1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nam Định

117 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chuyển Dịch Cơ Cấu Kinh Tế Nông Nghiệp Theo Hướng Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa Ở Tỉnh Nam Định
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn TS. Phạm Thị Cần
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh Tế Chính Trị
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2001
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 51,33 MB

Nội dung

Boi vậy, nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp giúp ta thấy được mối quan hệ qua lại giữa các ngành, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kính tế nông ngh

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ THANH TÂM

CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Ở TỈNH NAM ĐỊNH

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÃ SỐ 5.02.01

LUẬN VĂN THAC SY KHOA HỌC KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

TS PHAM THỊ CAN

HÀ NỘI - 2001

Trang 2

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LY LUẬN VE CƠ CẤU KINH

TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THEO HUONG CNH, HĐH ,

Khái niệm cơ cấu kinh tế và đặc trưng cơ bản của nó 9

Khái niệm cơ cấu kinh tế 9

Đặc trưng cua co cấu kinh tế bị

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp 13

Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với sự hình thành cơ cấu kinh 13

CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn 20

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH 22

CHUONG II: THUC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CO CẤU KINH

TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH, HĐH Ở TỈNH NAM ĐỊNH .

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định 35

Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nam Định 35 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 38

Trang 3

Thực trang cơ cấu ngành nông nghiệp Nam Dinh trong mối quan

hệ nông - lâm - ngư nghiệp

Thực trạng chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp Nam

Định.

Thực trạng cơ cấu ngành ngư - diém nghiệp.

Những thành công và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông nghiệp Nam Định theo hướng CNH, HĐH

giai đoạn 1995-2000.

Thành tựu đạt được.

Hạn chế.

Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

CHUONG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN

DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG

CNH, HĐH Ở NAM ĐỊNH.

Định hướng quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nam Định giai đoạn 2001-2010.

Mục tiêu quan điểm chỉ đạo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp Nam Dinh.

Phương hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nam Định

giai đoạn 2001-2010.

Phương hướng chung.

Phương hướng và mục tiêu cụ thể

Giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nam Định.

Xác định bước đi hợp lý của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế

43

47

5] 65

72

72

74 pie

76

76

76

aa io 80

85

Trang 4

tồng nyhiep

Giat phap vẻ tht trường va dich vu nông nghiệ|:.

Phat triển ket kau ha tang wong thôn.

Phát triển các hinh thức kinh tẻ huptac.

Ung dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sắn xuất nông nghiệp |

Nâng cao trình độ lao động nong thôn.

Giái phái; về von và nang cao hiệu qua sử dụng vốn.

Tang cường val trò quản lý của nhà nước.

Trang 5

CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN

CCKTNN: Cơ cấu kinh tế nông nghiệp;

CNH, HDH: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của dé tài.

Xác định cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói

riêng là vấn đề luôn được mọi quốc gia quan tâm, kể cả quốc gia có nền kinh

tế phát triển.

Việt Nam là nước có 76% dan số sống ở khu vực nông thôn, trong đó

lao động nông nghiệp chiếm 73% lao động xã hội Do vậy, cùng với sự

nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn thì chuyển

dich cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng đang là

vấn đề thực tế đòi hỏi cả về lý luận và thực tiễn ở môi vùng trong cả nước,

trong đó có tỉnh Nam Định.

Nam Định là mét tinh năm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, vùng

trọng điểm sản xuất lương thực thực phẩm của miền Bắc với diện tích tự

nhiên 1.673km2, diện tích đất nông nghiệp 105.437ha, dân số gan 2 triệu

người, trong đó có hơn 1,5 triệu người sống bằng nghề nông Nam Dinh làmột tỉnh có thế mạnh về nông nghiệp, giàu tiềm năng nhưng sản xuất chủyếu là cây lương thực Mấy năm trở lại đây tỉnh đã phát triển thêm vùng lúađặc sản, vùng lợn nái, vùng sản xuất lạc, vùng sản xuất rau và phát triểnlàng nghề truyền thống, mở ra một tiềm năng lớn cho nền kinh tế phát triển

Thực tế những năm gần đây Nam Định đã gặp nhiều sức ép như nhà

máy đệt phá sản, sức ép về dân số, thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài

chính - tiền tệ Đông Nam Á không chỉ gây ra sự sụt giảm giá trị của ngành

công nghiệp trong tổng sản phẩm xã hội mà còn làm cho số người không có

việc làm của tinh tăng lên Trong lúc đó các lợi thế của một vùng dat giàu

tiềm năng chưa được khai thác đầy đủ và có hiệu quả Bởi vậy, chuyển dich

cơ cấu thuần nông sang cơ cấu đa canh, có nhiều ngành nghề đa dạng hoá

sản phẩm, tăng thu nhập, gắn phát triển kinh tế với công bằng và tiến bộ xã

Trang 7

hội gop phán thực hiện miục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội cong bảng van

mình la yeu cau cap bách của tinh Ninn Định liện nay.

Với lý do trên, "Chuyển dich cơ cau kinh té nóng nghiệp theo hướng

cong nghiệp hod, hién dại hod ở tỉnh Nam Dink" dưựoc tác giả chọn lam dễ

iai luận van thạo sĩ để gop một phan vao cong tác ughien cứu ly luận va chỉ

dao thực tiến phat triển sắn xuất ớ một vùng đất có tiêm nang vẻ lượng thục,

thực phẩm va nguyen liệu cho công nghiệp chế biến ở khu vực phía Bác và cả

HƯỚC.

2 Tình hình nghiên cứu dé tài.

Link vực chuyển dich cơ cấu kính tế nông nghiệp trong cả hước củng

như một địa phương cụ thể là đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu nhu:

"Chuyen dich cơ cau kink te theo hướng công nghiệp hoa, luện dạt hoa” do

G818 Neo Đình Giao chủ biến, xuất bán 99-1; "Cony nghiệp hoá, hiện dat hoc nong nehiép nong thon” do GS TS Nguyên Đình Phan chủ biến; “Công nghiện hod, hiện dai hoá nóng nvhiép nóng thon, nidt sd vein dé ly luàn va

thực tiền” do Hồng Vĩnh chú biên; “Chuyển dich cơ cau kink te trong dieu

Aien hội ahap vot kha vực ve the gi” do PGS VS Lê Du Phòng, PGS US

Nguyên Thanh Do đồng chủ bien," Nore nghiệp va nồng thôn tren con diony cong ughiep hoá, tên dat hod và hợp tác hoá, dâu chủ hoá” do Vũ Oanh chủ

DEN cs

Ngoài ra con mot số công trtnh nghiên cứu của các luận án Hiện si và thạc si da được vòng bộ như : “Xứ hướng chuyên dich cơ cau kink te HỌNG nelvep tron qua wink cong ughtep hod, hiện dai hoá ở Bong Nai’ của Phẩm

An Ninh (uận ấn tiến st Kinh tế - 1999), “Chuyển dich cơ cau kink te none

HẠ/HẹU Gong ten wink công ughtep hed, hien dai họa ở Viet Nam” của

Nguyên Thị Nguyệt - Đại học Quoc gia Hà Noi (luan van thạc si 1998);

"Qua trinh chuyên dịch cơ cau kink te nông nghiệp theo hưởng công nehiep

họa, hten dat hod ở Huyện Can Lọc Hà Fink” của Phan Ngọc Dante - bai

học Quoc gia lla Nor (luận van thạc st 1999); “Chiyen dich co cai Atal te

6

Trang 8

nóng nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện dai hoá của tỉnh Thái

Nguyên” của Bài Thị Van Hương - Đại học Quốc gia Ha Nội (luận van thạc

sĩ - 2000) Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu được đăng trên các

tạp chí

Những công trình đã được công bố hầu hết đề cập đến một vấn đề

chung là chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, các mối quan hệ giữa các ngành, vùng lãnh thổ và thành phần kinh tế Các công trình nói trên đã nghiên cứu

đề cập nhiều khía cạnh cả lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế Đó là nhữngtài hiệu tham khảo cho việc hoạch định đường lối, chính sách, chiến lược kinh

tế ở tầm quốc gia và địa phương Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên

cứu một cách toàn điện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của

tỉnh Nam Định cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu;

Trước hết, luận văn phân tích một số vấn đề có tính quy luật chi phối quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã khẳng định xu hướng

vận động tất yếu của nó đối với nước ta Trên cơ sở lý luận này mà xem Xét,

đánh giá thực trạng quá trình chuyển dịch ở một địa phương cụ thể và cuối

cùng dé ra phương hướng, giải quyết chuyển dịch trên địa bàn tỉnh Nam Định

đến năm 2010.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài phân tích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nam Định giai đoạn 1995-2000, những phương hướng, giải pháp chủ yếu

nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2001-2010 chủ yếu

trong phạm vi cơ cấu ngành.

5 Phương pháp nghiên cứu:

Ngoài những phương pháp chủ yếu là duy vật biện chứng và duy vật

lịch sử, luận văn còn sử dụng một số phương pháp phân tích và tổng hợp, so

sánh, thống kê, điều tra khảo sát thực tế.

6 Đóng góp mới của luận văn:

Trang 9

Một là, phân tích toàn diện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

nghiệp cua tỉnh Nam Dinh.

Hai là, dé xuất các giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ thuật,

tự nhiên, xã hội của tỉnh Nam Định trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh

tế nông nghiệp theo hướng CNH, HDH.

7, Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày trong 3

chương:

Chương I: Một số vấn dé lý luận về cơ cấu kinh tế và chuyển dich co

cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tinh

Nam Định theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Chương III: Phương hướng và giải pháp chuyển dich cơ cấu kinh tế

nông nghiện Nam Định theo hướng công nghiệp hoá, hiện dat hoá.

Chuyển dịch CCKTNN là một vấn đề rộng lớn, chứa đựng những nội

dung phức tap; vì điều kiện học tập và nghiên cứu có hạn nên luận văn thạc sĩ

khoa học chuyên ngành kinh tế chính trị của tác giả không tránh khỏi những

khiếm khuyết nhất định Kính mong được sự đong góp ý kiến của Hội đồng

khoa học và các bạn đồng nghiệp Tác giả xin chân thành cảm ơn./

Trang 10

CHUONG I

MOT SO VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH

CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CNH, HĐH

1.1 Khái niệm cơ cấu kinh tế và đặc trưng cơ bản của nó.

1.1.1 Khái niêm cơ cầu kinh tế:

Mọi sự vật và hiện tượng đều tồn tại với tư cách là một hệ thống được

cấu thành bởi các yếu tố, các bộ phận, với những mối quan hệ và vị trí xác

định giữa chúng "Cơ cấu" là khái niệm được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên

trong, tỷ lệ và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống Cơ

cấu được biểu hiện như là tập hợp những mối quan hệ liên kết hữu cơ, các

yếu tố khác nhau của một hệ thống nhất định Cơ cấu là thuộc tính của một

hệ thống Do đó, khi nghiên cứu cơ cấu phải đứng trên quan điểm hệ thống.

Trong các tài liệu kinh tế, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái

niệm cơ cấu kinh tế Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng và lý thuyết hệ

thống có thể hiểu: Cơ cấu kinh tế của nên kinh tế quốc dân là hình thức cấu

tạo bên trong của nền kinh tế quốc dân, đó là tổng thể các quan hệ chủ yếu

vé số lượng và chất lượng tương đối ổn định của lực lượng sẵn xuất và quan

hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh

tế - xã hội nhất định

Nền kinh tế quốc dân dưới giác độ cấu trúc là sự đan xen của nhiều

loại cấu trúc khác nhau, có mối quan hệ chi phối lẫn nhau trong quá trình

phát triển của nền kinh tế Những loại cơ cấu kinh tế cơ bản quyết định sự tồn

tại và phát triển của nền kinh tế quốc dân bao gồm cơ cấu ngành, lĩnh vực, cơ

cấu thành phần, cơ cấu vùng lãnh thổ có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Cơ cấu ngành kinh tế, là tổ hợp các ngành các tương quan tỷ lệ, biểuhiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân Cơ cấungành phản ánh phần nào trình độ phân công lao động chung của nên kinh tế

Trang 11

và trình độ phát triển của nền sản xuất Thay đổi mạnh mẽ cơ cấu ngành là

nét đặc trưng của các nước đang phát triển.

Khi phân tích cơ cấu ngành của mot quốc gia người ta thường phân

tích theo 3 nhóm ngành lớn như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ Trong

mỗi ngành lớn lại hình thành ngành nhỏ hơn thường gọi là các ngành kính tế

- kỹ thuật Trong nhóm ngành công nghiệp: bao gồm các ngành công nghiệp

và xây dựng Trong nhóm ngành nông nghiệp: bao gồm các ngành nông, lâm,ngư nghiệp Trong nhóm ngành dịch vụ: bao gồm thương mại, du lịch, ngânhàng, bưu điện Ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp lại có: trồng trọt,

chăn nuôi Trong trồng trọt có cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm,

cây thực phẩm tác động qua lại lẫn nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế ngành theo hướng CNH, HĐH

là giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch

vụ trên hai phương diện chủ yếu là giá trị sản lượng và lực lượng lao động xã

hội Kinh nghiệm thế giới cho thấy muốn chuyển từ một nền kinh tế nông

nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải trải qua các bước: "chuyển từ

nền kinh tế nông nghiệp (ly trọng ngành nông nghiệp chiếm 40-60%; côngnghiệp từ 10-20%, dịch vụ từ 10 - 30%) sang nền kinh tế công, nôngnghiệp

(ty trọng ngành nông nghiệp từ 15 - 25%, công nghiệp 25-35%, dich vụ

40-50%) để từ đó chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển (tý trọng

ngành nông nghiệp dưới 10%, công nghiệp 35-40%, dịch vụ 50-60%)” [34,

L3].

Cơ cấu kinh tế vùng: Nếu cơ cấu ngành kinh tế hình thành từ quá trình phân công lao động xã hội và chuyên môn hoá sản xuất thì cơ cấu kinh tế

vùng thể hiện sự phân công lao động trên lãnh thổ với lợi thế về điều kiện tự

nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng Trên cơ sở đó hình thành các vùng kinh

tế theo hướng sản xuất chuyên môn hoá, đa đạng hoá nhằm khai thác có hiệu

quả các nguồn lực và tiềm năng kinh tế trong vùng mang lại kết quả và giá trị

kinh tế cao nhất.

10

Trang 12

Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế vùng là phát triển theo hướng

Liên kết giữa các vùng làm cho mỗi vùng đều có cơ cấu kinh tế hợp lý, tạo

điều kiện cho các vùng cùng phát triển, hạn chế mức thấp nhất chênh lệch

giữa các vùng.

Cơ cấu các thành phần kinh tế: Nếu như phân công lao động xã hội đã

là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu vùng thì chế độ sở hữu lai là cơ sởhình thành cơ cấu thành phần kinh tế Các thành phần kinh tế cơ bản là: kinh

tế nhà nước, kinh tế hợp tác xã, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tưnhân, và kinh tế cá thể, tiểu chủ Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phảidựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc

đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, thúc đấy phân công lao động xã

hội Theo nghĩa đó, cơ cấu thành phần kinh tế cũng là một nhân tố tác động

đến cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu vùng kinh tế Sự tác động đó là biểu hiện

sinh động của mối quan hệ giữa các loại cơ cấu trong nền kinh tế.

Xu hướng vận động của các thành phần kinh tế là phát huy vai trò chủđạo của kinh tế nhà nước để từ đó chủ động, đổi mới, tổ chức, sắp xếp lại các

doanh nghiệp nhà nước, để doanh nghiệp nhà nước thực sự đóng vai trò nòng

cốt trong nền kinh tế quốc dân Tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý, về vật

chất để các chủ doanh nghiệp tư nhân yên tâm đầu tư, mở rộng các hình thức

sản xuất và cùng phát triển.

Ba bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và

cơ cấu thành phần kinh tế có quan hệ qua lại mật thiết với nhau Trong đó cơ

cấu ngành kinh tế có vai trò quan trọng hơn cả Cơ cấu ngành và thành phần

kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên phạm vi không gian vùng

lãnh thổ và phạm vi cả nước Mặt khác, việc phân bố không gian vùng kinh tế

một cách hợp lý có ý nghĩa quan trọng thúc đẩy phát triển các ngành và

thành phần kinh tế trên các vùng lãnh thổ.

1.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế.

Cơ cấu kinh tế được đặc trưng bởi một số tính chất chủ yếu sau:

* Cơ cấu kinh tế mang tinh khách quan:

11

Trang 13

Cơ cấu kinh tế được hình thành trên cơ sở quy định về sự hình thành, van động và phát triển của lực lượng sản xuất xã hội Bởi vậy, trình độ phát

triển của lực lượng sản xuất đến đâu thì có một cơ cấu kinh tế tương ứng đến

đó.

Cơ cấu kinh tế mang tính chất khách quan, do vậy một cơ cấu kinh tếhợp lý của một nền kinh tế quốc dân phản ánh được sự tác động của các quyluật kinh tế khách quan Vai trò của yếu tố chủ quan thông qua nhận thức yếu

tố khách quan mà phân tích, đánh giá những xu thế phát triển khác nhau để tìm ra phương án thay đổi cơ cấu kinh tế có hiệu quả nhất, đặc trưng cho một

nước có điều kiện cụ thể nhất định Yếu tố chủ quan còn tác động đối với cơ

cấu kinh tế như phân bố tỷ lệ lao động trong các ngành, các lĩnh vực; thực

hiện những kế hoạch dam bảo những ty lệ cân đối v.v C.Mac viết: “Trong sự

phân công lao động xã hội thì con số tỷ lệ là một sự tất yếu không thể tránh

khỏi, một tất yếu thầm kín yên lặng” [27, 65].

Cơ cấu kinh tế tuy có sự tác động yếu tố chủ quan nhưng không vì thế

mà làm mất yếu tố khách quan, vì như thế thì không thể thực hiện được một

cơ cấu kinh tế hợp lý có hiệu quả.

* Cơ cấu kinh tế mang tính chất lịch sử xã hội:

Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì cơ cấu kinh tế khác nhau, nó phản

ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội, tương ứng với quan hệ

sản xuất nhất định Nền kinh tế lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu thì cơ cấu kinh tế chủ yếu được phản ánh thông qua các mối quan hệ giữa nông nghiệp,

lâm nghiệp và tiểu thủ công nghiệp Khi lực lượng sản xuất đã phát triển, sự

phân công lao động sâu rộng hơn thì cơ cấu kinh tế được biểu hiện phức tạp

và đa dạng hơn Lúc này giữa các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội xác lập được những quan hệ cân đối trong sự phân công lao động xã hội.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là ở trong cùng một giai đoạn phát

triển của lịch sử xã hội thì các nước đều có cùng một hình thức cơ cấu kinh tế

và nội dung cơ cấu kinh tế như nhau Bởi cơ cấu kinh tế còn phụ thuộc vào

điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể mà nó có những hình thức.

12

Trang 14

nội dung thích ứng với điều kiện đó Cho nên, khi xây dựng cơ cấu kinh tế cần phải vừa tuân thủ yếu tố khách quan đồng thời phải chú ý tới điều kiện tự

nhiên, xã hội, lịch sử của mỗi nước, môi vùng mới đảm bao tính hợp lý của

nó.

* Cơ cấu kinh tế mang tính quốc tế và thời đại:

Cơ cấu kinh tế vận động theo xu hướng ngày càng mở rộng sự hợp tácphân công lao động trong nước và quốc tế Trong nền kinh tế thị trường sự

vận động khách quan của cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng mở rộng sự

hợp tác va phân công lao động diễn ra không chỉ ở một phạm vi mỗi quốc

gia, mỗi vùng, môi khu vực, mỗi ngành mà đã và đang hình thành theo xu

hướng mở rộng trong khu vực và trên thế giới Chính vì thế mỗi một quốcgia, mỗi một khu vực cần phải xác định cho mình một cơ cấu kinh tế trên cơ

sở những lợi thế so sánh gắn với thị trường trong và ngoài nước nhằm tạo rarnột cơ cấu kinh tế tiến bộ, hợp lý, thúc đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá nền

kinh tế quốc dân.

Tóm lại, tính khách quan, tính lich sw, tính quốc tế và tính thời dai la

tổng hợp các tính chất cấu thành nên đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế

buộc chúng ta phải nhận thức dây đủ về nó trong hoại động xây dung cơ cấukinh tế hiện nay

1.2.Cơ cấu kính tế nông nghiệp.

1.2.1 Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp với sự hình thành cơ cấu

kinh tế nông nghiệp.

* Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp.

Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông

thôn Việt Nam hiện nay cần chú ý tới những đặc điểm sau đây:

Mot là, nên nông nghiệp nước ta hiện nay là nền nông nghiệp nghèonàn và lạc hậu, năng suất cây trồng, vật nuôi, năng suất lao động thấp so vớinhiều qước trên thế giới Biểu hiện rõ nhất là san xuất chủ yếu bằng lao động

thủ công, cơ giới hoá ít được áp dụng vào sản xuất Thậm chí sức kéo trâu bò

13

Trang 15

và sức người thay thế sức máy tăng lên ở nhiều vùng như: đồng bằng sông

Hồng, duyên hải miền Trung

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, năng suất lua đ&ng

Rêmg nghiệp ở Việt Nam thấp: bằng khoảng 70% năng suất lúa Trung Quốc;78% so với Indonexia; 51,8% so với Nam Triều Tiên và Nhật Thu nhập bìnhquân lao động ở nông thôn mới dat 1,2 triệu/ năm

Hai là, cơ cấu kính tế nông nghiệp nước ta chưa thoát khỏi tinh trang

độc canh và thuần nông Cay lúa van là cây chủ lực, cơ cấu chậm đổi mới va chưa phát huy được lợi thế vùng sinh thái Đặc điểm nổi bật nhất là nông

nghiệp sản xuất nhỏ, tâm lý, tập quán sản xuất cũ vẫn còn nặng nề trong mỗi

người dân.

Ba là, đất đai sản xuất nông nghiệp ngày càng ít, lại phân bố không

đều, mật độ dân số cao, nên bình quân ruộng đất trên một đầu người thấp Ở

đồng bằng Bắc bộ bình quân 400m2/ một nhân khẩu, ở miền núi bình quân

ruộng đất trên một đầu có cao hơn, nhưng chủ yếu đất có độ dốc lớn và đồi

núi trọc, lại bị khai phá, sử dụng không hợp lý Tài nguyên rừng và biển ngày

càng cạn kiệt, môi trường sinh thái bị phá huỷ nghiêm trọng.

Bốn là, thị trường nông thôn nước ta còn kém phát triển, nhiều vùng

chưa có day đủ điều kiện, tiền dé cho sự ra đời của kinh tế thị trường Cácloại thị trường chỉ xuất hiện ở trạng thái manh nha như thị trường vốn, thịtrường lao động Thị trường tiêu thụ nông sản hàng hoá là vấn đề nổi cộm

Giá cả nông sản bấp bênh và không ổn định, là nỗi lo của người sản xuất.

Năm là, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở nông thôn còn rất cao, kéo theo

đó là nạn dư thừa lao động hàng năm quá lớn, trở thành vấn dé dang quan

tâm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn hiện

nay Hiện tượng nghèo khổ trong nông thôn nước ta còn tương đối phổ biến.

Tinh trạng đói nghèo, thiếu định dưỡng vừa là đặc trưng, nhưng lại là lực cản

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Sáu là, công nghiệp nhỏ ở nông thôn đã xuất hiện rất sớm với một số

làng nghề truyền thống khá lâu đời, song sự phát triển qua các thời kỳ rất

14

Trang 16

chậm chạp và có thời kỳ đã mai một đi Cho đến nay, về cơ bản công nghiệp

nhỏ và địch vụ nông thôn vẫn chỉ được xem như ngành nghề phụ để giải

quyết lao động dư thừa và thời gian nông nhàn, tỷ trọng còn quá nhỏ bé Các

làng nghề truyền thống đã có sự đổi mới, song vẫn còn chậm chạp, công

nghệ và năng suất thấp, các hoạt động dịch vụ, thương mại đang thâm nhập vào nông thôn, bản làng một cách rời rạc, tự phát.

Bảy là, kết cấu hạ tầng yếu kém, vừa phán ánh trình độ thấp về kinh tế

- xã hội của nông nghiệp nước ta, đồng thời vừa là nguyên nhân căn bản cho công nghiệp - dịch vụ và đặc biệt là kinh tế hàng hoá, thương mại ở nông

nghiệp nông thôn kém phát triển, nhất là vùng cao, vùng sâu Hệ thống

đường giao thông thường rất hẹp và chất lượng kém, đặc biệt là hệ thống

thông tin liên lạc còn kém phát triển Vùng cao, vùng sâu hệ thống cấp nước

sạch sinh hoạt và nước tưới tiêu còn nhiều bất cập, khó khăn; nhu cầu về điện

trong sinh hoạt chưa được đáp ứng.

Như vậy cho đến nay, Việt Nam về cơ bản vẫn là một nước nông

nghiệp với một nông thôn rộng lớn thuần nông, mang nặng tính tự cấp tự túc.

Sự liên kết giữa các ngành, các khu vực, các vùng, giữa nông thôn và thành thị yếu kém Vì vậy nếu không nhanh chóng cải tạo điện mạo nông nghiệp

và nông thôn thì không thể nào CNH, HĐH thành công

* Sự hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Nghiên cứu cơ cấu kinh tế thực chất là nghiên cứu cấu trúc bên trong

của nền kinh tế quốc dân và các mối quan hệ hữu cơ, gắn bó giữa các yếu tố

cấu thành và quá trình vận động của chúng Trong đó bao gồm nhiều mối quan hệ với các cấp độ rộng, hẹp khác nhau, cơ cấu ngành là bộ phận quan trọng nhất.

Xét theo quan điểm hệ thống, cơ cấu ngành được xem xét trong mối

quan hệ giữa nông nghiệp với công nghiệp và dịch vụ Trong từng ngành có

cơ cấu nội bộ ngành Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là cơ cấu bộ phận trong hệ

thống cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất Cơ cấu kinh tế nông nghiệp một

mát phụ thuộc vào cơ cấu kinh tế, mặt khác nó có tính độc lập tương đối Cơ

15

Trang 17

cấu kinh tế nông nghiệp bao gồm cơ cấu kinh tế các ngành nông-lâm-ngư

nghiệp Trong cơ cấu ngành lại có các phân ngành như ngành trồng trọt,

ngành chăn nuôi, ngành chế biến; trong trồng trọt lại có ngành trồng cây

công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực và thậm chí còn phân thành các

ngành sau hơn như: ngành trồng chè, ngành trồng cao su, mía Trong ngành chăn nuôi có chăn nuôi lợn; ngành nuôi ong; ngành nuôi cá; ngành nuôi bò

sữa Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn bao gồm một bộ phận công

nghiệp, địch vụ nông nghiệp với quá trình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn

nông thôn.

Boi vậy, nghiên cứu cơ cấu kinh tế nông nghiệp giúp ta thấy được mối

quan hệ qua lại giữa các ngành, trên cơ sở đó tìm ra biện pháp thúc đẩy quá

trình chuyển dịch cơ cấu kính tế nông nghiệp theo hướng tiến bộ sẽ góp phần

đưa nông nghiệp phát triển, thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất

nước.

1.2.2 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và đặc trưng cơ bản của nó.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là một tổng thể các mối quan hệ kinh tế

trong khu vực nông nghiệp có mối liên hệ hữu cơ với nhau về mặt chất và lượng, tác động qua lại với nhau trong những thời gian và không gian nhất

định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, tạo thành một

hệ thống kinh tế trong nông nghiệp.

Như vậy, cũng giống như cơ cấu kinh tế nói chung, cơ cấu kinh tế

nông nghiệp bao gồm: cơ cấu ngành theo nghĩa rộng (nông - lâm - ngưnghiệp), cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế

Mội trong những nội dung cốt lõi của việc phát triển nông nghiệp là

xác định và hoàn thiện cơ cấu kinh tế nông nghiệp Vấn đề cơ cấu kinh tế nóng nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc sử dụng các nguồn lực

trong nông nghiệp, nông thôn Nguồn lực đó chỉ có thể sử dụng hợp lý và có

hiệu quả khi có cơ cấu nông nghiệp hợp lý Trong nền kinh tế thị trường, một

cơ cấu kinh tế nông nghiệp được coi là hợp lý khi dap ứng yêu cầu cơ bản

Sau:

16

Trang 18

+ Phù hợp với đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội từng vùng;

+ Đáp ứng được yêu cầu thị trường về số lượng và chất lượng nông sản

phẩm;

+ Dem lại hiệu quả kinh tế cao, chuyển dich theo hướng tiến bộ để lợi

dụng và cải thiện điều kiện tự nhiên có lợi cho con người.

* Đặc trưng cơ bản của cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

Giống như cơ cấu kinh tế nói chưng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũngmang đầy đủ các đặc trưng sau:

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tính khách quan

Thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc và chịu sự chi phối

của điều kiện kinh tế - xã hội, điều kiện và hoàn cảnh tự nhiên nhất định, vì

vay không thể áp đặt một cách chủ quan duy ý chí Quá trình xác lập và biến

đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp gắn liền với sự phát triển của lực lượng sản

xuất và phân công lao động xã hội Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển,

trình độ phân công lao động ngày càng cao thì tất yếu dẫn đến cơ cấu kinh tế

nông nghiệp ngày càng hoàn thiện Sự vận động và biến đổi của cơ cấu kinh

tế nông nghiệp gắn liền với sự vận động và biến đổi không ngừng của các

yếu tế, các bộ phận của kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói riêng và của nềnkinh tế quốc dân nói chung Cơ cấu kinh tế nông nghiệp vận động, biến đổi

và phát triển thông qua sự chuyển hoá của ngay bản thân nó Cơ cấu cũ hình thành và mất đi, để ra đời cơ cấu mới, cơ cấu mới ra đời lại tiếp tục vận động

và phát triển

+ Cơ cấu kinh tế nông nghiệp mang tinh lịch sử - xã hội

Hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, mỗi vùng có nhữngđặc trưng nhất định và biến đổi theo thời gian Không có một cơ cấu nông

nghiệp nào chuẩn mực cho mọi vùng nông nghiệp Mỗi quốc gia, mỗi vùng,

phải lựa chọn một cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với từng giai đoạn lịch

sử nhất định của mình.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là biểu hiện mối quan hệ tỷ lệ vé mặt

lượng giữa các ngành sản xuất, giữa các vùng kinh tế và giữa các thành phần

17 VW Ø Lá Ie

Trang 19

kinh tế trong nông nghiệp tương ứng với những giai đoạn cụ thể nhất định.

Tại thời điểm đó, do những điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội và tự nhiên,

các ty lệ đó được xác lập và hình thành theo một cơ cấu nhất định Nhưng khi

điều kiện trên biến đổi thì lập tức mối quan hệ này cũng thay đổi và hình

thành một cơ cấu mới thích ứng.

Tính xã hội của cơ cấu kinh tế quốc dân nói chung, cơ cấu kinh tếnông nghiệp nói riêng là ở chỗ nhằm bảo đảm và làm thoả mãn tập quán sở

thích tiêu dùng của con người trong xã hội Phân công lao động xã hội ngày

càng cao, xã hội không ngừng phát triển, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của

con người cũng không ngừng tăng lên theo hướng chất lượng ngày càng cao

và đa đạng hơn Đó là nguyên nhân khách quan thúc đẩy sự xác lập cơ cấu

Kinh tế nông nghiệp tương ứng để thoả mãn cho những nhu cầu có tính xã hội

hoá.

+ Cơ cấu kính tế nông nghiệp mang tính quốc tế và thời dai.

Cũng như cơ cấu kinh tế nói chung, khi xem xét cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn phải chú ý đến mối quan hệ của nó với thế giới bên ngoài Trên

cơ sở đó để điều chỉnh cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với nhu cầu, thị

hiếu của khách hàng Mục đích cuối cùng là phát huy được lợi thế so sánh và

đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Những đặc trưng trên cần được chú ý trong quá trình hình thành và

chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong những giải đoạn lịch sử cụ thể

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành cơ cấu kinh tế

nông nghiệp.

Sự hình thành và biến đổi của cơ cấu kinh tế nông nghiệp phản ánh sự

tác động qua lại lẫn nhau hết sức đa dạng và phức tạp của nhiều nhân tố Các

nhân tố đó gắn bó với nhau tạo thành một hệ thống các mối quan hệ qua lại,

tác động đến quá trình hình thành và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói riêng và cơ cấu kinh tế nói chung Chúng có thể thúc day

quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp Có thể phân chia thành

những nhóm nhân tố sau:

18

Trang 20

- Nhóm nhân tố thuộc điều kiên tự nhiên: bao gồm, vi trí địa lý, địa

hình, tài nguyên đất, nước, rừng, biển, thời tiết, khí hậu, hệ sinh thái v.v

Nhóm này có ý nghĩa rất quan trọng đến việc hình thành và chuyển đổi cơ

cấu kinh tế nông nghiệp Bởi vì bất cứ một nền sản xuất xã hội nào cũng là

việc con người chiếm hữu tự nhiên, trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất

định Sản xuất là quá trình chiếm hữu tự nhiên, gắn bó với tự nhiên, phụ

thuộc vào tự nhiên, đồng thời tác động trở lại tự nhiên

- Nhóm nhân tố thuộc về kinh tế - xã hội: bao gồm, vấn đề thị trường

với các quan hệ cung- cầu, giá ca, sức mua v.v ; nguồn vốn và việc sử dung

vốn; dân số, lao động, dan trí; các chính sách của nhà nước, sự hình thành va

phát triển công nghiệp v.v

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu của con người quyết định các

dang hoại động lao động cua con người cũng như cơ cấu và kết quả hoạt

động của nó Nhu cầu xã hội với tính cách là động cơ thúc đẩy bên trong của sản xuất, là những tiền đề của cơ cấu kinh tế Trong nền sản xuất hàng hoá, nhu cầu của xã hội được phản ánh qua thị trường Vì vậy, cơ cấu kinh tế - xã

hội phải thể hiện nhu cầu thị trường

Trình độ phát triển của một quốc gia là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ

tới sự hình thành cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước đó (bao gồm cả hình thức,

bước đi, quá trình phát triển)

- Nhóm nhân tố về khoa học và công nghệ: Khoa học công nghệ là

nhân tố rất quan trọng tác động mạnh mẽ đến việc hình thành và chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khi khoa học - công nghệ chưa phát triển thì sản xuất nông nghiệp mang tính chất khép kín của nền kinh tế tự nhiên, sản xuất

tự cung, tự cấp Do vậy, kinh tế nông nghiệp rất đơn điệu, thuần tuý là trồng

trọt, chăn nuôi chỉ là kết hợp, nó chưa trở thành ngành chính Khoa học

-công nghệ phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sản xuất nôngnghiệp Khoa học - công nghệ được áp dụng phổ biến vào trong sản xuất

nông nghiệp đã dem lại năng suất, chất lượng và hiệu quả Khoa học - công

nghệ được cot là một lực lượng vật chất trực tiếp và việc ứng dụng công nghệ

19

Trang 21

mới vào các khâu canh tác, bảo quản sản phẩm và chế biến, giống mới sẽ làm

thay đổi trạng thái của sản xuất, đẩy mạnh sự phân công lao động, tạo thêm

ngành nghề mới trong nông nghiệp, làm chuyển dich cơ cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng hiện đại nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.

- Nhóm nhân tố về quan hệ kinh tế quốc tế: Sự tham gia vào quá trìnhphân công Jao động quốc tế dưới nhiều hình thức sẽ gia tăng sự thích ứng phùhợp về cơ cấu của nền kinh tế với bên ngoài Tính đa dạng của các nhu cầu

phổ biến và sự khác nhau về điều kiện sản xuất, đòi hỏi bất kỳ nên kinh tế nào cũng phải có sự trao đổi kết quả lao động với bên ngoài ở mức độ và

phạm vi khác nhau.

Tóm lại: Để tiến hành quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế néngnghg

theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì môi quốc gia, mỗi khu vực,

mỗi vùng không thé không chú ý tới những nhân tố trên Bởi lẽ, chúng chính

là những điều kiện khách quan tác động đến quá trình chuyển dịch nói trên Phải bằng mọi biện pháp hữu hiệu để tận dụng triệt để, khai thác tối đa

những nhân tố đó trong những giai đoạn lịch sử cụ thể

1.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH.

1.3.1.CNH, HDH nóng nghiệp nông thôn.

CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm xuyên suốt thời kỳ quá độ tiến lên

CNXH ở nước ta Song từ thực trạng kinh tế hiện nay phải coi trọng CNH,HĐH nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn là một trong những nhiệm

vu quan trọng nhất ở những năm trước mắt.

Gần hai thập kỷ (70, 80 của thế kỷ XX) dường như sự nghiệp CNH,

HDH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta dam chân tại chẽ, trong những năm

gần đây nhờ chính sách đổi mới sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã có nhữngkhởi sắc, bước đầu chuyển sang sản xuất hàng hoá theo định hướng XHCN

Kết quả thể hiện rõ nhất là mức tăng tổng sản phẩm quốc dân hàng năm.

Lương thực từ không đủ ăn cho nhu cầu tối thiểu trong nước đến chỗ đảm

20

Trang 22

bảo thoả mãn các nhu cầu tối thiểu trong nước và xuất khẩu gạo mỗi năm từ

1,5 đến 2 triệu tấn Lực lượng sản xuất trong nông nghiệp cũng đã phát triển

một bước quan trọng, sự hiểu biết về sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh

tế hàng hoá trong dân cư nông thôn được nâng lên một bước.

Tuy nhiên, nông nghiệp và nóng thon nước ta vẫn ở trong tình trạng

một nước nông nghiệp lạc hậu, cách xa so với nhiều nước láng giéng và đặcbiệt là so với các nước tiên tiến Địa bàn nông thôn chiếm tới khoảng 76%dân cư cả nước, cuộc sống của họ còn thiếu thốn nhiều mặt và là địa bàn tập

trung đại bộ phận người nghèo trong xã hội Theo số liệu điều tra gần đây

nhất thì tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống còn 13,3% năm

1999 và 11% năm 2000.

Để đưa nông nghiệp và nông thôn nước ta thoát khỏi tình trạng lạc

hậu, đói nghèo, từng bước tiến lên có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, trong

những năm trước mat phải đẩy mạnh thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và

phát triển kinh tế nông thôn theo định hướng XHCN Đây là một trong

những biện pháp cơ bản rút ngắn khoảng cách kinh tế giữa nông thôn với

thành thị và giữa nước ta với các nước tiên tiến trên thế giới.

Sự hình thành CNH, HĐH nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn

ở nước ta phụ thuộc rất lớn vào vấn dé xác định đúng đắn nội dung và hướng

đi cho giai đoạn trước mắt Theo tinh thân của nghị quyết Dai hội VHI, từ

nay đến năm 2010 đối với nông nghiệp phải giải quyết tốt một số vấn dé sau:

- Xuất phát từ vai trò, vị trí của ngành nông nghiệp và đặc điểm của đấtnước, cần phải coi trọng CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp (gồm cảnông, lâm, ngư nghiệp) và xây dựng nông thôn, đẩy mạnh quá trình đưa nông

nghiệp và kinh tế nông thôn lên sản xuất lớn hiện đại Đây là nhiệm vu quan

trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ sở để ổn định tình hình kinh tế, chính trị,

xã hội.

- Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống Từng

bước cải thiện cơ cau và chất lượng bữa ăn tiến tới đạt tiêu chuẩn về đính

dưỡng.

21

Trang 23

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo CNH, HĐH, giảm tỷ lệ lao động

nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và địch vụ trong cơ cấu

kinh tế nông thôn.

- Thúc đẩy việc tập trung hoá, chuyên môn hoá các vùng nông nghiệp thâm canh, chuyên canh, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Giải quyết tốt vấn đề việc làm, nâng cao đời sống, chú trong phat

triển kết cấu hạ tầng nông thôn: phái triển hệ thống thuỷ lợi, đường giao

thông đến trung tâm xã, có đủ trường học, trạm y tế và nước sạch cho sinh hoạt ở nông thôn.

- Bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn nạn phá rừng, có chính sách

để huy động nhân dân và các thành phần kinh tế tích cực kinh doanh, nuôi,

tái sinh, bảo vệ và trồng rừng, đưa tỷ lệ che phủ của rừng đạt 43% và năm

2010, thực hiện tốt dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Nâng cao hiệu quả và năng lực đánh bắt, chú trọng thâm canh và đẩy

mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản phục vụ xuất khẩu để nâng cao số lượng thuỷ

hải sản của đất nước.

Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp là phát triển toàn diện nông lâm ngư nghiệp, gắn với công nghệ tiên tiến hiện đại và các thành tựu khoa học

-kỹ thuật, sinh học mới Hơn nữa nông nghiệp hàng hoá chỉ có thể phát triển

được với sự tác động mạnh mé của công nghiệp, ban thân nông nghiệp không

thể tự đi lên nếu không có sự tác động trực tiếp của công nghiệp phát triển.

Chỉ có CNH, HĐH mới tạo ra được các ngành nghề mới nông nghiệp Bởi

vậy CNH, HDH nông nghiệp nông thôn là một tất yếu khách quan trong việc

xác lập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay.

1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,

HDH.

* Tính tất yếu khách quan của chuyển dịch co cấu kinh tế nông

nghiệp theo hướng CNH, HĐH.

Nền kinh tế là một hệ thống phức tạp, năng động nên cơ cấu kinh tếcủa nó cũng luôn biến động Cơ cấu kinh tế luôn thay đổi, bởi vậy sự hình

22

Trang 24

thành và phát triển của cơ cấu kinh tế tự bản thân nó đã bao hàm cả chuyển

dịch cơ cấu kinh tế.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi vị trí, vai trò, tỷ trọng và tính

cân đối vốn có giữa các yếu tố, các bộ phận của các ngành, các vùng, cácthành phần của nền kinh tế phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội vađiều kiện tự nhiên của một nước trong một giai đoạn nhất định

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một quá trình phức tạp, lâu dài, thậm chí

đầy khó khăn gian khổ Thông qua quá trình chuyển dịch đó, các mối quan

hệ cũ dân được cải biến theo những tỷ lệ phù hợp trong các ngành kinh tế

cũng như trong nội bộ từng ngành Thông thường chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung diễn ra trước, sau đó là sự chuyển dịch trong nội bộ từng ngành.

Đó chính là tác động trực tiếp của sự phát triển của lực lượng sản xuất vào

phân công lao động xã hội.

Mối quan hệ về lao động giữa các ngành, các lĩnh vực thậm chí giữacác đơn vị kinh tế trở nên gắn bó mật thiết hơn khi nền sản xuất mang tính xã

hội hoá Sản phẩm làm ra là kết quả lao động của nhiều ngành, nhiều người, nhiều lĩnh vực khác nhau Day chính là sự chuyển dich co cấu kinh tế lớn cả

về số lượng lan chất lượng trong toàn bộ hệ thống cũng như trong từng bộ

phận của nền kinh tế.

Trong toàn bộ nền kinh tế, nông nghiệp là một bộ phận quan trọng nên

khi cơ cấu kinh tế biến đổi, thì co cấu kinh tế nông nghiệp cũng phải thay đổi theo phù hợp với sự biến đổi chung đó.

Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp là sự biến đổi về quy mô, tỷ trọng, vị

trí v.v và mối quan hệ tương tấc của tất cả các yếu tố, bộ phận, thành phần

liên quan đến sản xuất nông nghiệp.

Cũng như chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu

kinh tế nông nghiệp phải dựa vào đặc điểm riêng của từng vùng về yếu tố tự

nhiên, kinh tế, xã hội Do vậy, cần phải nghiên cứu một cách cụ thể, khoa

học để đưa ra những giải pháp đúng đắn nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp một cách có hiệu qua.

z3

Trang 25

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp diễn ra trước hết là do có

những thay đổi lớn về điều kiện phát triển Bởi vậy mà lực lượng sản xuất và

phân công lao động xã hội phát triển đáng kể so với trước đó Thực tế cho

thấy tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã làm xuất

hiện những giải pháp và khả năng mới làm thay đổi các phương thức sử dụng

các điều kiện phát triển Trong thời đại ngày nay, sự hoạt động của các quy

luật phát triển không đều chịu tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa

học - công nghệ hiện đại và xu hướng toàn cầu hoá Nếu ở thế kỷ trước, lý

thuyết về sự phát triển không đều và lý thuyết về lợi thế so sánh chưa có ý

nghĩa quan trọng, thì ngày nay lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng Các quốc

gia đi sau có thể dựa vào lý thuyết này kết hợp với sự vận dụng các quy luật

phát triển nhảy vot, để từ đó tim ra con đường và mô hình CNH nhằm rút

ngắn đáng kể về mặt thời gian để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp

phát triển

Theo tinh thần đổi mới, CNH, HDH do đại hội lần thứ VHI Dang đã

chỉ ra rang: "CNH thực chất là xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của CNXH.

Đó không chỉ tăng thêm cấp độ, ty trọng của sản xuất công nghiệp trong nền

kinh tế, mà là quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế gắn với đối mới căn bản

về công nghệ, tạo nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và lâu bềncủa toàn bộ nền kinh tế

CNH phải di đôi với HĐH, kết hợp với những bước tiến tuần tự về

công nghệ với việc tranh thủ những cơ hội đi tắt, đón đầu, hình thành những

mũi nhọn phát triển theo trình độ tiên tiến của khoa học - công nghệ thế

giới" {18, 27]

Quá trình chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH

-HDH trong những năm qua đạt được nhiều tiến bộ và những kết quả đáng phấn khởi: sản xuất nông nghiệp tăng trưởng liên tục, sức sản xuất ở nông

thôn được giải phóng, tiềm nang to lớn của nhân dân được phát huy tích cực

Đặc biệt là san lượng lương thực tăng liên tục (bình quân 4,7%/năm), sản

xuất cây công nghiệp ngắn ngày va dài ngày, cây ăn quả và cây đặc sản, chăn

24

Trang 26

nuôi, nghề rừng, nghề cá, nghề muối, nhất là nghề nuôi tôm cá, các loại đặc

sản ven biển nội địa, tiểu thủ công nghiệp đều có tiến bộ cả về năng suất, sản

lượng, chủng loại và chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và tăng nhanh

kim ngạch xuất khẩu nông lâm - thuỷ sản ngày một tốt hơn Đồng thời làm

cho một số vùng nông thôn nước ta thoát khỏi thế độc canh, thuần nônghướng tới nền kinh tế hàng hoá với hiệu quả kinh tế cao hơn Nghị quyết hội

nghị lần thứ 5 Ban chấp hành TW khẳng định: "Thắng lợi trên mặt trận nông

nghiệp góp phần quyết định đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã

hội, giữa vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội” [5, 54].

Do đó, chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH vừa là đòi hỏi cấp bách của thực tiễn, vừa là con đường nhanh chóng

nhất để đưa nông nghiệp nông thôn Việt Nam thoát khỏi tình trạng khó khăn

và mâu thuẫn hiện nay, để vươn lên sản xuất hàng hoá, tăng năng suất, chất

lượng và đạt hiệu quả kinh tế cao, từ đó tạo điều kiện vững chắc cho sự

nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Ngày nay, sự phát triển của khoa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,

nó giúp một nước nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước tiên tiến, hiện đại.

Trên cơ sở áp dụng triệt để các thành tựu của khoa học công nghệ, kết hợp

với lợi thế của nước đi sau mà cải thiện dần cơ cấu kinh tế cũ, chuyển dansang cơ cấu kinh tế mới Vả lại, để tránh nguy cơ tụt hậu và đuổi kịp các

nước tiên tiến, không có cách nào khác, các quốc gia phải chủ động xúc tiến

quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế Đối với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thì trước hết là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH thông qua việc thay thế dần lao động thủ công bằng lao động sử dụng

máy móc, để sau đó dưa các quy trình sản xuất tiên tiến vào lĩnh vực nông

nghiệp.

Sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại làm xuất hiện các bộ

phận mới trong cơ cấu kinh tế, trong đó có dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

Chính dịch vụ đã làm thay đổi căn bản trình độ phát triển của lực lượng sản

xuất cũng như sự phân công lao động trong lĩnh vực nông nghiệp Vì vậy,

25

Trang 27

chuyển dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH là điều tất

yếu.

Hơn nữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn có

nguồn gốc từ bản thân sự phát triển của ngành nông nghiệp Thực trạng mang

tính điển hình của những nước có nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu cho thấy,nông nghiệp sản xuất nhỏ mang tính thuần nông, sản xuất quảng canh là trở

ngại đáng kể để áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại

vào sản xuất Và cũng chính tính độc canh là nguyên nhân của sự thất

thường, không ổn định của sản lượng nông nghiệp Mặt khác, sự lạc hậu của

nông nghiệp còn gây khó khăn cho sự phát triển của công nghiệp với vai trò cung cấp nguyên liệu, nhân công và thị trường tiêu thụ sản phẩm công

nghiệp Vì thế, nếu nông nghiệp không phát triển theo kịp với các ngành

khác của nền kinh tế quốc dân thì nó sẽ trở thành nhân tố kim hãm, can trở sự

phát triển bền vững, ổn định của quốc gia Như vậy, chính trong quá trình

phát triển của mình, nông nghiệp đã làm xuất hiện những trở ngại, sau đólàm ảnh hưởng chung đến sự phát triển kinh tế của cả nước Do đó, chuyển

dịch CCKTNN là tất yếu cần thiết đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Tiến trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH,

HĐH không chỉ ảnh hưởng sự phát triển của nền kinh tế nói chung, mà còn

cản trở cho bản thân ngành nông nghiệp khi các bộ phận hợp thành của nền nông nghiệp (trông trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diém nghiệp) chưa có sự liên kết chặt chế với nhau trong một cơ cấu hợp lý Sự thiếu thống nhất trong cơ cấu kinh tế là một trong những nguyên nhân của nên nông

nghiệp phát triển rời rạc, nhiều khi lại mâu thuẫn thậm chí triệt tiêu lân nhau.

Ngoài ra, nông nghiệp không thể đảm bảo đời sống của nông dân khi chuyển

dich cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH không gắn với việc xây

dựng nông thôn mới, nhằm thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp phát

triển Chỉ có phát triển đồng đều giữa nông nghiệp với tiểu thủ công nghiệp,

công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ, giao thông vận tải mới giảm bớt

được sự cách biệt về đời sống vật chất, tỉnh thần giữa thành thị và nông thôn.

26

Trang 28

Cùng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH, sự phân công lại lao động cũng diễn ra, từ lao động trồng lúa sang lao

động trồng màu, chăn nuôi, làm các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch

vụ không chi phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển của công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ khác nữa Khi công nghiệp phát triển đến một mức độ nhất định, sự phân công lại lao

động xã hội diễn ra trên phạm vị cả nước, các đô thị, các trung tâm kinh tếmới mọc lên thì làn sóng di dân ra thành thị sẽ diễn ra như một tất yếu Thựctiễn ở các nước cũng như nước ta hiện nay đã chỉ rõ, chúng ta phải có sự chủ

động tính toán, tìm biện pháp hạn chế tới mức tối đa chứ không thể ngăn

chặn được làn sóng di dân này Sự phân công lại lao động theo hướng lao

động trong nông nghiệp ngày càng giảm, lao động trong các ngành nghề

khác tăng lên là hiện tượng khách quan, thể hiện sự tiến bộ về chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng theo hướng CNH, HĐH.

Song trên thực tế giữa quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và

CNH, HDH có mối quan hệ biện chứng với nhau, quá trình này vừa lànguyên nhân, vừa là kết quả của nhau CNH, HĐH tạo ra những điều kiện,

tiền dé (kỹ thuật, khoa học- công nghệ, con người) để chuyển dịch nông

nghiệp từ tự cung tự cấp, thuần nông, lạc hậu sang nền nông nghiệp hàng hoá

đa ngành với năng suất, hiệu quả cao, để hình thành một cơ cấu kinh tế nông

nghiệp tiến bộ, phù hợp với sự phát triển của khoa học - công nghệ hiện đại

phát triển giáo dục, y tế v.v Đến lượt mình, chuyển dịch cơ cấu kinh tế

nông nghiệp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình CNH, HĐH Vì có

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, có cải thiện trình độ phát triển của sản xuất nông

nghiệp mới làm cho việc áp dụng các tiến bộ của khoa học - công nghệ hiện

đại trở thành kha thi và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Với mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướngCNH, HĐH là nhằm khai thác tốt nguồn tài nguyên to lớn về đất đai, rừng,

biển, nguồn lao động đồi dào, ưu thế địa hình sinh thái nhằm tăng năng suất

cây trồng, vật nuôi, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh Từng bước đa dang

ee

Trang 29

hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, cải tiến đời sống nhân đân tạo nguồn

tích luỹ vốn và thị trường rộng lớn để thúc đẩy mạnh CNH, HĐH Trước hết

phải khẳng định sản xuất lương thực luôn là một trong những nhiệm vụ chiến lược để ổn định cuộc sống của nhân dân, ổn định xã hội, có lượng dự trữ

vững chắc và khối lượng xuất khẩu với chất lượng và hiệu quả cao

Để thực hiện mục tiêu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

theo hướng CNH, HĐH phải đẩy mạnh thâm canh, tăng năng suất và sản lượng lương thực , phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị kinh tế

cao, đưa chăn nuôi lên thành ngành chính, đa dạng hoá ngành nghề nông

thôn phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội, hệ sinh thái và lợi thế so sánh

từng vùng Di đôi với việc mở rộng giao lưu hàng hoá với các địa phương, các vùng trong nước và nước ngoài, cần phải có chương trình, giải pháp thiết

thực để hỗ trợ những vùng nghèo khó vươn lên nhanh chóng Cần có chính sách, chương trình, biện pháp xúc tiến việc làm thúc đẩy phân công lao động

theo hướng ai giỏi nghề gì làm nghề đó Coi trọng chế biến nông - lâm - thuỷ

sản, phát triển công nghiệp tại nông thôn theo hướng chung là sơ chế tại chỗ

với tinh thần tập trung phát triển công nghiệp nông thôn một cáchtoàn diện từ

công nghiệp tiêu dùng đến công nghiệp vật liệu xây đựng, công nghiệp cơ

khí chế tạo và sửa chữa với quy mô vừa và nhỏ là chủ yếu.

Cùng với sự phát triển của công nghiệp, phải phát triển dịch vụ nông

thon Dịch vụ nông thôn có nhiều dang từ nhiều góc độ khác nhau, và ngày

càng phát triển phong phú, da dang Yêu cầu quan trọng và cấp bách đối với

hoạt động dịch vụ nông thôn là đảm nhiệm vai trò cung ứng các yếu tố sản

xuất và gắn sản xuất với thị trường

Hơn nữa chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cũng chính là thúc đẩy hàng

loạt các ngành kinh tế khác phát triển Bởi lẽ nông dân vừa là người cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước và xuất khẩu, vừa là người tiêu dùng

đông đảo với nhu cầu ngày càng tăng cả về khối lượng, chủng loại va chất

lượng hàng hoá dịch vụ Thông qua các loại hình dịch vụ, nông thôn cung

cấp sản phẩm cho thị trường và đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ rộng lớn

28

Trang 30

cho các ngành sản xuất Phát triển kinh tế nông nghiệp sẽ làm tang sức mua

của nông dân, tạo động lực thúc đẩy các ngành công nghiệp và dịch vụ phát

triển

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn phụ thuộc vào

đường lối chủ trương, chính sách của Nhà nước ở tầm vĩ mô Trước hết đó là

chiến lược phát triển kinh tế của đất nước trong những điều kiện, hoàn cảnh

cụ thể, trong đó có chiến lược phát triển nông nghiệp.

Tóm lại: Chuyển dich cơ cấu kính tế nông nghiệp theo hướng CNH, HDH là một tất yếu khách quan nhằm khai thác tối ưu lợi thế của sản xuất

nông nghiệp Trên cơ sở áp dụng rộng rãi phương pháp sản xuất tiên tiến hiện

đại để thúc đẩy, tăng trưởng kinh tế làm thay đổi căn bản về chất trong cơ

cấu và trình độ phát triển của sản xuất nông nghiệp Nghĩa là phải biến đổi cơ

cấu kinh tế lạc hậu, mất cân đối thành cơ cấu tiến bộ có cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng vùng, miền, tăng nang suất, sản lượng, hiệu quả kinh

tế nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường Đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HDH là con đường cơ bản để tiến hành phân

công lại lao động, thực hiện xã hội hoá sản xuất , phát triển kinh tế hàng hoá,tạo nhiều việc làm, sản xuất ra nhiều của cải, ổn định và cải thiện đời sống

nhân dân.

* Nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng

CNH, HĐH.

Như trên đã để cập "Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp" là vấn

đề có nội dung phong phú và phức tạp do những hạn chế của quá trình

nghiên cứu, luận văn chủ yếu dé cập đến vấn dé nội dung chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và các mối quan hệ của nó, các vấn đề chuyển dịch

cơ cấu vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế chỉ được đề cập ở mức độ là các vấn

đề liên quan để đảm bảo tính hệ thống.

* Chuyển dịch cơ cấu ngành trong mối quan hệ giữa nông nghiệp

-công nghiệp chế biến - dịch vụ.

29

Trang 31

Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong

quan hệ với công nghiệp chế biến và dịch vụ là: giảm tỷ trọng của sản xuất

nông nghiệp thuần tuý, tăng tỷ trọng và tốc độ của công nghiệp chế biến và

dich vụ Điều đó có nghĩa là trong điều kiện CNH, HDH, vai trò vị trí của

ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.

Sự biện doi không chỉ diễn ra ở quan hệ chung giữa các ngành mà còn

ở trong từng bộ phận của mối quan hệ chung đó Công nghiệp chế biến

chuyển từ sơ chế, thủ công sang tỉnh chế gắn với công nghệ hiện đại; từ quy

mô nhỏ (hộ gia đình) sang liên kết liên doanh với công nghiệp ở đô thị và cả

với doanh nghiệp ở nước ngoài; để đảm bảo tính hiệu quả, công nghiệp chếbiến ngày nay phải gắn liền với nguồn nguyên liệu và khâu tiêu thụ sản

phẩm; để phù hợp với công nghiệp chế biến, dịch vụ chuyển từ nhỏ bé lạc

hậu, rời rạc manh mún, tự phát sang có hệ thống, có tổ chức theo hướng văn

minh và đặc biệt là sử dụng những thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ

nông-lam- neu nghiệp.

Day là cơ cấu phan ánh mối quan hệ trong khái niệm nông nghiệp theo

nghĩa rộng bao gồm các ngành sử dụng TLSX là: đất đai, mat nước Hiện

nay, quá trình CNH, HĐH được thực hiện trong điều kiện kinh tế thị trường

mở cửa Do đó các địa phương, các vùng và cơ sở sản xuất kinh doanh có

điều kiện hợp tác, liên doanh, khai thác tiềm năng thế mạnh nhằm tạo nguồn

lực đẩy mạnh sản xuất.

Thực trạng cơ cấu về nông - lâm - ngư nghiệp ở nước ta hiện nay chưa

phù hợp vì tỷ trọng của nông nghiệp còn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng giá

trị sản lượng nông - lâm - ngư nghiệp Do vậy phương hướng chuyển dịch cơ

cấu kinh tế nông- lâm - ngư nghiệp theo hướng CNH, HĐH là cần phải tăng

tốc độ phát triển lâm - ngư nghiệp nhanh hơn.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo mối quan hệ trồng trot,

chăn nuôi và ngành nghề

30

Trang 32

Đây là cơ cấu phản ánh mối quan hệ phát triển một cách toàn diện nhằm dat

hiệu quả cao tổng sản xuất kinh doanh trong sản xuất nông nghiệp Do đặc

điểm của sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ nên phát triển chăn nuôi,

ngành nghề vừa hỗ trợ cho trồng trọt phát triển như cung cấp phân bón tiêu

thụ sản phẩm, trồng trọt cung cấp sản phẩm cho chăn nuôi Trên cơ sở đó

làm tăng mức thu nhập cho các hộ nông dân, nâng cao hiệu quả kinh doanh

nông nghiệp Quan hệ này không những làm tăng hiệu quả kinh tế mà còn

góp phần bảo vệ, giữ thế ổn định cân bằng sinh thái, đảm bảo sự bền vững

cho sản xuất nông nghiệp.

Theo xu hướng chung này cần chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ

trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất

chính Với nước ta hiện nay giá trị sản lượng trồng trọt chiếm trên 60%, giátrị chăn nuôi chiếm khoảng 25% trong tổng giá trị Như vậy giá trị ngànhnghé chiếm tỷ lệ rất thấp Vì vậy chú trương phát triển mọi ngành nghề ở

nông thôn là hoàn toàn đúng đắn Phát triển các ngành, nghề truyền thống

như: Tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, dịch vụ phục vụ nông nghiệp

v.v day là giải pháp hữu hiệu nhất nhằm giải quyết lao động dôi dư và nông

nhàn, đồng thời góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân.Chính vì vậy, cần giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, tăng nhanh giá trị sảnlượng, tỷ trọng của ngành chăn nuôi và giá trị ngành nghề trong cơ cấu kinh

tế nông nghiệp.

Trong nội bộ ngành trồng trọt, biến đổi cơ cấu diễn ra theo hướng

giảm ty trọng cây lương thực, tăng ty trọng cây công nghiệp, cây ăn quả và

cây đặc sản theo kiểu sản xuất hàng hoá Mặt khác, để tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, cần cải tạo chăn nuôi truyền thống với đặc trưng tự phát, cá thể, manh mún thành chăn nuôi theo hướng hàng hoá, trước hết để đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và sau đó xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Song

cần lưu ý việc chuyển dich cơ cấu theo hướng phát triển sinh thái bền vững,nghĩa là phải chú ý đến việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản đồng thời cầnquan tâm đến việc trồng và bảo vệ rừng Không chỉ dừng ở việc khai thác lâm

31

Trang 33

sản, mà quan trọng hơn là nhằm bảo vệ, khoanh nuôi rừng hiện có, trồng

rừng mới và những cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao mà vẫn đảm bảo

được cân bằng môi trường sinh thái

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ giữa sản

vuát chế biến và dịch vu.

Cơ cấu này phản ánh các mối quan hệ được xác lập theo một tý lệ cân

đối về số lượng, chất lượng giữa các khâu của quá trình tái sản xuất nôngnghiệp Quan hệ này phải được cân đối lại một cách thường xuyên khi trình

độ sản xuất nông nghiệp được tăng lên Bởi vì khâu sản xuất nông nghiệp là

khâu quan trọng hàng đầu nó cung cấp sản phẩm cho đời sống xã hội Khâu chế biến bao gồm chế biến sản phẩm cho con người và sản phẩm cho chăn

nuôi Đồng thời nó là thị trường tiêu thụ các hàng hoá, dịch vụ cho sản xuất

nông nghiệp.

Dich vụ vừa là khâu cung cấp, vừa là nơi tiêu thụ sản phẩm cho người

sản xuất và người chế biến, quan hệ này không những đảm bảo cho sản xuấtnông nghiệp hoạt động bình thường mà còn tăng giá trị sản lượng hàng hoá

và tăng giá trị nông sản xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trong mối quan hệ nông

-công nghiệp - dịch vụ ở nông thôn, thường được gọi là cơ cấu kinh tế nông

thôn,

Đây là cơ cấu phản ánh mối quan hệ phân công lao động xã hội ở nông

thôn trong quá trình CNH, HDH nông nghiệp ở nước ta hiện nay Hiện nay ở

Việt Nam khu vực nông thôn chiếm gần 76% dân số cả nước, lao động nông nghiệp chiếm 73% lao động xã hội Vào những năm đầu của quá trình CNH,

thì công nghiệp và dịch vụ ở thành phố, các khu vực nông nghiệp còn phát

triển ở mức độ nhất định, nên khả năng thu hút lao động trong nông nghiệp

còn bị hạn chế gây ra tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn Trong điều

kiện đó phát triển mạnh mẽ công nghiệp , tiếu thủ công nghiệp, dịch vụ ở

nông thon là quan trọng và cap thiết, nó là biện pháp hiệu quả nhất để sử

32

Trang 34

dụng lao động dư thừa Đồng thời nó là phương hướng căn bản để chuyển

dich cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HDH.

* Chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ trong nông nghiệp.

Như trên đã trình bày, cơ cấu vùng thực chất là cơ cấu ngành trên một

vùng nhất định Tuy nhiên chuyển địch cơ cấu ngành không chỉ đơn thuần là

việc triển khai cơ cấu ngành, mà quan trọng hơn, nó cho biết việc triển khai

các ngành chuyên môn hoá trên vùng đã hợp lý chưa, có phát huy được tối đalợi thế so sánh của vùng hay không Trên cơ sở đó đánh giá những hạn chếcủa vùng để tìm cách khắc phục

Dưới tác động của cơ chế thị trường chuyển dịch cơ cấu vùng lãnh thổ

trong sản xuất nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH như sau:

+ Hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, chuyên canh,

có tỷ suất hàng hoá lớn, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khí hậu từng vùng.

Tuỳ từng vùng có thể phát triển cây đặc sản, vùng trồng trọt, vùng chăn nuôi

trọng điểm nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao

+ Các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung phải gắn kết với cơ sở chế

biến hoặc tại địa phương hoặc liên kết với các vùng khác, với nước ngoài.

+ Nâng cao trình độ chuyên hoá, đầu tư vốn và công nghệ tốt hơn, tổ

chức sản xuất hoàn thiện hơn tại các vùng chuyên canh tập trung

* Chuyển dịch cơ cấu thành phân kinh tế trong nông nghiệp theo hướng CNH, HDH chính là quá trình biến đổi cơ cấu theo hướng sản xudt

hàng hoá, phù hợp với đòi hỏi của khoa học - công nghệ hiện dai.

Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp theo hướng

phát huy tối đa tiềm năng của mỗi một thành phần kinh tế trong một cơ cấu

hợp lý với mục tiêu nâng cao hiệu quả thiết thực cho quá trình phát triển

nông nghiệp hàng hoá tiến lên sản xuất lớn, hiện đại Một nền nông nghiệp

sinh thái, phát triển bên vững ổn định, phát triển các nông hộ sản xuất hàng

hoá với quy mô ngày càng tăng là xu hướng tích cực và hợp quy luật thúc đẩy

cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện

đại hoá.

Trang 35

Tóm lại: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH, HDH là quá trình biến đối vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các bộ phận cũng

như trong từng bộ phận của sản xuất nông nghiệp Chuyển dịch theo hướng

đó là con đường duy nhất để tiến hành phân công lại lao động, thực hiện xãhội hoá sản xuất, phát triển kinh tế hàng hoá tạo nhiều việc làm, sản xuất ra

nhiều của cải, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân.

Trang 36

CHUONG IJ

THUC TRANG CHUYEN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THEO HƯỚNG CNH, HĐH Ở TĨNH NAM ĐỊNH

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Nam Định

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Nam Định

* Vi trí địa lý.

Nam Dinh là một tinh nằm phía Nam đồng bang Bắc bộ Phía Bắc giáp tinh Hà

Nam, điểm cực bắc là 20°40' vĩ Bắc, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, điểm cực

Đông là 106°45' kinh Đông, phía Tây giáp tinh Ninh Bình giới hạn cực tây là 105°92' kinh Đông, phía Nam giáp vịnh Bac bộ thuộc Thái Bình Dương, giới

hạn cực nam là [9°90' vĩ Bắc

Tỉnh Nam Định rộng I.671,6km” bằng 0,52% diện tích toàn quốc,

chiều dài Bắc - Nam là 68km; Đông - Tây là 72km theo đường chim bay Tỉnh Nam Định có 9 huyện, 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 202 xã, 15 phường

và 9 thị trấn.

Toàn tỉnh có 3 huyện ven biển với chiều dài 72km” (Giao Thủy, Hai

Hau, Nghĩa Hưng, có 4 cửa sông, trong đó có 3 cửa sông lớn là cửa Ba Lat

(sông Hồng), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ), cửa Đáy (sông Đáy) có các cảng thương mại, cảng cá, thuận lợi cho các tàu thuyền vận tải, khai thác hải

sản ra vào và đi khắp nơi trong cả nước

Nam Định có rừng, đồng bằng và biển tạo điều kiện thuận lợi để pháttriển sản xuất hang hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo

hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nam Định có lịch sử phát triển lâu đời,

đã từng là trung tâm kinh tế, văn hóa, thương mai của vùng bắc bộ, có điều

kiện tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học, kỹ thuật, mở rộng giao lưu

kinh tế, văn hóa, xã hội với các tỉnh trong nước và quốc tế.

* Khí hau:

Nam Định nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, có 4 mùa:

35

Trang 37

xuân, hạ, thu, đông Mùa Đông lạnh nhất là 4°C mùa hè nóng nhất lên tới

38°C Nhiệt độ không khí trung bình năm 23°C - 24°C Mưa nhiều nhất vào

các tháng 6,7,8,9 trong năm.

Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1700 - 1800 ly, mưa không

đều, thường tập trung vào tháng 7 - 9 chiếm tới 80% lượng mưa trong năm.

Nam Định là địa bàn có nhiều sông lớn chảy qua, nên nguồn nước khá đồi

đào, thuận lợi cho việc cấp thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và nuôi

trồng thủy sản Tuy nguồn nước khá đồi dào, nhưng do lượng mưa khôngđồng đều trong năm, vì vậy mùa mưa thường thừa nước cho sản xuất và sinh

hoạt, vùng ven biển thường bị nước mặn lấn sâu Ngoài ra còn có nguồn nước

ngầm lớn và phong phú, có thể khai thác tương đối thuận lợi, nhưng phần lớn

chất lượng chưa đảm bảo.

Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng (1650 - 1700 giờ nắng)

lượng bức xạ phong phú 110 - 120 kcal/cm “năm, cán cân bức xạ cao 87,2

Keal/em?/nam, độ ẩm trung bình năm từ 80 - 85%, lượng bốc hơi trung bình

750 - 800mm; hướng gió chính là Đông Nam và Đông Bắc Những đặc điểm

khí hậu nói trên rất thuận lợi cho môi trường sống của con người, sự phát

triển của hệ sinh thái và thực vật Tóm lại điều kiện thời tiết khí hậu Nam

Định rất thuận lợi cho việc phát triển trồng trọt chăn nuôi và làm muối Tuy

vậy những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt bất thường vẫn thường xuyên de đoa gây ra hậu quả khó lường và ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời

sống nhân dân trong tỉnh.Bởi vậy việc xây dựng các công trình thủy lợi vừa

giữ nước vừa tiêu úng phải được coi như là nhân tố cơ bản quan trọng để

khắc phục những khó khăn do thời tiết khí hậu gây nên Bên cạnh đó việc

thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng để tránh lũ lụt, hạn hán

là hết sức quan trọng.

* Đặc điểm đất đai và địa hình.

Nam Định mang nhiều nét đặc trưng của đồng bằng châu thổ sông Hồng, chủ yếu là đồng bằng ven biển Phía Đông nam là bãi bồi và một ít đồi

núi thấp ở phía Tay Bac tỉnh Địa hình thấp dan từ tây Bắc xuống Đông nam,

36

Trang 38

chô cao nhất là đỉnh núi Gôi 112m, chỗ thấp nhất là (-3m) so với mặt nước

biển vùng chiêm chũng Ý Yên Do điều kiện địa hình , thé _nhưỡng, tập quán

canh tác đã hình thành 2 vùng chuyên canh lớn từ lâu đời

*Vùng Bắc sông Đào gồm các huyện: Ý Yên, Vụ Bản, Mỹ Lộc và

thành phố Nam Định Nhìn chung đất đai ở vùng này kém màu mỡ, hầu như

không được tưới phù sa Hơn nữa với địa hình lòng chảo nên việc tưới tiêu

gặp nhiều khó khăn

*Vùng nam sông Đào gồm các huyện: Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa

Hưng, Hải Hậu, Xuân Trường, Giao Thủy Vùng này đất đai màu mỡ, được

tưới phù sa thường xuyên, địa hình tương đối bằng phẳng và còn khả năng

mở rộng diện tích Địa hình thuận lợi nên phương pháp tưới tiêu bằng trọng

lực rất phù hợp với phat triển nông nghiệp Là vùng có nhiều lợi thế như phat

triển nông - lâm - ngư và diém nghiệp, đặc biệt là thâm canh lúa năng suất

cao, có khả năng sản xuất các giống lúa có chất lượng cao và lúa đặc sản

Lãnh thổ Nam Định là một bộ phận của bán đảo Đông Dương cách

đây khoảng 120 triệu năm, do ảnh hưởng của chấn động tạo sơn Hymalaya,

hau hết đất đai ở đây là macma trầm tích và phù sa trẻ Nhóm đất chính gồm:

đất phù sa, đất phù sa mặn, đất chua mặn (đất phèn), đất mặn ven biển.

Với tổng số 167873ha đất tự nhiên, trong đó đất nông nghiệp là

105.950,9 ha chiếm 63,14%, đất lâm nghiệp 4.799,7 ha chiếm 2,86%, đất

chuyên dùng và khu dân cư 34.495,5 ha chiếm 20,56%, đất chưa sử dụng

22.554 ha chiếm 13,44% chủ yếu là đất quai đê lấn biển, đất đồi và do kiên- :

cố hóa kênh mương Diện tích nước có thể nuôi trồng thủy sản nước ngọt '

13.500 ha và 72 km chiều đài bờ biển.

Trên đây là những đặc điểm về địa lý tự nhiên có ảnh hưởng đến sản

xuất nông nghiệp và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở địa

bàn tỉnh Nam Định Từ đó đặt ra những vấn đề cần phải nghiên cứu và tìm

biện pháp xử lý trước mắt cũng như lâu dài về tình trạng hạn hán, lụt lội,

ngập man hàng năm và bảo vệ môi trường sinh thái ở nước ta nói chung và Ở

Nam Định nói riêng.

37

Trang 39

Qua phân tích đặc điểm tự nhiên đặc biệt là điều kiện địa hình đất đai,

có thể kết luận Nam Định có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nông

nghiệp đa dạng, phong phú theo hướng sản xuất hàng hóa và khả năng phát triển cơ cấu kinh tế nông nghiệp toàn diện bao gồm cả nông - lâm - ngư

nghiệp - diém nghiệp va dịch vụ.

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội tinh Nam Định.

* Đặc điểm về dân cư và người lao động

Tính đến 1/4/1999 dan số của Nam Định là 1.927.000 người bằng 2,25%

dân số toàn quốc, mật độ dân số 1337 người/kmỷ, nhìn chung dân cư phân bố khá

đồng đều 6 các xã

Đất nông nghiệp bình quân đầu người khoảng 550m? (bình quân của Nam Hà trước đây 600m /người, của cả nướclà 1100m?/ngudi).

Dân số nông thôn chiếm 86,5%, độ tuổi từ 0 - 14 chiếm tỷ lệ cao, có

xu hướng tăng chiếm 39,96%, độ tuổi từ 15 - 34 chiếm 33,78%, trong khi độtuổi trên 35 chiếm 22,26% Với cơ cấu trên Nam Định có nguồn lao động hết

sức đồi đào (trên 900.000 lao động) và ngày càng được bổ sung với số lượng

lớn hàng năm từ 40.000 - 50.000 lao động Tỷ lệ dân số phát triển trung bình

hàng nam từ 1,11 - 1,41% Lao động có kỹ thuật sản xuất và kha năng san

xuất kinh doanh chiếm tỷ lệ 7,7% (Nam Hà trước đây là 7,5%) với tỷ lệ này

Nam Định chiếm tỷ lệ cao so với các tỉnh trong cả nước.

Nhìn chung nguồn nhân lực của tỉnh là thế mạnh nổi bật, dân đông góp

phần tạo ra thị trường có nhu cầu to lớn về mọi mặt Nhân dân cần cù laođộng, có tỉnh thần hiếu học, nhiều người có tay nghề truyền thống ở trình độ

cao Tuy nhiên dân số đông chủ yếu sống bằng nghề nông (86%), trong khi

đó diện tích bình quân đầu người thấp, lao động chưa có việc làm vẫn cònnhiều, đó là những áp lực lớn trong vấn đề giải quyết việc làm và phan bố

lao động hợp lý.

Để phân phối lao động một cách hợp lý thì điều quan trọng bậc nhất là

phải xác định đúng đấn cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, cơ cấu kinh tế nông

Trang 40

nghiệp và cơ cấu lao động Đây là điều kiện thúc đẩy được sự phát triển sản

xuất và xã hội.

* Đặc điểm kết cấu hạ tầng.

- Giao thông:

Nam Định cách thủ đô Hà Nội 90 km, có điều kiện giao thông khá

thuận tiện Mạng lưới giao thông có đường sắt Bắc Nam đi qua tỉnh dài 45

km rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hóa với các thị trường trong nước

Tỉnh có 2 quốc lộ chạy qua, quốc lộ 21 từ Phủ Lý đến Hải Thịnh, đường quốc

lộ 10 qua tỉnh dài 34 km nối vùng Đông Bắc (Hải Phòng - Quảng Ninh) đến Ninh Bình Ngoài ra tỉnh còn có hệ thống đường giao thông nối liền từ trung

tâm thành phố đến các huyện, thị trấn Trong đó có một số đường hiện nay

đã được rải nhựa, nâng cấp như: đường 490, đường 487, đường 56, 51B.v.v

Các đường liên huyện, liên xã được nâng cấp, hiện tại có tới 70% đường nhựa

và đường bê tông đến các xã và thôn xóm Mặt khác tỉnh còn có 4 sông lớn

chảy qua (sông Hồng, sông Ninh Cơ, sông Đào, sông Đáy) năm trong hệ

thống sông Hồng chảy ra biển, và nhiều nhánh sông nhỏ rất thuận tiện trong

giao thông đường thủy Nam Định còn là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội đi bằng

đường sông từ biển vào Vùng ven biển có cảng Hải Thịnh, được chính phủ công bố là cảng biển quốc gia tạo thuận lợi để giao lưu hàng hóa trong tỉnh

với cả nước và quốc tế.

Tóm lại: Về giao thông, Nam Định là một tỉnh có điều kiện thuận lợi

của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nó giúp cho việc giao lưu các sản phẩm hàng hóa, đặc biệt các mặt hàng nông sản tươi sống đến các thành phố

trong nước cũng như quốc tế mang lại hiệu quả kinh tế cao Tuy nhiên, do

địa hình sông ngòi nhiều và ảnh hưởng của thời tiết khí hậu, đường sá, cầu

cống vẫn chưa đủ để đáp ứng việc đi lại thuận tiện Hơn nữa đường sá, cầu

cống xuống cấp hàng năm nên việc giao lưu nông phẩm hàng hóa vẫn gặp

không ít khó khăn, hạn chế hiệu quả các hoạt động kinh tế của người dân

trong tỉnh Vì vậy kế hoạch phát triển nông nghiệp nói chung phải được tiến

hành đồng thời với việc mở mang, nâng cấp kết cấu hạ tầng nông thôn

39

Ngày đăng: 01/12/2024, 00:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trần Trung Am. Phát huy tối da nguồn lực kinh tế biển, Báo Nhândan Nam Định số 363 ngày 7/7/2000 Khác
2. Trần Van Anh. Có thể mở rộng vùng rau, miu đem lại hiệu quakiah tế cao, báo Nam Định cuối tuần, ngày 15/2/2000 số 333 ;Báo Namước: ngày 24/3/2000: Ngày 11/8/2000.`. uối tuần số 345, 9/6/2000, số 356. 13/6/2000. số 358. 20/6/2000 Khác
3. Nguyễn Van Bao, Đổi mới tổ chức quản lý hợp tác xã nông nghiệptheo luật, Những kinh nghiệm lớn ở Vụ Ban. Báo Nam Dinh sé 388, ngày3/10/2000 Khác
4. Bộ nông nghiệp và phat tr tên nông thôn. Báo cáo tém tất dự thaođể án phát triển nông thon Việt Nam giải đoạn 1996-2000 và tới năm 2010, Hà Nội ngày 23/5/1996 Khác
6. Ban chấp hành TW khoá VIL, van kiện hội nghị lan thứ 2 vẻ chuyển dich cơ cấu trong nòng nghiệp ở nước ta hiện nay, TLTT, Học việnCTQG HCM, 3/1994 Khác
7. Ban chap hành TW khoá VHI, van Kiện hội nghị lan thứ 4,NNBST, Hà Nội. 1998.§. Nguyễn Thanh Bạch, Chính sách và giải pháp cho nông dân, nông nghiệp và nông than hiện nay, T/C nghiên cứu kinh tế số 248, 1/1999, 33-39.loi` Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN