Với những yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn, việc tìm hiểu và nghiên cứuvấn đề về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Senshu ElectricViệt Nam” là hết sức cần thiết và đ
Trang 1KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : TS Phùng Thế Vinh
Sinh viên thực hiện : Dương Thị Ánh Tuyết
Mã sinh viên : 20050385
Lớp : QH2020-E QTKD CLC 5Chương trình Đào tạo : Chat lượng cao
Hà Nội — Tháng 10 Năm 2023
Trang 2KHOA LUAN TOT NGHIEP
NANG CAO NANG LUC CANH TRANH CUA
CONG TY TNHH SENSHU ELECTRIC VIET NAM
Giảng viên hướng dẫn
Giảng viên phản biện
Sinh viên thực hiện
QH2020-E QTKD CLC 5Chất lượng cao
Hà Nội — Tháng 10 Năm 2023
Trang 3học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cùng Ban giám đốc và toàn bộ nhân viêntrong Công ty TNHH Senshu Electric Việt Nam.
Để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp không chỉ là sự nỗ lực không ngừng
của bản thân mà bên cạnh đó em còn được sự giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các
cá nhân, tổ chức Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Phùng ThếVinh đã tận tình hướng dẫn cả về chuyên môn lẫn kinh nghiệm thực tế và truyền đạtnhững kinh nghiệm quý báu để giúp em hoàn thành bài khóa luận và đạt kết quả tốttrong thực hiện khóa luận tốt nghiệp
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo quý công ty TNHHSenshu Electric Việt Nam cũng như các cô, chú, anh, chị đã quan tâm, giúp đỡ em cả
về cơ sở vật chất lẫn tỉnh thần, hướng dẫn em có được những tài liệu thiết thực đểhoàn thành tốt bài báo cáo của mình
Mặc dù bản thân đã cố găng rất nhiều song vẫn còn hạn chế về mặt kiến thức
cũng như thời gian nên bài khóa luận tốt nghiệp không thé tránh khỏi thiếu sót, emrất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thay cô dé bài khóa luận được hoànthiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023
Tac giả khóa luận
Tuyết
Dương Thị Ánh Tuyết
Trang 4dung của khóa luận tốt nghiệp, những điều được trình bày là của cá nhân được tổnghợp từ nhiều nguồn tài liệu Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng và
được trích dẫn hợp pháp Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịu mọi hình thức
kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình.
Tc giả khóa luận
Tuyết
Dương Thị Ánh Tuyết
Trang 5DANH MUC BANG
DANH MỤC HÌNH VÀ SO ĐÒ
LỜI MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4 Kết cấu bài nghiên cứu eee
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VA CO SỞ LY LUẬN
VE NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA DOANH NGHIẸP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Các khái niệm
1.2.2 Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.3 Nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Yếu tố cót lõi ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1.1 Năng lực tà ¡ chính
1.3.1.2 Năng lực tổ chức quản lý và nguồn nhân lực
1.3.1.3 Năng lực marketing, nghiên cứu thị trường
1.3.1.4 Năng lực sản xuất, công nghệ
1.3.1.5 Năng lực thương hiệu
1.3.1.6 Năng lực cạnh tranh về giá
Trang 61.4 Công cụ dé xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh
„26 21 28
29 31 1132
132
1433
=.
1434 11.36 14039
Sơ kết chương 2 40)
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
TRACH NHIỆM HỮU HAN SENSHU ELECTRIC VIỆT NAM 41
1.4.1 Ma trận các yêu tô bên trong (IFE)
1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu
2.2.2 Phương pháp phỏng van chuyên gia
2.2.3 Phương pháp điều tra khảo sát
2.2.4 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu
3.1 Khái quát về công ty TNHH Senshu Electric Việt Nam Al3.1.1 Giới thiệu tong quan về SEV 4I3.1.2 Các ngành nghề kinh doanh Ö 41
3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm gan day 443.2 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Senshu
Electric Việt Nam
3.2.1 Yếu tố cốt lõi ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của công ty SEV
3.2.1.1 Năng lực i chính
3.2.1.2 Năng lực tô chức quản lý và nguồn nhân lực
Trang 73.2.1.3 Yếu tố năng lực marketing, nghiên cứu thị trường
3.2.1.4 Yếu tố năng lực sản xuất, công nghệ
3.2.1.5 Năng lực thương hiệu.
3.2.1.6 Năng lực cạnh tranh về giá.
3.2.2 Yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 62
3.2.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty SEV
3.2.4 Ma trận SWOT của công ty SEV
3.3 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của SEV
4.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển trong thời gian tới
4.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại SEV đến năm 2030
4.2.1 Giải pháp nâng cao năng lực tài chính
4.2.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản lý, nguôn nhân lực T7
4.2.3 Giải pháp nâng cao năng lực marketing, nghiên cứu thị trường 784.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực sản xuất, công nghệ 794.2.5 Giải pháp nâng cao năng lực thương hiệu 80
4.2.6 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về giá Ö„ 81
4.3 Kiến nghị 0.81
So kết chương 4 200083KET LUẬN 84TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MUC TU VIET TAT
NGUYEN NGHIASTT | KY HIEU
Tiếng Việt Tiếng Anh
1 AI Trí tuệ nhân tạo Artificial Intelligence
2 Ma trận đánh giá các yêu tô | External Factor Evaluation
EFE R ` A
bén ngoai Matrix
3 Hinoki | Công Ty Cô phan Hinoki
VinA Vina
4 GDP Tổng sản phẩm trong nước Gross Domestic Product
5 GTGT | Gid tri gia tăng
6 Ma trận đánh giá các yêu tô | Internal Factor Evaluation
10 SEV Công ty Trách nhiệm hữu hạn Senshu Electric Việt Nam.
1Í | §XKD | Sản xuất kinh doanh
12 SWOT Điêm mạnh — Điêm yêu — Strengths — Weaknesses —
Co hội — Thách thức Opportunities — Threats
13 R&D Research and Development _ | Nghiên cứu và Phát triển
14 Bài kiểm tra Tiếng Anh giao | Test of English for
TOEIC | < 4 R tu
tiêp quôc tê International Communication
lŠ | TNHH | Trách nhiệm hữu hạn
16 USD | ĐôlaMỹ United States Dollar
I7 | wro | Tôchức Thuong mạihẺ |w/ 114 Trade Organization
giới
Trang 9STT | Bảng Nội dung Trang
1 1.1 | Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 26
2 12 |Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (EFE) 27
3 1.3 | Ma trận hình ảnh cạnh tranh 28
4 1⁄4 | Ma trận SWOT 29
5 21 Bảng phân bố mẫu khảo sát của các chuyên gia công ty 33
SEV
6 22 Nội dung khảo sát chuyên gia về ma trận hình ảnh cạnh 34
l tranh của SEV
7 | 2.3 | Bảng khảo sát cán bộ, nhân viên công ty SEV 35
8 2.4 | Thang đo khảo sát khách hàng công ty SEV 37
9 2.5 | Bảng tổng hợp số lượng nhân sự tham gia khảo sát 38
10 3.1 | Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2020-2022 43
ll 3.2 | Két quả khảo sát cán bộ, nhân viên công ty SEV về năng | 45
lực tài chính của Công ty
12 3.3 | Cơ cấu lao động của Công ty SEV năm 2020-2021 47
13 3.4 | Quy mô dao tạo cán bộ, nhân viên trong công ty 48
14 3.5 Kết quả khảo sát cán bộ, nhân viên công ty SEV về năng 49
lực quản trị, nguôn nhân lực của Công ty
15 3.6 Kết quả khảo sát khách hàng về năng lực cạnh tranh 54
marketing của Công ty SEV
16 | 3.7 | Kết quả khảo sát cán bộ, nhân viên công ty SEV về năng | s6
lực cơ sở vật chât, công nghệ của Công ty Kết quả khảo sát khách hàng về thương hiệu của Công t
17 3.8 " ẽ gis aad 57
SEV
Trang 10Kết quả khảo sát chuyên gia, nhân viên, khách hàng vê
18 3.9 59
năng lực cạnh tranh giá của SEV và các đôi thủ
19 | 3.10 | Ma trận hình ảnh cạnh tranh của SEV 66
20 | 3.11 | Mô hình SWOT công ty SEV 67
Trang 11DANH MUC HINH VA SO DO
Hinh Nội dung Trang
11 Mô hình Kim cương của M.Porter 14
12 Các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh 17
cua doanh nghiép
2.1 Khung phân tích NLCT của SEV 313.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy Công ty SEV 4I
Trang 121 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế thị trường
và thế giới, sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, thách thức đối với doanh nghiệp đượcthé hiện trên cả phương diện vĩ mô của chính sách quốc gia và trong tầm vi mô giớihạn bởi năng lực inh của từng doanh nghiệp Đặc biệt, trong những năm gần đây,tình hình kinh tế thế g ¡ đang có nhiều diễn biến phức tạp, với những thách thức như
sẽ ảnh hưởng đến nhulạm phát tăng cao, lãi suất tăng, và suy thoái kinh tế Điều
cầu nhập khâu và xuất khẩu của Việt Nam Hơn nữa, với nền kinh tế đang ở "ngã ba
đường" với các hướng tăng trưởng khác nhau trên toàn cầu, bat bình đăng gia tăng,thị trường ngày càng thu hẹp và gánh nặng nợ công chồng chất phủ bóng lên triểnvọng kinh tế Theo đánh giá của WTO và Quỹ Tiên tệ quốc tế, tình hình kinh tế thếgiới vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và đang vẫn đang gặp rắc rối kèm theonguy cơ suy thoái kép Vì vậy, nếu mỗi doanh nghiệp không có một chiến lược kinh
doanh dài hạn có tính hệ thống ngay từ đầu thì hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp sẽ bị đình trệ, hàng tồn kho tăng cao và lợi nhuận sẽ giảm xuống
Theo số liệu của Hiệp hội Dây cáp điện Việt Nam (VCCA), quy mô thị trường
dây cáp điện Việt Nam năm 2022 đạt khoảng 200.000 tỷ đồng, với tổng sản lượng
đạt khoảng 2 triệu tấn Trong đó, thị trường dây cáp điện dân dụng chiếm khoảng60%, thị trường dây cáp điện công nghiệp chiếm khoảng 30% và thị trường dây cápđiện xây dựng chiếm khoảng 10% Nhưng sản phẩm cáp của Việt Nam chỉ đáp ứngđược 70% nhu cầu trong nước, còn lại phải nhập khẩu nên thị trường cáp được đánhgiá là còn nhiều tiềm năng
Tuy nhiên, tiềm năng xuất khẩu của ngành này ở mức trung bình, chủ yếu tập
trung ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Theo số liệu của Hiệp hội Dâycáp điện Việt Nam (VCCA), kim ngạch xuất khẩu đây cáp điện của Việt Nam năm
2022 đạt 1,42 tỷ USD, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2021 Thị trường xuất khâu
Trang 13Với năng lực cốt lõi và đón đầu xu thế hội nhập mới, phát huy bản lĩnh đột phácùng với tính năng động của tập thể, chỉ trong hơn 3 năm hình thành và phát triển,Công ty TNHH Senshu Electric Việt Nam đã trở thành một trong những doanh nghiệptiêu biểu Việt Nam trong ngành, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của đất nước
và con người Việt Nam Tuy nhiên, Công ty cũng gặp phải những khó khăn nhất định
như ngày càng có nhiều doanh nghiệp gia nhập vào thị trường, cạnh tranh trong ngành
càng gay gắt hơn, xuất hiện các đối thủ cạnh tranh trực tiếp gây ra tiềm an Nếu doanhnghiệp không biết nắm bắt cơ hội và thay đổi kịp thời thì sẽ không thể cạnh tranh
được với các đối thủ, dần dần tụt hậu rồi bị loại bỏ ra khỏi thị trường Tất cả yếu tố
trên ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực cạnh tranh của SEV
Với những yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn, việc tìm hiểu và nghiên cứuvấn đề về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Senshu ElectricViệt Nam” là hết sức cần thiết và đó cũng chính là lý do tác giả chọn đề tài này làmvấn đề nghiên cứu của mình, góp phần xác định năng lực cét lõi và lợi thế cạnh tranhcủa công ty, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty thúcđây doanh nghiệp phát triển, đứng vững trên thị trường
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công tyTNHH Senshu Electric Việt Nam, dé đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đê thực hiện mục đích nghiên cứu trên, tác giả đã đề ra các nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể như sau:
Một là, Hệ thống hóa cơ sở dữ liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp.
Trang 14nhân làm cơ sở đề xuất giải pháp.
Ba là, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyTNHH Senshu Electric Việt Nam.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Năng lực cạnh tranh của công ty TNHH
Senshu Electric Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Tập trung vào phân tích, đánh giá Năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Senshu Electric Việt Nam nói riêng.
- Phạm vi không gian: Pham vi hoạt động của Công ty TNHH Senshu Electric
Việt Nam là địa bàn Thành phó Hà Nội và các tỉnh mà công ty có hoạt động phân
phối sản phẩm
- Phạm vi thời gian: Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 4 năm từ năm 2019 đếnnăm 2023, Thời gian khảo sát: từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2023 và Thời gian ứngdụng: từ thời điểm hoàn thành đề tài nghiên cứu (dự kiến tháng 11/2023) trở đi
4, Kết cấu bài nghiên cứu
Ngoài phần mở dau, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, kết cấu dé tài gồm
4 chương, mục lục dự kiến như sau:
Chương 1: Téng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp
Chương 2: Thiết kế phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Senshu
Electric Việt Nam
Chương 4: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công tyTNHH Senshu Electric Việt Nam
Trang 151.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh
1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Hiệp hội Dây cáp điện châu Á (AFCA) (2022) đã chỉ ra rằng, ngành dây cáp
điện châu A đang phát triển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng nămđạt khoảng 10% Các yếu tố thúc đây sự phát triển của ngành bao gồm nhu cầu ngàycàng tăng về điện năng, sự phát triên của các ngành công nghiệp và xây dựng, và sựgia tăng của các dự án cơ sở hạ tầng Nghiên cứu cũng đã phân tích các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dây cáp điện châu Á Theo đó,
các yếu tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm:
Chất lượng sản phẩm, Giá cả, Dịch vụ khách hàng, Thị trường Nghiên cứu cũng đãchỉ ra rằng, các doanh nghiệp dây cáp điện châu Á đang phải đối mặt với một số thách
thức như: Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, Giá nguyên liệu đầu vào biến động, Nhu
cầu về dây cáp điện xanh Nghiên cứu của AFCA là một nguồn thông tin hữu ích chocác doanh nghiệp dây cáp điện châu Á Các doanh nghiệp cần học hỏi từ nghiên cứunày để nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong ngành Từ nhữngphân tích đó, và với mong muốn nâng cao năng lực cạnh tranh, AFCA đã đưa ra chocác doanh nghiệp dây cáp điện châu những giải pháp thiết thực và hiệu quả Cácdoanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, áp dụng công nghệmới để nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế Bên cạnh đó
cũng cần tìm cách giảm chi phí sản xuất để có giá thành cạnh tranh, chú trọng đến
việc cung cấp dich vụ khách hàng tốt dé thu hút và giữ chân khách hàng Và doanhnghiệp cũng cần tìm kiếm các thị trường mới dé mở rộng hoạt động kinh doanh
Sven Smit (2021) đã phân tích các xu hướng chính và các yếu tố anh hưởng đếnngành day cáp điện toàn cầu Theo nghiên cứu, ngành dây cáp điện toàn cầu dangphải đối mặt với một số thách thức rất lớn, nhu cầu về dây cáp điện toàn cầu sẽ tiếptục tăng trưởng trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt
Trang 16sở hạ tầng Nó cũng chỉ ra rằng sự cạnh tranh trong ngành đây cáp điện toàn cầu đangngày càng gay gắt do sự gia nhập của các doanh nghiệp mới từ các thị trường đang
phát triển Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ để cạnh tranh hiệu quả Một số xu hướng nổi bật trong ngành dây cáp điệntoàn cầu như Nhu cầu về dây cáp điện xanh đang ngày càng tăng, Sự phát triển củacông nghệ mới, chẳng hạn như dây cáp điện thông minh, đang tạo ra những cơ hộimới cho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp can tập trung vào việc phát triển cácsản phẩm và dịch vụ mới dé đáp ứng nhu cầu của thị trường Dé ứng phó với những
thách thức này, các chuyên gia đã khuyên các doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư vào
nghiên cứu và phát triển, áp dụng công nghệ mới dé nâng cao chất lượng sản phẩm,đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế, giảm chỉ phí sản xuất Nghiên cứu của Sven Smitcũng đã đưa ra một số dự báo về ngành dây cáp điện toàn cầu trong những năm tới.Theo nghiên cứu, ngành dây cáp điện toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhữngnăm tới Đây cũng là một nguồn thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp dây cáp điệntoàn cầu Các doanh nghiệp cần học hỏi từ nghiên cứu này dé nâng cao năng lực cạnhtranh và phát triển bền vững trong ngành
Dr David Williams, Dr Michael Brown (2020) đã nghiên cứu và đánh giá cácyếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp day cáp điện Nghiêncứu đã chỉ ra rằng, các yếu tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp bao gồm: Chất lượng sản phẩm và dịch vụ: Chất lượng sản phẩm và
dich vụ là yếu tố quan trọng nhất quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.Các doanh nghiệp cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
dé đáp ứng nhu cầu của khách hàng; Giá cả: Các doanh nghiệp cần tìm cách giảm chiphí sản xuất đề có giá thành cạnh tranh; Dịch vụ khách hàng cũng là một yếu tố quantrọng quyết định sự hài lòng của khách hàng Các doanh nghiệp cần chú trọng đến
việc cung cấp dịch vụ khách hàng tốt dé thu hút va giữ chân khách hang; Và cuối
cùng là thị trường: Các doanh nghiệp cần tìm kiếm các thị trường mới để mở rộng
Trang 17tranh của các doanh nghiệp Nghiên cứu này cũng đã đưa ra một sé khuyến nghị chocác doanh nghiệp dây cáp điện dé nâng cao năng lực cạnh tranh.
Dr Li Mei (2017) nghiên cứu đánh giá và phân tích sự phát triển của TrungQuốc trong các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things và công nghệ xanh
để tìm ra những giải pháp hiệu quả nhất giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc
gia so với thế giới trong ngành này Nghiên cứu này đưa ra các kết luận về sự gia tăng
của Trung Quốc trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ,
va tạo ra các sản phẩm và dịch vụ đổi mới cạnh tranh trên thị trường toàn cầu Đó
cũng đánh giá các thách thức mà Trung Quốc đối mặt trong việc duy trì và nâng cao
năng lực cạnh tranh của quốc gia trong lĩnh vực này Kết quả nghiên cứu chỉ ra cáckết luận về sự gia tăng của Trung Quốc trong việc xây dựng năng lực cạnh tranh trong
lĩnh vực công nghệ và đổi mới trên thị trường quốc tế, đồng thời cũng đánh giá các
thách thức và đề xuất hướng phát triển cho tối ưu hóa cho các nhà quản lý để vậndụng tối đa nguồn lực cho công cuộc cải cách về công nghệ cũng như AI
1.12 Nghiên cứu trong nước
Đặng Đức Anh (2022) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của ngành điện Việt Nam, bao gồm: Cải cách thể chế, Đầu tư vào công nghệ,
Tang cường hợp tác quốc tế Nghiên cứu cũng đã đưa ra một số giải pháp dé nâng
cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành này Doanh nghiệp cần
hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, tạo môi trường kinh doanh bình đăng,minh bach cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành Day mạnh dau tư vào công
nghệ, ưu tiên đầu tư vào các công nghệ mới, tiên tiến dé nâng cao hiệu quả sản xuất,
kinh doanh Bên cạnh đó cần tăng cường hợp tác quốc tế với các doanh nghiệp nướcngoài dé tiếp cận được các công nghệ mới và thị trường mới Nghiên cứu cũng đãđưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành điện Việt Namnhư Hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách, tạo môi trường kinh doanh bình
Trang 18Mai Xuân Đào (2011) đã nghiên cứu dé tài về các yếu tố tác động đến năng lựccạnh tranh của các công ty tronng nghành dây cáp điện thông qua nghiên cứu môi
trường vĩ mô, môi trường vi mô, môi trường nội bộ Tử đó đánh giá thực trạng nănglực cạnh tranh của công ty về các vấn để như tài chính, nguồn nhân lực, ứng dụngcông nghệ hiện đại trong sản xuất, R&D, hoạt động tiếp thị, đồng thời rút ra những
hạn chế trong năng lực cạnh tranh của công ty Qua đó, đề tài đưa ra hướng chiến
lược của công ty đến năm 2015 thông qua phân tích SWOT và cuối cùng, đề xuấtnhững giải pháp cũng như kiến nghị với Nhà nước và Ngành dây cáp điện nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của công ty đến năm 2015 Ưu điểm nhận thấy của đề tài đó
là qua khảo sát và nghiên cứu, tác giả đã thành lập được ma trận hình ảnh cạnh tranh,
ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài, bên trong, cũng như đánh giá tình hình tàichính của công ty thông qua phân tích cụ thé các tỷ số tài chính Ngoài ra, bài viếtnày phân tích về các công ty trong nghành, điều này sẽ giúp những công ty khác nóichung và Senshu Electric Việt Nam nói riêng có cơ hội học hỏi kinh nghiệm của đốithủ cũng như tránh những hạn chế mà đối thủ gặp phải để từng bước hoàn thiện mìnhtrong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay
Nguyễn Thị Diệu (2016) tập trung phân tích về mức độ lợi thế của các yếu tố
trong mô hình viên cương của Michael Porter đối với ngành dây cáp điện của ViệtNam Cụ thể, phân tích các yếu tố về Điều kiện đầu vào, Các ngành công nghiệp phụ
trợ và có liên quan, Các điều kiện về nhu cầu, Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh
của công ty, Vai trò của Chính phủ Từ đó, đưa ra kết luận về mức độ lợi thế đối vớitừng yếu tố trong mô hình viên kim cương của ngành dây cáp Việt Nam cũng như
triển vọng và kiến nghị đối với chính phủ và cơ quan chức năng Ưu điểm nổi bật của
tác phẩm là số liệu cập nhật, phản ánh được tình hình hiện tại của ngành dây cáp điện'Việt Nam trong tình hình cạnh tranh và hội nhập quốc tế
Lương Văn Bằng (2019) đã phân tích các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng
đến năng lực cạnh tranh của công ty, phân tích năng lực cạnh tranh của công ty bằng
Trang 19nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty Đề tài phân tích bao quátcác vấn đề về môi trường bên trong, bên ngoài thông qua các ma trận đánh giá các
yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài, ma trận hình ảnh cạnh tranh Ra mắt từ cuối
năm 1999, đến nay công ty cổ phần dây cáp điện Daphaco đã được phan lớn ngườitiêu dùng tin tưởng lựa chọn thông qua những chiến lược đúng đắn với thông điệp là
thấu hiểu nhu cầu, góp phần tạo nên sự hoàn hảo cho từng sản phẩm cung cấp cho xã
hội và cộng đồng, được sản xuất theo quy trình hiện đại khép kín, đồng bộ theo tiêuchuẩn quốc tế Đây là một trong những bài viết mang tính cập nhật trong những năm
gần đây của ngành dây cáp điện Việt Nam, giúp các doanh nghiệp trong ngành dây
cáp điện học hỏi kinh nghiệm, từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp cho doanhnghiệp mình.
1.1.3 Khoảng tréng nghiên cứu
Các công trình trên cung cấp những thông tin, số liệu thống kê rất cần thiết vàhữu ích mà tác giả có thể tham khảo đề đánh giá, phân tích và dự báo về năng lựccạnh tranh của công ty TNHH Senshu Electric Việt Nam Tuy đa số các công trìnhtrên được thực hiện cách đây không lâu nhưng trong thời gian gần đây tình hình thịtrường đã có vài thay đổi và chuyền biến nhất định, chẳng hạn như Việt Nam đã thamgia nhiều hiệp định thương mai tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới nhưCPTPP, EVFTA, RCEP Trong ngắn han, các FTAs sẽ có tác động không quá lớnđến các doanh nghiệp dây cáp điện nội địa, tuy nhiên, theo lộ trình, phần lớn việctăng giảm thuế của các FTAs cho mặt hàng dây cáp điện nhập và xuất khẩu, tùy từngloại sản phẩm khác nhau và điều này sẽ ảnh hưởng đến tình hình cạnh tranh của ngànhsản phẩm day cáp điện Việt Nam nói chung và công ty Senshu Electric Việt Nam nóiriêng.
Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu trên chỉ tập trung phân tích một vài yếu
tố cụ thể, chưa có tính tổng quát, các thông tin, dự báo về xu hướng, chiến lược cũngnhư các số liệu của những công trình nghiên cứu trước đây không còn phù hợp với
Trang 20tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Senshu Electric Việt Nam — SEV với những số liệu cập nhật nhằmđánh giá đúng tình cạnh tranh của công ty trong giai đoạn hiện nay.
1.2 Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2.1 Các khái niệm
Cạnh tranh là thuật ngữ được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, được sử dụngrất phô biến trong kinh tế, chính trị, quân sự, thể thao, Theo Đại Từ điền tiếng Việtthì cạnh tranh là: “ranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau,nhằm giành phan hơn, phần thắng về minh” Trong Từ điển thuật ngữ kinh tế học,
“cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia Cạnhtranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố gắng giành lấy thứ mà không phải aicũng có thể giành được ”
Trong kinh tế, khái niệm cạnh tranh có thể cách tiếp cận theo góc độ doanhnghiệp, địa phương, hay quốc gia Theo Diễn đàn OECD (2014), “tính cạnh tranhcủa một doanh nghiệp, ngành hay quốc gia là khả năng của doanh nghiệp, ngànhhay quốc gia hay vùng tạo ra mức thu nhập yếu tô và tuyển dụng yếu tổ tương đốicao khi phải đối mặt với cạnh tranh quốc rế” Về bản chất, cạnh tranh là ganh đua là
đầu tranh giữa các chủ thể kinh tế, để giành sự tồn tai, lợi nhuận hay địa vị trên thương
trường Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những người sản xuất với người tiêu dùng đểgiành phần lợi ích lớn hơn; giữa người tiêu dùng với nhau để mua được hàng rẻ hơn,tốt hơn; giữa những người sản xuất với nhau đề có những điều kiện tốt hơn trong sảnxuất và tiêu thụ Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra trên các khía cạnhchất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm, dich vụ và thương hiệu Tuy nhiên, cạnh tranh
không phải là lúc nào cũng đồng nghĩa với việc triệt hạ Theo Michael Porter, cạnh
tranh là giành lấy thị phan, là tim kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình
mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận
Trang 21trong ngành và theo đó giá cả có thể giảm đi Hiện nay cạnh tranh và hợp tác đan xennhau, nhưng xu thế chính là hợp tác.
Tw những phân tích trên, có thể tóm lược lại: Cạnh tranh là sự ganh đua giữacác chủ thể kinh tế trên cơ sở sử dụng hiệu quả nguồn luc để thoả mãn nhu cầu kháchhàng mục tiêu, qua đó giành lấy những vị thé tốt trên thị trường
Năng lực cạnh tranh được xét trên các cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sảnphẩm Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh Theo M
Porter (1990) năng lực cạnh tranh vẫn chưa được hiểu một cách đúng đắn, đầy đủ và
chưa có một định nghĩa nào được chấp nhận một cách thống nhất Khái niệm nănglực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu những năm 1990, theo đó doanhnghiệp có năng lực cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụvới chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ trong nước và quốc tế Nănglực cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khảnăng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh
là khả năng sản xuất đúng sản phẩm, xác định đúng giá cả và vào đúng thời điểm.Điều đó có nghĩa là đáp ứng nhu cầu khách hàng với hiệu suất và hiệu quả hơn cácdoanh nghiệp khác.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (2014), “Năng lực cạnh tranh được
đồng nghĩa với năng suất lao động, là sức sản xuất cao trên cơ sở sử dụng hiệu quả
yếu 16 sản xuất để phát triển bên vững trong điều kiện cạnh tranh ” Theo M Porter(1990), “Năng suất lao động là thước đo duy nhất về năng lực cạnh tranh” Nănglực cạnh tranh là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnhtranh của doanh nghiệp, để tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ, chiếm lĩnhthị phan lớn, tạo ra thu nhập cao va phát triển bền vững
Năng lực cạnh tranh của công ty là một hàm số của các yếu tố như: các nguồnlực của công ty (vốn, con người, trình độ công nghệ ), sức mạnh thị trường của công
ty, thái độ của công ty trước các đối thủ cạnh tranh và các đại lý, năng lực thích ứngcủa công ty, năng lực tạo ra thị trường mới, và môi trường định chế được cung cấp
rộng rãi bởi Chính phủ (cơ sở hạ tầng vật chất, chất lượng của các chính sách) Một
Trang 22số nhà kinh tế cho rằng, năng lực cạnh tranh là khả năng tổn tại trong kinh doanh và
đạt được kết quả mong muốn về lợi nhuận, giá cả, hoặc chất lượng sản phẩm Đó là
năng lực khai thác các cơ hội thị trường hiện tại và phát triển thị trường mới Nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với
đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng đề thu lợi
nhuận ngày càng cao Năng lực canh tranh của doanh nghiệp trước hết phải là cácyếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về côngnghệ, tài chính, nhân lực, quản trị, một cách riêng biệt mà còn là sự đánh giá, sosánh với các đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng lĩnh vực, cùng một thị trường.Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh
nghiệp đưa ra thị trường, gắn với thị phần mà nó nắm giữ, với hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Tir những góc tiếp cận trên, có thé tóm lược lại: Nang lực cạnh tranh của doanhnghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sảnpham, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu 16 sảnxuất nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao và bén vững Đó là việc khai thác, sử dụng thựclực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫnngười tiêu dùng để tôn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải
vị trí so với các đối thi cạnh tranh trên thị trường
1.2.2 Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
Lợi thế cạnh tranh là tập hợp những giá trị có thê sử dụng vào việc “nắm bắt cơ
hội” kinh doanh Đó là những gì các chủ thé kinh tế đang có và có thé có, so với cácđối thủ cạnh tranh của họ Lợi thế cạnh tranh có thể hiểu là tông hợp sức mạnh củanăng lực cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh có thể tiếp cận từ góc độ doanh nghiệp, quốc gia, hay mộtvùng lãnh thổ Theo Michael Porter (1970), khi doanh nghiệp chỉ tập trung vào tăngtrưởng và đa dạng hoá sản phẩm, thì chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâudai Điều quan trọng đối với bat kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho mìnhmột lợi thế cạnh tranh bền vững Lợi thế cạnh tranh bền vững dựa trên việc doanh
Trang 23nghiệp luôn cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh
tranh nào có thể cung cấp được Theo lý thuyết lợi thế so sánh, nguồn lao động, đất
đai, tài nguyên, vốn của các quốc gia rất khác nhau đem tới những lợi thế cạnhtranh khác nhau Mỗi quốc gia sẽ có lợi thế của riêng mình Họ sẽ sử dụng nguồn lực
lợi thế dé tạo ra các sản phẩm xuất khâu và nhập khẩu những sản phẩm mình không
có lợi thế
Bên cạnh đó đề đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thì một số nhà
nghiên cứu đã đưa ra một số chỉ tiêu khác nhau, các nghiên cứu điển hình như sau:
Với quan điểm năng lực cạnh tranh là năng lực nội sinh của doanh nghiệp Hamel vàPrahalad (1990) đã nhắn mạnh đến: (1) Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp; (2)
Các cấu trúc, năng lực, khả năng sáng tạo; (3) Các nguồn lực vô hình và hữu hình, và
cho rằng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng phát triển và tậndụng tốt các nguồn lực của mình hơn đối thủ cạnh tranh, tức là cần dựa vào nguồnlực của doanh nghiệp Nhóm tác giả D’Cruz và Rugman (1992) thì cho rằng: Nănglực cạnh tranh của một doanh nghiệp là khả năng thiết kế, sản xuất cung cấp sản phẩm
ra thị trường với giá cả và chất lượng vượt trội Theo nghiên cứu của Phạm Duy Hưng(2012) khăng định: trình độ khoa học công nghệ; năng lực tài chính; năng lực quản
lý chính là các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Theo
nhóm tác giả Lý Thu Cúc và cộng sự (2021) đã đưa ra bộ tiêu chí đánh giá năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp gồm 5 tiêu chí: Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất vàcông nghệ, quản lý điều hành, tài sản trí tuệ
Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ có thể tồn tại được ở trên thị
trường và một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thấp hơn sẽ rất dễ bị đào thải.
Theo M.Porter (1980), nếu một công ty chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và
đa dạng hóa sản phẩm thì không đảm bảo cho sự thành công lâu dài Điều quan trọngnhất đối với bất ky một công ty nào là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững(sustainable competitive advantage) Một công ty có lợi thế cạnh tranh bền vững là
một công ty có khả năng liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà
không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được
Trang 24Tâm điểm trong lý thuyết cạnh tranh của M.Porter là việc đề xuất mô hình 5 lựclượng cạnh tranh Ong cho rằng trong bat kỳ ngành nghề kinh doanh nào cũng có 5yếu tố tác động: sự cạnh tranh giữa các công ty đang tồn tai, mối đe doa về lệc mộtđối thủ mới tham gia vào thị trường, nguy cơ có các sản phẩm thay thế xuất hiện, và
cuối cùng là vai trò của các công ty bán lẻ và nhà cung cấp đầy quyền lực Thứ nhất,
sự cạnh tranh giữa các công ty buộc họ phải lao vào cuộc chiến tranh về giá cả, chỉphí quảng cáo, khuyến mãi Thứ hai, do sự đe dọa về việc xuất hiện của các đối thủ
cạnh tranh mới, công ty phải liên tục đầu tư vào việc tạo ra các rào cản thị trường thật
cao dé ngăn chặn các công ty khác nhập ngành Chang hạn, Nokia liên tục cải tiếnmẫu mã và tăng chức năng sản phẩm với tốc độ nhanh đến mức bat kỳ đối thủ tiềmnăng nào cũng phải “ngán” khi nhảy vào thị trường điện thoại di động Thứ ba, cácsản phẩm thay thế (substitutes) cũng là một áp lực cạnh tranh không nhỏ Nhiều ngànhnghề đã từng bị biến mắt khi xuất hiện sản phẩm thay thế Thứ tư, hệ thống phân phối
và bán lẻ hùng mạnh sẽ có tác động rất lớn đến việc ấn định giá cả sản phẩm, nhữngnhà sản xuất không thể tùy tiện tăng giá Và thứ năm, những nhà cung cấp nguyênvật liệu cũng có quyền lực tương tự
M.Porter đề xuất 3 chiến lược: chiến lược dẫn đầu về giá cả (giá mềm nhất sovới các đối thủ), chiến lược khác biệt hóa (sản phẩm có chất lượng hơn hẳn đối thủ),
và chiến lược tập trung vào một phân khúc thị trường hẹp Với chiến lược thứ nhất,
phân khúc thị trường mà công ty nhắm đến thường là những khách hàng “hết sứcnhạy cảm về giá cả” Chiến lược tập trung vào các phân khúc thị trường hẹp tuy phânkhúc thị trường nhỏ nhưng lại ít bị các công ty lớn đê ý nên tránh được cạnh tranh,
dé làm ăn có lãi Porter cho rằng việc chiếm được một thi phan lớn không đồng nghĩavới việc thu được nhiều lợi nhuận hơn
Một điểm cốt lõi khác trong lý thuyết về cạnh tranh thị trường của M.Porter(1990) là Mô Hình Kim Cương được diễn tả bằng khối tứ diện, 4 đỉnh là: doanhnghiệp (với đặc trưng chiến lược, cơ cấu, cạnh tranh); các yếu tố cung; các yếu tố
cầu; các ngành công nghiệp bổ trợ và liên quan Khối tứ diện chịu tác động của hai
yếu tổ “bên ngoài” là cơ hội và Chính phủ Hình tứ diện cho thấy tiềm năng lợi nhuận
Trang 25của một ngành Mô hình đưa ra khuôn khổ phân tích dé hiểu bản chất và đo lườngnăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chiến lược, cơ cầu và môi
Hình 1.1: Mô hình Kim cương của M Porter
(Nguồn: Năng lực cạnh tranh quốc gia, M Porter, 1990)
Bốn nhóm yếu tố trong mô hình kim cương phát triển trong mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau và tác động đến việc hình thành năng lực cạnh tranh quốc tế của cácdoanh nghiệp.
Các yếu tố đầu vào: Hiện trạng của một quốc gia liên quan đến các yếu tố sản
xuất như lao động kỹ năng, cơ cấu hạ tầng v.v chúng có liên quan đến cạnh tranhcho những ngành riêng.
Các yếu tố của cầu: Các điều kiện của cầu tác động đến không gian, xu hướngcải tiến và phát triển sản phẩm Các nhu cầu được thể hiện bởi ba đặc tính: nhu cầu
và sở thích người tiêu dùng, phạm vi, tốc độ phát triển và các cơ chế mà nó truyềnnhững sở thích từ thị trường trong nước sang thị trường nước ngoài.
Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan: Một ngành công nghiệp thành
công có thê tạo nên lợi thế cạnh tranh cho các ngành hỗ trợ hoặc có liên quan Những
ngành công nghiệp cung cắp có tính cạnh tranh sẽ tăng cường sức mạnh cho việc đồimới và quốc tế hoá các ngành ở những giai đoạn sau trong chuỗi hệ thống giá trị Bên
Trang 26cạnh những nha cung cấp, những ngành công nghiệp hỗ trợ rat quan trong Day lànhững ngành công nghiệp có thể sử dụng phối hợp các hoạt động trong chuỗi giá trịhoặc chúng có liên quan đến những sản phẩm bồ sung (ví dụ như phần cứng, phầnmềm V.V ).
Chiến lược, cơ cấu, đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp: Đây là điều kiện
ảnh hưởng đến việc thành lập các công ty, đến tô chức và quản lý doanh nghiệp Ởđây các lĩnh vực văn hoá đóng một vai trò quan trọng Ở các quốc gia khác nhau, các
yếu tố như cơ cấu quản lý, đạo đức làm việc, các tác động qua lại giữa các công ty
được hình thành khác biệt nhau Điều này sẽ cung cấp những lợi thế và bất lợi thếcho những ngành công nghiệp riêng Các đối thủ cạnh tranh và việc tìm kiếm lợi thếcạnh tranh trong một quốc gia có thê tạo cơ sở để đạt được lợi thế cạnh tranh trên quy
mô toàn cau
Nhà nước thông qua các chính sách vĩ mô tác động vào cả bến “mặt” của “viênkim cương” sao cho chúng phát triển đồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho cácdoanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế
M Porter cho rằng điểm tựa quốc gia, của một tô chức đóng vai trò quan trọng trongviệc hình thành nên lợi thế cạnh tranh toàn cầu Điểm tựa này cung cấp các yếu tố cơbản, hỗ trợ các tổ chức trong việc xây dựng lợi thế cạnh tranh toàn cầu Van dụng ly
thuyết cạnh tranh của M Porter, Tổng thống Mỹ Bill Clinton (1992 — 2000) đã coi
mỗi địa phương, mỗi quốc gia là một doanh nghiệp, tat cả phải cạnh tranh dé thu hútvốn, nhân lực, thu hút khách hàng, và phải vượt trên các đối thủ
Fred David, Arthur A Thompson, Jr & A.J Strickland (1976) đã nghiên cứuchú trọng đến việc làm ra nguồn lực bảo đảm cho năng lực cạnh tranh Các nguồn lực
được quan tâm nhiều là nhân lực, vốn, công nghệ, tiếp thị Các nguồn lực được do
lường và so sánh giữa các doanh nghiệp đê xác định lợi thế cạnh tranh
Nghiên cứu năng lực cạnh tranh cạnh tranh hoạt động tập trung vào những chỉ
tiêu cơ bản gắn với hoạt động kinh doanh trên thực tế như: thị phần, năng suất lao
động, giá cả, chỉ phí v.v Theo những chỉ tiêu này, Michael Porter (1985) cho rằngdoanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanh nghiệp có các chỉ tiêu hoạt
Trang 27động kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn như năng suất lao động cao, thị phần lớn, chỉphí sản xuất thấp
Cũng được nghiên cứu bởi nhiều Barney (1991), Wernerfelt (1984), Rumelt(1984), và Teece (1984), lý thuyết về năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản giúp hình
thành năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ,
lao động Theo đó, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là những doanhnghiệp sử dụng các nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao động, công nghệ,
đồng thời có lợi thế hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực này
Thêm vào đó, David Momaya (1994), Robert Hayes (1984), và Steven
'Wheelwright (1987) nghiên cứu năng lực cạnh tranh như các quá trình duy trì và phát
triển năng lực cạnh tranh Các quá trình bao gồm: quản lý chiến lược, sử dụng nguồn
nhân lực, các quá trình tác nghiệp (sản xuắt, chất lượng ) và hướng nghiên cứu nàyđược nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất
1.3 Nội dung năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.3.1 Yếu tô cốt lõi ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện các yếu tố khác nhau, do
đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đòi hỏi bản thân doanh nghiệpphải năng cao năng lực cạnh tranh của các yếu tố đó Một số nghiên cứu về yếu tốnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:
- Nghiên cứu của Huỳnh Thanh Nhã và La Hồng Liên (2015) đề xuất các biệnpháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tư nhân đồng nghĩa với việc
nâng cao năng lực 7 yếu tố sau: Tăng cường các mối quan hệ, năng lực tiếp thị, chất
lượng nguồn nhân lực, năng lực quản lý, năng lực tài chính, năng lực nghiên cứu vàphát triển sản phẩm và danh tiếng
- Nghiên cứu của Nguyễn Thành Nam và Hà Tuan Kiệt (2022), Nhóm tác giả
nhận định việc nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế vàXây dựng Huy Hoàng bao gồm 6 yếu tố: Chất lượng nguồn nhân lực, năng lực tàichính, năng lực nghiên cứu và phát triên, năng lực quản trị, trình độ trang thiết bị vàcông nghệ, năng lực marketing.
Trang 28- Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2017) đã đưa ra các biện pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Bến Tre bao gồm các yếu tố: Chấtlượng nguồn nhân lực; chất lượng sản phẩm, dịch vụ; c năng lực tổ chức, quản lý;năng lực marketing và c hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hà (2016) đã xây dựng các yếu tố nâng cao
năng lực cạnh tranh của của doanh nghiệp Cô phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng miền
Trung bao gồm: năng lực cạnh tranh về tài chính; năng lực tô chức quản lý và nguồn
nhân lực; năng lực cạnh tranh sản phâm; năng lực cạnh tranh về thương hiệu và thị
phần
Nhu vậy có thé thay mỗi nghiên cứu tiếp cận các yếu tố nâng cao năng lực cạnhtranh của mỗi doanh nghiệp theo hướng khác nhau Dựa trên những nghiên cứu trước,trong nghiên cứu này, với đặc thù lĩnh vực dây cáp điện, tác giả tong hợp, lựa chọn 6yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh có ý nghĩa nhất đối với Công ty TNHH SenshuElectric Việt Nam như sau:
Thứ nhất, Yếu tô tài chính: Tài chính là yếu tố tiên quyết trong việc hình thành,tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh
sẽ thuận lợi trong việc mở rộng quy mô và thực hiện các chiến lược kinh doanh Do
đó, nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải năng cao năng lực tài
chính của mình.
Thứ hai, yêu tô quản lý và nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến
sự thành công của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực có trình độ,kinh nghiệm sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh vàtạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏidoanh nghiệp phải chú trọng yếu tố nguôn nhân lực
Thứ ba, yêu tô sản xuất, công nghệ: Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngàynay đặt các doanh nghiệp trong các thách thức lớn, công nghệ giúp doanh nghiệp tiếtkiệm chỉ phí, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất vận hành, do đó đây cũng là yếu
tố giúp nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Trang 29Thứ tư, yêu t6 năng lực marketing, nghiên cứu thị trường: Ngày nay với sự hộinhập kinh tế toàn cầu nên rào cản gia nhập các ngành thấp, đồng nghĩa mức độ cạnhtranh tăng lên, do đó doanh nghiệp phải có chính sách marketing phù hợp, khả năng
nghiên cứu thị trường tốt để xây dựng cho mình nền tảng vững chắc về sản phẩm,mạng lưới phân phối, đồng thời nâng cao hiệu quả truyền thông đề thu hút kháchhàng Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp đòi hỏi phải nâng cao năng lực marketing, nghiên cứu thị trường.
là tài sản vô hình nhưng cần đượcThứ năm, yếu tô thương hiệu: Thương hié
xây dựng trong quá trình lâu dài, doanh nghiệp có nền tảng thương hiệu, uy tín tốtthì khả năng chiếm lĩnh thị trường càng cao, do đó giữ vững và nâng cao uy tín,thương hiệu cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
Thứ sáu, yêu t6 cạnh tranh về giá: Giá cả là một trong những tiêu chí quantrọng nhất ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng Giá cả có tính cạnhtranh cao trên thị trường sẽ thu hút nhiều sự quan tâm và khả năng mua hàng củađối tác, khách hàng Do đó, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpthì phải chú trọng đến yếu tố giá thành sao cho hợp lý và dẫn đầu trên thị trường
Như vậy, các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đượcnghiên cứu trong đề tài này gồm 6 yếu tố theo mô hình được thẻ hiện như sau:
Hình 1.2: Các yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực
marketing, nghiên
TH cứu thị trường
Nang lực quản ly 'Yếu tố nâng cao Năng lực Thuong
và nguồn nhân lực NLCT doanh hiệu
Trang 301.3.1.1 Năng lực tài chính
Tai chính là yếu tố tiên quyết trong việc hình thành, tồn tại và phát triển của mộtdoanh nghiệp Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ nănglực về tài chính Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh
nghiệp trong cạnh tranh Vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp duy
trì và mở rộng hoạt động của mình Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụng vốnhiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên Đối với doanh
nghiệp dây cáp điện là ngành chịu nhiều rủi ro và cần tiềm lực lớn để đảm bảo khả
năng cung ứng cho khách hàng Do đó, doanh nghiệp dây cáp điện nào có tiềm lựctài chính mạnh thì năng lực cạnh tranh càng cao Những chỉ tiêu phản ánh năng lực
tài chính của doanh nghiệp cơ bản bao gồm: Doanh thu: Doanh thu cũng chính là
thước đo về quy mô của doanh nghiệp, doanh thu lớn, thể hiện khối lượng sản phẩmlàm ra lớn và có giá trị cao dựa trên lực lượng lao động đông đảo của Công ty Điều
này cũng phần nào thể hiện được quy mô của Doanh nghiệp; Lợi nhuận: là phần tài
sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đi các chỉ phí liên quan đến
đầu tư đó, bao gồm cả chỉ phí cơ hội; là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng
chỉ phí Lợi nhuận của doanh nghiệp càng lớn thê hiện kết quả hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp tốt Khi lợi nhuận lớn, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện để quy trở
lại đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động của doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp ngày
càng lớn mạnh và doanh thu ngày càng tăng, dẫn tới lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh cảu doanh nghiệp cũng tăng nhanh.
1.3.1.2 Năng lực tổ chức quản lý và nguôn nhân lực
Năng lực tổ chức quản lý và nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực có ảnh hưởng đến
sự thành công của doanh nghiệp, một doanh nghiệp có đội ngũ nhân lực có trình độ,
kinh nghiệm sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh và
tạo lợi thé cạnh tranh cho doanh nghiệp Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp cũngđược coi là yếu tố có tính quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nóichung cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng Trình độ tô chức,quản lý doanh nghiệp được thể hiện trên các mặt:
Trang 31Trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý: Được thé hiện bằng những kiến thức cầnthiết để quản lí và điều hành, thực hiện các công việc đối nội và đối ngoại của doanhnghiệp Trình độ của đội ngũ này không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thểhiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường,
ngành hàng, đến kiến thức về xã hội, nhân văn Trình độ, năng lực của cán bộ quản
lý tác động trực tiếp và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện
qua việc hoạch định và thực hiện chiến lược, lựa chọn phương pháp quản lý, tạo động
lực trong doanh nghiệp Tat cả những việc đó không chi tạo ra không gian sinh tồn
và phát triển của sản phẩm, mà còn tác động đền năng suất, chất lượng và giá thành,
uy tín của doanh nghiệp v.v.
Trình độ tổ chức, quản lý doanh nghiệp: Thê hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cầu
tổ chức bộ máy quản lí và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận Việchình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng tỉnh, gọn, nhẹ và hiệulực cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lí cao, ra quyết địnhnhanh chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chỉ phí quản lí của doanh nghiệp.Nhờ đó mà nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trình độ, năng lực quản
lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập
kế hoạch, điều hành tác nghiệp, Điều này có ý nghĩa lớn trong việc nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn và do đó có tác độngmạnh tới việc nâng cao NLCT của doanh nghệp nói chung và doanh nghiệp nói riêng.
Nguôn nhân lực: Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quan trọng đối với bất cứ
doanh nghiệp nao, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh dây cáp điện Do đó, doanhnghiệp nào sở hữu đội ngũ nhân sự chất lượng thì góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh.
Để đánh giá năng lực tổ chức quản lý và nguồn nhân lực doanh nghiệp thì ngoàitrình độ nhân lực mà doanh nghiệp hiện có thì các nhà phân tích thường đánh giá
thông qua chỉ tiêu năng suất lao động Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp của
mọi yếu tố: con người, công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức phối hợp Năng
Trang 32suất của may móc, thiết bị, công nghệ được do bằng lượng sản phẩm làm ra trongmột đơn vị thời gian Ngoài ra, năng suất lao động còn được đo bằng lượng sản phẩm
đảm bảo chất lượng trên một đơn vị lao động Năng suất này có thể tính bằng hiện
vật hoặc bằng giá trị theo công thức:
Năng suất lao động = Doanh thu thuần / Số lao động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi người lao động tham gia sản xuất trong kỳ làm rabao nhiêu đồng doanh thu thuần Đây là chỉ tiêu thường được đề cập, nó quyết định
sự phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp
Năng suất lao động của một doanh nghiệp càng cao bao nhiêu thì năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp càng cao bấy nhiêu với các doanh nghiệp cùng loại Có năng
suất cao là nhờ hiệu quả công tác quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh tốt, sử dụng.tối ưu các nguồn lực, giảm tối đa các chỉ phí, nguồn nhân lực chất lượng Vì vậy,năng suất là tiêu chí quan trọng để xem xét, đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp.
1.3.1.3 Năng lực marketing, nghiên cứu thị trường
Năng lực marketing, nghiên cứu thị trường: Ngày nay với sự hội nhập kinh tế
toàn cầu nên rào cản gia nhập các ngành thấp, đồng nghĩa mức độ cạnh tranh tănglên, do đó doanh nghiệp phải có chính sách marketing, tìm hiểu và nắm bắt thị trường
phù hợp để xây dựng co mình nền tảng vững chắc về sản phẩm đồng thời nâng cao
hiệu quả truyền thông dé thu hút khách hàng Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranhdoanh nghiệp đòi hỏi phải nâng cao năng lực marketing, nghiên cứu thị trường.
Marketing là chức năng làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để đạt được mụctiêu của doanh nghiệp, theo Kotler và cộng sự (2006).Vì vậy, năng lực marketing của
doanh nghiệp được thẻ hiện thông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với
những thay đổi của khách hàng cùng với đối thủ cạnh tranh Năng lực marketing của
doanh nghiệp liên quan đến năng lực về sản phẩm, dịch vụ, giá, kênh phân phối vàhoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm Trong đó, chất lượng sản phẩm là chỉ tiêuquan trọng hàng đầu của năng lực cạnh tranh về marketing
Trang 33Ngoài ra, thông qua nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp có thé hiểu rõ hơn về
khách hàng và nhu cầu của thị trường Yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe, sự
cạnh tranh ngày càng quyết liệt, tốc độ phát triển của công nghệ như vũ bão đòi hỏidoanh nghiệp phải nâng tầm công tác nghiên cứu phát triển Năng lực nghiên cứu và
phát triển có vai trò then chốt trong cải tiền công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,
thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, hợp lý hoá sản xuất, đa đạng hoá sản phẩm, tiết
giản chỉ phi, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tóm lại, nănglực marketing và nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp dây cáp điện được thể hiệnthông qua việc liên tục theo dõi và đáp ứng được với những thay đồi của thị trường,bao gồm khách hàng, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô; bên cạnh đó doanh
nghiệp phải luôn nỗ lực tạo dựng mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh như nhà
cung cấp, khách hàng, nhà phân phối và chính quyền Đối với doanh nghiệp này, ngàynay để cận nhiều hơn đến khách hàng thì cũng cần nâng cao năng lực marketing,tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiền để thu hút khách hàng
1.3.1.4 Năng lực sản xuất, công nghệ
Năng lực sản xuất hay các ứng dụng công nghệ có thể coi là yếu tố trực tiếp tácđộng đến chất lượng của sản phẩm cạnh tranh Doanh nghiệp có cơ sở vật chất tốt, cócác ứng dụng tiến bộ về công nghệ sẽ có những sản phẩm hấp dẫn người tiêu
dùng Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, giảm mức tiêu hao
năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm Công nghệcòn tác động đến tổ chức sản xuất, đến trình độ tự động hoá của doanh nghiệp Côngnghệ thân thiện môi trường là xu thế và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.Phát triển năng lực sản xuất có thể bao gồm việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất,nâng cao quy trình sản xuắt, cải thiện quản lý nguồn lực, và áp dụng công nghệ tiêntiến Điều này giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng đáp ứng nhanh chóng các thayđổi trong thị trường, giảm chỉ phí sản xuất và tối ưu hóa hiệu suất Với sự phát triểnliên tục và đầu tư vào năng lực sản xuất, doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh mạnh mẽ
và đạt được sự thành công trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh và đòi
hỏi sự linh hoạt và sáng tạo.
Trang 341.3.1.5 Năng lực thương hiệu
Thương hiệu là yếu tố đầu tiên khi so sánh năng lực cạnh tranh giữa các doanh
nghiệp Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng cần được xây dựng trong quá trình lâudài, doanh nghiệp có nền tảng thương hiệu, uy tín tốt thì khả năng chiếm lĩnh thịtrường càng cao Đây được coi là sức mạnh vô hình của một đơn vị, không chỉ trongkinh doanh Thương hiệu được xây dựng trong suốt quá trình hoạt động của doanhnghiệp Thương hiệu bao gồm độ tin cậy, phủ sóng và lựa chọn của khách hàng đối
với thương hiệu đó Thương hiệu càng uy tín, càng có độ ảnh hưởng cao đến lựa chọn
của công chúng Các doanh nghiệp lớn, lâu đời, có các chiến dịch truyền thông rộnglớn thường có lợi thế cao về thương hiệu Trong giai đoạn công nghệ phát triển nhưngày nay thì khi các sản phâm, dịch vụ có thương hiệu lại càng được chú ý và lantruyền mạnh mẽ Những thương hiệu mạnh có khả năng thu hút khách hàng lớn lao
mà không cần tồn phí lớn cho quảng bá sản phẩm (như sự hấp dẫn của Coca, Pepsi,Mercedes, ) Ảnh hưởng của thương hiệu đến kinh doanh ngày nay là hết sức lớn.Tài sản thương hiệu có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp(trung bình giá trị thương hiệu chiếm khoảng 1/3 tổng tài sản doanh nghiệp, với cáchàng dịch vụ, tài sản thương hiệu chiếm 50% tổng tài sản) Thương hiệu ảnh hưởngđến khả năng nhận biết sản phẩm, đến việc thuyết phục mua hàng, quyết định sự trung
thành của khách hàng Có thương hiệu mạnh là có một tài sản lớn, là có lợi thế cạnh
tranh.
1.3.1.6 Năng lực cạnh tranh về giá
Năng lực cạnh tranh về giá: Giá là một yếu tố hữu hình nhất để khách hàng cânnhắc lựa chọn sản phẩm của một thương hiệu Bên cạnh đó, giá sản phẩm cũng là mộtchỉ tiêu quan trọng dé đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong cơ chế
cạnh tranh trên thị trường thế giới hiện nay, giá cả thấp hơn không đồng nghĩa với
năng lực cạnh tranh cao hơn và ngược lại Trong nhiều trường hợp, giá cao chính làthể hiện sản phẩm được người tiêu dùng ưa thích Vậy nên, doanh nghiệp cần phải
kiểm soát được chất lượng sản xuất và tối ưu quy trình sản xuất Từ đó chỉ phí dành
cho sản xuất giảm đi và giá thành cũng cạnh tranh hơn rất nhiều Đặc biệt đối với một
Trang 35số mặt hàng liên quan đến sự an toàn và lâu dài, trong đó có dây cáp điện, người tiêu
dùng sẵn sàng trả bất cứ giá nào cho những sản phẩm uy tín và có chất lượng cao
Dựa trên các yếu tố này, tác giả phân tích các nội dụng nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp kinh doanh dây cáp điện, từ đó làm cơ sở phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Senshu Electric Việt Nam trong chương 3.
1.3.2 Một số yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp
Có nhiều quan điểm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trong trạng thái động Theo quan điêm này, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệpđang hoạt động trong đó Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động củacác yếu tố từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp
Yếu tố chính trị, pháp lý : Hệ thống chính sách pháp luật trong nước và nướcngoài cũng như các quy định do các tổ chức quốc tế ban hành đều có tác động đến
các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và cạnh tranh toàn cầu Hệ
thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sảnxuất kinh doanh trên thị trường Nó tạo khuân khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm
bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đăng Đối với doanh nghiệp dây cáp
điện chịu nhiều ảnh hưởng bởi các quy định pháp luật như luật kinh doanh, các nghịđịnh, thông tư hướng dẫn về hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng Môitrường pháp lý lành mạnh một mặt tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệp kinh doanh.Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnhnhằm thích nghỉ với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp nâng cao năng lựccạnh tranh.
Yếu tố thị trường và cạnh tranh: Thị trường vừa là nơi doanh nghiệp tiêu thụsản phẩm, tìm kiếm đầu vào Thị trường điều tiết hoạt động của doanh nghiệp, thông
qua cung cầu, giá cả, lợi nhuận Doanh nghiệp căn cứ vào thị trường đề định hướng
Trang 36chiến lược, xây dựng kế hoạch kinh doanh Sự ồn định của thị trường có ý nghĩa rất
quan trọng đối với sức cạnh tranh của doanh nghiệp Một thị trường cạnh tranh sẽ tạo
sức ép đến quá trình đổi mới quản lý, cải tiến sản xuất, ứng dụng khoa học — côngnghệ, đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, tạo động lực cho doanh nghiệp vươn lên
Một thị trường như thế sẽ tạo điều kiện thuận lợi dé các doanh nghiệp gia nhập ngành,
các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.Trong bối cảnh đối với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp ngành dây cáp
điện hiện nay, là ngành có mức độ cạnh tranh đang tăng cao do nhiều doanh nghiệp
kinh doanh dây cáp điện đang gia nhập vào thị trường nên dé gia tăng thị phần đòihỏi các doanh nghiệp kinh doanh dây cáp điện không ngừng nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình.
Yéu tố kinh tế: Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách thương mại, chính
sách cạnh tranh, chính sách đầu tư Nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay
kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp thuộc ngành đó Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế của quốcgia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nền kinh
tế phát trién 6n định, nền tài chính quốc gia 6n định, lạm phát ở mức kiêm soát được,quá trình tích tụ và tập trung tư bản nhanh giúp tăng nguồn vốn đầu tư phát triển
Đồng thời sự phát triển kinh tế kéo theo mức sống của người dân tăng, cầu tăng lên
Đây là một yếu tố thúc đầy sự phát triển của doanh nghiệp Ngược lại một nền kinh
tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia không ồn định, đồng tiền mat
giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm xuống Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp
sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức dé đứng vững được trên thị trường
Yéu tố văn hóa - xã hội: Các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu
xã hội, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa cũng tác động đến hành vi tiêu dùng qua
đó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Đối với ngànhdây cáp điện, người tiêu dùng Việt Nam thường sử dụng các sản phẩm dây cáp điện
có nhiều tính năng như chống nhiễu, chịu nhiệt cao hay các loại cáp truyền thông đặcthù Tuy nhiên ở nhiều địa phương nhất là vùng nông thôn còn chưa tiếp cận được
Trang 37với nhiều sản phẩm có tinh năng vượt trội hơn của các loại day cáp điện cũng như
thường không chú trọng quá nhiều vào chất liệu Do đó, các doanh nghiệp khi phát
triển kinh doanh tại một thị trường phải nghiên cứu hành vi tiêu cùng ở khu vực, qua
đó nâng cao năng lực kinh doanh.
Yéu tố công nghệ: Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, môi trường công nghệ
thay đôi nhanh chóng đã tạo ra rất nhiều cơ hội và cũng như đe đọa đối với doanhnghiệp Các sản phẩm thay thé với công nghệ mới tiên tiền hon sẽ đe dọa đến các sảnphẩm hiện hữu Sự bùng né công nghệ mới làm cho các công nghệ cũ nhanh chóng
bị lỗi thời, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanhnghiệp mới xâm nhập vào ngành Tuy nhiên, sự phát triển của công nghệ cũng đem1
chat lugng cao hon, nhiéu tinh năng hon, tang cường sức cạnh tranh, tao ra nhiều cơ
rất nhiều cơ hội cho doanh nghiệp như cơ hội sản xuất sản phâm với giá rẻ hơn,
hội phát triển sản xuất và hoàn thiện sản phẩm
1.4 Công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh1.4.1 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE)
Theo Fred R David (1983) có 5 bước xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố bên
trong:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên trong, bao gồm các điểm được xem là
điểm mạnh và diém yếu, CÓ vai trò quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp.
Bước 2: Phân loại tam quan trong từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố nhất định Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng
cách xem yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đối với thành quả hoạt động của doanhnghiệp Tổng số các mức độ quan trọng này phải bằng 1,0 Các mức độ quan trọngnày dựa trên cơ sở ngành.
Bước 3: Phân loại từ 1 — 4 cho mỗi yếu tố cho điểm yếu lớn nhất, trong đó 1 làyếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, cho đến 4 là điểmmạnh lớn nhất Các mức độ quan trọng này dựa trên cơ sở công ty
Bước 4: Nhân mỗi mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó dé xác
định số điểm quan trọng cho mỗi biến sé
Trang 38Bước 5: Cộng tat cả số điểm quan trọng cho mỗi biến sé dé xác định số điểm
quan trọng tổng cộng của tổ chức
Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thé có là 4,0; trung bình
là 2,5 và thấp nhất là 1,0 Tổng điểm càng cao cho thay tổ chức càng mạnh về nội bộ
và ngược lại.
Bảng 1.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)
Tiêu chí Trọng số Điểm phân loại Điểm quan trọng,
Tiêu chí I
Tiêu chin
Tổng cộng
Nguồn: (Fred R David, 1983)
Thông qua ma trận IFE, doanh nghiệp định lượng những điểm mạnh, điểm yếu
thuộc nội hàm, cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ của các bộ phận
bên trong doanh nghiệp, giúp cho các bộ phận phát huy năng lực cốt lõi của mình,
mang lại thành công chung cho công ty.
1.4.2 Ma trận đánh giá các yếu tô bên ngoài (EFE)
Theo Albert Humphrey (1960) có 5 bước xây dựng ma trận đánh giá các yếu tốbên ngoài:
Bước 1: Lập danh mục các yếu tố bên ngoài có vai trò quyết định đến sự thànhcông của công ty, bao gồm các cơ hội và de doa
Bước 2: Phân loại tằm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan
trọng) cho mỗi yếu tố Mức phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so
sánh những nhà cạnh tranh hoặc thảo luận nhóm Tổng số các mức phân loại được ấnđịnh cho các nhân tổ này phải bằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 — 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công, trong đó 4
là phản ứng tốt nhất, cho đến 1 là phản ứng ít nhất Các mức này dựa trên hiệu quảcủa chiến lược ở công ty
Trang 39Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó dé xác định số điểm
về tầm quan trọng
Bước 5: Cộng sô điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số dé xác định tổng sốđiểm quan trọng cho tô chức
Tổng số điểm quan trọng cao nhất mà một tổ chức có thé có là 4,0; trung bình
là 2,5 và thấp nhất là 1,0 Tổng điểm càng cao cho thaychién lược của công ty tậndụng có hiệu quả các cơ hội hiện có và tối thiểu hoá các ảnh hưởng tiêu cực có thể cócủa các đe dọa bên ngoài và ngược lại.
Bảng 1.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Tiêu chí Trọng số Điểm phân loại Điểm quan trọng
Tiêu chí 1
Tiêu chin
Tổng cộng
Nguén: (Albert Humphrey, 1960)
Ma trận EFE cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và định lượng các yếu tố từ
‘an dụng cơ hội và ứngbên ngoài tác động đến doanh nghiệp, qua đó phân tích để
phó với các nguy cơ.
1.4.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Ma trận hình ảnh cạnh tranh là sự mở rộng của ma trận đánh giá các yếu tố bên
ngoài trong trường hợp các mức độ quan trọng, phân loại và tổng số điểm quan trọng
có cùng ý nghĩa, giúp tổ chức nhận diện những nhà cạnh tranh chủ yếu cùng những
ưu thế và điểm yếu đặc biệt của họ Sự khác nhau giữa hai ma trận ở chỗ các yếu tốbên ngoài có tầm quan trọng quyết định cho sự thành công, cũng có thé được baogồm trong đó, chăng hạn như sự ồn định tài chính, sự hiệu quả của quảng cáo đối vớihoạt động nghiên cứu và phát triển Ngoài ra, sự khác nhau còn thê hiện ở mức phânloại của các công ty đối thủ được bao gồm trong ma trận hình ảnh cạnh tranh va tong
số điểm của các công ty này cũng được tính toán Tổng số điểm được đánh giá và so
Trang 40sánh với công ty mẫu Việc phân tích, so sánh này cung cấp các thông tin và chiếnlược quan trọng.
Các bước thành lập ma trận hình ảnh cạnh tranh tương tự như thành lập ma trậnđánh giá các yếu tố bên ngoài, nhưng được mở rộng cho các công ty cạnh tranh
Bảng 1.3: Ma trận hình ảnh cạnh tranh
Mức Phân loại
ác vấn th độ STT Các yêu tô quan | Công | Công Công
trọng | ty1 ty2 tyn
sẽ đối mặt trong quá trình hoạt động kinh doanh dịch vụ của mình đề làm cơ sở choviệc hoàn thiện chiến lược của doanh nghiệp Kỹ thuật phân tích SWOT là một công
cụ cho việc tong hợp kết quả nghiên cứu môi trường và đề ra chiến lược Tuy nhiên,
có một hạn chế là ma trận SWOT chỉ dừng lại ở việc giúp doanh nghiệp đề ra các
chiến lược khả thi có thể lựa chọn chứ không phải đưa ra chọn lựa hay quyết định
chiến lược nào là tốt nhất Các bước xây dựng mô hình SWOT của doanh nghiệp như
sau: