1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án - MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT TẠI SÔNG ĐA ĐỘ, SÔNG GIÁ, SÔNG RẾ, SÔNG CHANH DƯƠNG; KÊNH HÒN NGỌC; HỆ THỐNG THỦY NÔNG HUYỆN TIÊN LÃNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013-2020

52 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Án - Mục Tiêu, Nhiệm Vụ, Giải Pháp Bảo Vệ Nguồn Nước Ngọt Tại Sông Đa Độ, Sông Giá, Sông Rế, Sông Chanh Dương; Kênh Hòn Ngọc; Hệ Thống Thủy Nông Huyện Tiên Lãng Trên Địa Bàn Thành Phố Giai Đoạn 2013-2020
Trường học Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hải Phòng
Thể loại đề án
Năm xuất bản 2013
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 1,69 MB

Nội dung

Đề án “Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ĐỀ ÁNMỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC NGỌT TẠI SÔNG ĐA ĐỘ, SÔNG GIÁ, SÔNG RẾ, SÔNG CHANH DƯƠNG; KÊNH HÒN NGỌC; HỆ THỐNG THỦY NÔNG HUYỆN TIÊN LÃNG

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013-2020

Trang 2

UỶ BAN NHÂN DÂN

tại các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc;

hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020

MỞ ĐẦU

Thành phố Hải Phòng là thành phố cảng thuộc vùng đồng bằng sông Hồng vàvùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên là 1.523 km2 với tổng dân sốkhoảng 1,9 triệu người, mật độ dân số trung bình 1.223 người/km2 Phía bắc của HảiPhòng giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dương, phía nam giáp tỉnh TháiBình và phía Đông giáp biển Đông; có 15 đơn vị hành chính gồm 7 quận và 8 huyện, 223phường, xã, thị trấn (có 10 thị trấn, 70 phường và 143 xã)

Vị trí địa lý thuận lợi và hội tụ đầy đủ các lợi thế về cảng biển, giao thôngđường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ, hàng không cùng với tiềm năng

về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, xã hội đã tạo cho Hải Phòng đóng vai trò làcầu nối quan trọng để giao lưu, liên kết, hội nhập, hợp tác kinh tế với thế giới,đặc biệt với các nước trong khu vực kinh tế phát triển năng động Châu Á-TháiBình Dương Đồng thời, những lợi thế này đã giúp Hải Phòng phát huy tác độnglan tỏa và ngày càng mở rộng vùng ảnh hưởng của mình tới các tỉnh ở miền Bắc

và khu vực vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, là cực tăng trưởng quan trọng trongVùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và vị trí hỗ trợ đắc lực cho thủ đô Hà Nội, xứngđáng là cửa mở ra biển chủ yếu, đóng vai trò quan trọng trong thực hiện Chiếnlược “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” trong quan hệ Việt Nam-TrungQuốc

Về điều kiện kinh tế xã hội, trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế củaHải Phòng đã đạt được nhiều kết quả đáng lưu ý, tốc độ tăng tổng sản phẩm nộiđịa (GDP) bình quân của thành phố năm sau cao hơn năm trước và gấp 1,5 lầnmức tăng bình quân của cả nước Trong những năm qua, Hải Phòng đã hoànthiện khá toàn diện các chỉ tiêu kinh tế đặt ra, cơ cấu kinh tế được chuyển dịchmột các rõ nét, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao về nhiều mặt

Về điều kiện địa lý thủy văn, tổng chiều dài của toàn bộ mạng lưới sôngngòi chảy qua thành phố Hải Phòng khoảng gần 280 km với mật độ lưới sôngtrung bình khoảng 0,18 km/km2 Hướng chảy của các sông của thành phố HảiPhòng chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và đổ ra biển Nằm trong vùng đồng

Trang 3

bằng ven biển, các sông chảy qua Hải Phòng có độ dốc nhỏ, dòng chảy quanh co,uốn khúc, mực nước sông chịu ảnh hưởng của thủy triều, nước sông bị mặn hóa.Nhìn chung, các sông ngòi chảy qua địa phận thành phố Hải Phòng đã phân chiadiện tích tự nhiên của thành phố thành 05 khu vực riêng biệt: khu vực ThủyNguyên; khu vực các quận: Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An và huyện

An Dương; khu vực huyện Vĩnh Bảo; khu vực huyện Tiên Lãng; khu vực cácquận: Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn và các huyện: Kiến Thụy, An Lão (khôngtính huyện đảo Cát Hải và Bạch Long Vĩ) Tài nguyên nước mặt của thành phốHải Phòng được các dòng sông vận chuyển từ thượng nguồn xuống, được tíchtrữ, sử dụng thông qua hệ thống các công trình thủy lợi (cống, kênh mương, trạmbơm) Việc sử dụng tài nguyên nước mặt không những phụ thuộc vào chế độdòng chảy thượng nguồn mà còn phụ thuộc mạnh mẽ vào chế độ thủy triều (nhậttriều) của biển Đông Chế độ thủy động lực học phức tạp của vùng đồng bằng,cửa sông ven biển của Hải Phòng gây ra những khó khăn không nhỏ trong quátrình khai thác, sử dụng nguồn nước Ví dụ, khi thủy triều lên, có sự xâm nhậpmặn theo các dòng sông, làm hạn chế khả năng lấy nước

Tài nguyên nước có vai trò quan trọng, thiết yếu cho quá trình phát triểnkinh tế-xã hội của Hải Phòng trong thời gian qua, nhưng cũng chính quá trìnhphát triển đó đã đặt tài nguyên nước trước những thách thức Tại nhiều nơi trongthành phố, nguồn nước ngọt ngày càng bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng,dẫn đến thiếu nước vào mùa kiệt và ô nhiễm nước nguồn nước thô trong phục vụsinh hoạt và sản xuất Vì vậy, việc ngăn chặn suy thoái và nâng cao chất lượngnguồn nước ngọt được Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố, Ủy ban nhândân thành phố và các cấp uỷ đảng, chính quyền quan tâm Việc xây dựng các giảipháp nhằm quản lý chất lượng nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố là rất cầnthiết

Đề án “Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt tại sông

Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020”

đã được Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo cơ quan chuyên môn thực hiện đểtrình Hội đồng nhân dân thành phố xem xét, thông qua Đề án bao gồm nhữngnội dung chính sau đây:

- Sự cần thiết của Đề án và căn cứ xây dựng Đề án;

- Đặc điểm nguồn nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nướcthành phố Hải Phòng;

- Hiện trạng và các vấn đề bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nướcmặt;

- Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trên địa bànthành phố;

- Phụ lục, bảng biểu thống kê

Trang 4

rõ và sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế bền vững cũng như chất lượng đờisống nhân dân của thành phố.

Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên nước và môi trường trong thời gianvừa qua cho thấy, hiện nay, nguồn nước ngọt tại các sông cấp nước trên địa bànthành phố ngày càng suy thoái, ô nhiễm do các hoạt động sản xuất và sinh hoạtgây ra, ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và chất lượng nguồn nước thôphục vụ sản xuất, sinh hoạt, duy trì môi trường sinh thái và tác động trực tiếp đến

sức khỏe của người dân Vì vậy, việc xây dựng Đề án “Nhiệm vụ, giải pháp bảo

vệ nguồn nước ngọt tại sông Rế, sông Giá, sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc, hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2013-2020” là cấp thiết.

II Phạm vi Đề án

Phạm vi Đề án bao gồm sông Giá, sông Rế, sông Đa Độ, sông ChanhDương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng

III Căn cứ xây dựng Đề án

- Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH 11 ngày 29/11/2005;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH 13 ngày 21/6/2012;

- Pháp lệnh Bảo vệ và Khai thác công trình thủy lợi số UBTVQH10 ngày 04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

32/2001/PL Quyết định số 104/2000/QĐ32/2001/PL TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chínhphủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nôngthôn đến năm 2020

- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phêduyệt và quản lý Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội

- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửađổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 củaChính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội

Trang 5

- Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01/12/2008 của Chính phủ về việcQuản lý lưu vực sông.

- Nghị định số 112/2008/NĐ-CP ngày 20/10/2008 của Chính phủ về Quản

lý, bảo vệ, khai thác tổng hợp tài nguyên và môi trường các hồ chứa thủy điện,thủy lợi

- Quyết định số 271/2006/QĐ-TTg ngày 27/11/2006 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xãhội thành phố Hải Phòng đến năm 2020”

- Quyết định số 1448/QĐ-TTg ngày 19/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm

2025 và tầm nhìn đến năm 2050

- Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05/10/2009 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định về Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy hoạch, điềuchỉnh quy hoạch tài nguyên nước

- Báo cáo số 166/BC-BCS ngày 23/11/2007 của Ban Cán sự Đảng UBNDthành phố về việc sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU của Thành

ủy về công tác quản lý và phát triển đô thị Hải Phòng đến năm 2010

- Kế hoạch số 11/KH-HDND ngày 13/8/2013 của Hội đồng nhân dânthành phố về việc chuẩn bị kì họp thứ 7 Hội đồng nhân dân thành phố khóa XIV(nhiệm kì 2011-2016)

Trang 6

Phần II ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC, TÌNH HÌNH KHAI THÁC,

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I Điều kiện tự nhiên Hải Phòng

1.1 Vị trí địa lý

Hải Phòng là thành phố thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ, nằm về phía ĐôngBắc Đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Thái Bình, có diện tích khoảng1.523 km2 với tọa độ:

- Từ 20030’39” đến 21001’15” vĩ độ Bắc

- Từ 106023’39” đến 107008’39” kinh độ Đông

Điểm cực Bắc qua thôn Phi Liệt, xã Lại Xuân, huyện Thủy Nguyên; điểmcực Nam qua xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Bảo và điểm cực Đông là ranh giớitrên biển giữa Hải Phòng-Quảng Ninh đi qua Vịnh Lan Hạ và phía Đông đảo Cát

Bà Ngoài ra còn đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa Vịnh Bắc Bộ tại tọa độ 20008’ vĩ

độ Bắc và 107044’ kinh độ Đông

Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh với chiều dài 54 km ngăn cách tựnhiên bởi sông Đá Bạch-Bạch Đằng Phía Tây Bắc giáp Hải Dương với chiều dài

98 km Phía Tây Nam giáp Thái Bình trên 35 km dọc theo sông Hóa

Hải Phòng là thành phố cảng có trục đường sắt và đường bộ quan trọng,đặc biệt là hệ thống đường thủy liên hoàn rất thuận tiện cho giao thông vận tải.Hải Phòng có vị trí chiến lược quan trọng của cửa ngõ phía Đông miền Bắc

1.2 Địa hình, địa mạo

Địa hình và địa mạo của Hải Phòng là do kết quả của sự vận động địa chấtkéo dài hàng trăm triệu năm, cùng với quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sôngHồng và sông Thái Bình mà hình thành nên Có thể chia địa hình thành hai vùngchính: Phía Bắc Hải Phòng là vùng đồng bằng xen kẽ với đồi núi thấp, phía namHải Phòng có địa hình đồng bằng thuần túy

Đồi núi trong đất liền Hải Phòng cao trung bình 50 đến 100 m chiếm 10%tổng diện tích của thành phố, nhưng nằm rải ra ở khắp phần phía Bắc Hải Phòngthành từng dải liên tục hoặc đứt quãng theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Vùngđồng bằng thuần túy bao gồm các huyện: An Dương, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo vàphần lớn quận Kiến An, quận Đồ Sơn Độ cao tuyệt đối của mặt đất thay đổi từ2,5m đến 3,5m, và giảm dần từ Tây sang Đông Bề mặt chủ yếu được bao phủbởi lớp sét pha, cát sa và phù sa bồi đắp Trong vùng lẻ tẻ có nhiều ao, hồ, đầm

và vùng đất bãi thường xuyên ngập nước thủy triều phân bố ở ven các sông lớnnhư sông Văn Úc, sông Lạch Tray, sông Thái Bình, sông Hóa Đặc biệt, HảiPhòng có chiều dài bờ biển trên 125 km, lại có nhiều cửa sông lớn đổ ra nênlượng cát bùn hàng năm tải ra biển với một khối lượng đáng kể, đã tạo nênnhững bãi sa bồi lấn ra biển có nơi tới vài cây số, hình thành những rừng sú vẹt

Trang 7

hoặc đã được cải tạo thành khu kinh tế mới như khu vực Trấn Dương (VĩnhBảo); Vinh Quang, Tiên Hưng, Đông Hưng, Tây Hưng (Tiên Lãng); Tân Trào

(Kiến Thụy) và khu vực Đình Vũ…(Bản đồ hành chính Hải Phòng tại phụ lục hình 1)

Với đặc điểm trên, địa hình, địa mạo ở Hải Phòng đã có ảnh hưởng quantrọng đến chế độ dòng chảy sông ngòi tại địa phương Ở vùng núi đá vôi và vùngnúi đồi thấp, quá trình tập trung nước nhanh hơn vùng đồng bằng, vùng đất bãilại thường xuyên ngập nước thủy triều Độ nghiêng của địa hình theo hướng TâyBắc – Đông Nam đã tạo thành độ dốc xuôi thuận cho dòng chảy khi nước thủytriều xuống

1.3 Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng ở Hải Phòng có nguồn gốc chính là phù sa bồi đắp, đấtthường có phản ứng chua, hàm lượng chất dinh dưỡng kém, một số diện tíchmang tính chất chua mặn phát triển trên nền sú vẹt Riêng vùng đồi núi cấu tạochủ yếu là cát kết quartzit và đá vôi tuổi Devon (Đề-vôn) đến Fermi (Féc-mi).Tổng diện tích hiện nay là 50.690 ha có thể chia ra làm 3 loại đất chính: Đất chua

có nguồn gốc phù sa do sông Thái Bình bồi đắp, do quá trình đắp đê ngăn lũ nênhàng năm loại đất này không được bồi đắp thêm sản phẩm mới, độ pH thường từ5÷6 Đất chua mặn chiếm diện tích nhiều nhất và tập trung ở các vùng gần cửasông chịu ảnh hưởng của thủy triều, phản ứng của đất khá chua, độ pH = 4÷4,5hàm lượng muối sulfat nhiều Đất mặn phân bố dọc theo đê biển và đê cửa sônglớn nên dễ bị nước biển ngấm vào Trong đất này, thường gặp tầng tích tụ muối

và tầng đất có váng rỉ sắt lẫn xác sú vẹt Thành phần của đất thay đổi từ sét đếncát mịn, càng xuống sâu càng nhẹ Lượng muối tan chiếm 0,25% đến 100%,trong đó MgCl2, CaSO4, CaCl2, NaCl chiếm đa số sau đó đến MgSO4 và Na2SO4.Phản ứng của đất này thay đổi phụ thuộc nồng độ muối, nhất là các muối có chứacation kiềm, độ pH từ 5,5 ÷ 6,5, mùn từ 1,1% đến 2,4%; đạm từ 0,12% đến0,9%, lân từ 0,06% đến 0,08%, kali từ 0,22% đến 0,3%

Ngoài ra, Hải Phòng còn có một ít diện tích đất bãi biển Loại đất nàythường có nồng độ muối cao, tổng số muối tan chiếm 0,5% đến 4%, chủ yếu làmặn Cloxít

Trang 8

đồi gò, công viên, vườn hoa; trồng cây trong các khu dân cư tạo bóng mát vàcảnh quan; khuôn viên các cơ quan, khu công nghiệp, đơn vị, trường học, bệnhviện) để nâng cao độ che phủ rừng và cây xanh của thành phố.

II Điều kiện khí hậu

Do nằm trong vành đai nhiệt đới, gần chí tuyến Bắc, chịu ảnh hưởng củachế độ gió mùa Đông Nam châu Á nên khí hậu Hải Phòng vừa mang tính chấtchung của khí hậu miền Bắc Việt Nam, vừa có đặc điểm riêng của vùng duyênhải Đặc điểm đó được thể hiện qua các yếu tố khí hậu chủ yếu sau đây:

2.1 Chế độ nhiệt

Hải Phòng có nền nhiệt độ tương đối cao, việc phân bố nhiệt độ trong nămkhông được đồng đều và chia làm hai mùa rõ rệt, với những biến động nhất định.Tổng nhiệt độ hàng năm đạt xấp xỉ 85000C, trong đó mùa khô đạt 35000C, mùamưa đạt khoảng 50000C Nhiệt độ trung bình cả năm ở các khu vực Hải Phòngđều đạt trên 230C, tương đương với tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới Tuy nhiên, giữacác tháng nhiệt độ trung bình đó đều có biến động rõ rệt theo từng mùa Tháng 1

và tháng 2 nhiệt độ trung bình xuống thấp xấp xỉ 170C, sang các tháng mùa hè lạităng nhanh, đạt tới mức xấp xỉ nhiệt độ trung bình tiêu chuẩn Sự phân bố nhiệt

độ trung bình hàng ngày cũng phản ảnh rõ rệt đặc tính biến động trên Trong mộtnăm ở Hải Phòng, nhiệt độ trung bình ngày hạ dưới 150C thường xảy ra cáctháng 12, tháng 1 và tháng 2 Trong thời gian này còn có thể xuất hiện ngày cónhiệt độ trung bình dưới 100C Tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình thường

200C đến 250C, các tháng mùa mưa nhiệt độ trung bình ngày đạt khoảng 250Cđến 300C, cũng có ngày đạt trên 300C Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất ở HảiPhòng biến đổi theo chu kỳ, trong một năm thường có một cực tiểu vào mùađông do ảnh hưởng của không khí lạnh cực đới, nhiệt độ trung bình tối thấp là

140C đến 150C Một cực đại xuất hiện vào mùa hè do ảnh hưởng của không khínhiệt đới Ấn Độ Dương biến tính, hoặc không khí nhiệt đới Thái Bình Dương,nhiệt độ trung bình tối cao đạt từ 310C đến 320C

2.2 Chế độ mưa ẩm

Hải Phòng là một trong những tỉnh có lượng mưa khá lớn ở nước ta, hàngnăm lượng mưa trung bình tại các khu vực trong thành phố đều đạt từ 1600 mmđến 1800 mm, riêng Bạch Long Vĩ có lượng mưa nhỏ nhất là 1126,7 mm Sốngày mưa trung bình ở Hải Phòng là 100 ngày đến 150 ngày, riêng Bạch Long

Vĩ chỉ có 89 ngày Số ngày mưa trong mùa lũ nhiều hơn trong mùa cạn, tuynhiên lượng mưa thực tế do cường độ mưa quyết định phần lớn Trong mùa cạnlượng mưa trung bình hàng ngày đạt dưới 5 mm với tần suất từ 70% đến 90%.Trong mùa lũ lượng mưa trung bình hàng ngày đạt từ 5 mm đến 50 mm, với tầnsuất 40% đến 50% số ngày

Độ ẩm tuyệt đối trung bình ở Hải Phòng hàng năm đạt xấp xỉ 24,7 mb.Trong các tháng mùa đông, độ ẩm tuyệt đối từ 15 mb đến 20 mb, thấp nhất vào

Trang 9

tháng I (15,1 mb) Trong các tháng mùa hạ, độ ẩm tuyệt đối trung bình là 30 mbđến 32 mb, cao nhất là tháng VIII (32,6 mb)

2.3 Chế độ gió bão

Hải Phòng có bờ biển dài (khoảng 125 km), chưa kể các đảo lớn nhỏngoài khơi, vì vậy thường chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, chủ yếu là các cơnbão hình thành từ Thái Bình Dương hoặc biển Đông Theo thống kê số cơn bão

đổ bộ vào nước ta trong nhiều năm thì ở khu vực Hải Phòng (từ Quảng Ninhđến Ninh Bình) trung bình hàng năm Hải Phòng có từ 3 đến 5 cơn bão đổ bộvào, thời gian bão có khả năng đổ bộ vào thường từ tháng 6 đến tháng 10, tậptrung nhiều nhất trong ba tháng, tháng 7, 8, 9 Các cơn bão đổ bộ vào HảiPhòng thường có tốc độ gió trung bình từ 30 m/s đến 40 m/s (110 ÷ 140km/giờ) Gió giật có thể lên tới trên 50 m/s (180 km/giờ) ứng với chu kỳ lặp lại

20 năm Ngoài ra, với chu kỳ lặp lại 50 năm, tốc độ gió giật đạt tới 55 m/s

III Đặc điểm mạng lưới sông

3.1 Mạng lưới sông chính

Các sông chính nằm trên địa bàn thành phố Hải Phòng đều là phần hạ lưucủa hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình sau khi đã qua địa phận tỉnh HảiDương Sông chính của Hải Phòng là những sông nhánh cấp I, cấp II của hệthống sông chung Tổng số sông của toàn vùng là hơn 50; theo thống kê có 13con sông có chiều dài trên 10 km, còn lại phần lớn là các sông nhỏ ngắn và dốc,được phân bố chủ yếu ở rìa phía Đông Nam và ở phần giữa và rìa của phía TâyNam

Có thể nói, mạng lưới sông chính của Hải Phòng bao gồm 6 sông chính:Thái Bình, Văn Úc, Kinh Thầy, Bạch Đằng, Lạch Tray, Luộc

- Sông Thái Bình: thuộc loại sông lớn của thành phố, sau khi chảy qua tỉnhHải Dương vào Hải Phòng, sông hợp lưu với sông Luộc tại Quý Cao và đổ rabiển tại xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, có chiều dài 30 km Ở phía hạ lưu độdốc đáy sông nhỏ nên tốc độ chảy yếu, sông uốn khúc quanh co, nhưng nhìnchung vẫn chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam Phần lớn lượng nước của sôngThái Bình được phân lưu vào sông Văn Úc qua sông Mới-một sông có đặc điểm

là khá thẳng, độ dốc lớn Do vậy, ở phía hạ lưu sông Thái Bình, sau phân lưusông Mới, tốc độ chảy càng nhỏ, sự bồi lắng cũng tăng lên, độ sâu trung bình chỉcòn 2 m, chỗ rộng nhất 200 m, chỗ hẹp nhất 50m

- Sông Văn Úc: là sông nhánh cấp II của sông Thái Bình qua Hải Dươngvào Hải Phòng tại ngã ba Kênh Đồng (ngã ba Văn Úc-Lạch Tray), có độ dốc đáysông trung bình, độ sâu tương đối lớn, chỗ sâu nhất có thể tới 45 m (vụng La),sông uốn khúc, có nơi tạo thành vụng xoáy nước như vụng Ông ở khu vực CâuThượng Trong sông cũng hình thành các doi bãi lớn như bãi Kênh Đồng, bãiphà Khuyển Hướng chảy chỉ yếu là Tây Bắc-Đông Nam, đổ ra biển tại xã VinhQuang huyện Tiên Lãng dài 41 km

Trang 10

Sông Kinh Thầy: phần hạ lưu từ ngã ba Xi Măng ra đến cửa sông Cấm,thuộc địa phận Hải Phòng từ ngã ba Kinh Thầy-sông Hàn, đổ ra biển tại cửaCấm với chiều dài 37 km Sông có chiều rộng tương đối lớn, trung bình là 400

m, độ sâu trung bình 0,7 m So với các sông khác ở Hải Phòng thì sông KinhThầy có độ uốn khúc nhỏ nhất (1,19) Hướng chảy chủ yếu Tây Bắc-Đông Nam.Dọc theo đoạn sông từ phà Kiền trở xuống có cảng lớn và nhiều bến bãi phụ; sựhoạt động tấp nập của tầu thuyền phần nào có ảnh hưởng tới chế độ dòng chảytrong sông

- Sông Bạch Đằng: đoạn thượng lưu còn được gọi là sông Đá Bạc, vào địaphận Hải Phòng tại Dầm Dê, đổ ra biển tại cửa Nam Triệu dài 42 km Hướngchảy chủ yếu là Tây Bắc-Đông Nam, đoạn giữa từ trên phà Rừng 4 km đến ngã

ba sông Ruột lớn có hướng chảy Bắc-Nam Chiều rộng vào loại lớn nhất củasông Hải Phòng, trung bình 1.000 m, chỗ rộng nhất đến 1.800m, độ sâu trungbình 10 m sông có rất nhiều nhánh phụ đổ vào, nhánh lớn nhất là sông Giá Haibên bờ phía thượng lưu thường có nhiều dãy núi đá vôi, phía hạ lưu lại có bãitriều rất rộng, có nơi thành rừng sú vẹt

- Sông Lạch Tray: Là sông nhánh của sông Văn Úc được tách ra từ ngã baKênh Đồng, đổ ra biển tại Tràng Cát, quận Hải An, dài 43 km, độ sâu trung bình4,0 m chiều rộng trung bình 120m với độ uốn khúc 1,44, vào loại lớn nhất củasông ngòi Hải Phòng Hướng chảy chủ yếu là Tây Bắc - Đông Nam, hai bên bờ

có bãi triều rộng Sông Lạch Tray là tuyến đường giao thông thủy quan trọng củathành phố

- Sông Luộc: Nối liền sông Hồng với sông Thái Bình-hai hệ thống sônglớn ở miền Bắc Hằng năm, sông Luộc chuyển một lượng nước đáng kể từ hệthống sông Hồng sang hệ thống sông Thái Bình Sông Luộc đi vào địa phận HảiPhòng từ Chanh Chử, nhập lưu với sông Thái Bình tại Quý Cao, dài 18 km,chiều rộng trung bình 4,0 m Sông uốn khúc và bồi lắng mạnh mẽ

3.2 Mạng lưới sông nhánh

Mạng lưới sông nhánh trên địa bàn thành phố bao gồm một số sông: Hóa,Mới, Tam Bạc, Kinh Môn, Hàn, Rế, Giá, Đa Độ

- Sông Hóa: là phân lưu của sông Luộc được tách ra từ ngã ba Chanh Chử

và nhập lưu với sông Thái Bình tại Trấn Dương, dài 37 km, chiều rộng trungbình 80 m, độ sâu trung bình 3m, sông uốn khúc và có bãi rộng ở hai bên bờsông Hóa là ranh giới tự nhiên giữa Hải Phòng và Thái Bình

- Sông Mới: nối liền sông Thái Bình với sông Văn Úc, trước kia là sôngnhân tạo mới được đào năm 1936 Do đoạn sông thẳng và ngắn với chiều dài 3

km, độ dốc đáy sông lớn, phía hạ lưu sông Thái Bình lại uốn khúc, do đó lượngnước ngày càng có xu hướng chuyển qua sông Văn Úc là chính, chiếm 60%lượng nước sông Thái Bình Vì thế sông Mới có tốc độ chảy lớn nhất so với cácsông của thành phố, sức xói lở hai bờ và tạo lòng mạnh mẽ Hướng chảy chủ yếu

Trang 11

là Tây-Đông, độ sâu trung bình 6 m, chiều rộng trung bình là 100 m.

- Sông Tam Bạc: nối liền sông Lạch Tray với sông Cấm (từ Niệm Nghĩađến Cầu Thượng Lý) dài 3 km theo hướng Tây Nam-Đông Bắc độ sâu trung bình

4 m; chiều rộng trung bình 80m Ngoài ra ở phía Bắc thành phố có đoạn sôngKinh Môn, là ranh giới tự nhiên với tỉnh Hải Dương, dài 12 km Chiều rộngtrung bình 120 m, hệ số uốn khúc 2,4 và chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam làchủ yếu

- Sông Hàn: nối liền sông Kinh Thầy với sông Đá Bạc, độ sâu trung bình 4

m Hướng chảy là Tây Nam-Đông Bắc

- Sông Giá: có chiều dài khoảng 19km nằm ở phía Bắc thành phố HảiPhòng, tiếp nhận nước từ sông Đá Bạc qua cống Phi Liệt và nhập lại vào sôngBạch Đằng qua đập Minh Đức

- Sông Rế: có tổng chiều dài trên địa bàn thành phố Hải Phòng khoảnghơn 10km, nằm ở phía Tây của thành phố Hải Phòng (tiếp nhận nước từ sông HàNhuận qua cống CT3)

- Sông Đa Độ: có chiều dài gần 50km nằm ở phía Tây Nam của thành phố HảiPhòng, tiếp nhận nước từ sông Văn Úc qua cống Trung Trang, chảy qua địa bàn cácquận: Kiến An, Dương Kinh, Đồ Sơn; các huyện: Kiến Thụy, An Lão sau đó nhập lạisông Văn Úc tại cống Cổ Tiểu

IV Đặc điểm nguồn nước

4.1 Mưa

Lượng mưa năm ở Hải Phòng khá phong phú, trung bình hàng năm đạt từ1.600 đến 1.800 mm Riêng đảo Bạch Long Vỹ lượng mưa năm trung bình chỉđạt 1127 mm (Bảng 1) Lượng mưa năm biến đổi khá lớn, tỷ số chênh lệch giữa

lượng mưa năm lớn nhất và nhỏ nhất đạt từ 1,7 lần đến 2,6 lần (Lượng mưa bình quân nhiều năm (1961-2009 - Phụ lục bảng 1)

Xét theo không gian, lượng mưa năm có xu thế tăng dần từ biển vào đấtliền Vùng có lượng mưa nhiều nhất là khu vực Kiến An và nội thành với lượngmưa trên 1800 mm Nói chung lượng mưa năm biến đổi theo không gian khôngnhiều và sự biến đổi này hoàn toàn phù hợp với quy luật của sự biến đổi về địa lý

tự nhiên của khu vực Hải Phòng

Lượng mưa trong năm như trên đã trình bày có sự biến động rất lớn vàphân phối không đều theo hai mùa khá rõ rệt: mùa mưa và mùa khô Sử dụng chỉtiêu phân mùa vượt trung bình với suất bảo đảm lớn hơn hay bằng 50%, ở HảiPhòng từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, riêng Bạch Long Vĩ mùa mưa chậmhơn một tháng, từ tháng 6 đến tháng 10

Trong mùa mưa (tháng 5÷10) tổng lượng mưa đạt từ 1.300 mm đến 1.500

mm, chiếm 80% đến 85% tổng lượng mưa cả năm Số ngày mưa trong năm cũngtập trung vào những tháng này, trung bình hàng năm ở Hải Phòng có 100 đến

150 ngày mưa, trong đó 60 đến 80 ngày mưa vào các tháng 7, 8, 9 Tính chất

Trang 12

mưa của một trận mưa trong mùa mưa hoàn toàn khác hẳn với mùa khô, trongmùa này thường có cường độ mưa khá lớn, lượng mưa trung bình ngày đạt trên

20 mm, trong khi mùa khô lượng mưa bình quân ngày chỉ đạt 5 mm

Trong các tháng mùa khô mùa mưa lớn nhất thường xẩy ra không vượtquá 50 mm/ngày, ngược lại trong những tháng mùa mưa lượng mưa ngày có thể

đạt đến trên 300 mm (Phân bố lượng mưa năm của thành phố Hải Phòng - Phụ lục hình 2)

4.2 Nguồn nước từ nơi khác đến

Ngoài lượng mưa, Hải Phòng còn là vùng hạ lưu của hệ thống sông Hồng

và sông Thái Bình, sông ngòi Hải Phòng được tiếp nhận lượng nước theo haihướng từ thượng nguồn đổ về và do dòng triều từ biển dồn vào Trung bình hàngnăm tổng lượng dòng chảy qua các sông dao động từ 0,05÷1,33 tỷ m3

Trong các tháng mùa lũ tổng lượng dòng chảy chiếm tới 75% đến 85%lượng dòng chảy năm, những tháng mùa cạn chỉ chiếm khoảng 15% đến 25% Vềmùa cạn, ngoài lượng nước từ thượng nguồn khá ổn định chảy về, ở Hải Phòngcòn tiếp nhận lượng nước triều với khối lượng không nhỏ từ ngoài biển dồn vàoqua các sông

4.3 Dòng chảy sông ngòi

Dòng chảy năm thường xuyên biến động, song sự biến động đó vẫn tuântheo một quy luật nhất định Qua tính toán cho thấy, ba sông chính (Kinh Thầy,Văn Úc, Thái Bình) của thành phố có sự phân phối dòng chảy năm của mỗi sôngkhác nhau Trong đó, sông Văn Úc tại Trung Trang có dòng chảy năm lớn hơn

cả, vì sông rộng và sâu, lại có độ dốc tương đối lớn, cửa sông rộng, chiếm trên80% lượng nước từ sông Rạng, sông Gùa ở Hải Dương đổ về Sông Kinh Thầytại trạm Cửa Cấm có dòng chảy năm trung bình Riêng hạ lưu sông Thái Bình códòng chảy năm tương đối nhỏ, do đặc điểm của sự diến biến lòng sông mạnh mẽ.Tại ngã ba sông Thái Bình và sông Mới, nhánh rẽ về sông Thái Bình hai bên bờngày càng bị thu hẹp lại, lòng sông bị bồi lấp mạnh, sông có độ uốn khúc lớn với độ dốcnhỏ Do đó, nguồn nước từ thượng lưu đưa về chủ yếu chuyển qua sông Mới sang sôngVăn Úc, vì đoạn sông Mới thẳng và độ dốc đáy sông lớn

Sự biến đổi của dòng chảy năm trên từng sông tương đối lớn như sông Kinh Thầy,sông Văn Úc Riêng sông Thái Bình sự biến động này có phần ít hơn

Trang 13

Tổng lượng dòng chảy qua các sông

Với điều kiện địa lý khí hậu gần như đồng nhất, thông qua chỉ tiêu phânmùa dòng chảy đã nêu trên, thấy rằng sông ngòi ở Hải Phòng cũng có sự thốngnhất chung về thời gian các mùa: Mùa lũ đều bắt đầu từ tháng 6, kết thúc vàotháng 10 kéo dài năm tháng Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 kết thúc vào tháng 5năm sau kéo dài bảy tháng Hầu hết lượng dòng chảy tháng 6,7 đều lớn hơnlượng dòng chảy bình quân năm

4.4 Nước dưới đất và khả năng khai thác

Ở Hải Phòng bên cạnh nguồn nước mặt dồi dào được cung cấp bởi các hệthống sông Hồng và sông Thái Bình, còn có nguồn nước ngầm tương đối phongphú Có thể chia nguồn nước ngầm thành hai phần:

a) Nước trong đất thuộc kỷ đệ tứ (Q)

Nước trong lớp bùn cát, các thấu kính hay nêm cát, cát pha Các lớp nàynằm bên trên lớp bùn sét khá dày, tuyệt đại đa số các hố khoan đều gặp và cácmực nước xuất hiện so với mặt đất tự nhiên từ 0,5÷2,0 m Đây là loại nước tự dotuy phổ biến trong lưu vực, song không có giá trị về mặt cấp nước vì trữ lượngrất nhỏ và chất lượng không đảm bảo Nước trong tầng chứa gồm các thấu kínhcát lớn rồi đến lớp cát cuội sỏi, tầng này thường ở độ sâu 30÷40 m, là loại nước

có áp, chiều dày chứa nước thay đổi mãnh liệt từ 2m đến 30; 40 m Chất lượngnước phức tạp, chỗ mặn chỗ ngọt không theo một quy luật nhất định Do chấtlượng nước như vậy nên mặc dù trữ lượng khá lớn nhưng việc dùng nước chosinh hoạt, cho sản xuất công nông nghiệp bị hạn chế nhiều Mặt khác ngay nhữngvùng nước ngọt chỉ sau khi khai thác được một thời gian (trên 10 năm) chất lượngnước lại thay đổi, chuyển sang nước lợ (thể hiện như một số giếng nước cấp chothành phố hiện nay)

b) Nước trong đá gốc

Nước ở kẽ nứt trong đá trầm tích tuổi Jura hạ (J1): Diện phân bố hẹp, chỉ

Trang 14

lộ ra trên một khu vực rất nhỏ bên Thủy Nguyên Nước tồn tại dưới dạng kẽ nứtcủa đá, chất lượng tốt nhưng trữ lượng nhỏ, Q = 1.000 m3/ngày đêm.

Nước trong đá trầm tích tuổi Carlu hạ (C1): Phân bố ở khu vực núi đá vôiXuân Sơn huyện An Lão, nước tồn tại dưới dạng kẽ nứt, mặn không dùng đượccho sinh hoạt và sản xuất

Nước trong đá trầm tích tuổi Devon trung (D2): Phân bố ở phía Bắc khuvực từ sông Giá đến Đá Bạc, nước tồn tại trong dạng kẽ nứt của sa diệp thạch và

đá vôi, chất lượng tốt, trữ lượng phong phú

Nước trong đá trầm tích tuổi Silua thượng (S2) phân bố ở vùng Kiến Ankéo dài thành một vòng cung liên tục, chất lượng tốt, trữ lượng khá lớn Đây làtầng nước tốt nhất có nhiều khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất.Theo tính toán sơ bộ cho kết quả Q = 2.200 m3/ngày đêm

- Nước trong tầng đá: Tập trung nghiên cứu tỉ mỉ cho các khu vực nướcngọt như vùng đá có tuổi Jura hạ, Devon trung, Silua thượng, về các mặt chấtlượng, trữ lượng, lưu lượng tối đa, tối thiểu để khai thác hàng ngày

Qua kết quả thăm dò chung thấy: nơi có khả năng dồi dào nguồn nướcngầm đảm bảo cả về chất lượng và trữ lượng để cung cấp cho sinh hoạt và sảnxuất là khu vực Kiến An và phía Bắc huyện Thủy Nguyên

Phần III HIỆN TRẠNG VÀ CÁC VẤN ĐỀ BẤT CẬP TRONG KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT

I Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nướ mặt trên địa bàn thành phố

1.1 Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên hệ thống sông Rế

1.1.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước

Sông Rế hiện nay cấp nước tưới tiêu cho hơn 10.000ha đất canh tác nôngnghiệp của huyện An Dương và là nguồn nước thô quan trọng của thành phố,phục vụ cho các nhà máy nước: An Dương (công suất 140.000 m3/ngày, từ năm

2013 sẽ được nâng công suất lên 200.00 m3/ngày), nhà máy nước Vật Cách hiệntại (công suất 11.000 m3/ngày, sẽ được nâng công suất lên 60.000 m3/ngày), nhà

Trang 15

máy nước Vật Cách mới (giai đoạn I đang thi công có công suất 25.000 m3/ngày,theo quy hoạch là 100.000 m3/ngày), nhà máy nước Kim Sơn (giai đoạn I đangthi công là 25.000m3/ngày, theo quy hoạch là 200.000 m3/ngày) đảm bảo cungcấp đủ nhu cầu nước sạch cho nhân dân các quận Lê Chân, Hồng Bàng, NgôQuyền, Hải An và huyện An Dương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và

3 khu công nghiệp Nomura, Tràng Duệ và An Dương (Các công trình khai thác nguồn nước sông Rế - Phụ lục bảng 2)

Trong thời gian qua, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trìnhthủy lợi An Hải đã thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễmsông Rế như:

- Tăng cường phương tiện, trang thiết bị kiểm tra trực tiếp hệ thống bằngxuồng máy mật độ 1 hoặc 2 tuần/lần; kịp thời phát hiện, cùng chính quyền địaphương lập biên bản và đình chỉ các trường hợp vi phạm Pháp lệnh Khai thác vàbảo vệ công trình thủy lợi; đầu tư trang bị máy xúc, ô tô tải để phục vụ công tácgiải tỏa, lấn chiếm trên địa bàn

- Từ năm 2008, Công ty đã tập trung nguồn vốn, tranh thủ sự ủng hộ của

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đầu tư Dự án cải tạo hệ thống An KimHải; đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành, bờ kênh An Kim Hải từ ngã ba KimKhê về Hà Liên đã được nối liền, bờ kênh một số trọng điểm như khu vực cầu

Rế, nhà máy nước Vật Cách, nhà máy nước Quán Vĩnh đã được kè đá với chiềudài trên 5 km; công ty đang hoàn thiện đắp bờ hệ thống

- Công ty đang trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Dự án mở rộng

hệ thống cống Kim Sơn, tăng cường bổ sung nguồn nước cho hệ thống An KimHải

- Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước, Công ty thường xuyên lấynước vào qua các cống ngang: Tỉnh Thủy, Kim Sơn, Nhu Kiều và thông qua xínghiệp thủy nông Kim Thành lấy nước từ cống đầu mối Bàng La, Quảng Đạt,thau đảo liên tục qua cống Cái Tắt

- Rà soát các cửa thoát ra hệ thống An Kim Hải, xây dựng cống điều tiếttrên kênh trục chính An Kim Hải để thực hiện quy trình vận hành hệ thống chỉlấy nước từ An Kim Hải cho các tuyến kênh xương cá và thoát qua các cống rasông Lạch Tray; xây dựng đập ngăn nước thải vào hệ thống kênh dẫn để điềuchuyển nguồn nước thải của xã Tân Tiến, An Hưng, trạm thu phí Lê Thiệnxuống hạ lưu nhà máy nước Vật Cách ra sông Cấm

Bên cạnh đó, trước tình hình vi phạm pháp luật về tài nguyên nước ngàycàng gia tăng gây ô nhiễm suy giảm chất lượng nguồn nước sông Rế như hiệnnay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với các ngành chức năng, các địaphương, Công ty TNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi An Hải,Công ty TNHH Một thành viên cấp nước Hải Phòng thường xuyên tiến hànhkiểm tra, xử lý các vi phạm về lấn chiếm, xả nước thải chưa qua xử lý vào sông

Trang 16

Rế, đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố những giải pháp nhằm từng bước khắcphục tình trạng ô nhiễm sông Rế, cụ thể:

+ Giải tỏa khu vực chợ An Đồng và dọc hai bên bờ sông Rế do dân lấnchiếm đất, xây dựng nhà trái phép ven sông làm cản trở dòng chảy, gây ô nhiễmmôi trường để thực hiện “Dự án cải tạo hệ thống An Kim Hải” nhằm giải quyếtviệc thoát nước thải của thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương, HồngThái, Đồng Thái, An Đồng ra sông Lạch Tray qua cống Luồn

+ Lập phương án thu gom nước thải của xã Nam Sơn, Bắc Sơn huyện AnDương, phường Hùng Vương quận Hồng Bàng, các doanh nghiệp phía bắcđường 5, bệnh viện Giao thông vận tải nhằm thoát nước thải ra sông Cấm; điềuchỉnh chuyển hướng thoát nước thải, nước mưa của khu công nghiệp An Dương

ra cống Hoàng Lâu ra sông Lạch Tray, không để nước thải vào nguồn nước sông

Rế

+ Có cơ chế phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương trong việc bảo

vệ chất lượng nguồn nước hệ thống An Kim Hải, hạn chế các tác nhân gây ônhiễm nguồn nước sông Rế từ phía đầu nguồn hệ thống An Kim Hải trên địa bàntỉnh Hải Dương

1.1.2 Bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn nước

Hiện nay nguồn nước sông Rế đang bị ô nhiễm từ nhiều nguồn: Nước thảisinh hoạt, sản xuất của thị trấn An Dương, các xã Lê Lợi, Đặng Cương, HồngThái, Đồng Thái, An Đồng thoát theo tuyến kênh An Kim Hải từ cống Hà Liêntheo đường 208 và 220 về phía đập Cái Tắt ra sông Lạch Tray, tuy nhiên hiệnnay tuyến kênh này đang bị lấn chiếm gây ứ tắc, đặc biệt là tại khu vực chợ AnĐồng dẫn đến tình trạng nước thải chảy ngược về phía sông Rế

Nước thải sinh hoạt của xã Nam Sơn, Bắc Sơn huyện An Dương, phườngHùng Vương quận Hồng Bàng và các doanh nghiệp phía bắc đường 5, bệnh việnGiao thông vận tải, trung đoàn tên lửa 285 đang được xả vào kênh Bắc Nam Hùng và đưa vàosông Rế qua cống Tây Hà (xã Bắc Sơn) và cống An Trì (phường Hùng Vương)

Theo kết quả quan trắc sông Rế năm 2011 của Trung tâm Quan trắc Môitrường-Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, chất lượng nguồn nước sông

Rế đã bị ô nhiễm bởi hàm lượng chất hữu cơ, amoni, kim loại nặng,… vượt giớihạn cho phép theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (mức

A2 trong QCVN 08: 2008/BTNMT) Cụ thể (Kết quả quan trắc chất lượng nước sông

Rế giai đoạn 2006-2010 - Phụ lục bảng 3):

- Khu vực xóm Phụng Dương (thôn Đình Ngọ, xã Hồng Phong), tổng chấtrắn lơ lửng vượt mức A2 là 2,3 lần (tháng 6), nitrit vượt 1,3 lần (tháng 12),amoni vượt 3,8 lần (tháng 12), phenol vượt 5,8 lần (tháng 6), coliform vượt 2,6lần (tháng 8), sắt vượt 1,4 lần (tháng 8)

- Khu Bắc Hà (xã Bắc Sơn), gần khu vực nhà máy nước Vật Cách có tổng chất rắn

lơ lửng vượt 2 lần (tháng 4), BOD và COD đều vượt 1,5 lần (tháng 6), nitrit vượt 1,8 lần

Trang 17

(tháng 12), amoni vượt 10 lần (tháng 12), phenol vượt 12,2 lần (tháng 8), coliform vượt3,2 lần (tháng 4), sắt vượt 2,2 lần (tháng 4)

- Khu vực thôn Lương Quy (xã Lê Lợi), tổng chất rắn lơ lửng vượt 2 lần (tháng 8),nitrit vượt 1.6 lần (tháng 12), amoni vượt 8,7 lần (tháng 12), phenol vượt 4,4 lần (tháng10), sắt vượt 2,3 lần (tháng 8), thủy ngân vượt 1,7 lần (tháng 4)

- Khu vực tổ 3, thị trấn An Dương (gần cầu Rế), tổng chất rắn lơ lửng vượt1.9 lần (tháng 8), BOD vượt 1,2 lần (tháng 10), nitrit vượt 2,3 lần (tháng 12),amoni vượt 4,3 lần (tháng 12), phenol vượt 3,2 lần (tháng 10), coliform vượt 1,6lần (tháng 8), thủy ngân vượt 1,5 lần (tháng 4) Khu vực thôn Vân Tra (xã AnĐồng), tổng chất rắn lơ lửng vượt 2,4 lần (tháng 8), nitrit vượt 1,9 lần (tháng 12),amoni vượt 1,5 lần (tháng 12), phenol vượt 3,4 lần (tháng 4), coliform vượt 1,6lần (tháng 10 và 12), thủy ngân vượt 1,8 lần (tháng 4)

- Mẫu nước cống Cái Tắt, tổng chất rắn lơ lửng vượt 2 lần (tháng 8), nitritvượt 2,6 lần (tháng 12), amoni vượt 9,9 lần (tháng 12), phenol vượt 10,6 lần(tháng 4), thủy ngân vượt 1,6 lần (tháng 4)

Tình trạng các hộ dân, các cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi, các nghĩatrang, bãi rác nằm ngay sát sông Rế xả nước thải, rác thải trực tiếp xuống lòngsông gây ô nhiễm nguồn nước; đặc biệt khu vực thị trấn An Dương có tình trạngngười dân xây dựng nhà kiên cố, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi

Hiện nay, trên toàn hệ thống An Kim Hải có 58 điểm xả thải gây ô nhiễmnghiêm trọng nguồn nước, trong đó có 32 khu dân cư, 18 doanh nghiệp, 6 nghĩatrang, 2 bệnh viện; 423 trường hợp lấn chiếm, vi phạm hành lang bảo vệ công

trình thủy lợi, đến nay đã giải tỏa được 44 trường hợp (Bản đồ các nguồn gây ô nhiễm sông Rế-Phụ lục hình 3).

Chất lượng các nguồn nước bị suy giảm có nguyên nhân do các ngànhchức năng chưa kiểm soát hết được chất thải, nước thải Luật Bảo vệ môi trườngquy định việc kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông, cácnguồn thải trên lưu vực sông phải được điều tra, thống kê, đánh giá và có giảipháp kiểm soát, xử lý trước khi thải vào Việc phát triển mới các khu sản xuất,kinh doanh, dịch vụ, đô thị, dân cư tập trung trong lưu vực sông phải được xemxét trong tổng thể toàn lưu vực, có tính đến các yếu tố dòng chảy, chế độ thuỷvăn, sức chịu tải, khả năng tự làm sạch của dòng sông và hiện trạng sản xuất,kinh doanh, dịch vụ và phát triển đô thị trên toàn lưu vực chưa được thực hiệnđầy đủ; nguồn chất thải, nước thải đổ xuống các nguồn nước này chưa đượckiểm soát

Sự phối hợp giữa các cơ quan được giao quản lý và vận hành là Công tyTNHH Một thành viên Khai thác công trình thủy lợi An Hải với các cơ quanchức năng và chính quyền địa phương chưa tốt

Trang 18

1.2 Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên hệ thống sông Giá

1.2.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước

Sông Giá thuộc hệ thống sông Bạch Đằng, xưa có tên gọi là Đô Lý Giang,bắt nguồn từ sông Đá Bạc tại khu vực xã Lại Xuân chạy qua các xã thuộc phíaĐông Bắc của huyện Thuỷ Nguyên, rồi đổ vào sông Bạch Đằng tại khu vực Đầm

De thuộc thị trấn Minh Đức Sông Giá là dòng sông vừa cung cấp nguồn nướccho sản xuất nông nghiệp gồm hàng chục nghìn ha, lại vừa là nguồn nước ngọtchủ đạo phục vụ sản xuất nước sạch cho hàng vạn hộ dân thuộc địa bàn huyệnThủy Nguyên

Hiện nay, sông Giá đang trực tiếp phục vụ tưới tiêu cho khoảng 12.400 hađất canh tác nông nghiệp, 600 ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, cấp nước sinhhoạt cho khoảng 300 nghìn dân của huyện Thủy Nguyên, cấp nước cho các nhàmáy, khu công nghiệp, trong đó cung cấp nước thô cho các công ty, nhà máy lớnnhư: Công ty Xi măng Chinfon, Công ty Xi măng Hải Phòng, Công ty Côngnghiệp tàu thủy Nam Triệu, Công ty Công nghiệp tàu thủy Phà Rừng, Công ty cổphần Nhiệt điện Hải Phòng, Công ty cổ phần Dương Kinh, khu công nghiệpVSIP và các nhà máy nước sạch nông thôn v.v…

1.2.2 Bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn nước

Mặc dù được đánh giá là sông sạch nhất thành phố song hiện nay sông Giácũng đang có nguy cơ bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệpchưa qua xử lý xả trực tiếp vào nguồn nước từ các hộ gia đình và tổ chức sản xuất,kinh doanh, dịch vụ Đặc biệt là nước thải từ các khu công nghiệp đóng tàu, sảnxuất thép, khai thác và chế biến khoáng sản (như khu vực khai thác khoáng sản AnSơn thuộc đầu nguồn sông Giá), các bãi rác ven sông, dư lượng thuốc bảo vệ thựcvật trong sản xuất nông nghiệp…là những tác nhân chính gây ô nhiễm nguồn

nước (Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Giá giai đoạn 2006-2010- Phụ lục bảng 4)

Hiện nay, trên hệ thống thủy lợi Thủy Nguyên có 35 trường hợp xả thảigây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước, từ tháng 9/2011 đến nay có 17 trường

hợp lấn chiếm đất công trình thủy lợi (Bản đồ các nguồn gây ô nhiễm sông Phụ lục hình 4).

Giá-1.3 Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên hệ thống sông Đa Độ

1.3.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước

Sông Đa Độ có trữ lượng nước khoảng 17 triệu m3, chảy qua địa phận các

quận, huyện Kiến An, Đồ Sơn, Kiến Thụy, Dương Kinh, An Lão Hiện nay, sông

Đa Độ đang đảm nhận các chức năng:

- Tưới tiêu chủ động cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

- Cấp nước thô cho các nhà máy sản xuất nước sạch của thành phố: Nhàmáy nước Cầu Nguyệt (công suất 40.000m3/ngày), sông He (10.000m3/ngày),

Trang 19

Hưng Đạo (dự kiến công suất 25.000m3/ngày); ngoài ra nhà máy nước Viwaseencấp nước thô cho Khu công nghiệp Đình Vũ Theo Quy hoạch cấp nước đến năm2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhà máy nước Cầu Nguyệt sẽ có công suất

là 200.000 m3/ngày, Hưng Đạo là 200.000 m3/ngày, Viwaseen là 170.000

m3/ngày phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt cho nhân dân của cácquận/huyện trong lưu vực sông

1.3.2 Bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn nước

Tình trạng vi phạm, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi dọc haibên bờ sông diễn ra với nhiều hình thức như: Khoanh ao, đầm nuôi trồng thủysản; Trông cây lâu năm, cây ăn quả trên bờ kênh; San lấp bờ kênh để cấy lúa,trồng rau; Làm nhà tạm, kể cả nhà kiên cố trong phạm vi bảo vệ công trình thủylợi; Mai táng sát bờ kênh, bờ sông, đặc biệt là nghĩa trang phường Tràng Minh-quận Kiến An Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH Một thành viên khaithác công trình thủy lợi Đa Độ, tính đến tháng 11/2011, tổng diện tích đất haibên bờ sông Đa Độ bị các công trình lấn chiếm là 916.153 m2, trong đó đoạnsông trên địa bàn huyện Kiến Thụy và quận Dương Kinh bị lấn chiếm: 615.202

m2; quận Kiến An: 83.894 m2; và huyện An Lão: 217.057 m2 (Bản đồ các nguồn gây ô nhiễm sông Đa Độ - Phụ lục hình 5)

Hiện nay, trên hệ thống sông có khoảng 11 bệnh viện lớn, nhỏ (bệnh việnKiến An, bệnh viện Lao, bệnh viện chỉnh hình Nauy, bệnh viện Ruồn…);khoảng 60 trạm xá xã, phường; 120 cơ sở sản xuất công nghiệp; và 50 làng nghềsản xuất tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi gia súc, chế biến lương thực, thựcphẩm, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật Hầu hết các cơ sở này đều không cócông trình xử lý nước thải và xả trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước sông Đa Độ

(Kết quả quan trắc chất lượng nước sông Đa Độ giai đoạn 2006-2010 - Phụ lục bảng

5, Thống kê, tổng hợp các điểm xả thải điển hình gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước sông Đa Độ - Phụ lục bảng 6 )

1.4 Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên hệ thống sông Chanh Dương

1.4.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước

Kênh Chanh Dương là kênh tưới tiêu chính của toàn huyện Vĩnh Bảo.Kênh có chiều dài 24,5km từ cống Chanh Chử (Thắng Thủy) đến cống I (TrấnDương) đi qua địa bàn 16 xã, thị trấn của huyện

Nguồn nước chính cung cấp cho kênh Chanh Dương lấy từ sông Luộc,thông qua các công trình đầu mối cống Chanh Chử, cống Ba Đồng, cống ĐồngNgừ

Hệ thống thủy nông đảm bảo tưới tiêu cho 10.400ha diện tích đất nôngnghiệp và dân sinh kinh tế trên địa bàn huyện Ngoài ra, còn có nhiệm vụ cungcấp nước thô cho 25trạm nước sạch trên địa bàn huyện (trong đó có 01 trạm2.500m3/ngàyđêm; 02 trạm 500m3/ngàyđêm và 22 trạm 200 m3/ngàyđêm) cung

Trang 20

cấp nước nước sạch cho 30 xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

1.4.2 Bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn nước

Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; thủy triều hoạtđộng mạnh, nước mặn dâng cao (từ 13km đến 15km), nguồn nước ngọt bị thuhẹp, bão lũ và mưa lớn xảy ra gây khó khăn cho công tác tiêu úng

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh phát triển,nguồn nước thải chưa được xử lý khi xả thải ra hệ thống kênh tưới tiêu gây ảnhhưởng đến chất lượng nước

Sản xuất nông nghiệp phát triển, thời tiết luôn diễn biến phức tạp, phátsinh nguồn sâu bệnh nhiều, ảnh hưởng từ nguồn thuốc bảo vệ thực vật ở trênđồng ruộng tiêu thoát ra các hệ thống kênh và qua kênh Chanh Dương làm ảnhhưởng đến chất lượng nước của hệ thống

Các ao hồ trong khu dân cư nông thôn bị thu hẹp, lượng nước thải sinhhoạt và chăn nuôi trong khu dân cư nông thôn phần lớn được thải qua các kênhnhánh tưới tiêu và kênh trục ra hệ thống kênh Chanh Dương và một phần tiêuthoát trực tiếp qua các kênh và cống qua đê khác

Nước thải chưa qua xử lý của các trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; nướcthải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề trên địa bàn huyệnVĩnh Bảo xả thải ra các hệ thống kênh mương thủy lợi và dồn về hệ thống trung

thủy nông cũng là những tác nhân làm suy giảm chất lượng nguồn nước (Kết quả phân tích chất lượng nước sông Chanh Dương năm 2013 - phụ lục bảng 7, Bản

đồ các nguồn gây ô nhiễm sông Chanh Dương - Phụ lục hình 6)

1.5 Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng

1.5.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước

Hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng được chia tách thành 2 khu vực độc lập Bắc– Nam sông Mới, có nhiệm vụ cung cấp nước tưới, tiêu cho hơn 23.000 ha cây trồngnông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các ngành kinh tế và nước sinh hoạt

Hệ thống công trình thủy lợi trên hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng gồm 64cống dưới đê, 53 cống đập điều tiết nội đồng, 79 trạm bơn điện, 237,7km kênh mương –trong đó có 43km kênh trục chính

1.5.2 Bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn nước

Hiện nay toàn bộ nước thải tại các khu công nghiệp, nước thải sinh hoạt của 23xã, thị trấn và Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Quý Cao đều xả vào hệthống kênh trung thủy nông Tiên Lãng

Huyện Tiên Lãng gồm 23 xã, thị trấn, dân số đông, có nhiều lĩnh vực có hoạtđộng liên quan đến việc xả nước thải vào hệ thống như: quy hoạch khu công nghiệp,phát triển làng nghề truyền thống, phát triển kinh tế trang trại, dịch vụ du lịch, Công tyTNHH Giầy Nam Thiện thuộc xã Bắc Hưng hầu hết các địa điểm xả nước thải vào hệthống đều chưa được xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước

Trang 21

Kênh cống Khuể từ cầu Chè đến đập Mũi Tây thuộc địa bàn thị trấn Tiên Lãng, dọc

bờ kênh bên phía dân cư hàng ngày lượng nước thải do một số hộ dân làm bún máy, bánh,làm đậu phụ, giết mổ gia súc, gia cầm xả ra kênh gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng

Ngoài ra, các khu vực gây ô nhiễm khác như: khu vực suối khoáng thuộc xãBạch Đằng, khu vực da giầy thị trấn Tiên Lãng, bệnh viện huyện Tiên Lãng, phòngkhám 2 Hùng Thắng, phòng khám 4 Đông Quy; khu vực các chợ trung tâm như chợĐôi, chợ Đông Quy, chợ Vàm Láng; khu vực nuôi trồng thủy sản Tiên Hưng; các trạilợn, trại gà trên toàn huyện; các khu vực nghĩa trang của xã trong toàn huyện

Công tác quản lý trong khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước trên hệ thốngtrung thuỷ nông Tiên Lãng còn nhiều bất cập gây cản trở trong việc sử dụng hiệu quả vàphát triển bền vững nguồn nước như:

- Thiếu quy hoạch tổng thể dài hạn về khai thác, sử dụng nguồn nước, dẫn đến thiếu sựhài hòa giữa các mục tiêu khai thác, sử dụng nước trên hệ thống trung thủy nông

- Chưa tuân thủ và chấp hành đúng quy trình trong việc khai thác, sử dụng nguồnnước cũng như trong quản lý, kiểm soát xả thải vào nguồn nước

- Nhận thức của người dân về nhu cầu bảo vệ nguồn nước ở huyện Tiên Lãng nói

chung, của hệ thống thủy nông huyện nói riêng còn hạn chế (Bản đồ các nguồn gây ô nhiễm hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng - Phụ lục hình 7)

1.6 Hiện trạng và bất cập trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên hệ thống kênh Hòn Ngọc

1.6.1 Hiện trạng khai thác sử dụng nguồn nước

Hòn Ngọc là một kênh nhỏ dài 28,4 km, chiều rộng lớn nhất là trên 100m,chiều rộng nhỏ nhất là khoảng 36m, bắt nguồn từ sông Kinh Thầy tại cống AnSơn, xã An Sơn và đổ ra sông Cửa Cấm tại cống Bính Động, xã Hoa Động Kênhchảy uốn khúc qua địa phận 16 xã thuộc huyện Thuỷ Nguyên là: An Sơn, PhùNinh, Tân Dương, Thiên Hương, Cao Nhân, Hợp Thành, Thuỷ Sơn, Mỹ Đồng,

Kỳ Sơn, Quảng Thanh, Lại Xuân, Chính Mỹ, Kênh Giang, Đông Sơn, LâmĐộng, Hoa Động Ngoài nguồn cung cấp nước chính là sông Kinh Thày, kênhHòn Ngọc còn được cung cấp nước bởi 05 con kênh nhánh là kênh Núi Lấm,Phù Yên, Kiền Bái, Thiên Lâm và Chu Trữ lượng nước kênh Hòn Ngọc đạt 20triệu m3

Cùng với sông Giá, kênh Hòn Ngọc là nguồn cung cấp nước chính phục

vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản đồng thời có nhiệm vụ quan trọng

là cấp nước sinh hoạt cho dân sinh, công nghiệp, dịch vụ, phát triển giao thôngthuỷ và du lịch sinh thái, góp phần cải tạo môi trường sinh thái trên địa bànhuyện Ngoài chức năng trên, kênh Hòn Ngọc còn phải hứng chịu toàn bộ nướcthải công nghiệp, dân sinh và nước mưa trên địa bàn đều tập trung để chảy rasông Cấm qua cống đầu mối là cống Bính Động (xã Hoa Động) Nhiệm vụ cụthể của kênh Hòn Ngọc hiện nay là:

- Phục vụ nước tưới cho 7.328,9 ha đất sản xuất lúa và trồng màu; 345,6

Trang 22

ha cho nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt; cung cấp nước sinh hoạt với sản lượngtrung bình 11.050 m3 /ngày đêm;

- Cung cấp nước thô cho các công ty, nhà máy lớn như Việt Ý: 175.158m3(năm 2012), Dương Kinh: 354.183 m3 (năm 2012)

Ngoài vai trò cung cấp nước cho ngành sản xuất nông nghiệp và nuôitrồng thuỷ sản, kênh còn cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp, kinhdoanh cũng như các cơ sở sản xuất nhỏ, làng nghề, sản xuất hộ gia đình, các cơ

sở y tế như: làng nghề Mỹ Đồng (xã Mỹ Đồng), Bệnh viện Thuỷ Nguyên (xãThuỷ Sơn), Xí nghiệp Xăng dầu K31 (xã Kỳ Sơn), Công ty Thép Sông Đà (xãHoàng Động), nhà máy giấy (xã Hoàng Động), Công ty giầy Aurora (xã ThiênHương), Công ty Chế biến hương liệu thực phẩm Việt Nam (xã Đông Sơn),Công ty TNHH Vũ Hải (xã Đông Sơn), Công ty giầy da Trường Sơn (xã KênhGiang), Công ty bao bì Trường Hồng (xã Đông Sơn), Công ty TNHH SanFong(xã Kênh Giang), Công ty TNHH Vĩnh An (xã Kênh Giang), Công ty AlliangceMine Rals Việt Nam (xã Kênh Giang), Công ty TNHH Mai Phương (xã KênhGiang)

1.6.2 Bất cập trong khai thác, sử dụng nguồn nước

Tuy chưa có cuộc điều tra chính thức nào về chất lượng môi trường nướckênh Hòn Ngọc nhưng đây là con kênh chịu sự xả thải của tất cả các ngành nghềsản xuất kinh doanh, nước thải dân sinh của 16 xã kênh chảy qua Điều này đãảnh hưởng đến chất lượng nước của kênh Hòn Ngọc, ảnh hưởng đến nguồn nướcngọt cung cấp cho các hoạt động sản xuất, dân sinh trên địa bàn Thực trạng khaithác, sử dụng nguồn nước, xả nước thải vào nguồn nước kênh Hòn Ngọc chothấy một số nguyên nhân và nguy cơ làm suy thoái chất lượng nước kênh HònNgọc như sau:

- Nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý của hầu hết các hộ gia đình thuộc 16xã đổ thẳng vào kênh là một trong những tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước.Ngay tại đầu cầu Trịnh Xá bắc qua kênh Hòn Ngọc thuộc địa bàn xã ThiênHương có hai điểm chuyên rửa, sửa chữa xe ô tô xả nước thải kèm theo dầu máychảy thẳng xuống kênh gây ô nhiễm nguồn nước Lượng dầu mỡ dư thừa nổi vàlan rộng trên mặt nước gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho các nhàmáy nước của các xã có kênh Hòn Ngọc chảy qua

- Hiện nay, nhiều nguồn nước thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

và y tế thải vào kênh Hòn Ngọc, cụ thể: Làng nghề Mỹ Đồng (xã Mỹ Đồng), garage AnhQuý (xã Thuỷ Sơn), garage Thanh Hà (xã Thuỷ Sơn), Bệnh viện Thuỷ Nguyên (xã ThuỷSơn), các cơ sở sản xuất bún tại xã Thiên Hương, bãi rác An Sơn (xã An Sơn) Việc nàygây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn nước cung cấp cho các nhà máy nước

của các xã có kênh Hòn Ngọc chảy qua phục vụ sinh hoạt cho hàng nghìn hộ dân (Kết quả quan trắc chất lượng nước kênh Hòn Ngọc năm 2013 - phụ lục bảng 8, Bản đồ các nguồn gây ô nhiễm hệ thống kênh Hòn Ngọc - Phụ lục hình 8)

Trang 23

- Kênh Hòn Ngọc cung cấp nước chính cho diện tích đất làm nông nghiệp của 16xã, trên địa bàn, đồng thời nước thải của 7.328,9 ha đất làm nông nghiệp, mang theo dưlượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật xả trực tiếp vào kênh hoặc qua 05 kênh nhánh

là kênh Núi Lâm, Phù Yên, Kiền Bái, Thiên Lâm và Chu

- Một số dự án khu công nghiệp, nhà máy sản xuất và khu dân cư tập trung đượcxây dựng ngay trên đất công trình và hành lang bảo vệ làm thu hẹp dòng chảy, giảm dungtích tích trữ và gây ô nhiễm nguồn nước

- Việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng nguồn nước cònnhiều bất cập như: Hầu hết các nguồn nước đều chưa có phân vùng mục đích khai thác, sửdụng và bảo vệ, chưa có phân vùng xả thải; các giấy phép khi thác, sử dụng tài nguyênnước và xả thải vào nguồn nước chưa thực sự được xem là công cụ phục vụ quản lý, bảo

vệ tài nguyên nước; việc thực hiện các quy định trong giấy phép chưa được quan tâm

II Nguyên nhân gây ô nhiễm suy giảm chất lượng nguồn nước

Quá trình nghiên cứu đánh giá hiện trạng và các vấn đề bất cập trong khai thác sửdụng nước mặt trên hệ thống các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênh Hòn Ngọc

và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng cho thấy tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước củacác hệ thống bao gồm:

2.1 Ô nhiễm nguồn nước do các hoạt động xả thải:

- Nguồn dư lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật Trong quá trình chămsóc lúa và các cây trồng khác bà con nông dân đã sử dụng một lượng thuốc trừsâu, thuốc bảo vệ thực vật không nhỏ trên cánh đồng nằm trong lưu vực của các

hệ thống Một phần lớn dư lượng thuốc trừ sâu và bảo vệ thực vật này đã theođường tiêu thoát nước đi vào nguồn nước

- Nguồn nước xả thải của các khu công nghiệp tập trung, cụm côngnghiệp, nước thải của các làng nghề Đây là nguồn gây ô nhiễm quan trọng cầnphải được quan tâm sử lý triệt để Theo quy hoạch trên địa bàn thành phố có 16khu công nghiệp và 39 cụm công nghiệp cùng rất nhiều làng nghề sản xuất thủcông mỹ nghệ truyền thống đang hoạt động với công suất lớn Căn cứ luật môitrường, luật Tài nguyên nước… quy định các chất thải, nước thải nguy hại phảiđược thu gom xử lý đảm bảo tiêu chuẩn mới được xả thải ra môi trường Tuynhiên hiện tại việc tuân thủ pháp luật về môi trường, pháp luật về Tài nguyênnước hiện nay còn rất nhiều hạn chế như là việc xử lý nước thải

- Nguồn thải từ các bệnh viện, trung tâm y tế quận, huyện, trạm y tế củacác xã, phường Đây là một tác nhân hết sức nguy hiểm gây ô nhiễm, các chấtthải nguy hại (chất thải y tế) rất khó xử lý

- Các nghĩa trang nằm dọc theo các bờ sông: từ tập quán, phong tục củatừng địa phương việc an táng, cát táng gây ra mất vệ sinh ô nhiễm nguồn nước

- Các trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô lớn của các địa phương được

bố trí chăn nuôi sát cạnh các nguồn nước trong khi công tác thu gom xử lý chất thải rắn,nước thải chưa được quan tâm xử lý đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Trang 24

- Các bãi rác chôn lấp rác thải sinh hoạt của các xã, thị trấn thường được

bố trí cạnh các dòng sông, hệ thống công trình thuỷ lợi không được xây dựngđúng quy trình đã biến thành nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt

- Nước thải sinh hoạt của các khu dân cư không được thu gom xử lý chảytrực tiếp tới nguồn nước

- Giao thông vận tải thuỷ trên các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương;kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng làm nguồn nước ô nhiễmdầu mỡ ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt các hệ thống này

- Hải Phòng là thành phố cửa sông ven biển các nguồn nước của thành phố

là hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình do vậy phải chịu toàn bộlượng chất thải từ thượng nguồn của hai hệ thống sông này dồn về Đây là mộttrong các tác nhân quan trọng trong việc quản lý liên quan đến liên vùng, liêntỉnh của các cấp có thẩm quyền chỉ đạo Cần phải có sự phối hợp giữa các tỉnhthành phố và Bộ ngành Trung ương

2.2 Các nguồn nước của thành phố là hạ lưu của hệ thống sông Hồng và sông TháiBình do vậy phải chịu một lượng chất thải từ thượng nguồn của hai hệ thống sông này dồn

về Đây là một trong các tác nhân quan trọng trong việc quản lý liên quan đến liên vùng,liên tỉnh của các cấp có thẩm quyền chỉ đạo Cần phải có sự phối hợp giữa các tỉnh thànhphố và Bộ ngành Trung ương

2.3 Đầu tư ngân sách cho các công trình bảo vệ nguồn nước còn hạn chế

2.4 Nhận thức của doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đối với việc khai thác,

sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước không đầy đủ và toàn diện, chưa nhận thứchết tầm quan trọng của nguồn nước ngọt

2.5 Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa hiệu quả, chưa đạt đượcchuyển biến trong ý thức , nhận thức, chấp hành, thực thi pháp luật của nhân dân, doanhnghiệp, nhất là một bộ phận cán bộ, công chức làm công tác quản lý nguồn nước ở cáccấp

2.6 Công tác quản lý nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu, chưa có sự phối hợp chặtchẽ giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan Trách nhiệmcủa người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước chưa được đề cao; các cơ quan quản lýnhà nước chưa thực hiện đúng các quy định, nghĩa vụ, trách nhiệm theo quy định của phápluật

2.7 Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về khai thác, sử dụng tàinguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, lấn chiếm hành lang bảo vệ nguồn nước đãđược triển khai tại các cấp ngành, địa phương Tuy nhiên, chất lượng các cuộc thanhtra, kiểm tra còn rất hạn chế, không phát hiện hết những thiếu sót của cơ sở sảnxuất hoặc hướng dẫn cơ sở sản xuất không đầy đủ việc khắc khục những thiếusót, xử lý chưa nghiêm các trường hợp vi phạm

2.8 Hải Phòng là thành phố cửa sông ven biển, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,quá trình dâng cao của mực nước biển vào đất liền dưới tác động của thuỷ triều làm tăng

Trang 25

nguy cơ ngập lụt và xâm nhập mặn các địa phương ven biển Xâm nhập mặn bị đẩy sâuvào trong đất liền sẽ gây mất cân bằng hệ sinh thái, mục đích canh tác sử dụng đất và ônhiễm nguồn nước ngọt Ngoài ra biến đổi khí hậu và nước biển dâng còn ảnh hưởng và

đe dọa đến sự phát triển bền vững của nhiều ngành kinh tế khác như: xây dựng, giaothông, công nghiệp, thương mại…cần phải có các giải pháp trong việc ứng phó với nướcbiển dâng như xây dựng hệ thống các công trình ngăn mặn, nâng cấp hệ thống đê sông và

đê biển giảm thiểu ngập lụt do nước biển dâng

Phần IV MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN

NƯỚC NGỌT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2013-2020

I Mục tiêu

1.1 Mục tiêu tổng quát:

Đảm bảo số lượng, chất lượng nguồn nước ngọt, phục hồi chất lượngnguồn nước ngọt của các sông Đa Độ, sông Giá, sông Rế, sông Chanh Dương,kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng cung cấp đủ cho nhucầu, đời sống nhân dân; sản xuất của các ngành kinh tế-xã hội của thành phố

1.2 Mục tiêu cụ thể:

- Giai đoạn 2013-2015:

+ Lập kế hoạch di chuyển các công trình xây dựng vi phạm hành lang bảo

vệ Ngăn chặn các nguồn phát sinh gây ô nhiễm mới ảnh hưởng đến các nguồnnước ngọt Từng bước cải thiện tình trạng suy thoái, ô nhiễm các sông Rế, sôngGiá, sông Đa Độ, duy trì chất lượng nguồn nước đối với sông Chanh Dương,kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thủy nông Tiên Lãng như chỉ số kiểm soátnăm 2013

+ 100% các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trên địabàn thành phố nâng cao ý thức trách nhiệm về bảo vệ nguồn nước 100% cán bộ,công chức làm công tác quản lý tài nguyên nước và môi trường các cấp được tậphuấn, nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

+ Kiểm soát 50% lượng nước được xử lý trước khi thải ra môi trường cáclưu vực sông; bảo đảm thu gom toàn bộ lượng nước thải, không để xả thải trựctiếp ra sông, trước mắt đối với các sông: Giá, Rế, Đa Độ, Chanh Dương, kênhHòn Ngọc, hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng

+ Lập Bản đồ địa chính, xác định hành lang bảo vệ, cắm mốc chỉ giớihành lang bảo vệ nguồn nước các sông: Rế, Giá, Đa Độ, Chanh Dương; kênhHòn Ngọc, hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng

+ Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, khai thác và sửdụng tài nguyên nước; phân cấp, xác định rõ chủ thể quản lý các sông; Xây dựngquy chế phối hợp bảo vệ nguồn nước giữa các ngành, địa phương

Trang 26

- Giai đoạn 2016-2020:

+ Phấn đấu đến năm 2020 chất lượng nước của các sông Rế, sông Giá,sông Đa Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nôngTiên Lãng đạt tiêu chuẩn cho phép theo các quy chuẩn hiện hành về cấp nướccho các mục đích khai thác, sử dụng; duy trì và áp dụng đồng bộ, thường xuyên

có hiệu quả công tác bảo vệ nguồn nước trên hệ thống các sông này

+ Trong phạm vi hành lang, bảo vệ nguồn nước không còn công trình xâydựng trái phép tồn tại, không còn các cửa xả trực tiếp nước thải vào nguồn nước

II Nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ nguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố

2.1 Tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, cộng đồngdân cư trong khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngọt có ý nghĩa quyếtđịnh đối với sự sống

- Xây dựng mô hình quản lý, bảo vệ nguồn nước có sự tham gia của cộngđồng dân cư

- Ứng dụng mô hình quản lý, bảo vệ tài nguyên nước với quan điểm nước

là tài sản chung, áp dụng các mô hình quản lý, bảo vệ nguồn nước với quan điểmnước là hàng hóa kinh tế Triển khai việc giáo dục ngoại khóa về bảo vệ tàinguyên nước và môi trường cho toàn bộ học sinh tiểu học và trung học cơ sở trênđịa bàn thành phố

- Tạo sự chuyển biến nhận thức bảo vệ nguồn nước đối với toàn xã hội vềtình trạng ô nhiễm, tầm quan trọng của việc phải bảo vệ, cải thiện chất lượng cácnguồn nước ngọt trên địa bàn thành phố Hải Phòng

2.2 Tăng cường kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm nguồn nước, kiểmsoát chặt chẽ hoạt động khai thác và sử dụng nước bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả

và bền vững; đánh giá được hiện trạng khai thác sử dụng và nhu cầu sử dụngnước của cơ sở khai thác, sử dụng nguồn nước; sử dụng nguồn nước phải cóGiấy phép khai thác, sử dụng theo quy định

- Thống kê, kiểm kê các nguồn xả thải vào nguồn nước; phân vùng nguồnnước theo mục đích khai thác, sử dụng, bảo vệ các sông Rế, sông Giá, sông Đa

Độ, sông Chanh Dương, kênh Hòn Ngọc và hệ thống trung thuỷ nông Tiên Lãng

- Thiết lập, xây dựng cơ sở dữ liệu, thông tin và ứng dụng mô hình tổngthể để đánh giá và dự báo một cách hệ thống và đầy đủ diễn biến số lượng, chấtlượng nguồn nước mặt của thành phố; phạm vi, mức độ và các mối quan hệ giữacác nguồn gây ô nhiễm tới chất lượng nguồn nước các sông cấp nước ngọt

- Xử lý những vi phạm pháp luật về khai thác và xả thải vào nguồn nước.Chặn đứng các nguồn xả thải vào nguồn nước, điều tra, thống kế, kiểm kê các cơ

sở phát thải gây ô nhiễm nguồn nước, quan trắc phân tích theo tiêu chuẩn hiệnhành, buộc các cơ sở sản xuất có phát thải phải có giấy phép xả thải mới được xảthải vào môi trường

Ngày đăng: 03/12/2024, 11:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w