1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị về hệ thống ngành kinh tế hiện tại của việt nam

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,44 MB

Nội dung

PHẦN 1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠICỦA VIỆT NAM 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN NGÀNH KINH TẾ Theo học thuyết kinh tế tư sản hiện đại: “Sản xuất là mọi hoạt động có mục

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

-

-BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔN HỌC

THỐNG KÊ KINH TẾ ỨNG DỤNG

GVHD: TS MAI THANH LOAN HVTH: NGUYỄN DANH YÊN LỚP: QLKT K31A1

Đồng Nai, ngày 07 tháng 10 năm 2023

Trang 2

Với vốn kiến thức còn hạn chế, trong quá trình học tập, nghiên cứu và thựchiện báo cáo này, bản thân không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mongnhận được những ý kiến đóng góp từ Cô.

Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếptục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ maisau

Trang 3

MỤC LỤC

Lời cám ơn

Danh mục từ viết tắt

Danh mục bảng

Danh mục biểu đồ

Mục lục

Danh mục tài liệu tham khảo

PHẦN 1 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠI 3

CỦA VIỆT NAM 3

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN NGÀNH KINH TẾ 3

1.2 HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠI CỦA VN 3

1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành: 3

1.2.2 Danh mục các ngành cấp I: 4

1.2.3 Cấu thành – căn cứ phân ngành kinh tế 4

1.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠI CỦA VN 5

1.3.1 Bổ sung loại hình kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội vào ngành 351 sản xuất, truyền tải và phân phối điện 5

1.3.2 Gộp mã ngành 01212 9

1.3.3 Bổ sung mã ngành 01193 9

PHẦN 2 11

MỘT SỐ THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT SẢN PHẨM XÃ HỘI 11

2.1 THẾ NÀO LÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT 11

2.1.1 Đơn vị tính của sản phẩm xã hội 11

2.1.2 Đơn vị hiện vật: bao gồm hiện vật tự nhiên và hiện vật qui đổi 11

2.1.3 Đơn vị giá trị: 12

2.1.4 Đơn vị thời gian: giờ công , ngày công,… 12

2.1.5 Các mức độ hoàn thành của SPXH 12

Trang 4

2.2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT

TRONG 1 DOANH NGHIỆP, 1 NGÀNH KINH TẾ 13

2.2.1 Giá trị sản xuất (Gross output : GO) 13

2.2.2 Giá trị tăng thêm (Value added : VA) 14

2.2.3 Doanh thu tiêu thụ 16

2.3 NỘI DUNG TÍNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT TRONG TỪNG NGÀNH 17

2.3.1.Giá trị sản xuất nông nghiệp 17

2.3.2 Giá trị sản xuất lâm nghiệp 18

2.3.3 Giá trị sản xuất thủy sản 19

2.3.4 Giá trị sản xuất công nghiệp 19

2.3.5 Giá trị sản xuất xây dựng 19

2.3.6 Giá trị sản xuất thương mại 19

2.3.7 Giá trị sản xuất trong Vận tải kho bãi 20

2.3.8 GTSX Dịch vụ lưu trú và ăn uống 21

2.3.9 GTSX Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 21

2.3.10 GTSX của các đơn vị thuộc các ngành khác 22

2.4 MỘT SỐ CHỈ TIÊU THỐNG KÊ KẾT QUẢ SX CỦA NỀN KINH TẾ.23 2.4.1 Tổng giá trị sản xuất (GO): 23

2.4.2 Tổng sản phẩm trong nước (GDP: Gross Domestic Product) 23

2.4.3 Tổng thu nhập quốc gia (GNI : Gross National Income) 25

2.5 GDP XANH, GRDP 26

2.5.1 GDP xanh (Green GDP) 26

2.5.2 GDP & RGDP (RGDP: Region Gross Domestic Product) 27

2.6 THỐNG KÊ SO SÁNH QUỐC TẾ 27

Trang 5

PHẦN 1 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠI

CỦA VIỆT NAM 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN NGÀNH KINH TẾ

Theo học thuyết kinh tế tư sản hiện đại:

“Sản xuất là mọi hoạt động có mục đích của con người,nhằm tạo ra những kết quả hữu ích là sản phẩm là vật chất hay sản phẩm dịch vụ”.

Những sản phẩm là kết quả của quá trình hoạt động này sẽ được tiếp tục sảnxuất hay phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của xã hội Quá trình trên tồntại và vận động khách quan, lặp đi lặp lại qua các thời kỳ

Theo quan niệm trên, hoạt động sản xuất có các đặc trưng sau:

-Sản xuất là hoạt động có mục đích của con người trên mọi lĩnh vựcNhư vậy, hoạt động vô thức, không có mục đích của con người không phải

Cũng theo quan niệm này, hoạt động sản xuất được chia thành 3 khu vực:

1.2 HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠI CỦA VN

1.2.1 Sơ lược quá trình hình thành:

Hệ thống ngành kinh tế quốc dân của Việt Nam (VSIC) được phân ngành từnăm 1994, đến năm 2007 thay đổi về cơ bản phù hợp với sự vận động, phát triểnkinh tế - xã hội của Việt Nam, sát với tiêu chuẩn quốc tế, là chuẩn mực quan trọngtrong công tác thống kê, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội của ViệtNam

Trang 6

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007 ban hành theo Quyết định số

10/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ gồm: 21 ngành cấp I, chia thành 88 ngành cấp II, các ngành cấp II này phân thành 242 ngành cấp III và tiếp tục phân thành 437 ngành cấp IV, 642 ngành cấp V.

1.2.2 Danh mục các ngành cấp I:

21 ngành cấp I của Hệ thống ngành Kinh tế 2007 gồm:

1 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

2 Khai khoáng

3 Công nghiệp chế biến, chế tạo

4 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòakhông khí

5 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải

6 Xây dựng

7 Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác

8 Vận tải kho bãi

9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống

10 Thông tin và truyền thông

11 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

12 Hoạt động kinh doanh bất động sản

13 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ

14 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

15 Hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhànước, an ninh quốc phòng, bảo đảm xã hội bắt buộc

16 Giáo dục và đào tạo

17 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

18 Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

19 Hoạt động dịch vụ khác

20 Hoạt động làm thuê các công việc trong các hộ gia đình, sản xuất sảnphẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình

21 Hoạt động của các tổ chức và cơ quan quốc tế

1.2.3 Cấu thành – căn cứ phân ngành kinh tế

Cấu thành:

Nội dung xếp vào từng ngành KTQD gồm

- Cá nhân dân cư, hộ gia đình, đơn vị kinh tế, tổ chức xã hội (gọi chung làđơn vị) không kể hình thức sở hữu, trực tiếp hoạt động thuộc ngành

Trang 7

- Các hoạt động thuộc ngành là SX phụ trong các đơn vị ngành khác.

- Các hoạt động vận tải nội bộ đơn vị thuộc ngành

Căn cứ:

Phân ngành KT là hoạt động Phân tổ thống kê, trong đó

- Tổng thể phân tổ: toàn bộ nền kinh tế

- Kết quả phân tổ: các ngành kinh tế cấp I đến cấp V

- Tiêu chí phân tổ:

+ Quy trình hoạt động của đơn vị

+ Sản phẩm

Nguyên tắc phân biệt hoạt động chính và hoạt động phụ của đơn vị

- Hoạt động chính: là hoạt động sử dụng vốn của đơn vị và từ đó góp

nhiều nhất vào giá trị gia tăng của đơn vị

- Hoạt động phụ: mọi hoạt động khác ngoài hoạt động chính của đơn vị

được xem là hoạt động phụ của đơn vị

Nếu đơn vị vừa có hoạt động chính vừa có hoạt động phụ thì hoạt động phụphải hạch toán riêng với hoạt động chính Trong trường hợp hoạt động phụ chưahạch toán riêng thì hoạt động phụ tạm thời xếp chung vào hoạt động chính

1.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ HỆ THỐNG NGÀNH KINH TẾ HIỆN TẠI CỦA VN

1.3.1 Bổ sung loại hình kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội vào ngành 351 sản xuất, truyền tải và phân phối điện

Giới thiệu về kinh doanh trực tuyến trên nền tảng mạng xã hội và lý do

bổ sung:

- Công nghệ 4.0 phát triển mạnh mẽ giúp cho việc mua bán hàng hóa trựctuyến thuận tiện và phổ biến hơn bao giờ hết Hơn nữa, khi dịch Covid-19 bùng nổtrên nhiều quốc gia với tốc độ lây lan nhanh chóng thì mua bán trực tuyến là giảipháp tối ưu thay thế cho phương pháp mua bán truyền thống Chính vì những thayđổi này của môi trường khách quan, kinh doanh trực tuyến ngày càng được mởrộng và đa dạng về hình thức cũng như nội dung Kinh doanh trực tuyến diễn ratrên các sàn thương mại điện, các website, các ứng dụng và có lẽ phổ biến nhất làtrên nền tảng mạng xã hội Từ đó, nhiều vấn đề pháp lý về kinh doanh trực tuyến

Trang 8

trên nền tảng mạng xã hội nảy sinh và cần có hệ thống pháp luật cụ thể, rõ ràng đểhướng dẫn, xử lý.

- Về mặt khái niệm, theo Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 củaChính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạngquy định: Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộngđồng người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia

sẻ và trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cánhân, diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh

và các hình thức dịch vụ tương tự khác Về “kinh doanh trực tuyến trên nền tảngmạng xã hội”, hiện chưa có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào trong hệ thốngpháp luật Việt Nam đưa ra định nghĩa, tuy nhiên, có thể hiểu, kinh doanh trựctuyến trên nền tảng mạng xã hội là hoạt động đầu tư, sản xuất, mua bán, trao đổihàng hóa, dịch vụ thông qua các nền tảng mạng xã hội nhằm mục đích thu đượclợi nhuận Hiện nay, nền tảng mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trong kinhdoanh trực tuyến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram, Twitter và Tiktok…

- Hiện nay, các hoạt động kinh doanh thông qua các trang mạng xã hội diễn

ra rất nhộn nhịp và đa dạng, từ việc bán hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến người tiêudùng, đến các hình thức cung cấp nội dung miễn phí và thu tiền thông qua lượtquảng cáo cho một đối tác khác; các loại hàng hóa cũng rất đa dạng, từ hàng hóa,dịch vụ thật đến các sản phẩm, dịch vụ ảo; việc thanh toán của các giao dịch cũngphong phú, bằng tiền thật hoặc tiền ảo,… Do đó, các vấn đề pháp lý phát sinhcũng rất phực tạp như: Tính trung thực trong việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ, vấn

đề về nguồn gốc, chất lượng sản phẩm; vấn đề về vận chuyển, giao nhận; vấn đềvăn hóa, đạo đức trong quảng cáo, cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ; vấn đề

về thu thuế (thuế VAT, thuế thu nhập)

Bên cạnh đó, mặc dù đã có những quy định về các hoạt động trên môi trườnginternet (Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý,cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; Thông tư 47/2014/TT-BTC ngày 05/12/2014 quy định về quản lý website thương mại điện tử,…), nhưng

Trang 9

quá trình thực thi và quản lý cho thấy những quy định pháp luật về kinh doanhtrực tuyến trên nền tảng mạng xã hội vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

Thứ nhất, người kinh doanh trực tuyến trên các mạng xã hội như Facebook, Zalo,

Instagram – những nền tảng thu hút hàng triệu người tham gia không phải đăng kýkinh doanh Mục đích của việc đăng ký kinh doanh là sự đảm bảo của nhà nước.Khi một cá nhân hay tổ chức đăng ký kinh doanh, có nghĩa là, hoạt động kinhdoanh này được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch Không chỉ vậy,các cơ quan nhà nước cũng dễ dàng hơn trong việc kiểm tra, quản lý quá trìnhhoạt động kinh doanh của cá nhân hay tổ chức đó Vì thế, những người kinhdoanh trực tuyến trên mạng xã hội không phải đăng ký kinh doanh sẽ khiến chothị trường trực tuyến nhiễu loạn, bất cứ ai cũng tự do mua bán tùy ý, việc quản lý

sẽ trở nên khó khăn, phức tạp Không ký kinh doanh đồng nghĩa với việc cơ quan

có thẩm quyền không thể biết chính xác số lượng cơ sở, cá nhân kinh doanh,không kiểm soát được nguồn gốc và chất lượng sản phẩm, hình thức giao dịch, giá

cả hàng hóa Đặc biệt là đối với thị trường rộng lớn như mạng xã hội, nhiều tranhchấp xảy ra nên đặc biệt cần sự quản lý sát sao của cơ quan nhà nước Để làmđược điều đó, đăng ký kinh doanh là quy định căn bản nhất để nhà nước bao quátđược thị trường

Thứ hai, trách nhiệm của người kinh doanh trực tuyến được quy định thiếu cụ thể,

không rõ ràng Pháp luật không quy định cụ thể về chất lượng, tình trạng mặt hàngđược phép kinh doanh Thông tư số 47/2017/TT-BCT nêu rõ những mặt hàng bịhạn chế nhưng không xác định hạn chế ở mức nào, ở số lượng bao nhiêu Điềunày tạo cơ hội cho những người kinh doanh trực tuyến “lách luật”, ngang nhiênkinh doanh những mặt hàng bị hạn chế với số lượng lớn Thêm vào đó, thông tưnày đã có quy định về việc quản lý hoạt động kinh doanh trên mạng xã hội nhưnglại không có các chế tài cụ thể cho hành vi vi phạm tương ứng dẫn đến tình trạngviệc triển khai thực hiện một số chế định pháp luật còn thiếu đồng bộ, nhất là xử

lý vi phạm chưa kịp thời và đủ nghiêm khắc Ngoài ra, điều 37 Nghị định số52/2013/NĐ-CP yêu cầu người kinh doanh: “Tuân thủ quy định của pháp luật vềthanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi

Trang 10

người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóahoặc cung ứng dịch vụ ” Có thể thấy, hiệu lực của điều luật này chưa cao, ngườikinh doanh vẫn thường xuyên vi phạm về sở hữu trí tuệ như bán hàng giả, hàngnhái, vi phạm luật quảng cáo như có những hình ảnh đồi trụy, khiêu dâm nhằm thuhút khách Tuy nhiên, cơ quan quản lý vẫn chưa có nhiều động thái can thiệp xử

lý nghiêm khắc khiến tình trạng này diễn ra ngày một nhiều và ngang nhiên

Thứ ba, pháp luật có quy định về nghĩa vụ đóng thuế nhưng thực tế rất khó để có

thể thu thuế từ người kinh doanh qua mạng, gây thất thu thuế và tạo môi trườngcạnh tranh không công bằng cho các loại hình kinh doanh khác Đó là do kinhdoanh trên mạng xã hội có đặc điểm ảo, dựa trên nền tảng công nghệ, khó kiểmchứng thông tin nhận dạng, dễ dàng xóa bỏ, thay đổi nên tạo sự khó khăn trongviệc nắm bắt các giao dịch Đồng thời, người kinh doanh qua mạng xã hội khôngphải đăng ký kinh doanh nên cơ quan thuế lại càng khó khăn trong việc kê khai vàthu thuế Thậm chí, người bán còn không lập hóa đơn dù giá trị từ 200 nghìn đồngtrở nên theo quy định của pháp luật nhằm trốn thuế Trong khi đó, thói quen muahàng không lấy hóa đơn, trao trả bằng tiền mặt của người tiêu dùng vô tình tiếptay cho người kinh doanh trốn thuế Những tồn tại trên đã khiến cho việc hoạtđộng quản lý thuế nói chung và thuế trên mạng xã hội hiện nay gặp nhiều khókhăn, vướng mắc Ngoài ra, phương thức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanhqua mạng xã hội cũng đòi hỏi những yêu cầu rất khác so với thanh tra, kiểm tratheo phương thức truyền thống Chẳng hạn, để thực hiện công tác thanh tra, kiểmtra, cán bộ thuế cần phải có trình độ cao về tin học, ngoại ngữ và phải giỏi về cácứng dụng, phần mềm hỗ trợ để truy lần dấu vết giao dịch, kết xuất dữ liệu lịch sửgiao dịch làm bằng chứng đấu tranh đối với các hành vi vi phạm của người nộpthuế Trên thực tế, trình độ công nghệ và điều kiện của cán bộ thuế hiện nay chưathể để bao quát được nhiệm vụ này Có thể nói, tuy pháp luật đã có những quyđịnh về vấn đề đóng thuế nhưng những quy định này chưa thực sự có hiệu quả đốivới hình thức kinh doanh qua mạng Đây có thể coi là vướng mắc lớn cần đượcnghiên cứu, giải quyết

Trang 11

- Từ thực tế trên, do trong hệ thống ngành VSIC 2018 chưa có mã ngành vềkinh doanh trực tuyến thông qua các mạng xã hội, mà chỉ có mã ngành bán lẻ theoyêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet (mã 47910), nên bổ sung ngành47911: Bán lẻ các sản phẩm trên các trang mạng xã hội.

1.3.2 Gộp mã ngành 01212: trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới vào mã ngành 01219 trồng cây ăn quả khác, thành mã ngành 01219

và đổi tên thành mã ngành trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác.

Lý do thay đổi: Việt Nam nằm trọn trong vùng nhiệt đới, tuy nhiên khí hậu

của nước ta phân bố thành 03 vùng theo phân loại khí hậu Köppen với miền Bắc

là khí hậu cận nhiệt đới ẩm Miền Bắc gồm 2 mùa: mùa Hạ và mùa Đông MiềnBắc Trung Bộ, Trung và Nam Trung bộ là khí hậu nhiệt đới gió mùa, miền cựcNam Trung Bộ và Nam Bộ mang đặc điểm nhiệt đới xavan Đồng thời, do nằm ởrìa phía Đông Nam của phần châu Á lục địa, giáp với Biển Đông (một phầncủa Thái Bình Dương), nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của kiểu khí hậu giómùa mậu dịch, thường thổi ở các vùng vĩ độ thấp Miền Nam thường có 2 mùa:mùa mưa và mùa khô Cần phân biệt vùng khí hậu ôn đới và nhiệt đới, vùng khíhậu ôn đới có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông còn vùng khí hậu nhiệt đới chỉ haimùa, nắng và mưa Ở Việt Nam, miền Bắc có 2 mùa (mùa xuân, thu ngắn là giaiđoạn chuyển tiếp) nên nó không hoàn toàn trong vùng ôn đới, miền Nam 2 mùanên hoàn toàn trong vùng nhiệt đới Vì vậy, phần lớn cây ăn quả lâu năm đượctrồng trong nước là loại cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiện đới như: cam, quýt,nhãn, vải, chôm chôm, táo, mận,… Do đó, việc phân ngành cây ăn quả vùng nhiệtđới và cận nhiệt đới thành một ngành riêng không có ý nghĩa về mặt thống kêcũng như về quản lý để phát triển ngành, nên chỉ cần đưa hết cây ăn quả còn lạivào mục cây ăn quả vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khác

1.3.3 Bổ sung mã ngành 01193 trồng cây hàng năm trong nhà màng, nhà kính và trồng cây không dùng đất.

- Giới thiệu công nghệ nhà kính của Ixrael

Canh tác nhà kính được xem như giải pháp công nghệ chìa khóa trong phát triểnnông nghiệp công nghệ cao, là bước phát triển đột phá trong “nền văn minh nông

Trang 12

nghiệp” Mục tiêu của canh tác nhà kính không có gì khác ngoài việc nâng caohay tạo ra các mốc phát triển đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, giảmthiểu rủi ro trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế và giá trị thu nhập trên đơn

vị diện tích canh tác Ở những nông trại gia đình hay những nơi có mặt bằng sảnxuất hạn chế và khó khăn về nguồn nước tưới thì giải pháp nhà kính càng trở nênhết sức quan trọng Chính vì thế, công nghệ canh tác nhà kính kết hợp với canh táckhông dùng đất (thủy canh, khí canh) đang mở ra tiềm năng và triển vọng quantrọng cho việc phát triển “nền nông nghiệp đô thị”

Canh tác trong nhà kính, kết hợp trồng cây bằng phương pháp thủy canh đã giúpcho năng suất cà chua ở Ixrael đạt mốc 500 tấn/ha/vụ (gấp 8 lần năng suất tại ĐàLạt, Lâm Đồng); công nghệ cũng giúp Ixrael biến sa mạc Negev toàn cát, đá trởthành “cánh đồng xanh công nghệ cao” có năng suất cao nhất thế giới, điều màchúng ta hoàn toàn có thể ứng dụng ở các tỉnh miền trung, Việt Nam

Bên cạnh đó, công nghệ nhà kính cũng giúp cho việc sản xuất các giống câytrồng mới (kể cả cây trồng vùng ôn đới) và sản xuất thích ứng với biến đổi khíhậu, do công nghệ có thể điều khiển tiểu khí hậu (nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng, tốc

độ gió,…) cho phù hợp với từng loại cây trồng

Trong những năm gần đây, canh tác trong nhà kính kết hợp với trồng trọtkhông dùng đất phát triển khá mạnh, nhất là ở tỉnh Lâm Đồng và các vùng sảnxuất nông nghiệp ở các thành phố lớn, các khu đô thị Vì vậy, cần phải phân ramột ngành riêng để có thể quản lý và xây dựng các chính sách khuyến khích pháttriển

Trang 13

PHẦN 2

2.1 THẾ NÀO LÀ KẾT QUẢ SẢN XUẤT.

- Khái niệm sản phẩm xã hội.

Sản phẩm xã hội là kết quả do lao động có ích trong hoạt động sản xuất của các ngành kinh tế sáng tạo ra.

Có thể diễn giải khái niệm trên theo các nội dung sau :

- Sản phẩm xã hội là kết quả lao động kết tinh Như vậy, chưa có lao động củađơn vị đã hao phí cho sản phẩm thì chưa phải là kết quả của đơn vị Từ đó:+ Trong vi mô : nguyên, nhiên, vật liệu doanh nghiệp mua về để sản xuất nhưng

tồn kho, chưa sử dụng thì chưa là kết quả SX của doanh nghiệp +Trong vĩ mô : tài nguyên thiên nhiên còn trong lòng đất, lòng biển chưa có lao

động con người khai khóang không tính vào tổng sản phẩm xã hộicủa quốc gia

- Kết tinh trong sản phẩm Xã hội phải là lao động có ích Từ đó, SP hỏng khôngtính vảo kết quả SX của doanh nghiệp, nhưng giá trị thu hồi SP hỏng thì tính vàokết quả SX của doanh nghiệp

- Sản phẩm xã hội kết quả lao động sản xuất trong từng ngành KTQD Từ đó, sảnphẩm xã hội bao gồm : SP nông nghiệp, SP lâm nghiệp, SP thủy sản, SP côngnghiệp, SP xây dựng, SP thương mại, SP tài chính-ngân hàng, SP giáo dục đàotạo,…

- SPXH có 2 hình thái biểu hiện là : SP vật chất và SP dịch vụ

2.1.1 Đơn vị tính của sản phẩm xã hội.

2.1.2 Đơn vị hiện vật: bao gồm hiện vật tự nhiên và hiện vật qui đổi.

Hiện vật tự nhiên

* Đơn vị hiện vật tự nhiên là đơn vị đo lường căn cứ trên trạng thái vật chất, dịch

vụ của sản phẩm (giá trị sử dụng) để đo lường sản phẩm Bao gồm: kg, l, m, cái,con, chiếc, bộ, chục, cuộc gọi, lượt khách, …

* Ưu điểm : tính cụ thể cao

Trang 14

Hiện vật qui đổi

* Đơn vị hiện vật qui đổi là đơn vị hiện vật tự nhiên của 1 lọai sản phẩm dùng làmchuẩn để qui đổi các sản phẩm cùng lọai nhưng có qui cách, phẩm chất khácnhau ra sản phẩm qui đổi

* TD 1: Sản lượng lương thực có hạt của VN năm 2007 là 39,98 triệu tấn.Trong

đó, bao gồm 35,87 triệu tấn lúa và 4,11 triệu tấn ngô

Như vậy, khi cộng lúa và ngô, người ta đã sử dụng hệ số qui đổi:

1 kg lúa = 1 kg ngô hạt

*Cơ sở để xác định Hệ số qui đổi: giá trị sử dụng của sản phẩm

Với TD 1, khi xác lập hệ số qui đổi giữa lúa và ngô, người ta căn cứ vào hàmlượng calori của lúa và ngô cung cấp cho người và vật nuôi

* Ưu điểm: cộng được SP cùng lọai, khác qui cách phẩm chất

* Nhược điểm:

- Không cộng được SP khác lọai

- Không phản ảnh lượng hiện vật cụ thể, chỉ phản ảnh lượng hiện vật tươngđương

2.1.3 Đơn vị giá trị:

* Đơn vị giá trị là dùng giá trị (giá cả) để phản ảnh giá trị sử dụng của sản phẩm.Bao gồm: đ, USD, nhân dân tệ,…

* Ưu điểm: cộng được tất cả các lọai sản phẩm.

* Nhược điểm: chịu ảnh hưởng của thay đổi giá cả

2.1.4 Đơn vị thời gian: giờ công , ngày công,….

Trang 15

dang Như vậy, kết quả SX trong CN và XD có thể phân biệt thành 3 mức độhoành thành : thành phẩm, nửa thành phẩm và sản phẩm dở dang.

Thành phẩm

Thành phẩm là kết quả sản xuất đã hoàn thành toàn bộ chu kỳ hoạt động của đơn

vị, đã được nghiệm thu chất lượng, có thể đưa ra tiêu thụ

Từ đó, trong công tác quản trị doanh nghiệp và hạch toán, SP hoàn thành songchưa làm xong các thủ tục nghiệm thu,… để tiêu thụ thì xem như sản phẩm dởdang

Như vậy, tại thời điểm cuối kỳ khi thống kê kết quả sản xuất, sản phẩm có thể đã

là thành phẩm, không cần tiếp tục SX vào kỳ sau hoặc cũng có thể đang là nửathành phẩm, sản phẩm dở dang còn tiếp tục sản xuất ở kỳ sau và sẽ là thành phẩmtrong kỳ sau Do vậy, để thống kê đúng, đủ kết quả SX kỳ nào vào kỳ ấy thì cần

có cách tính khác nhau đối với thành phẩm, nửa thành phẩm, sản phẩm dở dang

2.2 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU GIÁ TRỊ THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT TRONG 1 DOANH NGHIỆP, 1 NGÀNH KINH TẾ.

2.2.1 Giá trị sản xuất (Gross output : GO)

+ Bao gồm cả kết quả quá khứ của các đơn vị khác là chi phí đầu vào của đơn vị

(chi phí trung gian) và kết quả mới sáng tạo của đơn vị (giá trị gia tăng)

+ Mặt khác, bao gồm cả thành phẩm lẫn sản phẩm dở dang

- GTSX là kết quả cuối cùng : không tính trùng kết quả dở dang của công đoạntrước, được tiếp tục SX ở công đoạn sau trong cùng chu kỳ SX của đơn vị

- GTSX là kết quả do lao động có ích

Ngày đăng: 02/12/2024, 15:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w