HCM, ngày 9 tháng 4 năm 2012 NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ Họ và tên học viên: Hồ Hữu Thuận Giới tính: Nam -/ Nữ Ngày, tháng, năm sinh : 28-03-1980 Nơi sinh : Khánh HòaChuyên ngành : Quan t
Trang 1HỎ HỮU THUẬN
PHAN TICH LOI SAI HONG VÀ DE XUẤT GIẢI PHÁP
GIAM PHE PHAM TRONG QUY TRINH SAN XUAT LOP
PCB TAI YOKOHAMA VIET NAM
Chuyén nganh: QUAN TRI KINH DOANH
KHOA LUAN THAC Si
TP HO CHÍ MINH, tháng 4 năm 2012
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠITRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOAĐẠI HOC QUOC GIA TP HO CHÍ MINH
Cán bộ hướng dan khoa học :
- Họ và tên: TS Nguyễn Thúy Quỳnh LoanCán bộ cham nhận xét Ï : -:-c-ccccccccccc ca
- Họ và ten: cccŸc.
Khoá luận thạc sĩ được nhận xét tại HỘI ĐÔNG CHÂM BẢO VỆ KHOÁ LUẬNTHẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ngày tháng năm
Thành phan hội đồng đánh giá khoá luận thạc sĩ gồm:
CHỦ TỊCH HỘI DONG CÁN BỘ HƯỚNG DÂN
Trang 3DAI HOC QUOC GIA TP HCM CONG HOA XA HOI CHU NGHIA VIET NAM
TRUONG DAI HOC BACH KHOA Độc Lap - Tự Do - Hạnh Phúc
Tp HCM, ngày 9 tháng 4 năm 2012
NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Hồ Hữu Thuận Giới tính: Nam -/ Nữ
Ngày, tháng, năm sinh : 28-03-1980 Nơi sinh : Khánh HòaChuyên ngành : Quan tri kinh doanh
Khoá (Năm trúng tuyên) : 2010
1- TÊN DE TÀI: Phân tích lỗi sai hong va dé xuất giải pháp giảm phế phẩm trong
quy trình sản xuất lốp PCB tại Yokohama việt nam
2- NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN:
> Phân tích và đánh giá những mối nguy hại và ảnh hưởng của chúng đến quy trình sản
xuất lốp xe thay thé (PCB) của Công ty YTVI.> Dé xuất các giải pháp khăc phục nhăm nâng cao chất lượng dòng sản phẩm lốp xe
PCB.
3- NGAY GIAO NHIEM VU : 5/12/20114- NGAY HOAN THANH NHIEM VU : 9/4/20125- HO VA TEN CAN BO HUONG DAN: TS Nguyén Thuy Quynh Loan
Nội dung va dé cương Khóa luận thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CAN BỘ HƯỚNG DAN KHOA QUAN LÝ CHUYEN NGANH
(Ho tén va chit ky) (Ho tén va chit ky)
Trang 4LOI CAM ON
Trong suốt thời gian theo học khóa MBA tại Khoa Quan lý công nghiệp,
Trưởng đại học Bách khoa TP HCM, tôi luôn nhận được sự hướng dán và truyềnđạt kiên thức tan tình từ các Thay, các Cô trong Khoa cũng như sự ho trợ rat nhiêutừ bạn bè, đông nghiệp và gia đình.
Trước tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến TS NguyễnThuý Quỳnh Loan, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiệnkhoá luận Chính những hướng dan tận tinh và chu đáo của Cô đã giúp tôi rất nhiều
trong việc hoàn thành khoá luận này.
Tôi xin gởi lời cảm ơn đến các Thay, các Cô khoa Quan lý công nghiệp,Trường đại học Bách khoa TP.HCM đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báutrong suốt thời gian tôi tham gia khoá học MBA tại Trường
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp tại Công ty Yokohama ViệtNam và bạn bè đã hỗ trợ, tư van cho tôi rất nhiều điều bồ ích giúp tôi có thể hoàn
thành bài nghiên cứu này.Sau cùng tôi xin cảm ơn Vợ và gia đình, những người luôn luôn bên cạnh tôi,
hỗ trợ và động viên tôi trong suốt thời gian tôi tham gia khoá học Đây chính là mộtnguôn động viên rất lớn giúp tôi vượt qua nhiều trở ngại để hoàn thành mục tiêu dé
ra.
Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2012
Trang 5TOM TAT
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, các Công ty luôn tim cáchphát huy các thế mạnh của mình nhằm tăng cường lợi thé cạnh tranh trước các đốithủ Tuy nhiên, làm thé nào dé phát huy các thế mạnh của minh, làm thế nào dé khắcphục các van đề lớn, đặc biệt là các van dé về chất lượng, đang ton tại hàng ngày tại
Công ty là một câu hỏi khó mà mọi Công ty đã và đang tìm cách trả lời Mục tiêu của
nghiên cứu nay 1a áp dụng một mô hình lý thuyết FMEA về cải tiễn chất lượng nhằmkhắc phục một trong các van đề về chat lượng tại các Công ty
Đề thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã áp dụng mô hình phân tích lỗi sai hỏngvà tác động (FMEA) kết hợp với các công cụ quản lý chất lượng khác để nghiên cứuquy trình sản xuất lốp xe thay thế (PCB) tại Yokohama Việt Nam Tác giả đã đề xuấtCông ty cho thành lập nhóm FMEA để công việc nghiên cứu được thuận lợi Dựavào các thông tin trong quá khứ, nhóm tiễn hành thảo luận nhóm, áp dung kỹ thuậttập thể danh nghĩa để ra quyết định chọn bảng tiêu chuẩn đánh giá S, O, D cho cácloại sai hỏng ở các công đoạn Từ bảng tiêu chuẩn S, O, D, tác giả xây dựng nên cácchỉ số RPN cho từng loại sai hỏng Kết quả nghiên cứu đã liệt kê ra được 36 lỗi saihong gây ảnh hưởng đến chất lượng của dòng sản phẩm lốp xe thay thé (PCB) tạiCông ty Từ 36 lỗi sai hỏng này, tác giả đã chọn ra bốn lỗi sai hỏng có chỉ số đánhgiá mức độ ưu tiên rủi ro (RPN) cao nhất dé tiếp tục phân tích, truy tìm nguyên nhângốc rễ và xác định đâu là các nguyên nhân chính tạo ra 4 lỗi sai hỏng kể trên Bốn lỗisai hỏng đó là: lốp bị dính tạp chất, lốp bị bọt khí, lốp bị thiếu cao su và chất lượngcao su thiên nhiên không 6n định Dé truy việc tìm nguyên nhân được hiệu qua, tácgiả đã sử dụng mô hình “5whys” và sơ đồ nhân quả để phân tích Từ các nguyênnhân vừa tìm được, tác giả đã đưa ra các giải pháp nham hạn chế sự xuất hiện củacác lỗi trên
Tuy nhiên, dé tai mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu cho một sản phẩm lốpPCB, nên cũng chưa thể áp dụng một cách đại trà trong nhà máy Vì vậy, hướngnghiên cứu kế tiếp sẽ là chuẩn hóa phương pháp để có thể triển khai được cho toản
nhà máy.
Trang 6ABSTRACTIn today’s strickly competition business environtment, companies alwaysimprove their distinctive competencies to get the competitive advantage from theircompetitors However, how to improve their distinctive competencies, how to solvethe gaps, exspecially quality gaps existing in their daily operating is a hard questionwhich they have been finding the answer This thesis attempts to apply a theoryabout quality improvement to solve one of the quality gaps in companies.
To implement this thesis, the writter used the FMEA (Failure Modes & EffectsAnalysis) theory with other quality control tools to make a case study about PCB tyreproduction process at Yokohama Tyre Viet Nam Incorporation (YTVI) The writerrequested to make FMEA group in YTVI for studying purpose Basing on the pastinformation in YTVI, the FMEA group held group discussion to make standard forS, O, D values by the nominal group technique From S, O, D values, the writermake RPN data for each failure modes As the result of case study, the writer alreadylisted 36 failure modes and their effects to this process From 36 failure modes, thewriter chose 4 failure modes with the highest RPN value to continue analysising,finding out the root causes and making the counter measures to reduce that 4 failuremodes These 4 failure modes are: tyres have foreign materials, tyres have blisters,tyres are not full filled by rubber and the quality of natural rubber is unstable Toanalyse effectively, the writer used the theories of 5 whys analysis model and Cause& Effect diagram for analysing purpose Basing on the results of analysis, the writemade some counter measures to limit the appearance of these failure modes.
However, this thesis is just applied for PCB tyres, so it can’t be applied for allkinds of tyres in YTVI now Therefore, the next research will standardise the methodwhich can apply for all kinds of tyres in YTVI.
Trang 7CHƯNG 2 G5552 S232 19 1219212151111 210211111 151111111111 T11 11111111 1111111 1111111011101 101 11g 5
CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .¿-¿©22 + 22+2czxczxzxcxcsees 52.1 CÁC ĐI NH NGHĨA 2C Sc 1 22121 112121 212111210111 1111 1111111111101 5
2.1.1 Chất lượng là gì ? -¿-¿- + 2 1 123 151 111111151511 11 1111111110101 52.1.2 Chất lượng sản phẩm là gì ?2 + ¿26 E2 S2SE2E£ESESEEEEEEEEEEEEErErkrkrree 52.1.3Sa npham không phù hợp là gì ¿5 <2 s+x+£££E+E+Eerkrxsrrerree 5
2.2 MÔ HÌNH PHAN TÍCH LOI SAI HỎNG VÀ TAC DONG FMEA 5-5555c5¿ 62.2.1 Định nghĩa FMEA G9 ng re 6
2.2.2 Các thành phan của bảng EMEA 5-5-5252 S22 E22 EE£EEEEErkrkrrrree 6
2.2.3 Những lợi ích khi sử dung FMEA -Ă Ăn net 6
Trang 83.1 ATHY trường . cọ nọ 173.1.5 Qui trình công Nghe - - << 9e 183.2 QUY TRINH SAN XUẤT LỐP XE THAY THE (PCB) - 2552 522cc cxcszscree 183.2.1 Nguyên liệu tÏhÔ - - << <1 H000 0 0 re 193.2.2 Công đoạn luyện (MIXET) G- G00 ng re 193.2.3 Công đoạn đùn (€XfU€T'), - G SG 90001 re 193.2.4Công đoạn can trang (tex Calendar) - - -c s1 1 1 re 203.2.5 Công đoạn làm tanh (bead|) - - - + + 111111111111 0 0 11111 ng rrg 20
3.2.6 Công đoạn cán tâm (SỈi€€f) 6 c1 1212111919111 91 11 1 51118151111 1xx rrrei 203.2.7 Công đoạn cắt (biaaS) csescsesesssscecscscscscscecscstsssesessescsesesesssssseaeas 21
3.2.8 Cong đoạn thành hình - - - << + 1113333911011 111 9n re 213.2.9 Công đoạn lưu hóÓa «G3 9999001011 re 213.2.10 Công đoạn KS - LH rre 213.2.11 Lưu KhO - S019 999 0101 ng ng 223.3 PHAN TÍCH FMEA CHO QUY TRÌNH SAN XUẤT LOP (PCB) -55- 55+: 22
3.3.1 Xây dựng tiêu chi cho điểm các chỉ số S, O, D ¿-555©c+cscs¿ 22
3.3.2 Bang phân tích FMEA - << 0n re 273.4 PHAN TÍCH NGUYÊN NHÂN CUA CAC MOI NGUY CHÍNH - 28
3.4.1 Phân tích nguyên nhân lốp bị dính tạp chất (FM, EMB) - 30
Trang 93.4.2 Phân tích nguyên nhân lốp bị dép (BL, PS) wo eeeseeeeeees 313.4.3 Phân tích nguyên nhân lốp bị phế do cao su không điền đây (LL, LS, LBT,
LR) vecccccscsesececececececscecscsvscscsesececececscacacacavsvavsussececececscaeacasaravavsvavsuevsvsvsesececeeneaees 33
3.4.4 Phan tích nguyên nhân “Chất lượng cao su thiên nhiên không 6n định” 35
3.5 TOM 0v v0e:09) 66657 ::::(1itỲ2AÀA 37
CHUONG 4 2 ::::‹:a 39
DE XUẤT GIẢI PHÁP NANG CAO CHAT LUONG DONG SAN PHAM PCB 39
4.1 GIẢI PHÁP GIAM TI LE PHE PHAM DO LOP BI DINH TAP CHAT (FM, FMB) 39
4.1.1 Giải pháp khắc phục sự cố mang hơi có dính tạp chat - 39
4.1.2 Giải pháp khắc phục sự cô nguyên liệu có chứa tạp chất 40
4.2 GIẢI PHÁP GIẢM TY LỆ PHE PHAM DO LOP BỊ DOP (BL, BS) 41
4.2.1 Giải pháp khắc phục sự cố xâm không kỹ - + c2 25s+s+cscze: 44.2.2 Giải pháp khắc phục sự cố bán thành phẩm (BTP) bị nhốt khí 43
4.3 GIẢI PHAP GIAM TỶ LỆ LOP PHE DO CAO SU KHÔNG DIEN DAY (LL, LS, LBT,P9 43
4.4 GIẢI PHÁP CHO VIỆC ÔN ĐỊNH CHAT LUONG CAO SU THIÊN NHIÊN 45
4.4.1 Giải pháp cho van dé thường xuyên thay đôi nhà cung cấp 45
4.4.2 Giải pháp cho van đề chọn mua nguyên liệu với giá rẻ -. - 45
4.4.3 Giải pháp cho van dé chỉ định nhà cung cấp bởi Công ty mẹ 46
4.4.4Giải pháp cho vẫn đề phương pháp lưu trữ nguyên liệu không đúng 46
A.5 TOM TAT CHUONG 5 (+11 47
CHUONG 5 25 -:1 5040007.) 1 1 50
5.1 TOM TAT CÁC KET QUÁ CHÍNH 5: G556 S E922 SE 1 E31 1212111115112 111 1xx ce 505.2 HAN CHE VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO -¿- 52552252 +zxezx+zzxez 51PHU LỤC 6-5-5652 2<9E2E 92121 E121232121 11111112111 1111 111111111111 T1 0111 1111 1111.0110101 11 111 tre 52I Phụlụ c1: Bảng số liệu lốp phế năm 2011 - 2-5-5252 ©52 S2 2*2E+EE£EEEE2ESEErxrxerereeree 522 _ Phụ lục 2: Bang phân tích FMEA tại các công đoạn - Ăc S113 11 sseske 543 Phu lục 3: Danh sách nhóm FMEA eecccccccceccccccccccecceeceeceeceessesscuseusssusesssseeseeseeseecs 624 Phu lục 4: Bang thống kê các loại lỗi từ ngày 1/2/2012 đến ngày 10/3/2012 - 62
5 Phu lục 5 : Hình các nguyên liệu đầu vào và sản phẩm dau ra ở các công đoạn 646 Phu lục 6: Bảng tính phế phẩm tại YT VI năm 2011 ¿-2- 25552 S22E 222 +xezsrxcrersred 667 Phu lục 7: Bang câu hỏi phỏng van tại Công ty c.cccecccccsccsesesescssssesesescsessesesesscsesssseeeeseees G7
Trang 10TAI LIEU THAM KHAO.Q 525 :1+1 70
DANH MUC HINHHình 2.1: Biêu do nhân quả dang 5M eee eseccccesesssnceceeeesseseeeeceessesneeeeseeseeeeeneees 9Hình 2 2: Qui trình thực hiện FMEA 00.0.0 ccccceeeeeeseesseeseeessesesseseeseeeseeeeeeeeees 14Hình 3 1: Qui trình sản xuất lốp PCB, - ¿2 - 2 2 2 SE+E+E+E£EE£E£E+EzEEErkrkrkrree 18Hình 3 2: So đồ 5Whys phân tích nguyên nhân lốp bị lỗi do dính tạp chat 30
Hình 3 3: Đồ thi Pareto phân tích nguyên nhân lốp bị lỗi do dính tạp chất 31
Hình 3 4: Sơ đồ 5Why phân tích nguyên nhân lốp bị dộp - 5-5 +: 32Hình 3 5: Đồ thi Pareto phân tích nguyên nhân lốp bị dộp - 5 +: 33Hình 3 6: So đồ 5whys phân tích lốp phế do cao su không điền day 34
Hình 3 7: Đồ thi Pareto phân tích nguyên nhân lốp bị thiếu cao su 35
Hình 3 8: Sơ đồ nhân quả phân tích nguyên nhân chất lượng cao su thiên nhiênkhông ôn định - 9990001 nọ re 36Hình PL 1 1: Đồ thị lốp phế PCB năm 20110 - 25-2 2 2 252+£+£+£z£z£s+szc+2 52Hình PL 1 2: Đồ thị lốp phế ID năm 201 1 - 2 25 £+£+£2£2££+£+£+£z£z£sz£zc+ẻ 52Hình PL 1 3: Đồ thị lốp phế SC năm 20 l - 2 22 <2 £2££+E+E+£z£z£szxzceẻ 53Hình PL 1 4: Đồ thị lốp phế MC TL năm 20 Ï l ¿2-2 2 2 2 2522s+£+£z£z££z£zS+2 53Hình PL 1 5: Đồ thị lốp phế MC TT năm 201 l -2- 5-52 2 2 2522s+£+£z£££<z£zS+2 54Hình PL 1 6: Đồ thị lốp phế LTB năm 201 1 - 25-2 2 252 55+£+£+£z£z££+£zS+2 54Hình PL 5 1: Nguyên liệu đầu vào va sản phẩm đầu ra tại các công đoạn 64
Hình PL 5 2: Cấu tạo lốp PCB + + Sex S3E1E1E15151 1515111111111 c1 ke 65DANH MỤC BẢNGBang 3 1: Tiêu chuân đánh giá mức độ nghiêm trong của tác động (S) 23
Bang 3 2: Tiêu chuẩn xếp loại tần xuất xảy ra của các sai hỏng (O) - 24
Bang 3 3: Tiêu chuẩn xếp loại khả năng phát hiện các sai hỏng (D) 25
Bang 3 4: Phân tích FMEA cho một số sai hỏng đáng ké tại Công ty 27
Trang 11Bảng 4 1: Kế hoạch giảm tỉ lệ phế phẩm gây bởi 4 loại sai hỏng chính 48
Bảng 4 2: Nhóm cải tiến chất lượng dòng sản phẩm PCB 5-5- 55-52: 49Bảng PL 2 1: Bảng phân tích FMEA tại các công đoạn - «5< «<< << <<ss2 54Bang PL 3 1: Danh sách thành viên nhóm FMEA - <5 5S S + se 62Bảng PL 4 1: Bảng thống kê lỗi lốp bị dính tạp chất từ 1/2/2012 đến 10/3/201 62
Trang 12DANH SÁCH CÁC TU VIET TAT
8.9.
TAM RY ÐĐ m BTP : Bán thành phẩmCOA : Certificate of assurance (giấy chứng nhận phân tích)Compound : hỗn hợp cao su thành phẩm
IPCS : In process control standard (tiêu chuẩn kiểm soát quá trình)
NVL : Nguyên vật liệu
PCB: Pascenger car bias (lốp xe thay thế)RPN (Risk Priority Number): chỉ số đánh giá mức độ ưu tiên rủi ro của từng loại
sai hỏng
SOP : Standard operating procedure (hướng dẫn thao tác vận hành)
YTVI: Yokohama tyre Việt Nam Incorporation (Công ty Yokohama Việt Nam)10 YRC : Yokohama rubber company (Công ty me)
CL: Crack liner (nứt mỗi nỗi)
CRC: Crack Rim Cushion (nứt tại vùng tanh)
FM: Foreign Material (lốp dính tạp chất)FMB: Foreign Material on Bladder (lốp dính tạp chất từ mang hoi)IG: Inverse green (lốp lưu hóa lộn chiều)
ISC: Inside Splice Crack (nứt mặt trong mối nối)KB: Kinked Bead (lốp bị cong tanh)
LBT: Light Bead Toe (thiếu cao su vùng gót tanh)LL: Light liner (thiếu cao su vùng liner)
Trang 13LRC: Light Rim Cushion (thiếu cao su vùng hông tanh)LS: Light Side (thiếu cao su vùng hông)
MPCI: Miss PCI (16i dinh hinh)
MRW: Miss rework (lốp sữa không đạt)
NB: Narrow bead (lệch tanh)OM: Open mold (khuôn khép không kín)
OV: Over vent (râu hăn trên lốp)PB: Pinched Bead (lốp bị dư cao su ở vùng tanh)PS: Ply Separation (bố bị tách lớp)
SPC: Spread Cord (bố bị dạt chỉ)
Trang 14Chương |
CHUƠNG 1MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH DE TÀI
Trong những thập ky gần day, khi hầu hết các sản phẩm có cung lớn hon cầuthì chất lượng của sản phẩm, dịch vụ trở thành vẫn đề sống còn của mỗi tô chức,doanh nghiệp (Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan, 2004) “Trong môitrường kinh doanh ngày nay, ở bất kỳ ngành nghề nào, bạn cũng cần phải có lợi théchất lượng nếu như bạn không muốn bị loại khỏi cuộc chơi bởi các đối thủ cạnhtranh” (Bill Beckel, 2012) Qua các phát biểu trên chúng ta cũng đã thấy được tamquan trong của chất lượng sản phẩm đối với sự tồn vong của các doanh nghiệp Cónhiều cách mà các doanh nghiệp xây dựng chiến lược để phát huy lợi thế cạnh tranhcủa mình Tuy nhiên, cho dù bất kỳ chiến lược nao đi nữa thì yếu tố chất lượng luônluôn hiện diện và đóng vai trò then chốt Và để có được một sản phâm có chất lượngtốt thì điều co bản đầu tiên là các doanh nghiệp phải sở hữu được một qui trình côngnghệ thích hợp và kèm theo đó là phải xây dựng cho mình một hệ thông quan lý chấtlượng tốt, dé tạo ra được các sản phẩm có thé đáp ứng hoặc vượt qua sự mong đợicủa khách hàng Công ty TNHH lốp Yokohama Việt Nam (YTVI) cũng nam trongxu thế đó Van dé chất lượng là một trong 4 tiêu chi hàng đầu mà YTVI hiện đangtheo đuổi Bốn tiêu chí đó theo thứ tự lần lượt là 1 An toàn (Safety ), 2 Chất lượng
(Quality), 3 Chi phí (Cost), 4 Thời gian giao hang (Delivery).
Chinh vi vay, van dé chat lượng luôn được ban lãnh đạo Công ty quan tam,tập trung nguồn lực dé phát triển.Tuy nhiên, hiện nay van dé chất lượng vẫn chưađược thực hiện tốt ở Công ty, tỉ lệ phế phẩm vẫn còn cao, vẫn còn các sản phẩmkhông đạt chất lượng đến tay khách hàng (xem phụ lục 1) Nguyên nhân chính củaviệc xuất hiện các phế phẩm này đến nay vẫn còn là một câu hỏi lớn mà các cấplãnh đạo tại Công ty đang tìm lời giải đáp Chính sự xuất hiện của các phế phẩm nàyđã gây tốn thất không nhỏ cho Công ty về uy tín trên thị trường cũng như một
khoảng chí phí lớn mà Công ty phải gánh chịu Chính những lý do trên đã thôi thúc
tác giả hình thành nên dé tài “Phân tích các lỗi sai hỏng và đề xuất các giải pháp
Trang 15giảm phế phẩm trong quy trình sản xuất lốp xe thay thế (PCB) tại YokohamaViệt Nam” Đây là dòng sản phẩm có tỉ lệ phế cao nhất ở Công ty trong thời điểmhiện tại Nếu như ở các dòng sản phẩm khác, tỉ lệ phế phẩm trung bình trong năm2011 vào khoảng 3% thì riêng dòng sản phẩm lốp xe thay thế, tỉ lệ phế trung bìnhtrong năm 2011 đã lên đến 13% (xem chỉ tiết ở phụ lục 1) Làm thế nào để giảmthiểu phế phẩm dang là một van dé nổi cộm của Công ty, hàng ngày Công ty đều tổchức các cuộc hop dé nam bat tình hình phế phẩm của ngày hôm trước, phân tíchnguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục nhằm hạn chế phế phẩm Hàngthang, Công ty có tổ chức cuộc họp tháng để các trưởng bộ phận sản xuất 1 và sảnxuất 2 tổng kết lại tình hình phế phẩm trong tháng, những điều đã làm được và chưalàm được, kế hoạch giảm phế cho tháng tới Số liệu phế phẩm được cập nhật hàngngày Vì vậy, sau khi thực hiện xong đề tài này, với những giải pháp mà tác giả đưara, bản thân tác giả sẽ thuyết phục ban giám đốc Công ty áp dụng dé từ đó so sách tỉlệ phế phẩm trước kia và tỉ lệ phế phẩm khi thực hiện các dé xuất giảm phế phẩmcủa tác giả nham đánh giá mức độ hữu ích của đề tài.
1.2 MỤC TIỂU NGHIÊN CỨU CUA DE TÀIe Phân tích và đánh giá những mối nguy hại và ảnh hưởng của chúng đến quy
trình sản xuất lốp xe thay thế (PCB) của Công ty YTVI.e Dé xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dòng sản phẩm
lốp xe PCB.1.3 Ý NGHĨA THUC TIEN CUA DE TÀI
e Cung cấp cho Công ty một bức tranh rõ rang hơn vẻ tình hình sản xuất cũngnhư những vẫn đề hiện tại của quy trình sản xuất lốp PCB
e Cung cấp cho Công ty một phương pháp mới về cải tiến chất lượng dựa vào
mô hình FMEA.
e Giúp cho nhà quản lý thay được các mối huy hại tiềm an trong quy trình sảnxuất lốp xe thay thế của Công ty vào thời điểm hiện tại
e Giúp cho Công ty tiết kiệm được một khoảng chi phí đáng kế khi giảm các sự
cô về chât lượng.
Trang 161.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi đề tài này, tác giả sẽ áp dụng lý thuyết về nghiên cứu địnhtính Trong đó, tác giả sẽ tiếp cận vẫn đề theo phương pháp nghiên cứu tình huống(case study) Dé việc nghiên cứu được thuận lợi, tác giả đã dé nghị ban giám đốcthành lập nên nhóm FMEA, tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất lốp PCB Côngcụ thu thập dữ liệu chính được sử dụng trong nghiên cứu này là phỏng vấn (bao gồmphỏng van cá nhân và cả thảo luận nhóm) kết hợp với bảng câu hỏi khảo sát và cácphiếu kiểm tra (check sheet) Đối với nguồn dữ liệu thứ cấp, tác giả sẽ thu thập chínhtừ phòng kỹ thuật & QA và phòng sản xuất Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phântích nhờ vào các công cụ quản lý chất lượng va các phương pháp thông kê
1.5 PHAM VỊ THUC HIEN
Hiện tại Công ty lốp Yokohama Việt Nam dang san xuất 05 dòng san phẩmchính đó là lốp xe thay thé (PCB), lốp xe tải nhẹ (Light truck bias_ LTB), lốp xenâng ( Industrial tire _ ID), lốp xe gắn máy bao gồm lốp có sử dụng ruột va khôngsử dụng ruột (Motocycle MC), lốp xe scooster (SC) Trong phạm vi đề tai nay, tácgiả chỉ tập trung vào việc phân tích quy trình sản xuất lốp xe thay thế PCB
Thời gian thực hiện : Dự kiến đề tài sẽ được thực hiện từ tháng 12/2011 đến
tháng 04/2012.
1.6 CÂU TRÚC CUA BAO CÁO
Bố cục của bài viết sẽ bao gồm 5 chương Trong đó, chương dau tiên, tác giảsẽ nêu lý do hình thành nên đề tài Ở chương 2, tác giả sẽ nêu cơ sở khoa học của đềtài, với việc áp dụng các mô hình lý thuyết về quản lý chất lượng để phân tích và giảiquyết van dé Ở chương 3, tác giả sẽ phân tích và đánh giá quy trình sản xuất lốp xethay thế của Công ty lop Yokohama Việt Nam vào thời điểm hiện tại Ở chương 4,tác giả sẽ dé xuất một số giải pháp giải quyết các van dé được tìm thấy trong quá
Trang 17trình phân tích và chương cuối cùng là kết luận, tác giả sẽ tóm tat lại các kết quảquan trọng đạt được trong quá trình nghiên cứu, những hạn chế trong quá trình thựchiện nghiên cứu dé từ đó có thé thực hiện được các nghiên cứu sau được tốt hơn.1.7 TÓM TAT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, tac giả nêu khái quát về van dé nỗi cộm hiện nay của Công tyđó là tỉ lệ phế phẩm cao bất thường của dòng lốp PCB (khoảng 13%) Từ vẫn đề nảy,tác giả đã đặt ra mục tiêu nghiên cứu nhằm làm giảm tỉ lệ phế cho dòng sản phẩmnày Từ mục tiêu nghiên cứu, tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu tình huống(case study) dựa trên lý thuyết nghiên cứu định tính nhằm giải quyết van dé này.Chương kế tiếp tác giả sẽ nêu chi tiết hơn về cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên
cuu.
Trang 18Chương 2
CHƯƠNG 2CƠ SỞ LÝ THUYET VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sẽ trình bày việc áp dụngmô hình phân tích lỗi sai hỏng và tác động FMEA, kết hop với các công cụ trongquản lý chất lượng để phân tích và đánh giá quy trình sản xuất lốp xe thay thế PCB.2.1 CÁC ĐỊNH NGHĨA
2.1.1 Chất lượng là gì ?Theo Heizer/Render (2004), các khái niệm chất lượng được phân loại như sau:
e Dựa theo ASC: Chất lượng là đặc tính va tính năng đặc biệt của sản phẩm,ảnh hưởng đến sự thoả mãn của khách hàng
e Dựa theo người sử dung (User -Based): Chất lượng là những gì mà người tiêudùng muốn sao thì nó là như vậy
e Dựa theo sản xuất (Manufacturing — Based): Chất lượng là mức độ mà mộtsản phẩm tuân theo đặc tính kỹ thuật thiết kế
e Dựa trên sản phẩm (Product — Based): Chat lượng là mức độ của đặc tinh sản
phẩm đo được.e Theo Deming, (trich từ Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thuý Quỳnh Loan, 2004),“Chất lượng là mức độ dự đoán trước về tính đồng nhất (đồng dạng) và có thể tincậy được, tại mức chi phí thấp và được thị trường chấp nhận”
e Theo Philip B Crosby, (trich từ Bùi Nguyên Hùng, Nguyễn Thuý QuỳnhLoan, 2004), “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”
2.1.2 Chất lượng sản phẩm là gì ?Theo t6 chức quốc tế về tiêu chuân hoá (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000,phân thuật ngữ 9000 đã đưa ra định nghĩa: “Chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa
mãn của một tập hợp các thuộc tính đôi với các yêu câu”
2.1.3 Sản phẩm không phù hợp là gì
Theo ISO 9000 : 2005, sản phẩm không phù hợp là sản phẩm không đáp ứng
được yêu câu hay mong đợi mà đã được công bô.
Trang 192.2 MÔ HÌNH PHAN TÍCH LOI SAI HỎNG VÀ TÁC ĐỘNG FMEA
2.2.1 Định nghĩa FMEA
Phân tích lỗi sai hỏng và tác động (FMEA) là một mô hình phân tích các lỗi sai
hỏng tiềm ẩn trong trong một hệ thống, được áp dụng trong các lĩnh vực phát triển
sản phâm và quản lý vận hành Trong đó, các hỏng hóc được phân loại bởi mức độ
nghiêm trọng và xác suất ma chúng có khả năng xảy ra (Haapane Pentti, Helminen
Atte, 2002).
2.2.2 Các thành phần của bảng FMEATheo Carla Estorilio (2009), các thành phan của bang FMEA bao gồm:
Theo Haapane Pentti, Helminen Atte (2002), các lợi ích khi sử dụng FMEA
Cải tiễn chất lượng, độ tin cậy và độ an toàn của sản phẩm.Giúp gia tăng lợi thế cạnh tranh của Công ty
Gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng.
Giảm thời gian và chi phí phát triển sản phẩm.Giúp thu thập các thông tin nhằm giảm các lỗi sai hỏng trong tương lai nămbắt được các kiến thức kỹ thuật
Giúp phát hiện những lôi tiêm ân, có thê xảy ra và mức độ nghiêm trọng của
tùng lỗi đó.Xác định những đặc điểm quan trọng cũng như những đặc điểm không tốt của
quy trình.
Trang 20Chương 2
e Phan loại những sai hỏng tiềm tàng trong thiết kế và sự thiếu hụt của quá
trình.e Giúp người sử dụng sớm phát hiện và loại trừ những lôi xuât hiện hoặc có khảnăng xuât hiện.
Giảm khả năng xuất hiện các lỗi tương tự trong tương lai.Đưa ra những hành động giảm rủi ro trong sản xuất và thiết kế.Trên đây là những lợi ích cơ bản của FMEA, tùy vào việc áp dụng thực tẾ Ở
từng Công ty, FMEA sẽ đem lại các lợi ích khác nhau.2.2.4 Phần loại FMEA
Theo Haapane Pentti, Helminen Atte (2002), FMEA có thé được phan lam 6 loai sau:
FMEA qui trình: được dùng dé phân tích các quy trình sản xuất/lắp rap.FMEA hệ thống: dùng dé phân tích các chức năng của toàn bộ hệ thống.FMEA thiết kế: dùng dé phân tích các sản phẩm trước khi sản xuất.FMEA thiết bị: Phân tích các máy móc, thiết bị trước khi đặt hang
FMEA dịch vụ: phân tích các quy trình trong ngành công nghiệp dịch vụ
trước khi nó gây tác động đến khách hàng.FMEA phầm mém: phân tích các chức năng của phần mém.Do mục tiêu của dé tai là phân tích các lỗi sai hỏng và tìm giải pháp giảm phếphẩm trong quy trình sản suất lốp PCB Vì vậy, tác giả sẽ áp dụng mô hình FMEA
qui trình nhăm đạt được các mục tiêu trên.2.2.5 Mục đính của việc sử dung FMEA quy trình
Theo Carla Estorilio (2009), sử dung FMEA qui trình nham muc dich:Phan tich quy trinh san xuat mdi
Phân tích quy trình sản xuất hiện hữu.Nhận dạng sự thiếu hụt của việc kiểm soát quy trình sản xuất.Chọn lựa các hành động cải tiễn theo mức độ ưu tiên
Tạo ra sự cải tiễn liên tục cho quy trình.Ước lượng rủi ro của việc thay đôi qui trình.
Trang 21e Hướng dẫn phát triển một quy trình sản xuất mới.2.3 CÁC CÔNG CU QUAN LÝ CHAT LƯỢNG
Tác giả dự định sử dụng các công cụ sau để hỗ trợ cho việc phân tích, baogồm: lưu đồ, bảng kiểm tra, biểu đô Pareto, biểu đồ nhân qua, (Bời Nguyên Hùng,Nguyễn Thuỷ Quỳnh Loan, 2004) và mô hình phân tích nguyên nhân gốc rễ “5 tại
sao” (5 whys), (NHS Institute for Innovation and Improvement, 2006)
2.3.1 Lwu dé (Flow Chart)
La một công cụ thể hiện bang hinh anh rat hiéu qua các qua trình duoc tiénhành như thé nao Day là một công cụ rat quan trong trong việc tiễn hành kiểm soáttoàn bộ quá trình sản xuất và quản lý
2.3.2 Bảng kiểm tra (Check Sheet)
Bang kiểm tra được xem như là một công cụ chính dé thu thập số liệu Mụcđích chính của bảng kiểm tra là làm cho người sử dụng thu thập và tổ chức dữ liệumột cách hiệu quả, dễ phân tích Có nhiều dạng bảng kiểm tra nhưng trong phạm vibài viết này, người viết sẽ sử dụng bảng kiểm tra phân loại, dùng để phân loại theođặc điểm như là lỗi hay khuyết tật của sản phẩm/dịch vụ cần được kiểm tra
2.3.3 Biểu đồ tần suất (Histogram)
Biểu đồ tần suất còn được gọi là biéu đồ cột hay biểu đồ phân bố mật độ, đâylà một tom tắt băng hình ảnh về sự bién thiên của một số liệu Nó cho phép chúng tanhìn thay những mẫu thông kê dễ dàng hơn là khi nhìn chúng trong một bang số bìnhthường Có thể nói, lợi ích chính của phương pháp này là tạo ra được một hình ảnhtong quan vé bién động cua các dữ liệu, một hình dang đặc trưng “nhin được” từnhững con số tưởng chừng như vô nghĩa Vì là hình ảnh của số liệu, một biểu đồ tầnsố sẽ cho ta thay được dang biến đối của số liệu
2.3.4 Biểu đồ Pareto (Pareto Diagram)
Nguyên tắc Pareto trong quản lý chất lượng có thể được phát biểu rằng cónhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thực hiện và phải phân biệt được “mộtvài nguyên nhân quan trong” gây ra kết quả sản phẩm không thé chấp nhận được với“nhiễu nguyên nhân không quan trọng” khác
Trang 22Chương 2
2.3.5 Biểu đồ nhân qua (Cause & Effect Diagram)
Biểu đồ nhân quả là một chia khóa dé thu thập thông tin nhằm mục dich cảitiễn quá trình Mục đích chính của biểu đồ là thể hiện mối quan hệ giữa nguyên nhânva hậu qua Nó có thé giúp loại bỏ các vẫn dé bằng cách ngăn chặn các nguyên nhâncủa chúng Ngoài ra, biểu đồ nhân quả cũng rất hữu ích trong việc giúp người sửdụng hiểu được tác động giữa các yếu t6 trong quá trình Người ta còn gọi đó là sơđỗ Ishikawa hay biểu đồ xương cá
" Máy móc `Con người Kỹ năng thiết bị Do lường
Tinh thần An toàn Công
Mô hình truy tìm nguyên nhân gốc rễ “5 tại sao” là một phương pháp truy timnguồn gốc của van dé băng cách hỏi & trả lời, được sử dụng dé khảo sát các mối liên
hệ nguyên nhân/kết quả nhằm mục đích xác định được nguyên nhân gốc rễ của một
van đề Bang cach lập lại các cau hỏi tai sao, ban có thé lần lượt bóc tách ra được cáclớp của một van dé Giống như là các lớp vỏ của một củ hành, điều này sẽ giúp tatừng bước tiếp cận được nguyên nhân gốc rễ của một vẫn dé Ta có thé đặt nhiềuhoặc ít hơn 5 lần câu hỏi tại sao trước khi tìm được nguyên nhân cuối cùng, tùy
thuộc vào từng vân đê.2.3.6.2Khi nào nên sử dụng mô hình 5Whys?
Trang 23Khi các vấn dé có liên quan đến yếu tố con người hoặc có mối quan hệ tác
Theo NHS Institute for Innovation and Improvement (2008), lợi ich cua 5whys là:
Giúp người sử dung xác định được nguyên nhân gốc rễ của van dé.Xác định được mối liên hệ giữa các nguyên nhân gốc rễ khác nhau của mộtvan đề
Đây là một trong những công cụ phân tích nguyên nhân đơn giản, dễ học, dễ
sử dụng và không cân sự hô trợ của các công cụ thông kê.
2.3.7 Kỹ thuật tập thể danh nghĩaTheo Randall B Dunham (1998) thì kỹ thuật tập thé danh nghĩa được mô tả như sau:
2.3.7.1 Định nghĩa
Kỹ thuật tập thể danh nghĩa là một phương pháp ra quyết định thông qua thảoluận nhóm nhăm đạt được sự đồng thuận cao nhất Kỹ thuật này được thực hiện băngcách thu thập ý kiến của các cá nhân trong nhóm Quyết định cuối cùng là quyết định
mà được nhiêu người trong nhóm đông thuận nhât.
2.3.7.2 Công việc cần chuẩn bị cho việc thảo luận nhóm
Phòng họp: Chuẩn bị phòng họp với sức chứa từ 5 đến 9 người Trang bị bànhình chữ U và bảng rộng hoặc tập giấy lớn có đóng gáy xoắn tại vị trí cudiphan mở của bàn chữ U
Các dụng cụ hỗ trợ : Viết chì, giấy viết, viết bang, du sử dụng cho tất cả các
Trang 242.3.7.4 Khi nào nên sử dụng kỹ thuật tập thé danh nghĩaKỹ thuật tập thể danh nghĩa được sử dụng tốt nhất trong trường hợp ra quyết
định cân sự đồng thuận cao của các thành viên trong nhóm.
2.3.7.5 Hạn chế của kỹ thuật tập thể danh nghĩa
Yêu cầu sự chuẩn bị trước.Chỉ tập trung vào một mục tiêu duy nhất, vì vậy sẽ rất khó thay đổi đề tài vàothời điểm giữa cuộc họp
Can sự đồng ý của tất cả các thành viên tham dự để cùng áp dụng một phươngpháp trong suốt quá trình họp, điều nay có thé gặp phải sự kháng cự của một
sô thành viên.
2.3.7.6 Điểm mạnh của kỹ thuật tập thé danh nghĩa
Tạo ra được nhiều ý tưởng hơn các thảo luận nhóm truyền thống.Cân băng sự ảnh hưởng của các cá nhân
Làm giảm áp lực và sự cạnh tranh nhờ vảo việc lay ý kiến chung của nhóm.Khuyến khích các cá nhân đương đầu với các van dé va tìm cách giải quyết
chúng.
Cho phép nhóm xếp hạng ưu tiên các ý tưởng một cách công bằng.Tạo sự thoải mái cho các thành viên khi kết thúc cuộc họp hơn là phươngpháp thảo luận nhóm truyền thống
Trang 252.4 PHƯƠNG PHÁP THUC HIEN
2.4.1 Phương pháp nghiên cứu2.4.1.1Lwa chọn phương pháp nghiên cứu
Có ba trường phái co bản trong nghiên cứu khoa học, bao gồm: Nghiên cứu
định tính, nghiên cứu định lượng và nghiên cứu hỗn hợp Trong đó, nghiên cứu định
tính thường liên quan tới việc khám phá ra các lý thuyết khoa học, nghiên cứu địnhlượng thường được dùng để kiểm định các giả thuyết và nghiên cứu hỗn hợp là sựkết hợp của 2 phương pháp nghiên cứu trên, tùy vào từng trường hợp cụ thể sẽ có cácmức độ phối hợp khác nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011)
Nghiên cứu tình huống (case study) là một phần của nghiên cứu tổng thể (caseresearch), nó có thể được ứng dụng để nghiên cứu các vẫn đề khác nhau ở một Côngty hoặc nghiên cứu cùng một van dé nhưng ở nhiễu ngữ cảnh khác nhau trong cùng
một Công ty (Chris Voss, 2002).
Với mục tiêu chính của dé tai là “Phân tích và đánh giá những mối nguy hại,từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dòng sản phẩm lốpxe PCB” nên tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu tình huống (case study) vớinên tang lý thuyết theo hướng nghiên cứu định tính
2.4.1.2 Đối tượng và công cụ dùng trong nghiên cứu
Đề nguồn dữ liệu được thu thập một các day đủ và chính xác nhất, tác gia ápdụng cả hình thức phỏng vấn cá nhân lẫn thảo luận nhóm Đối tượng được tác giảchọn phỏng vấn và thảo luận là những người am hiểu sâu về quy trình sản xuất lốpxe thay thế cũng như hệ thống quản lý chất lượng của Công ty Bao gồm các thànhviên được chọn lọc từ bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật & QA và cả giám đốc nhà
máy.
Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sẽ thu thập băng phương pháp phỏng vấn trựctiếp với các bảng câu hỏi được tác giả thiết kế sẵn Các mẫu ma tác giả chọn dé thuthập dữ liệu là những công nhân tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất lốp xe thaythế, nhân viên bộ phận QA, giám sát kho nguyên vật liệu, các giám sát sản xuất, cáctrưởng bộ phận sản xuất, trưởng bộ phận QA và giám đốc nhà máy Trong một số
trường hợp, tác giả sẽ tô chức các cuộc thảo luận nhóm đê xác nhận lại các thông tin
Trang 26Chuong 2
chưa thống nhất cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp Đối với dữ liệu thứ cấp (chủyếu là các báo cáo phế hàng tháng, các sự cô chất lượng xảy ra trong tháng, hướngkhắc phục hiện nay) sẽ được thu thập tại bộ phận sản xuất 1, sản xuất 2, bộ phận QAcủa Công ty YTVI, sau đó dữ liệu sẽ được xử lý nhờ vào các công cụ thống kê, môhình FMEA và các công cụ quản lý chất lượng như đã được nêu trên
Trang 272.4.2 Quy trình thực hiện FMEA
đ N
7 Thiết kế thang điểm
8 Tính điêm các chỉ sô S,O,D
Trang 28Chương 2
Thanh lập nhóm FMEA: Đề công việc nghiên cứu được triển khai thuận lợi, tácgiả sẽ chủ động làm việc với giám đốc nhà máy để thành lập nhóm FMEA Bản
thân tác giả sẽ là trưởng nhóm, phụ trách chính công việc nghiên cứu, các thành
viên còn lại của nhóm sẽ được chọn lọc từ các bộ phận sản xuất, bộ phận kỹ thuật& QA Các thành viên này sẽ đóng vai trò hỗ trợ trưởng nhóm khi cần thiết Liệt kê các công đoạn trong quy trình: Tác giả sẽ thé hiện quy trình sản xuất lốp
xe thay thế (PCB) dưới dạng lưu đồ Trong đó, sẽ thể hiện tất các các công đoạnđể người đọc có thể hình dung được quy trình sản xuất lốp PCB một cách tổngquát nhất và bản thân của tác giả cũng thuận lợi hơn trong quá trình phân tích Liệt kê các dạng sai hỏng: Sau khi xác định tất cả các công đoạn của quy trình,
tác giả sẽ đi sâu vào phân tích các dạng sai hỏng có thé xảy ra cho tất cả các công
đoạn Đánh giá các tác động: Từ các dạng sai hỏng được liệt kê ở trên, tác giả sẽ đánh
giá sơ bộ các tác động của chúng đến chất lượng lốp PCB Nhận diện các nguyên nhân: Ở bước này, tác giả sẽ phân tích các nguyên nhân có
thé dẫn đến các sai hỏng trên Đây là bước rất quan trọng trong nghiên cứu, tácgia SẼ tổ chức các cuộc thảo luận nhóm nhằm xác định được các nguyên nhânchính xác nhất
Liệt kê cách thức kiểm soát hiện tại: Sau khi xác định được nguyên nhân, tác giảsẽ tiếp tục tìm hiểu cách thức kiểm soát chất lượng mà Công ty đang áp dụng,
xem thu đã phu hợp với các nguyên nhân mà tác gia đã xác định chưa, từ đó tac
giả sẽ có các đối sách phù hợp Thiết kế thang điểm: Trong bước này, tác giả sẽ thiết kế thang điểm để đánh giá
tác động một cách chính xác và định lượng hơn.
Tính điểm các chỉ số S, O, D:> Chi số S Severity: chỉ mức độ nghiêm trọng mà các lỗi sai hong tác động
lên sản phẩm.> Chỉ số O Occurence: chỉ khả năng xuất hiện các nguyên nhân gây ra lỗi.> Chỉ số D Detection: chỉ kha năng hệ thống phát hiện ra nguyên nhân sai
lỗi nêu nó xảy ra.
Trang 29Tac gia sé thiét ké thang do chi tiết với điểm số từ 1 đến 10 cho cả 3 chi số S, O, D.i Tính chỉ số RPN (Risk Priority Number) : Từ 3 chỉ số S, O, D đã được xác định ở
trên, tác giả sé tính chỉ số RPN dựa trên công thức : RPN =S * O * D Đây là chỉsố đánh giá mức độ ưu tiên rủi ro của từng loại sai hỏng (Seung J Rhee, Kosuke
Ishii, 2002).
j Sap xếp RPN: Sau khi có được các chi số RPN, tác giả sẽ sắp xếp thứ tự ưu tiêngiải quyết các rủi ro tiềm an theo thứ tự giảm dan, các sai hỏng tiém ấn có chỉ sốRPN cao sẽ được ưu tiên khắc phục trước
k Đưa ra giải pháp: Bước cuối cùng là đưa ra các giải pháp khắc phục các sai hỏngtiềm ân, triển khai áp dụng dé kiểm chứng tính hiệu quả của nghiên cứu
2.5 TÓM TẮT CHƯƠNG 2Ở chương 2, tác giả nêu các định nghĩa cơ bản vẻ chất lượng, đồng thời giới
thiệu mô hình phân tích lỗi sai hỏng và tác động FMEA và cách thực hiện mô hình
này trong nghiên cứu của tác giả Ngoài ra, các công cu quan lý chất lượng mà tácgiả sẽ sử dụng trong các chương sau như lưu d6, bảng kiểm tra, biểu đồ tần suất, biểuđồ Pareto, biểu đồ nhân quả và mô hình truy tìm nguyên nhân gốc rễ “5 tại sao” cũng được tác giả giới thiệu sơ lược trong chương nay để người đọc có cái nhìn sơbộ về các công cụ này trước khi đi vào tìm hiểu cách chúng được áp dụng trong bàinghiên cứu Trong chương tiếp theo, tác giả bắt đầu đi vào phân tích van dé
Trang 30Chuong 3
CHUONG 3PHAN TICH VAN DE
3.1 SƠ LƯỢC VE CONG TY TNHH LOP YOKOHAMA VIỆT NAM (YTVD3.1.1 So lược về công ty
> Tên công ty : Công ty TNHH Yokohama tyre Việt Nam.
> Địa chỉ : Số 17, Đường số 10, KCN Việt Nam Singapore, Huyện Thuận An,
Tỉnh Bình Dương.> Lịch sử hình thành : Công ty được đưa vào hoạt động vào tháng 06 năm 2007
do nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất và thị trường của Công ty mẹ.3.1.2 Nhiệm vụ chiến lược
> Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm lốp xe chất lượng cao với những
tính năng vượt trội và giá cả hợp lý.
> Tạo cho khách hàng một sự an tâm tuyệt đối khi sử dụng sản phẩm của công
ty.
> Tạo ra một môi trường làm việc thân thiện và chuyên nghiệp cho toàn thể
nhân viên của công ty.
3.1.3 Ngành nghề kinh doanhCông ty hiện chỉ đang tập trung sản xuất và kinh doanh lốp xe Bao gồm các dòngsản phẩm sau :
> Lốp xe nâng công nghiệp (ID)> Lốp xe thay thế (PCB)
> Lốp xe tay ga (SC)> Lốp xe gắn máy (MC)> Lốp xe tải nhẹ (LTB)
3.1.4 Thị trường
Hiện tại công ty có các khách hàng từ Nhật, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan,Lào, Campuchia Riêng thị trường nội địa, Công ty chiếm khoảng 5% thị phan (
nguôn noi bộ).
Trang 31hén hop cao su thanhpham)
|
ra mặt lốp) (tạo ra bố) ra các lớp cao su đệm)
À Ỷ Ỷ v“ doan dun 1 ” đoạn cân “ " đoạn làm mỊ sa đoạn cán tam 3
| Công đoạn cắt (tạo ra cáccuộn bô với góc cat khác
Trang 32Chuong 33.2.1 Nguyên liệu thô
Nguyên vật liệu thô bao gồm cao su thiên nhiên, cao su tong hợp, hóa chat,
bột than den, vải manh, là các NVL đầu vào của quy trình sản xuất lốp xe Hiện
tại, việc kiểm soát NVL thô ở YTVI phụ thuộc rất nhiều vào Công ty mẹ (YRC) Từviệc chọn và đánh giá nhà cung cấp đến kiểm tra chất lượng NVL thô đều được thựchiện bởi YRC Công ty mẹ xếp loại NVL thành 3 nhóm, bao gồm NVL nhóm A,
nhóm B và nhóm C.
Ở YTVI có 3 loại NVL thô quan trọng cần phải kiểm soát kỹ đó là cao su
thiên nhiên, vải mành và bột than đen Trong đó, cao su thiên nhiên và vải mành
được xếp hạng C, còn bột than đen được xếp hạng A Ở YTVI, phan lớn sự cố chấtlượng do lỗi nguyên vật liệu xuất phát từ 3 loại nguyên liệu này
3.2.2 Công đoạn luyện (mixer)
Đây là công đoạn tao ra hỗn hợp cao su thành phẩm (compound) để cung cấpcho các công đoạn tiếp theo Nguyên liệu đầu vào của công đoạn luyện là cao suthiên nhiên, cao su tổng hợp, hóa chất (chất xúc tác), bột than đen Để đảm bảo chấtlượng của compound, giám sát ở công đoạn luyện xây dựng một tiêu chuẩn kiểmsoát quá trình luyện (IPCS), kèm theo đó là các hướng dẫn thao tác vận hành (SOP)cũng được soạn thảo để công nhân vận hành có thé hiểu và thực hiện tốt việc sản
xuất compound Nhiệm vụ của công nhân vận hành chỉ thực hiện theo đúng IPSC và
các SOP ở công đoạn mình Tương tự, việc kiểm soát chất lượng tại các công đoạncòn lại trong quy trình cũng dựa vào SOP và IPCS Compound sau khi sản xuất sẽđược gởi mẫu qua phòng kiểm tra nguyên liệu để kiểm tra chất lượng, tần suất kiểm
tra là 1 mẫu/mẻ cao su
3.2.3 Công đoạn đùn (extruder)
Công đoạn này tạo ra mặt lốp NVL dau vao là compound từ công đoạn luyện.Do công việc nhập nguyên liệu đầu vào diễn ra trong nội bộ sản xuất, nên công nhânvận hành ở công đoạn này chỉ việc đi đến khu vực lưu trữ thành phẩm của công đoạnluyện để lấy cao su vẻ, điền đầy khu vực lưu trữ nguyên liệu vào đầu mỗi ca làmviệc Trong quá trình sản xuất, công nhân vận hành sẽ kiểm tra các thông số của lốp
đê đảm bảo các yêu câu về chât lượng, tân suât kiêm tra là 100% Ngoài ra, nhân
Trang 33viên bộ phận QA sẽ tiễn hành kiểm tra mặt lốp lần 2 trước khi chuyển mặt lốp thànhphẩm đến khu vực lưu trữ thành phẩm của bộ phận din Tần suất kiểm tra là 10%.
3.2.4 Công đoạn cán tráng (tex calendar)
Đây là công đoạn tạo ra các lớp bố của lốp xe (carcass) NVL đầu vào củacông đoạn này bao gồm chỉ nguyên liệu (nylon cord) và cao su thành phẩm Toàn bộcông việc kiểm tra định kỳ chất lượng chỉ nguyên liệu được thực hiện bởi YRC Đốivới nguyên liệu compound, công việc nhận nguyên liệu được thực hiện giống như ởcông đoạn đùn Trong quá trình sản xuất, công nhân vận hành thường xuyên kiểm tracác thông số cơ ban của sản phẩm công đoạn minh, bao gồm bề rộng bố, độ day củabó, tần xuất kiểm tra mỗi 15 phút Ngoài ra, dé đảm bao chất lượng của bố thànhphẩm thi ở tat cả các cuộn bố, công nhân vận hành đều cắt mẫu gởi về phòng kiếmtra chất lượng nguyên liệu (phòng Hantei) dé phân tích chất lượng của bố (trung bìnhchiều dài mỗi cuộn bố là 300m) VỊ trí cắt mẫu là đầu cuộn và cuối cuộn
3.2.5 Công đoạn làm tanh (bead)
Đây là công đoạn tạo ra các vòng tanh của lốp xe NVL đầu vào của công
đoạn này là compound, dây kẽm (bead wire) và vai boc (tape cover) Dây kẽm và vải
bọc được nhận trực tiếp từ kho NVL còn compound thì được nhận tại khu vực dự trữthành phẩm của công đoạn luyện Chất lượng của dây kẽm và vải bọc được đánh giádựa vào COA của nhà cung cấp và ngoại quan Đối với công nhân sản xuất, côngviệc kiểm tra các thông số kỹ thuật của sợi tanh (chu vi, SỐ soi, SỐ lớp ) được thựchiện vào đầu lô, giữa lô và cuối lô hàng, số lượng kiểm tra là 1 cong tanh/lần Ngoàira, nhân viên bộ phận QA còn kiểm tra lại lần 2, tần suất kiểm tra là 2 cong bất kỳ/lô.3.2.6 Công đoạn cán tam (sheet)
Sản phẩm của công đoạn này là các tam cao su (liner), có chức năng làm kínkhí (đối với các loại lốp không ruột) và làm lớp đệm (cho tất cả các loại lốp).Nguyên liệu đầu vào của công đoạn này là compound, vì vậy quy trình nhập nguyênliệu được thực hiện giống như công đoạn đùn Để đảm bảo chất lượng sản phẩm,công nhân vận hành tiễn hành kiểm tra các thông số kỹ thuật của tắm cao su (bề dày,độ rộng ) trong suốt quá trình sản xuất, tần suất kiểm tra là mỗi 15 phút Ngoài ra,
Trang 34Chuong 3
thành phẩm của công đoạn nay cũng sẽ được nhân viên bộ phận QA kiểm tra lại lần2 trước khi chuyển sang công đoạn kế tiếp, tần suất kiểm tra là 3 cuộn/lô
3.2.7 Công đoạn cat (bias)
Sản phẩm của công đoạn này là các tâm bố (carcass) với góc cắt theo yêu câu.Nguyên liệu đầu vào của công đoạn này chính là sản phẩm của công đoạn cán tráng.Trong suốt quá trình sản xuất, công nhân vận hành cũng thường xuyên kiểm tra cácthông số của bố dựa theo “bảng thông số cắt” được ban hành bởi bộ phận kỹ thuật.Ngoài ra, nhân viên bộ phận QA cũng tiến hành kiểm tra các thông số kỹ thuật củabó thành phẩm lần 2 trước khi chuyển thành phẩm sang công đoạn kế tiếp, tần suấtkiểm tra của bộ phan QA là 2 mẫu/lô
3.2.8 Công đoạn thành hình
Sản phẩm của công đoạn này là các bán thành phẩm (BTP) Nguyên liệu đầuvào của công đoạn này bao gồm mặt lốp đến từ công đoạn din (extruder), tanh đếntừ công đoạn làm tanh (bead), tắm cao su đệm đến từ công đoạn cán tam (sheetcalender) và bố (carcass) đến từ công đoạn cat (bias) Nhân viên bộ phận QA kết hopvới công nhân vận hành kiểm tra BTP đầu tiên theo mẫu check sheet có sẵn Ngoàira, nhân viên bộ phận QA cũng tiến hành kiểm tra lần 2 để đảm bảo san phẩm đượckiểm tra kỹ nhất trước khi chuyển sang công đoạn kế tiếp Tần suất kiểm tra là 1
lần/máy/ca Bán thành phẩm sau khi được tạo ra ở công đoạn thành hình được
chuyển sang khu vực xâm và quét chất cách ly trước khi chuyển sang khu vực lưu trữthành phẩm
3.2.9 Công đoạn lưu hóa
Sản phẩm của công đoạn lưu hóa là lốp thành phẩm Nguyên liệu đầu vào củacông đoạn này là bán thành phẩm đến từ công đoạn thành hình sau khi đã được xâmlỗ thoát khí và quét chất cách ly Việc đảm bảo chất lượng lốp thành phẩm được
công nhân vận hành thực hiện dựa vào các IPCS va SOP của công đoạn lưu hóa.3.2.10 Công đoạn KCS
Đây là công đoạn kiểm tra chất lượng lốp thành phẩm trước khi nhập kho vabán ra thị trường Công việc kiểm tra lốp cũng dựa vào IPCS và SOP của công đoạnKCS Để hạn chế các sản phẩm không đạt chất lượng đến tay khách hàng thì ngoài
Trang 35việc kiểm tra chất lượng của công nhân công đoạn KCS, nhân viên bộ phan QA tiếnhành kiểm tra lại lần 2 trước khi nhập kho Tan suất kiểm tra cho loại lốp PCB là
100%.3.2.11 Lưu kho
Lốp PCB sau khi được kiểm tra lần 2 bởi nhân viên bộ phận QA sẽ đượcchuyển qua kho để chờ bán cho khách hàng Tại kho thành phẩm cũng có các SOPđể giúp cho nhân viên coi kho quan lý tốt sản phẩm, đảm bảo không giao nhằm sanphẩm cho khách hàng
3.3 PHAN TÍCH FMEA CHO QUY TRÌNH SAN XUẤT LOP (PCB)Hiện tai có nhiều mô hình cải tiến chất lượng như “vừa đúng lúc” (JIT), sáu
xichma (six sigma), mô hình PDCA cua Shewhart, các kỹ thuật Taguchi,
EFMEA đang được áp dụng rộng rãi ở các Công ty Tùy thuộc vào ngành nghề, quymô, nguôn lực hay yêu cau vẻ chất lượng mà mỗi Công ty lựa chọn một mô hình haysử dụng phối hợp các mô hình cải tiến chất lượng dé áp dụng cho Công ty mình Quatìm hiểu, tác giả nhận thay mô hình FMEA tương đối dé sử dung, lại có các ưu điểmva các chức năng phù hợp với điều kiện thực tế tại Công ty YTVI Chính vi vậy, tácgiả quyết định chọn mô hình FMEA dé áp dụng phân tích va cải tiến chất lượng dòngsản phẩm PCB tại Công ty
Trước tiên tác giả giới thiệu sơ bộ về nhóm FMEA Thành viên của nhóm
FMEA được chọn lọc từ các bộ phận liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất lốp
PCB bao gom tac gia, giam đốc nhà may, trưởng bộ phận QA, trưởng bộ phận kỹthuật, phó bộ phận sản xuất 1, trưởng bộ phận sản xuất 2 và công nhân có kinh
nghiệm tại công đoạn thành hình và công đoạn lưu hóa đây là hai công đoạn quan
trong, ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng sản phẩm làm ra Đây cũng là các thànhviên tham gia rất tích cực trong phong trào cải tiễn tại Công ty Với lực lượng được
chọn lọc như vậy, hy vọng nhóm FMEA sẽ hoạt động một cách hiệu quả nhất, mang
lại lợi ích nhất định cho Công ty.3.3.1 Xây dựng tiêu chí cho điểm các chỉ số S, O, D
Dé đánh giá và xây dựng thang do các chỉ số mức độ nghiêm trọng của ảnhhưởng (S), tần xuất xảy ra (O) va khả năng phát hiện (D), tác giả đã tổ chức cuộc họp
Trang 36Chuong 3
nhóm dé thảo luận nhóm nhằm đưa ra thang đo chính xác nhất Dựa vào tỉ lệ phếphẩm hàng tháng và tốn thất mà Công ty phải gánh chịu từ các phế phẩm trên mànhóm xây dựng nên tiêu chuẩn cho các chỉ số S, O, D Mục đích chính của việc đưara các tiêu chuẩn này là để cho nhóm có được một cái nhìn trực quan và định lượngvề các ton thất cho dòng sản phẩm PCB mà Công ty phải gánh chịu hàng tháng Vìvậy giá trị các tiêu chuẩn cho các chỉ số S, O, D có thé khác khi áp dụng mô hình nàycho một Công ty khác Sau khi tham khảo ý kiến của mọi thành viên trong nhóm
(xem bảng PL 3.1), tác gia có bang thang đo như sau:
> Mức độ nghiêm trọng (S): Mức độ nghiêm trọng được xếp loại dựa vào tonthất mà Công ty phải gánh chịu khi dé xảy ra lỗi đó, trong phạm vi bài viết này, tat cảcác loại lỗi được tác giả liệt kê dưới đây đều gây hậu quả là 100% phế phẩm, nhữnglỗi mà xảy ra ở mức độ nhẹ, có thể sữa chữa để tái sử dụng thì không được tính vào.Bảng 3 1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ nghiêm trọng của tác động (S)
Mức Tiêu chuân đánh giá mức độ nghiêm trọng của tác động Ton that | Diémđộ (USD/tháng)
Cực kỳ | Gây nguy hiểm cho người sử đụng hoặc không tuân theo qui định của nhà >10.000 10
nước nhưng không có dấu hiệu cảnh báo Hiện tại Công ty chưa tìm được sai
hỏng nào thuộc loại này
Gây nguy hiém cho người sử dụng hoặc không tuân theo qui định của nha >10.000 9
nước nhưng có dâu hiệu cảnh báo Hiện tại Công ty chưa tìm được sai hỏngnao thuộc loại nay.
Cao Mật chức năng chính, 100% phê phâm, tương ứng với lỗi: lốp bị dính tạp 9000-10.000 8
chất (FM, FMB).
Mat chức năng chính, 100% phê phẩm, tương ứng với lỗi: lốp bị dép (BL, PS) | 7000 - 9000 7Trung Mat chức năng chính, 100% phê phâm, tương ứng với lỗi: cao su không điền | 5000 - 7000 6
bình đầy (LL, LS, LBT,LRC) _
Mat chức nang chính, 100% phê pham, tương ứng với lỗi: chat lượng cao su 3000 -5000 5
thiên nhiên không ổn định.Mat chức năng chính, 100% phê phâm tương ứng với các lỗi như: lốp bị bọt | 2000-3000 4khí (BS, BRC, AUT), lốp bị dư cao su ở vùng tanh (PB).
Thap Mat chức năng chính, 100% phê phâm tương ứng với các lỗi như: lốp bị đứt | 1000 - 2000 3
mối nối (ISC, CL, CRC), lốp bi dạt chỉ (SPC).Mat chức năng chính, 100% phê phẩm tương ứng với các lỗi như: chỉ mành 500 - 1000 2
không đạt chất lượng, compound phân tán không đều, lốp sữa nhưngkhông dat chat lượng (MRW), lốp bị loi định hình (MPCD, lop không datdo ngoại quan (OV).
Trang 37Rât Mat chức năng chính, 100% phê phẩm, tuy nhiên mức độ tôn that không cao <500 1
thấp lắm Tương ứng với các loại lỗi như:
> Céng đoạn luyện: bột than đen không dat chất lượng, cao su thiênnhiên có lần tạp chat, compound bị khô, công nhân vận hành cân nhầmhóa chat.
> Công đoạn dun: nước làm mát còn đọng lại nhiều trên mặt lốp, mặt lốpbị nhầm màu kẻ, mặt lốp bị co rút trong thời gian lưu trữ.
> Céng đoạn cán tráng: mật độ phân bố các sợi chỉ của bố không đạt.
> Công đoạn làm tanh: dây kẽm hết hạn sử dung, tanh bị sai quy cách,
chu vi sợi tanh không ồn định.> Công đoạn cán tâm: tam cao su có nhiều bọt khí, tam cao su bị sai thiếtkê.
> Công đoạn cắt: bố bị cắt sai so với thiết kế, bố bị nhăn /co rút, bố bịcong hai biên.
> Công đoạn thành hình: bán thành phẩm (BTP) bị dộp, BTP bịthiêu/thừa lớp bo, công nhan vận hành xâm thủng BTP của lop khôngruột (Tube less).
> Công đoạn lưu hoá: lốp bị cong tanh (KB), lốp lưu hóa lộn chiều (IG), lốpphê do khuôn khép không kín (OM), lop bị lệch tanh (NB).
> Tân suất xảy ra (O): Tân xuất xảy ra được xếp loại dựa vào tỉ lệ trung bình
hàng tháng mà các lỗi đó xảy ra ở Công ty
Bang 3 2: Tiêu chuân xếp loại tân xuât xảy ra của các sai hỏng (O)Mức độ | Khả năng xảy ra sự cô Tân suât | Diém
xuat hiện
Cực kỳ | Hư hỏng là không thể tránh khỏi được >10% 10
5% - 10% 9
Cao Quy trình không được kiểm soát băng thông kê, gây hư hỏng hàng loạt, tương | 2% - 5% 8
ứng với các loại lỗi như: lốp bị dính tap chất (FM, FMB), lốp bị dộp (BL,PS), lop phé do cao su không điên day (LL, LS, LBT, LRC)
Quy trình không được kiêm soát băng thông kê, gây hư hỏng hàng loạt, hiện | 1% - 2% 7tại chưa phát hiện các lỗi này trong quy trình.
Trung Quy trình được kiêm soát băng các công cụ thông kê, có một số hư hỏng thỉnh | 0.2% - 1% 6
bình thoảng xảy ra ngoài tầm kiểm soát, tương ứng với các loại lỗi như:
> Công đoạn lưu hoá: lốp bị bọt khí (BS, BRC, AUT), lốp bị nứt mối nối(ISC, CL, CRO), lốp bi dạt chi (SPC), lốp sữa nhưng không dat chấtlượng (MRW), lốp bị dư cao su ở vùng tanh (PB), ngoại quan mặt lốpkhông đạt (OV).
Trang 38Chương 3
Quy trình được kiểm soát băng các công cụ thông kê, có một số hư hỏng thỉnh | 0.05% -}5
thoảng xảy ra ngoài tâm kiêm soát, tương ứng với các loại lỗi như: 02%> Công đoạn luyện: chất lượng cao su thiên nhiên không ổn định.
> Công đoạn đùn: mặt lốp bị nhầm màu kẻ, nước làm mát còn đọng lạinhiều trên mat lop, mặt lop bị co rút trong thời gian lưu trữ.
> Công đoạn cán tráng: chỉ mành không đạt chất lượng (bị đứt ở một số
vi tri).> Công đoạn lam tanh: dây kém hết han sử dung, tanh bị chạy sai quycách.
> Công đoạn cán tam: tấm cao su có nhiều bọt khí, tam cao su bị sai thiếtkê,
> Công đoạn cắt: bố bị cắt sai so với thiết kế, bố bị nhăn /co rút, bố bịcong hai biên.
> Công đoạn thành hình: bán thành phẩm (BTP) bị nhốt khí nhiều, BTPbị thiêu/thừa lớp bo, công nhân xâm thủng BTP của lop không ruột.> Công đoạn lưu hoá: lốp bi cong tanh (KB), lốp bị lệch tanh (NB).
Quy trình được kiểm soát băng các công cụ thông kê, có một sô hư hỏng thỉnh | 0.01% -|4
thoảng xảy ra ngoài tam kiêm soát, tương ứng với các loại lỗi như: 0.05%> Công đoạn luyện: bột than den không dat chất lượng (có lẫn tap chat,
độ âm cao, ), cao su thiên nhiên có lan tạp chat, compound phân tánkhông đều, compound khô, công nhân vận hành can lộn hóa chat.> Công đoạn cán tráng: mật độ phân bố các sợi chỉ không đạt.> Công đoạn làm tanh: chu vi sợi tanh không én định.
> Công đoạn lưu hoá: lốp lưu hóa lộn chiều (IG), lốp phế do khuôn khépkhông kín (OM), lop bị loi định hình (MPCD.
Thap Quy trình được kiểm soát băng các công cu thông kê, có một sô hư hỏng thỉnh | 0.005%- 3
thoảng xảy ra nhưng năm trong tâm kiêm soát (những lỗi này tác giả không
ALLA Ậ TA ck SA 0.01%
liệt kê cụ thê trong phạm vi bài viết nay).
Quy trình được kiểm soát băng các công cụ thông kê, có một sô hư hỏng thỉnh | 0.001%- 2
thoảng xảy ra nhưng năm trong tâm kiêm soát (những 161 này tác gia không | 0.005%liệt kê cu thê trong phạm vi bài viết này).
Rat thap | Hau như không xảy ra (những lỗi này tác giả không liệt kê cụ thé trong phạm | <0.001% 1
vi bai viết nay).> Khả năng phát hiện hư hỏng (D): Khả năng phát hiện các sai hỏng dựa trêntiêu chí sau:
Bang 3 3: Tiêu chuẩn xếp loại khả năng phát hiện các sai hỏng (D)
Khả năng phát hiện Tiêu chuan đánh giá: dựa vào việc kiêm soát quá trình Điêm
Không thê pháthiện | Quá trình không được kiêm soát, không thê phát hiện hoặc phân tích Hiện tai 10
Công ty chưa tìm thấy sai hỏng nào thuộc loại này.Rat khó phát hiện Các lỗi sai hỏng rât khó phát hiện (không kiểm tra thường xuyên), tương ứng với 9
các lỗi như: chất lượng cao su thiên nhiên không 6n định, công nhân vận
hành xâm thủng BTP của lốp không ruột.
Trang 39Khó phát hiệnLỗi sai hỏng được phát hiện ở công đoạn khác bởi công nhân vận hành nhờ vào
các giác quan (nhìn, sờ, ngửi, ), tương ứng với các 161 tại các công đoạn như:> Công đoạn luyện: cao su thiên nhiên có lẫn tạp chất, compound khô.> Công đoạn dun: nước làm mát còn đọng lại nhiều trên mặt lốp, mặt lốpbị nhầm màu kẻ.
> Công đoạn làm tanh: tanh bị chạy sai quy cách, chu vi sợi tanh không 6nđịnh.
> Công đoạn cán tráng: mật độ phân bố các sợi chỉ không đạt.> Công đoạn thành hình: bán thành phẩm (BTP) bị dộp.> Công đoạn lưu hoá: lốp bị dính tạp chất (FM, FMB), lốp bị bọt khí (BS,
BRC, AUT), lốp bị dộp (BL, PS), lốp phế do cao su không điền đầy (LL,
LS, LBT, LRC), lốp bị nứt môi nôi (ISC, CL, CRC), lốp bị dạt chỉ (SPC),
lốp sữa nhưng không đạt chất lượng (MRW), lốp bị dư cao su ở vùng tanh
(PB), lop lưu hóa lon chiều (IG), ngoại quan mặt lop không dat (OV).
Cơ hội phát hiện rấtthấp
Lỗi sai hỏng được phát hiện ở ngay công đoạn đang sản xuất bởi công nhân vận
hành nhờ vào các giác quan (nhìn, sờ, ngửi, ), tương ứng với các 161 như:> Công đoạn luyện: bột than đen không đạt chất lượng (có lẫn tạp chất, độâm cao, ).
> Công đoạn cán tráng: chỉ mành không đạt chất lượng.> Công đoạn làm tanh: dây kém hết hạn sử dung.> Công đoạn cắt: bố bị nhăn /co rút, bố bị cong hai biên.> Công đoạn lưu hoá: lốp bị cong tanh (KB), lốp phế do khuôn khép khôngkín (OM), lop bi lệch tanh (NB), lop bị loi đỉnh hình (MPCI).
Cơ hội phat hiện thapLỗi sai hỏng được phát hiện ở công đoạn khác bởi công nhân vận hành nhờ vào
các công cụ kiêm tra (máy kiêm tra, thước, dụng cụ kiêm tra chuyên dùng, ),tương ứng với các 161 như: tam cao su bị sai thiết kê, bo bị cat sai so với thiếtkệ.
Cơ hội phát hiện trungbinh (50%)
Lỗi sai hỏng được phát hiện ở ngay công đoạn đang sản xuất bởi công nhân vận
hành nhờ vào các công cụ kiêm tra (máy kiêm tra, thước, dụng cụ kiêm trachuyên dung, ), twong ứng với các lỗi như:
> Công đoạn luyện: compound phân tán không đều, công nhân vận hànhcan lộn hóa chat.
> Công đoạn đùn: mặt lốp bị co rút trong thời gian lưu trữ.> Công đoạn cán tắm: tấm cao su có nhiều bọt khí.
> Công đoạn thành hình: BTP bị thiếu/thừa lớp bố.Rat có thê phát hiệnLỗi sai hỏng được phát hiện ở công đoạn khác bởi hệ thông kiểm soát tự động.
Hiện tại Công ty chưa phát hiện các dạng sai hỏng nàyCơ hội phát hiện caoLỗi sai hỏng được phát hiện ở ngay công đoạn đang sản xuất bởi hệ thông kiêm
soát tự động ở giai đoạn dau ra nhăm ngăn chặn các sản phâm không phù hợpchuyên sang công đoạn khác Hiện tại Công ty chưa phát hiện các dang sai hongnày.
Cơ hội phát hiện rất
cao
Lỗi sai hỏng được phát hiện ở ngay công đoạn đang sản xuất bởi hệ thông kiêm
soát tự động ngay lúc đang sản xuât Hiện tại Công ty chưa phát hiện các dangsai hỏng này.
Chắc chăn phát hiện
được
Việc ngăn chặn lỗi được thiết lập ngay từ lúc cài đặt máy, néu có điêu gi bat
thường thì hệ thống sẽ không hoạt động được nhăm ngăn chặn việc sản xuất cácsản phẩm không phù hợp, hiện tại Công ty chưa phát hiện các dạng sai hỏngnày.
Đề có được các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số S, O, D trên, nhóm đã sửdụng kỹ thuật tập thé danh nghĩa dé ra quyết định Cách làm là nhóm tổ chức họp vacác thành viên đưa ra các phương án của mình dựa trên một số thông tin đã đượctrưởng nhóm tong hop sẵn (tôn thất trung bình hàng tháng của một số lỗi thường gặp
Trang 40Chương 3
và tỉ lệ xuất hiện trung bình hàng tháng của các lỗi đó) Sau đó nhóm bắt đầu thảoluận dé làm rõ các thông tin liên quan Và cuối cùng là nhóm chọn phương án cónhiều người đồng thuận nhất
3.3.2 Bảng phân tích FMEA
Dựa vào tiêu chí cho điểm các chỉ số S, O, D ở trên, tác giả tiến hành phân tíchFMEA cho từng công đoạn trong quy trình sản xuất lốp PCB Tuy nhiên, ở đây tácgia chỉ liệt kê một số sai hỏng chính, có ảnh hưởng lớn đến ton thất của Công ty Cáclỗi còn lại, đọc giả có thể tham khảo thêm ở phần phụ lục Bảng 3.4 sau đây liệt kêmột số sai hỏng có chỉ số RPN cao:
Bang 3 4: Phân tích FMEA cho một số sai hỏng đáng kể tại Công ty
Yếu tổ sai | Tác động do | S | Nguyên nhân tiềm | O | Phương pháp | D |RPN | Tẩnhỏng sai hỏng an kiém soat hién tai thắt
(USD/thang)Lốp bị | Gây phê |8 | Nguyên liệu có chứa |8 |Kiêm tra ngoại |8 | 512 9420dính tạp phâm ở công tạp chất, khuôn dơ, quan, dựa vào các
chất (FM, | đoạn hiện tại màng hơi có dính tạp giác quan (nhìn,FMB) chất ngui, SỜ, ) cua
công nhânLốp bị dép | Gay phế |7 | Bán thành phâm bị|8 |Kiêm tra ngoại |8 |448 | 7740(BL, PS) phẩm ở công nhốt khí, quét xăng quan, dựa vào các
đoạn hiện tại lên bố quá nhiều, xâm giác quan (nhìn,
không kỹ, ngửi, SỜ, ) của
công nhânLốp phé do | Gay phế |6 | Do điều kiện định |8 |Kiêm tra ngoại |8 |384 | 6780cao su | phẩm ở công hình, không đủ nhiệt quan, dựa vào các
không điền | đoạn hiện tại độ quét chất chống giác quan (nhìn,day (LL, dính không du ngửi, SỜ, ) củaLS, LBT, công nhân
LRC)Chất lượng | Gay phé|5 |Khâu kiêm — soat|5 | Chỉ kiêm tra điều |9 | 225 | 3072cao su | phẩm ở công nguyên liệu đầu vào kiện bao bì
thiên nhiên | đoạn hiện tại chưa tốt, thườngkhông ổn |hoặc công xuyên thay đổi nhàđịnh đoạn sau , cung cấp, chọn mua