1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hãy chỉ ra sự khác nhau về nội dung quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng bên trong doanh nghiệp và lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp

15 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hãy chỉ ra sự khác nhau về nội dung quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng bên trong doanh nghiệp và lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp
Tác giả Kim Thanh Bình, Bùi Mạnh Tùng, Lê Kim Oanh, Lê Thị Thu Phương, Đoàn Hùng Minh
Người hướng dẫn Nguyễn Mỹ Vân
Trường học Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại
Thể loại báo cáo bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

Câu 1: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nội dung quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng bên trong doanh nghiệp và lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp.. Khái niệm lực lượng bán hàng LL

Trang 1

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN

THÔNG BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

===***===

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM

Giảng viên : Nguyễn Mỹ Vân

Nhóm môn học : 02

Nhóm thảo luận : 10

Danh sách thành viên : Kim Thanh Bình - B21DCTM014

Bùi Mạnh Tùng – B21DCTM087

Lê Kim Oanh – B21DCTM077

Lê Thị Thu Phương – B21DCTM079 Đoàn Hùng Minh – B21DCTM063

Hà Nội, tháng 3 năm 2024

Trang 2

Câu 1: Hãy chỉ ra sự khác nhau về nội dung quản trị hoạt động của lực lượng bán hàng bên trong doanh nghiệp và lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp ( Nêu rõ từng đặc điểm của mỗi lực lượng và chỉ ra sự khác nhau )

a Khái niệm lực lượng bán hàng( LLBH )

Lực lượng bán hàng (LLBH) là toàn bộ nhân viên tham gia quảng cáo, vận chuyển, phân phối và bán hàng cho doanh nghiệp, LLBH là cầu nối cơ bản của doanh nghiệp với khách hàng, quyết định việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch bán hàng

b LLBH bên trong doanh nghiệp

Lực lượng bán hàng tại doanh nghiệp (bên trong): là lực lượng hầu hết tập trung tại trụ

sở doanh nghiệp và ít tiếp xúc trực tiếp với khách hàng là lực lượng chính trong việc thực hiện chức năng quảng cáo, tiếp thị và khuyến mại; liên lạc, trao đổi thông tin với khách hàng qua mạng xã hội như facebook, zalo hay qua gmail, điện thoại, Với trách nhiệm tạo các mối quan hệ thu hút, tiếp cận khách hàng hay cung cấp dịch vụ hỗ trợ sau khi bán sản phẩm, dịch vụ như: kiểm tra, kiểm soát hàng trong kho, Lực Lượng này có thể sử dụng làm lực lượng hậu phương hỗ trợ đắc lực cho lực lượng bán hàng trực tiếp của doanh nghiệp Lực lượng bán hàng tại doanh nghiệp thường bao gồm giám đốc kinh doanh, trưởng phòng kinh doanh, các nhân viên phòng kinh doanh ,v.v

Ưu điểm: Hỗ trợ đắc lực cho lực lượng bên ngoài trong việc thu hút khách hàng quá các hoạt động xúc tiến bán, theo dõi đơn hàng, dự trữ,v.v là lực lượng chính yếu của

công ty (thương mại điện tử, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bán hàng qua trung

gian ) Nhược điểm: Do việc liên lạc của lực lượng này chủ yếu qua các phương tiện điện tử nên ít tiếp xúc với khách hàng dẫn đến không hiểu rõ được tâm lý, mong muốn

của khách hàng…, Do đó, khó nắm bắt được nhu cầu và thị yếu của khách hàng, không thể mở rộng thị trường

c LLBH bên ngoài doanh nghiệp

Lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp: là lực lượng khách hàng được bố trí theo địa bàn kinh doanh trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng Để trở thành bộ phận độc lập đòi hỏi LLBH này phải có số lượng đủ lớn và cần có cách thức quản lý riêng cho phù hợp với tính chất công việc

Trang 3

Ưu điểm: Công ty có thể tin tưởng vào số nhân viên bán hàng của họ về khả năng giới

thiệu và bán sản phẩm đang tiêu thụ hoặc sản phẩm mới theo đúng yêu cầu của Công

ty Họ được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ hiểu tâm lý khách hàng cần gì?

Trang 4

Muốn gì? Nhược điểm: Với số lượng đông đảo nhân viên bán hàng trực tiếp sẽ khiến cho việc quản lý, quán triệt các hoạt động của các nhân viên bán hàng trở lên khó khăn

do khó tiếp cận trực tiếp khiến cho các doanh nghiệp không thể biết nhân viên có thái

độ phục vụ khách hàng ra sao và tiến trình hoạt động như thế nào Bên cạnh đó về chi phí duy trì các lực lượng bên ngoài này cũng khá tốn kém nhất là khi doanh nghiệp thu lại lợi nhuận thấp không đáp ứng được yêu cầu đề ra từ trước

d Khác nhau

LLBH bên trong doanh LLBH bên ngoài doanh nghiệp

nghiệp

Lực lượng bán hàng bên

trong thường là nhân viên

Vị trí của doanh nghiệp, làm

việc vật lý

tại văn phòng hoặc trung tâm

điều hành của công ty

Lực lượng bán hàng bên ngoài doanh nghiệp là lực lượng khách hàng được bố trí theo địa bàn kinh doanh

Chủ yếu tập trung vào việc

thực hiện chức năng quảng

cáo, tiếp thị và khuyến mại;

liên lạc, trao đổi thông tin với

khách hàng qua mạng xã hội

Nhiệm

vụ

Trang 5

Lực lượng bán hàng bên ngoài tập trung

vào việc tìm kiếm và phát triển khách

hàng mới, xúc tiến bán hàng, đàm phán

hợp đồng và xây dựng mối quan hệ kinh

doanh với các đối tác bên ngoài Họ thường tiếp cận khách hàng tiềm năng, tư vấn về sản phẩm, đề xuất giải pháp và đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Lực lượng bán hàng bên Lực lượng bán hàng bên ngoài thường gặp trong

sử dụng phương tiện trực tiếp khách hàng và đối tác truyền thông như điện thoại,

Liên

email, tin nhắn và hệ thống lạc

trực tuyến để liên lạc với

Trang 6

khách hàng và đồng nghiệp

trong công ty

2 Nếu như bạn là một đơn vị phân phối sản phẩm lĩnh vực nhà cửa và đời sống (Unilever) trên sàn TMĐT như Shopee, bạn sẽ lựa chọn chiến lược nào trong 7 chiến lược đã học.

Nếu nhóm 10 là 1 đơn vị phân phối sản phẩm Comfort của Unilever trên sàn

TMĐT Shopee, nhóm sẽ sử dụng những chiến lược bán hàng sau:

2.1 Chiến lược bán hàng inbound sales.

• Chiến lược bán hàng Inbound là phương pháp bán hàng lấy khách hàng làm trung tâm, tập trung chủ yếu vào việc giải quyết nỗi đau của khách hàng Chiến lược bán hàng này đồng thời cũng ưu tiên đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu qua mỗi giai đoạn của hành trình mua hàng, thay vì chỉ tập trung vào khoản lợi nhuận trước mắt

• Tập trung cung cấp những giá trị hữu ích cho khách hàng, thông qua các kênh như SEO, Video, blog, mạng xã hội,

• Ví dụ sản phẩm Nước xả Comfort "Hương Lavender",

Trang 7

• Comfort tạo mô tả sản phẩm chi tiết về nước xả Comfort "Hương Lavender", bao gồm thông tin về hương thơm, thành phần tự nhiên, và lợi ích cho việc giữ quần áo mềm mại và thơm dịu

• Comfort sử dụng từ khóa như "nước xả Comfort", "nước xả mềm mại",

"hương Lavender" để tăng khả năng xuất hiện sản phẩm khi người dùng tìm kiếm

Trang 8

2.2 Chiến lược bán hàng chéo (Cross-selling) và Bán hàng gia tăng (Up Selling):

• Bán hàng chéo (Cross-selling): Chiến lược bán hàng chéo là nghệ thuật thuyết phục khách hàng mua thêm các sản phẩm đi kèm

• Bán hàng gia tăng (Up Selling): Chiến lược bán hàng gia tăng là kỹ thuật mà người bán thuyết phục khách hàng mua sản phẩm có mức giá, chất lượng cao hơn so với lựa chọn trước đó

Trang 9

• Ví dụ:

và Dâu hoặc bộ sưu tập khăn giấy có cùng hương thơm để tăng giá trị đơn hàng

thơm lâu dài và công thức chăm sóc vải đặc biệt, giúp quần áo mềm mại hơn và bền màu hơn

Trang 11

2.3 Chiến lược Dùng thử sản phẩm

• Chiến lược dùng thử sản phẩm là một chiến lược cung cấp một mẫu miễn phí hoặc giảm giá của sản phẩm để khách hàng có trải nghiệm và đánh giá trước khi quyết định mua Mục tiêu của chiến lược này là khuyến khích khách hàng tiềm năng thử nghiệm sản phẩm mà không phải mua trực tiếp Điều này có thể giúp tạo ra quan tâm và niềm tin đối với sản phẩm, tăng khả năng khách hàng thực sự mua hàng sau khi đã trải nghiệm

• Ví dụ:

• Khi mua hàng theo combo 2 sản phẩm nước giặt Comfort, khách hàng sẽ được tặng kèm một túi nước xả nhỏ 120ml của Comfort Đây là hình thức

Trang 12

cung cấp mẫu miễn phí, cho phép khách hàng trải nghiệm sản phẩm trực tiếp mà không cần trả tiền, từ đó tăng khả năng khách hàng thực sự mua hàng sau khi trải nghiệm sản phẩm

• Comfort tổ chức các chương trình minigame và dành ra một số lượng nhỏ sản phẩm để trao giải cho người thắng cuộc Ví dụ trong 1 minigame gần đây, Comfort cung cấp phần quà đặc biệt là 20 túi Nước xả vải Comfort miễn phí cho 20 gia đình chiến thắng trong minigame được tổ chức trên nền tảng mxh Facebook

Trang 13

2.4 Chiến lược Đưa ra cả rủi ro và cơ hội

• Chiến lược đưa ra cả rủi ro và cơ hội là chiến lược thay vì tập trung tâng bốc sản phẩm của mình, nhân viên bán hàng nên nêu lên lý do vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm của mình Nêu bật lên những điểm khác biệt mà sản phẩm của bạn mang lại, những ưu điểm so với các sản phẩm cùng dòng hay dịch vụ của doanh nghiệp

Trang 14

đối thủ Chiến lược sales này sẽ giúp khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn về sản phẩm, từ đó đánh giá tốt hơn về thương hiệu bạn đang cung cấp

• Với đặc trưng của thương hiệu nước xả vải Comfort thì khi triển khai trên sàn thương mại điện tử Shopee, việc đưa ra ưu nhược điểm của sản phẩm giúp:

• Khách hàng lựa chọn được sản phẩm phù hợp nhu cầu của bản thân

• Nêu bật điểm khác biệt của Comfort so với các đối thủ cạnh tranh

• Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho khách hàng, tránh những thông tin sai lệch, phóng đại về sản phẩm

• Tạo dựng được niềm tin và uy tín cho khách hàng

Ngày đăng: 05/04/2024, 05:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w