Các tác giả đã phân tích đánh giá vai trò của các Công ty Chứng khoán trong hoạt động tư van hỗ trợ khách hàng, nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin về doanh nghiệp niêm yết, tư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRUONG DAI HỌC KINH TE
NGHIEM TRUNG DOAN
NANG LUC CANH TRANH
CUA CONG TY CHUNG KHOAN
LUẬN VAN THAC SĨ QUAN TRI KINH DOANH
CHUONG TRINH DINH HUONG THUC HANH
Hà Nội - 2015
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
NGHIÊM TRUNG ĐOÀN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hà Nội — 2015
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT - 2 5¿©2s+2x2EEt£E2EEtEEEerkrrrrrkree i
M.902811099 (00:0: 0 4-1 iii PHAN MO DAU Dee cescsscsssessssssesssessesssessusssscsusssecsusssessuessusssecsusssessusssesssessssseesess | CHƯƠNG 1 : NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY CHUNG KHOẢN -2- 5¿©2+z+£z+cse+ẻ 6
1.1 HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA CÔNG TY CHUNG KHOẢN 6
1.1.1 Khai niệm và phân loại CTCK .- ¿+ +ss+++s‡+s+sv+seeess 6 1.1.2 Vai trò cua Công ty Chứng khOáH 5c 5c se +s+++vvxss & 1.1.3 Các nghiệp vụ CUA CT CK uu eeecceccceeseeeseeeteeeteeeeseenseeneenneesnseenseeneenas 10
1.2 NANG LUC CẠNH TRANH CUA CTCK oes cesssssesssesssesssesssesssessseeens 13
1.2.1 Khải niệm năng lực cạnh fFdHÌ c5 c se ssvsseeeseerseves 13 1.2.2 Tiêu chí đánh gia năng lực cạnh tranh cua CTCK 15
1.2.3 Năng lực cạnh tranh đổi với các nghiệp vụ cụ thé của CTCK 23 1.2.4 Các nhân tô ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCK 24
1.3 KINH NGHIỆM CTCK NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC NÂNG CAO
NANG LỰC CẠNH TRANH ( Trường hợp Tập đoàn Merrill Lynch) 27
1.3.1 Sản phẩm và dich VỊ s- c5 SE EEEE 212212112122 rrreo 28
1.3.2 Định vị chiẾn TU0OC ceccescsccccscscssesesvevesesvsvesesveereseeveseseavsessaveeseseavsnens 30 1.3.3 Nguyên tắc của Merrill LynCh scsccceEk te kEEkrrrrkerkerxe 30
1.3.4 Bài học kinh nghiỆTH LH SE SH ng ng vn ệt 31
Chuong 2: NANG LUC CANH TRANH CUA CONG TY CHUNG KHOAN
TAN VIET ueececccccecesscsececscsesecevsvsscecsvsucecsesveucacsvsusacacsvsucarsvsusacavssacarsnsecacaveneecees 33
2.1.Giới thiệu về Công ty Chứng khoán Tân Việt( TVSI) 33
Trang 42.1.1 Tâm nhìn và Mục tiêu dài hạn - 5s St Sex E22 2E2E2E1112E5E15xsxe2 33
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ cua Công ty Chứng khoán Tân Việt 33 2.2 Nang lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt 34
2.2.1 Tiềm lực tài CHINN cc cccccccccccccsccscscscscsvevsvevscesesesesvsvevevevevevseseseseseavsvees 34
2.2.2 Năng lực công nghệ thong fỉH 5c Set k+evsseeseeess 41
2.2.3 Nguôn nhân ÏựC - +5: scéEEEEE221211E1121121211211 21.1 ee 42 2.2.4 Sản phẩm Và (lỊCH | 5111111 SĐT 55511111 K KĐT 5511111 k kh y4 49
2.2.5 Khả năng phản ứng với các Cli SỐC 5s+csscersrxertsseesred 34 2.2.6 Thị Phần -csccccntnhHHH HH u g 55
2.3 Darh gid CHUN 0 58
2.3.1 Diểm MMH oeecscceeccssccvsesssscssesssssnsssssseuessssssnsesessneesesseessssneees 58
2.3.2 Điểm yếu và nguyên ANGN voececcccccccccsscsseessessssessesesvesessessessessesessesees 58
2.3.3 Cơ hội và Thách tHIỨC c c St ESEEEEStkEkiksrkekiesrkerree 60
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CUA CÔNG TY CHUNG KHOÁN TÂN VIỆT 62
3.1 Dinh hướng phát triển TVSI 2-2-2 s+£2+E£2E£+EE+EE+Exerxerxerxee 62
LĂN: 1.15 văng 62 3.1.2 Chiến lược phát triển của Công ty Chứng khoán Tân Viet 64
3.2 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI 64
3.2.1 Tăng cường tiềm lực tài ChÍnh -ccs+csccceEkeEkeEsrkererered 64
3.2.2 Xây dựng hệ thong quản lý rủi FO: - c5 ckeEkeEerterterree 65
3.2.3 Dao tạo nguôn nhân ỦỰC -cckkk HH5 11 11kg 211111 kh 66
3.2.4 Chién luoc marketing và dịch vụ khách hàng - : 67
3.2.5 Hop tác với các CTCK trong nước và ngoài NUOC 68
3.3 Nhóm các Giải pháp nang cao từng nghiép vụ ‹ ‹+s<+2 68
3.3.1 Môi giới chứng khOÁH St SH khay 68
3.3.2 Tự doanh chứng khOÁảH St sEESEEErerksrersrrerreres 69
Trang 53.3.3 Bao lãnh phat hành chứng khOẲH 5c 5S +svssexss
3.3.4 Tự vấn đâu fif +55 5< 2E EEE212221211221121122112112112112 re
KẾT LUẬẬN St St 3E SEEEEE12151E11115111111111111111111111111 11111.
DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-22 5£ ©52+++2££2£xzz+zrxz
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Công ty Chứng khoán:
Công ty Chứng khoán Bảo Việt:
Công ty Chứng khoán FPT:
Công ty Chứng khoản Công Thương:
Công ty Chứng khoán Kim Long
Ty lệ thu nhập trên tong tài sản
Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
Công ty Chứng khoản Sacombank
Ngân hàng TM Sài Gòn:
Công ty Chứng khoán Sài Gòn:
Công ty Chứng khoán Thăng Long
Công ty Chứng khoán Tân Việt:
Thị trường Chứng khoán:
Công ty Chứng khoán VN DIRECT:
Ủy ban chứng khoán Nhà Nước:
Trang 7DANH MỤC CAC BANG
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu tài chính của Chứng khoán Tân Việt(TVS]) 35
Bang 2.2: Lợi nhuận sau thuế của TVSI với một số CTCK năm (2011 — 2013) 37
Bang 2.3: So sánh ROA, ROE của TVSI với một số CTCK năm (2011-2013) 38
Bảng: 2.4 Hệ số nợ / vốn chủ sở hữu của TVSI so với các CTCK -: 39
Bang 2.5 : Khả năng thanh toán ngắn hạn của TVSI so với một số CTCK_Năm 00520) 40
Bang 2.6: Số lượng cán bộ TVSI qua các thời kỳ 22: 2zc+22xzestExersrrrecee 42 Bang 2.7: Mạng lưới của TVSI đến thời điểm 31/12/2003 -zz+cscz+¿ 48 Bảng 2.8: Kết quả hoạt động môi giới chứng khoán của TVSI - 49
Bang 2.9: Doanh thu môi giới của TVSI so với một số CTCK - 50
Bảng 2.10: Doanh thu tự doanh của TVSI so với các CTCK ¿5-5 52
Bang 2.12: Thi phần các CTCK trên TTCK năm 2011 -2013 -z- z+¿ 56 Bảng 2.13: Chiến lược cạnh tranh của CTCK Tân ViỆt -2-ccccczx+zzxxerrxed 57
Trang 8DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Biéu đồ Tổng tài sản TVSI qua các năm 2008 - 2013
Hình 2.2: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận của TVSI các năm
(2007-Hình 2.3: Mô hình sơ đồ tổ chức Công ty Chứng khoán Tân Việt
Hình 2.4: Biểu đò thị phần môi giới TVSI năm 2013
iii
-2013)
Trang 9PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, kinh tế Việt nam đang hội nhập với kinh tế thếgiới Với đặc điểm là những công ty vừa và nhỏ chiếm số lượng lớn, kinh tế Việtnam đang đối mặt với câu hỏi “ làm thé nào dé nâng cao năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp Việt nam” vì sự lớn mạnh của doanh nghiệp chính là nhân tổchính gây dựng sự lớn mạnh của nền kinh tế Cùng với sự phát triển kinh tế, thị
trường chứng khoán Việt nam đã được hình thành từ năm 2000 Sau 11 năm phát
triển, hiện nay thị trường chứng khoán đã trưởng thành hơn với 105 công ty chứng
khoán thành viên Tương tự những thị trường khác, “cạnh tranh”giữa các công ty
chứng khoán đang là một vấn đề được bàn thảo nhiều trong bối cảnh phần lớn công
ty chứng khoán hiện nay là các công ty vừa và nhỏ và bức tranh kinh tế vĩ mô, kinh
tế ngành ảm đạm đòi hỏi tái cơ cấu thị trường
Năm 2011, Kinh tế Việt Nam ngoài ảnh hưởng từ quốc tế còn phải đối mặtvới các van đề nội tại như lạm phát, những yếu tô do suy giảm tổng cầu nên chưabền vững nợ xấu tăng nhanh, tồn kho lớn đặc biệt là bất động sản, SỐ lượng doanhnghiệp phá sản, dừng hoạt động tăng cao Kết quả kinh doanh của các doanh
nghiệp giảm sút nghiêm trọng Thị trường chứng khoán thực sự khó khăn với các
công ty chứng khoán Giá trị thấp, nhiều nhà đầu tư quay lưng lại với thị trường
chứng khoán Các Công ty chứng khoán cạnh tranh khốc liệt, nhiều công ty chứng
khoán thua lỗ, cắt giảm quy mô, thay đổi lãnh đạo cao cấp Một số Công ty chứng
khoán bị mất thanh khoản, xin rút nghiệp vụ môi giới, bị rơi vào điện kiểm soátthậm chí thuộc diện kiểm soát đặc biệt
Trong bối cảnh kinh tế như vậy, Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVS]) là
CTCK thứ 8 ra đời ở nước ta với số vốn đầu tư lên đến 350 tỷ Ngay từ những ngày
đầu thành lập TVSI có thế mạnh riêng là môi giới, công nghệ và tư vấn đầu tư, đây
cũng chính là một mũi chủ lực trong năng lực cạnh tranh mạnh mẽ của TVSI trong
Trang 10Xuất phát từ thực tế đó, Sau thời gian nghiên cứu mô hình hoạt động của
Công ty Chứng khoán Tân Việt nhận thấy Công ty cần có những giải pháp thích
hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dé có thé đứng vững trong thị trường chứngkhoán Với mong muốn đóng góp một số ý kiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công ty Tác gia đã chọn vấn đề NANG LỰC CẠNH TRANH CUA CONG
TY CHUNG KHOAN TAN VIỆT - HIỆN TRANG VA ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP
làm đề tài luận văn thạc sĩ quản tri kinh doanh chương trình định hướng thực hành
2 Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về chứng khoán và TTCK trên thế giới đã được thực hiện từ rất lâu
trên nhiều phương diện khác nhau Tại Việt Nam, trước khi xuất hiện TTCK vàotháng 7 năm 2000 cũng đã có những giáo trình, bài viết nhận định và phân tích tổng
quan về mặt lý thuyết và một số đánh giá thực tế TTCK thế giới Đến khi TTCK
Việt Nam đi vào hoạt động, các bài viết, nghiên cứu, phân tích về thị trường và các
chủ thé thị trường mới da dang va dé cập đến nhiều van đề khác nhau
Tuy vậy, những nghiên cứu về CTCK, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của cácCTCK chưa nhiều và mới chỉ được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Khoa học
va Dao tạo Chứng khoán - Ủy ban Chứng khoán Nha Nước (UBCKNN)
Một số đề tài điển hình như:
- Nguyễn Sơn Phạm Huyền Anh(2010), Giải pháp hoàn thiện mối quan hệgiữa công ty chứng khoán và khách hàng Nxb Thống kê(Tái bản)
Công trình đã đánh giá chủ yếu về việc xây dựng mối liên hệ kết nối giữa
Công ty Chứng khoán và khách hàng trong tiến trình phát triển giao dịch chứng khoán.Các giải pháp phát triển hệ thống giao dịch nhằm đây mạnh chất lượng phục vụ kháchhàng, tiễn tới một xu hướng thị trường giao dịch từ xa mà không cần hệ thống nhân
viên đặt lệnh thủ công.
- Phan Thị Bích Nguyét(2012) trong cuốn ,Những van dé cơ bản trong việchình thành và phát trién công ty chứng khoán Việt Nam, Nxb Thống kê đã đánh giáquá trình phát triển các Công ty Chứng khoán trong quá trình hội nhập trước thời kỳbùng nỗ chứng khoán trong nước, chỉ ra cho thấy sự cần thiết của Công ty Chứng
Trang 11
-2-khoán trong vai trò là người tạo lập và kết ni thị trường với khách hàng.
- Trần Ngọc Thơ Nguyễn Ngọc Định(2010),Vai trò của công ty chứngkhoán trong hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán cho khách hàng Nxb Lao động
và Xã Hội(Tái bản).
- Đào Lê Minh(2009) tái bản, Những van dé cơ bản về chứng khoán và thi
trường chứng khoán, Nxb Chính trị Quốc Gia
Công trình đã chỉ ra những vai trò quan trọng về thị trường chứng khoán, chứng
minh sự cần thiết của thị trường chứng khoán trong nền kinh tế được mô tả như là phong
vũ biểu của nền kinh tế Trong đó chỉ ra những kết nói giữa CTCK với TTCK
Các tác giả đã phân tích đánh giá vai trò của các Công ty Chứng khoán trong
hoạt động tư van hỗ trợ khách hàng, nhằm cung cấp cho khách hàng những thông tin
về doanh nghiệp niêm yết, tư vấn thông tin giao dịch Đánh giá kết quả kinh doanh củadoanh nghiệp dé từ đó đưa ra các giải pháp dau tư cho khách hàng
Các công trình trên đã tập trung đánh giá quá trình phát triển các Công tyChứng khoán trong quá trình hội nhập trước thời kỳ bùng né chứng khoán trongnước, chỉ ra cho thấy sự cần thiết của Công ty Chứng khoán trong vai trò là ngườitạo lập và kết nối thị trường với khách hàng, đề xuất các giải pháp phát triển hệ thốnggiao dịch nhăm đây mạnh chất lượng phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàngnhững thông tin về doanh nghiệp niêm yết, tư vấn thông tin giao dịch Tuy nhiên, nhìnchung, các công trình trên mới chỉ nói về việc hệ thống hóa tin học hay hoàn thiện hệthống giao dịch trong chứng khoán, hoặc đã đề cập đến phương pháp phân tíchchứng khoán và cách thức quản lý danh mục đầu tư chứng khoán, chứ chưa nghiêncứu, phân tích, đánh giá thực trạng các CTCK, cũng như chưa đưa ra các chiến lược
dé cạnh tranh giữa các CTCK, cũng như các giải pháp dé giúp các Công ty Chứng
khoán nói chung, đặc biệt là cho Công ty Chứng khoán Tân Việt tăng khả năng
cạnh tranh, lựa chọn chiến lược hội nhập thị trường đúng hướng
Luận văn NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNGKHOÁN TÂN VIỆT - HIỆN TRẠNG VÀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP sẽ nghiên
Trang 121 Hiện trang năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt (TVSI) như
thế nào ?
2 Những điểm mạnh, điểm yếu Cơ hội và thách thức mà TVSI sẽ gặp phải là gì?
3 Những giải pháp nào có thé nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI ?
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với mục đích đưa ra các đánh giá năng lực cạnh tranh
của Công Ty Chứng Khoán Tân Viêt từ năm 2011 đến năm 2013 Dé dé từ đó đưa
ra những giải pháp cạnh tranh mới, nhăm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tytrong năm 2014 và những năm tiếp theo
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
> Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của Công
ty Chứng khoán
> Nghiên cứu, đánh giá về năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoánTân Việt trên thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các tiêu chí như: Tiềmlực tài chính, Sản phẩm và dịch vụ, Mức độ cạnh tranh giữa các Công ty, Năng lựccông nghệ, Nguồn nhân lực
> Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của TVSI
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1.Đối tượng nghiên cứu
Năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt,tham khảo thông tin về TTCK ở một số quốc gia khác trên thế giới và một số Công
ty Chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Thời gian: Từ năm 2009 đến cuối năm 2013
5 Phương pháp nghiên cứu
Bên cạnh phương pháp truyền thống là dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa
Mac-Lenin dé xem xét các hiện tượng, trong luận văn nay, tác giả còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau đây dé làm rõ các luận diém của minh.
Trang 13
-4-> Phương pháp đánh giá Swot: để làm sáng tỏ, điểm mạnh, điểm yếu, những
cơ hội và những thách thức đang đặt ra đối với Công ty Chứng khoán Tân Việt
> Phương pháp so sánh: được sử dụng nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh
của Công ty Chứng khoán Tân Việt với các Công ty Chứng khoán khác qua các con
số và các hiện tượng
> Phương pháp thống kê: dé thu thập và xử ly các số liệu phù hợp với mục
đích sử dụng
> Phương pháp phân tích lich sử: để nhìn nhận lại một số van dé, thực tế đã
điễn ra trong quá khứ, từ đó xây dựng lên nền tảng trong quá trình đánh giá
6 Đóng góp mới của Luận văn
> Đánh giá đúng năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt
> Đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng
khoán Tân Việt nói riêng, và các Công ty Chứng Khoán nói chung trong thời kỳ
hiện nay.
7 Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh của Công ty
Chứng khoán
Chương 2: Năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Tân Việt
Chướng 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của
Công ty Chứng Khoán Tân Việt
Trang 14CHUONG 1 : NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1 HOAT DONG KINH DOANH CUA CÔNG TY CHUNG KHOAN
1.L.1 Khái niệm và phân loại CTCK
1.1.1.1 Khái nệm CTCK
Thị trường chứng khoán(TTCK): là một bộ phận của thị trường tài chính, có
một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quá trình huy động vốn và sử dụng vốn cho
nên kinh tế Để hình thành và phát phát triển thị trường có hiệu quả, một điều kiện
không thé thiếu là có sự tham gia của các chủ thé kinh doanh trên TTCK Trên
TTCK, chứng khoán được các tổ chức phát hành bán cho nhà đầu tư cũng như các
chứng khoán được mua đi bán lại giữa các nhà đầu tư với nhau Tuy nhiên, giaodịch trên TTCK không phải thực hiện trực tiếp giữa người mua và người bán màphải qua các định chế tài chính trung gian, ở TTCK Việt Nam chủ yếu đó là các
Công ty Chứng khoan(CTCK).
Công ty chứng khoán là một tổ chức tài chính trung gian thực hiện cácnghiệp vụ trên thị trường chứng khoán CTCK là tô chức trung gian trong các giaodịch trên TTCK, kết nối và thực hiện giao dịch giữa người mua và người bán Bêncạnh đó, CTCK còn là trung gian về thông tin, cung cấp thông tin tư vấn, các sảnphẩm nghiên cứu nhằm hỗ trợ nhà đầu tư chọn lựa được các chứng khoán cho danh
mục đầu tư của mình CTCK cũng là trung gian về vốn khi đóng vai trò là cầu nối
giữa nhà đầu tư và tổ chức phát hanh,
Tại Việt Nam, trong Luật Chứng khoán và các nghị định hướng dẫn đều khôngnêu định nghĩa hay khái niệm CTCK Duy chi trong Quyết định 27/2007/QD-BTCngày 24/4/2007 của Bộ Tài chính có quy định: “Công ty chứng khoán là tô chức có tưcách pháp nhân hoạt động kinh doanh chứng khoán, bao gồm một, một sé hoặc toàn bộ
các hoạt động: môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành
chứng khoán, tư vẫn đầu tư chứng khoán”
Trang 151.1.1.2 Phân loại CTCK
Hiện nay trên thế giới, các CTCK có rất nhiều hình thức pháp lý như quốc
doanh, cô phần, trách nhiệm hữu hạn, liên doanh, doanh nghiệp tư nhân Theo
Luật Chứng khoán hiện hành, các CTCK hoạt động trên lãnh thô Việt Nam chỉ cóhai hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn Quy định nàygiúp CTCK có khả năng huy động vốn lớn và chia sẻ rủi ro trong phạm vi vốn góp
Hoạt động của các CTCK rất đa dạng và phức tạp, khác han với các doanh
nghiệp sản xuất hay thương mại thông thường vì môi trường hoạt động là TTCK thị trường tài chính bậc cao của nền kinh tế thị trường Do hoạt động đa dạng và
-phức tạp như vậy nên vẫn đề xác định mô hình tổ chức kinh doanh của CTCK ởmỗi quốc gia lại có những điểm khác biệt nhất định tùy theo đặc điểm của hệ thốngtài chính và sự cân nhắc lợi hại của những người làm chính sách ở quốc gia đó.Nhưng khái quát lại, hai mô hình được áp dụng phổ biến hiện nay là mô hình công
ty đa năng và mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán.
> Mô hình công ty đa năng được chia làm hai dạng: đa năng một phần (cácngân hàng muốn kinh doanh chứng khoán phải thành lập các công ty con độc lập,hoạt động tách rời với hoạt động kinh doanh tiền tệ) và đa năng hoàn toàn (các ngânhàng thương mại được phép kinh doanh tông hợp, bao gồm cả tiền tệ, chứng khoán
và bảo hiểm) Mô hình này có ưu điểm là sự kết hợp rất cao, do đó giảm bớt đượcrủi ro cho hoạt động kinh doanh chung bằng việc đa dạng hóa đầu tư Ngoài ra, mô
hình này còn có ưu điểm là tăng khả năng chịu đựng của ngân hàng trước những
biến động trên thị trường tài chính Tuy nhiên ở mô hình đa năng hoàn toàn nay tínhchuyên môn hóa không cao, và nếu môi trường luật pháp không chặt chẽ sẽ dễ dẫn
tới tình trạng lũng đoạn thị trường, kéo theo là khủng hoảng tài chính.
> Mô hình công ty chuyên doanh chứng khoán, hoạt động kinh doanh
chứng khoán sẽ do các công ty độc lập, chuyên môn hóa trong lĩnh vực chứng khoán đảm nhận, các ngân hàng không được trực tiếp tham gia vào kinh doanh
chứng khoán Mô hình này có ưu điểm là hạn chế được rủi ro cho hệ thống ngânhàng, tạo điều kiện cho các CTCK đi vào chuyên môn hóa sâu trong lĩnh vực chứng
Trang 16khoán dé thúc đây thị trường phát triển, tuy nhiên khả năng phân tán rủi ro trongkinh doanh bị hạn chế Mô hình này được áp dụng phô biến ở các nước Mỹ, Nhật và
các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Thái Lan Tuy nhiên do xu thế hình thành
nên các tập đoàn tài chính khổng 16 nên ngày nay một số thị trường cũng cho phépkinh đoanh trên nhiều lĩnh vực tiền tệ, chứng khoán, bảo hiểm nhưng được tô chức
theo mô hình công ty mẹ - công ty con, có sự quản lý, giám sát chặt chẽ và hoạt
động tương đối độc lập với nhau Hiện nay ở Việt Nam đang áp dụng mô hình công
> Tạo ra cơ chế huy động vốn thông qua TTCK: Mục tiêu của các tô chứcphát hành khi tham gia vào TTCK là huy động vốn thông qua hình thức phát hànhcác chứng khoán Vì thế, bằng hoạt động bảo lãnh phát hành và mạng lưới đại lýphát hành, CTCK có thể cung cấp dịch vụ chào bán chứng khoán ra trên thị trường,giúp doanh nghiệp huy động vốn
1.1.2.2 Đối với các nhà đầu tư
> Kiểm soát rủi ro trong hoạt động đầu tư của khách hàng: TTCK là thịtrường của những sản phẩm tài chính cao cấp, và niềm tin của nhà đầu tư vào giá trịtương lai của doanh nghiệp Đề thẩm định chất lượng và giá cả của chứng khoán thìcần thiết phải dựa trên các thông tin về doanh nghiệp, nganh va xử lý thông tin Vi
thế CTCK có vai trò giúp nhà đầu tư đánh giá đúng và chính xác giá trị khoản đầu
tư của mình Với dịch vụ tư van, CTCK trở thành một kênh cung cấp thông tin hiệuqua cho nhà đầu tư Những thông tin này bao gồm giá cả các loại cổ phiếu, trái
phiếu, tình hình chính sách, môi trường kinh tế trong và ngoài nước Những thông
tin này được CTCK cung cấp chính xác và kịp thời, là cơ sở để các nhà đầu tư thực
hiện các quyết định mua ban của minh.
Trang 17> Đảm bảo an toàn trong giao dịch: Thông qua việc lưu ky va đăng ký chứng
khoán, các CTCK nắm được thông tin về các chứng khoán và tỷ lệ sở hữu chứngkhoán của nhà đầu tư, từ đó kịp thời đưa ra các quyết định xử lý khi tỷ lệ này vượt
quá mức quy định của pháp luật hiện hành Cũng qua hoạt động này, CTCK cung
cấp cho nhà đầu tư những thông tin về chứng khoán bị mất cắp hay không còn giátri lưu hành, đảm bảo cho các chứng khoán mua bán là các chứng khoán thực nhằmbảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư Khi giao dịch chứng khoán được thực hiện, CTCKtiến hành chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán và thanh toán tiền giữa các bên
tham gia giao dịch Như vậy, CTCK có nhiệm vụ đảm bảo an toàn trong các hoạt động giao dịch chứng khoán.
1.1.2.3 Đối với thị trường Chứng khoán(TTCK)
> Góp phần tạo lập giá cả và điều tiết thị trường: Giá cả là do thị trườngquyết định, nhưng dé đưa ra mức giá cuối cùng, người mua và người bán phải thông
qua CTCK vì họ không được trực tiếp tham gia vào quá trình mua bán Ngoài ra,
CTCK còn thực hiện vai trò 6n định thi trường, can thiệp để điều tiết giá cả Vai trònày xuất phát từ nghiệp vụ tự doanh, qua đó CTCK dành một tỷ lệ nhất định cácgiao dich của mình (do luật pháp quy định) dé thực hiện vai trò bình 6n thị trường
> Là tác nhân tạo hàng hoá và tính hấp dẫn của hàng hoá cho TTCK Trên thịtrường sơ cấp, bằng hoạt động bảo lãnh phát hành
> Với chuyên môn và uy tin của mình, cô phiếu và trái phiếu khi được CTCKbảo lãnh phát hành sẽ rút ngắn thời gian phát hành và nhanh chóng được giao dịch
trên TTCK Trong quá trình bảo lãnh, CTCK xác định gia chứng khoán cho dot
phát hành phù hợp với thực trạng của tô chức phát hành và tình hình thị trường,đồng thời bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu Điều này khiến chứngkhoán được nhà đầu tư tín nhiệm hơn Bên cạnh đó, hoạt động môi giới và tư vancủa CTCK trên thị trường thứ cấp tao nên tính thanh khoản cho chứng khoán, làmcho chúng hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư Từ đó tác động trở lại, tạo điều kiện chocác doanh nghiệp tiếp tục phát hành chứng khoán đề huy động vốn trên thị trường
Trang 181.1.2.4 Dối với các cơ quan quan lý thị trường
Mục tiêu của các cơ quan quản lý, giám sát thị trường là đảm bảo giao dịch an
toàn và kiểm soát thị trường CTCK có vai trò cung cấp thông tin cho các cơ quan
quản lý thị trường dé thực hiện mục tiêu đó Các CTCK thực hiện được vai trò này
vì họ vừa là người phân phối các chứng khoán mới phát hành thông qua hoạt động
bảo lãnh phát hành và dai ly phát hành, vừa là trung gian mua bán chứng khoán va
thực hiện các giao dịch trên thị trường Một trong những yêu cầu của TTCK là các
thông tin phải được công khai, minh bach dưới sự giám sat của các cơ quan quản lý
thị trường Việc cung cấp thông tin vừa là quy định của hệ thống luật pháp, vừa là
nguyên tắc nghề nghiệp của các CTCK Vì vậy, các CTCK cần phải minh bạch vàcông khai trong hoạt động của mình Các thông tin mà CTCK có thể cung cấp baogồm thông tin về các giao dịch mua bán trên thị trường, thông tin về các cô phiếu,trái phiếu và tổ chức phát hành, thông tin về các nhà đầu tư Nhờ các thông tin
này, các cơ quan quản lý thị trường có thể kiểm soát và xử lý kịp thời các hiện
tượng thao túng và lũng đoạn thị trường
1.1.3 Các nghiệp vụ cua CTCK
Hoạt động của CTCK rất đa dạng và phong phú với nhiều sản phẩm, dịch vụ
dé thích ứng với sự phát triển của TTCK Dé tham gia thị trường, các CTCK có thé
thực hiện một, một vài hoặc tất cả các hoạt động sau:
1.1.3.1 Môi giới chứng khoản
Là việc CTCK làm trung gian môi giới giúp khách hàng mua và bán chứng
khoán, qua đó hưởng hoa hồng trên tổng doanh số mà khách hàng thực hiện muabán và chính khách hàng phải tự chịu trách nhiệm về các quyết định của mình
Hoạt động môi giới cung cấp cho khách hàng thông tin và các khuyến nghịđầu tư, cũng qua hoạt động môi giới, CTCK chuyên đến nhà đầu tư các sản phẩm và
dịch vụ tài chính.
1.1.3.2 Tự doanh chứng khoản
Hoạt động tự doanh chứng khoán là hoạt động kinh doanh của CTCK, trong
đó CTCK mua bán chứng khoán cho chính mình Khi thực hiện hoạt động tự doanh,
Trang 19
-10-công CTCK có nhiều mục tiêu khác nhau Nó có thê là đầu tư hưởng chênh lệch giá,đầu tư nắm quyền kiểm soát, bình 6n giá chứng khoán hoặc tạo thị trường cho các
chứng khoán mới phát hành.
Hoạt động này diễn ra song song với hoạt động môi giới, vừa phục vụ lệnh
giao dịch của khách hàng đồng thời cũng phục vụ cho giao dịch của chính mình Vìvậy, trong quá trình hoạt động có thể dẫn đến xung đột lợi ích giữa khách hàng vàbản thân CTCK Do đó, luật pháp các nước đều yêu cầu tách biệt rõ ràng giữa hoạt
động môi giới và tự doanh, CTCK phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước
khi thực hiện lệnh của mình Vì vậy đòi hỏi CTCK phải có nguồn vốn lớn và độingũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn, có khả năng phântích và đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý, đặc biệt trong trường hợp đóng vai trò
là nhà tạo lập thị trường Khoản thu từ hoạt động tự doanh đến từ hai nguồn: Cô
tức/trái tức và lãi vốn, nhưng phan thu từ lãi vốn là chủ yếu
1.1.3.3 Bảo lãnh phát hành chứng khoản
Đề thực hiện thành công đợt phát hành chứng khoán, tô chức phát hành cầnđược các CTCK tư van cho dot phát hành, thực hiện bảo lãnh phát hành, phân phốichứng khoán ra công chúng và bình ôn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu Đóchính là hoạt động bảo lãnh phát hành của CTCK và là hoạt động chiếm tỷ lệ doanh
thu khá lớn trong tổng thu của CTCK.
Các khoản thu từ nghiệp vụ này được xuất phát từ các nguồn:
> Thu phí bảo lãnh phát hành, được tinh bang một tỷ lệ nhất định trên doanh
số bảo lãnh phát hành
> Chênh lệch giá trong quá trình phân phối chứng khoán
> Phí quản lý, nếu CTCK là nhà bảo lãnh phát hành chính trong tô hợp bao
lãnh phát hành.
1.1.3.4 Tư van dau tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là hoạt động phân tích, đưa ra các khuyến nghịliên quan đến chứng khoán hoặc công bố và phát hành các báo cáo phân tích có liênquan đến chứng khoán
Trang 20Trong hoạt động tư vẫn đầu tư, CTCK cung cấp thông tin, cách thức đầu tư
và loại chứng khoán cần đầu tư đối với các khách hàng của mình Hoạt động nàyđòi hỏi nhiều kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của các CTCK Mặt khác, tínhtrung thực của CTCK có tầm quan trọng lớn trong việc thu hút khách hàng
Hoạt động tư vấn là hoạt động mà người tư vấn sử dụng kiến thức, chính làvốn chất xám nhằm đem lại cho khách hàng các quyết định đầu tư đúng đắn nhất.Người tư vấn cần phải hết sức thận trọng trong việc đưa ra những khuyến cáo chokhách hang, vì từ những khuyến cáo đó khách hàng có thé thu về lợi nhuận hoặc thua
lỗ, còn người tư vấn vẫn thu về cho mình phí dịch vụ tư vấn bất ké kết quả kinhdoanh của khách hàng có thành công hay không CTCK có thé cung cấp dich vụ tuvấn cho nhiều đối tượng như tổ chức phát hành, người đầu tư tổ chức hoặc cá nhân
Nguồn thu từ hoạt động này được hình thành từ phí tư vấn, thường được tínhtrên tỷ lệ phần trăm doanh số giao dịch chứng khoán của khách hàng
1.1.3.5 Các dịch vụ khác
Bên cạnh các hoạt động nghiệp vụ chính, CTCK còn thực hiện một s6 các
hoạt động phụ trợ dé cung cấp cho khách hang Có thé kế đến một vài hoạt động
phụ trợ sau:
a, Lưu ký chứng khoản
Lưu ký chứng khoán là hoạt động nhằm lưu giữ, bảo quản chứng khoán củakhách hàng thông qua các tài khoản lưu ký và giúp khách hàng thực hiện các quyềncủa mình đối với chứng khoán Đây là quy định bắt buộc trong giao dịch chứng
khoán, bởi vì giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung được thực hiện dưới
hình thức giao dịch ghi số Khách hàng phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tạicác CTCK nếu chứng khoán phát hành dưới hình thức ghi số hoặc ký gửi các chứngkhoán nếu chúng được phát hành dưới hình thức chứng chỉ vật chất Khi thực hiện
hoạt động lưu ký cho khách hàng, CTCK sẽ nhận được các khoản phí như phí lưu
ký và chuyên nhượng chứng khoán
b, Quản lý quyên
Hoạt động này của CTCK xuất phát từ việc lưu ký chứng khoán cho khách
hàng Khi thực hiện hoạt động này, CTCK đứng ra làm dịch vụ thu nhận và sau đó
Trang 21
-12-chi trả cổ tức cho khách hàng, thực hiện các quyền khác cho khách hàng như nhận
cô phiếu thưởng, mua cô phiếu phát hành thêm
c, Hoạt động tin dụng
Đối với TTCK phát triển, bên cạnh nghiệp vụ môi giới chứng khoán chokhách hang dé hưởng hoa hồng, CTCK còn triển khai dịch vụ cho khách hàng vaychứng khoán để thực hiện giao dịch bán khống hoặc cho khách hàng vay tiền đểthực hiện mua chứng khoản Ở Việt Nam hiện nay, các CTCK không được thực
hiện hoạt động tín dụng, do đó, các CTCK không được trực tiếp thực hiện dịch vụ
này Vì vậy, CTCK đứng ra làm trung gian giúp khách hàng tiếp cận và vay vốn củangân hàng, đồng thời CTCK giúp ngân hàng phong tỏa các chứng khoán làm tài sảnthế chấp cho các khoản vay
d, Quản lý danh mục dau tư
Quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của những người đầu
tư, được ủy thác cho công ty quản lý quỹ đầu tư quản lý và đầu tư vào chứng khoán
nhằm đem lại lợi ích cho những người đầu tư vào quỹ
Ở một số TTCK, pháp luật cho phép CTCK được thực hiện hoạt động quản
lý danh mục đầu tư Theo đó, CTCK cử đại điện của mình quản lý quỹ Ngoài cáchoạt động trên, CTCK còn tham gia vào một 36 hoạt động khác (ví dụ như kinhdoanh bảo hiểm) theo quy định của pháp luật từng nước
1.2 NANG LỰC CẠNH TRANH CUA CTCK
1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh
a, Cạnh tranh
Cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay
các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi
nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác Thuật ngữcạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế,
thương mại, luật, chính tri, sinh thai, thé thao Cạnh tranh có thé là giữa hai haynhiều lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ nay được sử dụng Cạnh tranh có thé dẫn đến các kết quả khác nhau Một vải kết
Trang 22qua, vi dụ như trong cạnh tranh về tài nguyên, nguồn sống hay lãnh thổ, có thé
thúc đây sự phát triển về mặt sinh học, tiễn hoá, vì chúng có cơ hội, được cungcấp lợi thế cho sự sống sót, tồn tại
Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế(nhà sản xuất/cung cấp dịch vụ, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thếtương đối trong sản xuất, tiêu thu hay tiêu dùng hàng hóa và dịch vu dé thu đượcnhiều lợi ích nhất Đối với nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ thì lợi ích đó là lợi
nhuận và thị phần, còn đối với người tiêu dùng thì đó là độ thỏa dụng Cạnh tranh
có thê xảy ra giữa những nhà cung cấp dịch vụ với nhau khi giành thị phần hoặc có
thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bánhàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp
b, Năng lực cạnh tranh
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế củadoanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi củakhách hang dé thu lợi ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp trước hết phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Đây là các yếu tốnội hàm của mỗi doanh nghiệp, không chỉ được tính băng các tiêu chí về công nghệ,tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp một cách riêng biệt mà cầnđánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực,
cùng một thị trường Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong
doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách tương ứng với
các đối tác cạnh tranh Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnhtranh, đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối tác của mình.Nhờ lợi thé này, doanh nghiệp có thé thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàngmục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn đầy đủtất cả những yêu cầu của khách hàng Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặtnày và có hạn chế về mặt khác Vần đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết đượcđiều này và cô gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có dé đáp ứng tốt
Trang 23
-14-nhất những đòi hỏi của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong mộtdoanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh
nghiệp như Marketing, Tài chính, Sản xuất, Nhân sự, Công nghệ, Quản trị, Hệ
thống thông tin Tuy nhiên, đề đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanhnghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ nhữnglĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá băng cả định tính vàđịnh lượng Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh
vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau Mặc dù vậy,vẫn có thé tông hợp được các yếu tô đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh
nghiệp bao gồm: giá cả sản pham và dịch vụ; chất lượng sản phẩm và bao gói; kênhphân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng; thông tin và xúc tiến thương mại; nănglực nghiên cứu và phát triển; thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp; trình độ lao
động; thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần; vị thế tài
chính; năng lực tô chức và quản trị doanh nghiệp
1.2.2 Tiêu chí danh gia năng lực cạnh tranh của CTCK
Năng lực cạnh tranh của CTCK là thé hiện thực lực và lợi thế của công ty sovới đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng vàtăng thị phần ngày càng cao hơn Như vậy, năng lực cạnh tranh của CTCK trước hếtphải được tạo ra từ thực lực của công ty Đây là các yếu tố nội hàm, không chỉ đượctính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tô chức quản trị doanhnghiệp một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh với các đối tác cạnh tranhtrong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường Sẽ là vô nghĩa nếunhững điểm mạnh và điểm yếu bên trong công ty được đánh giá không thông qua
việc so sánh tương ứng với các đối thủ cạnh tranh Trên cơ sở các so sánh đó, muốn
tạo nên năng lực cạnh tranh, đòi hỏi CTCK phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối
thủ của mình Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thé thoả mãn tốt hon các đòi hỏicủa khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối thủ cạnh tranh
Thực tế cho thấy, không một CTCK nào có kha năng thỏa mãn day đủ tất cảnhững yêu cầu của khách hàng Thường thì CTCK có lợi thế về mặt này và có hạn
Trang 24chế về mặt khác Van đề cơ bản là, công ty phải nhận biết được điều này và cé gắng
phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có đề đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi
của khách hàng Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một CTCK được biểuhiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của công ty như marketing, năng lựctài chính, nhân sự, công nghệ, quản tri, hệ thong thông tin
1.2.2.1 Tiêu chi định tinh
d, Nguon nhân lực
Nguồn nhân lực có thé được xếp vào tiêu chí định lượng khi xét về số lượng
nhân viên Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi Đánh giá nguồn nhân lực chủ yếu đượcdựa trên chất xám và hiệu quả hoạt động của họ
Khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nhân viên của CTCK thường xuyên
phải độc lập ra những quyết định Đối với nghiệp vụ tự doanh, một quyết định cógiá trị hàng tỷ đồng chỉ trong thời gian tính bằng giây, băng phút Chính vì vậy nhânviên kinh doanh phải có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn nhất định, khả
năng tự quyết cao và đặc biệt là sự “nhạy cảm” đối với thị trường.
b, Năng lực quản lý và cơ cầu tổ chức
Mọi hoạt động kinh doanh được thực hiện đều phải tuân thủ chiến lược đầu tưnói riêng và chiến lược hoạt động tổng thể của CTCK nói chung Việc hoạch định
nên những chiến lược này mang đậm dấu ấn của đội ngũ lãnh đạo, nhất là phong cách
của người đứng đầu Quan điểm khác nhau sẽ dẫn đến việc hoạch định chiến lược
hoạt động khác nhau, cách thức tô chức bộ máy kinh doanh khác nhau, lựa chọnchiến lược đầu tư khác nhau và do đó kết quả kinh doanh cũng sẽ khác nhau
CTCK là một định chế tài chính đặc biệt, vì vậy hoạt động của CTCK rất đa
dang và phức tạp Việc tổ chức quản ly của công ty có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả hoạt động nói chung va hoạt động kinh doanh chứng khoán của công ty nói riêng.
Do các hoạt động của CTCK có đặc thù là độc lập nhưng vẫn có ảnh hưởng nhất địnhtới nhau nên cơ cấu tô chức của CTCK phải đáp ứng được yêu cầu cơ bản là chuyênmôn hóa ở mức độ cao, mỗi bộ phận chỉ chuyên trách một hoạt động cụ thé
Một CTCK muốn hoạt động tốt ngoài việc đáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá
- l6
Trang 25-còn phải tổ chức sao cho các bộ phận chuyên môn phối hợp nhịp nhàng với nhau.Mọi hoạt động của CTCK có thé trở nên hỗn loạn trước những biến động bất ngờcủa thị trường nếu chúng không được sắp xếp hợp lý bởi một chiến lược rõ ràng và
một định hướng ưu tiên có cơ sở
c, Năng lực công nghệ
Năng lực công nghệ cũng có thể được coi là một trong các tiêu chí định tính, bởicông nghệ một phần là máy móc, thiết bị Phần còn lại của công nghệ là các phátkiến, sáng chế, cách thức vận dụng, ứng dụng
Trong thời đại hiện nay, công nghệ thông tin trở thành một yếu tố không théthiếu trong tiến trình phát triển của nhân loại Dé kinh doanh thành công, các CTCKluôn phải chạy đua để năm bắt được thông tin một cách nhanh nhất, vì vậy mà việc
áp dụng công nghệ thông tin đối với CTCK trở nên rat quan trọng
Việc sử dụng phần mềm công nghệ cao giúp cho khách hàng có thể phân tích
kỹ thuật về chứng khoán song song với quá trình giao dịch, và phụ trợ cho phân tích
cơ bản về chứng khoán Điều này cũng giúp cho CTCK trong quá trình ra quyết
định tự doanh, tư vấn đầu tư, bảo lãnh phát hành Việc thống kê số liệu, sử dụng sốliệu trong những khoảng thời gian dài để phân tích và dự đoán những biến động giátrong tương lai của một loại chứng khoán không hề đơn giản Chính vì thế, việc ứngdụng kỹ thuật công nghệ để phân tích sẽ rất hữu hiệu và việc phát triển công nghệ
đã và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của các CTCK
d, Mức độ cạnh tranh và hợp tác giữa các CTCK
Nền kinh tế thị trường mang trong mình đặc trưng cạnh tranh Cạnh tranhcủng cố thêm sức mạnh cho các thành phần tham gia Cạnh tranh giúp các doanhnghiệp tăng thị phần Các CTCK cũng không thê hoạt động mà không có cạnh tranh
ở nơi được ví như một “chiến trường” Mức độ cạnh tranh càng cao thì năng lựccạnh tranh của các CTCK càng phải tốt mới hy vọng tạo chỗ đứng nhất định trongtâm trí khách hàng Các doanh nghiệp không trụ được trong cuộc chiến giành thịphần tất yếu sẽ phải rời bỏ cuộc chơi hoặc bị mua lại, sắp nhập, hoạt động dưới sự
Trang 26Bên cạnh mức độ cạnh tranh là sự hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh để
cùng phát triển và tiếp tục cạnh tranh lành mạnh hon Hợp tác giúp trao đổi kinh
nghiệm, học hỏi các kiến thức mới, mở rộng nguồn khách hàng tiềm năng hoặc
đơn thuần chỉ là tạo dựng các mối quan hệ phục vụ cho chiến lược lâu dài trong
tương lai.
Việc hợp tác phải ở chừng mực không làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh lànhmạnh, không tạo ra những liên minh chính thức hay ngầm định nhằm tạo ra sự độcquyền hay cạnh tranh không bình đăng Những sự hợp tác như thế một mặt làmgiảm sự lành mạnh của môi trường cạnh tranh, mặt khác thường dẫn đến trì trệ,chậm thích ứng với những đôi mới và cải tiến
e, Khả năng phản ứng với những cú sốc
Hoạt động kinh doanh trong tất cả các lĩnh vực đều an chứa rủi ro, đặc biệtđối với các ngành nghề liên quan đến ngân hàng, tài chính - nơi niềm tin và sự nhạycảm là yếu tố tác động rat lớn
Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á mà trọng tâm là tại Đông Á những năm
cuối thập kỷ 90 của thế kỉ trước có thể coi là một cú sốc lớn trong lĩnh vực ngânhàng, tài chính Châu Á Dư âm và hậu quả nặng nề của cú sốc đó đến nay vẫn còn
và ảnh hưởng chung đến tình hình kinh tế thế giới Nhiều thị trường chứng khoán
Châu A vẫn chưa thé lay lại được “phong độ” như trước khi khủng hoảng xảy ra
Tat nhiên, khủng hoảng và những cú sốc hiếm khi xảy ra và các quốc giacũng nỗ lực hết sức để ngăn chặn Nói vậy không có nghĩa là người ta được phépchủ quan Chuẩn bị đối phó với các rủi ro không bao giờ thừa, đặc biệt trong điềukiện kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế đang diễn ra rất nhanh và có nhiều
ràng buộc, ảnh hưởng lẫn nhau.
Ở tầm vi mô, các cú sốc ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến hoạt động kinhdoanh của các doanh nghiệp Các CTCK, nơi thông qua đó, công chúng đặt niềm tinvào TTCK sẽ chịu tác động sớm từ nhiều phía khi khủng hoảng xảy ra Chính vìthế, chuẩn bị mọi nguồn lực và phương sách đối phó với rủi ro là công tác quantrọng được đặt lên hàng dau dé giảm thiéu thiệt hại do khủng hoảng gây ra
Trang 27
-18-Năng lực phản ứng với những cú sốc có thể bao gồm các công cụ trong hệ
thống quản trị rủi ro của CTCK và các công cụ kế hoạch của công ty Quản trị rủi ro
và dùng kế hoạch là công cụ điều hành sẽ là “vũ khí” có hiệu qua dé đối phó với
từng cú sốc, với từng loại rủi ro khác nhau, mang đến sức mạnh cạnh tranh không
nhỏ của các trung gian hoạt động trên TTCK nói chung và các CTCK nói riêng.
1.2.2.2.Tiêu chí định lượng
a, Tiêm luc tài chính
Tiềm lực tải chính của một CTCK bao gồm các chỉ tiêu như: vốn điều lệ, vốnchủ sở hữu, tổng tài sản, các khoản nợ, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận Bên
cạnh đó còn là các chỉ tiêu khác như:
Khi đánh giá năng lực tài chính người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
> Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu qua:
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất lợi nhận trên tài sản(ROA) =
Tông tài sản
Chỉ số ROA thé hiện sự tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với
tài sản của nó ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản
dé kiếm lời ROA được tính bang cách chia thu nhập hàng năm cho tổng tai sản
Tài sản của một công ty thì được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu
Cả hai nguồn vốn nay đước sử dụng dé tài trợ cho các hoạt động của công ty Hiệucủa của việc chuyên von đầu tư thành lợi nhuận được thé hiện qua ROA ROA cảngcao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn
; „ Lợi nhuận sau thuế
Ty suât lợi nhuận trên von chủ sở hữu(ROE) =
Von chủ sở hữu
Chỉ số ROE là thước đo chính xác nhất để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và
Trang 28tích lũy được tạo ra bao nhiêu đồng lời Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty
sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hàihòa giữa vốn cô đông với vốn đi vay dé khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong
quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô
Một Công ty Chứng khoán có tiềm lực tài chính mạnh, sẽ giúp cho họ pháthuy được hết các lợi thé, không chỉ về các nghiệp vụ, mà có thể hỗ trợ khách hàngtrong hoạt động cho vay cầm có khi giao dịch, đây là mảng lợi nhuận đem lại nhiều
nhất của các Công ty Chứng khoán Chính vì vậy việc đánh giá tiềm lực tài chính là
một khâu không thé thiếu trong quá trình đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty
Trang 29-20-> Nhóm khả năng thanh toán
Hệ số này cho biết lượng tiền mặt hiện tại để xử lý các khoản nợ ngắn hạn
khi đến kỳ cũng như phản ánh mức độ chống chịu tức thời của doanh nghiệp
Khả năng tài chính luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi hoạt động của CTCK,
đặc biệt, hoạt động tự doanh và bảo lãnh phát hành đòi hỏi công ty phải có một
lượng vốn rất lớn CTCK khi triển khai hoạt động tự doanh không chỉ mua mộthoặc hai loại chứng khoán có triển vọng thu lời cao mà phải xây dựng cho mình một
danh mục đầu tư nhằm giảm thiểu các rủi ro, vì vậy trong danh mục này thường bao
gồm khá nhiều loại chứng khoán thuộc các ngành nghề khác nhau Mặt khác, số
hoặc có một chỗ dựa tài chính vững chắc là rất cần thiết (1)
b, Mức độ da dang hoa các san pham va dich vu
Da dạng ở đây được hiểu là sự phát triển đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của
công ty (Môi giới chứng khoán thông qua các loại phí môi giới, Tự doanh chứng
khoán thông qua các hoạt động kinh doanh cô phiếu, trái phiếu, Bảo lãnh phát hành
chứng khoán, Tư vấn đầu tư chứng khoán dưới dạng cung cấp các thông tin hỗ trợ
cho nhà đầu tư trong việc ra quyết định chọn các hình thức giao dịch ATO, ATC,giao dịch liên tục hay thỏa thuận, chọn mã cô phiếu nào), và các sản phẩm phụ
khác Không chỉ là tiêu chí đánh giá mức độ phát triển, sự đa dạng trong hoạt động
Trang 30trường và khả năng chiếm lĩnh thị phần so với các đối thủ cạnh tranh.
c, Thị phan
Thị phan là phan thị trường tiêu thụ sản phâm ma doanh nghiệp chiếm lĩnhThị phan nói rõ sản phẩm tiêu thụ của doanh nghiệp so với tong sản phẩm tiêuthụ trên thị trường Đề giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệpthường phải có chính chiến lược thâm nhập phù hợp thông qua các hoạt động nhưchiến lược giá, chiến lược quảng cáo nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới
Thị phần doanh nghiệp được tính dựa trên tỷ trọng giữa số sản phẩm hàng hoá
hoặc dịch vụ của đoanh nghiệp được cung ứng trên thị trường so với tông sản phẩm
hang hoá hoặc dich vụ được cung ứng trên thi trường trong cùng métk hoảng thời
gian nhất định Hoặc là tỷ trọng được tính giữa doanh thu doanh nghiệp về loại sản
phẩm hang hoá, dịch vụ nao đó so với tng doanh thu của sản phẩm hang hoá , dich
vụ đó trên toàn thị trường.
Thị phần được xác định theo công thức sau:
TP =DT/YDi
TP là thị phần,
DT là doanh thu của doanh nghiệp trên thi trường
® Di là tông doanh thu của toàn ngành trên thị trường đó.
Nếu nói thị phần tương đối là ty lệ so sánh giữa doanh thu của một doanh
nghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất Nó đánh giá và cho biết vị thế , chỗ đứng
của doanh nghiệp trên thị trường Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ
chiếm được thị phần tương ứng với năng lực cạnh tranh đó và có nhiều khả năng thị
phan sẽ được tăng lên
Thị phần của các Công ty Chứng khoán ở đây tức là nói đến vị tỷ lệ phần trăm mà
Công ty đó chiếm lĩnh được trên thị trường nó bao gồm tất cả các hoạt động, các lợi thếcủa Công ty như mảng Môi giới, Tự doanh, Bảo lãnh phát hành, Tư vấn đầu tư
Vì chiến lược chiếm thị phần, nhiều công ty sẵn sàng chỉ phí lớn và hy sinh cáclợi ích khác Tuy nhiên, việc chiếm được thị phần lớn cũng đem lại cho công ty vô
sô lợi ích.
Trang 31
-22-1.2.3 Năng lực cạnh tranh đỗi với các nghiệp vụ cụ thé của CTCK
1.2.3.1 Môi giới chứng khoản
Đối với nghiệp vụ Môi giới chứng khoán, năng lực cạnh tranh của CTCK thê
hiện ở:
> Cơ sở khách hàng: khách hàng lớn, khách hàng quen thuộc, khách
hàng tiềm năng
> Hệ thong công nghệ thông tin phục vụ giao dich: giao dich trực tuyến,
giao dịch qua tin nhắn điện thoại, giao dịch qua điện thoại bàn
> Chất lượng đội ngũ cán bộ môi giới của doanh nghiệp
1.2.3.2 Tự doanh chứng khoản
Năng lực cạnh tranh trong nghiệp vụ Tự doanh của CTCK thé hiện qua:
> Tiềm lực tài chính: vốn điều lệ, tổng tai san
> Quy mô dau tư (vốn cho đầu tư), đối tượng dau tư (cổ phiếu — trái
phiếu) và loại hình đầu tư (ngắn hạn — dài hạn)
> Chất lượng đội ngũ cán bộ tự doanh của doanh nghiệp
1.2.3.3 Bảo lãnh phát hành
Sức cạnh tranh trong nghiệp vụ Bảo lãnh phát hành của CTCK được thé hiện
qua các chỉ tiêu như:
> Tiềm lực tài chính: vốn điều lệ, vốn khả dụng.
> Quan hệ khách hàng: khách hàng lớn, khách hàng tô chức, đối tác chiến
lược.
> Đối tượng bảo lãnh phát hành (Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh
nghiệp
1.2.3.4 Tu vấn dau tư chứng khoán
Tư vấn đầu tư chứng khoán là một nghiệp vụ đòi hỏi nhiều chất xám, do vậy
năng lực cạnh tranh của CTCK trong nghiệp vụ này thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
> Chất lượng cán bộ tư vấn.
> Mức độ đa dạng các loại hình tư van (tu vấn cô phần hóa, tư vẫn định
giá doanh nghiệp, tư vấn niêm yết )
Trang 32> Mức độ thu phí các dịch vụ tư vấn.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng dén năng lực cạnh tranh của CTCK
1.2.4.1 Điều kiện mang tính nhân tố: Nguồn nhân lực, Nguôn chi thức, Nguồn vốn,
Nguồn lực Công nghệ
a, Nguồn nhân lực
Lợi thế cạnh tranh về yếu tố nguồn nhân lực trong lĩnh vực chứng khoán thể
hiện qua các chỉ tiêu như: quy mô đảo tạo hàng năm, trình độ, kỹ năng của đội ngũ
sinh viên được dao tạo trong lĩnh vực chứng khoán khi ra trường và khả năng dap
ứng yêu cầu phát triển của các CTCK ở một nước; số lượng các chuyên gia chứng
khoán, các nhà quản lý công ty giàu kinh nghiệm, có trình độ cao; các chuyên viên
nước ngoải đến làm việc Lợi thế cạnh tranh về nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ởtrình độ theo bằng cấp, mà còn thé hiện ở động cơ, ý thức và tác phong làm việc,khả năng học tập và tự đào tạo, mức độ cam kết với ngành Các phẩm chất quantrọng của nguồn nhân lực có thể kể ra là sự trung thực, độ tin cậy, tính cần thận vàtinh thần sẵn sang tiếp thu tư tưởng mới trong quá trình đáp ứng về dịch vụ của
khách hàng.
Đánh giá về nguồn nhân lực còn bao gồm cả việc đánh giá các chỉ tiêu như
mức lương bình quân, các chế độ lương thưởng, thời gian làm việc theo quy định
của Bộ luật Lao động, các quy định có liên quan và so sánh với điều kiện ở các
nước có môi trường tương đương.
b, Nguồn luc tri thức
Nguồn lực tri thức trong lĩnh vực chứng khoán thé hiện ở số lượng cáctrường đại học, các viện dao tao và nghiên cứu về chứng khoán và hoạt động kinh
doanh chứng khoán; số lượng va chất lượng các ấn phẩm khoa học, các công trình
nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán; các cơ sở dữ liệu, các trung tâm lưu trữ và
cung cấp thông tin trong lĩnh vực chứng khoán; các tổ chức đánh giá, xếp hạng
doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu đánh giá tác động của nguồn lực tri thức đến lợi thế cạnh tranhcủa CTCK có thé bao gồm: các công trình nghiên cứu hàng năm trong lĩnh vực
-24
Trang 33-chứng khoán và mức độ ứng dụng cũng như khả năng tạo ra những cải tiến và đôi
mới đối với các hoạt động của CTCK; hệ thống cơ sở đữ liệu về hoạt động của cácdoanh nghiệp và hiệu quả cung cấp thông tin đầu vào dé xử lý các số liệu và dit kiện
liên quan đến mức độ rủi ro của khách hàng
c, Diéu kién vé von
Điều kiện này thé hiện rõ nhất ở sự phát triển của hệ thống tai chính quốcgia Điều kiện về vốn còn được thẻ hiện qua mức tiết kiệm trong dân cư phản ánh
tong quan về lượng cung vốn của nền kinh tế, kha năng huy động các nguồn vốn hỗ
trợ từ bên ngoài.
d, Điều kiện về công nghệ
Công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, là thành phần quan trọng nhất trong
các yêu tô cơ sở hạ tầng cần thiết trong lĩnh vực tài chính và chứng khoán Môi trường
công nghệ thông tin quốc gia có thê được phản ánh thông qua các chỉ tiêu như số lượng
và trình độ nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin; dung lượng đường truyền quốc
gia; tính ôn định của đường truyền; các quy định pháp lý liên quan đến bảo mật, đến các
giao dịch điện tử; mức độ tin học hóa trong các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản
lý; mức độ tin học hóa trong cộng đồng dân cư (thé hiện qua trình độ sử dung công nghệ
thông tin của người dân, số lượng máy tính trên đầu người ) Đây là những điều kiện
mang tính cơ sở cho việc triển khai các dịch vụ hiện đại
1.2.4.2 Điều kiện về cầu
Ngành chứng khoán là một ngành dịch vụ cung cấp một số lượng lớn, đa
dạng các loại hình dịch vụ khác nhau Cầu đối với dịch vụ chứng khoán vì thế cũngrất da dang và phong phú Khách hàng của CTCK là các tổ chức lớn trong nước vanước ngoài và một bộ phận lớn cư dân Đánh giá về cầu đối với dịch vụ chứngkhoán vì thế là một việc làm rất phức tạp Cầu trong nước trên phương diện là mộtyếu tố trong môi trường quốc gia tác động đến năng lực cạnh tranh của hệ thông các
CTCK ở những khía cạnh sau:
> Câu trúc cầu trong nước đối với các dich vụ chính của CTCK là: cầu
về dịch vụ môi giới, dịch vụ lưu ký, dịch vụ tư vấn, dịch vụ bảo lãnh phát hành
Trang 34> Quy mô của tổng cau và tốc độ tăng trưởng cũng như mức độ bão hòa của
cầu: là yếu tố kích thích đầu tư và thu hút những thành viên mới tham gia thị trường
> Cơ chế chuyên đổi cầu trong nước thành cầu quốc tế và ngược lại là một
khía cạnh mới khi nghiên cứu về cầu Nhu cầu đối với các sản phẩm, dịch vụ, đặc biệt là các sản phẩm, dich vụ tai chính, chứng khoán có khả năng di chuyên rất cao
cùng với sự di chuyên của các luồng vốn quốc tế, các hoạt động thanh toán quốc tếlàm cho cầu trong nước và cầu quốc tế có mối liên hệ rất mật thiết
1.2.4.3 Sự phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ
Chứng khoán là ngành liên quan đến nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốcdân Những ngành có mối quan hệ phụ trợ và có liên kết mật thiết có thé kế đến là ngânhang - tai chính, công nghệ thông tin, bưu chính viễn thông, dịch vụ kiểm toán
Trình độ phát triển của các ngành liên quan và phụ trợ kể trên có tác độngtrực tiếp đến sự phát triển của lĩnh vực chứng khoán Thị trường tiền tệ hay các địnhchế tài chính phát triển vừa tạo áp lực buộc ngành chứng khoán phát triển, mặt kháctạo ra cơ hội hợp tác nghiên cứu, triển khai những ứng dụng công nghệ mới tronglĩnh vực tài chính - tiền tệ nói chung, nhờ đó các bên cùng có lợi và cùng phát trién
Bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin phát triển sẽ tạo lợi thế cho ngànhchứng khoán trong việc tiến hành cải cách, đôi mới nhằm giảm chi phí giao dịch,
ứng dụng công nghệ hiện đại tạo cơ sở cho sự khác biệt hóa sản phẩm và dịch vụ.
Dịch vụ kiểm toán cũng là ngành phụ trợ quan trọng của ngành chứng khoán
Dich vụ kiểm toán phát triển sẽ góp phan tăng cường công tác thâm định báo cáo tai
chính của các CTCK, về năng lực tài chính của các doanh nghiệp tham gia trên cácsản giao dịch và ngoài sàn giao dịch, trên cơ sở đó kiểm soát chặt chẽ được tính
chính xác của thông tin tài chính.
1.2.4.4 Yếu tô kinh tế vĩ mô
Trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính - chứng khoán, môi trường kinh tế vĩ
mô có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của toàn bộ hệ thống các CTCK Vì thế,khi phân tích về năng lực cạnh tranh của các CTCK, chúng ta không thé không phân
tích đên các yêu tô của môi trường kinh tê vĩ mô.
- 26
Trang 35-Chứng khoán là một ngành chứa đựng nhiều rủi ro Mỗi một biến động bất
lợi của môi trường kinh tế vĩ mô đều có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thườngcủa các CTCK và tâm lý của các nhà đầu tư Một nước có nền kinh tế phát triển én
định, tốc độ tăng trưởng cao, các chỉ số về lạm phát, lãi suất, tỷ giá phát triển 6n
định sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của TTCK nói chung vacác CTCK nói riêng Ngược lại, sự bat ôn về kinh tế có thé tạo ra sự dé dat, co cụmnhững nỗ lực đầu tư của các CTCK cũng như của khách hàng
Nghiên cứu các chỉ tiêu của môi trường kinh tế vĩ mô cũng như chiều hướngphát triển của toàn bộ nền kinh tế còn là cơ sở quan trong dé các nhà chiến lược
hoạch định chiến lược đầu tư, đổi mới của minh
1.2.4.5 Yếu tổ văn hóa, xã hội
Năng lực cạnh tranh, đặc biệt là năng lực cạnh tranh quốc tế của một ngành cóthể bị tác động rất nhiều bởi một số yếu tố về văn hóa, xã hội Những đặc điểm đó tácđộng đến nhiều mặt của một ngành và trong lĩnh vực chứng khoán, tác động đến nhiều
nhất đến yếu tô con người thông qua việc tác động đến nhu cầu và nguồn nhân lực
Những đặc điểm xã hội ảnh hưởng đến cầu đối với dịch vụ chứng khoán cóthể kế đến như lòng tin của dân chúng, thói quen tiêu dùng và tiết kiệm, trình độ
dân trí và mức độ hiểu biết về các dịch vụ chứng khoán, mức thu nhập của người
dân Bên cạnh đó, những đặc điểm về văn hóa (quan điểm về doanh nhân và kinh
doanh, về sự giàu có, về sự thăng tiến, đạo đức nghề nghiệp, học tập và tự đào tạo,
sự gắn bó với nghề nghiệp, quan điểm về rủi ro và sự thất bại) tạo ra ảnh hưởng đếncầu dịch chứng khoán, theo đó tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
1.3 KINH NGHIỆM CTCK NƯỚC NGOÀI TRONG VIỆC NANG CAONĂNG LỰC CẠNH TRANH ( Trường hợp Tập đoàn Merrill Lynch)
Việc phân tích năng lực cạnh tranh của một CTCK trong nước trong bối cảnh
hội nhập kinh tế quốc tế nhất thiết phải được gắn với việc phân tích năng lực cạnh
tranh của CTCK nước ngoài điển hình Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả
Trang 36Được thành lập năm 1914 dưới tên Charles E Merrill & Co, đến nay, saugần 100 năm hoạt động, đội ngũ nhân viên của Merrill Lynch đã lên đến hơn 63.100người Merrill Lynch năm trong số các công ty hàng đầu về chứng khoán, quản lýtài sản, tư vấn và hoạt động trên thị trường vốn hàng đầu của Mỹ và thế giới.
Mạng lưới hoạt động của Merrill Lynch trải trên 40 quốc gia với các vănphòng đại diện và các công ty thành viên Có thể coi đó là sức mạnh trên thị trườngtoàn cầu của doanh nghiệp này Tính đến hết quý 1 năm 2008, Merrill Lynch đạt
doanh thu ròng khoảng 2,9 tỷ USD, tổng giá trị tài sản quản lý ước đạt 1,6 nghìn tỷUSD, tổng vốn cô đông là 36,5 tỷ USD và hiện đang xếp thứ 30 trong bảng xếp
hạng Fortune 500.
Mã chứng khoán niêm yết của Merrill Lynch là MER đã trở nên quen thuộc
và tiếng nói của Merrill Lynch có uy tín lớn trên toàn thế giới Merrill Lynch đã đưa
ra một vài nhận định về TTCK Việt Nam, trong đó chính xác có, nhằm lẫn cũng cóbởi TTCK Việt Nam còn non trẻ, chưa đủ lớn và chưa đủ trải nghiệm dé vận hànhtheo đúng những quy luật hiện hành của chứng khoán quốc tế
Dé có thé đưa ra được một đánh giá khái quát về sức cạnh tranh của MerrillLynch, cần thiết phải đi sâu hơn vào các hoạt động và quản trị công ty của Merrill Lynch.1.3.1 Sản phẩm và dịch vụ
Merrill Lynch, tên chỉ tiết là Merrill Lynch & Co Inc., là một tập đoàn hoạt
động thông qua các công ty con, cung cấp đa dạng các dịch vụ trên thị trường vốn;
ngân hàng đầu tư; các dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản, quản lý đầu tư, bảo hiểm; hoạtđộng ngân hàng và các sản phẩm cũng như dịch vụ có liên quan Dưới đây là liệt kê chỉtiết các sản phâm và dich vụ mà Merrill Lynch cung cấp, qua đó có thé thay được sứcmạnh và khả năng quản trị doanh nghiệp rất chuyên nghiệp của Merrill Lynch:
- Dịch vụ chứng khoán bao gồm: môi giới chứng khoán, đại lý phân phối,
phát hành chứng khoán và các hoạt động có liên quan như:
+ Cấp vốn cho doanh nghiệp thông qua việc mua vào cổ phiếu của doanh
nghiệp đó;
+ Cung cấp các hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn.
Trang 37
-28-+ Cung cấp và thực hiện các dịch vụ Swaps (hợp đồng hoán đổi), kinh doanhtiền tệ, buôn bán hàng hóa (commodities);
+ Dịch vụ chung quỹ (mutual funds); và
+ Các sản phẩm phái sinh khác
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư với các sản phẩm:
+ Mua lại và sáp nhập (M&A);
+ Định giá chiên lược;
+ Các hoạt động khác trong tư vấn tài chính doanh nghiệp
- Tự doanh tải sản tư nhân và các hoạt động tự doanh khác.
- Dịch vụ thanh toán chứng khoán, thỏa thuận mua bán chứng khoán, hoạt
động tài chính, bao gồm cả môi giới sơ cấp
- Các sản phẩm và dịch vụ quản lý tài sản, bao gồm hoạch định kế hoạch tài
chính, kế hoạch hưu trí
- Hoạt động ngân hàng, ủy thác, cho vay và các dịch vụ liên quan khác:
+ Cho vay cầm cố;
+ Ủy thác thanh toán;
+ Cho vay thương mại;
+ Cho vay trên cơ sở chứng khoán;
+ Quản lý tiền mặt
- Sản phẩm bảo hiểm, trợ cấp và bảo lãnh hàng năm
- Dịch vụ quản lý đầu tư và tư vấn đầu tư.
- Nghiên cứu đầu tư toàn cầu, bao gồm:
+ Nghiên cứu tài sản;
+ Nghiên cứu kinh tế;
+ Nghiên cứu thu nhập;
+ Chiến lược tài sản;
+ Chứng khoán có liên quan đên tài sản;
+ Chiến lược quản lý tai sản
- Bên cạnh việc cung cấp đa dạng các sản phẩm, Merrill Lynch còn sở hữu
Trang 38gần một nửa tài sản của BlackRock - Công ty quản lý tài sản hang đầu tại Mỹ Cổ
phần của BlackRock được giao dịch đại chúng và hiện Công ty này dang quản lý
trên 1.000 tỷ USD.
1.3.2 Định vị chiến lược
Ban lãnh dao Merrill Lynch luôn đặt doanh nghiệp của mình vào vi trí một
ngân hàng đầu tư toàn cầu nỗi trội, một công ty tư vấn và quản lý tài sản, một đốitác thiết thực của khách hàng
1.3.3.Nguyên tắc của Merrill Lynch
Với định vị chiến lược nêu trên, Ban lãnh đạo Merrill Lynch cần có một hệ
thống các nguyên tắc dé quản lý chặt chẽ doanh nghiệp và hướng doanh nghiệp đếnthành công Các nguyên tắc đó là:
> Khách hang là trung tâm: Khách hàng là động lực dang sau mọi hoạt
động tại Merrill Lynch.
Hiểu được khách hàng qua tiên đoán, từ đó đáp ứng nhu cầu của họ
Đưa ra lời khuyên và chỉ dẫn với giá trị gia tăng cho khách hàng bằng việc
phân tích nhu cầu khách hàng và giải quyết các khó khăn
Cung cấp một hệ thong nhiéu nhat, chat luong tốt nhất các sản phẩm và dịch
> Trân trọng từng cá nhân: Tại Merrill Lynch, họ trân trọng tất cả mọi
người, không phân biệt đó là nhân viên, cổ đông, khách hàng hay chỉ là một người
dân bình thường.
Bât kê hoàn cảnh nào, các cá nhân đêu được đê cao và tôn trọng.
- 30
Trang 39-Tạo môi trường dé những cá nhân với nền tảng khác nhau có thé phát huy tối
đa khả năng và tiếp cận các cơ hội một cách công bằng
Khuyến khích một môi trường mà ở đó lòng tin và sự cởi mở là các tiêuchuẩn đề đánh giá các nhóm ý tưởng khác nhau, phát huy tính sáng tạo
Có gắng hiểu người khác và tích cực lắng nghe ý kiến của người khác
Dành thời gian dé giải thích các van đề và trả lời thắc mắc
> Tang cường làm việc theo nhóm: Merrill Lynch luôn nỗ lực trở thành
một khối thống nhất, dé trong mắt khách hang chỉ có duy nhất một Merrill Lynch
Thắng thắn, cởi mở khi truyền đạt và chia sẻ thông tin
Cộng tác trong nhóm và giữa các nhóm.
Đánh giá và đề cao sự khác biệt mang tính cá nhân về xuất thân và xu hướng
hoạt động của mỗi người.
Chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại để mỗi cá nhân có thể học được
từ người khác và tăng cường kết quả cho nhóm của mình
Ghi nhận và tặng thưởng cho cá nhân và nhóm có thành tích.
Xây dựng và truyền đạt các mục đích, mục tiêu và chuẩn mực của doanh nghiệp.
Tăng cường quan hệ đồng nghiệp dựa trên lòng tin và sự tôn trọng, khôngphân biệt cấp bậc
> Tinh than trach nhiệm: Tai Merrill Lynch, họ luôn nỗ lực cải thiệnchất lượng cuộc sống cộng đồng nơi nhân viên của họ sống và làm việc
Ghi nhận, tuân thủ và tôn trọng các truyền thống, quy tắc và luật lệ mà
Merrill Lynch dùng dé điều hành kinh doanh
Đóng góp thời gian, tài năng và các nguồn lực dé tạo ra sự khác biệt
Đối xử có trách nhiệm với môi trường chung
> Tính toàn vẹn: Danh tiếng của Merrill Lynch là quan trọng nhat.(2)
1.3.4 Bài học kinh nghiệm
Qua nghiên cứu trường hợp điển hình Merrill Lynch, có thé nhận thấy, nănglực cạnh tranh của các CTCK Việt Nam còn rất yếu Tuy nhiên, sự so sánh nàocũng khập khiéng, và dé phát triển hơn nữa trong bối cảnh hội nhập hiện nay, dé
Trang 40dần vươn tới một chuẩn mực chung của các CTCK mang tầm quốc tế thì đưới đây
là một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các CTCK hàng đầu thếgiới mà TVSI cần học hỏi:
>
>
Đặt khách hang là trung tâm.
Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, thỏa mãn tất cả các nhu cầu của khách
hàng.
Không ngừng cải tiễn chất lượng dịch vụ tạo điều kiện cho khách hàng sử
dụng dịch vụ một cách thuận tiện nhất.
Tích cực hoạt động theo nhóm và phát huy chất xám của từng cá nhân
Tạo điều kiện và ra sức xây dựng để mỗi nhân lực là một công dân có trách