1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 42,16 MB

Nội dung

Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUOC DAN CHƯƠNG TRÌNH CHẤT LƯỢNG CAO

CHUYEN ĐÈ THỰC TẬP

CHUYÊN NGÀNH: QUAN TRI KINH DOANH QUỐC TE

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIÊN ĐẦU TƯ

TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO KAU KINH TE

ĐÌNH VŨ ~ CAT HAI HAI PHÒNG

¿102-€i0€

Trang 2

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRINH CHAT LUQNG CAO

CHUYEN DE THUC TAP

TANG CUONG HOAT DONG XUC TIEN DAU TU TRUC TIEP NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TE

ĐÌNH VŨ - CAT HAI HAI PHONG

PALHOCK.T.Q.D_ | 55 -ALO

TT THONG TIN THUVIEN |

—_ J

Sinh viên thực hiện : Phạm Huy Hoàng

Chuyên ngành : Kinh doanh Quốc tế

Mã sinh viên : 11131512

Lớp : Kinh doanh Quốc tế CLC K55 Giáo viên hướng dẫn : PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai

HÀ NỘI - 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan bản luân văn nay là công trình khoa học nghiên cứu độc lập củariêng tôi Các số liệu , kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trongbất cứ công trình khoa học nào Các số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn

gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Huy Hoàng

Trang 4

'LỜI CẢM ON

Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tôi xin chân thành gửi lời

cảm ơn tới lãnh đạo trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, lãnh đạo và các thầy côgiáo trong khoa Kinh doanh Quốc tế, các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, bạn bè và

đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện

luận văn.

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai, người đã nhiệt

tình hướng dẫn, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu trong nghiên cứu khoa học và dành những tình cảm tốt đẹp cho tôi trong thời gian qua.

Mặc du đã hết sức cố gắng nhưng chắc chan luận văn không thể tránh khỏi nhữngsai sót, kính mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp

dé luận văn được hoàn thiện hơn nữa.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Huy Hoàng

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

BANG CHU VIET TAT

DANH MUC BANG BIEU, HINH

gC a ee ee rCoaaaooeaaeaaeoaaaena 1

CHUONG 1: CO SO LY LUẬN VE XÚC TIEN DAU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TE ccsssssssssssssssscsssssscsnsssscascsncsascasecascassensenses 71.1 Khai niệm va đặc điểm của Khu kinh tẾ -2s<ssssesseesee 7

1.1.1 Khu kinh 7 1+*+£Œz—ŒHạHĂA HHHH 7

1.1.2 Đặc điểm khu kinh té ccccceccccssesssesssessssssessecssecssesssesseeesecesecssecsnecssecseeeseeeseess 91.2 Khái niệm và vai trò của XTDT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh té 121.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế - 12

1.2.2 Vai trò của các hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh té 13

1.3 Nội dung và các công cụ XTDT trực tiếp nước ngoài: - 151.3.1 Nội dung công tác XTDT trực tiếp nước ngoài -2s2-s2-s<- 151.3.2 Các kĩ thuật và công cụ XTDT trực tiếp nước ngoài . - 221.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến XTDT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh

I0 Tinh nen gởeansuoeicteaartoostoes 27

1.4.1 Các nhân tố bên ngoài khu kinh tẾ -2- + ©++©+++£++2Ex+rxerrxzrxerrree oF

1.4.2 Các nhân tố bên trong ccessesssssessssssessessuessecssessessecsecssecsessucsuecsecssecsecsseeseenee 31

CHUONG 2: THUC TRANG VE HOAT DONG XTĐT TRUC TIẾP NƯỚC

NGOÀI VÀO KHU KINH TE ĐÌNH VU — <- << seesse+seessessecse 34

2.1 Tổng quan về khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải ảnh hướng đến hoạt động

ROT tre ẩn ướt nghề uenrenrnodttaorerototogoAttondaetsepogepeptossess 342.1.1 Đặc điểm hình thành khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải - 34

2.1.2 Cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải 42

2.2 Tinh hình thu hút đầu tư FDI vào KKT Dinh Vũ — Cát Hải giai đoạn

2011 -2016 177 50

2.2.1 Số lượng dự án và vốn đăng kí -2+- 2 + ©s©ze+Exerxezrxerxerrxerxrrree 50

2.2.2 Đối tác và hình thức đầu tư -2- 2+2 +++2++£+++rx++rxezrxerrxerrxrrrsree 50

2.2.3 Lĩnh vực đầu tư - 2 + ++©++++++E++EEEEEEEEEEEEEEEEEEErEkerkrrkrrrrrrerrvee 542.2.4 Một số dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài điển hình 55

2.3 Thực trạng hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào KKT Đình Vũ

Trang 6

2.3.1 Thực trạng thực hiện các nội dung xúc tiến FDI của khu kinh tế 562.3.2 Thực trạng các công cụ truyền thông trong xúc tiến dau tư trực tiếp nước

010v ,84,08‹,).8:Nn Ô 65

2.4 Đánh giá chung về kết quả hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào

KKT Đình Vũ — Cát Hải 5< << ©s<ssesseEseEseEsserserseersersscse 68

2.4.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 2-2 z++z+szxzcred 68

2.4.2 Những hạn chế còn tồn tại và và nguyên nhân -2- ¿s52 69

CHUONG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP, KIÊN NGHỊ NHAM DAY

MẠNH HOAT DONG XÚC TIEN FDI VÀO KKT ĐÌNH VŨ - CAT HAI

GTAT BOA 2016-2020 0000 cv ., 1111111 11 ` 72

3.1 Định hướng chiến lược thu hút vốn FDI vào KKT giai đoạn

2016-icine ce tl wi acm cence sa mensional yf

210) GB Jina) eC e NET er ores cane rey 1zrba 2 Tayeosie32012x+21+71 509250 Re 12

8550 †)Ininibtrdneinipanlirhinnve sẻ eae 73

3.1.3 Định hướng lựa chọn đối tác ¿+2 + s+EE+EE+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEErExrrkrreree 73

3.1.4 Định hướng thu hút đầu tư về công nghệ 2-2-2 s2 +2++2+zzz+xzz+z 743.1.5 Định hướng về hiệu quả kinh tế xã hội - 2 s2 s£+s2+z2£+£2 z2£xz+zzee 743.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động XTDT trực tiếp

nước ngoài vào KKT Đình Vũ — Cat Hải 5 <5 555 =s<<see 76

3.2.1 Xây dựng và nâng cao chất lượng chiến lược XTĐT - 76

3.2.2 Nâng cao chất lượng công tác xây dựng hình ảnh - 5s 11

3.2.3 Cải thiện chất lượng đội ngũ cán bộ XTĐT 2- 55s s+£scsecscrs 793.2.4 Thường xuyên kiểm tra, giám sát các dự án có vốn FDI/hoac hoạt động

CÚAa GaG DOIN HÌOI cas cn aos s cue cose BC caser eee see seriee eer ee 79

3.2.5 Khắc phục hạn chế về tài chính trong công tác XTĐT 2-2 79

3.2.6 Chủ động phối hợp với các ban ngành tô chức có liên quan đến hoạt động

2 ee a 80

3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường XTĐT trực tiếp nước ngoài vào

RET tình VG — Cát HÃÍ e.ccccneeeeneeoeesineiiiiidiriiiieoaaessesbessiaans 81

3.3.1 Kiến nghị với UBND TP Hải Phòng 2-2 2 2 2+£2£E£+E££Ez£Ez£Ez2 z2 81

3.3.2 Kiến nghị với Nhà nước cceccecsesssessesscssesssesseessessesseesecssesseessessessesseeseesseesees 81n0 ,ôÔỎ 83

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 2-2 <s<ssessessessessess 85

Trang 7

BANG CHỮ VIET TAT

Nguyén nghia

Tiéng Anh Tiếng Việt

The Asian Development oa a,

1 ADB Ngân hang phát triên châu A

Bank

l Xây dựng — kinh doanh —

2 BOT Built-Operation-Transfer "

chuyên giao

3 BT Built - Transfer Xây dựng - Chuyển giao

4 FDI Foreign Direct Investment Dau tư trực tiếp nước ngoài

TTXTĐT Trung tâm xúc tiến đầu tư —

Trung tâm xúc tiến đầu tư

10 | TTXTĐTTMVDL l

thương mại và du lịch

Trang 8

DANH MỤC BANG

BANG

Bang 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo 2-22 s2 s25: 57) Bảng 1.2: Ưu nhược điểm công cụ tham gia triển lãm -2- 2-5252 23

Bang 1.3: Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động dau tư 24

Bảng 1.4: Ưu nhược điểm của công cụ tô chức hội thảo - 2s sxszxsss 24 Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện tử 25

Bảng 2.1: Thông tin chung về khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải 35

Bảng 2.2: Diện tích, tỷ lệ lắp đầy các khu công nghiệp trong khu kinh tế Cập nhật đến tháng 12/2016 - ¿2£ +2 ©£+E£EE£EESEEEEEEEEEEEEEEkerrerrerree 39 Bảng 2.3: Phân công nhiệm vụ cho TTXTDTTMVDL ““— ers 48 Bang 2.4 Tinh hình thu hut FDI vào KKT giai đoạn 2011 — 2016 50

Bảng 2.5: Thống kê dự án FDI theo vốn đăng kí và nhà đầu tư vào các khu công nghiệp, KKT trên địa ban Hải Phòng (Giai đoạn 2011-2016) 52

Bảng 2.6 Các dự án FDI vào KKT theo lĩnh vực (2011-2016) - 54

Bang 2.7: Danh mục một số hoạt động XTDT của khu kinh tế giai đoạn 2011-HE Ì LÝ 67 Bảng 3.1: Cơ cấu các ngành và các quốc gia có nguồn vốn đầu tư 76

HÌNH Hình 2.1: Vị trí khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải -ccc cccccvcee 34 Hình 2.2: Mạng lưới đường bộ khu vực khu kinh tế Đình Vũ-Cát Hải 36

Hình 2.3: Tuyến đường sắt Hà Nội — Hải Phong và KKT Đình Vũ-Cát Hải 37

Hình 2.4: Các tuyến đường thủy và hàng hải khu vực KKT Đình Vũ-Cát Hải 38

Hình 2.5: Bộ máy tổ chức Ban Quản lý khu kinh tế Hải Phòng - 45

Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy của TTXTDTTMVDL Hải Phòng 47

Hình 2.7: Vốn đăng ký FDI theo cơ cấu hình thức dau tư giai đoạn 201 1-2016 54

Trang 9

LOI MO DAU

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội của mọi quốc gia là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Hoạt động

đầu tư trực tiếp nước ngoài là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với khu vực vàthế giới Quá trình phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh

sự đóng góp tích cực của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội, cũng như sự thành công của công cuộc đổi mới, cải thiện

quan hệ đối ngoại, mở ra nhiều triển vọng hợp tác đa phương, củng có vị trí của Việt

Nam trên trường quốc tế.

Khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải - một trong nhưng khu kinh tế chiến lược về

thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam nam ở trung tâm vùng duyên hải

Bắc Bộ, trên tuyến giao thông Bắc Nam và Đông Tây, là cửa ngõ thông ra biểnĐông của vùng Đồng bằng Bắc bộ Cùng với nhiều lợi thế về tiềm năng phát

triển công nghiệp, cũng như kinh tế biển, cộng với nhiều chính sách khuyến khích,

ưu đãi và hỗ trợ đầu tư, Khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải dang là tâm điểm thu hút

sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước Nhiều tập đoàn, tổng công ty,

doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đăng ký và triển khai nhiều dự án tại Khu

kinh tế Đình Vũ — Cát Hải.

Thực hiện Nghị quyết Dai hội Đảng bộ thành phó Hải Phòng lần thứ 16,

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày08/06/2006 về chương trình Xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân

sách giai đoạn 2011-2016 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phó lần thứ XVII

Nhiệm ky 2010 - 2015 đặt mục tiêu phan đấu đưa Hải Phòng thành địa phương dẫn

đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoai vào cuối nhiệm kỳ Với sự lãnh

đạo, chỉ đạo của Thành ủy và UBND thành phố; sự nỗ lực của các cấp ngành,

địa phương; sự năng động, tiên phong của các doanh nghiệp, nhà dau tu; nên

mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng sau gần 10 năm thực hiện việc triển khai Nghị

quyết 03-NQ/TU nói chung, và xúc tiến đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại nóiriêng đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội

của thành phó.

Mặc dù đạt được nhiều thành tích, tuy nhiên hoạt động xúc tiễn đầu tư trực

tiếp nước ngoài của thành phố Hải Phòng nói chung và trong khu kinh tế nói

riêng vẫn chưa thực sự hiệu quả Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất

Trang 10

có thé kể đến hạ tầng cơ sở chưa đầy đủ và thiếu tính đồng bộ, nhất là hạ tầng đầu

mối như cảng biển, hạ tầng khu kinh tế và các khu công nghiệp tập trung Hoạt

động xúc tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều khó khăn Tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, nhưng

còn chậm và tiềm ân nhiều rủi ro, các nền kinh tế mới nổi phát triển chậm, trong

khi đó, khó khăn trong việc xử lý nợ công của một số nước phát triển đã ảnh

hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư, xuất khẩu và du lịch Kinh tế vĩ mô chưathật sự 6n định, tình hình lạm phát tuy được kiềm chế nhưng chưa vững chắc, thị

trường tài chính còn diễn biến phức tạp, thị trường trong nước thu hẹp, sức mua

giảm mạnh hàng tồn kho lớn, lãi suất cao

Trong bối cảnh đó các vấn đề đang đặt ra hiện nay là:

Hoạt động xúc tiến dau tư tại khu kinh tế đã và đang được triển khai như thénào? Hải Phòng đạt được những thành tựu gì và còn những hạn chế gì trong xúctiễn dau tư trực tiếp nước ngoài? Hải Phòng can phải có những chính sách, giảipháp như thé nào trong hoạt động xúc tiến dau tư nhằm tăng cường thu hút FDI

trong thời gian tới?

Vi vậy, dé tài "Tang cường hoạt động xúc tiên đâu tư trực tiêp nước ngoài của

" được lựa chọn làm đê tài luận văn nghiên cứu chính là nhăm giải quyêt những vân đê nêu trên.

2 Tình hình nghiên cứu

Liên quan dén dé tài nghiên cứu đã có một sô các công trình nghiên cứu cả ở trong nước và ngoài nước Có thê kê ra một sô công trình nghiên cứu mới nhat có liên quan như sau:

2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

TS Hoàng Văn Huan (2006) với công trình nghiên cứu "Máng cao hiệu quả

xúc tiễn nguồn vốn dau tu trực tiếp nước ngoài vào các tỉnh khu vực phía Bắc".Đây là đề tài khoa học cấp Bộ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trong công trìnhnghiên cứu tác giả đưa ra các đánh giá về thực trạng thu hút đầu tư tại các tỉnh

thành khu vực phía Bắc và giải pháp nâng cao hiệu quả xúc tiến nguồn vốn đầu tư

đến năm 2010 Tác giả nhấn mạnh đến việc cải thiện môi trường đầu tư thôngthoáng hơn, cụ thể như về chính sách pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư và thủ

tục hành chính cần phải nhất quán, minh bạch, chủ động hội nhập sâu, rộng hơn

vào kinh tê khu vực và thê giới.

NO

Trang 11

Th.S Nguyễn Đăng Binh (2010) với bài nghiên cứu "Mộ số giải pháp thu

hút và nâng cao hiệu quả dau tư nước ngoài đến năm 2020" đăng trong tạp chí

Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội, số 49+50 tháng 1/2010 Trong bài nghiên

cứu, tác giả đã phân tích dòng vốn FDI vào Việt Nam va khang định dòng vốn FDI

đã có những đóng góp nhất định vào tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam.

Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài cũng có những mặt hạn chế như vốn đầu tư nước

ngoài tăng thấp trong thời gian gần đây và phục hồi chậm sau khủng hoảng tài chính do suy thoái kinh tế thế giới Bài nghiên cứu đã đưa ra nhóm giải pháp thu

hút và nâng cao hiệu quả đâu tư nước ngoài đên năm 2020 ở tâm vĩ mô.

Th.s Dinh Vũ Mai Linh (2012) với công trình luận văn thạc sĩ "X⁄e tién dau

tư trực tiếp nước ngoài tại một số tỉnh phía Bắc: Thực trạng và giải pháp" Đây là

đề tài luận văn thạc sỹ tại trường Đại học kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội Tác

giả đã đi sâu nghiên cứu hoạt động xúc tiến đầu tư của các tỉnh thành khu vực phía

Bắc, trong đó tập trung vào 5 tỉnh thành: Vĩnh Phúc, Hải Phong, Phú Thọ, Yên

Bái, Nghệ An nhằm so sánh về mức độ hoạt động xúc tiền đầu tư ảnh hưởng nhưthé nào tới kết quả thu hút FDI tại các địa phương Ngoài ra, trong luận văn tác giả

còn đề cập phân tích tới các đối tượng khác như: các cơ quan thực hiện hoạt động

xúc tiễn đầu tư của Trung ương và địa phương, các nguồn lực thực hiện hoạt động

xúc tiễn đầu tư

2.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài

Anders Corr and Matthew Michaelides (2014), "Vietnam Investment

Opportunities: 2015" đăng trên Journal of Political Risk, số 1 thang 12/2014 Bàinghiên cứu dé cập đến những thách thức mà các nha đầu tư nước ngoài gặp phảikhi vào đầu tư tại Việt Nam Các thách thức mà các nhà đầu tư gặp phải đó là nợ

chính phủ , lạm phát, chính sách ngoại tệ pháp luật đầu tư, tham nhũng và những

xung đột về địa chính trị với Trung Quốc ở Biển Đông Từ đó, đưa ra những giảipháp dé tăng cơ hội đầu tư vào Việt Nam trong năm 2015 Trong đó nhắn mạnh việc

đầu tư vào giáo dục là rất cần thiết để nuôi dưỡng một lực lượng lao động có hiệu

quả trong tương lai.

Quyển sách "Japan International Cooperation Agency (JICA) in

collaboration with Foreign Investment Agency (FIA): A guide to Foreign Direct

Investment for Provinces in Vietnam" xuất ban năm 2010 , đề cập tới vai trò của

Cục Xúc tiến đầu tu, các cơ quan XTĐT ở các địa phương, tam quan trong củaviệc xây dựng các chiến lược XTDT tại các địa phương các công cụ XTDT Cơ

quan hợp tác quốc tế Nhat Bản (JICA) phối hợp với Cục Đầu tư nước ngoài đã

3

Trang 12

khảo sát tại các địa phương và đưa ra các giải pháp mới thiết thực về các hình

thức, hoạt động XTDT như: việc thu thập và duy tri dữ liệu, xuất bản sách giới

thiệu về địa phương, xây dựng website trực tuyến, các dịch vụ hỗ trợ sau đầu

tư, Cuốn sách này được xuất bản nhằm mục đích hỗ trợ phát triển năng lực cho

các nhân viên XTĐT tại Trung Ương và địa phương Ngoài ra, cuốn sách còn

cập nhật thêm những kiến thức về kinh doanh quốc tế và kinh nghiệm thực tế

trong quá trình thực hiện hoạt động XTĐT của các chuyên gia JICA.

Các công trình nghiên cứu trên đây đã đề cập đến chủ đề nghiên cứu ở những góc độ khác nhau Song đến nay ở Việt Nam chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu đầy đủ, có hệ thống cả về lý luận và thực tiễn về hoạt động xúc

tiến đầu tư nước ngoài trong khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ cơ sở khoa học của hoạt động xúc tiên đâu tư trực tiếp nước ngoài.

- Nghiên cứu thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào

khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải Đồng thời chi ra những mặt thành công, hạn chế

và nguyên nhân trong công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế

Đình Vũ — Cát Hải.

- Đề xuất các giải pháp nhằm day mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoàivào khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải

4.2 Pham vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu dưới giác độ các cơ quan xúc tiến đầu tư của thành phốHải Phòng vào khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải Hải Phòng gồm Trung tâm

4

Trang 13

XTDT-BQLKKT (từ tháng 4/2012 đến tháng 6/2016) và Trung tâm xúc tiến đầu

tư thương mai và du lịch thành phố (từ tháng 6/2016 đến nay)

Thực hiện Nghị quyết Dai hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ 16,

Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 08/06/2006 về chương trình Xúc tiến đầu tư gắn với phát triển nguồn thu ngân sách giai đoạn 2011-2016 Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phó lần thứ XVII

Nhiệm kỳ 2010 - 2015 đặt mục tiêu phan dau đưa Hải Phòng thành địa phương dẫn

đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào cuối nhiệm kỳ với hạt nhân chính là khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải Do đó, cần thiết phải nghiên cứu phân tích hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải giai

đoạn 2011 - 2016, nhằm khắc phục những khuyết điểm, yếu kém, từ đó tận dụng

tốt thời cơ, vượt qua những thách thức, quyết tâm thực hiện việc thu hút đầu tư vào

khu kinh tế nhanh, nhiều và có hiệu qua, b6 sung nguồn vốn vào tổng vốn đầu tư toàn

xã hội, góp phần đạt mục tiêu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã

hội và bền vững môi trường

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng dé xem xét quá trình vận

động, biến đổi và phát triển của hoạt động xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài

vào khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải từ năm 2011 đến năm 2016.

Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích thực trạng

hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài (những điểm đạt được và những vấn đề

còn tổn tại) tại thành phố Hải Phòng trong thời gian qua, từ đó đưa ra giải pháp

đây mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới;

Luận van sử dụng phương pháp so sánh dé làm nỗi bật tính cấp thiết của việc

đây mạnh hoạt động XTDT trực tiếp nước ngoài tại khu kinh tế nói riêng và cả

nước nói chung.

Số liệu nghiên cứu được thu thập từ nguồn tư liệu của Sở kế hoạch và đầu tư

thành phố Hải Phòng, thông qua Ngân hàng dữ liệu; Các dé án quy hoạch xúc

tiến đầu tư và phát triển kinh tế đối ngoại của thành phố Hải Phòng, các số liệu của

Ban quản ly Khu kinh tế,

6 Những đóng góp mới của Luận văn

Luận văn có những đóng góp cơ bản sau:

Tin nhất, đưa ra khái niệm, lý luận chung về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Nn

Trang 14

Thứ hai, làm rõ được thực trạng xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoai vào

khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải giai đoạn 201 1-2016

Thứ ba, đề xuất một số giải pháp day mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp nước

ngoài tại vào khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải trong thời gian tới

7 BO cục của luận văn

Ngoài lời mở đâu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được

Chương 1: Cơ sở lý luận về xúc tiến đầu tư trực tiếp nước ngoài Vv

ee

Chương 2: Thực trang hoạt động xúc tiến dau tư trực tiếp nước ngoài vào

khu kinh tế Đình Vũ — Cát Hải giai đoạn 201 1 - 2016

Chương 3: Định hướng và giải pháp day mạnh hoạt động XTĐT trực tiếp

nước ngoài vào khu kinh tế Dinh Vũ — Cát Hải

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XUC TIEN DAU TƯ TRỰC TIẾP

NƯỚC NGOÀI VÀO KHU KINH TE

1.1 Khái niệm và đặc điểm của Khu kinh tế

1.1.1 Khu kinh tế là gì?

Sự hình thành và phát triển của các “Khu kinh tế” đã được giới nghiên cứu

nước ngoài và trong nước nghiên cứu và tổng kết trong nhiều tác phẩm Theo đó,

các nghiên cứu đã chỉ ra những dấu hiệu đầu tiên của một khu kinh tế đã xuất

hiện ở Châu Âu từ thế kỷ XIII khi một loạt các quốc gia-thành phố hình thành ở

khu vực ven biển Địa Trung Hải trong thời kỳ phục hưng thương mại đầu thế kỷ XIII Các thành phố cảng lớn của châu Âu như Marseilles (Pháp), Hamburg (Đức), Liverpool (Anh) đã liên kết với nhau hình thành nên “Liên minh Tự do thương mại”, trong đó, các cảng-thành phố tự do Humburg và Marseilles đóng

vai trò là các điểm trung tâm trong liên minh Gần hai thế kỷ sau đó, cảng

Leyghorn (1547) ở Italy ra đời và được các nhà nghiên cứu cho là cảng thương

mại tự do chính thức đầu tiên của thế giới Những thành phố-cảng này được xem

là tiền thân của các khu kinh tế hiện đại ngày nay (Meng, 2003)

Mô hình khu kinh tế sau đó đã được nhiều khu vực khác ngoài châu Âu học

tập và áp dụng Trải qua nhiều biến đổi của thời đại và công nghệ, từ các cảng tự

do đơn giản ban đầu, mô hình khu kinh tế trở nên đa dạng và phức tạp hơn,

chúng được các chính phủ sử dụng như một phương thức để thúc đây kinh tế

quốc gia phát triển Chính sách ưu đãi áp dụng đối với khu kinh tế cũng được các

chính phủ thiết kế để phù hợp với điều kiện và mục tiêu phát triển của nước mình Vì vậy, cũng có nhiều khái niệm và tên gọi khác nhau về “khu kinh tế”.

Báo cáo nghiên cứu của nhiều tổ chức sử dụng cùng một tên gọi nhưng nội hàm,

ý nghĩa lại khác nhau; ví dụ ADB, FIAS cùng sử dụng cụm từ “Special

Economic Zone” (Đặc khu kinh tế) nhưng khái niệm đưa ra lại khác nhau Bên

cạnh đó, các tổ chức cũng sử dụng nhiều khái niệm dé chỉ các loại hình khu kinh

tế khác nhau, như khu kinh tế tự do (Free Economic Zone-FEZ), Đặc khu kinh tế

(Special Economic Zone-SEZ), Khu Thương mai tự do (Free trade zone)

Sau đây là một số khái niệm về khu kinh tế:

Trang 16

(1) Theo Cơ quan tư vấn tài chính và đầu tư (FIAS), cơ quan nghiên cứu và

tư vấn thuộc Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) thì:

Khu kinh tế được định nghĩa là một khu vực địa lý có ranh giới rõ ràng,

do một cơ quan quản lý, các pháp nhân trong đó được cung cấp những ưu đãi

nhất định (ví dụ: các ưu đãi về thuế, nới lỏng về hải quan) khi thực hiện cáchoạt động kinh tế bên trong khu

(2) Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra khái niệm về đặc khu kinh tế

(SEZ) như sau:

Một đặc khu kinh té là một vùng lãnh thé của quốc gia nhưng được điềuhành bởi một cơ quan hành chính riêng biệt Các nhà đầu tư khi đầu tư vào đặckhu kinh tế này được hưởng các ưu đãi đặc biệt về dịch vu, các nghĩa vụ và thuế,

cho phép doanh nghiệp vận hành theo một cơ chế được nới lỏng hơn so với quyđịnh thông thường của quốc gia Các nghĩa vụ về xã hội, môi trường cũng nhưtiêu chuẩn lao động liên quan đến quá trình đầu tư cũng được nới lỏng hơn so vớiluật và quy định của quốc gia

(3) Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về khu công nghiệp,

khu chê xuât, khu kinh tê đã đưa ra khái niệm:

“Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường

đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý

xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của chính

phủ khu kinh tế được tổ chức thành các khu chức năng gồm: khu phi thuế

quan, khu bảo thuế, khu chế xuất, khu công nghiệp, khu giải trí, khu du lich,khu đô thị, khu dân cư, khu hành chính và các khu chức năng khác phù hợpvới đặc điểm của từng khu kinh té.”

Như vậy, ở Việt Nam hiện nay thường dùng khái niệm “khu kinh tế” để chỉcác khu kinh tế do Thủ tướng Chính phủ ra quyét định thành lập thường ở khu vựcven biên (khu kinh tế ven biển) và khu kinh tế thành lập tại khu vực cửa khẩu biên

giới đất liền (khu kinh tế cửa khâu) Cho nên, khái niệm “khu kinh tế” của Việt Nam

là để chỉ các khu vực có diện tích rộng lớn (trên 10.000 ha) trong đó áp dụng các ưu

đãi về thuế, cơ chế hành chính, cho phép đầu tư và kinh doanh thuận lợi hơn so với

quy định thông thường Đặc biệt, khác với khu công nghiệp hay khu công nghệ cao

là khu vực chỉ sản xuất hoặc nghiên cứu các khu kinh tế cho phép dân cư sinh sống thường xuyên Khái niệm khu kinh tế của Việt Nam hiện nay không bao gồm khu

§

Trang 17

công nghiệp, khu chê xuât, khu công nghệ cao và khác biệt so với khái niệm khu

kinh tê theo nghĩa rộng của FIAS.

Vậy, từ các khái niệm trên đây, có thể hiểu khu kinh tế là khu vực cókhông gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuậnlợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điềukiện, trình tự và thủ tục quy định Một khu kinh tế phải có diện tích tối thiểu là

10 ngàn hecta (100 km?), có vi trí địa ly thuận lợi cho phat triển kinh tế khu vực(có cảng biển nước sâu hoặc gần sân bay), kết nối thuận lợi với các trục giaothông huyết mach của quốc gia và quốc tế; dé kiểm soát và giao lưu thuận tiệnvới trong nước và nước ngoài; có điều kiện thuận lợi và nguồn lực để đầu tư và

phát triển kết cấu hạ tang kỹ thuật Do điều kiện thành lập như vậy, tat cả các khu

kinh tế hiện nay của Việt Nam đều ở ven bién

1.1.2 Đặc điểm khu kinh tế

Thứ nhất, về không gian thành lập: khu kinh tế được thành lập dựa trên cơ

sở diện tích đất tự nhiên rộng lớn, có tính đặc thù về điều kiện tự nhiên và vị tríphát triển địa lý kinh tế

Thứ hai, về lĩnh vực đầu tư: khu kinh tế cho phép đầu tư đa ngành, đa lĩnhvực nhưng có mục tiêu trọng tâm, phù hợp với từng khu kinh tế; được thành lập

ở mỗi địa bàn khác nhau.

Thứ ba, về quy hoạch téng thể: khu kinh tế được chia làm 2 loại là khu thuế

quan và phi thuế quan

- Khu phi thuế quan: có ranh giới địa lý xác định, được ngăn cách bằng hàng ràocứng với khu vực xung quanh; không có dân cư sinh sống Các hoạt động trong khu

phi thuế quan bao gồm: sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng phục vụ tại chỗ, thương

mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, xúc tiến thương mại và các hoạt động thương mại

khác Nó có đặc điểm giống khu chế xuất nhưng phạm vi hoạt động lớn hơn

- Khu thuế quan: là khu vực còn lại của khu kinh tế, nó bao gồm các khucông nghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu du lịch, khu dân cư và hành

chính Hàng hóa ra vào khu thuế quan thuộc khu kinh tế phải tuân theo pháp luật

về mặt hàng, thuế xuất nhập khẩu nhưng được áp dụng thủ tục hải quan thuận lợi.Hàng hóa có tính “mở” về không gian và tính “tổng hợp” về ngành nghề, lĩnh

vực đầu tư.

Thứ te, về phân loại khu kinh tế: Có nhiều tiêu chi để phân loại khu kinh tế,

song các nhà nghiên cứu thường phân loại khu kinh tế dựa trên các tiêu chí như:

Trang 18

theo chức năng của khu kinh tế, theo địa điểm mà khu kinh tế được đặt Theo đó,

có thê phân loại khu kinh tế như sau:

- Theo chức năng phát triển của khu kinh tế:

Khu thương mại tự do (Free Trade Zone, viết tắt FT Z): là khu vực có ranhgiới nhất định, được hưởng các ưu đãi về thuế theo hướng khuyến khích hoạtđộng thương mại, được xây dựng các tiện ích như kho lưu trữ, bảo quản hànghóa, cơ sở hạ tang, tiện ích phục vụ bán buôn bán lẻ, phân phối, vận chuyên hàng

hóa; là khu vực được phép thực hiện các hoạt động phục vụ cho hoạt động

thương mại như sơ chế, lắp ráp, đóng gói hàng hóa, tạm nhập tái xuất và các dịch

vụ khác phục vụ hoạt động thương mại Các ưu đãi thường thấy trong các khu

thương mại tự do là: miễn thuế nhập khẩu vào FTZ, hàng hóa từ nội địa vào FTZđược miễn thuế VAT (nhưng hàng hóa từ FTZ vào nội địa phải đóng thuế).người lao động làm việc trong FTZ được giảm thuế thu nhập cá nhân

Cảng tự do (Free Port, viết tắt FP): thường là khu vực bao trùm một cảng

biển hoặc sân bay, ở đây các hàng hóa đến được lưu trữ, bảo quản tại chỗ mà

không phải nộp một số loại thuế (thuế xuất nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt ), có thể được chế biến, đóng gói tại chỗ trước khi được nhập khâu

vào nội địa (phải thực hiện nghĩa vụ thuế như đối với hàng nhập khẩu) hoặc tái

xuất ra nước ngoài Tùy vào quy định của mỗi nước mà trong khu FP có thé cho

phép được thực hiện các hoạt động khác như dịch vu, du lịch, bán lẻ và/hoặc

cho phép dân định cư trong nội khu.

- Phân loại theo địa bàn đặt khu kinh tế

Khu kinh tế ven biển: là khu kinh tế nằm ven bờ biển, thường gắn với các cảng biển Các khu kinh tế ven biển được thành lập với nhiều mục đích khác nhau trong khu kinh tế có khu thuế quan và khu phi thuế quan Khu phi thuế

quan được gan liền với cảng biển để thuận tiện cho hoạt động bốc dỡ hàng hóa.

Khu kinh tế cửa khẩu: là khu kinh tế nằm ở khu vực giáp biên giới, gắn liền

với cửa khẩu, được thành lập để thúc đây phát triển thương mại giữa hai nước cóchung biên giới Trong khu kinh tế cửa khâu thường có các tiện ích phục vụ cho

hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu như: kho bãi, dịch vụ logistic, dịch vụ

đóng gói lap ráp, sản xuât hàng hóa; và có thê được hưởng các ưu đãi thuê.

Trong số các khái niệm về khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao thì khu kinh tế được là khu vực rộng nhất, trong khu kinh tế có thể

bao gồm các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao Tuy nhiên, về

10

Trang 19

bản chất từng khu vực vẫn có sự khác nhau nhất định nên cần có sự phân biệt rõ

rang dé tránh nhằm lẫn Trước khi phân biệt ta cần hiểu khu công nghiệp là gì

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện cácdịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cưsinh sống, được thành lập theo quy định của Chính phủ Trong khu công nghiệp

có thể có khu chế xuất hoặc doanh nghiệp chế xuất

Qua khái niệm trên có thể thấy khu công nghiệp và khu kinh tế khác nhau ở

những điểm sau đây:

Thứ nhất, về mục tiêu thành lập: Mục tiêu thành lập của khu công nghiệp lànhằm thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài Còn khu kinh tế được thànhlập với mục tiêu khuyến khích và thu hút đầu tư, áp dụng cơ chế chính sách mới,

khắc phục những vướng mắc trong chính sách và cơ chế quản lý kinh tế hiện

hành trong khi chưa có điều kiện thực thi trên phạm vi cả nước, tạo môi trường

đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho nhà đầu tư

Thứ hai, về không gian thành lập: Khu công nghiệp có đặc điểm nỗi bật là

có ranh giới địa lý xác định, đã có sự giải phóng mặt bằng, thiết kế và xây dựngmới theo quy hoạch, không có dân cư sinh sống Còn khu kinh tế lại được xâydựng trên cơ sở một diện tích đất tự nhiên sẵn có, đã tồn tại các điều kiện nhấtđịnh về dân cư, địa lí Các yếu tố thuận lợi này được khai thác trong quá trìnhquy hoạch, xây dựng mới các khu chức năng, các công trình kĩ thuật hạ tầng, tạo

thành một không gian kinh tế rộng lớn và đặc thù bởi sự kết hợp các yếu tố này.

Thứ ba, về chức năng hoạt động: Ở khu công nghiệp thì chỉ chuyên sản xuất

hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Lĩnh vực

đầu tư chủ yếu của các doanh nghiệp là sản xuất công nghiệp và dịch vụ phục vụ

cho sản xuất công nghiệp Trong khu công nghiệp các hoạt động sản xuất nông,

lam, ngư nghiệp và các dịch vụ phục vu cho các loại sản xuất này không ton tại.

Còn ở khu kinh tế thì được phép đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực nhưng có mục tiêu

trọng tâm phù hợp với từng ku vực kinh tế được thành lập ở mỗi địa bàn khác

nhau.

Thứ tư, đôi với khu kinh tế, ở khu thuế quan thì bao gồm cả các khu côngnghiệp, khu chế xuất, khu giải trí đặc biệt, khu dân cư, khu hành chính

trong khi đó, khu công nghiệp thì tách bạch riêng, phân biệt với các vùng lãnh

thổ khác và thường không có dân cư sinh sống Như vậy, có thé thấy khu kinh

tế là mô hình kinh tế đặc biệt.có quy mô lớn và không chi tập trung phát triển

1]

Trang 20

công nghiệp hay chế biến xuất khâu, có ranh giới địa lí xác định nhưng không

tách biệt với khu dân cư.

Tương tự như vậy, giữa khu chế xuất và khu công nghiệp cũng cần có sự

phân biệt rõ ràng:

Thứ nhát: Về mục tiêu thành lập, mục tiêu thành lập của khu công nghiệp

nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài Trong khi đó khuchế xuất được thành lập nhằm mục đích chi dé thu hút vốn đầu tư nước ngoài

Thứ hai: Về căn cứ tính chất ranh giới, địa lí, ranh giới, địa lí của khu công

nghiệp đơn thuần chỉ là xác định mốc giới, phân biệt là các ving, lãnh thổ khácbằng hệ thống hàng rào Trong khi đó, địa lí, ranh giới của khu chế xuất là biên

giới hải quan và thuê quan của một nước.

Thư ba: Về tô chức, hoạt động, tô chức, hoạt động trong khu công nghiệp

bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các

dịch vụ cho sản xuất công nghiệp Trong khi đó hoạt động trong khu chế xuất

bao gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu và thực hiện các dịch

vụ cho sản xuât hàng xuât khâu.

Thứ tư: Về chức năng hoạt động, chức năng hoạt động của khu công nghiệp

là sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công

nghiệp Trong khi đó chức năng hoạt động của khu chế xuất là sản xuất hàng

xuất khẩu và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu

1.2 Khái niệm và vai trò của XTDT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế

1.2.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu kinh té

XTĐT là một công cụ nhằm để thu hút vốn đầu tư Hoạt động XTĐT cóvai trò quảng bá hình ảnh của một đất nước, một địa phương về môi trườngđầu tư nhằm thu hút dòng vốn đầu tư vào địa bàn XTDT không chi đơn giản

là việc mở rộng thị trường nội địa cho các nhà đầu tư nước ngoài mà XTDT

còn bao gồm các hoạt động Marketing nhất định được thực hiện bởi các chính

phủ, các tổ chức nhăm thu hút các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài Dòng vốnđầu tư cũng từ đó được thu hút về những nơi có môi trường tốt và có nhữngđiều kiện thuận lợi hơn Sự cạnh tranh gay gắt giữa các địa bàn đã làm cho

công tác XTĐT trở thành một hoạt động tất yếu và ngày càng được gia tăng

không chỉ ở những nước, những địa phương phát triển mà còn ở những nước,những địa phương đang phát triển

1b

Trang 21

Không có một khái niệm nhất quán về "XTDT" Có nhiều cách tiếp cận khác

nhau, theo Bộ kế hoạch và Đầu tư đã nêu trong hội thảo Thu hut đầu tư nước

ngoài - triển vọng và giải pháp tỗ chức tháng 11/2012 thì "XTĐT là tổng hợp các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng nhằm thu hút dau tư nước ngoài phục

vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội nhất định" Theo khái niệm này,

XTDT là những hoạt động nhằm khuyến khích các tập đoàn, đơn vị kinh doanh

đầu tư mới hay mở rộng kinh doanh sản xuất tại nước sở tại, phù hợp với mục đíchphát triển xã hội, gia tăng việc làm, doanh thu, lượng giá trị xuất khâu hoặc các lợi íchkinh tế khác có liên quan

Trong nghiên cứu về "Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam" do công ty Price Waterhouse Coopers thực hiện dưới sự tài trợ của

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), khái niệm về XTĐT được đưa ra nhưsau: "XTPT có thé được định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài thông qua một biện pháp tiếp thị tổng hợp của các chiến lược sản phẩm (product strategy), chiến lược xúc tiễn (promotional strategy) và chiến

lược giá cả (pricing strategy)".

Sản phẩm trong khái niệm về XTDT, chính là địa điểm hay các dự án, quốc

gia tiếp nhận đầu tư Dé phát triển các chiến lược tiếp thị phù hợp, cần phải hiểu

những thuận lợi và bat lợi thực sự của quốc gia hay một địa phương trước các đối

thủ cạnh tranh.

Giá cả là giá mà nhà đầu tư phải trả để định vị và hoạt động tại quốc gia đó.

Giá này có thể bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng, các tiện ích, thuế, ưu đãi, bảo hộ

thuế quan, v.v

Xúc tiến là những hoạt động phô biến thông tin về các nỗ lực tạo nên một

hình ảnh quốc gia, một địa phương hay một KCN nào đó và cung cấp các dịch vụ

đầu tư cho các nhà đầu tư tiềm năng

1.2.2 Vai trò của các hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài vào khu kinh tế

1.2.2.1 XTDT có vai trò quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn FDI vào khu

kinh tế

Các nghiên cứu tiến hành bởi ngân hàng thế giới (WB) đã chỉ ra rằng XTDT

có thé tác động lớn đến mức độ thu hút FDI của một địa phương Cu thé là, giatăng 10% trong ngân sách XTĐT sẽ làm tăng 2.5% lượng von FDI; và với mỗi 1$

chi phí cho các hoạt động XTDT ban đầu sẽ thu về được một gia tri ròng tương

13

Trang 22

ứng gap gan 4 lần chi phí bỏ ra Như vậy, tăng cường thu hút FDI là "là tăng cường

nguồn vốn đầu tư cho tăng trưởng"

Các hoạt động XTDT, vì thế, có vai trò đặc biệt quan trọng giúp các nhà đầu

tư tìm hiểu, nhận định, cân nhắc và lựa chọn địa điểm đầu tư tốt nhất Thông qua

các hoạt động XTĐT như xây dựng hình ảnh đất nước với tư cách là điểm đến và

đang ngày càng được hoàn thiện Các hoạt động hình thành đầu tư như tổ chức

hội thảo, đoàn vận động, tiếp thị từ xa sẽ kích thích, tác động tích cực tới các nhà

đầu tư tiềm năng để họ quyết định đầu tư Đồng thời, các hoạt động tư vấn, hỗ trợ

nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án sẽ củng cố niềm tin của các nhà đầu

tư, khiến nhà đầu tư có thái độ tích cực đối với việc đầu tư vào quốc gia hay địa phương đó Tất cả những hoạt động trên đều thuộc phạm vi các hoạt động xúc

tiến FDI và có thé thu hút FDI một cách chủ động, hiệu quả Do vậy, XTDT là

biện pháp quan trọng dé thu hút FDI nói riêng và nguồn vốn dau tư nói chung.

1.2.2.2 XTĐT trực tiếp nước ngoài góp phân thu hút FDI theo đúng định hướng

phát triển

Thông thường, các chiến lược, chương trình xúc tiến FDI được xây dựng trên

cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chủ trương, định hướng thu hút FDI Trên cơ sở đó, các hoạt động xúc tiến FDI sẽ được thực hiện với định hướng

là những nhà đầu tư tiềm năng phù hợp với mục tiêu thu hút FDI

Nếu định hướng thu hút FDI là thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những địa bàn có nhiều lợi thế để phát huy vai trò của các vùng động lực, tạo

điều kiện liên kết phát triển các vùng khác trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh thì

hoạt động xúc tiến FDI sẽ tăng cường quảng bá cho địa bàn, hướng các nhà đầu tư

thực hiện đâu tư vào các địa bàn đó.

Nếu định hướng thu hút FDI là khuyến khích các nhà đầu tư trực tiếp nước

ngoài có tiềm năng lớn về tài chính và nắm công nghệ nguồn thì hoạt động XTDT

sẽ tập trung vào các công ty, tập đoàn lớn có những thế mạnh tại Mỹ, Nhật Bản

hoặc Châu Âu

Xúc tiến FDI là hoạt động định hướng tới các nhà đầu tư Do đó, hoạt

động XTĐT chủ động tác động tới xu hướng dòng vốn FDI chảy vào quốc

gia và điều này chứng tỏ rằng xúc tiến FDI góp phần không nhỏ giúp Việt

Nam thu hút FDI đúng định hướng.

14

Trang 23

1.2.2.3 XTĐT thúc day sự hoàn thiện các thủ tục hành chính, chính sách thu hit FDI

Để thu hút được nguồn vốn FDI vào địa phương, hay quốc gia, các tổ chức

và chính phủ sẽ phải hoàn thiện, giảm thiểu tối đa các thủ tục hành chính, chi phí

gia nhập thị trường cho nhà đầu tư Cải thiện môi trường đầu tư thông thoáng

như chính sách pháp luật, chính sách ưu đãi đầu tư và thủ tục hành chính cần

nhất quán, minh bạch Có thể đưa công nghệ thông tin vào quảng bá, tuyên truyền,

thẩm định cấp phép qua mạng và XTDT thông qua cổng giao tiếp điện tử Tat

yếu sẽ hình thành sự phân cấp quản lý giúp cho các thành phố, địa phương chủ

động trong việc vận động, quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài Quy trình, thủ tục cũng như quản lý doanh nghiệp đơn giản, dé dàng nhằm phát huy tính tự chủ và

tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

1.2.2.4 XTDT góp phan xây dựng và phát triển cơ sở hạ tang, tăng tỷ lệ lap day đối

với các khu kinh tế, khu công nghiệp

1.3 Nội dung và các công cụ XTĐT trực tiếp nước ngoài:

1.3.1 Nội dung công tác XTĐT trực tiếp nước ngoài

Dé thực hiện tốt công tác XTĐT thì việc xác định các nội dung, các chươngtrình cho những hoạt động này là rất quan trọng Nội dung của công tác XTDT

của cơ quan XTĐT trực thuộc khu kinh tế bao gồm 6 loại hình hoạt động bao

gồm: xây dựng chiến lược về XTĐT; xây dựng hình anh; xây dựng quan hệ; lựa

chọn mục tiêu và tạo cơ hội đầu tư; cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho nhà đầu tư; đánh

giá và giám sát các công tác XTDT.

1.3.1.1 Xây dựng chiến lược về XTĐT vào khu kinh tế

Chiến lược XTĐT là bản đồ chỉ dẫn cơ quan XTĐT đạt được các mục tiêu đã

đề ra Các mục tiêu thu hút đầu tư không dễ dàng đạt được Vì vậy, phải có một

kế hoạch tổng thể sắp xếp các hoạt động như chuẩn bị tài liệu giới thiệu, tổ chức

các cuộc hội thảo đâu tư, tô chức các chuyên đi khảo sát địa điêm đâu tu,

Như vay, chiến lược XTĐT là cách thức tổ chức một loạt các hoạt động

XTĐT nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào một quốc gia, một địa phương cụ thé.

Đề thực sự đạt được hiệu quả, các chiến lược đầu tư đều phải rõ ràng, phù hợp với mục tiêu chung Việc xác định mục tiêu cho chiến lược liên quan đến việc xác định

lợi thế, bất lợi, những lĩnh vực phát triển phù hợp với điều kiện cụ thể của mình,

trên cơ sở đó lựa chọn đối tác, lĩnh vực cũng như các công ty để tiến hành

chương trình XTĐT Việc này đòi hỏi sự nghiên cứu và hoạch định một cách chi

15

Trang 24

tiết, cụ thể Đây là nội dung hết sức quan trọng, định hướng cho toàn bộ hoạt

động XTĐT tiến hành sau đó Tinh đúng đắn và kha thi của chiến lược XTDT có

vai trò quyết định đến sự thành công của toàn bộ chương trình XTĐT

Có ba bước để xây dựng một chiến lược XTĐT

Bước 1: Đánh giá nhu cầu của cơ quan XTĐT và tiềm năng đầu tư

- Xác định các mục tiêu của cơ quan XTDT và mục tiêu phát triển của quốc

gia, địa phương: Các mục tiêu XTDT phản ánh mục tiêu phát triển của quốcgia, của địa phương và của doanh nghiệp để tối đa hoá lợi ích của những nỗ lựcxúc tiễn của cơ quan XTĐT

- Khảo sát các xu hướng đầu tư nước ngoài và những ảnh hưởng bên ngoài:

Các xu hướng đầu tư nước ngoài trên thế giới và khu vực sẽ cho thấy ai đang đầu

tư, ở đâu và tại sao, đồng thời giúp cho cơ quan XTDT xác định các ngành, lĩnh

vực tiêm năng dé hướng tới.

- Tiến hành phân tích SWOT: Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội vàthách thức sẽ cho cơ quan XTĐT một bức tranh năng động về điểm mạnh, điểm

yếu, hiện tại và tương lai của đất nước, của địa phương dưới góc độ là một địa

điêm đâu tư.

- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: Sau khi hoàn thành quá trình phân tích

SWOT, cơ quan XTDT có thé dùng các điểm tìm được từ quá trình phân tíchSWOT để đặt tiêu chuẩn về khả năng cạnh tranh của đất nước, của địa phương

hay của doanh nghiệp mình với tư cách là một địa điểm đầu tư với các đối thủ

cạnh tranh.

Bước 2: Hướng tới các ngành và khu vực có nguồn đầu tư

Dé hướng tới các ngành, các khu vực dia lý có nguồn đầu tư phù hợp với cácđặc tính của đất nước, cần hoàn thiện các nhiệm vụ sau:

- Lập một danh sách các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành có khả năng đểhướng tới bao gồm các ngành đã hoạt động tại đất nước, tại địa phương, các

ngành hoạt động tại các nước cạnh tranh.

- Đánh giá khả năng phù hợp của ngành với đất nước, địa phương: So

sánh các yêu cầu của mỗi ngành với đặc điểm của đất nước, địa phương được xác

định trong quá trình phân tích SWOT để rút ngắn danh sách các ngành tiềm

năng Bên cạnh đó, kiêm tra sự nhât quán với mục tiêu chính sách.

16

Trang 25

- Lập một danh sách ngắn các ngành: xếp hạng hoặc chấm điểm xét theo 3 góc độ sau: sự phù hợp của ngành với các đặc tính của đất nước, địa phương: khả năng cạnh tranh của đất nước, địa phương khi đáp ứng nhu cầu của ngành; và sự

phù hợp của ngành đối với các mục tiêu phát triển của đất nước, địa phương.

Bước 3: Xây dựng chiến lược XTDT

Cách xây dựng một tài liệu chiến lược XTĐT gồm việc xác định: Các ngành

hướng tới trong ngắn hạn và trung hạn; Các khu vực địa lý quan trọng cần tập

trung chiến lược; Các phương pháp XTDT được sử dụng để tiếp cận các công ty

và lý do chọn các phương pháp đó; Những thay đôi cần thiết trong cơ cấu tô chức,

chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của nhân viên trong cơ quan; Những thay đổi cần thiết trong quan hệ đối tác và ngân sách, các nguồn tài trợ cho các giai đoạn.

1.3.1.2 Xây dựng hình ảnh tổng quan về môi trường đầu tu

Các biện pháp tạo dựng hình ảnh hay uy tín được sử dụng ở thị trường trong

nước và thị trường ngoai nước nhằm cung cấp cho các nhà đầu tư thông tin và kế

hoạch đầu tư của quốc gia, các chính sách và chế độ đãi ngộ, các thủ tục hành chính

và yêu cầu khi đầu tư cũng như những tiến bộ, thành tựu quốc gia, địa phương

đó Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nước đang phát triển đang từng bước

hội nhập kinh tế quốc tế với những nỗ lực cải cách hoàn thiện môi trường kinh

doanh quốc gia Nhà đầu tư sẽ chủ động đầu tư khi có được những hình ảnh tích

cực về một quốc gia, địa phương sở tại

Có ba bước tạo dựng hình ảnh

Bước 1: Xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng

Để xác định yếu tố trọng tâm trong chiến dịch xây dựng hình ảnh, trước hết,

cần xác định được các nhà đầu tư tiềm năng nghĩ gì về đất nước, về địa phương Có

thể đánh giá nhận thức của nhà đầu tư bằng nhiều cách như sử dụng các báo cáo

được công bố về quốc gia và môi trường đầu tư của đất nước, các tin tức trên báo

chí Thông thường thì chính các báo cáo và tin tức báo chí tạo nên nhận thức

chung của nhà đầu tư về đất nước, về địa phương.

Bước 2: Xây dựng các chủ đề Marketing

Khi xây dựng chủ đề Marketing, cần áp dụng các nguyên tắc sau: Chủ đề

phải phản ánh được những gì mà nhà đầu tư tìm kiếm; Chủ đề cần phản ánh

n piệng¡eủa đât: nước: Thong điệp cần phải đúng, trung thực Khi

TT THONG TIN THƯ VIỆN ˆ 55 - 4⁄19

HÙNGUUÄNVÁN-TUUWU|” Sr

được thế

Trang 26

xây dựng thông điệp Marketing, nhấn mạnh vào chủ đề trọng tâm, đó là nêu bậtnhững lợi thế của đất nước, địa phương trong một số ngành nghè, lĩnh vực.

Bước 3: Lựa chọn và xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào chương

trình phối hợp Marketing.

Sau khi xác định được chủ đề marketing hiệu quả nhất, cần lựa chọn nhữngcông cụ marketing phù hợp nhất đề truyền thông điệp Lựa chọn công cụ phù hợp

có vai trò quan trọng trong việc tối đa hoá khả năng tác động của các hoạt động

xúc tiến Quy mô ngân sách dành cho XTDT cũng quyết định công cu và sự phốihợp marketing được sử dụng Các công cụ marketing bao gồm: công cụ truyền tin(các cuốn sách giới thiệu, các báo cáo nghiên cứu về từng ngành, bản tin tức, thưngỏ, CD-ROM, Internet, video); Chiến dịch quảng cáo; Chiến dịch quan hệ côngchúng: Triển lãm và hội chợ

1.3.1.3 Xây dung quan hệ với các đối tác

Mối quan hệ hợp tác kinh tế - đầu tư đều phát triển dựa trên mối quan hệ

ngoại giao của cả hai nước Chính vì thế, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩahết sức quan trọng trong một chương trình XTĐT Hoạt động XTĐT được tiếnhành giữa hai nước càng trở nên thuận lợi khi các mối quan hệ diễn ra ở cấp Nhà

nước.

Ở hầu hết các quốc gia, các địa phương hiện nay đã thành lập cơ quan

XTDT Tùy theo điều kiện cụ thé của mỗi nước, mỗi địa phương hoạt động của

cơ quan XTĐT có thé khác nhau Xây dựng mối quan hệ giữa cơ quan XTDT giữa

các nước, địa phương khác nhau sẽ có tác dụng lớn hỗ trợ và bổ sung cho nhautrên cơ sở mục tiêu hoạt động của mỗi tổ chức

Có ba bước tiễn hành xây dựng mối quan hệ

Bước 1: Cơ quan XTĐT tham gia vào các quan hệ đối tác

Đối với cơ quan XTDT, quan hệ đối tác có thé được xác định như là một thoả

thuận phối hợp công việc với các cơ quan nhà nước hoặc đối tác tư nhân đề phát triển

hoặc chia sẻ các phần việc trong chương trình XTĐT Điều quan trọng là nhằm đạtđược các mục tiêu đã đặt ra một cách hiệu quả thông qua việc phối hợp công việc

chung hơn là thực hiện một mình Cơ quan XTĐT chỉ nên duy trì những quan hệ

đối tác đem lại lợi ích cho các hoạt động của cơ quan XTĐT Quan hệ đối tác của cơquan XTDT bao gồm quan hệ đối tác cho việc phát triển sản phẩm, quan hệ đối tác

18

Trang 27

trong hoạt động Marketing, quan hệ đối tác trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ khách

hàng.

Bước 2: Quản lý các mối quan hệ đối tác

Xây dựng một đối tác thành công phụ thuộc nhiều vào việc chuẩn bị vànghiên cứu của cơ quan XTĐT và các cuộc thảo luận chỉ tiết giữa các đối tác trướckhi bắt đầu công việc Hiểu được động cơ, đóng góp ý kiến, vai trò dẫn dắt của các

thành viên tham gia và cam kết thời gian sẽ đặt nền tảng vững chắc cho quan hệ

đối tác hiệu quả

Bước 3: Đánh giá quan hệ đối tác

Các quan hệ đối tác nên được xem xét lại định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần để đảmbao tính hiệu quả Cơ quan XTĐT cần thường xuyên giám sát và đánh giá tổng thể

khi kết thúc quan hệ đối tác Đây là những công việc quan trọng để tăng khả năng

thành công trong tương lai.

1.3.1.4 Lựa chọn nhà đầu tu mục tiêu và giới thiệu các cơ hội dau tư

Mục đích của lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư là vận động các nhà đầu tư

tiềm năng Trong đó, cơ quan XTĐT phân loại, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng vàtiến hành các biện pháp, công cụ vận động đầu tư như thư từ, điện thoại, hội thảođầu tư Cơ quan đại diện tiến hành Marketing trực tiếp đến cá nhân và nhà đầu

tư Hội thảo đầu tư là biện pháp thường được lựa chọn và đem lại hiệu quả cao

Có bon bước để lựa chọn mục tiêu và cơ hội đầu tư

Bước I: Thực hiện chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận độngđầu tư

Các hoạt động và kỹ năng dùng trong giai đoạn xây dựng hình ảnh và vận

động đầu tư thường có sự chồng chéo Tuy nhiên, vận động đầu tư có đặc thù riêng

do tính tập trung cao vào từng công ty riêng lẻ bởi sự chuyển từ liên hệ chung

thành liên hệ cá nhân và bởi sự mô tả rõ ràng hơn về những lợi ích cụ thể dành chocác cơ quan XTDT đang muốn vận động

Bước 2: Xây dựng cơ sở dữ liệu theo định hướng XTDT và được cập

nhật thường xuyên.

Cơ sở đữ liệu vận động đầu tư nên được xây dựng ngay trong nội bộ, cho

phép cơ quan XTĐT thu thập và xử lý các số liệu Nhờ đó, cơ quan XTĐT có thểđưa ra những thông tin XTDT tập trung cao dé hướng vào các công ty mà minh

muôn vận động.

19

Trang 28

Bước 3: Lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch vận động đầu tư

Vận động đầu tư có ba việc chính phải làm: xây dựng kế hoạch Marketing,chuẩn bị thư marketing trực tiếp và thuyết trình tại công ty

Xây dựng kế hoạch marketing: cơ quan XTĐT phải quyết định những vấn đềtrọng tâm của cuộc vận động như địa bàn và lĩnh vực; xác định mục tiêu của

cuộc vận động và đặt mục tiêu thật sát thực con số các công ty sẽ liên hệ.

Thu Marketing trực tiếp nên ngắn gọn và day đủ các phan sau: mở đầu, phanlôi cuốn, phần những lợi ích, phần mời chào và kêu gọi hành động Bài thuyết

trình tại công ty được chuẩn bị kỹ phải có tính tập trung cao, có sử dụng các thiết

bị bổ trợ, đoán trước và trả lời được bat kỳ vấn đề gi mà nhà đầu tư có thể đưa ra

Bước 4: Các hoạt động tiếp theo chuyến tham quan công ty

Các báo cáo về chuyến tham quan công ty được chuẩn bị ngay lập tức saumỗi lần tới thăm công ty Những thông tin trong báo cáo này đặt nền móng chocác hoạt động hỗ trợ nhà đầu tư triển khai dự án thành công, trong đó gồm có cả

chuyền tham quan thực địa

1.3.1.5 Cung cấp dịch vụ và hỗ trợ cho các nhà đầu tư

Đây là giai đoạn theo dõi và chăm sóc sau cấp phép đầu tư, thực chất là cơ

quan XTĐT sẽ hỗ trợ sau khi các nhà đầu tư nước ngoài quyết định triển khai dự án ở

nước sở tại như nắm bắt, hỗ trợ, tư van, tháo gỡ những vướng mắc của nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thực hiện dự án Giai đoạn này nhằm tạo ra những

điều kiện thuận lợi nhất để dự án đầu tư đi vào hoạt động một cách nhanh chóng,

hiệu quả.

Sau khi cơ quan XTĐT có bài thuyết trình trước một nhà đầu tư tiềm năng,

cơ quan XTĐT cần chuẩn bị một bản báo cáo về chuyến thăm doanh nghiép để tạo

cơ sở cho việc hỗ trợ các nhà đầu tư thành công

1.3.1.6 Đánh giá và giám sát công tác XTDT

Giám sát là hoạt động kiểm tra một cách đều đặn các tiến độ trong hoạt động của cơ quan XTĐT để đạt được mục tiêu đã đề ra Đánh giá là quá trình kiểm tra xem các mục tiêu của cơ quan XTĐT đã đạt được chưa và nếu chưa đạt được thì

về mặt chỉ phí có tiết kiệm không Thông qua những hoạt động này, một cơ quanXTĐT có thé đánh giá được hoạt động của mình

Đánh giá kết quả hoạt động tạo điều kiện cho cơ quan XTĐT so sánh các

kết quả và tiến độ đã đạt được với các mục tiêu nội bộ và mục tiêu quốc gia Điều này

20

Trang 29

cũng có một số những lợi ích liên quan quan trọng: thu thập dữ liệu và các thông

tin khác được sử dụng trong các chiến dịch xúc tiến; tạo điều kiện cho cơ quan

XTDT học hỏi từ những sai sót của mình và chứng minh khả năng hoạt động của cơ

quan XTDT.

Giám sát và đánh giá không thé coi là những nhiệm vụ riêng lẻ Hơn thế, các

hệ thống theo dõi hoặc đo lường tốt nhất là những hệ thống phải được triển khaithường nhật như một phần trong công việc thường xuyên của các cán bộ cơ quan

Cơ quan XTĐT có thể giám sát và đánh giá khả năng cạnh tranh của môi

trường đầu tư bằng phân tích SWOT, điểm tin báo chí, trưng cầu ý kiến củacác nhà đầu tư hiện tại

Bưóc 2: Giám sát và đánh giá các hoạt động chính của cơ quan XTDT.

Cần thực hiện các đánh giá định tính và định lượng về hiệu quả chi phí của

các hoạt động xây dựng hình ảnh, nhận thức; các hoạt động xác định mục tiêu

đầu tư và vận động nhà đầu tư; các hoạt động phục vụ nhà đầu tư; hoạt động mở

rộng và duy trì đầu tư; và các chỉ phí khác của cơ quan XTĐT

Bước 3: Giám sát và đo lường tình hình dau tư thực tế

Đánh giá cuối cùng về kết quả hoạt động của cơ quan XTĐT là số lượng đầu tư

gia tăng và hoạt động tái đầu tư mà cơ quan XTĐT thu hút được hoặc thông tin về tình hình rút lui đầu tư Thông tin này có thé thu thập bằng cách ghi lại các số liệu liên quan đến các khoản đầu tư của khách hàng cơ quan XTĐT, hoặc các khoản đầu tư

trong khu vực.

Bước 4: Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư

Điều này sẽ giúp cơ quan XTĐT so sánh hiệu quả hoạt động của mình hoặc ghi

nhận tông số vón đầu tư mà địa điểm đó thu hút được so với những khu vực khác

Một chương trình XTĐT phải kết hợp được tất cả các nội dung trên nhằm

phù hợp với yêu cầu mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cũng như tiềm năng, thế

mạnh của từng địa phương từng quốc gia

Trang 30

1.3.2 Các kĩ thuật và công cụ XTĐT trực tiếp nước ngoài

Cơ quan XTĐT thường xúc tiến đồng thời nhiều hoạt động Marketing hay

sử dụng nhiều công cụ XTĐT cùng một lúc Ba kĩ thuật mà hoạt động XTDThướng tới là: Thứ nhất, xây dựng hình ảnh, tức là, giới thiệu tới các nhà đầu tư

trong và ngoài nước về những chính sách ưu đãi đầu tư, các quy trình, các thủ tụccấp giấy phép đầu tư cùng các tiến bộ và thành tựu đạt được Thứ hai, triển khai

kế hoạch (bao gồm cả xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư xen lẫn nhau), tức

là sử dụng các chiến dịch gửi thư và gọi điện, hội thảo, tham tán đầu tư và tiếpcận trực tiếp nhà đầu tư Thứ ba, hoạt động và dịch vụ hỗ trợ đầu tư, tức là bao

gồm các dịch vụ hỗ trợ liên tục từ trước khi nhận giấy phép, cấp giấy phép và sau

cấp phép Các hoạt động này có thể là bước đầu xây dựng hình ảnh hoặc khởiđầu vận động đầu tư

1.3.2.1 Kĩ thuật xây dựng hình ảnh

Các công cụ dùng để thực hiện kĩ thuật xây dựng hình ảnh bao gồm:

q, Quảng cáo — Marketing

Quảng cáo là hình thức mà cơ quan XTĐT tuyên truyền, đưa ra thông tin, thông điệp mời gọi và phản ánh chiến lược mình muốn vận động Quảng cáo

có thể làm nhiều người quan tâm Tuy nhiên, giá thành rất đắt và phải quảng

cáo nhiêu lân mới đạt hiệu quả.

Bảng 1.1: Ưu nhược điểm của công cụ quảng cáo

Nhược điểm Thể hiện được Thường thiếu độ tin cay, ton nhiéu thoi

CQXTĐT thích cái | gian, sẽ không có hiệu quả nếu số lần

Nguôn: TTXTĐTTMVDL Hai Phòng

Phương hướng hành động: Tập trung đưa ra các quảng cáo ngắn gọn và cô

đọng một thông điệp mời gọi và phản ánh được chiến lược mình muốn vận động.

b, Tổ chức, tham gia các cuộc triển lãm XTĐT

Tham gia triển lãm là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tư bằng

cách tiếp xúc với những doanh nghiép khác tham gia triển lãm Tuy nhiên, khó

ước tính chỉ phí và tuỳ thuộc vào tính chất và quy mô của triển lãm Các

22

Trang 31

CQXTĐT mạnh thường giảm bớt việc tham dự các triển lãm vì hình ảnh đất nước họ đã được nhiều người biết đến là địa điểm thu hút đầu tư tốt, thay vào đó

họ tăng cường hoạt động theo hướng nghiên cứu - thực hiện marketing trực tiếp.

Mục tiêu Ưu điểm Nhược điểm

Giúp giới thiệu thông tin day| Khó tìm được những

đủ về đất nước và CQXTDT,

dễ dàng phân tích đối thủ cạnh

Hoạt động này

dùng xây dựng người ra quyết định và có

hình ảnh, tức là ảnh hưởng tới việc ra quyết chủ động tìm kiếm | tranh; Có thể tạo nên diễn đàn | định tại gian triển lãm của

nhà đầu tư băng | cho các công ty trong nước | công ty Đòi hỏi thời gian

cách tiép xúc với | tìm kiêm đối tác nước ngoài; | tương đôi nhiêu dé lên kê

những doanh | Tạo nên các hướng kinh |hoạch và tham gia triển

nghiệp khác tham | doanh, củng cố kiến thức vé | lãm

gia triển lãm khách hàng và thị trường

Nguôn: TTXTĐTTMVDL Hải Phòng

Phương hướng hành động: Làm tang gia trị của triển lãm bằng cách viết thư

cho người tham gia triển lãm Sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu của CQXTĐT

và gửi thư trước cho cả các công ty mình muốn vận động mà không có gian hàng tham dự triển lãm, nhưng nhân viên của công ty nhất định sẽ đến thăm triển lãm.

c, Tổ chức, tham gia các chương trình, đoàn vận động dau tư

Tham gia vận động đầu tư là hoạt động nhằm chủ động tìm kiếm nhà đầu tư

bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các công ty thông qua việc cử các phái đoàn đi ra

nước ngoài đối với đoàn từ nước tiếp nhận đầu tư sang nước đi đầu tư, hoặc là

hoạt động mà đoàn từ nước nhận đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư nham chủ

động tìm kiếm địa điểm đầu tư.

Các đoàn vận động có thê thoả mãn nhu câu của cả nhà đâu tư nước ngoài

lẫn các doanh nghiệp địa phương Doan từ nước đâu tư sang nước tiép nhận dau

tư thường gôm các công ty có tiêm năng thực sự vì họ chỉ tham gia đoàn khi họ

có quan tâm thực sự tới việc kinh doanh trong khu vực họ tới tham quan.

Trang 32

Bảng 1.3: Ưu nhược điểm của công cụ tham gia vận động đầu tư

Mục tiêu Nhược diém

Một đoàn vận động chung chung,

không có trọng tâm dễ làm phân tán

các tac động XTĐT Doan vận động

từ nước nhận đầu tư mà không tập

trung vào đầu tư, chỉ tập trung vào

phát triển thương mại/xuất khâu sẽ làm hỏng cơ hội vận động đầu tư.

Tuỳ thuộc vào cách thức

tổ chức mỗi đoàn Đoàn vận

d, Tô chức hội thảo về cơ hội đâu tư

Tô chức hội thảo vê cơ hội đâu tư là hoạt động thảo luận vé một vân dé nào

đó về cơ hội đâu tư.

Một cuộc hội thảo có thể là một công cụ xây dựng hình ảnh hay vận động

đầu tư tuyệt vời nếu đảm bảo được chất lượng khán giả, đồng thời các diễn giả

giải quyết được một cách hợp lý và hiệu quả các yêu cầu của người nghe Hoạt

động này cần phải xác định một hoặc một vài đối tác chiến lược mạnh và bắt tay

vào xây dựng kế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi tổ chức và quan tâm đến việc

bảo đảm đưa thông tin lên phương tiện thông tin đại chúng Hoạt động này sẽ tạo

ra cơ hội tốt để thiết lập các mối quan hệ cá nhân với một công ty triển vọng để

chuyền trọng tâm các hoạt động của CQXTĐT đối với công ty từ giai đoạn xây

dựng hình ảnh sang giai đoạn vận động đầu tư Tuy nhiên, chi phí một cuộc hôithảo với số lượng người tham gia lớn có thé khá tốn kém

Bảng 1.4: Ưu nhược điểm của công cụ tô chức hội thảo

Mục tiêu Ưu điểm Nhược điểm

Một cuộc hội thảo tập trung sâu vào | Tạo cơ hội tôt đê thiệt | Cân cô găng đảm bảo

một hoặc một số lĩnh vực được tổ lập các quan hệ với một chất lượng khách mời chức tại thị trường trọng điểm sẽ tao | công ty triển vọng và | tham dự, điều này sẽ

cơ hôi đầu tư chuyển từ giai đoạn xây | giúp CQXTĐT đạt kết

Hội thảo có nội dung chung chung sẽ | dựng hình ảnh sang giai | quả tích cực trong công

hữu ích cho việc xây dựng hình ảnh | đoạn tạo ra cơ hội đầu tư | tác liên lạc sau này.

Nguồn: TTXTĐTTMVDL Hai Phòng

Trang 33

Phương hướng hành động: Xác định một hoặc một vài đối tác chiến lược

mạnh và bắt tay vào xây dựng kế hoạch ít nhất 6 tháng trước khi tổ chức Đặc

biệt quan tâm đến việc đảm bảo dua tin trên phương tiện thông tin đại chúng Có

sự tham dự của Lãnh đạo cấp cao.

e, Sử dụng cổng thông tin điện tử và email

Internet là mạng toàn cau, liên kết hàng triệu máy tính trên thế giới thông

qua cơ sở hạ tầng viễn thông Internet là một phương tiện cho phép tất cả mọi người trên thế giới có thể truy nhập.

Thông thường nội dung thư được viết trên giấy và chuyển đi bằng đường

bưu điện Tuy nhiên, thư điện tử được lưu dưới dạng các tệp văn bản trong máy

vi tính và được chuyển đi qua đường Internet

Như vay, Internet là một cơ hội tuyệt vời đối với những CQXTĐT mới thành lập để vượt qua đối thủ cạnh tranh của mình Website sẽ trở thành công cụ Marketing hiệu quả khi Website đó dé truy cập, có nội dung thông tin chất lượng

cao và có tác dụng thúc day nhà đầu tư truy cập và tái truy cập Tuy nhiên, chi

phi dé thuê chuyên gia về thiết kế Website có thể rất dat

Bảng 1.5: Ưu nhược điểm của công cụ hệ thống Internet và thư điện tử

Ưu điểm Nhược điểm

Trai suốt| Cổng thông tin điệu tử| Việc tập trung gửi thư vận

từ giai đoạn | Internet ngày càng thành cách | động nhà đầu tư chỉ có kết quả

xay dựng | hiệu quả nhất để phổ biến thông | tốt khi có một cơ sở đữ liệu tốt

hình ảnh tới | tin Một website được thiết kế | Thông tin trong co sở dữ liệu vận động đầu sáng tạo và theo sát các yêu cầu | nhanh chóng bị lạc hậu.

tư của khách hàng có thể tạo ra Một chiến dịch Marketing

hình ảnh khác biệt của

CQXTĐT đối với đối thủ cạnh

tranh khác Bên cạnh đó, E-mail

cũng là công cụ mạnh và tiết

kiệm để xây dựng và duy trì.

trực tiếp phụ thuộc càng nhiều

vào telemarketing thì kêt quả càng kém.

Nguôn: Sở kế hoạch và Dau tư Hải Phòng

Phương hướng hành động: Đầu tư vào một cơ sở dữ liệu Marketing chất

lượng cao và được cập nhật Đặt mục tiêu mỗi tháng một cán bộ ở bộ phận

Marketing phải viết thư cho một số doanh nghiệp Thư Marketing trực tiếp nên báo cho khách hành chờ đợi cuộc liên hệ điện thoại tiếp theo

2)

Trang 34

1.3.2.2 Kĩ thuật tạo nguồn đâu tu

Các kỹ thuật tạo nguồn đầu tư thường là:

- Tham gia các chiến dịch qua điện thoại hoặc thư tín trực tiếp

- Phái đoàn tham quan riêng về ngành hoặc khu vực từ nước đâu tư sang nước sở tại và ngược lại

- Hội thảo thông tin về ngành hay một khu vực cụ thé

- Tham gia nghiên cứu những công ty cụ thé

Mục đích chính của các hoạt động này là nhằm tạo sự hài lòng cho nhữngnhà đầu tư dang có nhu cau, khuyến khích, kích thích họ dau tư vào quốc gia củamình Nói cách khác, hoạt động xây dựng hình ảnh đất nước chính là Marketing

đất nước, tạo ấn tượng tốt và giới thiệu đất nước như một điểm tót dé đầu tư.

Trước hết một chiến dịch xây dựng hình ảnh đất nước thường bắt đầu bằng

việc xác định nhận thức của nhà đầu tư và mục tiêu của việc xây dựng hình ảnh: cơ

quan XTĐT quốc gia cần xác định nhà dau tư nghĩ gì về đất nước mình dé trên cơ

sở đó thiết kế chiến dịch xây dựng hình ảnh Để đánh giá nhận thức của nhà đầu

tư, các co quan XTDT cần xem xét các tư liệu sách báo, ấn phẩm và khảo sátnhững nhà đầu tư hoạt động trong các lĩnh vực mà đất nước đang hướng tới

Tiếp đó, xây dựng các chủ đề marketing: sau khi xác định được nhận thức

của nhà đầu tư về đất nước của minh, các cơ quan XTDT cần phải xây dựng chủ đề

marketing trọng tâm Để đạt được hiệu quả, chủ đề marketing không chỉ đơn giản

chỉ ra những lợi ích mà quốc gia mang lại cho nhà đầu tư mà còn phải có tiếng vang

dé gây ấn tượng với nhà dau tư rằng đất nước có những cái mà họ cần

Cuối cùng là lựa chọn, xây dựng các công cụ xúc tiến và tham gia vào các

chương trình phối hợp marketing Sau khi xác định được chủ đề marketing hiệu

quả nhất, các cơ quan cần lựa chọn những công cụ marketing phù hợp nhất để truyền thông điệp Lựa chọn công cụ phù hợp có vai trò quan trọng trong việc tối

da hoá khả năng tác động của các hoạt động XT ĐT.

Các hoạt động tạo nguồn đầu tư là những hoạt động nhằm đạt được bốn

Trang 35

này sẽ được thoả mãn tại đất nước đó thông qua việc cung cấp thông tin có ảnh

hưởng tích cực tới quá trình quyết định đầu tư

Thứ ba, duy trì thảo luận với công ty tiềm năng ở cấp độ cá nhân ra quyết

định hoặc duy trì ở cấp độ quản lý

Thứ tư, liên tục vận động các nhà đầu tư mới để luôn có nguồn gối đầu các

dự án tiềm năng

1.3.2.3 Kỹ thuật thực hiện dịch vụ đầu tu

Các hoạt động thực hiện dịch vụ đầu tư còn có thể gọi cách khác là các hoạtđộng trợ giúp nhà đầu tư Các hoạt động thực hiện dịch vụ đầu tư thường

bao gôm:

Hoạt động cung cấp các dich vụ tư van dau tư, tổ chức các chuyến đi thực

địa cho nhà đầu tư tiềm năng (giai đoạn trước khi cấp phép đầu tư)

Thực hiện các quy trình xin và cấp giấy phép đầu tư thuận lợi cho nhà đầu

tư (giai đoạn cấp phép đầu tư)

Các hoạt động hỗ trợ cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án (giaiđoạn sau khi cấp giấy phép đầu tư) Mục đích chính của các hoạt động thực hiện

dịch vụ đầu tư là nhằm trợ giúp nhà đầu tư, đem lại điều kiện thuận lợi cho nhà

đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xin giấy phép đầu tư và triển khai dự án

Vi tri dia lý là một trong những yếu tố quan trong ảnh hưởng đến hoạt động

và sự phát triển của khu kinh tế Vị trí của khu kinh tế là yếu tố quan trọng quyết

định khả năng kết nối giao thông của khu kinh tế với các khu vực khác Một khu

kinh tế có vị trí thuận lợi cho phép hội tụ được nhiều phương thức vận tải để có

thể đáp ứng được nhu cầu vận tải của nhiều loại hình công nghiệp khác nhau từ

đó cho phép khu kinh tế đa dạng hóa được danh mục thu hút đầu tư Khu vực đặt

khu kinh tế gần với các tuyến hàng hải quốc tế cho phép doanh nghiệp tiếp cận

nhanh với dòng lưu chuyền hàng hóa quy mô lớn của thế giới với chỉ phí thấp tính đa dạng của phương thức giao thông vận tải cho phép doanh nghiệp có nhiều

277

Trang 36

lựa chọn trong tiếp nhận hàng hóa từ nguồn cung cấp đến từ các nơi khác nhau

của thế giới Vị trí khu kinh tế ở cự ly gần sân bay hoặc có điều kiện dé kiến thiết

cảng hàng không cho phép giới kinh doanh, đầu tư đi và đến khu kinh tế mộtcách nhanh chóng cũng như cho phép vận chuyền nhanh qua kênh hàng không

Vị trí của khu kinh tế gần khu vực đông dân cư, các đô thị cũng sẽ cho phép nó

huy động được nguồn nhân lực mà không phải đầu tư lại từ đầu các công trình dân sinh phục vụ cho lao động Khu kinh tế nằm trong khu vực các quốc gia có

quy mô dân số lớn là điều kiện thuận lợi cho cho tiêu thụ sản phẩm hàng hóa,

hứa hẹn khả năng tăng trưởng nhanh cho các doanh nghiệp đầu tư Thêm vào đó,

các khu kinh tế nằm ở vị trí gần các trung tâm tài chính cho phép nó thu hútnhanh dong vốn đầu tư và trở thành một cực tăng trưởng của khu vực gan với

trung tâm tài chính đó.

xuất đình đốn, giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào tăng cao như điện, gas, xăng

dầu; một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao, giao dịch bất động sản trầm lắng: thời

tiết diễn biến thất thường: dịch bệnh xảy ra trên cây trồng, vật nuôi đã ảnh hưởnglớn đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của các tầng lớp dân cư

1.4.1.3 Quy định pháp ly

Môi trường pháp lý là tổng thể các yếu tố tạo nên hệ thống quy tắc xã hội bao gồm các chủ thể của môi trường pháp lý và hệ thống các quy định xã hội.

Khu kinh tế cũng ra đời và hoạt động trên cơ sở các quy định pháp lý, chịu sự

điều chỉnh của các quy định pháp lý Để một khu kinh tế vận hành và phát triển tốt, thực hiện được vai trò, chức năng như kỳ vọng thì các văn bản pháp lý điều

chỉnh hoạt động của nó phải tạo được hành lang pháp lý phù hợp, tạo điều kiện

cho các hoạt động trong khu kinh tế và có liên quan đến khu kinh tế diễn ra thuận lợi Các quy định pháp lý có tác động đến khu kinh tế bao gồm:

- Các Luật, nghị định, thông tư quy định chung về các lĩnh vực như: đầu tư, doanh nghiệp, thương mại, lao động, bảo hiểm, xây dựng, sản xuất chuyên ngành có phạm vi áp dụng chung trên toàn quốc Các quy định pháp lý này điều chỉnh chung các hoạt động kinh tế diễn ra trong nền kinh tế, theo đó trong trường hợp các văn bản pháp luật trên không có điều khoản quy định riêng cho

28

Trang 37

khu kinh tế thì các hoạt động trong khu kinh tế phải thực hiện như các khu vực

khác ở trong nước.

- Hệ thống văn bản pháp lý quy định riêng cho khu kinh tế bao gồm: văn

bản khung về hoạt động của khu kinh tế, văn bản của chính phủ quy định trựctiếp cho mỗi khu kinh tế (ví dụ: quyết định thành lập khu kinh tế, quyết định về

chức năng nhiệm vụ đối với mỗi khu kinh tế, các ưu đãi riêng dành cho từng khu kinh tế), các văn bản do các bộ, ngành ban hành quy định về hoạt động thuộc

ngành dọc diễn ra trong khu kinh tế, các văn bản ban hành chính sách ưu đãi mà

địa phương có khu kinh tế dành cho khu kinh tế trên địa bàn của mình.

Cùng với hệ thống văn bản pháp lý, các quy định, chính sách điều chỉnh

hoạt động của khu kinh tế thì hệ thống cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm thực

thi các quy định, chính sách trên đóng vai trò quan trọng để các quy định, chính

sách liên quan đến khu kinh tế đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng Bên cạnh

đó, sự hỗ trợ của các dịch vụ tư vấn về luật cũng có vai trò rất quan trọng hỗ trợ

các doanh nghiệp, cá nhân yên tâm hoạt động trên địa bàn khu kinh tẾ.

Tất cả các yếu tố trên tạo nên môi trường pháp lý cho các hoạt động củakhu kinh tế Hành lang pháp lý khu kinh tế được xây dựng đồng bộ, rõ rang, dễhiểu, khả thi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cả cơ quan quản ly, cơ quan thực thi

pháp luật cũng như thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân trong khu kinh tế

hoạt động có hiệu quả.

1.4.1.4 Môi trường kinh tế

Kinh tế vĩ mô của quốc gia tác động đến sự phát triển của khu kinh tế thông

qua các yếu tố như tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế, thu nhập của

người dân, các yếu tố như giá cả, lạm phát, lãi suất, tỷ giá, các tiện ích của thị

trường và hoạt động điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ Các chính sách của chính phủ về thu hút đầu tư, chính sách phát triển các ngành kinh tế, chính sách

tiền tệ, kiểm soát giá cả, lãi suất, tỷ giá, điều tiết xuất nhập khẩu, chính sách đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư, chính sách về lao động, tiền luong , tat

cả đều có tác động đến hoạt động của khu kinh tế Các yếu tố vĩ mô này tácđộng đến sự phát triển của khu kinh tế theo các hướng như sau:

+ Thu nhập của dân cư là yếu tố quyết định sức mua của thị trường nộiđịa, qua đó ảnh hưởng đến doanh số tiêu thụ nội địa của doanh nghiệp trong

khu kinh tế.

+ Tỷ giá ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩucủa doanh nghiệp Vì các doanh nghiệp đều có tài khoản tiền gửi/ tiền vay ở

29

Trang 38

ngân hàng và thường giao dịch qua kênh dịch vụ của các ngân hàng nên mặt

bằng lãi suất sẽ có tác động đến dòng tiền và sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh

doanh cuối cùng của doanh nghiệp Có thể nói tỷ giá và lãi suất tác động đếnhoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn và tác độngđến khả năng tích lũy và đầu tư của doanh nghiệp trong dài hạn

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn, tạo thuận lợicho thu hút đầu tư của cơ quan quản lý khu kinh tế, là yếu tố thúc đây tốc độ tăng

trưởng của khu kinh tế

+ Năng lực điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ tác động lên tình hìnhkinh tế vĩ mô từ đó có ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trong khu

kinh tế Các chính sách vĩ mô đúng dan, kịp thời và hoạt động điều hành vĩ mô

tốt là yếu tố tạo nên môi trường ồn định cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh,

cho phép doanh nghiệp ít phải quan tâm đối phó với các rủi ro trong ngắn hạn vàtập trung hơn cho các mục tiêu phát triển trung và dài hạn

+ Tiện ích của thị trường sở tại là những dịch vụ hay hỗ trợ mà thị trường

nước nước sở tại có thể cung cấp cho doanh nghiệp đầu tư vào khu kinh tế Ví

du, các tiện ich của thị trường vốn cho phép doanh nghiệp huy động vốnnhanh để kịp thời đón bắt cơ hội kinh doanh, hệ thống các doanh nghiệp phụ

trợ giúp doanh nghiệp trong các tác vụ như thủ tục xuất nhập khâu hay khâu

logistic, vận tải Các dịch vụ này cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động

kinh doanh nhanh chóng hiệu quả, giúp doanh nghiệp tập trung hơn trong

chuyên ngành kinh doanh của mình.

Tóm lại, môi trường vĩ mô tác động lên sự phát triển của khu kinh tế quanhiều kênh dẫn truyền khác nhau, có tác động đến khả năng tăng trưởng của

doanh nghiệp qua đó ảnh hưởng đến sự phát triển chung của khu kinh tế Một

môi trường vĩ mô tốt sẽ cho phép doanh nghiệp trong khu kinh tế cũng như cả

khu kinh tế phát triển nhanh hơn

1.4.1.5 Nguôn nhân lực

Khả năng cung ứng nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực là yếu tố đầu vào củaquá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Các vấn đề liên quan đến khả

năng cung ứng nguồn nhân lực bao gồm: số lượng lao động có thé được tuyển

dụng, năng lực (sức khỏe, tay nghề, trình độ) của lao động phù hợp hoặc có thể

đáp ứng được yêu câu công việc, giá sử dụng lao động và các chi phí kèm theo.

30

Trang 39

Nguồn nhân lực ảnh hưởng đến sự phát triển của khu kinh tế thông qua hiệu suất

làm việc của họ trong doanh nghiệp ở khu kinh tế Một nguồn nhân lực khỏe

mạnh, có tay nghề và trình độ phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp tuyển dụng

cho phép doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và đóng góp vào sự phát triển chungcủa khu kinh tế Khả năng cung ứng số lượng lớn lao động cũng là yếu tố quantrọng cho phép khu kinh tế có thể thu hút được số lượng doanh nghiệp lớn đếnđầu tư hoạt động để tạo nên tính tập trung sản xuất Bên cạnh đó, mức lương

và các quy định lao động (quy định về các loại bảo hiểm, bảo hộ lao động)

theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp phải tuân theo cũng là những

yếu tố liên quan đến lao động ảnh hưởng đến chi phí của doanh nghiệp trong

quá trình sản xuât.

Vấn đề đặt ra đối với cung ứng nguồn nhân lực không chỉ nằm ở số lượnghay trình độ mà còn cần các yếu tố phụ trợ như khả năng đào tạo của các cơ sởđào tạo lao động tại chỗ có thể đáp ứng được sự đa dạng của ngành nghề hay sựthay đổi trong nhu cau sử dụng lao động của cộng đồng doanh nghiệp Ngoài ra,

sự có mặt của các cơ sở môi giới việc làm cũng là một yếu tố hỗ trợ giúp doanh

nghiệp tiết giảm thời gian tuyển chọn nhân lực vốn là vấn đề doanh nghiệpthường xuyên phải đối mặt

1.4.2 Các nhân tỗ bên trong

1.4.2.1 Cơ sở hạ tang khu kinh tế

Nếu như vi trí địa ly là yếu tố tạo nên tiềm năng phát triển của khu kinh tế

thì cơ sở hạ tầng là yếu tố hiện thực hóa các tiềm năng phát triển đó Cơ sở hạtầng phục vụ cho khu kinh tế bao gồm mạng lưới giao thông, hệ thống cấp nước,

hệ thống thoát nước, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc và các công

trình tiện ích khác như xử lý chất thải Các doanh nghiệp trước khi đầu tư vàokhu kinh tế đều có các nghiên cứu về khả năng đáp ứng của cơ sở hạ tầng tại chỗ,

vì thế thực trạng cơ sở hạ tầng khu kinh tế có ảnh hưởng đến quyết định đầu tưcủa doanh nghiệp và vì vậy là yếu tố ảnh hưởng đến sức hap dan dau tư và tốc độ

lấp đầy khu kinh tế Cơ sở hạ tang đồng bộ, tính kết nối cao, thuận tiện và chi phíthấp là yếu tố hấp dẫn doanh nghiệp đến đầu tư sản xuất kinh doanh Đối với cáckhu kinh tế định hướng sản xuất còn cần các tiện ích quan trọng khác như cảng

biển, sân bay Mỗi ngành công nghiệp lại có những yêu cầu đặc thù về cơ sở hạ

tang, như: các ngành công nghiệp nặng đòi hỏi kha năng cung cấp điện rất lớn,

31

Trang 40

công nghiệp hóa dầu đòi hỏi mặt bằng lớn và thường phải có cảng chuyên dùng,các ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng sử dụng nhiều nhân công cần các cơ sởhậu cần lớn phục vụ cho lao động, công nghiệp hóa chất cần có công trình tiệních xử lý chất thải Các yếu tố hạ tầng là điều kiện cần thiết để doanh nghiệpđầu tư vào khu kinh tế có thể triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh ngay mà

không phải chờ đợi Năng lực, chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ảnhhưởng đến năng lực sản xuất, thời gian giao nhận, đáp ứng đơn hàng của doanh

nghiệp Chi phi sử dung các tiện ích hạ tang là một yếu tố chi phí của doanh

nghiệp, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh về giá của doanh nghiệp hoạt động

trong khu kinh tế Tóm lại, hệ thống cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của khu kinh tế và hệ thống cơ sở hạ tầng cầnđược thiết kể để có thé mở rộng dé đáp ứng được các yêu cầu có thé tăng lên

trong dài hạn khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư hoạt động trong khu

kinh tế

1.4.2.2 Cơ quan quản lý trực tiếp Khu kinh tế

Cơ quan quản lý khu kinh tế là cơ quan quản lý trực tiếp doanh nghiệp, tổchức, cá nhân hoạt động trong khu kinh tế, chủ đầu tư các dự án kiến thiết khukinh tế, là đầu mối chính sách giữa các đơn vị trên địa bàn khu kinh tế với chínhquyền cấp trên, là đầu mối trực tiếp cung ứng dịch vụ công cho doanh nghiệp, tổ

chức, cá nhân trong khu kinh tế

Về phía quản lý nhà nước, cơ quan quản lý khu kinh tế có trách nhiệm quản

ly, giám sát luật pháp, thay mặt cơ quan chức năng thực hiện một số quyền hạntrong phạm vi cho phép trong phạm vi khu kinh tế Cơ quan này có trách nhiệmtrong các van dé như đầu tư, đất đai, lao động, tài chính, giám sát hoạt động củadoanh nghiệp, tô chức, cá nhân trong khu kinh tế, đảm bảo các hoạt động trong

khu kinh tế lành mạnh và đi đúng hướng

Đối với các tổ chức, cá nhân trong khu kinh tế, cơ quan quản lý khu kinh tế

có trách nhiệm hỗ trợ doanh nghiệp trong các khâu thủ tục hành chính, tiếp cậnnguồn lực đất đai, nhân lực, vốn cũng như đảm bảo môi trường trong khu kinh

tế an toàn, hài hòa Cơ quan này còn có vai trò lớn trong khâu hoạch định pháttriển khu kinh tế, là đơn vị cố vấn cho Chính phủ trong xây dựng ban hành và

thực thi chính sách đối với khu kinh tế, tham gia vào việc kiến tạo, định hình nên

cấu trúc kinh tế, cấu trúc không gian của khu, có tác dụng hỗ trợ hình thành các

32

Ngày đăng: 30/11/2024, 00:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN