1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm Điện Ảnh (khảo sát qua bến không chồng của lưu trọng ninh)

16 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 135,52 KB

Nội dung

Nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Lưu Trọng Ninh sẽ góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác đạo diễn, nghệ thuật tạo hình của điện ảnh nước nhà.. Vì vậy

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

-TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC

NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH

(KHẢO SÁT QUA BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA LƯU TRỌNG NINH)

Học phần: Nhập môn điện ảnh

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến Lớp: 21CVH

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thanh Trường

Đà Nẵng, tháng 6/2024

Trang 2

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu 1

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Bố cục 2

NỘI DUNG 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN 3

1.1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm 3

1.1.1 Lưu Trọng Ninh – “Cây đại thụ” của nền điện ảnh Việt 3

1.1.2 “Bến không chồng” – Đau đớn, khắc khoải và thê lương 3

1.2 Tóm tắt nội dung 4

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH (KHẢO SÁT QUA BỘ PHIM BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA LƯU TRỌNG NINH) 5

2.1 Nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh 5

2.1.1 Nghệ thuật tạo hình 5

2.1.2 Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh 5

2.1.3 Đặc điểm không gian 6

2.1.4 Đặc điểm thời gian 7

2.1.5 Hình tượng nhân vật 7

2.2 Khảo sát qua bộ phim Bến không chồng của Lưu Trọng Ninh 8

2.2.1 Bức tranh không gian và thời gian qua góc nhìn nghệ thuật 8

2.2.2 Hình tượng nhân vật 10

KẾT LUẬN 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

"Bến không chồng" của đạo diễn Lưu Trọng Ninh là một tác phẩm được chuyển thể thành phim từ cuốn tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng Là một tác phẩm điện ảnh đầy cảm xúc và sâu sắc, tái hiện chân thực cuộc sống làng quê Việt Nam trong giai đoạn hậu chiến Bộ phim không chỉ là một câu chuyện về tình yêu và nỗi đau, mà còn là một bức tranh sinh động về những con người sống dưới áp lực của những hủ tục và lề thói cũ kỹ Với sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật kể chuyện và hình ảnh, "Bến không chồng" đưa người xem trở về với những năm tháng khó khăn, nơi mà những khát khao hạnh phúc giản đơn nhất của con người cũng phải đối mặt với nhiều thử thách và định kiến xã hội Qua bộ phim, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã khắc họa rõ nét bi kịch của những con người bị kìm kẹp bởi truyền thống và những hệ lụy của chiến tranh, đồng thời khơi gợi lên những suy tư sâu lắng về giá trị của tình yêu và tự do cá nhân

Với nhiều năm làm đạo diễn phim điện ảnh, Lưu Trọng Ninh đã tạo cho mình một phong cách tạo hình mang đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng vẫn có những đặc điểm riêng Chính những đặc điểm riêng về nghệ thuật tạo hình đã đóng vai trò quan trọng tạo nên thành công trong sáng tạo của ông

Nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Lưu Trọng Ninh sẽ góp phần nâng cao nghiệp vụ công tác đạo diễn, nghệ thuật tạo hình của điện ảnh nước nhà Đây là một đề tài thiết thực, mang tính lý luận và có tính thực tiễn cao Hiện nay

có khá ít công trình nghiên cứu một các hệ thống, chuyên sâu về đề tài này Vì vậy người viết chọn đề tài “Nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh (Khảo sát qua bộ phim “Bến không chồng” của Lưu Trọng Ninh) làm đề tài tiểu luận hết môn học Nhập môn Điện ảnh của mình

2 Lịch sử nghiên cứu

Nhắc đến Lưu Trọng Ninh, người ta hay nhớ đến những bộ phim gai góc, dữ dội như

“Canh bạc”, “Hãy tha thứ cho em”, “Bến không chồng”, “Nước mắt thời mở cửa”, “Ngã ba Đồng Lộc”… Gần 30 năm theo đuổi sự nghiệp làm phim, vị đạo diễn thấy mình may mắn vì được trải nghiệm nhiều vui buồn của cuộc đời, đi qua các miền đất, gặp gỡ nhiều con người thú vị Trong từng ấy bộ phim của mình, Lưu Trọng Ninh đều làm việc với những nhà quay phim gạo cội như Trần Thế Dân, Nguyễn Hữu Tuấn Phải đặt câu hỏi ngược lại, vì sao những tay máy xuất sắc đó lại thích cộng tác với anh? Sự cộng hưởng ăn ý này sinh ra một phong cách tạo hình chững chạc, nhiều sáng tạo, giàu chất thơ Mọi cố gắng, mọi tìm tòi đều để làm sáng bừng lên tính cách nhân vật và cái phông nền để những tính cách ấy được bộc lộ ra “Canh bạc”, “Ngã ba Đồng Lộc”, “Bến không chồng” đều được coi là những đỉnh cao của công tác tạo hình của điện ảnh nước nhà

Trang 4

Có không ít các bài nghiên cứu, bài viết ngắn, bài báo, tiểu luận, sách viết về đạo diễn Lưu Trọng Ninh Song chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào viết về nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh của đạo diễn Lưu Trọng Ninh Chính vì vậy, người viết mong rằng việc đi sâu tìm hiểu, khám phá về nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh, đặc biệt là bộ phim “Bến không chồng” của Lưu Trọng Ninh sẽ góp thêm một tài liệu tham khảo nhỏ, phục vụ cho nhu cầu tìm hiểu của khán giả

3 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu tiểu luận nhằm tìm ra được một số đặc điểm về nghệ thuật tạo hình trong bộ phim “Bến không chồng” của Lưu Trọng Ninh

Nghiên cứu hiệu quả những đặc điểm nghệ thuật tạo hình tác phẩm điện ảnh của Lưu Trọng Ninh tạo nên giá trị nghệ thuật trong sáng tác của ông Từ đó đúc kết những kinh nghiệm từ thành công về nghệ thuật tạo hình của Lưu Trọng Ninh, nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghệ thuật điện ảnh Việt Nam sau này

4 Đối tượng nghiên cứu

Bài tiểu luận tập trung nghiên cứu về nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh nói chung và những yếu tố tạo nghệ thuật tạo hình trong bộ phim “Bến không chồng” của đạo diễn Lưu Trọng Ninh nói riêng

5 Bố cục

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề tài được

triển khai thành hai chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH (KHẢO SÁT

QUA BỘ PHIM “BẾN KHÔNG CHỒNG” CỦA LƯU TRỌNG NINH)

Trang 5

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

1.1.1 Lưu Trọng Ninh – “Cây đại thụ” của nền điện ảnh Việt

Lưu Trọng Ninh sinh năm 1956, trong một gia đình nền nếp tại Quảng Bình Thân phụ ông là nhà thơ tài danh Lưu Trọng Lư, thân mẫu là Tôn Nữ Lệ Minh – người phụ nữ một thời được coi là tuyệt sắc giai nhân Bà là người dạy đàn cho Nam Phương Hoàng hậu

và sáng tác rất nhiều bản nhạc trữ tình thấm đậm hồn dân tộc

Trong chặng đường hoạt động nghệ thuật của mình, đạo diễn Lưu Trọng Ninh vinh

dự được nhận giải thưởng Cánh Diều Vàng Việt Nam cho “Phim điện ảnh xuất sắc nhất”,

Cánh Diều Vàng Việt Nam cho “Đạo diễn xuất sắc nhất” cho bộ phim “Khát vọng Thăng

Long” năm 2011 Ngoài ra, ông từng tham gia vai trò chủ tịch hội đồng Ban giám khảo thể

loại phim truyện nhựa tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ XVII Cuộc đời của ông đi theo những ngã rẽ đến với nghệ thuật điện ảnh, với nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh và hậu

chiến Một số bộ phim tiêu biểu của ông về đề tài này là “Bến không chồng”, “Ngã ba

Đồng Lộc”, “Canh Bạc”… Mọi cố gắng, mọi tìm tòi đều để làm sáng bừng lên tính cách

nhân vật và cái phông nền để những tính cách ấy được bộc lộ ra “Canh bạc”, “Ngã ba Đồng Lộc”, “Bến không chồng” đều được coi là những đỉnh cao của công tác tạo hình của điện ảnh nước nhà

Một thứ “trời cho” nữa thuộc năng lực đạo diễn của Lưu Trọng Ninh là ông thường chọn những người chưa đóng phim bao giờ để giao ngay cả vai chính lẫn vai phụ Vai nữ

chính trong phim “Hãy tha thứ cho em” được giao cho một nữ sinh viên Đại học Sư phạm

Hà Nội Hoặc số đông các cô gái thanh niên xung phong trong “Ngã ba Đồng Lộc” là sinh

viên Đại học Sư phạm Vinh lần đầu tiên đứng trước ống kính Họ vào vai một cách tự nhiên, tươi tắn và rất có nghề Điều này chứng tỏ Lưu Trọng Ninh không chỉ có con mắt tinh đời mà còn có khả năng chỉ đạo diễn xuất tài tình

1.1.2 “Bến không chồng” – Đau đớn, khắc khoải và thê lương

Tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng đoạt giải thưởng Hội Nhà văn vào năm 1991 Bi kịch của một thời được đạo diễn Lưu Trọng Ninh chuyển thể và đưa lên màn ảnh rộng với tác phẩm điện ảnh cùng tên hồi năm 1999 và đoạt giải A giải

thưởng Hội Điện ảnh Việt Nam năm 2001 “Bến không chồng” được đánh giá là bộ trong

những bộ phim điện ảnh thành công nhất của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, và cũng là bộ phim

có sức ám ảnh dai dẳng nhất về số phận người lính thời hậu chiến

Trong phiên bản truyền hình lần này của đạo diễn Lưu Trọng Ninh, câu chuyện được triển khai chi tiết hơn phim điện ảnh với nhiều cảnh đời éo le, ngang trái, khắc họa sâu về làng quê Việt Làng Đông hiện lên ngoài nỗi ám ảnh về bông hoa gạo đỏ rực và bến không

Trang 6

chồng thê lương - nơi các bà, các mẹ, các chị ngồi lặng thinh, còn có rất nhiều âm nhạc đương đại được viết đầy cảm xúc với màu sắc dân gian và cả những khúc dân ca quan họ Bắc Ninh, nhịp phách ca trù được lồng vào hành trình cuộc đời của các nhân vật nữ

Đã 20 năm kể từ khi bộ phim ra mắt lần đầu tiên, "Bến không chồng" của đạo diễn

Lưu Trọng Ninh vẫn là một bức tranh thê lương đầy ám ảnh về thời hậu chiến Một bức tranh mà khi xem xong, nỗi buồn cứ dai dẳng, đeo bám người ta mãi Đã có khán giả từng

thốt lên rằng khi hình ảnh cuối cùng khép lại, họ cảm giác như mình đã "bị rút cạn tất cả

niềm vui, chỉ còn lại đó một nỗi buồn hun hút".

1.2 Tóm tắt nội dung

Nguyễn Vạn trở về làng Đông với tình yêu và khao khát được sống trong bình yên Mang trên mình ba-lô, huân chương lấp lánh trên ngực, anh nhìn về làng với niềm tự hào và

ý thức rằng đây là nơi anh đã bảo vệ bằng chính máu của mình.Nguyễn Vạn hăng hái tham gia vào mọi hoạt động của làng, nhưng đối diện với anh là những hủ tục và lề thói cổ hủ tồn tại hàng trăm năm Những phong tục này như bóp nghẹt cuộc sống của anh, khiến anh không thể sống thật với bản thân mình Với mong muốn "giữ gìn hình ảnh", Nguyễn Vạn không dám yêu chị Nhân, người phụ nữ anh có tình cảm sâu đậm, chỉ vì chị là vợ liệt sĩ.Chị Nhân cũng không thể đến với Nguyễn Vạn, dù trong lòng có tình cảm, bởi chị phải giữ gìn danh dự cho chồng liệt sĩ và nuôi con Những lề thói khắc nghiệt đã giết chết những khát khao hạnh phúc giản đơn nhất của con người trong thời kỳ đó Cuộc đời của Nguyễn Vạn song song với mối tình bất hạnh của Nghĩa và Hạnh Chiến tranh đã cướp đi những người đàn ông mạnh mẽ của làng, để lại những người phụ nữ mòn mỏi chờ đợi bên bến nước Nghĩa bị chiến tranh cướp mất, để lại Hạnh với nỗi đau và những cuộc tình cay đắng.Những người phụ nữ xinh đẹp như Cúc, Thắm phải chịu đựng những bi kịch của cuộc sống hậu chiến Họ kết hôn vội vã, sống với những người đàn ông không hoàn hảo, hoặc trở thành nạn nhân của những kẻ sở khanh.Cuối cùng, Hạnh và Nguyễn Vạn rơi vào bế tắc Hạnh mang thai, sinh con và trở về làng Khi biết mình có con với Hạnh, Nguyễn Vạn - người đã sống bị kìm kẹp bởi những lề thói làng xã - quyết định treo cổ tự vẫn trên cầu Đá, kết thúc

Trang 7

CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH (KHẢO

SÁT QUA BỘ PHIM BẾN KHÔNG CHỒNG CỦA LƯU TRỌNG NINH)

2.1 Nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh

2.1.1 Nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật tạo hình là một trong những loại hình nghệ thuật ra đời sớm nhất của loài người, nó bao gồm nhiều ngành có cùng một phương tiện biểu đạt, tạo nên các mối quan hệ không gian và tác động đến người xem bằng cảm hứng thị giác Vì vậy, nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật thị giác hay mĩ thật Theo từ điẻn từ vựng mĩ học của Souriau

1990 thì nghệ thuật tạo hình là nghệ thuật đưa tới thị giác những tác phẩm có không gian hai hoặc ba chiều như: điện ảnh, hội họa, điêu khắc, kiến trúc… Vì vậy cũng có cùng một tên gọi là: Nghệ thuật tạo hình

Nghệ thuật tạo hình dùng để chỉ các loại hình nghệ thuật tạo nên những hình tượng mang tính tạo hình trực tiếp bằng hệ thống ngôn ngữ tạo hình, tác phẩm tạo hình mang tác động trực tiếp vào thị giác của người thưởng thức bằng hình khối, màu sắc, bố cục… So với các loại hình nghệ thuật khác ta sẽ thấy rõ đặc điểm của nghệ thuật tạo hình Ví như nghệ thuật âm nhạc sử dụng ngôn ngữ âm thanh để tạo nên những ca khúc, bản nhạc… tác động đến người thưởng thức qua cơ quan thính giác, tác phẩm âm nhạc cũng tạo nên những hình tượng nghệ thuật Song những hình tượng đó không hiện lên bằng hình ảnh cụ thể mà thông qua những giai điệu, tiết tấu giúp người nghe cảm nhận, liên tưởng Vì vậy, nghệ thuật âm nhạc không phải loại hình nghệ thuật trực tiếp Đối với loại hình nghệ thuật tạo hình sân khấu, điện ảnh thì hình tượng nghệ thuật lại được tạo lên bằng ngôn ngữ tổng hợp của các loại nghệ thuật tạo hình khác: Âm thanh, màu sắc, ánh sáng,… Kết hợp với sự biểu diễn của diễn viên và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật đã tác động đến cơ quan thính giác, xúc giác, thị giác của con người Từ đó ta có thể nhận ra rằng, mỗi loại hình ngôn ngữ đều có một ngôn ngữ biểu đạt riêng, tác động vào một hay nhiều giác quan khác của con người, đưa đến cho con người sự cảm thụ và những cảm xúc thẩm mĩ khác nhau Thông qua đó con người

có thể cảm nhận được điều hay, điều tốt từ hiện thực cuộc sống một cách đầy đủ, hoàn thiện

và sinh động bằng nhiều giác quan phong phú của mình Nghệ thuật tạo hình tác động đến con người qua con đường thị giác và cả xúc giác

Như vậy, có thể hiểu nghệ thuật tạo hình nói chung, là nghệ thuật sử dụng một số phương tiện và chất liệu, tạo nên những hình thức trên mặt phẳng và trong không gian Những tác phẩm điện ảnh, kiến trúc, điêu khắc, hội họa… được coi là những sản phẩm của lĩnh vực nghệ thuật tạo hình [2]

2.1.2 Đặc trưng của nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh

Nghệ thuật tạo hình còn được gọi là nghệ thuật không gian, nghệ thuật thị giác, tập trung các yếu tố trên đây, chúng ta có thể thấy các bộ môn nghệ thuật như múa, sân khấu hay điện ảnh đều mang tính tổng hợp của nhiều loại hình nghệ thuật, mà đặc biệt nhất trong

Trang 8

số này chính là nghệ thuật điện ảnh Không phải ngẫu nhiên mà với sự ra đời muộn nhất của môn nghệ thuật thứ bảy này, nó lại nhanh chóng mang lại những thành tựu vĩ đại cho đời sống nhân loại, không đơn giản chỉ là những phút giây giải trí về mặt tâm lý cho con người,

mà sức lan tỏa của những bộ phim điện ảnh thực sự đạt tầm “Tác phẩm nghệ thuật”, có thể tạo ấn tượng tâm lý sâu đạm, mãnh liệt hay thậm chí làm thay đổi quan điểm, cách nhìn nhận sự vật, sự việc trong nhận thức người xem Chính nhờ vào những yếu tố tạo hình trong các tác phẩm phim truyện điện ảnh, mà các nhà làm phim đã tái tạo lại cả những cuộc chiến tranh ở Việt Nam, những trận đánh ác liệt của quân dân ta với kẻ thù, hay đưa con người đặt chân đến những hành tinh xa xôi các trái đất hàng tỷ năm ánh sáng và cả thế giới tương lai nhiều năm sau mà chúng ta không bao giờ có thể chắc chắn khẳng định: “Có tồn tại hay không một thế giới ấy?” Hoặc gần gũi hơn, điện ảnh khiến những con người ở các đất nước khác nhau trên thế giới biết về nhau, biết về nơi ăn chốn ở, phong tục tập quán, đời sống và cách ứng xử với nhau như thế nào Chính những điều thiết thực ấy đã tạo nên sức mạnh của ngôn ngữ điện ảnh Tạo hình trong nghệ thuật điện ảnh là việc sử dụng những phương tiện biểu hiện nghệ thuật phong phú như: bố cục màu sắc, ánh sáng, cỡ cảnh, góc máy quan, động tác máy và những khả năng khác của nghệ thuật tạo hình, đem đến cho màn ảnh không chỉ hình thức và vẻ thẩm mỹ bên ngoài để biểu đạt nội dung như một phần không thể tách rời của hình tượng thị giác, mà chính nó là nội dung của bản thân hình tượng màn ảnh

Mặc dù không phải bộ phim nào cũng đòi hỏi phải là mối tổng hòa của các nghệ thuật đó, mà tùy theo quy mô đề tài, quy mô dàn dựng, dung lượng cốt truyện, quy định về không gian và thời gian,… mà mỗi bộ phim cần sự tiếp nhận, hỗ trợ của các loại hình nghệ thuật khác Ở khía cạnh khác trong mỗi một tác phẩm điện ảnh, các nhân tố khi được tiếp nhận từ các bộ môn nghệ thuật văn học, sân khấu, hội họa, kién trúc, múa… sẽ được biến đổi cải tiến cho phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh, khiến chúng trở nên hòa hợp với nhau, làm tăng thêm khả năng liên kết và truyền cảm của nhau cho các tác phẩm điện ảnh

2.1.3 Đặc điểm không gian

Đặc trưng đầu tiên của nghệ thuật tạo hình trong tác phẩm điện ảnh không thể không nhắc tới hình tượng không gian So với các loại hình nghệ thuật khác, không gian trong tác phẩm điện ảnh là một yếu tố vô cùng quan trọng, nó tạo nên bối cảnh cho câu chuyện và giúp khán giả hiểu rõ hơn về nhân vật và các tình tiết trong bộ phim Đạo diễn phải lựa chọn địa điểm quay thật phù hợp với nội dung và ý tưởng của tác phẩm Chẳng hạn như một bộ phim về chiến tranh, tác giả sẽ lựa chọn những địa điểm mang tính quân sự, lịch sử; hay một

bộ phim về cuộc sống của người nông dân nghèo, nên được quay tại các khu vực nông thôn, ngoại ô; còn nếu là phim khoa học viễn tưởng thì không khó để dựng lên không gian tại các studio với các hiệu ứng đặc biệt

Bên cạnh đó, không gian cũng có sức ảnh hưởng đến việc diễn xuất của các diễn viên, hay nói cách khác nó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của người diễn Một không gian làng quê yên bình, thơ mộng, sẽ gợi cho diễn viên những cảm xúc bình yên, một cảm giác

Trang 9

được chữa lành, xen lẫn chút xúc động vì nhớ quê nhà; hay một không gian chiến tranh đổ máu, xác người la liệt, đem lại cho vai diễn ấy một cảm xúc khó tả: đau thương, bồi hồi, mất mát hay thậm chí là căm thù kẻ địch

Ngoài ra kích thước cảnh quay khác nhau: cận cảnh, cảnh trung bình, cảnh rộng, cũng sẽ một phần quyết định lượng thông tin được trình diễn và mức độ cảm nhận của khán giả với những hành động, diễn xuất ấy Những góc quay cận cảnh sẽ tạo ra sự gần gũi và tập trung vào nội dung, trong khi góc máy rộng sẽ mang lại một cảm giác về địa điểm và không gian cho bối cảnh, hay cũng có thể là sự bắt đầu để giới thiệu một cảnh quay hoặc một nhân vật mới

Bằng những bối cảnh về không gian, những tạo hình, bố trí về cảnh vật, giúp người xem dễ dàng đi sâu hơn vào bộ phim một cách lôi cuốn và hấp dẫn

2.1.4 Đặc điểm thời gian

Thời gian cũng là một yếu tố khá quan trọng trong nghệ thuật tạo hình phim Việc lựa chọn thời điểm và miền địa lý để quay phim, giúp các đạo diễn có thể khai thác sâu nhất những gì sẵn có của thiên nhiên và có thể tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho tác phẩm Chẳng hạn, những bộ phim về tình yêu sẽ thường được quay vào mùa thu và đầu đông, nhờ

đó tạo ra một không khí ngọt ngào và ấm áp Còn với những cảnh quay, những nội dung phim năng động, thường được đạo diễn bấm máy vào mùa hè, với những tia nắng trong vắt, hay một bãi biển xanh rì Hay với những cảnh quay đau buồn, chia ly, chắc chắn không thể thiếu những cơn mưa nặng hạt, thể hiện một nỗi đau không thể nào tả nổi của nhân vật Đồng thời, việc chọn thời điểm cũng cực kì ảnh hưởng đến ánh sáng và màu sắc trong tác phẩm Sự thay đổi của ánh sáng theo thời gian trong ngày sẽ tạo ra những hiệu ứng khác nhau trên màn ảnh và cần đặc biệt lưu ý khi quay phim Song, việc lựa chọn các khu vực khác nhau ở địa phương, hay trên thế giới cũng sẽ tạo ra những hiệu ứng đặc biệt cho tác phẩm điện ảnh

Thời gian còn có thể tạo nên cấu trúc hoàn chỉnh của một tác phẩm, các câu chuyện

có thể diễn ra theo trình tự tuyến tính, theo trình tự các sự kiện từ thấp đến cao Hoặc nó có thể sự dụng các cảnh hồi tưởng, tua đi tua lại hoặc dòng thời gian rời rạc để khám phá các điểm khác nhau trong thời gian Từ đó tạo ra sự bí ẩn, tiết lộ động cơ của nhân vật, hoặc khám phá tính chủ quan của trí nhớ nhân vật

Ngoài ra, các nhà làm phim có thể thao túng về mặt thời gian của bộ phim bằng cách: Kiểm soát nhịp độ của câu chuyện, họ có thể làm nhanh hơn hoặc chậm lại diễn biến cốt truyện, để tạo tác động về mặt cảm xúc hay gia tăng tính cấp bách của vấn đề Hay việc xây dựng sự hồi hộp và căng thẳng cho nhân vật, điều đó làm khán giả khi quá nhập tâm sẽ bị cuốn theo vào tác phẩm và tò mò, dự đoán không biết điều gì tiếp theo sẽ xảy ra

2.1.5 Hình tượng nhân vật

Hình tượng nhân vật trong phim không chỉ đơn thuần là diễn viên trên màn ảnh, mà chúng còn là những hình ảnh trực quan được chế tạo tỉ mỉ nhằm truyền tải nhận thức và kết

Trang 10

nối cảm xúc của khán giả đến với bộ phim Việc lựa chọn diễn viên, trang phục, kiểu trang điểm phù hợp, góp phần tạo nên nét đặc trưng hình ảnh của nhân vật Những yếu tố này góp phần phản ánh địa vị xã hội, tính cách, xuất thân của nhân vật và thậm chí báo trước cho sự phát triển của họ trong tác phẩm Không những vậy, nó còn phần nào toát lên được khí chất, ngôn ngữ cơ thể của nhân vật, như cách nhân vật đi, đứng, ngồi, giao tiếp với môi trường xung quanh Một tư thế quỳ thụp xuống, vẻ mặt run rẩy, có thể nói lên sự sợ hãi của nhân vật với một người nào đó có địa vị cao hơn mình, trong khi những bước đi nhẹ nhàng, tự tin lại có thể gợi lên được sự thanh toát nhưng không kém phần uy quyền

Lựa chọn diễn viên phù hợp với nhân vật trong cốt truyện là vô cùng quan trọng, bởi vì nhờ những hành động, cử chỉ, thần thái của họ sẽ góp phần làm nổi bật, sống động lên nhân vật

đó Biểu cảm khuôn mặt, giọng hát và thể chất của nhân vật cũng góp phần tạo nên hình ảnh tổng thể trong tác phẩm Một hình ảnh nhân vật được xây dựng khéo léo có thể gợi lên sự đồng cảm, ngưỡng mộ, sợ hãi, thậm chí là thù hằn của người xem đối với nhân vật trong tác phẩm điện ảnh, điều đó phụ thuộc rất lớn vào vai diễn của nhân vật Điện ảnh có thể sử dụng các hình thức tiếp cận của các loại hình nghệ thuật khác như hội họa, điêu khắc và kiến trúc trong tạo hình cho nhân vật, điều này sẽ giúp nhân vật trở nên gần gũi và thực tế hơn trên màn ảnh

2.2 Khảo sát qua bộ phim Bến không chồng của Lưu Trọng Ninh

2.2.1 Bức tranh không gian và thời gian qua góc nhìn nghệ thuật

Đối với mọi tác phẩm nghệ thuật, tạo hình không gian là một trong số những nghệ thuật vô cùng quan trọng, giúp người xem hiểu hơn về những nội dung mà tác giả muốn nhắc đến Lấy khung cảnh làng Đông hiện lên đầu tiên đó là mái đình làng cổ xưa bên “Bến không chồng”, những con đường lát gạch nhỏ hẹp chạy dài giữa hai bức tường gạch cao, chưa được chát vừa, những ngôi nhà san sát nhau để lộ tấm áo trần thâm nâu mặc lớp bụi thời gian… “Bến không chồng” sử dụng những đồ vật, dụng cụ của làng quê cũ như: chiếc cối

đá, cối xay gạo, chiếc chõng tre, chiếc rương gỗ đựng quần áo… Hay việc tái hiện lại khung cảnh một làng Đông giai đoạn trong và sau chiến tranh, một ngôi làng không tránh khỏi tàn tích của xã hội cũ, và nó cũng nhuốm lên cả cách sinh hoạt của người dân, thông qua trang phục của họ: những chiếc áo bà ba cũ, áo yếm màu nâu gụ, những chiếc quần thân đen là trang phục thường ngày của người phụ nữ làng Đông Phim lấy bối cảnh chính trong thời kỳ hậu chiến tranh Việt Nam, tại một làng quê ven sông thuộc đồng bằng Bắc Bộ Nơi ấy

nhưng ngươì phụ nữ tiễn chồng đi và cùng nhau đợi chồng về Bối cảnh phim mang đậm

dấu ấn của thời chiến, với những cảnh bom đạn, làng mạc tan hoang, cuộc sống của người dân vô cùng khó khăn, gian khổ

“Bến” trước hết tạo dựng không gian yên bình của làng quê, gắn với sinh hoạt của con người: “Bến chia ba đoạn, mỗi đoạn riêng khuất bằng khúc quanh của dòng sông, đoạn cuối nước dành riêng cho trẻ trâu, đoạn giữa dành cho đàn bà con gái, đoạn trên đầu nước ưu tiên cho cánh đàn ông” “Dòng sông quê hương ngày nào Vạn còn lặn ngụp nay bỗng xao động

Ngày đăng: 29/11/2024, 21:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w