đó như sau:

Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không

có màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)

Khái niệm trên cho thấy, biện pháp tu từ là cách mà người sử dụng kết hợp ngôn ngữ một cách đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm biểu đạt mục đích nhất định Đây cũng là khái niệm cơ bản để luận văn xác định phép tu từ so sánh xuất hiện trong các truyện ngắn của nhà văn Nam Cao

để thấy được nét tương đồng và khác biệt giữa chúng

Cùng bàn về khái niệm so sánh nói chung, đến nay, có một số định nghĩa tiêu biểu:

Trong Từ điển tiếng Việt (2003), của Viện Ngôn ngữ học so sánh được hiểu là: “nhìn vào cái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau,

khác nhau hoặc sự hơn kém” [33, tr 106]

Trong Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh của Viện ngôn ngữ học Viêt Nam (2010) cũng khẳng định: "So sánh là xem xét để tìm ra

những điểm giống, tương tự hoặc khác biệt về mặt số lượng, kích thước,

Trang 18

10

phẩm chất" [34, tr.382]

Như vậy, cả hai định nghĩa trên đều thống nhất rằng: so sánh là cách đối chiếu hai hay nhiều sự vật với nhau để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa chúng

1.1.2.2 Khái niệm so sánh tu từ

Phép so sánh, hay biện pháp so sánh là một phương thức phổ biến

ở mọi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt Vì thế trong lĩnh vực ngôn ngữ học và phong cách học các học giả trong nước cũng đã đưa ra những khái niệm so sánh tu từ khác nhau, cụ thể:

Tác giả Đinh Trọng Lạc (cùng với tác giả Nguyễn Thái Hòa) ở

Giáo trình Phong cách học tiếng Việt đã đưa ra định nghĩa như sau: “So sánh là phương thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức của người đọc, người nghe" [18, tr.190]

Với quan điểm này thì trong phép so sánh nhất định phải có hai sự vật, và giữa hai sự vật đó phải có nét tương đồng, và chính sự tương đồng

đó phải gợi nên hình ảnh và cản xúc cho người đọc (nghe)

Cùng quan điểm trên, tác giả Hữu Đạt cũng đã định nghĩa: “So

sánh tu từ là đặt hai hay nhiều sự vật, hiện tượng vào các mối quan hệ nhất định nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt giữa chúng ” [10,

tr.294]

Với các quan niệm đưa ra, hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng về bản chất phép so sánh tu từ là dùng thuộc tính của sự vật, hiện tượng này để giải thích cho thuộc tính của sự vật, hiện tượng khác (tuy nhiên thuộc tính của các sự vật hiện tượng phải có nét tương đồng) Và đây cũng là cơ sở lý luận để luận văn đối chiếu, tiến hành khảo sát và thống kê các phép tu từ so sánh có trong truyện ngắn của nhà văn Nam

Trang 19

11 Cao

1.1.3 Cấu trúc phép tu từ so sánh

1.1.3.1 Một số quan niệm về cấu trúc so sánh và các kiểu so sánh

a Quan điểm của Nguyễn Thế Lịch

- Tác giả Nguyễn Thế Lịch [22] cho rằng một cấu trúc so

sánh hoàn chỉnh luôn gồm 4 yếu tố:

+Yếu tố cần so sánh, tức là được (bị) so sánh (YTĐSS) Kí hiệu (A) +Yếu tố nêu rõ phương diện so sánh (YTPD), biểu thị thuộc tính của sự vật Kí hiệu (x)

+ Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (YTQH) Kí hiệu (tss)

+ Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (YTSS) Kí hiệu (B)

Bảng 1.1 Mô hình cấu trúc so sánh hoàn chình của tác giả Nguyễn

YTSS

B

- Các yếu tố trong phép so sánh có đặc điểm như sau:

+ Yếu tố được so sánh: Trong phép so sánh thì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có thể được đem ra so sánh

Trang 20

12

Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời

(Nguyễn Du) + Yếu tố phương diện so sánh: thể hiện thuộc tính của sự vật mà yếu tố được so sánh biểu thị, là thuộc tính được xem như tiêu biểu của sự vật mà yếu tố so sánh biểu thị

Như chúng ta đã biết, sự vật hiện tượng có nhiều thuộc tính, nhưng không phải thuộc tính nào cũng đưa vào phép so sánh, chỉ có những thuộc tính tiêu biểu (hoặc yếu tố mà tác giả muốn nhấn mạnh) mới được đưa vào phép so sánh

Thông thường cấu trúc phép so sánh hoàn chỉnh đủ 4 yếu tố như

đã đề cập ở trên Tuy nhiên, phải phép so sánh nào cũng có cấu trúc đầy

đủ Có những phép so sánh vắng yếu tố phương diện so sánh thì buộc người tiếp nhận phải có khả năng liên tưởng để tìm ra nét tương đồng giữa yếu tố được so sánh và yếu tố so sánh, từ đó mới xác định được là

đã thực hiện sự so sánh về phương diện nào

+ Yếu tố quan hệ: thường là nhằm thể hiện sự ngang bằng (như nhau) hay hơn kém của các yếu tố được so sánh và yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh (đây được coi là yếu tố đơn giản nhất trong cấu trúc so

sánh) Yếu tố quan hệ được thể hiện qua các từ so sánh: như, tựa như, là,

như là, như thể, hồ như, cặp từ hô ứng bao nhiêu bấy nhiêu Ví dụ:

* Từ so sánh là, như:

Cổ tay em trắng như ngà Con mắt em sắc như là dao cau Miệng cười như thể hoa ngâu

Cái khăn đội đầu như thể hoa sen

(Ca dao)

Tình tôi là giọt thủy ngân,

Dù nghiền chẳng nát, dù lăn vẫn tròn

Trang 21

13

(Ca dao)

* Cặp từ hô ứng bao nhiêu - bấy nhiêu:

Qua đình ngả nón trông đình Đình bao nhiêu ngói, thương mình bấy nhiêu!

(Ca dao) + Yếu tố so sánh: là yếu tố được dùng chuẩn để so sánh Đây là yếu tố cơ bản, quan trọng nhất và không thể thiếu của cấu trúc so sánh,

vì không có chuẩn thì không thành so sánh Theo Nguyễn Thế Lịch, yếu

tố này có thể gồm một số cấu trúc sau đây:

* Nêu lên tên gọi được dùng làm chuẩn Ví dụ: mặt chữ điền, lông

mày lá liễu, ngón tay búp măng,

* Miêu tả chi tiết thuộc tính của sự vật được dùng làm chuẩn Ví dụ:

Tình anh như nước dâng cao Tình em như dải lụa đào tam hương

(Ca dao)

* Thể hiện nhiều sự vật khác nhau Ví dụ:

Đôi ta như lửa mới nhen, Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

(Ca dao) Việc sử dụng yếu tố so sánh thường phụ thuộc vào quá trình quan sát, liên tưởng của người nói, người viết

- Tác giả Nguyễn Thế Lịch bên cạnh việc khẳng định: cấu trúc so sánh hoàn chỉnh bao gồm cả 4 yếu tố (yếu tố được so sánh, yếu tố phương diện so sánh, yếu tố thể hiện quan hệ so sánh và yếu tố dùng làm chuẩn

để so sánh) thì tác giả cũng chỉ rõ: có những cấu trúc so sánh không hoàn chỉnh, nghĩa là không hội tụ đủ cả 4 yếu tố (nói cách khác là có thể khuyết

đi một, vài yếu tố) Cụ thể như sau:

Trang 22

14 + Vắng yếu tố phương diện, ví dụ:

Mẹ già như chuối ba hương,

Như xôi nếp mật, như đường mía lau

(Ca dao) + Vắng yếu tố phương diện và yếu tố quan hệ, ví dụ:

Người giai nhân: bến đợi dưới cây già Tình du khách: thuyền qua không buộc

Như diều gặp gió

(Thành ngữ)

b Quan niệm của Hữu Đạt

- Trong cuốn Phong cách học tiếng Việt hiện đại [10], tác giả Hữu

Đạt đã đưa ra mô hình khái quát của phép so sánh như sau:

A - x – B

Qua mô hình cho thấy có sự thiếu vắng của yếu tố chỉ phương diện

so sánh Chính vì thế, cấu trúc so sánh mà tác giả đưa ra chỉ có 3 yếu tố

Và biến thể của cấu trúc này chỉ có hai loại là:

+ Cấu trúc so sánh không có từ so

sánh: Mô hình: A - B

Biến thể: A - B1, B2 ; A2 - B; A1, A2 - B1, B2

Trang 23

+ So sánh ngang bằng, ví dụ:

Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ

Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa

(Lưu Quang Vũ) + So sánh hơn - kém, ví dụ:

Kiều càng sắc sảo mặn mà,

So bề tài sắc lại là phần hơn

Làn thu thủy, nét xuân sơn, Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh

(Nguyễn Du) + So sánh bậc cao nhất, ví dụ:

Trang 24

16

Đại đội thanh niên đi lấp hố bom

Áo em hình như trắng nhất

(Phạm Tiến Duật)

c Quan niệm của Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa

- Tác giả Đinh Trọng Lạc và tác giả Nguyễn Thái Hòa trong cuốn

Phong cách học tiếng Việt [18] đã khẳng định: Một phép tu từ so sánh có

cấu trúc đầy đủ nhất là gồm 4 yếu tố, cụ thể:

+ Yếu tố được so sánh, kí hiệu là (A)

+ Cơ sở của phép so sánh, kí hiệu là (t)

+ Từ so sánh, kí hiệu là (tss)

+ Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh, kí hiệu là (B)

Bảng 1.2 Mô hình cấu trúc so sánh hoàn chình của tác

giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa

Trang 25

17 Như vậy, mô hình đầy đủ của một cấu trúc so sánh là:

Đây ta như cây giữa rừng,

Ai lay chẳng chuyển, ai rung chẳng dời

4 Thêm cặp từ bao nhiêu … bấy nhiêu Ví dụ:

Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu

(Ca dao)

5 Cấu trúc so sánh dùng từ so sánh là, kiểu: A là B Ví dụ:

Trang 26

18

Quê hương là chùm khế ngọt

(Đỗ Trung Quân)

d Quan niệm của Đào Thản

Tác giả Đào Thản đã nhìn nhận phép so sánh ở mặt nội dung và phân chia dựa vào mục đích so sánh Theo đó, ông đưa ra 8 kiểu so sánh như sau:

+ So sánh để giải thích, ví dụ:

Ở nông thôn, nước ví như sông mà chủ nghĩa xã hội ví như thuyền, nước sông lên thì thuyền đi lại dễ dàng

(Hồ Chí Minh) + So sánh để miêu tả, ví dụ:

Đá núi lượn chạy như bờm sóng bể động và nắng hanh vàng như rây bột nghệ

Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

(Ca dao) + So sánh phát triển, ví dụ:

Thân em như tấm lụa đào Dám đâu xé lẻ vuông nào cho ai

+ So sánh hơn - kém, ví dụ:

(Ca dao)

Ngọc nào bằng tay em (Tố Hữu)

Trang 27

19

+ So sánh đặc biệt: Là kiểu so sánh mà hai vế được thể hiện hoàn toàn

cân đối về hình thức và nội dung Ví dụ:

Cây khô xuống núi cũng khô, Phận nghèo đi đến nơi mô cũng nghèo

(Ca dao) Như vậy, mỗi một tác giả đều có những quan niệm khác nhau khi phân chia các kiểu so sánh Đây cũng chính là căn cứ để luận văn khảo sát các loại phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao

1.1.3.2 Quan điểm của luận văn về cấu trúc của phép tu từ so sánh

Kế thừa quan điểm của các nhà nghiên cứu nêu trên Luận văn đưa ta quan điểm về cấu trúc phép tu từ so sánh như sau:

Một phép tu từ so sánh có cấu trúc hoàn chỉnh bao gồm 4 yếu tố, theo

mô hình:

A + x + tnss + B Trong đó:

- A: yếu tố được so sánh

- x: yếu tố phương diện so sánh

- tnss: yếu tố biểu thị quan hệ so sánh - từ ngữ so sánh

- B: yếu tố so sánh

Ví dụ: Tóc trắng như vôi

Trong đó: A: Tóc

x: trắng tnss: như B: vôi

Trên đây là mô hình đầy đủ Tuy nhiên, như đã nghiên cứu cho thấy Việc thêm, bớt hoặc đảo trật tự các yếu tố có trong mô hình này sẽ tạo ra các biến

thể khác nhau cho cấu trúc so sánh trong tiếng Việt

1.1.4 So sánh và ẩn dụ

So sánh và ẩn dụ là các phép tu từ cơ bản trong tiếng Việt, trong đó:

Trang 28

20

- So sánh là cách đối chiếu hai hay nhiều đối tượng cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm diễn tả một cách hình ảnh đặc điểm của đối tượng Chẳng hạn, nỗi sầu làm sao có thể đếm được nhưng khi dùng phép tu từ so sánh vẫn diễn đạt như sau:

Qua cầu ngả nón trông cầu Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu

(Ca dao)

- Ẩn dụ là cách lấy tên gọi biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối quan hệ liên tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng

Ví dụ:

Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền

(Ca dao) Trong quan niệm của người Việt xưa, những hình ảnh như: cây đa, bến nước, sân đình thường gắn liền với những gì không thay đổi, vẫn vẹn nguyên

Vì thế, khi liên tưởng đến sự thủy chung của một con người người thường liên tưởng đến bến nước, cây đa ở đây, câu ca dao đã lấy hình ảnh “bến” để để lầm thời biểu thị cho con người có lòng chung thủy Đây là ẩn dụ tu từ

Trên cơ sở khái niệm cơ bản của so sánh và ẩn dụ, chúng ta nhìn nhận điểm giống và khác nhau của hai phép tu từ đó như sau:

- Giống nhau: về mặt cấu tạo nội dung cả tu từ so sánh và tu từ ẩn dụ cần

phải liên tưởng rút ra nét tương đồng giữa các hai đối tượng khác nhau

- Khác nhau:

Tu từ so sánh thường cần đến từ so sánh (là, như, bằng…) hoặc dấu hiệu phân biệt giữa các vế so sánh và vế được so sánh (như dấu gạch ngang, dấu hai

chấm…) So sánh có thể xảy ra giữa hai đối tượng ngang bằng hoặc không

ngang bằng (hơn hoặc kém)

Trang 29

21

Ẩn dụ là dựa trên sự tương đồng của hai đối tượng khác nhau nhưng chỉ phô bày một đối tượng – tức đối tượng dùng để biểu thị – còn đối tượng định nói đến – được biểu thị – thì dấu đi, ẩn đi không phô bày ra như so sánh Cho nên ẩn dụ không cần phương tiện ngôn ngữ chữ, từ hay dấu câu phân biệt ẩn dụ đòi hỏi người nghe phải tự mình tìm ra đối tượng được nói đến (bị ẩn đi) trong phát ngôn

1.1.5 Đôi nét về phong cách học và phong cách ngôn ngữ

Về phong cách học: Giáo trình Phong cách học tiếng Việt, (Đinh

Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa) định nghĩa ngắn gọn: “Trong những nét chung

nhất, phong cách học được hiểu là khoa học nghiên cứu sự vận dụng ngôn ngữ,

nói khác đi, đó là khoa học về các quy luật nói và viết có hiệu lực cao” [18, tr.7] Triển khai định nghĩa này, các tác giả đã phân biệt phong cách học với tu

từ học truyền thống, phạm vi nghiên cứu của phong cách học, khả năng và hiệu lực của phong cách học khi vận dụng vào nghiên cứu các sản phẩm ngôn ngữ,…

Như vậy, phong cách học là một bộ phận của ngành ngôn ngữ học,

nghiên cứu những đặc điểm phong cách của sản phẩm ngôn ngữ qua ý thức lựa chọn của chủ ngôn, thể hiện ở mọi phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong giao tiếp Với sự khái quát như vậy, phong cách học có nội hàm rất rộng,

bao gồm cả phong cách chức năng lẫn phong cách cá nhân, bao gồm mọi sản phẩm ngôn ngữ tồn tại dưới những dạng thức khác nhau Nói tóm lại, mọi dữ kiện ngôn ngữ, lời nói đều là đối tượng khảo sát của phong cách học

Về phong cách ngôn ngữ nghệ thuật: Trong công trình Từ ngôn ngữ

chung đến ngôn ngữ nghệ thuật, Đào Thản chú ý phân biệt các phong cách

chức năng, trên cơ sở đó chỉ ra nhiệm vụ nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Ông viết: “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật nghiên cứu các phương tiện ngôn ngữ

đã được nhà văn nhà thơ sử dụng để xây dựng nên các văn bản nghệ thuật Cùng với việc tiến hành khảo sát các văn bản nghệ thuật, người ta còn căn

cứ vào đặc trưng hoạt động của ngôn ngữ và phong cách, dùng phương pháp đối lập so sánh để nhằm xác định những đặc trưng chủ yếu của phong cách này” [27, tr 7]

Trang 30

22 Quan niệm phong cách nghệ thuật chỉ tồn tại trong ngôn ngữ tác phẩm

do nghệ sĩ sáng tạo, Nguyễn Thiện Giáp sử dụng thuật ngữ phong cách văn

chương Tác giả viết: Phong cách văn chương (literarystyle) là “phong cách

ngôn ngữ ở các tác phẩm văn học như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,… Phong cách văn chương có chức năng tiêu biểu là thẩm mĩ và tác động Trong phong cách văn chương, người ta có thể sử dụng các phương tiên ngôn ngữ của tất cả các phong cách chức năng khác” [15, tr.409] Trong định nghĩa trên đây, Nguyễn Thiện Giáp không hề xem việc sử dụng ngôn ngữ một cách nghệ thuật (chẳng hạn có dùng các phép tu từ) cũng là biểu hiện của phong cách nghệ thuật Ông xác định, đối với phong cách nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ

là quan trọng nhất Đặc biệt, chỉ có văn bản của phong cách nghệ thuật mới có khả năng thâu gộp vào bản thân nó các yếu tố của những phong cách chức năng khác

Đề cập đến ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương, Đinh Trọng Lạc,

Nguyễn Thái Hòa - tác giả của giáo trình Phong cách học tiếng Việt, cố gắng

đối lập ngôn ngữ nghệ thuật với ngôn ngữ phi nghệ thuật ở các bình diện:

đặc điểm của hệ thống tín hiệu, chức năng xã hội, tính hệ thống, bình diện ngữ nghĩa, sự có mặt của các phương tiện ngôn ngữ, vai trò đối với ngôn ngữ dân tộc Những nội dung liên quan đến phong cách và phong cách nghệ thuật nêu

trên là cơ sở lý luận để đề tài tham chiếu trong quá trình nhận định và chúng minh cho phong cách của nhà văn Nam Cao trong chương 3

1.2 Vài nét về Nam Cao và truyện ngắn của Nam Cao

Nam Cao được xem là một trong những cây đại thụ của văn học hiện thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945 nói riêng và là tác gia tiêu biểu của nền văn học Việt Nam nói chung Ông không chỉ là cây bút viết truyện ngắn xuất sắc mà còn là một chiến sĩ tiêu biểu trên mặt trận văn hóa Nam Cao đã để lại cho nền văn học dân tộc một sự nghiệp sáng tác đồ sộ với những tác phẩm thấm đượm ý nghĩa hiện thực sâu sắc, tư tưởng nhân đạo lớn lao và vẻ đẹp nghệ thuật độc đáo

1.2.1 Tiểu sử của nhà văn Nam Cao

Nhà văn Nam Cao tên thật Trần Hữu Tri, ông sinh ngày 29 tháng 10 năm

1917, tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam - nay

Trang 31

Vì cuộc sống khó khăn, Nam Cao đã từng phải làm rất nhiều nghề để kiếm sống, và vì thế ông đến với văn chương đầu tiên cũng vì mục đích mưu sinh Năm 18 tuổi Nam Cao vào Sài Gòn, ông nhận làm thư ký cho một hiệu may và bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình Những truyện ngắn đầu tay

của ông đã ra đời thời điểm này như: Cảnh cuối cùng, Hai cái xác, Nghèo, Đui

mù, Những cánh hoa tàn với bút danh là Thúy Rư Điểm chung của các tác

phẩm trong giai đoạn này là còn chịu ảnh hưởng của trào lưu văn học lãng mạn đương thời

Sau đó, Nam Cao trở ra Bắc, ông tự học và thi lấy bằng của trường Thành Chung rồi sau đó dạy học ở Trường tư thục Công Thành (Hà Nội) Thời điểm

này, truyện ngắn Cái chết của con Mực ra đời và được in trên báo Hà Nội tân văn

Năm 1941, Nam Cao xuất bản tập truyện đầu tay có tên là Đôi lứa xứng

đôi (trong bản thảo tên là Cái lò gạch cũ) với bút danh là Nam Cao Tác phẩm

ra đời đã trở thành một hiện tượng của văn học thời đó Sau này khi in lại, Nam

Cao đã đổi tên là Chí Phèo

Khi phát xít Nhật vào Đông Dương, Nam Cao thôi dạy học và về lại làng quê Đại Hoàng Giai đoạn này, Nam Cao đã cho ra đời nhiều tác phẩm, đó là:

Truyện người hàng xóm (truyện dài nhiều kỳ), tiểu thuyết Chết mòn (sau đổi là Sống mòn)

Vào tháng 4/1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc Năm 1945, trong Cách mạng tháng Tám, Nam Cao tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân và sau đó ông được cử làm Chủ tịch xã của chính quyền mới ở địa

phương Giai đoạn này, truyện ngắn Mò sâm banh ra đời và in trên tạp chí

Trang 32

Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc làm việc tại tòa soạn báo

Cứu quốc Việt Bắc, ở đây ông viết Nhật ký ở rừng Năm 1948 Nam Cao trở

thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam Đến năm 1950, ông

chuyển sang làm việc tại toà soạn tạp chí Văn nghệ (Hội Văn nghệ Việt Nam),

cũng năm đó ông tham gia chiến dịch Biên giới

Tháng 5 năm 1951, Nam Cao và Nguyễn Huy Tưởng về dự Hội nghệ văn nghệ Liên khu 3, sau đó Nam Cao vào vùng địch hậu khu 3, tại đây ông đã kết hợp lấy thêm tài liệu cho cuốn tiểu thuyết của mình Năm 1951, trong chuyến công tác tại tỉnh Ninh Bình, Nam Cao bị quân Pháp phục kích bắt được và xử bắn vào ngày 30/11/1951 Nam Cao – nhà văn, người chiến sĩ cách mạng đã ngã xuống trong lúc cuộc kháng chiến 9 năm của dân tộc bước vào giai đoạn cam go, ác liệt Cuộc đời của một nhà văn đã khép lại khi hiện thực cách mạng đương là nguồn cảm hứng sáng tạo, lôi cuốn ông nhưng, may mắn thay những

gì ông để lại cho đời, đặc biệt là một số truyện ngắn đã trở thành kinh điển, mực thước của văn học Việt Nam

1.2.2 Sự nghiệp văn học của Nam Cao

Khái quát về cuộc đời cầm bút của Nam Cao có thể chia thành hai giai đoạn sau:

a Trước Cách mạng

Nam Cao bắt đầu sự nghiệp văn chương vào năm 1936, nhưng tên tuổi

của nhà văn chỉ thực sự được biết đến khi tác phẩm Chí Phèo xuất hiện (1941)

Trước cách mạng tháng 8/1945, văn chương Nam Cao nói riêng và của nhiều nhà văn, nhà thơ trí thức tiểu tư sản đương thời nói chung đều chịu ảnh hưởng của trào lưu sáng tác lãng mạn Tuy nhiên, Nam Cao với tấm lòng bao dung, nhân ái, với đôi mắt yêu thương và đặc biệt là tính cách không thể sống

và tự lừa dối thân mình, không thể quay lưng trước những cảnh đời bất hạnh, đau khổ trong xã hội đương thời cho nên ông đã tìm đến trào lưu sáng tác hiện

Trang 33

25 thực Chính vì thế, nhà văn đã phải trải qua cuộc đấu tranh tư tưởng đầy trăn trở, boăn khoăn và thậm chí giằng xé giữa hai con đường: sáng tác lãng mạn hay sáng tác hiện thực Cuộc đấu tranh tư tưởng đó đã dẫn tới bước chuyển mình về quan điểm, về phương châm sáng tác Và Nam Cao đi tới khẳng định: Không có thứ nghệ thuật nào đứng ngoài cuộc sống, tách rời khỏi cuộc sống, dù cuộc sống ấy khắc nghiệt đến thế nào đi chăng nữa Tư tưởng đó đã

được bộc lộ trọn vẹn trong truyện ngắn Trăng sáng (năm 1943) - tác phẩm được

xem như lời tuyên ngôn về nghệ thuật của nhà văn Nam Cao, giúp ông xác định

rõ ràng con đường văn học vị nhân sinh của mình và nhà văn đã trung thành với quan điểm này trong suốt cuộc đời cầm bút

Những sáng tác của nhà văn Nam Cao trước cách mạng tháng 8/1945, tập trung vào hai đề tài chủ yếu đó là: cuộc sống của người nông dân và người trí thức tiểu tư sản trong xã hội đương thời Có thể nói đây là hai mảng đề tài nổi cộm nhất nhưng cũng là tâm huyết nhất của nhà văn, với xuất thân từ tầng lớp nông dân, sống và dấn thân trong môi trường của trí thức tiểu tư sản, Nam Cao như viết ra tâm ca, máu thịt của mình Cũng bởi lẽ đó, mà các sáng tác của ông mang những nét rất riêng, rất khác biệt so với sáng tác của nhiều nhà văn hiện thực cùng thời Cụ thể:

- Về tài người trí thức tiêu biểu có các tác phẩm: Trăng sáng, Đời thừa,

Sống mòn, Mua nhà, Cười, Nước mắt…

Thông qua những tác phẩm này, nhà văn không chỉ phản ánh chân thực

và sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của những người trí thức nghèo trong xã hội cũ; lên tiếng tố cáo gay gắt xã hội đương thời mà còn ca ngợi cuộc đấu tranh trung thực, dũng cảm của người trí thức để vươn tới một cuộc sống thực sự, một cuộc

sống có ý nghĩa, nhân văn cao cả hơn chứ không phải cuộc sống “Đời thừa”,

“Sống mòn”, sống phí Đó cũng là lý do những tác phẩm ở đề tài này mang tầm

triết lý sâu sắc và ý nghĩa xã hội lớn lao

- Về đề tài người nông dân có các tác phẩm: Chí phèo, Lão Hạc, Tư cách

Mõ, Một bữa no…

Qua các tác phẩm này, Nam Cao phản ánh chân thực cuộc sống thê thảm

ở nông thôn Việt Nam và số phận bi thảm của người nông dân trước cách mạng Đặc biệt nhà văn đi sâu khắc họa tình cảnh và số phận của những người dân

Trang 34

26 thấp cổ bé họng, bị đầy đọa vào cảnh nghèo đói cùng đường, bị xúc

phạm, bị bất công và bị đẩy vào con đường tha hóa, lưu manh hóa không lối thoát Với những tác phẩm này, nhà văn không chỉ lên tiếng kết án đanh thép

xã hội tàn bạo đương thời đã hủy diệt nhân hình, hủy hoại nhân tính của con người; mà còn luôn bao dung, rộng lượng, thấu hiểu tận sâu thẳm vào tâm hồn vào nhân cách của con người để đi đến khẳng định bản chất lương thiện tốt đẹp của người nông dân ngay cả khi họ bị vùi dập tàn nhẫn nhất Đây chính là nét bút thấm đẫm tính nhân văn nhân đạo của một nhà văn hiện thực

- Nam Cao

Không dừng lại ở đó, nhà văn Nam Cao đặc biệt xuất sắc khi miêu tả thế giới nội tâm phức tạp, sinh động của nhân vật Khi đọc những đoạn văn miêu

tả nội tâm của nhân vật, có đôi khi người đọc không thể phân định được đâu là

nhà văn đâu là nhân vật Bởi lẽ, ông đã nhập vào nhân vật để viết ra cái tinh

thần của nó Chẳng hạn, ở nhân vật Chí Phèo, khi nhà văn đã lột tả được những

ẩn chứa, sâu thẳm bên trong của một con người Đó là mong muốn, là khát khao

và là sự tự nhận thức của chính mình Đó cũng là những gì cái thật nhất, bản chất nhất của mỗi con người (mà cụ thể là nhân vật Chí Phèo) Trong cơn say cuối cùng của đời mình, Chí đã vác dao đến nơi cần đến để đòi lương thiện

“Tao muốn làm người lương thiện” - một mong muốn, một khao khát quá đau

xót Nhưng cũng chính lúc này, Chí biết rằng “tao không thể làm người lương

thiện được nữa” và Chí đã giết chết Bá Kiến - kẻ gây nên số phận bi đát của

mình, cũng coi như đã phát hiện ra nguyên nhân biến mình thành lưu manh

Đọc truyện ngắn của Nam Cao viết trước năm 1945, người đọc sẽ có những ấn tượng sâu sắc, những cảm xúc rất mạnh và cả những trăn trở, suy nghĩ đau đáu về những số phận, những cuộc đời đầy bi kịch của xã hội đương

thời Nếu như đến với tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, người đọc sẽ rơi lệ

trước cảnh thương tâm của gia đình chị Dậu (đến cả bán con, bán cả chó vẫn không đủ tiền để đóng sưu thuế), thì đến với những truyện ngắn của Nam Cao

như: Lão Hạc, Một bữa no hay Chí Phèo… người đọc lại quặn thắt ở trong

lòng, vừa xót xa, vừa day dứt Bên cạnh những cảm xúc chạm đến trái tim bạn đọc, có sức lay động và ám ảnh trong tâm trí của người đọc thì trong các truyện ngắn của Nam Cao còn truyền đạt những thông điệp đấu tranh vì quyền sống

Trang 35

27 của con người (đó là những vấn đề về dân trí, dân tình, dân sinh và dân chủ)

Vì lẽ đó mà trong sáng tác của Nam Cao đậm chất triết lý và tính khái quát rất cao

b Sau Cách mạng

Sau cách mạng Tháng 8/1945 nhà văn, người chiến sĩ Nam Cao nhanh chóng hòa nhập vào cuộc kháng chiến của dân tộc và trở thành một trong những cây bút tiên phong của văn học cách mạng Lúc này, các tác phẩm của Nam Cao chủ yếu viết về cuộc sống kháng chiến, nổi lên là những tác phẩm:

Đôi mắt, Nhật kí Ở rừng, Chuyện biên giới Trong đó Đôi mắt là một tác

phẩm xuất sắc, được coi như tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn Nam Cao nói riêng và lớp nhà văn cũ nói chung trong quá trình “tìm đường” “nhận đường” Nếu như trong các tác phẩm sáng tác trước 1945, nhà văn Nam Cao thể hiện nỗi day dứt, hồ nghi về trình độ dân trí của người nông dân thì sau cách mạng ông đã nhận thức lại Ông cho rằng, chính hoàn cảnh đã làm thay đổi tất

cả Những người nông dân mới hôm qua thôi, họ còn chịu áp bức, bị bóc lột, còn ngu dốt, sợ sệt, không dám đấu tranh, thì hôm nay khi đã theo cách mạng, làm cách mạng họ lại hăm hở, bừng bừng khí thế, nói nhiều và làm cũng nhiều,

và hơn ai hết họ là động lực và là lực lượng cơ bản, quan trọng để chiến thắng giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm

Từ những thay đổi trong cách nhìn nhận về quần chúng nhân dân lao động, Nam Cao cũng đã thay đổi về quan điểm sáng tác Ông cho rằng: cuộc sống của nhân dân là thực tiễn sinh động để người trí thức học tập, tránh được

những nhận thức lệch lạc (như nhân vật Hoàng trong truyện ngắn Đôi mắt)

Như vậy có nghĩa là người trí thức phải hòa mình vào cuộc sống của nhân dân, phải dấn thân vào cuộc sống lao động của những người cùng khổ, phải hòa mình vào cuộc chiến của dân tộc Từ nhận thức đến hành động thực

Trang 36

28 tiễn, Nam Cao đã không ngần ngại bất cứ một nhiệm vụ nào khi được tổ chức giao cho… Ông đã hăm hở tham gia đoàn quân Nam tiến; ông đã lên Việt Bắc với nhiệm vụ của một phóng viên; ông từng phụ trách báo Cứu quốc và làm thư

ký tòa soạn cho Tạp chí Văn nghệ thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam

Nam Cao là một nhà văn, một người chiến sĩ, ông đã sống và cầm bút với tinh thần chiến đấu không khoan nhượng trước cái ác, cái xấu, trước bất công của cuộc sống và trước cả kẻ thù Ông xứng đáng là một nhà văn hiện thực nhân đạo xuất sắc Với những tác phẩm văn chương đồ sộ và hệ thống quan điểm nghệ thuật sâu sắc tiến bộ, nhà văn Nam Cao thực sự là một tác gia lớn đã có những đóng góp quan trọng cho tiến trình hiện đại hóa văn học nước nhà

Trang 37

29

Tiểu kết chương 1

Phép tu từ so sánh được sử dụng phổ biến trong ngôn ngữ văn chương

và góp phần biểu hiện đầy đủ khả năng tạo hình và diễn cảm cho các tác phẩm văn học

Trong chương 1, luận văn đã xây dựng lý thuyết về phép tu từ so sánh và cấu trúc của phép tu từ so sánh, phân biệt phép so sánh và ẩn dụ và đưa vào cở

sở đó, luận văn xây dựng khái niệm phép tu từ so sánh theo quan niệm của riêng mình

Cùng với đó, luận văn cũng đã khái quát những nét cơ bản về cuộc đời,

và sự nghiệp văn chương của nhà văn Nam Cao, đặc biệt qua mỗi giai đoạn và bước chuyển mình về quan điểm nghệ thuật của nhà văn cũng như những nét đặc trung cơ bản trong các truyện ngắn của ông trong hai giai đoạn: trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945

Qua chương I có thể thấy, Nam Cao là một trong những cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam và là cây bút hàng đầu của văn học hiện thực phê phán thời kỳ 1930-1945, những tác phẩm của Nam Cao không chỉ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc mà còn trở thành mực thước của văn học Việt Nam

Trang 38

30

CHƯƠNG 2:

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG TRUYỆN NGẮN

NAM CAO 2.1 Cấu trúc của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn Nam Cao

Trong 50 truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được khảo sát trong Tuyển

tập Nam Cao, 2022, NXB Văn học, hầu như tác phẩm nào cũng sử dụng phép

tu từ so sánh Luận văn đã đã thống kê được số lượng phép tu từ so sánh được Nam Cao sử dụng trong bảng sau:

Bảng 2.1 Cấu trúc của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của Nam Cao

Cấu trúc phép tu từ so sánh Số lượng

phát ngôn

Tỉ lệ %

Phép tu từ so sánh có cấu trúc đầy đủ 241 54,43% Phép tu từ so sánh có cấu trúc không đầy đủ 143 32,27% Phép tu từ so sánh có cấu trúc so sánh đảo 59 13,3%

Có thể thấy, việc sử dụng phép tu từ so sánh không chỉ mang đến sự thành công cho các tác phẩm của Nam Cao mà bên cạnh đó còn góp phần tạo nên phong cách rất riêng của một cây bút hiện thực phê phán sâu sắc, một nhà văn có tấm lòng nhân đạo lớn lao với nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ độc đáo Cấu trúc của phép tu từ so sánh trong truyện ngắn của nhà văn Nam Cao được

mô tả cụ thể như sau:

2.1.1 Phép tu từ so sánh có cấu trúc đầy đủ

Như đã trình bày ở nội dung chương 1, cấu trúc đầy đủ của một phép so sánh bao gồm 4 yếu tố, đó là:

Trang 39

31

là: A

A + x + tnss + B

- Yếu tố cần so sánh, tức là yếu tố bị so sánh hay được so sánh Ký hiệu

- Yếu tố biểu thị thuộc tính của sự vật, tức nêu rõ phương diện so sánh

Ký hiệu là: x

- Yếu tố thể hiện quan hệ so sánh (còn gọi là từ ngữ so sánh) Ký hiệu là: tnss

- Yếu tố được dùng làm chuẩn để so sánh Ký hiệu là: B

Cấu trúc so sánh đầy đủ là dạng cấu trúc được nhà văn Nam Cao sử dụng nhiều nhất với với 241/443 lượt phát ngôn, chiếm tỉ lệ chiếm 54,43% Ở cấu trúc so sánh này, nhà văn đã đưa ra một sự vật, hiện tượng cùng với một đặc tính nhất định của nó (tức A + x) để so sánh với một sự vật, hiện tượng khác loại (B)

Ví dụ:

- Hắn chửi như những người say rượu hát [32, tr.35]

Trong đó: A: Hắn + x: chửi + tnss: như + B: những người say rượu hát Với cách sử dụng phép so sánh này, nhà văn đã miêu tả cho người đọc

thấy được cách chửi đời của Chí Phèo, chửi như người say rượu hát là vừa dở,

vừa lè nhè không ra đâu vào đâu Điều đó cũng có nghĩa là anh Chí chửi đời, chửi bọn Ba Kiến và chửi cả làng Vũ Đại cũng chả ai quan tâm nữa rồi Lối so sánh đó thật khiến người đọc vừa trách vừa chua xót cho nhân vật

- Tôi sửng sốt như bị điện giật, …[32, tr.22]

Trong đó: A: Tôi + x: sửng sốt + tnss: như + B: bị điện giật

Thực tế thì có nhiều cách để biểu đạt trạng thái sửng sốt, nhưng sửng sốt

như bị điện giật là nhằm chỉ trạng thái bất ngờ, mạnh, nhanh, và có cảm giác

điếng người Khi diễn đạt trạng thái này bằng một cấu trúc so sánh, nhà văn đã diễn tả được trạng thái, tâm lý của nhân vật, bên cạnh đó cấu trúc so sánh đã giúp người đọc hình dung được trạng thái tâm lý khốc liệt của nhân vật

- Bà mừng như tìm được một vật quý bị rơi [32, tr.29]

Trang 40

32 Trong đó: A: Bà + x: mừng + tnss: như + B: tìm được một vật quý bị rơi

Ở đây nhà văn đã sử dụng phép tu từ so sánh để biểu đạt sự vui mừng Khi chúng ta đánh rơi một vật quý nếu chúng ta tìm lại được nó chắc chắn sẽ vưi mừng, sung sướng và xuýt xoa và cảm thấy may mắn Đấy cũng chính là niềm vui sướng của bà cụ Du Với lối diễn đạt này, người đọc cảm nhận ngay được sự vui mừng của nhân vật, và sự vui mừng đó là một cảm giác mà ai cũng

đã trải qua, do đó người đọc dễ dàng đồng cảm hơn với nhân vật

Như vậy với phép tu từ so sánh có cấu trúc đầy đủ người đọc sẽ hiểu được sự vật hiện tương (A) thông qua các đặc tính của sự vật hiện tương (B) ở từng hoàn cảnh cụ thể Chẳng hạn như:

- "Hắn sợ rượu cũng giống như những người ốm thường sợ cơm." [32, tr.62]

Một trong những đặc tính của người ốm là thường sợ cơm, khi cơ thể mỏi mệt dường như cơm cũng không muốn ăn và nếu như đang ốm nhìn thấy cơm người bệnh sẽ có cảm giác ngán ngẩm, buồn ói Ở đây, sau cơn say, Chí Phèo sợ rượu, cũng như vậy nghĩ đến rượu sẽ thấy khiếp Dường như không

cần diễn tả sự khiếp sợ của Chí như thế nào mà chỉ cần bằng lối so sánh như

những người ốm thường sợ cơm người đọc cũng tưởng tưởng ra điệu bộ, trạng

thái của Chí Phèo - bởi nhiều người trong chúng ta có lẽ cũng đã là người ốm

sợ cơm rồi Sự đồng cảm giữa người đọc với nhân vật lại được nhân lên Đấy cũng chính là những giá trị mang lại khi sử dụng phép tu từ so sánh

- "Lòng tôi buồn như một con chim lạc vào lúc chiều thẫm cho đất trời

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[1]. Vũ Tuấn Anh (1992), Phong cách truyện ngắn Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách truyện ngắn Nam Cao
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1992
[2]. Nguyễn Hoa Bằng (2000), Thi pháp truyện ngắn Nam Cao, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp truyện ngắn Nam Cao
Tác giả: Nguyễn Hoa Bằng
Năm: 2000
[3]. Phan Mậu Cảnh (2008), Lí thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí thuyết và thực hành văn bản tiếng Việt
Tác giả: Phan Mậu Cảnh
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2008
[4]. Lê Thị Cẩm (2020), Đặc trưng truyện ngắn Nam Cao khảo sát qua các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặc trưng truyện ngắn Nam Cao khảo sát qua các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Đời thừa
Tác giả: Lê Thị Cẩm
Năm: 2020
[5]. Đỗ Hữu Châu (2006), Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học, Tập 2
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2006
[6]. Huệ Chi - Phong Lê (1960), Đọc truyện ngắn Nam Cao, soi lại bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực, Nghiên cứu văn học số 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc truyện ngắn Nam Cao, soi lại bước đường đi lên của một nhà văn hiện thực
Tác giả: Huệ Chi - Phong Lê
Năm: 1960
[7]. Huệ Chi - Phong Lê (1961), Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao, Nghiên cứu văn học số 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con người và cuộc sống trong tác phẩm Nam Cao
Tác giả: Huệ Chi - Phong Lê
Năm: 1961
[8]. Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc (2000), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 2000
[9]. Song Dương (2010), Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tiếng Việt dành cho học sinh
Tác giả: Song Dương
Nhà XB: Nxb Văn hóa Thông tin
Năm: 2010
[10]. Hữu Đạt (2001), Phong cách học tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Hữu Đạt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
Năm: 2001
[11]. Phan Cự Đệ (1961), Văn học Việt Nam 1930-1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Việt Nam 1930-1945
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1961
[12]. Phan Cự Đệ (1974), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại
Tác giả: Phan Cự Đệ
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1974
[13]. Hà Minh Đức (1961), Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc, Nxb Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn hóa
Năm: 1961
[14]. Hà Minh Đức (2020), Nam Cao đời văn và tác phẩm, Nxb Văn học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao đời văn và tác phẩm
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2020
[15]. Nguyễn Thiện Giáp (2016), Từ điển khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển khái niệm ngôn ngữ học
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2016
[16]. Phạm Mạnh Hùng (2001), Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp hoàn cảnh trong tác phẩm của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao
Tác giả: Phạm Mạnh Hùng
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2001
[17]. Hàn Thị Thu Hường (2010), Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương thức so sánh trong ca từ của Trịnh Công Sơn
Tác giả: Hàn Thị Thu Hường
Năm: 2010
[18]. Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa (1993), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách học tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái Hòa
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1993
[19]. Đinh Trọng Lạc (1994), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt
Tác giả: Đinh Trọng Lạc
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
[20]. Phong Lê (1992), Nghĩ tiếp về Nam Cao, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ tiếp về Nam Cao
Tác giả: Phong Lê
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1992

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN