LỜI MỞ ĐẦUVùng văn hóa Tây Bắc của Việt Nam là một bức tranh thiên nhiên và văn hóa đặc sắc, nơi giao thoa giữa vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng với sự phong phú, đa dạng trong đời sống của các
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHENIKAA
KHOA DU LỊCH
BÀI TẬP LỚN
Đề tài: “Phân tích những đặc điểm chủ yếu của văn hóa Tây Bắc
Chỉ ra sự biến đổi từ đặc điểm văn hóa đó”
Nhóm thực hiện: Nhóm 1
Giảng viên: Đồng Thị Tuyền
Sinh viên: 11 Nguyễn Tùng Dương – 24105755
12 Nguyễn Tùng Dương – 24105917
13 Dương Trọng Đại – 24106099
14 Đặng Tiến Đạt – 24106354
15 Bùi Tiến Đình – 24106230
16 Nguyễn Huy Định – 24105582
17 Nguyễn Trọng Đức – 24106622
18 Nguyễn Văn Đức – 24105596
19 Nguyễn Đỗ Hương Giang – 24106430
20 Nguyễn Hương Giang – 24106013
2024-2025
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 3
B NỘI DUNG 4
I Tìm hiểu chung về vùng Tây Bắc 4
1 Khái niệm vùng văn hóa: 4
a Vùng văn hóa là gì? 4
b Các vùng văn hóa nước ta: 4
2 Đặc điểm chung của vùng văn hóa Tây Bắc: 4
a Giới hạn địa lí 4
b Thời gian xuất hiện 4
c Đặc điểm tự nhiên 5
d Đặc điểm kinh tế xã hội 6
II Đặc điểm vùng văn hóa Tây Bắc 6
1 Văn hóa vật chất 6
1.1 Văn hóa nông nghiệp 6
1.2 Ẩm thực 7
1.3 Trang phục 7
1.4 Kiến trúc nhà ở 8
1.5 Đi lại, vận chuyển 9
2 Văn hóa tinh thần 10
2.1 Tín ngưỡng 10
2.2 Phong tục tập quán 10
2.3 Tôn giáo 11
2.4 Nghệ thuật 12
2.5 Lễ hội 12
KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Vùng văn hóa Tây Bắc của Việt Nam là một bức tranh thiên nhiên và văn hóa đặc sắc, nơi giao thoa giữa vẻ đẹp kỳ vĩ của núi rừng với sự phong phú, đa dạng trong đời sống của các dân tộc thiểu số Nằm giữa những dãy núi trùng điệp, Tây Bắc không chỉ cuốn hút bởi những con đèo uốn lượn, những thửa ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng, mà còn bởi bầu không khí trong lành và nhịp sống yên bình, gần gũi với thiên nhiên Đây là vùng đất ghi dấu bao thăng trầm lịch sử và gắn liền với truyền thống văn hóa lâu đời, nơi gìn giữ những giá trị tinh thần độc đáo của dân tộc Việt Nam
Văn hóa Tây Bắc không chỉ được thể hiện qua các lễ hội đầy sắc màu như lễ hội Xên Mường của người Thái, Tết Nhảy của người Dao, hay các phiên chợ vùng cao sôi động, mà còn hiện hữu trong những câu hát dân ca, điệu múa xòe duyên dáng, hay những bộ trang phục thổ cẩm tinh xảo Đặc biệt, mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều mang trong mình những phong tục, tập quán, tri thức bản địa riêng biệt, góp phần làm nên một bức tranh văn hóa đa sắc màu
Không chỉ dừng lại ở các giá trị vật chất và tinh thần, Tây Bắc còn là nơi hội
tụ của tình người ấm áp, sự hiếu khách và tấm lòng mộc mạc, chân thành của những người con miền sơn cước Khách phương xa khi đặt chân đến đây sẽ không chỉ bị cuốn hút bởi vẻ đẹp thiên nhiên mà còn bị níu chân bởi sự thân thiện, gần gũi của con người
Khám phá vùng văn hóa Tây Bắc không chỉ là hành trình tìm hiểu vẻ đẹp thiên nhiên hay phong tục tập quán, mà còn là cơ hội để lắng nghe tiếng lòng của một vùng đất, nơi lưu giữ ký ức thời gian và những giá trị tinh hoa văn hóa Đó chính là sức hút mãnh liệt khiến Tây Bắc luôn hiện hữu như một miền ký ức đẹp đẽ trong lòng những ai đã từng đặt chân đến
Trang 4B NỘI DUNG
I Tìm hiểu chung về vùng Tây Bắc
1 Khái niệm vùng văn hóa:
a Vùng văn hóa là gì?
Vùng văn hóa là không gian tồn tại các nền văn hóa hay từng yếu tố văn hóa được tạo thành bởi các đơn vị dân cư trên một phạm vi địa lý của một hay nhiều tộc người, sáng tạo ra một hệ thống các dạng thức văn hóa mang đậm sắc thái tâm lý cộng đồng, thể hiện trong môi trường xã hội nhân văn thông qua các hình thức ứng xử của con người với tự nhiên, xã hội và ứng xử với nhau trên một tiến trình lịch sử phát triển lâu dài
b Các vùng văn hóa nước ta:
Theo tiến sĩ Trần Quốc Vượng nước ta có những vùng văn hóa sau:
Vùng văn hóa Tây Bắc
Vùng văn hóa Việt Bắc
Vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ
Vùng văn hóa Trường Sơn- Tây Nguyên
Vùng văn hóa Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung
Vùng văn hóa Nam Bộ
2 Đặc điểm chung của vùng văn hóa Tây Bắc:
a Giới hạn địa lí
Tây Bắc thực chất là một tên gọi phương vị, lấy thủ đô Hà Nội làm tiêu chuẩn Tây Bắc bao gồm các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La Tuy nhiên khi nói đến vùng văn hóa Tây Bắc thì còn phải bao gồm một phần tỉnh Hòa Bình Như vậy vùng văn hóa Tây Bắc bao gồm có các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La và một phần của tỉnh Hòa Bình
b Thời gian xuất hiện
Theo các nhà sử học thì từ đầu công nguyên đã xuất hiện cơ tầng văn hóa của vùng văn hóa Tây Bắc Thuở ấy cư dân Tây Bắc vẫn là một bộ phận của nền văn minh đồng thau Đông Sơn với trống đồng và công cụ bằng đồng, những thứ mà ngày nay đã trở thành vật thiêng, chỉ dùng trong các nghi lễ thờ cúng tổ tiên
Trang 5c Đặc điểm tự nhiên
1 Đặc điểm địa hình :
- Khu vực Tây Bắc là vùng núi cao và đồ sộ nhất nước ta, gồm 3 dải địa hình cùng hướng tây bắc - đông nam
- Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, có đỉnh Phanxipang cao 3.143m, được gọi là "nóc nhà Đông Dương"
- Phía tây là vùng núi trung bình cao 500-1.500m, tiêu biểu như dãy Pu Đen Đinh và Pu Sam Sao dọc biên giới Việt - Lào
- Ở giữa là các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu
- Xen kẽ các dãy núi là thung lũng sông cùng hướng, như sông Đà và sông Mã
- Địa hình bị cắt xẻ mạnh do mưa tập trung theo mùa trên nền địa hình dốc
2 Đặc điểm khí hậu
- Khí hậu Tây Bắc mang sắc thái cận nhiệt, nhiệt độ trung bình năm 18-20°C, biên độ nhiệt năm khoảng 11°C Lượng mưa trung bình 1.200-1.600mm, mưa tập trung từ tháng 5-10
- Vùng thấp phía nam chịu hiệu ứng phơn vào mùa hạ do gió Tây Nam bị biến tính qua dãy núi biên giới Việt - Lào, còn mùa đông thì đỡ lạnh hơn nhờ dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió
- Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có khí hậu ôn đới, nhiệt độ dưới 15°C quanh năm, mùa đông dưới 5°C
3 Đặc điểm sông ngòi
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có một mùa lũ từ tháng 6-10 và một mùa cạn
từ tháng 11 đến tháng 5
- Có các con sông lớn như sông Đà, sông Hồng, sông Mã Tuy nhiên độ dốc lòng sông lớn và hệ thống các phụ lưu phát triển nên vào mùa mưa lũ trên các sông lên nhanh và rút nhanh
d Đặc điểm kinh tế xã hội
1 Đặc điểm dân cư – dân tộc
1.1 Dân cư :
Mật độ dân số trung bình vào khoảng 69 người/km2 (2006)
Trang 6Phân bố dân cư không đồng đều, dân cư phân bố thưa thớt với mật độ dưới 50 người/km2 ở khu vực giáp biên giới Việt-Lào và vùng núi cao Hoàng Liên Sơn Những khu vực có địa hình thấp, ven các con sông thì mật độ cao hơn những nơi có địa hình cao,ít sông suối
1.2 Dân tộc
Đây là địa bàn cư trú của các dân tộc ít người thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái (Ngữ hệ Thái -Kadai) : Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Lự, Bố Y,… Ngữ hệ Hmong-Dao: Hmong Dao, Pà Thẻn và nhóm ngôn ngữ Tạng- Miến thuộc ngữ
hệ Hán Tạng: Hà Nhì, Phù Lá, Si La, Lô Lô, Cống,…
Các dân tộc phân bố xen kẽ với nhau Trong các dân tộc thì người Thái chiếm
đa số
Các dân tộc có công lao lớn trong công cuộc bảo vệ Tổ Quốc
2 Phát triển kinh tế
- Trình độ phát triển kinh tế giữa các dân tộc trong vùng không đồng đều, các dân tộc ít người thường có kinh tế chưa phát triển cao do ảnh hưởng từ lịch
sử, tự nhiên và xã hội
- Nông nghiệp là ngành chính, với ruộng bậc thang và cây ăn quả như mận, đào Vùng núi Hoàng Liên Sơn còn nổi tiếng với kinh nghiệm trồng các cây dược liệu quý như tam thất, đương quy, hồi, thảo quả
- Chăn nuôi gia súc chủ yếu là trâu và bò, trong đó trâu phổ biến hơn nhờ khả năng chịu rét, thích nghi tốt với điều kiện nuôi thả rừng
II Đặc điểm vùng văn hóa Tây Bắc
1 Văn hóa vật chất
1.1 Văn hóa nông nghiệp
Với địa hình đồi núi chia cắt, khí hậu khắc nghiệt và thường xuyên thiên tai, nông nghiệp ở Tây Bắc không phải thế mạnh nhưng góp phần quan trọng trong việc hình thành văn hóa truyền thống Người Thái nổi tiếng với hệ thống tưới tiêu "Mương - Phai - Lái - Lịn", tận dụng dòng chảy để dẫn nước vào ruộng, giúp nuôi cá trong ruộng lúa, vừa cải thiện năng suất vừa tạo nên món ăn đặc trưng như xôi và cá nướng trong lễ cơm mới Dòng suối đóng vai trò quan trọng trong tâm linh, là nơi cúng tế thần nước, trong khi rừng và nương rẫy cung cấp thực phẩm, thuốc và bảo vệ đời sống khi mất mùa Người dân kính trọng rừng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định khai thác và bảo vệ
Trang 7Ruộng bậc thang, với vẻ đẹp hùng vĩ, đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch
và được ví như "Những bậc thang dẫn lên trời" bởi tạp chí Mỹ Travel & Leisure
1.2 Ẩm thực
Ẩm thực là nét đặc trưng nhất của văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc, với sự kết hợp độc đáo của nhiều dân tộc như Thái, Tày, Mường, Dao, Mông, Lô Lô,
Hà Nhì Người dân thường thưởng thức các món truyền thống trong không gian cộng đồng như lễ hội, chợ phiên, đặc biệt vào dịp Tết Các món ăn Tây Bắc nổi bật với hương vị đậm đà, khó quên, tiêu biểu như canh bon da trâu –
sự kết hợp hài hòa giữa bon, da trâu, mắc khén và ớt cay Rượu sâu chít, hay Bạch trùng thảo, là loại rượu đặc sản giúp sảng khoái, được nhiều dân tộc ưa chuộng Chẳm chéo, món chấm của người Thái, và mèn mén, món ăn từ ngô của người Mông, đều mang hương vị đặc trưng của núi rừng Các món khác như cơm lam, thịt trâu gác bếp, xôi nếp nương Mai Châu hay nậm pịa góp phần làm phong phú thêm bức tranh ẩm thực Tây Bắc, để lại dấu ấn khó phai trong lòng du khách
1.3 Trang phục
Mỗi đồng bào dân tộc vùng Tây Bắc đều có những bộ trang phục truyền thống của họ để tạo nên bản sắc dân tộc riêng
1.3.1.Dân tộc Thái:
- Nam giới:
Ngày thường mặc áo cánh ngắn xẻ ngực, quần xẻ dũng
Ngày lễ mặc áo dài xẻ nách phải, quấn khăn, đi guốc
Tang lễ mặc áo sặc sỡ, dài thụng, không lượn nách
- Nữ giới:
Thái trắng: Ngày thường mặc áo ngắn sáng màu, váy đen gấu đáp vải
đỏ, khăn chàm không hoa văn Lễ tết mặc áo dài đen thân thụng, trang trí tua vải ở ngực Chưa chồng búi tóc sau gáy, có chồng búi trên đỉnh đầu
Thái đen: Ngày thường mặc áo ngắn màu tối, váy đen, khăn piêu Lễ tết mặc áo dài trang trí phong phú, lối búi tóc giống Thái trắng
1.3.2 Dân tộc Dao:
Trang phục gồm áo, yếm, xà cạp, khăn vấn đầu và trang sức bạc
Áo Dao Tiền có họa tiết hình gấu, chó, khuy bạc chạm khắc tinh vi, cổ
áo trang trí bông hoa đỏ nổi bật
Trang 8 Yếm đơn giản, xà cạp có hoa văn răng cưa, móc câu Khăn vấn đầu có nhiều loại (vuông, chữ nhật, dài) Trang sức bạc như vòng cổ, nhẫn, hoa văn bán cầu và sao 8 cánh thường đi kèm
1.3.3 Dân tộc H’Mông:
- Nam giới:
Áo cánh ngắn, thân hẹp, tay rộng, có hai loại: bốn thân xẻ ngực (không trang trí) và năm thân xẻ nách phải (trang trí vằn ngang)
Quần chân què, ống rộng, đầu chít khăn hoặc đội mũ bạc chạm khắc
- Nữ giới:
Áo bốn thân, xẻ ngực, không cài nút, trang trí hoa văn ở tay áo và sau gáy
Váy kín, nhiều nếp gấp, đi kèm thắt lưng thêu hoa văn và tạp dề
Tóc dài quấn quanh đầu hoặc đội khăn cao, đeo trang sức như khuyên tai, vòng cổ, vòng tay, vòng chân, nhẫn
1.4 Kiến trúc nhà ở
Văn hóa dân tộc Tây Bắc còn in đậm trong từng kiến trúc nhà ở của người dân khu vực Mỗi dân tộc khác nhau thường xây dựng nhà ở với lối kiến trúc khác nhau nhưng vẫn tạo nên được một Tây Bắc rất riêng
Nhà sàn Thái:
Nhà sàn của người Thái luôn có số gian lẻ, hai đầu hồi khum khum như mai rùa, liên quan đến truyền thuyết thần rùa “Pua tấu” Nhà có hai cầu thang:
“Tang chan” ở cuối nhà dành cho phụ nữ (9 bậc) và “Tang quản” ở đầu nhà dành cho nam giới (7 bậc) Trong nhà, hai bếp lửa được bố trí riêng: bếp phía
“tang quản” dành cho người già, bếp chính ở “tang chan” dành cho phụ nữ Khu vực “quản” dành riêng cho đàn ông, có gian thờ tổ tiên (hỏng hóng) và cột thiêng (sau hẹ) với các biểu tượng như thần rùa, ba bông lúa, và ba nhánh thì là, thể hiện sự hài hòa thiên-địa-nhân
Nhà sàn Dao:
Kiến trúc nhà ở của người Dao cũng rất phong phú, tuỳ nhóm mà ở nhà trệt hay nửa sàn, nửa đất Hiện nay tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam ngôi nhà nửa sàn nửa đất được chọn để trưng bày và giới thiệu Loại nhà nửa sàn nửa đất là loại kiến trúc nhà cửa của riêng người Dao, gắn liền với cuộc sống
du canh du cư trước đây Về cấu trúc, nhà của người Dao được làm bằng gỗ,
Trang 9tre, nứa rất chắc chắn, đơn giản nhưng được kết hợp khéo léo toát lên sự kín đáo, tế nhị của người Á Đông Kiểu nhà truyền thống của người Dao quần trắng là nhà sàn, thường được làm ba gian, cách chắp nối các cấu kiện bằng nguyên liệu rời Kiểu nhà này chỉ có một cầu thang lên xuống, cầu thang có
số bậc lẻ; trong nhà thường có hai bếp Nhà người Dao đỏ làm nửa sàn nửa đất ở lưng chừng đồi
Nhà sàn H’ Mông:
Được làm bằng gỗ pơ mu, kết cấu đơn giản với ba cột và xà ngang Mọi phần của ngôi nhà liên kết bằng dây buộc thay vì đinh Nhà gồm ba gian: gian giữa đặt bàn thờ tổ tiên và là nơi ăn uống; gian đầu hồi một bên dành cho nam và khách nam, có bếp phụ; gian đầu hồi bên kia dành cho nữ, nơi đặt bếp chính kiểu bếp lò Chuồng gia súc đặt trước nhà, và ở vùng núi đá, mỗi nhà thường có khuôn viên riêng bao quanh bởi tường đá cao gần 2m
1.5 Đi lại, vận chuyển
Do địa hình đồi núi hiểm trở và thiên tai như xói mòn, sạt lở đất, giao thông ở Tây Bắc chưa phát triển Người dân thường sử dụng xe bò, xe ngựa
để chở hàng; tàu thuyền, máng di chuyển trên sông suối; đường bộ thì đi bộ hoặc cưỡi ngựa
Dân tộc Thái: Phổ biến với vận chuyển bằng gánh và gùi chằng dây qua trán.
Ở các con sông lớn, họ sử dụng thuyền đuôi én để xuôi ngược vận chuyển hàng hóa
Dân tộc Dao: Thường dùng địu, quẩy tấu hoặc lù cở để thu thập nông sản Ở
vùng thấp hơn, họ sử dụng đôi dậu để gánh lúa ngô Với các nhóm sống ven sông suối, thuyền độc mộc là phương tiện chính để vận chuyển hàng hóa và đi lại
Dân tộc H’Mông: Sống ở vùng núi cao, người H’Mông sử dụng ngựa thồ
như phương tiện vận chuyển chính, từ chở lúa ngô, hàng hóa, đến đưa cả gia đình đi chợ hay lễ hội Dù hiện nay có nhiều phương tiện hiện đại, người H’Mông vẫn nuôi ngựa như một cách gìn giữ ký ức văn hóa
Trang 102 Văn hóa tinh thần
2.1 Tín ngưỡng
2.1.1 Tín ngưỡng nông nghiệp: Lễ cúng rừng
Lễ cúng rừng là nghi lễ quan trọng nhất trong năm của người dân vùng cao, đặc biệt là đồng bào Mông, nhằm tạ ơn thần rừng và thể hiện ý thức bảo
vệ môi trường Lễ được tổ chức tại gốc cây cổ thụ trong khu rừng thiêng của bản, nơi đặt bàn thờ cúng Trong lễ, thầy cúng đọc lời tạ ơn thần rừng đã che chở và ban nguồn sống, đồng thời cam kết với dân làng sẽ bảo vệ, chăm sóc,
và trồng thêm cây, không phá hoại rừng Sau đó, thầy cúng ban rượu lộc, mọi người quây quần ăn cơm, bàn bạc cách bảo vệ rừng và trồng thêm rừng mới, tăng cường tinh thần đoàn kết cộng đồng
2.1.2 Tín ngưỡng hầu hầu đồng:
Hầu đồng là nghi lễ giao tiếp với thần linh qua các ông đồng, bà đồng, tái hiện hình ảnh thần thánh trong trạng thái tâm linh thăng hoa Người tham gia tin rằng nghi lễ này giúp họ gặp gỡ các vị thánh thần để cầu tài lộc, mưa thuận gió hòa và nhiều điều may mắn Mỗi giá đồng được thực hiện đúng nghi thức, hòa quyện âm điệu chầu văn với khói hương tạo nên không gian huyền ảo tại các đền thiêng và miếu cổ Tín ngưỡng này gắn liền với các đền nổi tiếng ở Tây Bắc như đền Mẫu Âu Cơ (Phú Thọ), đền Mẫu Đông Cuông (Yên Bái), đền Thượng, đền Bảo Hà, nơi thờ Mẫu và các vị tướng bảo vệ vùng biên ải
2.1.3 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Vào những ngày đầu năm mới theo lịch Thái, gia đình tổ chức lễ cúng cơm dòng họ Trước khi năm mới đến, chủ nhà mời ông mo đến cúng và chuẩn bị đồ cúng cùng với anh em họ hàng và làng xóm Gia chủ chuẩn bị sổ ghi tên những người đã khuất trong dòng họ để ông mo mời họ đến ăn Tết Mỗi khi gọi tên người khuất, ông mo sẽ bón 3 miếng thịt, 3 thìa măng vào nơi thờ cúng tổ tiên Sau lễ cúng, gia chủ dọn mâm cơm để ông mo mời thổ công, thổ địa, ma rừng, ma núi, thần sông suối và cầu khấn cho gia chủ khỏe mạnh, làm ăn phát đạt Cuối cùng, mâm cơm được dọn ra mời anh em và làng xóm chung vui, chúc mừng năm mới dồi dào sức khỏe, gia đình hạnh phúc, mùa màng bội thu