Trên cơ sở đó, đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu của cácnhà khoa học, nhà quản lý về hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.. “Giải pháp nâng cao hiệu
Trang 1ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE
DO THỊ THAN
HIEU QUA SU DUNG TAI SAN TAI CONG TY
CO PHAN TAP DOAN DABACO VIET NAM
Hà Nội — 2016
Trang 2ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘITRUONG DAI HOC KINH TE
DO THI THAN
HIEU QUA SU DUNG TAI SAN TAI CONG TY
CO PHAN TAP DOAN DABACO VIET NAM
Chuyên ngành: Tài chính — Ngân hang
Mã số: 60 34 02 01
NGƯỜI HUONG DAN KHOA HỌC: PGS.TS TRAN THỊ THÁI HÀ
XÁC NHẬN CỦA XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐCÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHAM LUẬN VĂN
Hà Nội - 2016
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn Thạc sỹ với đề tài “Hiệu gua sử dụng tài sản taiCông ty Cé phan Tập đoàn DABACO Việt Nam” là do chính tôi thực hiện với sựhướng dẫn khoa học của PGS.TS Trần Thị Thái Hà
Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận văn hoàn toàn được thu thập ban đầuhoặc trích dẫn từ các nguồn tin cậy, bảo đảm tính chính xác, rõ ràng; việc xử lý,phân tích và đánh giá các số liệu được thực hiện một cách trung thực, khách quan
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp cao học, ngoài sự nỗlực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo của cácthầy cô giáo, gia đình, bạn bè, và đồng nghiệp Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng biết ơnsâu sắc tới PGS.TS Trần Thị Thái Hà, người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện đềtài này Đồng thời, tôi muốn bay tỏ lòng biết ơn tới: các thầy cô giáo Khoa Tàichính — Ngân hàng Trường Đại học Kinh tế — Đại học Quốc gia Hà Nội; Các bạnhọc viên lớp TCNH3 — K22 đã đồng hành cùng tôi trong thời gian học tập, nghiêncứu; Công ty Cé phần Tập đoàn DABACO Việt Nam đã tạo điều kiện giúp đỡ tôitrong quá trình làm luận văn; Trường Cao đăng Thống Kê nơi tôi đang công tác Tôixin chia sẻ niềm vui khi hoàn thành đề tài nay với cha mẹ, gia đình va bạn bè —
những người luôn ủng hộ tôi.
Tôi xin gửi tới thầy cô, bạn bè và gia đình lời chúc sức khỏe, thành côngtrong cuộc sông
Xin chân thành cam ơn!
Trang 5MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT -222+2E+2E£SEE2EE2EEEEE2EE2E127E 2122222 rkeg iDANH MỤC CAC BANG BIBU on eeessssessssssessssssesssesssessesssecssessscssecssecsssssesssecsusesecsses iiDANH MỤC CÁC HINH o.oceecsssesssessssssesssesssessvsssvcssessuessusssssssessuetsesssesssesssesssssessses iiiLOL NÓI DAU woeeeccescsssessssssssssesssessssssssssecssssssessesssscsssssusssecsussssssesssessuessusssecssecseseseesses |CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CUU VÀ CƠ SỞ LÝTHUYET VE HIỆU QUA SỬ DỤNG TAI SAN CUA DOANH NGHIỆP 41.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu c cccccsccesscsssesssesssesssesssessecssecsssesscssecssesseesecsses 41.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp - 5
1.2.1 Phân loại tài sản của doanh nghiỆD St St hi 6
1.2.2 Hiệu qua sử dụng tai sản của doanh nghiep ccccccccccccccccccseseeteeteteeesseeeeees 10
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dung tài sản trong doanh nghiệp 17
1.3.1 NhGn t6 KMAGCH Quan nang 171.3.2 Nhân tổ Chủ QUAN voecccececssesscesscsssssssesssssssssssssssissssssisssessistiessiessiesitssetssveee 21CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIET KE NGHIÊN CỨU 312.1 Cách tiếp cận và thiết kế nghiên COU woe cececcceesessessesesecsessessessessessssesteseeseees 31
2.2 Phương pháp nghiên CỨU c0 2221132313111 31 1111 1118111 0111111 811 rv rưy 31
2.2.1 Phương pháp thu thập dit lIỆU ẶScSS St ky hệt 31
2.2.2 Phuong pháp tổng hop dữ liệu - 55-5 SE E221 1 erre 32
2.2.3 Phương pháp phân tích it HIỆM - Tnhh HH nhiệt 32CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIEU QUA SỬ DỤNG TAI SAN CUA CONG TY
CO PHAN TAP DOAN DABACO VIỆT NAM Q ccsscsssesssesseessesssesssessesssesssesseesseen 383.1 Khái quát về của Công ty Cổ phan Tập đoàn DABACO Việt Nam 38
3.1.1 Chức năng, nhidm VỤ TS SS St S ST Hà Hy ch 383.1.2 Đặc điểm sản suất kinh dOmh o.cccccccccsccssscssssssssessssssssesssessssssssssssesssissssesssees 393.1.3 Cơ cầu tổ chức — nhân sự - 5: 2+5 2S2EE22212111211211221211212 xe 403.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, - 5s 5sccceccssEserserxerterred 4]
Trang 63.1.5 Khái quát về tình hình tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam
trong giai đoạn 2012 — 2) ÏÕ c s1 E110 1111 1111111111111 11111111 1111111111 ket 44
3.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO
M8 0 cccececcccccecessscececesssssceccccesssssseccssessssesecesessssesecseesssssecseessssssecessessseeess 52
3.2.1 Thực trạng hiệu quả sử dụng tổng tài sản s-5cccccccccsererrerered 33
3.2.2 Thực trạng hiệu quả sử dụng TSNH Ặ ST SA Hye 35 3.2.3 Thực trạng hiệu quả sứ dụng TSÙ)H c- Sc Shin 62 3.2.4 Phân tích [DUJDOHẨ cv v11 vkS v KH KH k TH KH kg 63 3.3 Đánh giá hiệu qua sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam 66
3.3.1 Kết quả đạt đượỢC 5c ST E212 121211111 663.3.2 HAN NE nh 69
3.3.3 NUVEN ANGI oc Ắeằeaằe< a 70CHUONG 4: GIẢI PHAP NANG CAO HIEU QUA SỬ DUNG TAI SAN CUACÔNG TY CO PHAN TAP DOAN DABACO VIET NAM - - 774.1 Dinh hung phat in 44:4 77
4.1.1 Định hướng phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam 55555552 774.1.2 Định hướng phát triển của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam 79
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO
"VIỆT ÌNaIm 21 1100122230311 111119530 1111111031 11kg 1n kg K01 KEErt 80
4.2.1 Giải pháp nâng cao hiệu qua sử dụng TSNH ààcằSeeiieiei 60
4.2.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSDH cẶSccsscssccssexes 86
4.2.3 Một số giải pháp Chung KNGC cesceccecccscssscescsssesseeseessessessesssessessessvsssessessessveees 8&8N07 1; nan ng ố ố e 93
450099000155 - 97IV.1080900):7 9804 0 99
PHU LUC
Trang 7DANH MỤC CÁC TU VIET TAT
STT | KÝ HIỆU NGUYÊN NGHĨA
1 BCTC Báo cáo tài chính
10 SXKD Sản xuất kinh doanh
11 TACN Thức ăn chăn nuôi
Trang 8DANH MỤC CÁC BANG BIEU
STT Bảng Nội dung Trang
1 | Bang 3.1 | Cơ cấu tổ chức của CTCP Tập đoàn DABACO ViệtNam | 42
2 Bảng 3.2 | Tình hình SXKD của Công ty 43
3 Bang 3.3 | Co cầu tai sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam 44
4 Bang 3.4 | Cơ cau TSNH của CTCP Tap doan DABACO Viét Nam 48
5 Bảng 3.5 | Co cau TSDH của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam 50
Hệ số hao mòn TSCD HH của CTCP Tập đoàn
6 Bảng 3.6 52
DABACO Việt Nam
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tổng tài sản
7 Bảng 3.7 33
của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của
8 Bang 3.8 ; 56
CTCP Tap doan DABACO Viét Nam
Nhóm chi tiêu phản ánh kha năng thanh toán ngắn han
9 Bảng 3.9 60
của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSDH của
10 | Bang 3.10 62
CTCP Tap doan DABACO Viét Nam
11 | Bang 3.11 | Các chỉ tiêu phan ánh kha năng sinh lời 64
12 | Bảng 3.12 | Cơ cau tai trợ của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam 67
Vốn lưu động ròng của CTCP Tập đoàn DABACO
13 | Bang 3.13 68
Việt Nam
il
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Hình Nội dung Trang
Mô hình khép kín 3F của CTCP Tập đoàn DABACO
1 Hinh 3.1 39
Việt Nam
2_ | Hình3.2 | Cơ cấu tổ chức của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam | 4I
3 Hình 3.3 | Cơ cấu tài sản của CTCP Tap đoàn DABACO Việt Nam 45
Cơ cau TSNH của CTCP Tập đoàn DABACO Việt
4 Hình 3.4 46
Nam năm 2014
Các chỉ tiêu phan ánh hiệu quả sử dụng tong tài sản
5 Hình 3.5 | của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam và trung 54
bình ngành SXKD
Nhóm chỉ tiêu về vòng quay tài sản của CTCP Tập
6 Hình 3.6 57
đoàn DABACO Việt Nam và trung bình ngành SXKD
Nhóm hệ số kha năng thanh toán ngắn hạn của CTCP Tập
7 Hình 3.7 61
đoàn DABACO Việt Nam và trung bình ngành SXKD
8 Hình 3.8 | Cơ cấu tài trợ của CTCP Tap đoàn DABACO Việt Nam 67
9 Hình 3.9 | Diễn biến ty giá và Dollar — index từ 01/2012 đến 5/2015 73
1H
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế, có rất nhiều loại hình doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp cónhững đặc thù về cơ cấu tô chức, hoạt động sản xuất kinh doanh va những mục tiêuphát triển khác nhau Song mục tiêu bao trùm nhất đối với tất cả các doanh nghiệp
là tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu
Đề thực hiện mục tiêu trên, vấn đề sử dụng tai sản trở thành nội dung quan
trọng trong quản trị tài chính Doanh nghiệp sử dụng tài sản hiệu quả sẽ giúp cho
quá trình hoạt động SXKD diễn ra thông suốt và đạt kết quả kinh tế cao hơn Từ đó,
nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu
công ty.
Trong bối cảnh suy thoái của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tếViệt Nam nói riêng, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn Dé tổn tại và pháttriển, đòi hỏi doanh nghiệp cần có nhiều biện pháp giải quyết những khó khăn đó.Vẫn đề nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản càng được quan tâm đặc biệt
CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam được thành lập dưới hình thức CTCP.
Hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thức ăn chănnuôi; giống và thịt gia súc, gia cầm, thủy sản Ngoài ra, công ty còn hoạt động tronglĩnh vực kinh doanh bất động sản, nhà ở và đầu tư xây dựng hạ tầng khu đô thị mới,khu công nghiệp vừa và nhỏ Do hoạt động đa lĩnh vực, nên vấn đề quản lý sử dụngtài sản là yêu cầu được công ty đặt lên hàng đầu Trong thời gian qua, công ty đãquan tâm đến hiệu quả sử dụng tài sản và đã đạt được những thành công nhất định
Nhờ đó, khả năng cạnh tranh cũng như quy mô của công ty ngày cảng được nâng
cao Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để có thể tồn tại và phát trênbền vững thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản là một trong những vấn đề quantrọng của công ty Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng sử dụng tài sản tạicông ty, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sw dụng tài sản tại Công ty Cổ phan Tậpđoàn DABACO Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ kinh tế với mong muốn đóng góp
Trang 11những ý kiến của mình nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong CTCP Tập
đoàn DABACO Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu
Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng tài sản được trình bày trong các tài liệu đãđược xuất bản Trên cơ sở đó, đã có một số công trình, đề tài nghiên cứu của cácnhà khoa học, nhà quản lý về hiệu quả sử dụng tài sản và hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp Các nghiên cứu đó thường đi phân tích từng mảng riêng của quá
trình sử dụng tài sản, hiệu quả quản lý tài sản của doanh nghiệp mà chưa nêu bật
được sự gắn kết giữa các giai đoạn của quá trình luân chuyền tai sản dé có cái nhìn
toàn diện và sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các giai đoạn.
Đề tài “Hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACOViệt Nam ” được thực hiện với mong muốn đánh giá thực trạng hoạt động sử dụngtài sản của công ty, nêu lên cái nhìn tổng hợp và sự tác động giữa giai đoạn huyđộng tài sản và giai đoạn sử dụng tai sản trong doanh nghiệp, thực tế tại CTCP Tậpđoàn DABACO Việt Nam Qua đó tìm ra những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng tài sản, làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả sử dụng tải sản của công ty.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
— Mục dich nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hóa những lý luận về hiệu quả sử dụng tải sản, luận vănđánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty và đề xuất một số giải pháp nhằm gópphần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam
— _ Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa các khái niệm hiệu qua sử dụng tài sản, hệ thống chỉ tiêuđánh giá hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, những nhân tố ảnh hưởng tớiviệc quản lý nguồn tài sản ở các doanh nghiệp
+ Phân tích thực trạng tai sản và hiệu quả sử dụng tai sản tại CTCP Tap
đoàn DABACO Việt Nam trong thời gian qua, những tồn tại và đưa ra các giải phápkhắc phục dé nâng cao hiệu quả sử dụng tai sản tại Công ty
2
Trang 124 Câu hỏi nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài được thực hiện bằng việc trả lời một số câu hỏi
nghiên cứu như sau:
— Cơ sở lý luận cho việc phân tích hiệu quả hoạt động sử dụng tài sản của
CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam là gì?
— Tình hình sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam như thế nào?
— Điểm mạnh và điểm yếu của công ty và đề xuất những giải pháp nhằm khắcphục những bất ồn trong hoạt động sử dụng tài sản mà Công ty đang gặp?
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
— Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của Doanh nghiệp
— Pham vi nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng tài sản của CTCP Tập đoàn
DABACO Việt Nam trong thời gian 4 năm 2012, 2013, 2014 và 2015.
6 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, luậnvăn sử dụng tong hợp các phương pháp nghiên cứu phô biến: Phương pháp thống
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh dé tiến hành nghiên cứu thông qua các báo cáo tài
chính của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam.
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục cácviết tắt và phần phụ lục, luận văn gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và co sở lý thuyết về hiệu qua sử
dụng tài sản của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp luận và thiết kế nghiên cứuChương 3: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cô phần Tập
đoàn DABACO Việt Nam
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần
Tap đoàn DABACO Việt Nam.
Trang 13CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
THUYET VE HIỆU QUA SỬ DỤNG TAI SAN CUA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tinh hình nghiên cứu
Nhìn chung, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng tài sản trongdoanh nghiệp.
“Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Xuất nhậpkhẩu Than — VINACOMIN”, Luận văn Thạc sỹ 2006, lưu tại Học viện Tài chính,của tác giả Lê Thị Huyền Trang đã nêu ra một sỐ lý luận cơ bản về vốn lưu động vàgiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại CTCP Xuất nhập khẩu than.Ngoài ra, bài viết đã nêu lý luận và phương pháp quản trị vốn lưu động bằng tiềnmặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
“Nang cao hiệu quả sử dụng tai san của CTCP Hang hải Hà Nội”, Luận văn
Thạc sỹ 2008, lưu tại Đại học Kinh tế Quốc dân, của tác giả Nguyễn Thị ThanhDung đã phân tích và chỉ ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản trong doanh nghiệp.
“Nâng cao hiệu quả sử dụng von tại CTCP Kính VIGRACERA Đáp Cau”,Luận văn Thạc sỹ 2009, lưu tại Đại học Kinh tế — Đại học Quốc gia Hà Nội, của tácgiả Ngô Thị Thanh Huyền đã làm rõ về mặt lý luận quá trình luân chuyền vốn trongCTCP kính Đáp Cầu, từ quá trình đưa vốn vào kinh doanh, đến việc đánh giá thựctrạng sử dụng vốn của công ty, từ đó tìm ra những nguyên nhân cơ bản và nhữngnhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dung vốn Tác giả cũng đã đề xuất một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty
“Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty TNHH gom sử Bát Tràng”,Luận văn Thạc sỹ 2012, lưu tại Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, của tácgiả Đào Thị Thu Huyền đã chỉ ra những thành công, hạn chế của công ty TNHHgốm sứ Bát Tràng trong việc sử dụng tài sản Từ đó, giúp doanh nghiệp hoàn thiệnhơn trong quản lý, nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệphoạt động trong lĩnh vực sản xuất
Trang 14“Đau đâu bài toán sử dụng vốn hiệu quả” của tác giả Nguyễn Minh Đức,đăng trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam ngày 12/5/2011 nêu lên một số nguyên nhândẫn đến việc suy giảm hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp Việt Nam.
“Sáu sai lầm trong quản trị vốn lưu động” Tác giả Kevin Kaiser và S.DavidYoung trên Harvard Business Review Bài phân tích đã nêu nên sáu sai lầm trong quảntrị vốn lưu động được đúc rút từ nghiên cứu hoạt động cảu các công ty và tập đoàn lớntrên thế giới (Quản lý bằng báo cáo thu nhập, khen thưởng lực lượng bán hàng chỉ vìtoocs độ tăng trưởng đạt được, áp dụng hệ số thanh toán nợ hiện tại và hệ số thanh toán
nợ nhanh, quá chú trọng đến chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất, lay đối thủlàm chuẩn, quản lý các khoản phải thu theo các khoản phải trả)
Các công trình, bài viết nghiên cứu trên đã đề cập đến những vấn đề chung
về tài sản, hiệu quả sử dụng tài sản, nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp sửdụng tài sản kém hiệu quả Từ đó, nêu lên một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp Tuy nhiên, một số đề tài nghiên cứu đã khôngcon tính cập nhật do năm nghiên cứu là trước năm 2012 cũng như chưa có nghiên
cứu nảo tiếp cận có hệ thong đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tạiCông ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam Do vậy, kế thừa phương phápnghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước, tôi đã chọn đề tài “Hiệu quả sửdụng tài sản tại Công ty Cổ phan Tập đoàn DABACO Việt Nam” làm luận văn tốtnghiệp với mong muốn đánh giá thực trạng hiệu quả sử dung tài sản tại Công ty Cổphần Tap đoàn DABACO Việt Nam - một tập đoàn lớn, hoạt động trên nhiều lĩnhvực, tim ra những vấn đề còn tôn tại trong hiệu quả sử dụng tài sản, làm cơ sở đềxuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của công ty
1.2 Cơ sở lý thuyết về hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Theo điều 163, Bộ Luật Dân sự 2005:
Tài sản của doanh nghiệp là tắt cả các nguồn luc có thực, hữu hình hoặc vôhình gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyên tài sản của doanh nghiệp tại mộtthời điểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích cho doanh nghiệp đó
Trang 15Như vậy, tài sản của doanh nghiệp là tất cả nguồn lực thực có của doanh nghiệp,bao gồm các vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyên tài sản của doanh nghiệp tại một thờiđiểm nhất định, có khả năng mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp đó.
Tài sản của doanh nghiệp được hình thành từ các giao dịch hoặc các sự kiện
đã qua như góp vốn, mua sắm, tự sản xuất, được cấp, được biếu tặng
Tài sản được biểu hiện dưới hình thái vật chất như nhà xưởng, máy móc,thiết bị, vật tư, hàng hóa hoặc không thể hiện dưới hình thái vật chất như bản quyền,băng phát minh sáng chế nhưng phải thu được lợi ích kinh tế trong tương lai vàthuộc quyền kiểm soát của doanh nghiệp
Ngoài ra, tài sản của doanh nghiệp còn bao gồm các tài sản không thuộcquyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp kiểm soát được và thu đượclợi ích kinh tế trong tương lai như tài sản thuê tài chính
1.2.1 Phân loại tài sản của doanh nghiệp
Căn cứ vao mục đích nghiên cứu, có nhiều cách phân loại tài sản của doanh
nghiệp như :
v Căn cứ theo chu kỳ sản xuất kinh doanh: Tài sản được phân thành Tài sản
cô định và Tài sản lưu động
* Căn cứ theo đặc tính cấu tạo vật chất: Tài sản được phân thành Tài sản hữu
* Tài sản ngắn hạnMột tài sản được xếp vào TSNH khi tài sản này có thời gian sử dụng, thu hồiluân chuyên trong một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh Những tài sản này là tiền
Trang 16hoặc tương đương tiền, việc sử dụng chúng không gặp bất kỳ hạn chế nào hoặcđược nắm giữ chủ yếu cho mục đích thương mại, mục đích ngắn hạn và dự kiến thuhồi trong vòng một năm.
Có nhiều tiêu chí khác nhau dé phân loại TSNH Ở đây, tác giả chỉ đề cậpđến tiêu chí phân loại được sử dụng trong bài nghiên cứu là phân loại căn cứ theo hệthống tài khoán kế toán trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp Khi đó, TSNHbao gồm:
Tiên và các khoản tương đương tiền: Phản ánh tong hợp toàn bộ số tiền hiện
có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo Trong đó, tiền được hiểu là tiền mặt,tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyên Các khoản tương đương tiền là các khoảnđầu tư ngắn han có thời hạn thu hồi hoặc đáo han không quá 3 tháng có kha năngchuyên đổi dé dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trongchuyên đổi thành tiền ké từ ngày mua khoản đầu tư đó tại thời điểm báo cáo
Tài sản tài chính ngắn hạn: Bao gồm các khoản đầu tư chứng khoán có thờihạn thu hồi dưới một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh (Như: Tín phiếu KhoBạc, Kỳ phiếu ngân hàng, ) hoặc các chứng khoán mua vào ban ra (cổ phiếu, tráiphiếu) dé kiếm lời và các loại đầu tư tài chính khác không quá một năm
Các khoản phải thu ngắn hạn: Khoản phải thu xuất hiện khi có các khoản
nợ, các giao dịch chưa thanh toán hoặc bat cứ nghĩa vụ tiền tệ nào mà khách hàngchưa thanh toán cho công ty Chúng phản ánh các khoản tiền sẽ được thanh toántrong tương lai Các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: phải thu ngắn hạn của kháchhàng, phải thu nội bộ ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn khác có thời hạn thuhồi hoặc thời gian thanh toán dưới một năm
Ton kho: bao gồm vật tu, hàng hóa, sản phẩm, sản phẩm do dang được doanhnghiệp giữ trong kho Doanh nghiệp giữ hàng tồn kho nhằm mục đích đảm bảonguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho ngườimua Ngoài ra, việc tích trữ hàng tồn kho còn nhằm mục đích đề phòng những bắt
trac nhât định trong nguôn cung, nguôn câu, trong giao nhận hàng.
Trang 17Tài sản ngắn hạn khác: Bao gồm Chi phi trả trước ngắn hạn; thuế GTGTđược khấu trừ; thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước và tài sản ngắn hạn khác.
* Tài sản dài hạn
Tất cả các tài sản khác ngoài TSNH được xếp vào loại TSDH, là những tàisản có thời gian sử dụng, thu hồi luân chuyên trên một năm Bao gồm: Các khoảnphải thu dài hạn, TSCĐ, bất động sản đầu tư, các khoản TSTC dài hạn và các
TSDH khác.
Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng,
phải thu nội bộ dài hạn và các khoản phải thu dài hạn khác có thời gian thu hồi hoặc
thanh toán trên một năm.
Bắt động sản dau tu: là những BĐS như: quyền sử dụng đất, nhà hoặc mộtphần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đithuê tài sản theo hợp đồng thuê tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc chothuê hoặc chờ tăng giá mà không phải dé sử dụng trong sản xuất, cung cấp hang
hoá, dịch vụ hay cho các mục đích quản lý hoặc bán trong kỳ hoạt động kinh doanh
thông thường BĐS đầu tư khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai và
xác định nguyên giá một cách đáng tin cậy sẽ được ghi nhận là tải sản.
Tài sản cô định:
TSCD là những tai sản có giá trị lớn, có thời gian sử dụng dài cho các hoạt
động của doanh nghiệp và phải thỏa mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn sau đây:
+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dung tài sản đó;
+ Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên;
+ Nguyên giá tai sản phải được xác định một cách tin cậy va có giá tri từ
30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) trở lên
TSCĐ là yếu tố quan trọng nhất, quyết định năng lực SXKD của doanh
nghiệp Do vậy, TSCD cần được đôi mới thường xuyên dé tăng khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Nhờ việc đổi mới TSCD, năng suất sẽ tăng cao, chat lượng sảnphẩm, dịch vụ tốt hơn, chỉ phí tạo ra sản phẩm, dịch vụ thấp tạo điều kiện đây mạnh
tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ Từ đó làm tăng doanh thu và do đó doanh nghiệp mới có
8
Trang 18đủ sức cạnh trạnh trên thị trường Do vậy, việc đầu tư đổi mới TSCD kịp thời, hợp
lý trở thành vẫn đề sống còn đối với mỗi doanh nghiệp
Ngoài ra, xét trên góc độ tài chính doanh nghiệp, đầu tư đổi mới TSCD làmột nhân tố quan trọng dé giảm chi phí như: Chi phí sửa chữa lớn TSCD, hạ thấphao phí năng lượng, giảm chi phí biến đổi dé tạo ra sản phẩm va là biện pháp rấtquan trọng để hạn chế hao mòn vô hình trong điều kiện cách mạng khoa học kỹthuật phát triển nhanh, mạnh như hiện nay
Đề dễ dàng quản lý, TSCĐ được phân loại dựa trên các tiêu thức nhất định.Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tìm hiểu sâu hơn về cáchphân loại TSCD theo hình thái biểu hiện Theo cách phân loại này, TSCĐ được chia
thành hai loại: TSCD hữu hình và TSCD vô hình:
TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do doanhnghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh như: Nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc,thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn
TSCD vô hình: Là những tài sản không có hình thái vat chất nhưng xác định
được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động SXKD, cung
cấp dich vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn TSCD vôhình như quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hoá, phần mềm máy vi tính, bảnquyền, bằng sáng ché,
Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tưvào TSCĐ theo hình thái biểu biện, là căn cứ dé quyết định đầu tư dài hạn hoặc điềuchỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loạiTSCĐ.
Tài sản tài chính dài hạn: Là các khoản đầu tư vào việc mua bán các chứngkhoán (cô phiếu, trái phiếu) có thời hạn thu hồi trên một năm hoặc góp vốn liêndoanh bằng tiền, bằng hiện vật; mua cô phiếu có thời hạn thu hồi vốn trong thờigian trên một năm và các loại đầu tư khác vượt quá thời hạn trên một năm Đây làcác khoản đầu tư vào các lĩnh vực bên ngoài hoạt động SXKD của doanh nghiệptrong thời hạn trên một năm nhằm tạo ra nguồn lợi tức lâu dài cho doanh nghiệp
Trang 19Khi phân loại theo chức năng, tài sản được phân thành tài sản hoạt động và
tài sản tài chính Trong đó, những tài sản sử dụng cho quá trình hoạt động SXKD
của doanh nghiệp, tức là các hoạt động tạo ra sự ton tại và phát triển trong dài hạncủa doanh nghiệp như tài sản cố định, hàng tồn kho, tiền mặt, phải thu khách hàng
là tài sản hoạt động Các tài sản hoạt động sẽ tạo ra doanh thu bán hàng và cung cấpdich vụ cùng với việc phát sinh các khoản chi phí giá vốn hàng bán, chi phi bánhàng và chi phí quan lý doanh nghiệp trên báo cáo kết quả kinh doanh Đó là nhữngtài sản chủ yếu của các doanh nghiệp SXKD Do vậy, việc phân tích hiệu quả sửdụng tài sản có ý nghĩa trong việc đánh giá khả năng sinh lời dài hạn cùng các triển
vọng trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2 Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
1.2.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp
Trong quá trình t6 chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị cácdoanh nghiệp phải luôn luôn kiểm tra đánh giá tính hiệu quả của chúng Muốn kiểm
tra đánh giá các hoạt động SXKD nói chung của doanh nghiệp cũng như từng lĩnh
vực, từng bộ phận bên trong thì doanh nghiệp phải thực hiện việc tính hiệu quả của các hoạt động SXKD đó Vậy thì hiệu quả sử dung tai sản của doanh nghiệp là gi?
Dé hiểu được phạm trù hiệu quả sử dụng tai sản thì trước tiên cần hiểu hiệu quả nóichung là gì? Từ trước đến nay, có rất nhiều tác giả đưa ra các quan điểm khác nhau
về hiệu quả:
Theo P.Samuellson và W.Nordhaus thì “Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hộikhông thể tăng sản lượng một cách hàng loạt hàng hóa mà không cắt giảm một loạt hànghóa khác Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khác nhau về hiệu quả”
Wohe và Doring lại đưa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế Đó là hiệu quảkinh tế tinh bang đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tinh bằng đơn vi giá trị Theohai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau: “Mối quan hệ tỷ lệ giữa sảnlượng tính theo đơn vị hiện vật (chiếc, kg ) và lượng các nhân tố đầu vào (giờ lao
động, đơn vi thiết bị, nguyên vật liệu ) được gọi là tính hiệu quả có tính chất kỹ
thuật hay hiện vật”, “Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí kinh doanh phải chỉ ra trong
10
Trang 20điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực té phai chi ra dugc goi 1a tinhhiệu quả xét về mặt giá trị” và “dé xác định tính hiệu quả về mặt giá trị, người tacòn hình thành tỷ lệ giữa sản lượng tính bang tiền và các nhân tố đầu vào tinh bangtiền” Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị của hai ông chính là năng suấtlao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao vật tư, còn hiệu quả tính bằng giátri là hiệu quả hoạt động quan tri chi phí.
Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữakết quả nhận được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó Điền hình cho quan điểmnày là tác giả Manfred Kuhu, theo ông: “Tính hiệu quả được xác định bang cách laykết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh” Đây là quan điểm đượcnhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh tế của quátrình kinh tế
Từ các quan điểm về hiệu quả trên thì ta có thé đưa ra khái niệm về hiệu qua:Hiệu quả là một thuật ngữ dé chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêucủa chủ thê và các yếu tố đầu vào mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong điều kiệnnhất định, và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với các yêu tô đầu vào
Có thé hình thành công thức khái quát như sau:
K
H = _
C Trong đó: H là hiệu quả
K là kết quả
C là yếu tố đầu vàoNhư vậy, hiệu quả là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra,được xem xét trong bối cảnh hay điều kiện nhất định, đồng thời cũng được xem xétdưới quan điểm đánh giá của các chủ thé nghiên cứu
Từ những khái quát trên, có thé khang định ban chất của hiệu quả là phanánh được trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các mụctiêu như hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội đó là cơ sở dé doanhnghiệp ton tại và phát triển Hiệu quả chỉ được coi là đạt được một cách toan diện
11
Trang 21khi hoạt động của các bộ phận mang lại không ảnh hưởng đến kết quả chung, cónghĩa là khai khác hiệu quả các yếu tố đầu vào sao cho đạt kết quả lớn nhất.
Từ khái niệm tổng quát về hiệu quả, có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả sử
dụng tài sản như sau: Hiệu quả sử dụng tai sản của doanh nghiệp là thước do phan ánh trình độ, năng lực của doanh nghiệp trong việc khai thác và sử dụng tài sản
nhằm dat được các mục tiêu đặt ra của doanh nghiệp
1.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tai sản của doanh nghiệp
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sw dụng tong tài sản
— Vòng quay tổng tài sản:
Vòng quay Doanh thu thuầntông tài sản Bình quân giá trị tổng tài sảnVòng quay tổng tài sản đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà khôngphân biệt đó là tài sản lưu động hay TSCD Về ý nghĩa, tỷ số nay cho biết mỗi đồngtài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần Chỉ tiêu này
càng lớn hiệu quả sử dụng tài sản càng cao.
— Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets — ROA)
Lợi nhuận sau thuế
ROA =
Binh quân giá tri tong tài sảnROA phản ánh một đơn vi tai sản tạo ra bao nhiêu đơn vi lợi nhuận sau thuế
Tỷ số ROA phụ thuộc rất nhiều vào kết quả kinh doanh trong kỳ và đặc điểm
của ngành SXKD Các ngành như dịch vụ, du lịch, tư vấn, thương mại tỷ SỐ này
thường rất cao, trong khi các ngành như công nghiệp chế tạo, ngành hàng không
ty số này thường rất thấp Do đó, dé danh giá chính xác cần phải so sánh với bình
quân ngành hoặc so sánh với doanh nghiệp tương đương trong ngành.
— Tỷ số suất sinh lợi cơ bản
l EBIT
Suat sinh lợi căn bản =
Tông tài sản
Ty sô suât sinh lợi được sử dụng đê đo hiệu qua của việc tai trợ cho các nhu
câu về tài sản của doanh nghiệp băng vôn chủ sở hữu và vôn vay Tỷ sô này cho
12
Trang 22biết một đơn vị tài sản tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế và lãi Nếu chỉtiêu này lớn hơn chỉ phí nợ thì đầu tư bằng nợ có lợi cho doanh nghiệp hơn đầu tưbăng vốn chủ sở hữu.
* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lợi của TSNH Nó cho biết mỗi đơn vị
giá trị TSNH có trong kỳ đem lai bao nhiêu don vi lợi nhuận sau thuế.
— Chu kỳ chuyển đổi tiên mặt (CCC - Cash Conversion Cycle)Một nguyên tắc của quản lý vốn luân chuyên là thu tiền càng nhanh càng tốt
và trì hoãn các khoản phải trả cho nhà cung cấp càng lâu càng tốt, nguyên tắc nàydựa trên khái niệm chu kỳ chuyên đổi tiền mặt Chu kỳ chuyền đổi tiền mặt của mộtcông ty được xác định là khoảng thời gian từ khi thanh toán các khoản nợ đến khithu được tiền
CCC = ACP + AAI—- APP
Trong đó: ACP: Ky thu tiền bình quân
AAI: Số ngày tồn kho bình quan
APP: Kỳ phải trả bình quân
Một chu kỳ chuyên đổi tiền mặt ngắn hơn sẽ làm tăng khả năng sinh lợi củacông ty Chu kỳ chuyên đổi tiền mặt càng dài thì nhu cầu tài trợ từ bên ngoài với chi
13
Trang 23phí càng cao vì rút ngắn chu kỳ chuyền đổi tiền mặt làm tăng khả năng sinh lợi của
công ty.
Dé tinh được chu kỳ chuyên đổi tiền mặt, cần tính các chỉ tiêu về khả năng
hoạt động của doanh nghiệp:
+ Vong quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêuvòng trong một kỳ báo cáo nhất định dé đạt được doanh thu trong kỳ đó
Vòng quay Doanh thu thuần
khoản phải thu Bình quân khoản phải thu
Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao Quansát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm củadoanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp
+ Kỳ thu tiền bình quân (ACP — Average collection period)
Kỳ thu tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình can thiết dé mộtcông ty thu hồi các khoản nợ từ khách hàng
365 ACP =
Vòng quay khoản phải thu
+ Vong quay hàng tôn khoVòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luânchuyên trong kỳ Hệ số này cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là
nhanh hay chậm.
Vòng quay Gia vốn hàng bán
hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân
Hệ số vòng quay hàng tồn kho cao cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh vàhàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều
Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy nghĩa là lượng hàng
dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khảnăng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh dành thị phần Hơn
14
Trang 24nữa, dự trữ nguyên liệu, vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thêkhiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cầnphải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng.
Ngoài ra, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nênkhông phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu
+ SỐ ngày ton kho bình quân (AAI — Average age of inventories)Chi số này phan ánh khoảng thời gian cần thiết dé công ty có thé thanh lýđược hết số lượng hàng tồn kho của mình
Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thé sẽ giúp doanh nghiệp giảmđược chi phí về vốn, đồng thời thé hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhàcung cấp và chất lượng sản phẩm đối với khách hàng
+ Kỹ phải trả binh quân (APP — Average payment period)
Là chi sô thê hiện so ngay trung bình ma công ty cân dé tra tiên cho nhà cung
câp Hệ sô này thê hiện môi quan hệ giữa doanh nghiệp và người bản.
365 APP =
Vong quay khoan phai tra
Hệ số ky phải trả bình quân cao nghĩa là công ty có quan hệ tô t với nhà cungcấp và có khả năng kéo giãn thời gian trả tiền cho người bámNgược lại, hệ số này thấpnghĩa là công ty phải trả tiền cho người bán trong thời gian ngắn sau khi nhận hàng
— Nhóm hệ số khả năng thanh toán
15
Trang 25Khả năng thanh toán là kết quả của sự cân bằng giữa các luồng thu và chỉhay giữa nguồn vốn kinh tế và nguồn lực san có, là khả năng đảm bảo trả được cáckhoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào Việc nắm giữ một lượng tiền mặt lớn có thể tăngkhả năng thanh toán nhưng số tiền này lại không tham gia vào quá trình SXKD tạo
ra lợi nhuận Chính vì vậy, xét về ý nghĩa, nhóm hệ số về khả năng thanh toán
không phản ánh hiệu quả của tải sản, thậm chí còn là phản hiệu quả Tuy nhiên,
phân tích khả năng thanh toán là yêu cầu cần thiết để kiểm tra hiệu quả sử dụngTSNH trong doanh nghiệp Doanh nghiệp thường phải đánh đổi giữa khả năng
thanh toán với khả năng sinh lời.
+ Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán Giá trị TSNH
Gia tri nợ ngan han bao gom khoan muc I, A cua phan nguồn vốn
+ Khả năng thanh toán nhanh
Khả năng Giá trị TSNH — Hàng tồn khothanh toán nhanh Giá trị nợ ngắn hạn
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh cho biết liệu doanh nghiệp có đủ các TSNH
dé trả cho các khoản nợ ngăn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho hay không
Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh toán hiện hành
Một công ty có tỷ số thanh toán nhanh nhỏ hơn 1 sẽ khó có kha năng hoàntrả các khoản nợ ngắn hạn và phải được xem xét cân thận Ngoài ra, nếu tỷ số nàynhỏ hơn hắn so với tỷ số thanh toán hiện hành thì có nghĩa là TSNH của doanhnghiệp phụ thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho
16
Trang 26+ Khả năng thanh toán tiễn mặt
Khả năng thanh toán Tiền và các khoản tương đương tiền
bằng tiền mặt Giá trị nợ ngắn hạn
Vì tiền và các khoản tương đương tiền là những tài sản có tính thanh khoảncao nhất nên tỷ số khả năng thanh toán tiền mặt cho biết doanh nghiệp có thé trađược các khoản nợ của mình nhanh đến đâu
* Các chỉ tiêu phan anh hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Tỷ số này phản ánh hiệu quả sử dụng TSCD của doanh nghiệp Về ý nghĩa,
tỷ số này cho biết mỗi đồng TSCD của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp
Các nhân tố tác động tới hiệu quả sử dụng tai sản bao gồm cả nhân tố chủquan thuộc về doanh nghiệp và các nhân tố khách quan từ bên ngoài
1.3.1 Nhân tô khách quan
1.3.1.1 Môi trường kinh tẾ vĩ mô
Nhân tố này thể hiện các đặc trưng của hệ thống kinh tế như: Chu kỳ pháttriển kinh tế, tăng trưởng kinh tế, hệ thống tài chính tiền tệ, tình hình lạm phát, tỷ lệthất nghiệp, các chính sách tài chính tín dụng của Nhà nước Nền kinh tế nằm trong
17
Trang 27giai đoạn nào của chu kỳ phát triển, tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định đến nhu cầusản phẩm cũng như khả năng phát triển các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Hệ thống tài chính tiền tệ, lạm phát, thất nghiệp và các chính sách tài khóacủa chính phủ có tác động lớn tới quá trình ra quyết định SXKD và kết quả hoạtđộng của doanh nghiệp Nếu tỷ lệ lạm phát cao thì hiệu quả sử dụng tài sản thực củadoanh nghiệp sẽ khó có thể cao được do sự mất giá của đồng tiền Ngoài ra, chínhsách tài chính tiền tệ cũng tác động lớn đến hoạt động huy động vốn cũng như hiệuquả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp còn chịu tácđộng của thị trường quốc tế Sự thay đổi chính sách thương mại của các nước, sự ônđịnh hay bat ôn của nền kinh tế ở trong nước va nước ngoài có tác động trực tiếpđến thị trường đầu vào và thị trường đầu của doanh nghiệp
Thị trường đầu vào va đầu ra của sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng khôngnhỏ đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp Các nhân tố thuộc thị trường đầu vào
bao gồm: thị trường tai chính, thị trường hang hóa đầu vào, sức lao động, tỷ giá hối
đoái, thị trường công nghệ Khi thị trường đầu vào biến động, giá cả nguyên vậtliệu tăng lên sẽ làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp và do đó làm tăng giábán gây khó khăn cho việc tiêu thụ sản phẩm Nếu giá bán không tăng lên theo một
tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ tăng của giá cả nguyên vật liệu đầu vào cùng với sự sụtgiảm về số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Nếuthị trường đầu ra sôi động, nhu cầu lớn kết hợp với sản phẩm của doanh nghiệp cóchất lượng cao, giá bán hợp lý, khối lượng đáp ứng nhu cầu thị trường thì sẽ làm
tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Như vậy, những thay đôi của môi trường kinh tế ngày càng có tác động mạnhđến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp những thuận lợiđồng thời cả những khó khăn Do đó, doanh nghiệp phải luôn đánh giá và dự báonhững thay đổi đó để có thể đưa ra những biện pháp nhằm tranh thủ những cơ hội
và hạn chế những tác động tiêu cực từ sự thay đổi của môi trường kinh tế
18
Trang 28Do vậy, bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách của Nhà nước đều tác động
đến nền kinh tế, đặc biệt là hoạt động SXKD của doanh nghiệp Khi các chính sách
về tài chính, tiền tệ, đặc biệt là chính sách thuế, chi tiêu của chính phủ khuyến khích
đầu tư, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, khi các văn bản pháp luật của Nhànước được bé sung, sửa đôi, ban hành mới hay việc gia nhập các tô chức quốc tế,các định chế tài chính quốc té sẽ tác động rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Su hay đổi của các chính sách kinh tế trên có thé tác động tích cực đến hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp Ví dụ, việc tăng thuế nhập khẩu sẽ làm các doanhnghiệp sản xuất tiêu thụ hàng trong nước có khả năng tiêu thụ hàng hóa của mìnhtốt hơn, hay việc tăng tỷ giá hối đoái làm các doanh nghiệp xuất khâu có lợi hơn,xuất khẩu hàng hóa được nhiều hon từ đó làm tăng doanh thu và hiệu quả sử dụng
tài sản doanh nghiệp sẽ được nâng cao.
Ngược lại, sự thay đổi của các chính sách trên cũng có thể làm ảnh hưởngxấu đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, làm doanh nghiệp làm ăn khókhăn hơn, hiệu quả sử dụng tài sản giảm xuống
Như vậy, những thay đổi của chính sách kinh tế có tác động mạnh đến hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp, tao cho doanh nghiệp những thuận lợi đồng thời cảnhững khó khăn Do đó, cơ chế quản lý kinh tế cần 6n định, chính sách phù hợp,mang xu hướng tích cực, cởi mở và thuận lợi sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp yêntâm đầu tư SXKD và hoạch định các mục tiêu kinh doanh ồn định, có hiệu quả.Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải luôn đánh giá và dự báo những thay đổi dé có thé
19
Trang 29đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm tranh thủ những cơ hội và hạn chế nhữngtác động tiêu cực từ sự thay đôi của chính sách kinh tế.
1.3.1.3 Sự tiến bộ khoa học — công nghệ
Khoa học — công nghệ là một trong những nhân tố quyết định đến năng suấtlao động và trình độ sản xuất của nền kinh tế nói chung và của từng doanh nghiệpnói riêng.
Sự tiễn bộ của khoa học — công nghệ vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ đe dọa đối
với việc sử dụng tải sản của doanh nghiệp Doanh nghiệp áp dụng được công nghệ
sản xuất hiện sẽ có điều kiện nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá thành sảnphẩm, tăng kha năng cạnh tranh Ngoài ra, tiến bộ khoa học — công nghệ cũng cóthé làm cho tài sản của doanh nghiệp bị hao mòn vô hình nhanh hon do tài sản
chóng bị lạc hậu, lỗi thời.
Do vậy, việc theo dõi cập nhật sự phát triển của khoa hoc — công nghệ là hếtsức cần thiết đối với doanh nghiệp khi lựa chọn phương án đầu tư để có thê đạtđược hiệu quả cao nhất trong hoạt động SXKD của mình
cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp còn phải đối mặt với việccác đối thủ cạnh tranh tiềm ân Các đối thủ cạnh tranh tiềm ân là các doanh nghiệphiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnhtranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành Đó là mối đe dọa cho các
doanh nghiệp Bên cạnh việc có những rào cản gia nhập ngành do nhà nước đặt ra, các doanh nghiệp hiện tai cô găng ngăn can các đôi thủ tiêm ân muôn ra nhập ngành
20
Trang 30vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốcliệt hơn Với mong muốn chiếm lĩnh một thị phần nào đó, các đối thủ mới có thélàm giá bán bị kéo xuống hoặc chi phí của các công ty đi trước có thé bị tăng lên vàkết quả làm giảm mức lợi nhuận Do vậy, các doanh nghiệp cần tạo ra hàng rào hợppháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài sẽ làm giảm bớt mối hiểm hoạ hoặc đo
doanh nghiệp mới xâm nhập gây ra.
1.3.2 Nhân tố chủ quan
1.3.2.1 Đặc điểm sản xuất kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh khác nhau và sẽ đầu tư vào các
loại tài sản khác nhau Ty trọng TSNH và TSDH, tai sản lưu động và TSCD khác
nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản và mức độ nhạy cảm của doanh thu đối với chu
kỳ kinh doanh cũng khác nhau.
Ngoài ra, doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng kháchhàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ
trọng khoản phải thu khác nhau.
Như vậy, đặc điểm SXKD của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấutài sản, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản
1.3.2.2 Trình độ cán bộ công nhân viên
Con người luôn là nhân tố quan trọng trong bat cứ hoạt động nào Trong hoạtđộng SXKD cũng vậy, nhân tô con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạtđộng nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói riêng, đặc biệt là tổ chức quản lýdoanh nghiệp và tay nghề công nhân viên trực tiếp tạo ra sản phẩm cho doanhnghiệp.
— _ Về tổ chức quan lý doanh nghiệp:
Tổ chức quản lý doanh nghiệp bao gồm cả cơ cấu tổ chức quản lý và cơ chếhoạt động của các bộ phận nhằm đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp
Các cán bộ quản lý doanh nghiệp là cơ sở truyền đạt và thực hiện các quyết
định SXKD, tạo sự gan két giữa các hoạt động cua các bộ phận trong doanh nghiệp,
21
Trang 31hướng tới các mục tiêu chung như: Tăng khối lượng sản phẩm sản xuất, giảm chiphí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng lợi nhuận
Đề đạt được các mục tiêu đã dé ra, bộ phận quản lý doanh nghiệp cần cótrình độ nhất định Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhấtđịnh, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định
Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng
tổ chức quan lý tốt, đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình
hình của doanh nghiệp va tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tai sản cao,
mang lại nhiều lợi ich cho doanh nghiệp Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyếtđịnh sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến doanhnghiệp có thê thua lỗ, thậm chí phá sản Như vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng vaitrò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanhnghiệp Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rất cao, họ cần có chuyên mônnghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa
ra các quyết định đúng đắn, kịp thời cho doanh nghiệp
— _ Về trình độ tay nghề của công nhân viên:
Công nhân viên là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc
với khách hàng Do vậy, đây là nhân tổ trực tiếp sử dụng tai sản của doanh nghiệp
Đối với công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ
mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảoquản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng
thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao
hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Ngược lại, nếu trình độ tay nghề công nhân
thấp, không năm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽ
dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuôi thọ của máy móc làmtăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm Điều đó có thé làm giảm doanh thu vàlợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm
22
Trang 321.3.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Một quy trình SXKD hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo chứcnăng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất laođộng, giảm chỉ phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài
sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giảipháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trongtừng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao
Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọngtrong quá trình tổ chức SXKD của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp tiếp cận kịpthời với sự tiễn bộ của khoa học, công nghệ dé đổi mới trang thiết bị thì sẽ giảmđược hao mòn vô hình của TSCĐ, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giáthành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.3.2.4 Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn
Mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh có thể tìm kiếm nhiều nguồn tài trợ, mỗinguồn tài trợ có những đặc điểm riêng và chi phí khác nhua Có thé phân loại nguồn
tài trợ mà doanh nghiệp sử dụng theo tiêu thức thông thường như:
Nguồn tài trợ ngắn hạn: Bao gồm nợ phải trả có tính chất chu kỳ, tín dụngnha cung cấp, tín dụng ngân hàng, bán nợ, các khoản tiền đặt cọc, tiền ứng trước
của khách hàng
Nguồn tài trợ dài hạn: Bao gồm 2 loại:
Nguồn tài trợ bên trong: Là những khoản lợi nhuận thu được giữ lại để táiđầu tư hay khấu hao TSCĐ
Nguồn tài trợ bên ngoài: Thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu déhuy động vốn hay vay dai hạn ngân hàng, thuê tài chính
Doanh nghiệp có khả năng vận dụng tốt chính sách tài trợ sẽ là cơ hội để mởrộng quy mô SXKD, đa dạng hóa các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu chodoanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản Bên cạnh đó, doanhnghiệp duy trì được cơ cau vốn hợp lý sẽ làm cho chi phí vốn giảm, góp phan làmgiảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận, và do đó doanh lợi tông tài sản tăng lên
23
Trang 33Tất cả các nhân tô chủ quan và khách quan tạo ra tác động tốt, phù hop vớiyêu cầu của thị trường, với trình độ phát triển của nền kinh tế thì doanh nghiệp sẽphát triển tốt hơn, hiệu quả sử dụng tài sản thông qua đó cũng sẽ được nâng cao.Ngược lại, các chính sách phát triển không phù hợp với yêu cầu phát triển, trình độ
tổ chức quản lý của doanh nghiệp yếu thì hiệu quả kinh doanh sẽ không có, hiệuquả sử dụng tài sản thấp
1.3.2.5 Năng lực quản ly tài sản của doanh nghiệp
Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Quản lý tài sản của doanh nghiệp được thê hiện chủ yếu trong các nội dung sau:
— Quản lý tiễn mặtQuản lý tiền mặt quyết định lượng tiền mặt dự trữ tại két của doanh nghiệp,
đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chỉphí đạt tối thiểu mà vẫn đủ dé duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp
Việc xác định lượng tiền mặt dự trữ chính xác giúp cho doanh nghiệp đápứng các nhu cầu về: giao dịch, dự phòng, tận dụng được những cơ hội thuận lợitrong kinh doanh do chủ động trong hoạt động thanh toán chỉ trả Đồng thời doanhnghiệp có thé đưa ra các biện pháp thích hợp đầu tư những khoản tiền nhàn rỗinhằm thu lợi nhuận như đầu tư chứng khoán ngắn hạn Điều này đòi hỏi nhà quản lýphải có năng lực phân tích và phán đoán tình hình trên thị trường tiền tệ, thực trạng
tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có sự lựa chọn dé đưa các quyết định sử
dụng ngân quỹ đúng đắn, làm giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái,tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn, tăng hiệu quả sử dụng tài sản
Quản lý tiền mặt hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH nói
riêng và hiệu quả sử dụng tai sản nói chung cho doanh nghiệp.
— Quản lý các khoản phải thu
Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu hay còn gọi là tín dụngthương mại là một hoạt động không thé thiếu đối với mọi doanh nghiệp Do đó,
trong các doanh nghiệp hình thành khoản phải thu.
24
Trang 34Tín dụng thương mại giúp cho doanh nghiệp day nhanh tốc độ tiêu thụ sảnphẩm, thu hút khách hàng, tăng doanh thu bán hàng, giảm chi phí tồn kho của hànghoa, góp phan làm tăng hiệu quả sử dụng TSCD và hạn chế hao mòn vô hình Tuynhiên, tin dụng thương mại cũng có thé đem đến những rủi ro cho doanh nghiệp nhưlàm tăng chi phí quan lý, chi phí đòi nợ, chi phí bù dap cho vốn thiếu hụt, làm tăngchi phí nếu khách hàng không trả được nợ.
Do vậy, các nhà quản lý cần so sánh giữa thu nhập và chi phi tăng thêm déquyết định có nên cấp tín dụng thương mại không cũng như phải quản lý các khoảntín dụng này như thé nào dé đảm bảo thu được hiệu quả cao nhất
Nội dung chủ yếu của chính sách quản lý các khoản phải thu bao gồm: Phântích khả năng tín dụng của khách hàng, phân tích đánh giá khoản tín dụng được đề
nghị, theo dõi các khoản phải thu.
— Quản lý dự trữ, tôn khoTrong quá trình luân chuyển vốn ngắn hạn phục vụ cho SXKD thì hàng hóa
dự trữ, tồn kho có ý nghĩa rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp, nó như tắm đệm
an toàn giữa các giai đoạn khác nhau trong chu kỳ SXKD của doanh nghiệp do cáchoạt động này diễn ra không đồng bộ Hơn nữa, hàng hoá dự trữ, tồn kho giúp cho
doanh nghiệp giảm thiệt hại trước những biến động của thị trường Tuy nhiên, nếu
dự trữ quá nhiều sẽ làm tăng chi phí lưu kho, chi phí bảo quan và gây ứ đọng von
Vì vậy, căn cứ vào kế hoạch SXKD của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứngcủa nhà cung cấp cùng với những dự đoán biến động của thị trường, doanh nghiệpcần xác định một mức tồn kho hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSNH chodoanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
— Quản lý các khoản dau tư tài chính dài hạnKết quả tài chính cuối cùng của hoạt động đầu tư tài chính dài hạn chính làtổng mức lợi nhuận Tổng mức lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu vatong chi phí hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp Ngoài việc so sánh theohướng xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối chỉ tiêu tổngmức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dải hạn, còn phân tích sự biếnđộng tông mức lợi nhuận do ảnh hưởng của 3 nhân tố:
25
Trang 35+ Tổng doanh thu hoạt động đầu tư tài chính dai hạn;
+ Mức chí phí để tạo ra một đồng doanh thu từ hoạt động đầu tư tai chính dài hạn;
+ Mức lợi nhuận được tao từ 1 đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính dài hạn
Sử dụng phương pháp loại trừ có thể phân tích sự ảnh hưởng lần lượt từngnhân tố đến tổng mức lợi nhuận thu được từ hoạt động đầu tư tài chính dài hạn củadoanh nghiệp Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đánh giá, phân tích và xem xét trong sốcác hoạt động đầu tư tài chính, hoạt động nào mang lại lợi ích kinh tế cao nhất,nhằm lựa chọn hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, danh mục đầu tư hợp
lý nhất và đạt kết quả cao nhất trong kinh doanh của doanh nghiệp
— Quản ly TSCĐ
Đề đạt được các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCD, doanh nghiệp phải xácđịnh quy mô và chủng loại tài sản cần thiết cho quá trình SXKD Dé xác định đúngchỉ tiêu này, doanh nghiệp phải cân nhắc kỹ các quyết định về đầu tư dựa trên cácnguyên tắc và quy trình phân tích dự án đầu tư Nếu mua nhiều TSCD mà không sửdụng hết sẽ gây ra sự lãng phí vốn, song nếu phương tiện không đủ so với lực lượnglao động thì năng suất sẽ giảm Trên cơ sở lượng TSCĐ đã đầu tư, một mặt doanhnghiệp phải tận dụng tối đa thời gian và hiệu suất của máy, thực hiện an toàn, tiếtkiệm trong vận hành máy, cố gắng khấu hao nhanh dé sớm đổi mới và áp dụng cáctiễn bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại Điều đó sẽ tạo tiền đề cho doanhnghiệp luôn được đôi mới theo hướng tích cực, hiện đại, cung cấp những sản phẩm,dịch vụ phù hợp với nhu cầu của thị trường, mang tính cạnh tranh cao
Trong quá trình tham gia vào hoạt động SXKD, TSCĐ có thể bị hao mòn
hữu hình hoặc hao mòn vô hình.
+ Hao mòn hữu hình: Hao mòn do quá trình sử dụng và do tác động của môi
trường, hình thái vật chất của TSCĐ bị mài mòn, biến dạng, gãy, vỡ, hỏng
+ Hao mòn vô hình: Hao mòn do tiến bộ của khoa học công nghệ, một loạimáy móc, thiết bị mới ra đời ưu việt hơn làm TSCD bi giảm giá hoặc lỗi thời
Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ cho thấy khấu hao có tác động lớnđến các chỉ tiêu Do đó, doanh nghiệp cần xác định phương pháp tính khấu hao
26
Trang 36TSCD cho thích hợp Từ đó, doanh nghiệp cần tạo lập quỹ dé thu hồi, tái đầu tư vàotài sản mới va trích khấu hao cho TSCD.
Trích khấu hao TSCD là việc tính chuyển một phan giá trị của TSCD tươngứng với phan hao mòn vào giá thành sản pham và sẽ thu hồi được phan giá tri đóthông qua tiêu thụ sản phẩm
Việc xác định mức trích khấu hao là công việc tương đối phức tạp Trướctiên, doanh nghiệp phải xác định tốc độ hao mòn của tài sản Điều này rất khó khăn
do xác định hao mòn hữu hình đã khó, xác định hao mòn vô hình còn khó hơn, nóđòi hỏi sự hiểu biết, khả năng dự đoán của doanh nghiệp Khi đã xác định được mức
độ hao mòn, doanh nghiệp cần phải cân nhắc đến các yếu tố sau:
+ Tình hình tiêu thụ sản phẩm do TSCD đó chế tạo trên thị trường Do tìnhhình tiêu thụ tác động trực tiếp đến giá bán sản phẩm đồng thời cho biết lượng cầusản phẩm của doanh nghiệp là bao nhiêu và hoạt động của TSCĐ sẽ ở mức côngsuất nào và kéo theo nó hao mòn ở mức độ nào;
+ Ảnh hưởng của thuế đến việc trích khấu hao Do việc trích khấu hao ảnhhưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận và thuế thu nhập
mà doanh nghiệp phải nộp;
+ Nguồn vốn đầu tư cho TSCD là vốn chủ sở hữu hay vốn vay;
+ Quy định của Nhà nước trong việc tính khấu hao: Nhà nước có quy địnhquản lý trong việc trích khấu hao TSCĐ như phương pháp tính khấu hao, thời gian
sử dụng định mức của TSCD, tác động trực tiếp đến mức trích khấu hao hang kỳ
của doanh nghiệp.
Việc lựa chọn được phương pháp tính khấu hao TSCD thích hợp là biện phápquan trọng dé bảo toàn vốn cô định và cũng là một căn cứ quan trọng dé xác địnhthời gian hoàn vốn đầu tư vào TSCD từ các nguồn tài trợ dài hạn Thông thường cócác phương pháp tính khấu hao chủ yếu sau:
> Phương pháp khấu hao đường thang
Công thức:
Trang 37Trong đó: My, : Số khâu hao hàng năm
NG : Nguyên giá của TSCD
T : Thời gian sử dụng định mức của TSCD
Uu điểm:
+ Cách tính đơn giản, dé hiểu;
+ Mức khấu hao được tính vào giá thành sản phẩm 6n định, tạo điều kiện 6nđịnh giá thành sản phẩm
> Phương pháp khẩu hao theo số dự giảm dan
Phương pháp này đây nhanh mức khấu hao TSCD trong những năm dau sửdụng và giảm dần mức khấu hao theo thời hạn sử dụng
Công thức:
My = Ty «(NG - M,¡)
Trong dé: M, : Số khâu hao nămn
M,.1 : Số khấu hao năm n-1
NG : Nguyên giá của TSCĐ
T, : Tylé khấu hao năm
Ưu điểm:
+ Phan ánh chính xác hơn mức độ hao mòn TSCD vào giá tri sản phẩm;
+ Nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư mua sắm TSCD trong những năm dau sửdụng, hạn chế ảnh hưởng của hao mon vô hình
+ Phù hợp với doanh nghiệp có TSCĐ chịu ảnh hưởng nhiều của hao mòn vôhình như thiết bị tin hoc, thiết bị điện tử
Các doanh nghiệp tạo lập quỹ khấu hao nhằm mục dich tái đầu tư, thay thé,đôi mới TSCĐ Khi TSCD chưa được khấu hao hết, chưa được thay thế bằng TSCD
28
Trang 38mới thì khấu hao được tích luỹ và doanh nghiệp có quyền sử dụng số khấu hao luỹ
kế cho hoạt động SXKD của mình
Bên cạnh việc xác định phương pháp tính khấu hao thích hợp thì dé nâng caohiệu quả sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tiến hành đánh giá,kiểm kê TSCD Điều này giúp cho nhà quản lý nắm được chính xác số TSCĐ củadoanh nghiệp, tình hình sử dụng cũng như giá trị thực tế của tài sản đó
Đánh giá TSCĐ là việc xác định lại giá trị của TSCĐ tại một thời điểm nhấtđịnh Việc đánh giá chính xác gia trị của TSCD là căn cứ dé tính khấu hao nhằm thuhồi vốn Qua đánh giá và đánh giá lại TSCD còn giúp cho người quan lý nắm được tinhhình biến động về vốn của doanh nghiệp để có biện pháp điều chỉnh thích hợp như:chọn hình thức khâu hao phù hợp, thanh lý, nhượng bán tài sản dé giải phóng vốn
Các nội dung trong đánh giá TSCĐ:
— Xác định giá ban đầu của TSCĐ:
Giá ban đầu của TSCĐ là giá mua và những chi phí khác kèm theo
Xác định giá ban đầu của TSCĐ giúp cho doanh nghiệp thấy được số tiềnvon đầu tư mua sắm TSCĐ 6 thời điểm ban đầu, là căn cứ dé xác định số tiền phảikhẩu hao dé tái sản xuất giản đơn TSCĐ
— Xác định giá đánh giá lại TSCĐ:
Giá đánh giá lại TSCĐ là giá của tài sản tại thời điểm kiểm kê đánh giá Giáđánh giá lại của TSCĐ có thể cao hơn hoặc có thể thấp hơn giá ban đầu của nó
Căn cứ vào kết qua phân tích tình hình cụ thé như: tình hình biến động giátrên thị trường, quan hệ cung cầu trên thị trường về loại tài sản đó, xu hướng về tiến
bộ kỹ thuật trong ngành người quản lý đưa ra quyết định xử lý tài sản một cáchchuẩn xác như điều chỉnh mức khấu hao hoặc phương pháp khấu hao, thanh lý,nhượng ban đề đổi mới TSCĐ, hiện đại hoá TSCD thông qua sửa chữa lớn
29
Trang 39Kết luận chương 1Nội dung chương | đã đề cập đến các van đề: Tổng quan về tình hình nghiêncứu hiệu quả sử dụng tài của doanh nghiệp, cơ sở lý luận về tài sản và hiệu quả sửdụng tài sản của doanh nghiệp Từ đó, giải quyết khái quát các câu hỏi nghiên cứu:Hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là gi? Có những nhân tố nào ảnh hưởngđến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp? Đây là khung lý thuyết về hiệu quả
sử dụng tài sản của doanh nghiệp, nhằm giới thiệu những vấn đề chung có liên quanđến hiệu quả sử dung tài sản của doanh nghiệp va tạo nền tang lý luận dé tác giả
nghiên cứu những chương sau.
30
Trang 40CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KÉ NGHIÊN CỨU
Cùng với kết quả của việc tổng quan tài liệu của một số luận văn trước và nội
dung của lý thuyết đã trình bay ở chương 1 Luận văn sử dụng chủ yếu nguồn dữliệu thứ cấp từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán củacông ty, vì vậy phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các
tài liệu, đữ liệu sẵn có của công ty.
2.1 Cách tiếp cận và thiết kế nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu luận văn là nêu lên thực trạng sử dụng tài sản tại CTCP
Tập đoàn DABACO Việt Nam giai đoạn 2012 — 2015 Đề đạt được mục tiêu này,luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng kết hợp nghiên cứu định tính.Các số liệu định lượng tính toán được nhăm đưa ra các bằng chứng dé chứng minh,kiêm nghiệm khung lý thuyết đã dé ra ở chương 1 Bang việc phân tích tinh hìnhthực tế, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản, xác định nguyên nhânnhững tồn tại trong hiệu quả sử dung tài sản, những điểm mạnh điểm yếu của hiệuquả sử dụng tài sản tại CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam, luận văn đề xuất các
giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tai sản trong giai đoạn tới.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình nghiêncứu luận văn Tác giả chủ yếu thu thập thông tin, dir liệu dựa trên việc tìm kiếm từInternet, các sách báo, luận văn có liên quan đến doanh nghiệp, từ những nguồn tài
liệu đã được nghiên cứu trước đây.
Phương pháp thu thập dữ liệu lây số liệu thứ cấp từ:
— Các tài liệu liên quan đến việc sử dụng tài sản trên trang web của CTCP Tập
đoàn DABACO Việt Nam.
— Báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo thường niên, số liệu được công bé từ
năm 2012 — 2015 của CTCP Tập đoàn DABACO Việt Nam.
31