- Tính pháp lý khi tham gia giao thông là được biểu hiện thông qua văn hóa giao thông, chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ.. Để làm được đ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
_
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học kỳ 3/2021-2022 NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
Đề tài Hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay GVHD: GVC.TS NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
Trang 2Nhận xét của giáo viên
Điểm:
Kí tên
Trang 3MỤC LỤC
Phần 1: Mở đầu 3
1.1 Lí do chọn đề tài 3
1.2 Mục đích nghiên cứu 3
1.3 Phương pháp nghiên cứu 3
PHẦN 2 NỘI DUNG 4
2.1 Các lí luận chung 4
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến vi phạm giao thông đường bộ 4
2.1.2 Những quy định, quy tắc tham gia giao thông đường bộ và quy định xử phạt của pháp luật Việt Nam hiện nay 6
2.2 Vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt nam 9
2.2.1 Thực trạng vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay 9
2.2.2 Nguyên nhân của vi phạm giao thông đường bộ 11
2.2.3 Hậu quả của tai nạn giao thông đối với bản thân, gia đình và xã hội 13
2.3 Giải pháp phòng tránh 15
2.3.1 Giải pháp trước mắt 15
2.3.2 Giải pháp lâu dài 17
KẾT LUẬN 18
Trang 4Phần 1: Mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài
“…Giao thông vận tải là mạch máu của tổ chức Giao thông tốt thì các việc đều dễ dàng Giao thông xấu thì các việc đình trễ” là lời của chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói Thực hiện lời dạy của Bác, lớp lớp các thế hệ cán bộ, kỹ sư, công nhân lao động ngành GTVT luôn
nỗ lực phấn đấu, tích cực, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn gian khổ, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Ngày nay toàn thế giới đang hướng đến xây dựng một cộng đồng văn minh văn hóa Là một thanh thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường, ngày ngày chúng ta vẫn không ngừng tiếp thu những tri thức để hoàn thiện nhân cách, phẩm chất và vốn văn hóa hành vi cho bản thân Trong nhiều năm gần đây, an toàn giao thông là vấn đề quan trọng được cả xã hội quan tâm Đi khắp các nẻo đường, đâu đâu bạn cũng thấy các khẩu hiệu an toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi nhà như một lời nhắc nhở cũng như một lời cảnh báo đến tất cả những ai đang tham gia giao thông
Hàng năm tai nạn giao thông và số người bị chết và mang thương tật vì tai nạn giao thông là vô cùng to lớn Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông, song có lẽ ý thức và hành vi, văn hóa của người tham gia giao thông còn hạn chế chính là nguyên nhân lớn để làm gia tăng số lượng cũng như chất lượng của các vụ tai nạn giao thông ở nước ta cao hơn so với các nước khu vực và trên thế giới
Vậy tuổi trẻ chúng ta cần phải làm gì để tham gia giao thông có văn hóa? Phải làm gì để tham gia giao thông có ý thức hơn? Chính vì những điều trên nên nhóm chúng em quyết định chọn đề tài “Hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài “Hành vi vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay” với mục tiêu giúp
người đọc nhận thức rõ hơn các hành vi vi phạm giao thông ở Việt Nam hiện nay Đề tài
sẽ tập trung phân tích dựa trên tình hình thực tiễn của vi phạm giao thông hiện nay Nêu rõ được các hành vi vi phạm, xác định được mục tiêu từ đó đưa ra những giải pháp giải quyết trước mắt và lâu dài cho hiện tại và tương lai đối với vấn đề trên Góp phần giảm bớt các hành vi vi phạm, nâng cao ý thức tham gia giao thông của mỗi người
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, nhóm chúng em sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Dùng các phương pháp thu thập thông tin và tổng hợp
Trang 5Phương pháp khảo sát: Dựa trên form khảo sát lấy kết quả thực tế
Phương pháp quan sát thực tiễn: Tiến hành quan sát để thu thập thông tin về tình hình liên quan đến vi phạm giao thông Từ đó, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát, khách quan nhất về vấn đề và sẽ có nhiều cơ sở cho việc tiếp cận và giải quyết vấn đề
Phương pháp tổng hợp, logic: Được sử dụng các phương pháp phân tích Cụ thể từ những kết quả bằng phân tích để nêu lên quan điểm, nhận xét về vấn đề nghiên cứu một cách khách quan, đúng đắn nhất Từ đó đề xuất giải pháp nhằm khắc phục vấn đề
PHẦN 2 NỘI DUNG
2.1 Các lí luận chung
2.1.1 Các khái niệm liên quan đến vi phạm giao thông đường bộ
a Tham gia giao thông là gì?
- Tham gia giao thông là hoạt động của những người tham gia giao thông, điều khiển các phương tiện tham gia giao thông thực hiện theo các nguyên tắc an toàn giao thông và văn hóa giao thông
- Người tham gia giao thông đường bộ gồm người điều khiển, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển dẫn dắt súc vật, người đi bộ trên đường
bộ
- Tính pháp lý khi tham gia giao thông là được biểu hiện thông qua văn hóa giao thông, chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái
mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh
Theo kết quả khảo sát thực tế 50 người do nhóm thực hiện để biết được mọi người có đã
và đang trang bị đủ kiến thức cho bản thân chưa thì nhận được phản hồi là tương đối
Trang 6Nhưng dù cho mình đã trang bi tương đối kiến thức tham gia giao thông thì bên cạnh đó vẫn có một số người dù biết luật nhưng vẫn cố tình vi phạm để rồi không may có những trường hợp để lại hậu quả rất đáng tiếc
Qua đó cho thấy ý thức chấp hành giao thông của những người tham gia lưu thông còn kém
– Tính cộng đồng khi tham gia giao thông đó chính là bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông
Trang 7Điều này thể hiện qua việc không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông, như cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan,
để kịp thời ngăn chặn xử lý
*Vi phạm luật giao thông là gì?
Vi phạm pháp luật giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý xâm hại tới trật tự an toàn giao thông và các nội dung khác thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật giao thông
- Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm giao thông
+ Hành vi của con người gồm hành vi hành động và hành vi không hành động
+ Là hành ví trái quy định của pháp luật giao thông Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ làm không đúng điều pháp luật cho phép, không làm hoặc làm không đầy đủ điều pháp luật bắt buộc phải làm hoặc làm điều mà pháp luật cấm
+ Là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể – trạng thái tâm lí thể hiện thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi của mình ở thời điểm chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật + Là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, tức là hành vi đó phải được thực hiện bởi chủ thể đủ độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lí theo luật định, không mắc các bệnh tâm thần, có khả năng nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và hậu quả pháp lí của nó
2.1.2 Những quy định, quy tắc tham gia giao thông đường bộ và quy định xử phạt của pháp luật Việt Nam hiện nay
1 Quy định của pháp luật Việt Nam từ lúc mới ban hành cho đến nay
Dưới sự tác động của nền kinh tế thị trường sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta về cơ
sở kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển mạnh làm cho nhu cầu giao thông đường bộ và các phương tiện tham gia giao thông cũng dần tăng theo Trong khi đó việc quản lý về lĩnh vực giao thông đường bộ còn hạn chế nên để khắc phục tình trạng trên Chính phủ đã ban hành các nghị định như: Ngày 26/5/1995 Thủ trướng chính phủ ban hành chỉ thị 317/TTG
về tăng cường công tác quản lý trật tự san toàn giao thông, ngày 29/5/1995 ban hành nghị định 36/CP về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đô thị và trật tự an toàn giao thông đô thị góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Ngày 26/9/1998 ban hành Nghị định 75/1998/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung thêm điều luật về trật tự an toàn xã hội Đến ngày 27/7/2001 đưa ra chỉ thị 08/2001/CT-TTg về tập trung đưa ra các biệ pháp hạn chế tai nạn giao thông Vào năm 2004, Chính phủ tiếp tục ban hành ba Nghị định: Nghị định
Trang 823/2004/NĐ-CP ngày 12/1/2002 quy định về thời gian sử dụng xe tải và chở người, Nghị định 136/2004/NĐ-CP ngày 16/6/2004 về tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải, Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 5/11/2004 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt trong lĩnh vực giao thông đường bộ về sau thay đổi bằng bộ luật 33/2011/NĐ-CP Thông tư 2/2011/TTLT-BCA-BGTVT quy định tổ chức học và kiểm tra lại luật GTĐB đối với người bị tước giấy phép lái xe Thông tư liên tịch 3/2003/TTLT-BCA-BGTVT về hướng dẫn đánh số lần vi phạm pháp luật giao thông đường bộ Và từ ngày 01/01/2020, Nghị định số 100/2019/ND-
CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính, thay thế Nghị định số 46/2016/NDD-CP của Chính phủ với nhièu điểm mới Nghị định này quy định về hành vi
vi phạm hành chính; hình thức; mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản; thẩm quyền xử phạt; mức tiền phạt
cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ
2 Một số quy tắc khi tham gia giao thông đường bộ
Vi phạm giao thông đường bộ là một trong những vấn đề đáng lo ngại, gây bức xúc cho toàn bộ xã hội,tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến khá phức tạp Vì vậy, nhà nước ta đã ban hành ra những quy tắc tham gia giao thông để tránh những hành vi cố ý gây vi phạm an toàn giao thông để bảo về quyền lợi của những người điều khiển giao thông và những người làm nhiệm vụ như:
a) Về hệ thống báo hiệu đường bộ
- Hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, các tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, có
b) Về chấp hành báo hiệu đường bộ
- Khi tham gia giao thông thì người điều khiển phương tiện giao thông phải chấp hành mọi
hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ
- Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu
lệnh của người điều khiển giao thông
Trang 9- Tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông
phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời
- Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan
sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường
- Những nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm
tốc độ, nhường đường cho người đi bộ, xe lăn đi qua
c) Về người điều khiển xe mô tô, ô tô, xe gắn máy
- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường,
phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ
- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong
xe phải thắt dây an toàn
- Khi xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; xe chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe trước chạy không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải; cần giảm tốc độ, không vựt xe
khi đang trong cầu hẹp, đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế,
- Người tham gia giao thông phải vượt lề trái nhưng trong một số trường hợp thì có thể được phép vượt phải như xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; khi xe điện dang chạy giữa đường; khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt
trái được
- Trên đường tham gia giao thông có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân vạch thì người điều khiển giao thông phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn
ở những nơi được cho phép và phải có tín hiệu báo trước
- Khi đi trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, người lái xe thô sơ phải đi trên
làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái
- Khi người điều khiển giao thông muốn lùi xe thì cần phải quan sát phía sau và thấy không
có người người hoặc nguy hiểm thì mới được lùi xe Không được lùi xe ở những nơi cấm
dừng, phần đường dành cho người bộ, nơi tầm nhìn bị che khuất, đường cao tốc,
- Khi bắt gặp xe đi ngược chiều với chính mình thì người điề khiển cần phải giảm tốc độ
và cho xe đi về bên phải theo chiều xe của mình để tránh sự cố không mong muốn
- Trên đường không có vạch phân chia hai chiều xe chạy riêng biệt thì hai xe đi ngược chiều phái tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về phía phải theo
chiều xe chạy của mình
- Khi vào nơi đường hẹp chỉ có một xe di chuyển được thì xe gần chỗ tránh hơn phải
nhường đường cho xe kia đi
1 Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm an toàn giao thông đường bộ tại Việt Nam
Trang 10Hiện nay do vấn nạn tai nạn giao thông xảy ra khá nhiều nó cũng là một trong những đề
vô cùng lo ngại có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân, gia đình và
xã hội Tai nạn giao thông bắt nguồn tự việc người dân chưa hiểu rõ về pháp luật nên đã
vô ý, hoặc cố ý gây ra những hành vi vi phạm pháp luật Để xử lí dứt điểm những hành động đó nhà nước đã đưa ra một số mức xử phạt cụ thể như sau:
- So với nghị định số 46/2016/ ND-CP thì Nghị định này tăng mức xử phạt tối đa vi phạm
về nồng độ cồn như: Đối với người điều khiển xe ô tô vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất, phạt tièn từ 30-40 triệu, tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng đối với người điều khiển
xe có nồng dộ cồn vượt quá 80mg/100 ml máu hoặc vượt qua 0.4 mg/1 lít khí thở Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm nồng độ cồn cao nhất, phạt tiền từ 6-8 triệu, tước giấy phép lái xe từ 22-24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng
độ cồn vượt quá 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4 mg/1 lít khí thở
- Đối với người tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm thì sẽ phạt từ 200.000 dồng đén 300.000 Khi chở quá đông hoặc chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mà cài quai không đúng quy cách phạt từ 200000 đồng đến 300.000 đồng
- Khi tham gia giao thông mà chở trên 2 người sẽ bị phạt từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng, nếu chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật thì không bị xử phạt (điều 1 khoản 3 Điều 6) hoặc chở theo 3 người trở lên thì sẽ bị phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng
- Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu sẽ bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng
- Người tham gia giao thông chạy xe lạng lách đánh võng, chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường gây tai nạn giao thông hoặc không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành côngvụ thì có thể bị phạt từ 6.000.000 đến 8.000.000 đ
2.2 Vi phạm pháp luật về lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt nam
2.2.1 Thực trạng vi phạm giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay
Từ khi nền kinh tế Việt Nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường thì bức tranh về kinh tế của Việt Nam có nhiều điểm sáng, mức sống của người dân được cải thiện từng bước, được bạn bè các nước trong khu vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây dựng đất nước Tuy mức tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng Cho nên nhiều người thường nói rằng giao thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác lại ùng
ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn lại đâu vào đấy