Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, các nhiệm vụ cụ thểcủa luận án bao gồm: 1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQT phục vụ các chức năng quản trịdoanh n
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đây là nghiên cứu khoa học độc lập của riêng Tác giả; Các số liệu, tài liệu được sử dụng trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng; Mọi kết quả nghiên cứu là quá trình lao động nghiêm túc, riêng có của Tác giả
Tác giả xin chịu trách nhiệm về cam kết của mình.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 3
3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5.1 Đối tượng nghiên cứu 4
5.2 Phạm vi nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng .4
6.1 Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu 4
6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính 7
6.3 Phương pháp phân tích định lượng 8
7 Đóng góp của đề tài 9
7.1 Đóng góp về lý luận 9
7.2 Đóng góp về thực tiễn 10
8 Kết cấu luận án 10
CHƯƠNG 1 12
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU 12
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 12
1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 12
1.1.1 Về nghiên cứu nhận diện chi phí và phân loại chi phí 12
1.1.2 Về nghiên cứu định mức và dự toán chi phí 14
Trang 51.1.3 Về nghiên cứu về xác định chi phí và phân bổ chi phí 15
1.1.4 Về nghiên cứu phân tích chi phí, thông tin chi phí và ra quyết định quản lý 18
1.1.5 Về nghiên cứu xây dựng báo cáo kế toán quản trị 21
1.1.6 Về nghiên cứu về mô hình kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị 22
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 25
1.2.1 Về nghiên cứu nhận diện chi phí và phân loại chi phí 25
1.2.2 Về nghiên cứu định mức và dự toán chi phí 27
1.2.3 Về nghiên cứu về xác định chi phí và phân bổ chi phí 29
1.2.4 Về nghiên cứu phân tích chi phí thông tin chi phí và ra quyết định quản lý 30
1.2.5 Nghiên cứu về báo cáo kế toán quản trị 31
1.2.6 Nghiên cứu về mô hình kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị và nhân tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị 33
1.2.7 Các nghiên cứu về tổ chức kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp 34
1.3 Nhận xét kết quả tổng hợp, khoảng trống nghiên cứu và định hướng nghiên cứu 37
1.3.1 Nhận xét kết quả nghiên cứu được vận dụng kế thừa 37
1.3.2 Khoảng trống nghiên cứu 38
1.3.3 Định hướng nghiên cứu 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 40
CHƯƠNG 2 41
LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC 41
CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 41
2.1 Tổng quan về kế toán quản trị chi phí 41
2.1.1 Khái niệm chi phí 41
2.1.2 Đặc điểm của chi phí 42
2.1.3 Kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí 43
2.1.4 Vai trò của kế toán quản trị chi phí tại công ty xây dựng 44
2.2 Đặc điểm sản phẩm và hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng 46
Trang 62.2.1 Đặc điểm sản phẩm xây dựng ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 46
2.2.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất xây dựng ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí 48
2.3 Nội dung kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng 50
2.3.1 Khái niệm, phân loại chi phí tại công ty xây dựng 51
2.3.2 Xây dựng hệ thống định mức và lập dự toán chi phí 60
2.3.3 Tổ chức tập hợp chi phí xây dựng 66
2.3.4 Xác định giá phí của sản phẩm xây dựng 68
2.3.5 Phân tích biến động chi phí xây dựng để kiểm soát chi phí 71
2.3.6 Phân tích thông tin chi phí phục vụ cho việc ra quyết định 74
2.3.7 Tổ chức mô hình kế toán phục vụ kế toán quản trị chi phí 79
2.4 Nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp 81
2.4.1 Nhóm nhân tố con người 83
2.4.2 Nhóm nhân tố tổ chức 83
2.4.3 Nhóm nhân tố bên ngoài 85
2.5 Kinh nghiệm về kế toán quản trị chi phí ở một số nước trên thế giới và bài học cho các công ty xây dựng Việt Nam 86
2.5.1 Kế toán quản trị chi phí tại các công ty của Mỹ 87
2.5.2 Kế toán quản trị chi phí tại các công ty Đức 88
2.5.3 Kế toán quản trị chi phí tại các công ty của Pháp 89
2.5.4 Kế toán quản trị chi phí tại các công ty Nhật Bản 90
2.5.5 Bài học kinh nghiệm về kế toán quản trị chi phí rút ra có thể áp dụng cho các công ty xây dựng Việt Nam 92
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 95
CHƯƠNG 3 96
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC 96
CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 96
3.1 Tổng quan về công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 96
3.1.1 Khái quát chung về ngành xây dựng 96
3.1.2 Tổng quan về ngành xây dựng tỉnh Thái Bình………100
Trang 73.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh của công ty xây dựng
trên địa bàn tỉnh Thái Bình 105
3.2 Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình117 3.2.1 Thực trạng nhận diện chi phí và phân loại chi phí 117
3.2.2 Thực trạng xây dựng định mức chi phí và lập dự toán tại các công ty xây dựng 122
3.3 Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 136
3.3.1 Những kết quả đạt được 136
3.3.2 Những hạn chế……… 138
3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 142
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 144
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH 145
4.1 Mục tiêu, định hướng và các chỉ tiêu phát triển ngành xây dựng tỉnh Thái Bình 145
4.1.1 Mục tiêu phát triển ngành xây dựng tỉnh Thái Bình 145
4.1.2 Định hướng và chỉ tiêu phát triển ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình năm 2024, 2025 đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 146
4.2 Yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 149
4.2.1 Yêu cầu hoàn thiện 149
4.2.2 Nguyên tắc hoàn thiện 154
4.3 Giải pháp hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 154
4.3.1 Hoàn thiện nhận diện chi phí và phân loại chi phí 154
4.3.2 Hoàn thiện hệ thống định mức chi phí và lập dự toán 158
4.3.3 Hoàn thiện thu nhận hệ thống hóa xử lý thông tin để tập hợp chi phí và xác định giá phí 166
Trang 84.3.4 Hoàn thiện phân tích chi phí sản xuất phục vụ việc ra quyết định 171
4.3.5 Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị 174
4.3.6 Hoàn thiện về mô hình tổ chức bộ máy kế toán quản trị 179
4.3.7 Ứng dụng kế toán quản trị chi phí để khắc phục nhân tố ảnh hưởng chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 184
4.4 Điều kiện thực hiện giải pháp 185
4.4.1 Về phía Nhà nước 185
4.4.2 Về phía công ty xây dựng 188
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 191
KẾT LUẬN 192
DANH TÀI LIỆU THAM KHẢO 194
Phụ lục 01: Phiếu khảo sát ý kiến nhà quản trị cấp cao (Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV, Giám đốc) công ty xây dựng trên địa bản tỉnh Thái Bình
Phụ lục 02: Phiếu khảo sát kế toán trưởng công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Phụ lục 03: Danh mục các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình thuộc phạm vi nghiên cứu đề tài, luận án
Phụ lục 04: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến nhà quản trị cấp cao
Phụ lục 05: Bảng tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến - Kế toán trưởng
Phụ lục 06: Các công trình nghiên cứu khoa học đã được công bố
Trang 10DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 01 Quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu 7
Sơ đồ 2.1 Chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp xây dựng 44
Sơ đồ 2.2 Các nhân tố tác động đến việc ứng dụng kế toán quản trị chi phí trongdoanh nghiệp 85
Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty xây dựng trên địa bàn Tỉnh thái
Bình 106
Sơ đồ 3.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại các công ty xây dựng 115
Sơ đồ 4.1 Trình tự lập, phê duyệt dự toán chi phí của doanh nghiệp 162
Sơ đồ 4.2 Quy trình thu thập thông tin lập báo cáo kết quả thực hiện 175
Sơ đồ 4.3 Mô hình tổ chức bộ máy Kế toán quản trị chi phí 179
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê một số nhân tố ảnh hưởng chính đến ứng dụng kế toán quản
trị chi phí từ các lý thuyết 81
Bảng 3.1 Vốn đầu tư theo giá thực tế cho ngành Xây dựng Việt Nam toàn xã hội và khu vực kinh tế Nhà nước 96 Bảng 3.2 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng Việt Nam 97
Bảng 3.3 Một số chỉ tiêu kinh tế của ngành Xây dựng Việt Nam 99
Bảng 3.4 Vốn đầu tư theo giá thực tế cho ngành xây dựng tại tỉnh Thái Bình 100
Bảng 3.5 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 101
Bảng 3.6 Một số chỉ tiêu kinh tế của ngành Xây dựng Thái Bình 103
Bảng 3.7 Tiêu thức phân loại chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình 117
Bảng 3.8 Bảng phân tích chi phí vật liệu thực tế so với dự toán trạm dịch vụ, phần cột sản xuất cốt thép bê tông đúc sẵn cột, xà, dầm đường kính ≤18mm do Công ty Cổ phần Công trình giao thông và Xây dựng Vũ Thư thực hiện 131
Bảng 4.1 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với khối lượng 154 Bảng 4.2 Các giai đoạn lập dự toán cho các dự án xây dựng 161
Bảng 4.3 Phiếu theo dõi lao động đối với công nhân trực tiếp sản xuất 166
Bảng 4.4 Tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung 169
Bảng 4.5 Bảng phân tích chi phí sản xuất 170
Bảng 4.6 Báo cáo chi phí 176
Bảng 4.7 Báo cáo chi phí sản xuất 176
Bảng 4.8 Báo cáo phân tích biến động biến phí 177
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Vốn đầu tư theo giá thực tế cho ngành Xây dựng Việt Nam 97Biểu đồ 3.2 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành Xây dựng Việt Nam 98Biểu đồ 3.3 Tỷ trọng ngành Xây dựng theo nhóm công trình 98Biểu đồ 3.4 Vốn đầu tư theo giá thực tế cho ngành xây dựng trên địa bàn TháiBình 100Biểu đồ 3.5 Tỷ trọng các thành phần kinh tế trong ngành xây dựng trên địa bàntỉnh Thái Bình 101Biểu đồ 3.6.Tỷ trọng ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo nhóm côngtrình (Dân dụng, công nghiệp, cơ sở hạ tầng) 102Biểu đồ 3.7 Tỷ trọng ngành xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình theo nhóm côngtrình (Để ở, không để ở, kỹ thuật dân dụng, xây dựng chuyên dụng) 102Biểu đồ 3.8 Tỷ lệ lập dự toán chi phí theo yêu cầu quản lý 123Biểu đồ 3.9 Phương pháp xác định chi phí 125
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chi phí, quản trị chi phí (QTCP) là một trong những vấn đề được tất cả cácdoanh nghiệp đặc biệt quan tâm Vì chi phí chính là các nguồn lực tiêu hao, tácđộng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, một trong ba trụ cột tác động đếnlợi nhuận hàng kỳ của doanh nghiệp (DN) Những điều kiện mới của hoạt động sảnxuất kinh doanh cùng sự xuất hiện của thế hệ các nhà quản trị được đào tạo bài bản,năng động, chú trọng xây dựng văn hóa DN, kết hợp cấu trúc doanh nghiệp đanghình thành những ranh giới mở (Shlomon Maital, 2014) tạo ra nhiều liên kết theochiều ngang với sự hỗ trợ của các công nghệ hiện đại Điều này đòi hỏi hệ thốngcác lý luận về quản trị nói chung trong đó có kế toán QTCP nói riêng cần tiếp tụcđược bổ sung, tổng kết, tạo ra các công cụ cần thiết để hỗ trợ nhà quản trị xâydựng, điều hành DN bằng việc bán sản phẩm, dịch vụ ở một mức giá hợp lý vớikhách hàng và mức chi phí chấp nhận được đối với DN
Ngành xây dựng, trong những năm gần đầy với sự ổn định của nền kinh tế đãđạt được tốc độ tăng trưởng nhanh về sản lượng, tiêu thụ, đưa Việt Nam vào nhómcác quốc gia sản xuất xây dựng đứng tốp đầu các nước Đông Nam Á mỗi năm tăng
từ 15% đến 20% giá trị sản xuất xây dựng Với đầu tư về xây dựng toàn xã hội năm
2022 đạt hơn 156 nghìn tỷ đồng trong đó vốn đầu tư xây dựng khu vực kinh tế Nhà
nước đạt hơn 37 nghìn tỷ đồng (Theo nguồn tác giả tự tổng hợp) Tuy vậy khó
khăn chung của ngành hiện nay là chi phí đầu vào tăng do giá vật liệu xây dựngngày càng cao, chưa hoàn toàn chủ động nguồn nguyên liệu đầu vào đặc biệt là sắtthép Nhiều vùng sản xuất lớn của cả nước tại các địa phương như: Bình Dương,Đồng Nai, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Quảng Ninh,… CTXD còn phân tán,quy trình sản xuất chưa hợp lý dẫn đến khó đầu tư nâng cấp công nghệ sản xuấttrong bối cảnh giá trị hàng tồn kho lớn, ngân hàng xiết chặt tín dụng làm các DN
đã và đang gặp rất nhiều khó khăn
Thái Bình cũng là một tỉnh có ngành Xây dựng phát triển Mặc dù có nhữngkhó khăn chung của ngành, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm nhưng do tận dụngđược nguồn khí đốt tự nhiên giá rẻ, tay nghề của người lao động cao, sự thay đổinhanh về tư duy, cách làm tốt, hiệu quả của Ban lãnh đạo từng DN nên doanh thu
Trang 14xây dựng đều tăng từ 7% đến 10%/năm (Sở xây dựng Thái Bình, 2023) Tuy vậy
do xuất phát điểm của nhiều DN là DN nhỏ và vừa, hoạt động sản xuất phụ thuộclớn vào nguồn khí đốt tự nhiên, tổ chức sản xuất dựa trên kinh nghiệm nên việc xácđịnh kế hoạch, tổ chức, kiểm soát hoạt động của DN nói chung, công tác kế toán vàkiểm soát chi phí nói riêng còn nhiều hạn chế Trong đó kế toán tại các DN chủ yếumới chỉ tập trung vào kế toán tài chính, chưa chú trọng đến kế toán quản trị Nhàquản trị đôi khi không sử dụng hoặc sử dụng không có hiệu quả các thông tin do kếtoán quản trị cung cấp để phục vụ việc ra quyết định Các công việc liên quan đến kỹthuật của kế toán về nhận diện chi phí để lập dự toán, tập hợp, phân bổ, kiểm soát,đánh giá chi phí chưa đầy đủ, kịp thời Đội ngũ kế toán viên chưa có kỹ năng sửdụng các công cụ, kỹ thuật của kế toán quản trị chi phí Ứng dụng kế toán quản trịchi phí còn chưa đồng bộ do bị chi phối bởi nhiều nhân tố bên trong và bên ngoài Tính đến thời điểm này, các nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về KTQTCP tại cácCông ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình chưa nhiều Xuất phát từ tất cả các lý
do về mặt lý luận và thực tiễn nêu trên, luận án “Hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình” đã được Tác giả lựa
chọn Với mong muốn thông qua luận án ngoài việc hệ thống hóa các cơ sở lý luận
về KTQTCP gắn liền với các chức năng quản trị DN, còn tập trung xác định cácnhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP, phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuấtcác giải pháp để KTQTCP được vận dụng, triển khai tốt hơn trong thực tế, phục vụtích cực cho các chức năng quản trị Giúp các Công ty xây dựng trên địa bàn tỉnhThái Bình , nhà quản trị điều hành, lãnh đạo các DN phát triển bền vững, khẳng địnhđược chữ tín, thương hiệu của sản xuất xây dựng Thái Bình với các khách hàngtrong tỉnh, trong nước và quốc tế
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp để hoàn thiện KTQTCP tại cáccông ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin chocác nhà quản lý trong môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt cũng như tăngcường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực xây dựng đang diễn ramột cách sâu rộng trên phạm vi cả nước
Trang 15- Khảo sát và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQTchi phí tại các Công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- Đề xuất các giải pháp và điều kiện thực hiện các giải pháp nhằm hoàn thiệnKTQT chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, giúp các nhàquản trị điều hành tốt hoạt động của CTXD
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra nhưsau:
(1) Khoảng trống nghiên cứu để tập trung nghiên cứu trong luận án là gì?
(2) Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí tại công ty xây dựng như thếnào?
(3) Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàntỉnh Thái Bình như thế nào?
(4) Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ vận dụng KTQT chi phí tại các công
ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình thể hiện ra sao?
(5) Giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiệnKTQT chi phí tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình phù hợp vớiđặc điểm hoạt động xây dựng đáp ứng nhu cầu thông tin KTQT chi phí của nhàquản lý cụ thể là gì?
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua các mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, các nhiệm vụ cụ thểcủa luận án bao gồm:
(1) Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQT phục vụ các chức năng quản trịdoanh nghiệp; các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQT tại các công ty xây
Trang 165 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tượng nghiên cứu
Kế toán quản trị chi phí tại các Công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
5.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Để đảm bảo tính khoa học, khả thi, Tác giả xác định
phạm vi nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của luận án như sau: Tập trung nghiêncứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTQTCP phục vụ các chức năng quản trị DN
Để đảm bảo tính tập trung, nội dung chi phí được đề cập trong luận án chỉ là cácchi phí sản xuất kinh doanh của các công ty không bao gồm chi phí tài chính, chiphí khác và chi phí thuế thu nhập DN Hệ thống hóa các nghiên cứu tiền nhiệm đểtổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP trong công ty Nghiên cứuKTQTCP tại bốn quốc gia phát triển là Mỹ, Đức, Pháp và Nhật Bản để rút ra bàihọc kinh nghiệm cho quá trình triển khai tại các công ty Việt Nam
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại phần lớn các Công ty
xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình Mặt dù số lượng DN nghiên cứu chưa nhiều(quy mô 90 DN) và có sự khác biệt về quy mô, đặc điểm pháp lý nhưng để kết quảkhảo sát hạn chế sự sai lệch, đảm bảo tính đồng nhất của mẫu
- Phạm vi thời gian: Tác giả dành toàn bộ thời gian nghiên cứu với thời gian
nghiên cứu tập trung từ năm 2020 đến năm 2022
6 Phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng
6.1 Quy trình nghiên cứu và thu thập số liệu
Để hoàn thành luận án mà thực chất là tìm luận cứ trả lời cho các câu hỏi có
Trang 17liên quan, quy trình nghiên cứu tổng thể được mô tả theo Sơ đồ 01 Theo đó, từ các
“Khoảng trống”, đối tượng nghiên cứu đã xác định về KTQTCP tại các Công tyxây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình , quá trình thu thập, xử lỷ tài liệu, số liệu đượcthực hiện tuần tự qua các bước cụ thể sau:
Bước 1: Lựa chọn phương pháp tổng hợp lý thuyết và các phương pháp,công cụ thu thập dữ liệu
- Tác giả tiến hành thu thập, sàng lọc, tổng hợp, hệ thống hóa, phân tích cácgiáo trình, tài liệu, bài báo trong và ngoài nước liên quan đến cơ sở lý luận vềKTQTCP với các chức năng quản trị, các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụngKTQTCP tại các công ty xây dựng để hình thành khung lý thuyết của luận án
- Căn cứ vào khung lý thuyết về KTQTCP với các chức năng quản trị, cácnhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP tại công ty xây dựng, Tác giả lựa chọnphương pháp quan sát thực địa, phân tích tài liệu, điều tra bằng phiếu khảo sát cácnhà quản trị cao cấp, kế toán trưởng để thu thập các tài liệu, số liệu có liên quantrực tiếp đến luận án
Từ khung lý thuyết được tổng hợp, thực trạng KTQTCP phục vụ các chứcnăng quản trị và các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP tại các Công tyxây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình được xác định là căn cứ để Tác giả đưa ra hệthống các giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp
Bước 2: Chọn mẫu, điều tra thử để kiểm tra, hoàn thiện nội dung bằng phiếukhảo sát chi tiết nhận từ kế toán trưởng
Vì phạm vi nghiên cứu được thực hiện tại tất cả các Công ty xây dựng trên địabàn tỉnh Thái Bình với quy mô, đặc điểm pháp lý khác nhau nên để kết quả nghiêncứu đảm bảo độ tin cậy, phương pháp chọn mẫu điều tra thử là lấy mẫu có mụcđích
Mục đích của việc chọn mẫu điều tra là để kiểm tra tính rõ ràng, đầy đủ, hợp
lý về nội dung, kết cấu của từng phần, câu hỏi 2 bảng hỏi
Bước 3: Thu thập tổng hợp dữ liệu sơ cấp, thứ cấp có liên quan
Để thu thập các dữ liệu có liên quan đến luận án, Tác giả sử dụng tổng hợpcác phương pháp gồm:
Quan sát thực địa, phân tích tài liệu, điều tra bằng 2 loại phiếu khảo sát
Trang 18Trong đó quá trình phân tích tài liệu được thực hiện với các dữ liệu thứ cấp thuđược từ hệ thống chứng từ, sổ, báo cáo có liên quan đến KTQTCP Các phươngpháp quan sát, qua các báo cáo và đặc biệt là qua 2 loại phiếu điều tra bằng bảnghỏi nhằm thu thập các dữ liệu sơ cấp có liên quan trực tiếp đến thực trạng KTQTCPvới các chức năng quản trị đến ứng dụng KTQTCP trong mỗi doanh nghiệp Thôngqua nhà quản trị cao cấp (Chủ tịch HĐQT, Giám đốc) và Kế toán trưởng.
Bước 4: Xử lý dữ liệu các bảng hỏi thông qua Bảng tổng hợp các phiếu điềutra; Khảo sát
Quá trình xử lý dữ liệu của các bảng hỏi được thực hiện thông qua phần mềmdưới dạng thống kê mô tả Các kết quả nghiên cứu được Tác giả trao đổi với một sốchuyên gia kế toán dưới dạng phỏng vấn sâu để đảm bảo tính khách quan của kếtquả nghiên cứu
Bước 5: Đưa ra kết luận về thực trạng KTQTCP với các chức năng quản trị
và các nhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP làm căn cứ để hoàn thiện, tăngcường ứng dụng KTQTCP tại các Công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Trang 19Sơ đồ 01 Quá trình nghiên cứu và thu thập số liệu
(Nguồn Tác giả đề xuất)
6.2 Phương pháp nghiên cứu định tính
6.2.1 Phương pháp tổng hợp tài liệu
Kết luận về thực trạng KTQTCP với các chức năng quản trị và các nhân tố ảnh hưởng đếnứng dụng KTQTCP tại các DNXD trên địa bàn tỉnh Thái Bình Hoàn thành Luận án với
kết cấu 4 chương, tương ứng với 5 câu hỏi nghiên cứu đã được xác định
Xử lý dữ liệu các bảng hỏi thông qua phần mềm để trao đổi về kết quả
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua điều tra bảng 2 phiếu khảo sát hỏi chính thức tại 90 DN
về thực trạng KTQTCP với các chức năng quản trị và các nhân tố ảnh hưởng đến ứngdụng KTQTCP tại các DNXD trên địa bàn tỉnh Thái Bình tại bộ phận kế toán và nhà quản
trị các cấp ở các bộ phận liên quan trong doanh nghiệp
Chọn mẫu, điều tra để kiểm tra các hoạtđộng của kế toán quản trị chi phí
sổ , báo cáo tài chính;điều tra bảng hỏi
Phương pháp tổnghợp lý thuyết và cácphương pháp, công
cụ thu thập dữ liệu
Các câu hỏi nghiên cứu: 1, 2, 3, 4, 5Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứuCác khoảng trống nghiên cứu đã xác định
và đối tượng nghiên cứu của Luận án
Trang 20Vì KTQTCP có thể được tiếp cận ở nhiều góc độ khác nhau, để phục vụ chocác mục tiêu đã được xác định, việc thu thập các tài liệu về chi phí, các chức năngquản trị doanh nghiệp, KTQTCP với các chức năng quản trị doanh nghiệp, cácnhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng KTQTCP trong doanh nghiệp, KTQTCP tạicác nước phát triển trên thế giới, các tài liệu liên quan đến ngành Xây dựng ở ViệtNam và tỉnh Thái Bình là hết sức cần thiết Nguồn tài liệu được thu thập từ công bố
số liệu của Tổng cục thống kê, Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, các báo cáo tổng kếtcông tác của Sở Xây dựng tỉnh Thái Bình, các giáo trình, tài liệu, đề tài nghiên cứukhoa học, tình hình hoạt động của tỉnh, bài báo trong tỉnh, trong nước, quốc tế đãđược xuất bản, đăng tải trên các Website Các tài liệu liên quan được đánh dấu đểhoàn thành khung cơ sở lý luận và một số nội dung khác của luận án
6.2.2 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được Tác giả thực hiện nhằm tìm kiếm các bằng chứng
để bổ sung các đánh giá về thực trạng KTQTCP với các chức năng quản trị và cácnhân tố ảnh hưởng đến ứng dụng KTQTCP trong mỗi DNXD Trong đó tập trungvào quan sát các nội dung có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình kiểmsoát chi phí như: Văn hóa quản trị doanh nghiệp, tổ chức hoạt động sản xuất, kinhdoanh, trách nhiệm và sự tương tác giữa các bộ phận Thời điểm quan sát thườngđược thực hiện vào đầu năm, cuối năm và cuối một số tháng trong năm Kết quảquan sát được ghi chép cẩn thận, những vấn đề chưa rõ được Tác giả trao đổi lạivới các bộ phận liên quan để đảm bảo tính khách quan của các đánh giá thông quaquan sát
6.3 Phương pháp phân tích định lượng
6.3.1 Phương pháp khảo sát lấy ý kiến
Phương pháp khảo sát lấy ý kiến có cấu trúc các câu hỏi được thực hiện trựctiếp với bộ phận kế toán và nhà quản trị các cấp tại các bộ phận trong một số doanhnghiệp, bao gồm các thành phần: Kế toán trưởng, Chủ tịch HĐTV hoặc Tổng Giámđốc hoặc Chủ tịch HĐTV hoặc Giám đốc hoặc Chủ tịch HĐQT hoặc Giám đốc Tất
cả các đối tượng được khảo sát lấy ý kiến đều làm việc tại mỗi doanh nghiệp từ 5năm trở lên,
Kết quả khảo sát lấy ý kiến được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho việc đánh
Trang 21giá thực trạng KTQTCP với các chức năng quản trị và các nhân tố ảnh hưởng đếnứng dụng KTQTCP trong mỗi DN.
6.3.2 Phương pháp bảng câu hỏi qua “Phiếu điều tra công ty”
Để tìm câu trả lời cho câu hỏi trong luận án, Tác giả tiến hành xây dựng vàhoàn thiện bảng câu hỏi để điều tra thực trạng KTQTCP với các chức năng quản trị
và thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến KTQTCP tại công ty xây dựng:
Bảng câu hỏi trong “Phiếu điều tra công ty” gồm 3 nội dung bằng 2 câu hỏi
đối với nhà quản trị cao cấp, bằng 42 câu hỏi đối với kế toán trưởng
- Thông tin chung về công ty
- Đánh giá nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng
6.3.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu
Để đảm bảo tính hợp lý của số liệu trước khi phân tích, từ thông tin trả lời củacác đáp viên qua bảng hỏi thu thập được, Tác giả tiến hành rà soát, kiểm tra chấtlượng các câu trả lời của từng bảng hỏi Đối với bảng hỏi điều tra bộ phận kế toán,
vì liên quan đến các phương pháp KTQTCP đang sử dụng để phục vụ các chứcnăng quản trị nên Tác giả sẽ sàng lọc các phiếu trả lời trong cùng một công ty đểxem xét sự thống nhất trước khi nhập dữ liệu để thống kê mô tả Nếu có những nộidung trả lời không thống nhất, Tác giả sẽ tiến hành phỏng vấn lại các cá nhân vềcác nội dung có liên quan đế xác định câu trà lời phù hợp Đối với bảng hỏi điều tracác nhân tố ảnh hưởng vì có các nội dung liên quan đến nhận định của đáp viênđược đánh giá theo các thang độ phù hợp; đồng thời Tác giả sẽ sàng lọc để kiếm trachất lượng của từng phiếu, loại bỏ các phiếu có các câu trả lời không phù hợp nhưlỗi không logic hoặc cho điểm đánh giá giống nhau cho các câu hỏi khác nhau
7 Đóng góp của đề tài
7.1 Đóng góp về lý luận
- Một là: Luận án đã tổng kết, tiếp cận cơ sở lý luận về KTQTCP gắn liền với
các chức năng quản trị tại công ty xây dựng bao gồm: Chức năng lập kế hoạch,chức năng tồ chức thực hiện, chức năng kiểm soát, đánh giá chi phí và thông tin kếtoán quản trị chi phí hỗ trợ việc ra quyết định Điểm mới là các nội dung được phântích, kết nối một cách khách quan từ các chức năng quản trị doanh nghiệp và nhucầu thông tin KTQTCP phục vụ nhà quản trị
Trang 22- Hai là: Luận án phân tích ba nhóm nhân tố lý thuyết có thể ảnh hưởng đến
ứng dụng KTQTCP là: Nhóm nhân tố con người, nhóm nhân tố tổ chức, nhómnhân tố bên ngoài đã được tổng hợp và đề xuất Sáu bài học kinh nghiệm được rút
ra trên cơ sở nghiên cứu KTQTCP của thế giới, làm tiền đề triển khai KTQTCP tạicác DNXD ở Việt Nam
7.2.
Đóng góp về thực tiễn
- Một là: Từ việc đánh giá được thực trạng các phương pháp, kỹ thuật mà
KTQTCP đang sử dụng gắn liền với các chức năng quản trị, các nhân tố ảnh hưởngđến ứng dụng KTQTCP tại các công ty xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình, luận
án đã chỉ ra những kết quả đạt được, một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
- Hai là: Luận án đã phân tích các nguyên tắc, yêu cầu hoàn thiện để đưa ra
hệ thống các giải pháp về KTQTCP gắn liền với từng chức năng quản trị doanhnghiệp Đó là hoàn thiện việc xác định nội dung, phân loại chi phí; hoàn thiệnKTQTCP với chức năng lập kế hoạch; hoàn thiện KTQTCP với chức năng tổ chứcthực hiện; hoàn thiện KTQTCP với chức năng kiểm soát, đánh giá; hoàn thiện sửdụng thông tin KTQTCP để hỗ trợ ra quyết định và các giải pháp liên quan đếnnhóm nhân tố con người, nhóm nhân tố tổ chức, nhóm nhân tố bên ngoài để tạo điềukiện cho việc ứng dụng KTQTCP trong mỗi DN Các kết quả này có thể là tài liệutham khảo giá trị cho doanh nghiệp ở các lĩnh vực sản xuất khác trên địa bàn tỉnhThái Bình
- Ba là: Luận án giúp các cơ quan chức năng của tỉnh, mỗi DNXD đánh giá
được thực trạng, từ đó chủ động xây dựng kế hoạch nhằm hoàn thiện, sử dụng hiệuquả các công cụ của KTQTCP để phục vụ các chức năng quản trị doanh nghiệp
Trang 23xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Trang 24CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Về nghiên cứu nhận diện chi phí và phân loại chi phí
Tại Mỹ, vào những năm đầu của thế kỉ XIX, sự phát triển mạnh cả về quy mô
và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đặt ra yêu cầu cho các nhà quản trịphải kiểm soát và đánh giá được hoạt động của chúng Hoạt động KTQT chi phí bắtđầu từng bước được áp dụng trong các ngành khác nhau Tác giả Johnson, H.Thomas (1972) trong bài viết về kế toán chi phí phục vụ kiểm soát quản trị nội bộ
đã chỉ ra một trong các doanh nghiệp áp dụng KTQT đầu tiên ở Mỹ là công ty DệtLyman Mills Để xác định được hiệu quả sản xuất của các sản phẩm cụ thề và đánhgiá được kết quả hoạt động của các bộ phận, công ty này đã áp dụng hệ thống kếtoán theo dõi tình hình sừ dụng vật tư, chi phí nhân công và các chi phí trực tiếp phátsinh hàng ngày
Robert N Anthony (1956) với bài tham luận về AAA’s Committee on Costs
concepts, Anthony đã đưa ra tầm quan trọng của việc nghiên cứu về các khía cạnhảnh hưởng của mối quan hệ trao đổi thông tin (communication) và động cơ thúcđẩy (motivation) trong việc tính toán chi phí Ông xác định phân loại chi phí là yếu
tố cơ bản quyết định đến nội dung kế toán quản trị Khi xem xét hành vi của cácnhà quản lý doanh nghiệp cũng như các công nhân của họ, ông đưa ra nhận địnhrằng vai trò của các nhà quản lý còn rất mờ nhạt, chưa đưa ra đánh giá về kết quảhoạt động của đơn vị mình Sở dĩ như vậy vì khoảng cách giữa kết quả hoạt độngthực tế và mục tiêu kế hoạch kinh doanh chưa được định nghĩa một cách rõ ràng
Từ đây, vai trò của KTQT lại một lần nữa được nhấn mạnh Anthony cònkhẳng định KTQT không chỉ thể hiện trong phạm vi hẹp là các DNXD và còn rấtquan trọng trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, các tổ chức phi lợi nhuận
A.E FokKam (1988) trong nghiên cứu “Management Accounting for the
Sugar Cane Industry ” đề cập đến quá trình sản xuất công nghiệp xây dựng với các
yếu tố chi phí đầu vào như: Nguyên vật liệu, nhiên liệu, phụ tùng
Việc phân bổ chi phí được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp theo tiêu thức
Trang 25hoặc đối tượng chịu chi phí Tác giả còn phân tích chi phí theo các trung tâm tráchnhiệm, trong đó mỗi bộ phận, phòng ban phát sinh chi phi cần phân tích theo từng
bộ phận đó để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm Tuy nhiên nghiên cứu nàychỉ đề cấp đến ngành sản xuất, xây dựng mà chưa đề cập đến các ngành dịch vụ.Hơn nữa nghiên cứu phù hợp trong bối cảnh hình thành các DNXD còn thực tếhiện nay hoạt động xây dựng ở nước ta phần lớn được thực hiện theo phương thứckhoán gọn cho Đội xây dựng, Tổ sản xuất
Vvchudovets (2013) trong nghiên cứu “Current state and prospects of cost
accounting development for sugar industry enterprise” đã đề cập đến thực trạng và
những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kế toán chi phí trong doanh nghiệpsản xuất công nghiệp Trong đó các nhân tố ảnh hưởng sự phát triển của kế toánquản trị trong doanh bao gồm đặc điểm kinh doanh, cơ cấu quản lý, con người vàmáy móc thiết bị Tác giả chỉ rõ trong phân loại và ghi nhận chi phí tồn tại cácphương thức khác nhau Sự khác nhau là do tính, phức tạp trong quá trình xác địnhchi phí và phân bổ chi phí sản xuất, do trình độ của nhân viên kế toán và ứng dụngcông nghệ kế toán hiện đại Trên cơ sở những vấn đề lý thuyết và thực tiễn, Tác giảđịnh hướng giải pháp nhận diện chi phí trong mỗi công đoạn của quá trình sản xuất
sản phẩm Tuy nhiên nghiên cứu đề cập đến kế toán chi phí bao gồm cả kế toán tài
chính và kế toán quản trị mà chưa đi sâu vào kế toán quản trị chi phí Bên cạnh đónghiên cứu chưa đề cập đến nhân tố nhu cầu thông tin của nhà quản trị trong cácdoanh nghiệp sản xuất, đây là nhân tố quan trọng sẽ chi phối đến nội dung của kếtoán chi phí nói chung và kế toán quản trị chi phí nói riêng
Michael W Maher (2000) trong nghiên cứu “Management accounting
education at the Millennium ” đã chỉ ra sự cần thiết trong công tác giáo dục kế toán
quản trị trong thời đại hiện nay Theo đó, kế toán quản trị định hướng cho việckiểm soát chi phí trong tổ chức, ông đã kết luận có thể dùng 3 cách phân loại chiphí khác nhau cho các mục đích kiểm soát chi phí, bao gồm: (1) Chi phí chênhlệch; (2) Chi phí toàn bộ; (3) Chi phí trách nhiệm Từ đó ông xác định các quy trìnhphân tích thông tin chi phí thông qua báo cáo phân tích chi phí, báo cáo đánh giáữách nhiệm quản lý Đây là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phậnữong tổ chức góp phần vào công tác kiểm soát chi phí của tổ chức đó Maher cho
Trang 26rằng sự phát triển của kế toán quản trị hiện đại không thể thiếu vai trò của toán học.Tuy nhiên nghiên cửu chỉ dừng lại về mặt lý thuyết mà chưa vạn dụng vào thực tiễncác doanh nghiệp
Theo Vvudovets (2013), phân loại và ghi nhận chi phí tồn tại các phương thứckhác nhau là do tính phức tạp của quá trình xác định chi phí và phân bổ chi phí,trình độ nhân viên kế toán và việc ứng dụng công nghệ hiện đại [68] Trên cơ sởnghiên cứu trong các DN sản xuất công nghiệp, xây dựng, Tác giả đề xuất giảipháp nhận diện chi phí trong từng công đoạn của quá trình sản xuất Tuy nhiên,nghiên cứu đề cập đến kế toán chi phí với sự bao gồm cả KTQT và KTTC mà chưa
đi sâu vào KTQTCP
1.1.2 Về nghiên cứu định mức và dự toán chi phí
Về dự toán chi phí, phải kể đến nghiên cứu của D Richard Smith (1962) vớiquan điểm, lập dự toán để kiểm soát chi phí, đánh giá kết quả thực hiện chi phí củacác TTCP và dự báo chi phí Theo đó, để kiểm soát chi phí, dự toán chi phí đượclập cho từng loại sản phẩm, từng bộ phận nhưng trong giới hạn phạm vi những chiphí mà nhà quản trị bộ phận có thể kiểm soát được Để đánh giá kết quả thực hiệnchi phí, dự toán cần được lập, điều chỉnh và phân tích, so sánh với chi phí thực tếhàng tháng Để đánh giá biến động của chi phí, D Richard Smith đã đưa ra đề xuấtphân tích biến động chi phí bằng đồ thị Đồng thời, ông cũng cho rằng, dự toán chiphí linh hoạt là phương tiện để dự báo chi phí trong ngắn hạn do được lập tại nhiềumức độ hoạt động khác nhau
Song song với tầm quan trọng ngày càng tăng của các hoạt động KTQT trongviệc đạt được mục tiêu tổ chức, các nghiên cứu tiến hành trong lĩnh vực KTQT chiphí đã tăng lên trong những năm 2000 ở các thị trường mới nổi, tiếp nối các nghiêncứu tiến hành tại các thị trường đã phát triền Các công trình này bao gồm phân loạichi phí, phân bồ chi phí, phương pháp tính giá thành sản phẩm (xác định chi phítheo công việc, xác định chi phí theo quá trình sản xuất, xác định chi phí dựa trênhoạt động), chi phí tiêu chuẩn, lập kế hoạch ngân sách, phân tích điểm hòa vốn vàcác chủ đề khác trong KTQT chi phí Nghiên cứu so sánh do Joshi (2001) tiến hànhcho thấy rằng các công ty sản xuất Ấn Độ dựa rất nhiều vào kỹ thuật KTQT truyềnthống như biến phí, ngân sách cho hoạt động hàng ngày, công cụ lập ngân sách
Trang 27vốn, đánh giá hiện, suất lợi nhuận trên vốn đầu tư và đánh giá hiệu suất Tuy nhiên,
tỷ lệ áp dụng các kỹ thuật phát triển gần đây như phân tích giá trị cổ phiếu, đánhgiá hiệu suất (các biện pháp định tính), xác định chi phí theo chu kỳ sống của sảnphẩm, lập ngân sách theo hoạt động, phân tích chuỗi giá trị, đo điểm chuẩn và thẻđiểm cân bằng khá thấp và chậm
Trong nghiên cứu của Horgen, Foster, Datar, Rajan, Itter (2008), dự toán tổngquát sẽ được lập xuất phát từ chiến lược chung của DN, sau đó sẽ lập các dự toán
cụ thể: Dự toán hoạt động sản xuất (dự toán sản xuất, dự toán doanh thu, dự toánchi phí hoạt động ), dự toán vốn, dự toán tài chính DN có thể lập dự toán chungcho các hoạt động hoặc lập riêng cho từng bộ phận tùy thuộc mục tiêu quản trị
Moolchand Raghunandan, Narendra Ramgulam, Koshina Raghunandan, Mohammed (2012) với bài báo “Examining theBehavioural Aspects of Budgeting
with particular emphasis on Public Sector/Service budgets” nhóm Tác giả đã đưa
ra nhận định rằng: Lập dự toán là một khâu của kế toán quản trị, chất lượng của dựtoán không chỉ phụ thuộc vào phương pháp lập dự toán mà còn ảnh hưởng bởi hành
vi của những người lập dự toán Việc lập dự toán gắn liền với mục tiêu của doanhnghiệp, chính thức hóa các mục tiêu của doanh nghiệp Quá trình lập dự toán thúcđẩy sự phối hợp, hợp tác của các bộ phận với những thông tin liên quan nhằm đạtđược mục tiêu cụ thể của từng bộ phận, có 3 mô hình lập dự toán ngân sách: (1) Môhình lập dự toán từ trên xuống; (2) Mô hình lập dự toán từ dưới lên; (3) Mô hìnhthỏa thuận Nhóm Tác giả khẳng định việc lập dự toán còn là kênh kiểm soát chiphí và đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận thông qua việc xác định mức
độ sai lệch giữa thực tế và dự toán để kiểm tra Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ đểcập đến việc lập dự toán ở lĩnh vực dịch vụ công mà chưa đề cập đến các ngành sảnxuất công nghiệp Bên cạnh đó bài báo đề cập đến dự toán tĩnh mà chưa đề cập đến
dự toán linh hoạt
1.1.3 Về nghiên cứu về xác định chi phí và phân bổ chi phí
Đến thập kỉ 80 của thế kỷ XIX, các nghiên cứu về KTQT chi phí bắt đầu pháttriển Tuy nhiên, ở thời điểm đó thì vấn đề đặt ra cho KTQT chi phí chủ yếu chỉ làtính toán, xác định được chi phí phát sinh để có biện pháp tiết kiệm chi phí KTQTchi phí có những bước phát triển mới và bắt đầu được chuẩn hoá với sự ra đời cửa
Trang 28cuốn sách “The Cost of Manufactures and the Administration of Workshops, Publicand Private” của Henry Metcalfe năm 1885, đưa ra một phương pháp mới để kiểmsoát sản xuất và một hệ thống kế toán mới dựa trên nguyên tắc trực tiếp phân bổ chiphí NVL và chi phí lao động theo công việc.
Đến thập niên 60 của thế kỷ XX, với sự phát triển mạnh mẽ của các nền kinh
tế Châu Âu - Châu Á, đặc biệt là nền kinh tế Nhật Bản, cạnh tranh giữa các nềnkinh tế ngày càng gay gắt dẫn đến nhu cầu cần có một hệ thống KTQT chi phí hiệuquả hơn, hiện đại hơn KTQT chi phí không chi cần thiết ở các đơn vị sản xuất màcòn cần thiết trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Có nhiều phương phápKTQT chi phí mới ra đời nhằm xác định chính xác hơn chi phí cho các đối tượngchịu chi phí như: Phương pháp chi phí mục tiêu, phương pháp chi phí tiêu chuẩn.Tác giả Monden, Y và Hamada K (1991) Tanaka, T (1993) cho thấy các phươngpháp KTQT chi phí hiện đại được áp dụng có hiệu quả tại các công ty sản xuất ô tô
ở Nhật Bản Nghiên cứu này phù hợp với các DNSX có quy mô lớn và quy trìnhsản xuất tiên tiến như áp dụng các tiêu chuẩn ISO
Trong khi đó, một số nghiên cứu đã cho thấy rằng quy mô có một ảnh hưởnglớn trong việc áp dụng các phương pháp KTQT chi phí tiên tiến; tỷ lệ áp dụng caohơn ở các doanh nghiệp lớn hơn Trong một nghiên cứu tiến hành trên 40 công tycông nghiệp ở Ai Cập, Van Triest, S and Elshahat, MF-(2007) đã kết luận rằng
thông tin kế toán chi phí ở Ai Cập có sẵn ở mức độ cơ bản và được sử dụng nhiều
hơn cho các mục đích bên ngoài (định giá) hơn là cho mục đích nội bộ (hiệu suất)
Họ cũng nhận thấy rằng việc sử dụng các kỹ thuật kế toán chi phí tiên tiến, chẳnghạn như hệ thống chi phí dựa trên hoạt động dường như không có
Xác định chi phí theo phương pháp hiện đại có phương pháp chi phí mục tiêu
của Monden, Y Vu Hamada, K., (1991) trong nghiên cứu “Target Costing and Kaizen Costing Ztt Japanese Automobile Companies” về các phương pháp
KTQTCP hiện đại được áp dụng có hiệu quả tại các công ty sản xuất ô tô ở NhậtBản
Akira Nishimura (2003), trong nghiên cứu “Management Accounting feed
forward and Asian perspectives ” đã đề cấp đến sự phát triển của kế toán quản trị ở
châu Á mà điển hình là Nhật Nghiên cứu cũng đã chỉ ra lý do của sự phát triển ữên
Trang 29chịu sự ảnh hưởng của truyền thống văn hóa, đặc tính, quan điểm, phương thứcquản lý khác nhau đã hình thành phương pháp xác định chi phí mục tiêu (Targetcosting) Ông đã chứng minh sự thành công trong việc áp dụng phương pháp chiphí mục tiêu của các công ty lớn ở Nhật khi tham gia vào thị trường quốc tế Đồngthời Tác giả nêu sự ảnh hưởng của Target costing đối với các công ty lớn của cácnước châu Á khác
Thông qua nghiên cứu, Akira Nishimura cũng đã đề cập đến xu hướng pháttriển kế toán quản trị đó là kế toán quản trị gắn liền với quản trị doanh nghiệp đặcbiệt là quản trị chiến lược Tuy nhiên nghiên cứu đề cập sâu vào sự áp dụng củaTarget costing để kiểm soát chi phí mà chưa nghiên cứu đến các khía cạnh khác của
Về xác định chi phí theo phương pháp truyền thống có nghiên cứu của các
Tác giả John Blake, Pilar Soldevila & Philip Wraith (2008), The dimensions of, and factors giving rise to, variations in national management accounting approaches
European Business Review, xác định chi phí theo định mức, theo chi phí tiêu chuẩn[54] Trong nghiên cứu, các Tác giả đề xuất ba phương pháp xác định chi phí địnhmức: (1) Phương pháp kỹ thuật, cần phối hợp với các chuyên gia kỹ thuật đểnghiên cứu thời gian thao tác công việc để định lượng nguyên liệu và thời gian laođộng cần thiết sản xuất sản phẩm; (2) Phương pháp phân tích số liệu lịch sử, xemxét chi phí và giá thành của kỳ trước cùng với những thay đổi của kỳ này để xâydựng định mức chi phí cho kỳ sau; (3) Phương pháp điều chỉnh, để điều chỉnh chiphí định mức cho phù họrp với điều kiện SXKD trong tương lai của DN
Tác giả Naughton-T re vers, Joseph p (2009), Ativity-Based Costing: The new management tool, Behavioral health Management [60] đã đề cập đến phương pháp
xác định chi phí theo hoạt động (Ativity-Based Costing - ABC) Phương pháp ABC
Trang 30là phương pháp phân bổ chi phí phát sinh vào giá thành mỗi sản phẩm dựa trênmức hoạt động và mức độ đóng góp của mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất vàtiêu thụ sản phẩm, từ đó cho thấy giá thành sản phẩm phản ánh chính xác hơn mứcchi phí thực tế kết tinh trong mỗi đơn vị sản phẩm.
Naughton-Travers, Joseph p.(2009) trong nghiên cứu “Activity-Based
Costing: The new Management Tool” đề cập đến các thông tin và tính ưu việt của
phương pháp kế toán chi phí theo hoạt động Trong đó giá thành theo phương phápABC bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong kỳ (chi phí sản xuất, chi phí bánhàng và chi phí quản lý doanh nghiệp) được phân bổ dựa trên mức thực tế cho mỗihoạt động và mức đóng góp cho mỗi hoạt động vào quá trình sản xuất và tiêu thụsản phẩm Như vậy việc vận dụng phương pháp ABC phân bổ chi phí sẽ mang lạikết quả giá thành chính xác hơn
Nghiên cứu của Mclellan và Moustafanawm, năm 2010 tại các DN sản xuất ởcác nước thuộc Hội đồng Họp tác vùng vịnh (GCC) là Ả rập Xê út, Oman, Bahrain,
Kuwait, Qatar và các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Manangement Accounting Practices in the Gulf Cooprative counfries Qua nghiên cửu cho thấy, kỹ thuật
KTQTCP được áp dụng nhiều nhất tại các nước này là các công cụ lập kế hoạch
xây dựng và lập dự toán Sorinel Capusneanu - Artifex, Bucuresíi, Rumani (2012) trong nghiên cứu “Implementation Opportunities of Green Accounting for Activity - based costing in Romani” đề cập đến việc xác lập chi phí hoạt động và sự khác biệt
của so với các phương pháp truyền thống, phương pháp ABC trước hết quy tậptoàn bộ chi phí trực tiếp, chi phí trong các hoạt động gián tiếp (như: Chạy máy, lắpráp, kiểm tra chất lượng, ) được xác định bởi giám đốc vận hành đối với mỗi hoạtđộng của tổ chức, sau đó phân bổ các chi phí hoạt động này vào từng sản phẩm,dịch vụ, hay vào các đối tượng tạo ra hoạt động đó, thông qua các nguồn phát sinhchi phí (cost driver) Đồng thời đề cập đến vai trò của kế toán môi trường và việcvận dụng kế toán môi trường được thêm vào tại mỗi hoạt động cụ thể Phương phápABC cho phép kế toán xác định chính xác hơn chi phí sản xuất thực tế, thể hiện rõ
sự ảnh hưởng của từng hoạt động đến môi trường tại Rumani
1.1.4 Về nghiên cứu phân tích chi phí, thông tin chi phí và ra quyết định quản lý
Về vấn đề này có A.E Fok Kam (1988) với nghiên cứu về ngành công
Trang 31nghiệp sản xuất mía, Tác giả cho rằng, việc phân tích chi phí được gắn với cácTTTNề Trorlg đó mỗi bộ phận, trung tâm phát sinh chi phí cần được phân tích theotừng bộ phận đó để đánh giá trách nhiệm của từng trung tâm
Akira Nishimura (2003) trong nghiên cứu “Management Accounting feed
forward and Asian perspectives” đã chứng minh khi kinh tế ngày càng phát triển,
các nhà quản trị ngày càng phải đối mặt với những quyết định trong quản lý phứctạp Nhà quản trị cần có nhu cầu sử dụng thông tin để ra quyết định một cách khoahọc, hợp lý và có hệ thống Do vậy, cần có sự kết hợp giữa kế toán và quản trịtrong việc tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu chi phí Điều này có thể thực hiện khi ápdụng phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận thông qua việc sử dụng
đồ thị phương trình tuyến tính trong điều kiện sản xuất nhiều mặt hàng khác nhau
Cụ thể, Tác giả so sánh sự áp dụng trong các doanh nghiệp Nhật Bản và doanhnghiệp Mỹ về phương pháp phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi nhuận(lý thuyết của việc ra quyết định và phương trình toán học); phân tích chi phí (phântích hồi quy, phân tích hồi quy đa biến) Theo đó các doanh nghiệp Mỹ áp dụng cácphương pháp hồi quy, phương trình toán học nhiều hơn so với các doanh nghiệpNhật Bản
Luận án Tiến sĩ của Rui Manuel da Costa Robalo (2007), ExplainingProcesses of Chang in Management Accounting: The case of Portuguese PostalCompany Trong nghiên cứu, Tác giả đề cập đến sự thay đổi của KTQTCP nhằmđáp ứng yêu cầu thông tin cho quản trị chiến lược trong các DN bưu điện ở Bồ ĐàoNha giai đoạn 2003 - 2006
Tác giả Jan Richard Heier (2010) trong nghiên cứu “The foundations of modern cost management: The life and work of Albert Fink” cho thấy KTQT chi
phí cũng được áp dụng tại công ty Louisville & Nashville hoạt động trong ngànhđường sắt vào năm 1840 khi phạm vi hoạt động của công ty ngày càng mở rộng vàcông việc xử lý ngày càng phức tạp Sau Nội chiến, ngành đường sắt của Mỹ gặpkhó khăn về lợi nhuận vì họ thiếu hiểu biết về lợi ích của lợi nhuận ngắn hạn khi họliên quan đến các khoản đầu tư dài hạn, đặc biệt là đầu tư phải được nâng cấp và
mở rộng liên tục
Vào đầu những năm 1870, Albert Fink, Tổng giám đốc Louisville và
Trang 32Nashville Railroad, đã thử nghiệm một hệ thống phân tích chi phí Nói chung, mụcđích của hệ thống do Fink đưa ra là đánh giá lợi nhuận và hiệu quả của các hoạtđộng của đường sắt theo các khái niệm mang tính cách mạng sau đó về chi phí biếnđổi, chi phí cố định và phân bổ chi phí cho nhiều kỳ kế toán Các số liệu thống kêhoạt động của Fink, như doanh thu và chi phí trên mỗi tấn và dặm hành khách, đãtrở thành các tiêu chuẩn trong ngành công nghiệp và đã giúp Fink được coi là “Cha
đẻ của ngành kinh tế đường sắt”
Luận án Tiến sĩ “New demension of cost type information for decision making inthe wine industry” (2013) của Tác giả Topor Ioan, đại học Alba Iulia Dan Luận án đãphân tích vai trò của thông tin chi phí trong quá trình ra quyết định của ngành côngnghiệp sản xuất rượu vang ở Bungaria; Các bất cập hiện có của KTQTCP và đề xuất cácgiải pháp hoàn thiện KTQTCP trong các DN này hướng tới phục vụ cho các chức nănglập kế hoạch, kiểm soát và định giá
Marjanovic, T Riznic, Z Ljutic (2013), trong nghiên cứu “Validity of
information base on (CPV) analysis for the needs of short - term business decision
making”, đã đề cập đến vai trò của phân tích mối quan hệ chi phí - khối lượng - lợi
nhuận và phân tích điểm hòa vốn là công cụ quan trọng và phổ biến trong quá trình
ra quyết định ngắn hạn Marjanovic và các cộng sự cho rằng phân tích mối quan hệchi phí - khối lượng -lợi nhuận dựa ữên ước lượng kế toán trong việc ứng xử chi
phí ngắn hạn trong khoảng thích hợp của khối lượng các hoạt động mà cốt lõi là chi
phí biến đổi Trong khoảng thích hợp thì chi phí, thu nhập và khối lượng hoạt độnggần như có mối quan hệ đường thẳng và chi phí được chia thành chi phí biến đổi,chi phí cố định Nếu khoản thích hợp là nhỏ thì tổng chi phí cũng có phương trìnhđường thẳng
Vì vậy, việc đưa ra giả thuyết về mối quan hệ đường thẳng của chi phí trongngắn hạn mang lại nhiều lợi ích: (1) Xác định nhanh chóng tổng chi phí tại nhiềumức độ hoạt động; (2) Chi phí biến đổi là bằng nhau cho mỗi đơn vị khối lượnghoạt động Nghiên cứu cũng chỉ ra những điểm hạn chế của việc phân tích đựa trênchi phí biến đổi và hạn chế của thông tin khi sử dụng phân tích mối quan hệ chi phí
- khối lượng - lợi nhuận Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mặt lý thuyết và
ví dụ minh họa mà chưa ứng đụng thực tế vào phân tích tại một lĩnh vực hoặc loại
Trang 33hình doanh nghiệp cụ thể nào
1.1.5 Về nghiên cứu xây dựng báo cáo kế toán quản trị
Tác giả Alfred D Chandler Jr (1977) trong nghiên cứu của mình cho thấytrong ngành luyện kim, KTQT chi phí được áp dụng từ rất sớm Andrew Carnegie -Một doanh nhân lớn của thế kỉ XIX đã áp dụng KTQT để QLDN của mình từ năm
1872 Dựa trên ý tưởng sử dụng chi phí như nhau thì phải tạo ra được lợi nhuậnbằng nhau, ông đã chia doanh nghiệp của mình ra thành nhiều bộ phận để theo dõi
và hạch toán Carnegie sử dụng, báo cáo hàng tháng về chi phí vật tư và nhân công
sử dụng ở từng bộ phận để kiểm soát và đánh giá hoạt động của chúng Việc kiểmsoát chất lượng và cơ cấu vật liệu cũng được thực hiện trong quá trình sản xuất.Bằng cách này Camegie đã giảm được chi phi thấp hơn các đối thủ cạnh tranh, pháthuy hết các khả năng sản xuất và đưa ra được giá
Aikinson, Kaplan & Young (2008), trong nghiên cứu “Management accounting” đề cập đến kế toán trách nhiệm bao gồm: Thông tin và trách nhiệm
nhằm thu thập, báo cáo và đánh giá các thông tin mang tính nội bộ cho các cấpquản lý trong doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh của dỏanh nghiệp
Về mặt thông tin nhằm tập hợp, phân tích và báo cáo thông tin đáp ứng yêu cầu
quản trị của các cấp quản trị trong doanh nghiệp, về mặt trách nhiệm nhằm đánh
giá thành quả của các bộ phận cũng như trách nhiệm của nhà quản lý bộ phận Đểkết hợp được thông tin và trách nhiệm nhóm Tác giả đã đề cập đến sự phân cấpquản lý trong tổ chức, theo đó từng bộ phận được phân cấp càn lập báo cáo tráchnhiệm cho nhà quản trị cấp cao hơn về các nội dung phát sinh tại bộ phận mình.Nghiên cứu đã chỉ ra sự cần thiết quà báo cáo trách nhiệm trong công tác quản trịdoanh nghiệp
Thông qua báo cáo nhà quản lý cấp cao sẽ sử dụng các thông tin này để đánhgiá thành quả của các bộ phận trong tổ chức Tuy nhiên nghiên cứu mới đề cập đến
hệ thống báo cáo bộ phận mà chưa đề cập đến các loại báo cáo khác trong doanhnghiệp
Wim A Van der Siede, (2011) trong tác phẩm “Management
Accounting Research in the Wake of the Crisis” đã đưa ra những phản ánh
Trang 34về cơ hội, thách thức cho kế toán quản trị sau khủng hoảng kinh tế thế giới Theonhận định của Tác giả các thông tin của kế toán quản trị không chỉ phục vụ cho cácnhà quản lý bên trong doanh nghiệp, mà ngày càng mở rộng cho các đôi tượng bênngoài (nhà đầu tư, cơ quan quản lý Nhà nước, ) Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh
tế thế giới có nhiều biến động, sức ép từ những quy định về việc công khai báo cáotài chính làm cho các công ty cố gắng chỉ công bố những mặt tốt đẹp, chọn lọcnhững điểm nổi trội đưa lên các báo cáo (kể cả những báo cáo của kế toán quản trị -nguồn thông tin lâu nay chỉ được các nhà quản lý bên trong doanh nghiệp sử đụng,với thông tin tương đối chính xác, phục vụ cho quá trình ra quyết định của doanhnghiệp)
Do vậy, cần có hệ thống quy định cụ thể, rõ ràng không chỉ đối với hệ thống
kế toán tài chính, mà cả kế toán quản trị
1.1.6 Về nghiên cứu về mô hình kế toán quản trị, tổ chức kế toán quản trị và nhân
tố ảnh hưởng đến kế toán quản trị
Luận án đầu tiên nghiên cứu về ABC ở Phần Lan “Adoption and implementation of activity-based osting: practice, problems and motives” Tác giả
Teemu Malmi (1997) Luận án nghiên cứu về phân bổ chi phí chung và ABC tại các
DN luyện kim và sản xuất công nghiệp Tác giả đã khảo sát, nghiên cứu và giải thíchcho sự thất bại của việc áp dụng ABC trong các DN này
Chenhall, R.H & Langfield-Smith, K (1998) trong một nghiên cứu về vậndụng và lợi ích của thực hành KTQT tại các công ty sản xuất ở Australia đã giảithích lý do các công ty sản xuất lớn có tỷ lệ vận dụng KTQT hiện đại cao hơn, đó là
sự tăng lên về quy mô tồ chức sẽ dẫn đến sự phức tạp của cơ chế quản lý nên đòihỏi các doanh nghiệp lớn vân dụng các kỹ thuật KTQT phức tạp hơn Các doanhnghiệp quy mô lớn thường có nhu cầu thông tin quản trị nhiều hơn cũng như cótiềm lực tài chính để tăng cường sử dụng các phương pháp KTQT phức tạp hơn
Luận án của Tom Wingren (2005) “Essays on activity - based costing masstailorization, implementation and new applications ” nghiên cứu về ABC và
ABCM Tác giả đã giới thiệu các khái niệm mới về ABC, nghiên cứu về quá trình
Trang 35thực hiện ABC và ABCM tại các công ty đại diện cho các lĩnh vực kinh doanhkhác nhau, đồng thời đề xuất một mô hình hoàn thiện KTQT chi phí với mối quan
hệ giữa chiến lược với các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến thành công của DN
và các thước đo hiệu suất
Wu, Junjie and Boateng, Agyenim (2010) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởngđến sự thay đổi trong thực tiễn KTQT Trung Quốc Nghiên cứu này cung cấp cáinhìn sâu sắc về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi trong thực tiễn KTQT TrungQuốc Phân tích đa biến cho thấy quy mô của công ty, đối tác nước ngoài và trình
độ hiểu biết của các nhà quản lý và nhân viên kế toán có ảnh hưởng tích cực đếnnhững thay đổi trong thực tiễn KTQT của các liên doanh đối tác nước ngoài
Quy mô doanh nghiệp và mức độ kiến thức của các nhà quản lý cấp caodường như ảnh hưởng đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT Tuy nhiên, không
có sự hỗ trợ nào được đưa ra cho giả thuyết rằng Chính phủ Trung Quốc có ảnhhưởng đáng kể đến những thay đổi trong thực tiễn KTQT của các liên doanh vàdoanh nghiệp Nhà nước
Ahmad, K (2012) nghiên cứu về việc thực hành KTQT trong các doanhnghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia Nghiên cứu chỉ ra rằng cạnh tranh ngày càng tăngdẫn đến các doanh nghiệp phải sử dụng nguồn lực và ra quyết định hiệu quả hơn, từ
đó làm phát sinh nhu cầu thông tin phục vụ quản trị doanh nghiệp Do vậy cácphương pháp KTQT được doanh nghiệp tích cực áp dụng để đáp ứng nhu cầu này.Kết quả nghiên cửu cho thấy áp lực cạnh, tranh trên thị trường có ảnh hưởng tíchcực đến mức độ áp dụng KTQT của các doanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu cũngchỉ ra rằng quy mô doanh nghiệp cũng là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến việc
áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Malaysia
Theo Majid Nili Ahmadabadi, All Soleimani (2013) "Feasibility study for implementation of an activity - Based Costing System (ABCS) in Alloy Steel Industries ” có 8 nhân tố ảnh hưởng đến khả năng áp dụng ABC vào ngành sản
xuất thép của Iran đó là: (1) Chi phí SXC chiếm tỷ trọng lớn, (2) Quy trình sản xuấtphức tạp, (3) Các sản phẩm có tính chất khác biệt, (4) Chủng loại sản phẩm đadạng, (5) Kích thước sản phẩm phong phú, (6) Sử dụng nhiều loại nguyên liệu đầu
Trang 36vào khác nhau, (7) Thành phẩm và bán thành phẩm tồn kho lớn, (8) Chi phí lưu kho
và CPSX cần được đánh giá
Halbouni, S S (2014) trong nghiên cứu thực nghiệm về các động lực củađổi mới KTQT tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cho thấy công nghệthông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi của KTQT Trong thời đại bùng
nổ khoa học kỹ thuật và công nghệ, công nghệ thông tin có ảnh hướng và tác độngmạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống xã hội Tác động của công nghệ thông tinđến KTQT cũng không phải là một ngoại lệ Việc ứng dụng công nghệ thông tin vàmáy tính vào KTQT làm cho thông tin được cung cấp kịp thời, phù hợp và hữu íchhơn Nghiên cứu của Halbouni cũng cho thấy 71,5% số người được hỏi tin rằngcông nghệ thông tin có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự thay đồi của KTQT
Rapina (2014) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của hệ thốngthông tin kế toán và ý nghĩa của nó đối với chất lượng của thông tin kế toán, Mụcđích của nghiên cứu này là xác định ảnh hưởng của các yếu tố: (1) Sự cam kết củanhà quản lý văn hóa doanh nghiệp: (2) Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệpđến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán: (3) Ý nghĩa của nó đối với chấtlượng thông tin kế toán Đối tượng khảo sát là nhân viên kế toán của 33 doanhnghiệp ở Bandung-Indonesia Kết quả cho thấy cả 3 yếu tố trên đều có ảnh hưởngđáng kể đến chất lượng của hệ thống thông tin kế toán
Nghiên cứu của Leite, A.A.,Fernandes, p O., & Leite, J M (2015) về cácyếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến việc sử dụng thực hành KTQT trong lĩnh vực dệtmay Bồ Đào Nha cho thấy sự quan tâm của nhà quản trị đến KTQT có ảnh hưởngđáng kể đến mức độ áp dụng KTQT trong các doanh nghiệp Nhà quản trị là ngườitrực tiếp sử dụng thông tin KTQT để ra quyết định, do vậy nhu cầu sử dụng thôngtin của nhà quản trị có ảnh hưởng quan trọng đến việc vận dụng KTQT trong cácdoanh nghiệp Ngoài nhu cầu thông tin, sự ủng hộ của nhà quản trị trong việc tiếpcận các kỹ thuật KTQT mới và vận dụng vào doanh nghiệp cũng là nhân tố tích cựcảnh hường đến sự vận dụng KTQT trong doanh nghiệp
Anh, D.N.P (2016) nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng
Trang 37bản ảnh hưởng đến mức độ áp dụng KTQT của các doanh nghiệp Việt Nam, đó làmức độ cạnh tranh Thông qua dữ liệu khảo sát từ 220 doanh nghiệp Việt Nam có quy
mô vừa và lớn, kết quả nghiên cứu cho thấy có sự ảnh hưởng tích cực của nhân tố mức
độ cạnh tranh đến việc sử dụng các công cụ KTQT hiện đại trong các doanh nghiệp
Luận án "A Contingency Model oj Strategy, Performance Measurement Systems and Management Accounting Practices: An Empirical Investigation in English Local Authorities của Alexa Louise Simm thực hiện tại trường ĐH
Southampton (Anh) nghiên cứu về mô hình dự phòng chiến lược, hệ thống đolường hiệu suất và KTQT chi phí thực tế trong các tổ chức chính quyền địa phương
ở Anh Tác giả sử dụng mô hình phương trình cấu trúc qua phần mềm AMOS 7.0
để phân tích dữ liệu, đánh giá việc áp dụng mô hình chiến luợc và hệ thống đánhgiá cũng như các kỹ thuật khác của KTQT chi phí của các cơ quan chính quyền địaphương ở Anh nhằm thực hiện chiến lược khác biệt hóa và đổi mới dựa trên việc sửdụng hiệu quả các nguồn tài trợ
1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.2.1 Về nghiên cứu nhận diện chi phí và phân loại chi phí
Theo Nguyễn Quốc Thắng (2011), chi phí trong doanh nghiệp được phân loạitheo nhiều tiêu thức khác nhau: Phân loại theo tính chất kinh tế, nội dung kinh tếban đầu của chi phí; Phân loại theo chức năng hoạt động; phân loại theo đầu vàocủa quá trình SXKD; Phân loại theo mối quan hệ của chi phí với khoản mục trênbáo cáo tài chính; Phân loại theo mối quan hệ của chi phí và khả năng quy nạp chiphí vào các đối tượng kế toán chi phí; phân loại theo mối quan hệ của chi phí vớikhối lượng hoạt động và phân loại chi phí phục vụ ra quyết định Kết quả khảo sáttại các doanh nghiệp giống cây trồng cho thấy các doanh nghiệp chỉ phân loại chiphí theo nội dung kinh tế ban đầu của chi phí dưới góc độ phục vụ công tác kế toántài chính Mức độ coi trọng, đầu tư vào công tác phân loại chi phí phục vụ hạchtoán nội bộ chưa cao Để tăng cường chất lượng thông tin KTQT chi phí, Tác giả
đề xuất các doanh nghiệp ngành giống cây trồng áp dụng phân loại chi phí theo mốiquan hệ của chi phí với mức độ hoạt động
Trang 38Theo Nguyễn Thị Ngọc Lan (2012) nghiên cứu “Tổ chức kế toán quản trị chi phị vận tải hàng hoá trong các công ty vận tải đường bộ Việt Nam" Luận án đã đi
sâụ vào phân tích kế toán quản trị chi phí trong lĩnh vực đặc thù là vận tải hàng hóa.Tác giả đã phân loại chi phí theo 2 cách: (1) Theo mối quan hệ giữa chi phí vớimức độ hoạt động; (2) Theo cách ứng xử chi phí Theo đó căn cứ để xác định biênphí hay định phi là số km hoặc tấn/km vận chuyển Tuy nhiên nghiên cứu chưa đềcập đến phương pháp uớc tính chi phí nào là phù hợp đối với doanh nghiệp vận tảikhi tách chi phí hỗn hợp mà Tác giả giới thiệu các phương pháp: phương pháp cựcđại - cực tiểu, phương pháp bình phuơng bé nhất, phương pháp đồ thị phân tán đểdoanh nghiệp vận tải tự lựa chọn
Theo Phạm Hồng Hải (2013), Hoàng Khánh Vân (2017), chi phí có thể đượcphân loại theo các tiêu thức như phân loại theo chức năng, phân loại theo mối quan
hệ với mức độ hoạt động (theo cách ứng xử của chi phí), phân loại theo khả năngquy nạp vào đối tượng chịu phí, phân loại theo sự ảnh hưởng tới việc lựa chọn cácphương án và phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát Qua kết quả khảo sát tạicác doanh nghiệp, các Tác giả nhận định 100% các doanh nghiệp chỉ phân loại chiphí theo yếu tố chi phí và theo khoản mục chi phí trong giá thành nhằm phục vụcho việc hạch toán chi phí, tính giá thành sản phẩm và lập báo cáo tài chính Cáchphân loại này chưa thực sự giúp cho việc quản trị chi phí trong doanh nghiệp Từ
đó các Tác giả đề xuất việc phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạtđộng để làm cơ sở cho việc thực hiện các chức năng lập kế hoạch, kiểm soát và raquyết định quản lý Bên cạnh đó, các Tác giả cũng đề xuất các doanh nghiệp trongngành nghiên cứu vận dụng việc phân loại chi phí theo khả năng quy nạp vào đốitượng chịu phí để giúp nhà quản trị có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng đốitượng, từ đó đưa ra được các quyết định phù hợp
Nhiều Tác giả trong nước cũng đã nghiên cứu sâu về nhận diện chi phí phục
vụ cho quản trị DN Theo Nguyễn Thị Mai Anh (2014), chi phí được nhận diện(phân loại) theo khả năng quy nạp vào các đối tượng chịu chi phí, theo cách ứng xửcủa chi phí với mức độ hoạt động, theo mối quan hệ của chi phí với quy trình côngnghệ thực hiện dịch vụ vận tải, theo thẩm quyền ra quyết định, Trên cơ sở đó
Trang 39KTQTCP xây dựng định mức và lập dự toán chi phí; Xác định chi phí cho các đốitượng chịu phí; Phân tích biến động để kiểm soát chi phí; Phân tích thông tin chiphí để ra quyết định kinh doanh Đồng thời, Tác giả cũng chỉ ra các nguồn phátsinh chi phí của cấc Công ty Cổ phần Nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoánViệt Nam như: Số lần khởi động lại dây chuyền sản xuất, số lượng đơn hàng thựchiện, giá trị hợp đồng thực hiện, số lượng khách hàng, từ đó xây dựng định mức,lập dự toán và phân tích biến động chi phí theo các nguồn phát sinh Tuy nhiên,luận án lại chưa đề cập đến lý luận về kế toán trách nhiệm và việc xây dựng TTCPcho các công ty này một cách logic, hệ thống.
1.2.2 Về nghiên cứu định mức và dự toán chi phí
Phạm Thị Thủy (2007) nghiên cứu về KTQT chi phí gắn với ngành sản xuất,
đó là ngành sản xuất dược phẩm, vấn đề xây dựng định mức chi phí chưa được Tácgiả đề cập trong hệ thống hóa về mặt lý luận, vấn đề lập dự toán chi phí được Tácgiả xem xét trên cơ sở ước tính chi phí hỗn hợp với hai thành phân tách biệt: Chiphí biến đổi và chi phí cố định Tác giả nhận định doanh nghiệp cần lập dự toán chiphí kinh doanh để có thể sử dụng chi phí một cách có hiệu quả Trên cơ sở các dựtoán kinh doanh, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc sử dụng các nguồn lực
có hạn và có cơ sở để đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí của mình Tác giả đã đềcập đến hai phương pháp lập dự toán chi phí là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt
Nghiên cứu của Vũ Thị Kim Anh (2012) “Hoàn thiện kế toán quản trị chi
phí vận tải tại các doanh nghiệp vận tải đường sắt Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã xác định nội dung lập định mức và dự toán là quan trọng
và cần thiết trong các doanh nghiệp vận tải đường sắt Theo đó mô hình lập dựtoán trong các doanh nghiệp này là mô hình từ dưới lên (xuất phát từ đơn vị cơsở) với các loại dự toán: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, dự toán chi phínhân công trực tiếp, dự toán chi phí sản xuất chung, dự toán chi phí quản lý doanhnghiệp Tác giả cũng cho rằng việc xây dựng dự toán linh hoạt cho ngành đườngsắt hiện nay là cần thiết nhằm kiểm soát chi phí đồng thời giúp các nhà quản trịxác định sự thay đổi các mức vận chuyển tác động đến như thế nào đến chi phícũng như đánh giá được kết quả hoạt động
Trang 40Nguyễn Phú Giang (2013) nghiên cứu về “Xây dựng mô hình kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất thép trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” cho
rằng lập dự toán cần xét theo quy mô của doanh nghiệp, cụ thể: (1) Đối với doanhnghiệp thép siêu nhỏ không cần lập dự toán; (2) Đối với doanh nghiệp thép quy mônhỏ nên lập dự toán tĩnh với mô hình dự toán ấn định thông tin từ trên xuống; (3)Đối với doanh nghiệp có quy mô lớn lập cả dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt và cóthể áp dụng các mô hình dự toán: Mô hình dự toán từ trên xuống, mô hình dự toán từdưới lên và mô hình kết hợp Tuy nhiên Tác giả cho rằng xây dựng dự toán cần thiếtcho các đơn vị kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ, đồng thời xây dựng dự toán cần xuấtphát từ nhu cầu quản trị doanh nghiệp trong việc cụ thể hóa các mục tiêu của doanhnghiệp
Trần Thị Dự (2013) đã hệ thống hóa về mặt lý luận cả hai phương diện xây
dựng định mức và lập dự toán chi phí trong DNSX Về xây dựng định mức chi phí,
Tác giả xác định có thể sử dụng một trong các phương pháp hoặc kết hợp cácphương pháp: Phương pháp kỹ thuật, phương pháp phân tích số liệu lịch sử vàphương pháp điều chỉnh Theo Tác giả, định mức chi phí là chìa khóa để kiểm soátchi phí và là cơ sở để tổ chức kế toán trách nhiệm vì định mức chi phí là một trongnhững thước đo để đánh giá kết quả thực hiện của các trung tâm trách nhiệm, đặcbiệt là các trung tâm chi phí Về lập dự toán chi phí, Tác giả đề cập đến dự toántĩnh và dự toán linh hoạt và vai trò của từng loại dự toán này trong hoạt độngSXKD của doanh nghiệp Theo đó, dự toán tĩnh tốt cho việc lập kế hoạch nhưng lạikhông phù hợp cho việc đánh giá nhà quản lý, kiểm soát chi phí có tốt hay không.Ngược lại, dự toán linh hoạt sẽ có tác dụng cho mục đích kiểm soát và đánh giá nhàquản lý kiểm soát chi phí, nhưng lại không hữu ích cho việc lập dự toán ngân sách.Đánh giá thực trạng xây dựng định mức và lập dự toán chi phí tại các doanh nghiệpkhảo sát, Tác giả nhận định các doanh nghiệp vừa và lớn có tỷ lệ xây dựng định mức
và lập dự toán chi phí cao hơn doanh nghiệp nhỏ, thực trạng xây dựng định mức vàlập dự toán chi phí trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi có mối liên hệvới quy mô doanh nghiệp
Năm 2014, Tác giả Trần Thị Thu Hường trong nghiên cứu về Xây dựng mô hình KTQT chi phí trong các DNSX xi măng Việt Nam nhấn mạnh định mức chi phí