sinh viên Võ Thị Thanh Thúy học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại thực hiện đề tài “Phân fích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phân Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ"
Trang 1TRƯỜNG Đại HỌC VÕ TRƯỜNG TOAN
KHOA KINH TE
Dé tai:
PHAN TICH HIEU QUA THANH TOAN QUOC TE
TAI CONG TY CO PHAN NONG SAN THUC PHAM|
XUAT KHAU CAN THO
VO THI THANH THUY
NGÀNH KINH TẾ ĐÓI NGOẠI
Giảng viên hướng dẫn:
Th.S TRẤN MINH
Trang 2LỜI CẢM TẠ Qua thời gian học tập ở Trường Đại học Võ Trường Toản cùng với hai tháng thực tập tại công ty Cô phần Nông sản Thực phẩm Xuất khâu Cần Thơ, với những kiến thức nền tảng đã được truyền dạy và thời gian ứng dụng lý thuyết vào thực tế đã giúp em trang bị và củng cố vốn hiểu biết cho bản thân đồng thời cũng tích lũy được không ít kinh nghiệm đề có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp Bên cạnh sự nỗ lực học hỏi của bản thân em còn nhận được rất nhiều sự giúp đỡ em xin gửi lời cám ơn chân thành đến:
Ban lãnh đạo công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khâu Cần Thơ đã tạo cơ hội cho em được tiếp xúc với môi trường làm việc tại công ty Em xin chân thành cám ơn anh Nguyễn Thanh Nghiép da tao điều kiện thuận lợi và dành nhiều thời gian chỉ dẫn em tìm hiểu về các hoạt động của công ty và đã giúp cung cấp só liệu và thông tin đề phục vụ cho đề tài
Ban Giám hiệu và Quý thầy cô trường Đại học Võ Trường Toản thầy
cô Khoa Kinh tế đã đành nhiều tình cảm nhiệt tình truyền đạt kiến thức kinh
nghiệm trong thời gian học tập ở trường
Đặc biệt, em xin chân thành cám ơn thầy Trần Minh Tuấn đã hỗ trợ và dành nhiều thời gian hướng dẫn để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này Chân thành cám ơn! Trân trọng!
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Thanh Thúy
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài này là đo chính tôi thực hiện các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào
Hậu Giang, ngày 1Š tháng 04 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Võ Thị Thanh Thúy
ii
Trang 4NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÂN Trong thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp sinh viên Võ Thị Thanh Thúy học chuyên ngành Kinh tế đối ngoại thực hiện đề tài “Phân fích hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phân Nông sản Thực phẩm Xuất
khẩu Cần Thơ" đã hoàn thành tốt khóa luận theo yêu cầu Hình thức trình bày rõ
ràng với bố cục chặt chẽ cơ sở lý luận mang tính khoa học cao
Trong quá trình làm việc sinh viên Võ Thị Thanh Thúy có tỉnh thần làm việc nhiệt tình thái độ nghiêm túc
Tôi đồng ý cho báo cáo
Hậu Giang, ngày 24 tháng 06 năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
Th.S TRAN MINH TUAN
ili
Trang 5NHAN XET CUA CO QUAN THUC TAP
Cân Thơ, ngày tháng năm 2013
Ban Giám đốc
iv
Trang 6TOM TAT
Dé tai: “Phan tich hoat déng thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phân
Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ" được thực hiện nhằm tìm hiểu, nghiên cứu hiệu quả thanh toán quốc tế của công ty Cổ phần Nông sản Thực
phẩm Xuất khẩu Cần Thơ và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thanh toán
Dé tài sử dụng số liệu trong năm năm từ 2008 - 2012 Để thực hiện mục
tiêu trên, em đã sử dụng phương pháp so sánh đề giải quyết các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế dùng ma trận SWOT và môi trường vi - vĩ mô đề phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến thanh toán kết hợp với các bài báo sách chuyên ngành khác đề tổng hợp nhận xét và giải thích vấn đề
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tình hình thanh toán quốc tế của công ty tương đối ồn định Công ty thường áp dụng phương thức điện chuyển tiền khi thanh toán với khách hàng quen thuộc Trong quá trình thanh toán công ty vẫn gặp những rủi ro từ khâu lập chứng từ giao hàng cho đến khi thanh toán với khách hàng
Qua kết quả nghiên cứu trên luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hạn chế rủi ro đối với từng phương thức thanh toán của công ty như lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp tùy theo diễn biến hoạt động xuất khẩu, có thể sử dụng phương thức L/C nhiều hơn thay cho T/T D/P Công ty cần tuyển dụng đào tạo đội ngũ chuyên môn cao trong hoạt động thanh toán tranh thủ sử dụng hiệu quả nguồn vốn đem lại giá trị kinh tế cao hơn cần đầu tư cơ sở vật chat, trang thiết bị phục vụ thanh toán sử dụng hệ thống SWIFT trong tat cả giao dich
Trang 7MỤC LỤC
KỮI ẤN TT kẽacuGà8586B6sg8tAd80eedklasiGstiitisnodilb:gattekcsoieBiststiBõi xã LỜI CAM ĐOAN
NHẠN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DÀN
1:2;MIG TIỆU NGHIÊN GỮI uc cnsbtisiiesebesogssdiaddesligtgeboliiieetsaxode 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thê cccvcccvvvvcrrrtrtrEEEEEEEEktvrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrtrrrrrrrree 2 13CAU HOINGHIEN CUU nu bánnghesvisnnbiioodgitstpbitgonpgitdtsgpstoag 3 1.4, PHAM VI NGHIÊN CỨU . -ccvccc+crisrtrtrrrrttrrreerreeeriecreosee
1,4.1:s RONG Bian ass ccstessscssnsssasssssansassoascsrsneccatecsessassstvisracsseavestenscaciomsyoaresteaseates O 1.4.2 ThOi gia e.cccccsccscssssssssssssssnssenssssssssssssnceecesceeceeceessssssssstsistinnnnennsesnsnese 3
Chuong 1 PHUONG PHAP LUAN VA PHUONG PH
1.1, PHUONG PHAP LUAN
1.1.1 Nội dung và chức nang cua thuong mai qu
1.1.4 Phân tích hoạt động kinh doanh của
1.1.5 Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đối v
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phương pháp thu thập số liệ
1.2.2 Phương pháp phân tích số liệ
vi
Trang 8Chương 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUA HOAT DONG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỎ PHẢN NÔNG SẢN THỰC PHAM XUAT KHAU CAN THO 29 2.1, LICH SU VA CƠ CAU TO CHUC CUA CÔNG TY 20 2.2 PHAN TICH TINH HINH HOAT DONG KINH DOANH CUA CÔNG TY
CO PHAN NONG SAN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU CÀN THƠ 30
2.3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2008 - 2012) 34
2.3.1 Khái quát thị trường mục tiêu của công ty 34 2.3.2 Thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 2008 - 2012 36
2.3.3 Sản lượng, kim ngạch xuất khẩu của công ty giai đoạn 2008 - 2012 40
Chương 3 PHAN, TÍCH HIỆU QUẢ THANH TOÁN Quoc TẾ TẠI CÔNG
TY CỎ PHẢN NÔNG SẢN THỰC PHẢM XUẤT KHÁU CÀN THƠ 4 3.1 THỰC TRẠNG THANH TOÁN CỦA CÔNG TY 43
3.1.2 Phân tích giá trị sử dụng phương thức thanh toán tại công ty giai đoạn
3.1.3 Tình hình sử dụng phương thức thanh toán của công ty theo thị trường
Xuất khẩu giai đoạn 2008§— 2012 cossooseoeesseaasasliapnaasvasaaaeeaasasaisgoasaffT 3.1.4 Phân tích theo chỉ phí thanh toán e.coeeiiiiiiisiisadda.aoreao DO
3.1.5 Phân tích theo thủ tục thanh toán .50
3.2 DANH GIA HIỆU QUÁ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY 51
3.2.1 Những mặt đạt được và nguyên nhân
3.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Chuong 4 PHAN TICH CAC YEU TO ANH HUONG D
THANH TOÁN QUỐC TẾ
4.1 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VI MÔ - VĨ MÔ TÁC Đi
G ĐÉN THANH
4.2 PHÂN TÍCH SWOIT, 555555cccsvecvrrerrrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrreev Ô
Chương 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUA HOAT DONG THANH
TOAN QUOC TE TAI CONG TY CO PHAN NONG SAN THUC PHAM XUAT KHAU CAN THO
5.1 CHIEN LUGC XUAT KHAU GAO CUA CONG T
5.1.1 Chién luge tham THẬP tHỊ HƯỜN suiznssisobesnloaoiadiesselsasaeasasusa0S 5.1.2 Chiến lược phát triển thị trường -.ccccvccceersccreeeeerreeererev 63
vii
Trang 93)1.3, Ghiến lược sẵn Soha sxcacsssssssccssvcovscovvcesnaceeeoasuevunssveavsoesussncveccavessuseseeceos 64 5.1.4 Chiến lược liên doanh 55cccccesrrerseeeererrsrseecrrrre e 04
5?JIS.TKẾHữ0 VỆ PHÍẾ SồÚtqondioosietuiasquelloRdisulisiapssagetssgsessesjGSi
5.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUÁ THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI
CONG TY CO PHAN NONG SAN THUC PHAM XUAT KHAU CAN THO 65
.65 65
65 Chương 6 KẾT LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ, -525vvvcececcrvvveeererrrkke 67 6n} KẾT HHUẬN tạ gái Lg80180808:0C180088Sxlg0f88uslpBIRosgifo(Euolitid980 67
TAL LIRU, THAM KHAO wssesssssssssssscsscossonsssacosssssecscocoecoustnsnsivessvertsnonssessssessanssssies 68 PHI G6656 56606656 2s08dGhoitdLGA30SGSGISIBA- GGuAdiGtlcqgggng@iagsse 70
5.2.2 Phương thức nhờ thu kèm chứng tù
5.2.3 Phương thức tín dụng chứng từ
viii
Trang 10DANH MUC BIEU BANG
121 — Ma trận SWOT và chiến lược phôi hợp các yếu tố (Nguyễn
Phạm Thanh Nam Trương Chí Tiên, 2007)
công ty giai đoạn 2008 - 2012
2008 - 2012
công ty giai đoạn 2008 - 2012
Trang 11DANH MỤC HÌNH
giai đoạn 2008 - 2012
đoạn 2008 - 2012
Trang 12DANH MUC TU VIET TAT
Đồng bằng Sông Cửu Long Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
Nguyên tắc sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Hàng hóa Tiêu chuẩn hóa quốc tế Thu tin dung
Chuyển tiền bằng thư
Nhập khẩu Sản phẩm dở dang Hiệp hội viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu
Chuyển tiền bằng điện
Quy tắc thông nhất về nhờ thu
Against Payment
Documentary
internationale des associa - tions de transitaires et Fédération
assimilés Hazard Analysis and Critical Control Points
Letter of Credit Mail Transfer
Worldwide Financial
Interbank Telecommunication Telegrgaphic transfer
Reimbursement Uniform Customs and Practice for documentary credits
exchange
Collection
Trang 13Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
PHAN MO BAU
1.1 DAT VAN DE NGHIEN CUU
Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới vào năm 2007 Việt Nam đã và đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới Nền kinh tế Việt Nam đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn nhờ những đóng góp đáng kể của hoạt động xuất khẩu Theo Tổng cục hải quan tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả
nước năm 2012 đạt gần 228.37 tỷ USD, tăng 12.1% so với kết quả thực hiện của
năm 2011 Việt Nam là một nước có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nông sản
phong phú, có giá trị nhờ điều kiện thời tiết khí hậu địa lý thích hợp và đất đai
màu mỡ đã tạo một môi trường lý tưởng cho sản xuất lúa gạo từ đó đã giúp gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh Trong đó theo thống kê của Cục trồng trọt năm 2012 hằng năm Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) cung cấp hon 90% sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam Năm 2012 tổng diện tích gieo trồng lúa ở ĐBSCL chiếm 53.4% tổng diện tích gieo trồng lúa cả nước Mỗi năm
cùng kỳ năm trước đạt 79% kế hoạch năm với kim ngạch đạt 172 triệu USD, tăng 15.9% Cụ thể, công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
đạt 17,23 triệu USD về kim ngạch Theo Ngân hàng Nhà nước công bó cuối năm
2011 dự trữ ngoại tệ chỉ ở mức là 9 tỷ USD, trang trải một phần nhu cầu nhập khẩu máy móc, trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước Dự trữ ngoại hồi ròng của Việt Nam năm 2012 ở mức 20.7
ty USD, dap ứng được gần 12 tuần nhập khẩu của nên kinh té
Thanh toán quốc tế (TTQT) đã ra đời từ lâu nhưng nó mới chỉ phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 20 khi mà khối lượng mua bán đầu tư quốc tế và chuyền tiền quốc tế ngày càng gia tăng, từ đó làm cho khối lượng các giao dịch thanh toán tăng và làm gia tăng việc sử dụng đồng tiền của các nước để chỉ trả lẫn nhau Thanh toán quốc tế đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong
hoạt động của nền kinh tế của các quốc gia hiện nay Hiệu quả của hoạt động
thanh toán xuất nhập khâu ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các bên tham gia
xuất nhập khẩu nên yêu cầu thanh toán nhanh chính xác là không thể thiếu trong việc thực hiện giao dịch buôn bán Tuy nhiên, TTQT có thé gây ra rủi ro, tổn thất trực tiếp cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu như các rủi ro
về tỷ giá và lãi suất Trong giao dịch TTQT hình thức thanh toán bằng phương
thức L/C chiếm tỷ trọng khá cao hơn 60% Theo khảo sát của Phòng Thương
mại Quốc tế (ICC, năm 2003) có giá trị cho đến ngày nay, có khoảng 70% chứng
Trang 14Phân tích hiệu qua TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
từ xuất trình theo L/C đã bị ngân hàng từ chối vì có sai sót Điều này gây thiệt hại cho các doanh nghiệp cả về thời gian và tiền bạc (mỗi lần làm lại chứng từ
doanh nghiệp phải tốn từ 50 - 100 USD), cho thấy nhiều doanh nghiệp chưa hiểu
hết về các quy tắc trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu (XNK) Rủi ro về
tỷ giá và lãi suất trong TTQT cũng là mối lo không nhỏ của doanh nghiệp Trong
bối cảnh nên kinh tế hiện nay thì mối lo này được nhân lên nhiều lần khi tỷ giá USD/VND, lãi suất luôn biến động Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước, chênh
lệch lãi suất huy động giữa VNĐ và USD vẫn ở mức cao (7.5%/năm so với
2%/năm): từ 13/5/2013 lãi suất tái cấp vốn từ 8%/năm xuống 7%/năm: lãi suất
tái chiết khâu từ 6%/năm xuống 5%/năm: lãi suất cho vay qua đêm trong thanh
toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù
trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hang con 8%/nam thay vi 9%/nam
như trước Cũng từ ngày trên lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ dối với các
nhu cầu vốn phục vụ nông nghiệp nông thôn xuất khâu công nghiệp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao giảm từ 11%/nam xuống 10%/năm; lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ của Quỹ tín dụng nhân dân và tô chức tài chính vi mô đối với các nhu cầu vốn này giảm từ
12%/năm xuống 11%/năm Bắt cứ một đơn hàng nào vay vốn bằng VNĐ sản
xuất kinh doanh nhưng khi thu hồi vốn bằng ngoại tệ lập tức xuất hiện rủi ro Nhiều doanh nghiệp chuyên xuất nhập khẩu thường nhập nguyên liệu đầu vào
bằng ngoại tệ mua ngoài thị trường tự do, nhưng khi xuất khẩu thì kê khai trong
hoá đơn theo tỷ giá trong ngân hàng vì vậy phần chênh lệch tỷ giá này không có
cơ sở đẻ khâu trừ thuế Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến
thức vững chắc về phương thức TTQT nhất định được áp dụng trong từng lần
giao thương cần hiểu rõ năng lực tài chính, tiểu sử hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tác, khi ký hợp đồng phải chặt chẽ và tuân thủ các quy chuẩn quốc
tế Tuy nhiên, để làm được điều đó không đơn giản và không phải doanh nghiệp nào muốn cũng làm được Vì vậy, cần tìm hiểu và đề ra giải pháp để giải quyết vấn đề trên em thực hiện đề tài: “Phân fích hiệu quả thanh toán quốc té tai
công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Tho"
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trang 15Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nong san Thue phẩm Xuất khẩu Can Thơ
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thanh toán quốc tế tại công ty
Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
Đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công
ty trong thời gian tới
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Giá trị của quan hệ xuất nhập khẩu đóng góp cho hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm như thế nào?
Hiệu quả thanh toán quốc tế của công ty ra sao?
Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty Cổ phan Nông sản Thực phẩm Xuất khâu Cần Thơ?
Giải pháp nào nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty
trong thời gian tới?
Số liệu sử dụng trong dé tai là số liệu từ năm 2008 đến năm 2012
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/04/2013 đến ngày 25/06/2013
1.4.3 Nội dung nghiên cứu
Do giới hạn về kinh phí và thời gian nên dé tài chủ yếu tập trung tìm hiểu các vấn đề trên góc độ của nhà xuất khẩu xem xét mặt hàng chủ yếu của công ty là gạo
Để giải quyết vấn đề trên đề tài thực hiện 3 mục tiêu:
* Mục tiêu : Phân tích hiệu quả TTQT của công ty sẽ thực hiện như sau: Phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích tình hình doanh thu, chỉ phí lợi nhuận
Phân tích thực trạng TTQT của công ty theo tình hình xuất khẩu thị trường xuất khẩu, thời gian thanh toán, chỉ phí và thủ tục thanh toán
* Afục tiêu 2: Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của công ty
Môi trường bên ngoài gồm môi trường vi mô môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô: Công nghệ chính trị - pháp luật, văn hoá - xã hội kinh tế
Trang 16Phân tích hiệu qua TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
Sử dụng ma trận SWOT phân tích điểm mạnh yếu cơ hội, thách thức và kết
hop SO, ST, WO, WT
* Muc tiéu 3: Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả TTQT tại công ty
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Theo Nguyễn Kim Hoàng Quyên (Năm 2010) Phân tích thực trạng thanh toán tiền hàng xuất khẩu tại công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ trường Đại học Cần Thơ Bài viết đã sử dụng phương pháp thống kê
mô tả nhằm mô tả thực trạng hoạt động thanh toán tiền hàng xuất khẩu thống kê những khó khăn đánh giá thực trạng và đề xuất phương hướng giải quyết phương pháp so sánh xem xét các chỉ tiêu phân tích tình hình xuất khâu
Theo Tran Thị Tuyết Hoa (Năm 2012), Phân đích tình hình xuất khẩu gạo của công ty Cổ phần Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ giai đoạn 2009
- 2011 trường Đại học Cần Thơ Bài viết đã sử dụng phương pháp so sánh để
thấy được sự biến động tình hình xuất khẩu gạo của công ty qua các năm: sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích số tương đối số tuyệt đối phân tích tình hình xuất khẩu của công ty, chỉ phí xuất khẩu, lợi nhuận xuất khẩu cũng như các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu gạo tỷ suất sinh lợi của công ty; sử dụng phương pháp ma tran SWOT dé dua ra chiến lược nâng cao xuất khẩu cho công ty
Theo Trương Thị Như Huỳnh (năm 2010) Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ Phâần Chế biến Thủy sản Xuất khẩu Minh Hải, trường Đại học Cần Thơ Sử dụng phương pháp so sánh và đánh giá để phân
tích số liệu để thấy được xu hướng biến đổi của chỉ tiêu hiệu quả sản xuất và
các tỷ số tài chính qua các năm nhằm xác định nguyên nhân và tìm ra biện pháp
để công ty sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả hơn: sử dụng phương pháp thay thế
liên hoàn dùng tính mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến đối tượng phân tích
Theo Phan Thúy Vi (năm 2011), Xây đựng chiến lược cho hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng Á Châu Việt Nam chỉ nhánh Cà Mau trường
Đại học Cần Thơ Bài viết đã sử dụng phương pháp phương pháp thống kê mô
tả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và số tương đối để so sánh làm
rõ các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của ngân hàng Sử dụng phương pháp phân tích IEF, EFE để phân tích những điểm mạnh và điểm yếu bên trong của ngân hàng cũng như nguy cơ và đe doạ ở môi trường bên ngoài đối với ngân hàng
Sir dung ma tran SWOT, QSPM để phân tích những số liệu đã có về điểm mạnh, điểm yếu nguy cơ và đe doạ của ngân hàng, để giúp ngân hàng có thể
tận dụng được những điểm mạnh cơ hội cũng như khắc phụ được những điểm
yếu và đe dọa Và đề ra chiến lược phù hợp giúp ngân hàng cạnh tranh tốt hơn với các ngân hàng khác trong tỉnh Cà Mau
Trang 17
Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
PHẢN NỘI DUNG
Chương I
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
1.1.1 Nội dung và chức năng của thương mại quốc tế
1.1.1.1 Khái niệm và nội dung của thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia thông qua mua bán, lấy tiền tệ làm môi giới tuân theo nguyên tắc trao đổi ngang giá nhằm đưa lại lợi ích cho các bên
Góp phần nâng cao hiệu quả nền kinh tế quốc dân, do việc mở rộng trao đổi
mà khai thác triệt đẻ lợi thế của nền kinh tế trong nước trên cơ sở phân công lao động quốc tế, nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành
Cơ cấu mặt hàng trong thương mại quốc tế có những thay đổi sâu sắc với các xu hướng chính sau: Giảm đáng kẻ tỷ trọng của nhóm hàng lương thực, thực phẩm và đồ uống; giảm mạnh tỷ trọng của nhóm hàng nguyên vật liệu tăng nhanh tỷ trọng của đầu mỏ và khí đốt; giảm tỷ trọng hàng thô tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm công nghiệp chế tạo nhất là máy móc thiết bị và những mặt hàng tỉnh chế; giảm tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa đựng nhiều lao động
giản đơn tăng nhanh những mặt hang kết tinh lao dong thanh thao, lao dong
phức tạp Tỷ trọng buôn bán những mặt hàng chứa dựng hàm lượng vón lớn công nghệ cao tăng nhanh
Sự phát triển của nền thương mại thé giới ngày càng mở rộng phạm vi và phương thức cạnh tranh với nhiều công cụ khác nhau không những về mặt chất
lượng và giá cả mà còn về điều kiện giao hàng, bao bì, mẫu mã thời hạn thanh
Trang 18
Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Can Thơ
toán các dịch vụ sau bán hàng và các tiêu chuẩn khác gắn với trách nhiệm xã
hội và quyền lợi người tiêu dùng
Chu kỳ sống của từng loại sản phẩm ngày càng được rút ngắn việc đổi mới
thiết bị đổi mới công nghệ đổi mới mẫu mã hàng hóa diễn ra liên tục, đòi hỏi
phải năng động, nhạy bén khi gia nhập thị trường thế giới Các sản phẩm có hàm lượng khoa học và công nghệ cao có sức cạnh tranh mạnh mẽ trong khi các sản phẩm nguyên liệu thô ngày càng mắt giá, kém sức cạnh trạnh
Sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế một mặt thúc đây tự do hóa thương mại song mặt khác giữa các liên kết kinh tế quốc tế cũng hình thành các hang rao mới yêu cầu bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi hon
Vai trò của GATT/WTO ngày càng quan trọng trong điều chỉnh thương mại
quốc tế [8, tr 36 - 38]
1.1.1.3 Cơ sở lý thuyết về lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối
a) Loi thé tuyét doi etia Adam Smith (1723 — 1790)
Dé cao vai trò cá nhân và các doanh nghiệp ủng hộ một nền thương mại tự
do không có sự can thiệp của Chính phủ
Thấy được tính ưu việt của chuyên môn hóa Tuy nhiên lý thuyết này lại đồng nhất hóa sự phân công lao động quốc tế với sự phân công lao động trong nước mà không tính đến sự khác biệt giữa các quốc gia là rất lớn về thể chế chính trị về phong tục tập quán
Dùng lợi thế tuyệt đối chỉ có thể giải thích được một phần rất nhỏ trong mậu dịch thế giới ngày nay, vi dụ như giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển Lý thuyết này không thể giả thích được trong trường hợp một
nước được coi là “tốt nhất", tức là quốc gia đó có lợi thế tuyệt đối để sản xuất tất
cả các sản phẩm hoặc một nước được coi là *kém nhất”, tức là quốc gia đó không
có một sản phẩm nào có lợi thuyết tuyệt đối để sản xuất trong nước
[8 tr.44 - 45]
b) Lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 — 1823)
Để xây dựng quy luật lợi thế so sánh, Ricardo đã đưa ra một số giả thiết làm giản đơn hóa mô hình trao đổi mậu dịch các giả định đó là:
- Thế giới chỉ có 2 quốc gia và chỉ sản xuất 2 loại sản phẩm
- Chi phí sản xuất được đồng nhất với tiền lương
- Lao động có thể chuyển dịch tự do chỉ trong một quốc gia nhưng không có khả năng chuyền dịch giữa các quốc gia
Trang 19Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Can Tho
là có lợi thế tuyệt đối đê sản xuất cả hai sản phẩm Trong điều kiện đó quốc gia thứ hai lại càng có lợi hơn so với khi họ không giao thương Trong trường hợp
này, nếu một quốc gia bất lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất cả các sản phẩm
thì họ vẫn có thể chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có bất lợi là nhỏ nhất thì họ vẫn có lợi Còn quốc gia có lợi hoàn toàn trong việc sản xuất tất
cả các sản phẩm sẽ tập trung chuyên môn hóa trong việc sản xuất và xuất khâu
sản phẩm có lợi là lớn nhất thì họ vẫn luôn có lợi [8, tr 45 - 46]
1.1.2 Hoạt động thanh toán quốc tế đối với kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.2.1 Lý luận chung về thanh toán quốc tế
c) Vai tro
Thanh toán quốc tế là cơ sở quan trọng đề hình thành và phát triển quan hệ tài chính quốc tế: Lưu thông hàng hoá địch vụ và chu chuyến tiền tệ [14]
đ) Cơ sở hình thành
* Chứng từ thương mại trong thanh toán quoc tế
Chứng từ vận tải còn gọi là vận đơn hoặc vận tải đơn (Transport Receipt)
là bằng chứng về sự vận chuyển hàng hóa từ người bán đến người mua [14, tr.193]
Chứng từ bảo hiểm hàng hoá là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho
người mua bảo hiểm, hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng hóa [ 14 tr.204]
Chứng từ về hàng hoá là bằng chứng chứng minh quan hệ thương mại là chứng từ mang tính chất trung tâm trong bộ hồ sơ thanh toán [13 tr.65]
* Các điều kiện thanh toán quốc tế
Điều kiện về đồng tiền thanh toán: Quy định sử dụng đơn vị tiền tệ của
nước nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng thanh toán quốc tế, đồng thời quy định các xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu hàng hóa và thanh toán [13 tr.189]
Trang 20
Phân tích hiệu quả TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu € tần Thơ
Điều kiện về địa điểm thanh toán: Quy định nghĩa vụ thanh toán tiền trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ được trả ở đâu Trong thực tế, để thỏa thuận
được điểm thanh toán cần đàm phán ký trong hợp đồng thanh toán quốc tế
Điều kiện về thời gian thanh toán quy định rõ thời hạn mà người nhập khẩu
trả tiền cho người xuất khẩu [13, tr.202 - 206]
Trả tiền trước là hình thức trả tiền ngay sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi
bên xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của bên nhập khẩu bên nhập khâu trả một
phần hay toàn bộ số tiền hàng của hợp đồng Căn cứ thực hiện trả tiền trước là người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu X ngày kể từ sau ngày ký hợp đồng hoặc sau ngày hợp đồng có hiệu lực với mục đích là người nhập khâu cấp tín dụng cho bên xuất khẩu: Người nhập khẩu trả tiền trước cho người xuất khẩu X ngày trước ngày giao hàng! với mục đích là đảm bảo thực hiện hợp đồng
nhập khẩu
“Trả tiền ngay có bón hình thức:
Hình thức 1: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (chưa đưa lên phương tiện vận tải) tại nơi giao hàng được chỉ định Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng người bán thông báo cho người mua dưới các hình thức báo bằng điện, bằng thư hoặc qua đại điện của người mua ở nước bán Người mua sẽ trả tiền ngay khi nhận thông báo đó
Hình thức 2: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải tại nơi giao hàng được chỉ định Sau khi nhận được vận đơn của chủ phương tiện vận tải, thuyền trưởng người bán hàng thông báo cho người mua và yêu cầu trả tiền ngay
Hình thức 3: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi nhận được bộ chứng từ thanh toán từ bên bán
Hình thức 4: Người mua trả tiền cho người bán ngay sau khi nhận xong hàng hóa tại nơi quy định” hoặc cảng đến
Trả tiền sau: Điều kiện trả tiền sau có ý nghĩa bên bán cấp tín dụng cho
mua tạo điều kiện để bên mua được sử dụng hàng hóa khi chưa đủ vốn, giúp
người bán giữ được thị trường, tiêu thụ hàng hóa trong điều kiện cạnh tranh thương mại gay gắt Trả tiền sau gồm bốn loại tương tự trả tiền ngay
Điều kiện về phương thức thanh toán: Phương thức thanh toán chỉ ra người bán dùng cách nào đề thu được tiền hàng, người mua làm thế nào để trả được tiền
hàng Các bên tham gia thương mại quốc tế sẽ đàm phán, thỏa thuận sử dụng một
phương thức thanh toán thích hợp trên nguyên tắc cùng có lợi
' Ngày giao hàng là ngày giao chuyến hàng đầu tiên được quy định trong hợp đồng
* Noi quy định có thé la một địa điểm cụ thể tại nước người mua sau khi hàng hóa được giám
định xong, tại địa điểm của nước người bán, tên phương tiện của người mua
Trang 21
Phân tích hiệu qua TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phâm Xuất khẩu Cần Thơ
e) Các chủ thể tham gia hoạt động thanh toán quốc tế
* Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các đại lý
Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân Theo M.Francois PerouxÌ doanh nghiệp là một đơn vị tô chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tô sản xuất (có sự quan tâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiện nhằm bán ra trên thị trường những
sản phẩm hàng hóa dịch vụ để nhận được khoản chênh lệch giữa giá bán sản
phẩm và giá thành của sản phẩm ấy Doanh nghiệp là cộng đồng người sản xuất
ra những của cải
Doanh nghiệp bao gồm một tập hợp các bộ phận tô chức có tác động qua lại và theo đuổi cùng mục tiêu [9, tr.90]
* Các ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng nó cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thức khác nhau
* Các công ty chuyên chở
Theo quy tắc mẫu của Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận (FIATA)
về dịch vụ giao nhận dịch vụ giao nhận được định nghĩa như là bất kỳ loại dịch
vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên kể cả các vấn đề hải quan tài chính mua bảo hiểm thanh toán
thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá
Giao nhận hàng hoá là hành vi thương mại theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi tổ chức vận chuyển lưu kho lưu bãi làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người giao
nhận khác [ I |
Nói một cách ngắn gọn giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ thủ tục có liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng (người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng) Người giao nhận có thể làm các dịch vụ một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch
vụ của người thứ ba khác Công ty thực hiện dịch vụ như trên là công ty chuyên chở
* Các công ty bảo hiểm
Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm nhằm mục đích sinh lợi theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm đề doanh nghiệp bảo
* M Francois Peroux (1903 — 1987) la nha kinh té Phap
GVHD: Th.S Tran Minh Tuan 9 SVTH: Võ Thị Thanh Thúy
Trang 22Phân tích hiệu qua TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xudt khẩu Cần Thơ
hiểm trả tiền bảo hiém cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo
hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm [4]
* Các cơ quan uy thác của chỉnh phủ các nước
Bên nhận ủy thác như các tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng bao gồm: Ngân hàng thương mại công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài
0 Chuẩn mực và thông lệ quốc tế áp dụng trong thanh toán quốc tế
Luật và công ước quốc tế như: Công ước Liên Hiệp Quốc về hợp đồng thương mại quốc tế Wien Convention 1980 công ước Geneve 1930 “Luật thông nhất về Hồi phiếu”, công ước Geneve 1931 về “Séc quốc tế", các Luật và Công ước quốc tế khác liên quan
Thông lệ và tập quán quốc tế: Điều kiện thương mại quốc tế (Incoterms)
quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UCP) quy tắc thống nhất về
nho thu (URC), quy tắc thống nhất về hoàn trả liên hàng (URR)
1.1.2.2 Các phương tiện thanh toán quốc tế
a) Thương phiếu
Kỳ phiếu hay còn gọi là lệnh phiếu là loại chứng từ trong đó người ký phát cam kết sẽ trả một số tiền nhất định vào một ngày nhất định cho người hưởng lợi được chỉ định trên lệnh phiếu, hoặc theo lệnh của người hưởng lợi trả cho một người khác [13 tr.I1I]
Hối phiếu là tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho
người khác yêu cầu người này khi nhìn thấy phiếu hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu [2]
* Đặc điểm của thương phiếu
Có tính trừu tượng: Tức là trên thương phiếu có ghi những thông tỉn khái quát như: Số tiền nợ, thời gian phải trả, lãi suất, người phải trả Trên Thương phiếu không ghi tên người được thụ hưởng, không ghỉ lí do nợ
Có tính bắt buộc: Người mắc nợ phải thanh toán cho người thụ hưởng hay người nắm giữ nó số tiền đã ghỉ ở trên thương phiếu mà không được phép từ chối hay trì hoãn
Có tính lưu thông: Thương phiếu có thé chuyển nhượng được bằng cách kí
hậu (kí vào mặt sau)
* Quy định về thanh toán hồi phiếu
Chấp nhận hối phiếu là hành vi cam kết trả tiền của người có nghĩa vu trả
tiền khi hối phiếu đến hạn thanh toán
Trang 23
Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
Ký hậu hối phiếu là hành vi pháp lý dùng dé chuyển nhượng hồi phiều từ
người hưởng lợi này sang người hưởng lợi khác
Bảo lãnh hối phiếu là việc cam kết của người thứ ba trả tiền cho người
hưởng lợi khi hối phiếu đến hạn trả tiền
Kháng nghị về việc trả tiền hối phiếu khi đến hạn hối phiếu mà không được
trả tiên [14]
b) Sóc trong thanh toán quốc tế
Séc là một mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do người chủ tài khoản mở tại
ngân hàng ra lệnh cho ngân hàng (nơi mở tài khoản) trích một số tiền nhất định
từ tài khoản của mình mà ở ngân hàng này trả cho người cam séc hoặc cho người được chỉ định trên tờ séc [ 14 tr.144]
Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng, séc có 3 loại là séc ký danh séc vô danh và séc theo lệnh
Séc ký danh là séc có ghi họ tên địa chỉ cá nhân hoặc tên địa chỉ pháp nhân thụ hưởng séc Séc ký danh khi chuyển nhượng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ
cá nhân hoặc tên, địa chỉ pháp nhận được chuyển nhượng [4]
Séc vô danh là séc không ghi họ tên cá nhân hoặc tên pháp nhân thụ hưởng séc Không cần qua thủ tục ký hậu séc vẫn có thể chuyền nhượng được bằng hình thức trao tay, dựa vào sự tin tưởng của người bán người mua hàng dịch vụ Séc theo lệnh là loại séc ghi trả tiền theo lệnh của người hưởng lợi ghi trên
tờ séc đó Loại séc này có thể chuyển nhượng bằng thủ tục ký hậu”
Căn cứ vào mục đích sử dụng, séc gồm séc tiền mặt séc chuyển khoản và
Quy định đối với thanh toán quốc tế bằng séc:
- Phải có tên đề ghi trên tờ lệnh mới được coi là séc
~ Trên tờ séc phải có địa điểm, ngày, tháng ký phát séc
* Ký hậu séc có 2 ý nghĩa: Một là nó chứng nhận việc chuyển giao quyền hưởng séc cho người
khác: hai là nó xác nhận trách nhiệm của người chuyển nhượng đối với tất cả những người cầm giữ séc sau đó về việc trả tiền ghi trên tờ séc Tuy nhiên, người chuyển nhượng có thê thoái thác
trách nhiệm của mình đối với tờ séc bằng cách ghi thêm điều kiện kèm theo với chữ ký hậu
“không được truy đòi”
Trang 24
Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
- Số tiền được trích phải ghi day đủ, rõ ràng cụ thể (diễn đạt cả bằng số, chữ: trùng khớp nhau: có ký hiệu tiền tệ) không ghi lãi suất cạnh số tiền đó
- Tên địa chỉ người trả tiền người hưởng lợi
- Tai khoản trích tiền, ngân hàng mở tài khoản
- Chữ ký của người ký phát séc phải đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại ngân hàng
©) Thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một phương tiện thanh toán hiện đại do ngân hàng phát hành thẻ thiết kế và bán cho các đơn vị cá nhân có nhu cầu sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại ngân hàng hoặc tại các náy trả
tiền tự động [ 14 tr.136]
1.1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế
Trong quan hệ ngoại thương có rất nhiều phương thức thanh toán khác nhau Vì vậy, việc lựa chọn phương thức thanh toán thích hợp phải được hai bên bàn bạc thống nhất và ghi trong hợp đồng mua bán ngoại thương
a) Chuyển tiền
Chuyển tiền là phương thức TTQT, trong đó khách hàng (người trả tiền)
yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người khác (người
thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định, trong một thời gian nhất định bằng phương
tiện chuyền tiền do khách hàng yêu cầu [13, tr.213 - 216]
(1) Người xuất khẩu giao hàng hóa và chuyển bộ chứng từ cho người nhập khẩu
(2) Người nhập khâu kiểm tra hàng hóa và bộ chứng từ Nếu phù hợp thì lập thủ tục chuyền tiền
(3) Ngân hàng nhận chuyên tiền lập thủ tục chuyển tiễn qua ngân hàng đại lý (hoặc chỉ nhánh) nhận trả tiền
(4) Ngân hàng trả tiền thanh toán tiền cho người thụ hưởng
* Hình thức chuyển tiền:
Hình thức điện báo (T/T): Việc chuyền tiền được thực hiện bằng cách ngân hàng sẽ điện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận
Trang 25
Phân tích hiệu quả TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
Hình thức thư chuyên tiền (M/T): Ngân hàng sẽ thực hiện việc chuyên tiền
bằng cách gởi thư ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người
* U điểm
- Thanh toán đơn giản quy trình nghiệp vụ dễ dàng tốc độ nhanh chóng
(nếu thực hiện bằng T/T) ,
~ Chi phí thanh toán T/T qua ngân hàng tiết kiệm hơn thanh toán L⁄C
- Thu được tiền hàng ngay nếu sử dụng T/T
- Chuyén tiền trả trước thuận lợi cho nhà xuất khẩu vì nhận được tiền trước khi giao hàng nên không sợ rủi ro thiệt hại do nhà nhập khẩu chậm trả
- Chuyén tiền trả sau thuận lợi cho nha nhập khẩu vì nhận được hàng trước khi giao tiền nên không sợ bị thiệt hại do nhà xuất khẩu giao hàng chậm hoặc hàng kém chất lượng
* Nhược điểm
~ Việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí người mua
- Ngân hàng chỉ là trung gian thực hiện việc thanh toán theo ủy nhiệm đề hưởng một khoản phí mà không bị ràng buộc gì cả
- Được áp dụng trong thanh toán các khoản tương đối nhỏ như thanh toán
các khoản chỉ phí có liên quan đến xuất khẩu
(2) Bên bán lập hối phiếu đòi tiền người mua ủy nhiệm qua ngân hàng phục vụ mình thu
hộ tiền từ người mua
Trang 26
Phân tích hiệu qua TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu C ‘an Thơ
(3) Ngân hàng phục vụ bên bán chuyên hếi phiêu qua ngân hàng phục vụ bên mua nhờ thu tiền từ người mua
(4) Ngân hàng bên mua đòi tiền người mua hoặc yêu cầu ky chấp nhận hối phiếu
(5) Bên mua thanh toán tiền
(6) Chuyên tiên qua ngân hàng phục vụ bên bán
(7) Thanh toán tiền cho bên bán
Trong phương thức nhờ thu hồi phiéu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho người nhập khẩu nên ngân hàng đại lý không thể khống chế người nhập khẩu được Vì Vậy người xuất khâu chỉ nên áp dụng phương thức này trong trường hợp có quan hệ lâu năm
và tín nhiệm người nhập khẩu
Phương thức nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi của bên bán vì việc nhận hàng và việc thanh toán không ràng buộc nhau Người mua có thể nhận hàng rồi mà không chịu trả tiền hoặc trậm trễ trong thanh toán Ngân hàng chỉ làm trung gian đơn thuần thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, ngân
hàng không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán Vì vậy nếu là
người xuất khẩu ta chỉ nên sử dụng phương thức này trong những trường hợp tín nhiệm hoàn toàn bên nhập khẩu, giá trị hàng hóa nhỏ, thăm dò thị trường, hàng hóa ứ đọng khó tiêu thụ
* Nhờ thụ kèm chứng từ
Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán trong đó bên bán ủy nhiệm cho ngân hàng thu hộ tiền ở người mua không chỉ căn cứ vào hối phiếu
mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gửi kèm theo với điều kiện nếu người
mua trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền (đối với hối phiếu có kỳ hạn) sẽ trao bộ chứng từ cho người mua nhận hàng Các bước của trình tự nghiệp vụ hoàn toàn
giống nhờ thu trơn Nếu là nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P) thì tổ chức nhập
khẩu phải trả tiền ngay thì ngân hàng mới giao bộ chứng từ Nếu là nhờ thu chấp
nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A) thì tổ chức nhập khẩu chỉ cần ký chấp nhận lên
hối phiếu ngân hàng sẽ giao bộ chứng từ Sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ quyền lợi của tổ chức xuất khẩu được đảm bảo hơn, không bị mắt hàng nếu bên nhập khâu không thanh toán, vai trò của ngân hàng được nâng
cao thêm về mặt trách nhiệm [ 13 tr.219 - 222]
* Những điểm can leu ý khi áp dụng phương thức nhờ thu
Tổ chức xuất khẩu chỉ nên dùng phương thức nhờ thu kèm chứng từ với
Trang 27Phân tích hiệu quả TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
€) Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C)
Phương thức L/C là phương thức TTQT được sử dụng rộng rãi nhất và ưu việt nhất Ly do là nó bảo đảm quyền lợi một cách tương đối cho cả người mua
và người bán
Thư tín dụng (L/C) là một cam kết thanh toán của ngân hàng cho người xuất khẩu nếu như họ xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với
các điều khoản và điều kiện L⁄C
Trong phương thức này, ngân hàng phục vụ người nhập khẩu (ngân hàng nước nhập khẩu) theo yêu cầu của người nhập khẩu sẽ lập và chuyền đến NH phục vụ người xuất khẩu (ngân hàng nước xuất khẩu) một loại giấy tờ (bức thư) cam kết trả tiền cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng nước xuất khâu, nếu
người xuất khẩu thực hiện đúng các điều kiện đã quy định trong thư đó gọi thư
tin dung (L/C) Nhận được L/C ngan hàng nước xuất khẩu sẽ xác nhận và chuyển đến cho người xuất khẩu để người xuất khẩu giao hàng hóa cho người nhập khẩu Sau đó người xuất khẩu xuất trình các chứng từ hóa đơn vận đơn hối phiếu (gọi tắt là bộ chứng từ) để chứng minh việc xuất hàng theo quy định của L/C qua ngân hàng nước xuất khẩu để chuyển đến ngân hàng nước nhập khẩu
ngân hàng (có thé la ngân hàng nước xuất hoặc nhập hoặc một ngân hàng bất
kỳ) sẽ tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu theo đúng quy định của L⁄C
* Uu điềm
Trong L/C ngân hàng không chỉ là người trung gian thu hộ chỉ hộ mà còn
là người đại diện bên nhập khẩu thanh toán tiền cho bên xuất khẩu, đảm bảo cho
tổ chức xuất khẩu được khoản tiền tương ứng với hàng hoá mà họ đã cung ứng, đồng thời đảm bảo cho tổ chức nhập khẩu nhận được số lượng, chất lượng hàng
hoá tương ứng với số tiền mình đã thanh toán Cho nên L/C là phương thức
thanh toán hữu hiệu nhất cho cả hai bên xuất khẩu và nhập khẩu Về phía nhà
xuất khâu là rủi ro ít nhất, ngân hàng phát hành/ngân hàng xác nhận có trách
nhiệm thanh toán tiền hàng nếu bộ chứng từ phù hợp với nội dung trong L/C Vé phía nhà nhập khẩu là được đảm bảo việc chuyển hàng
* Nhược điểm
Tốn nhiều thời gian do phải thực hiện qua nhiều bước việc lập chứng từ đòi
hỏi phải có độ chính xác cao, ít sai sót và kiểm tra chứng từ tiến hành qua nhiều bên nếu có sai sát phải sửa lại làm cho nhà nhập khâu lâu nhận được chứng thừ thanh toán để nhận hàng, tốn kém chỉ phí cho việc bảo quản hàng hóa ở cảng
nhập khâu nhà xuất khâu chậm nhận được tiền thanh toán và chỉ phí giao dịch
với ngân hàng lớn
GVHD: Th.S Tran Minh Tuan 15 SVTH: Võ Thị Thanh Thúy
Trang 28Phân tích hiệu quả TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
Hình 1.1.3: Quy trình chung của phương thức L/C
* Chú thích
(1) Người nhập khâu làm đơn xin mở L/C (bằng ký quỹ hoặc xin vay ngắn hạn)
(2) Ngân hang mé L/C tiến hành mở L⁄/C và chuyển sang cho ngân hàng thông báo
(3) Ngan hang thông báo L/C xác nhận và thông báo L/C cho người xuất khâu
(4) Người xuất khâu gửi hàng đi cho người nhập khâu
(5) Người xuất khâu xuất trình bộ chứng từ để xin thanh toán tiền hàng
(6) Ngân hàng thông báo kiểm tra nếu đúng thì gửi tiếp bộ chứng từ sang ngân hàng
mở L⁄C
(7) Ngân hàng mở L/C trả tiền cho người xuất khẩu (hoặc chấp nhận hối phiếu) thông qua
ngân hàng thông báo nếu bộ chứng từ thanh toán hợp lệ
(8) Ngân hàng thông báo trả tiền cho người xuất khẩu hoặc chiết khấu hối phiếu đã chấp
nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu
(9) Ngân hàng mở L/C ký vận đơn và giao chứng từ cho người nhập khẩu đẻ nhận hàng Trong thư tín dụng người ta phân biệt nhiều loại L⁄C nhưng có 2 loại phổ biến là thư tín dụng hủy ngang hay thư tín dụng có thể hủy bỏ và thư tín dụng không thể hủy ngang hay thư tín dụng không thể hủy bỏ Loại hủy ngang ít sử dụng còn loại không hủy
ngang được sử dụng phổ biến trong thanh toán hiện nay [10 tr 268 — 270]
đ) Phương thức thanh toán mở tài khoản (Open acowwt)
Người bán xin mở tài khoản hoặc số để ghi nợ người mua sau khi người
bán đã hoàn thành giao hàng hay dịch vụ định kỳ sau khi kiểm tra, đối chiếu theo thỏa thuận giữa 2 bên (tháng, quý bán niên) người mua trả tiền cho người bán
* Cơ sở đề thực hiện thanh toán
Căn cứ để ghi nợ của người xuất khẩu là hóa đơn giao hàng
Căn cứ nhận nợ của người nhập khẩu dựa vào giá trị của hóa đơn giao hàng
Trang 29Phân tích hiệu quả TTÓT tại công ty CP Nông sản Thực phâm Xuất khâu Cân Thơ
* Đặc điềm
Không có sự tham gia của các ngân hàng với chức năng là người mở tài
khoản và thực thi thanh toán
Chỉ mở tài khoản đơn biên không mở tài khoản song biên
Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản này chỉ là tài khoản theo doi khong co giá trị thanh quyết toán
Chỉ có 2 bên tham gia thanh toán là người mua và người bán
(3) Người mua dùng hình thức chuyên tiền dé tra tiền khi đến hạn
Với phương thức này thuận lợi cho bên mua được sử dụng hàng hóa thường xuyên, thậm chí cả lúc chưa đủ tiền, ngược lại thuận lợi cho bên bán tiêu thụ được hàng hóa và giữ được thị trường truyền thông [ 13 tr.216 - 218]
1.1.3 Rủi ro trong thanh toán quốc tế
a) Rui ro tin dung
Đây là rủi ro mắt khả năng thanh toán của một trong các bên tham gia vào thanh toán đặc biệt là trong phương thức tín dụng chứng từ [ I3 tr.8[ |
Rủi ro tín dụng của nhà xuất khẩu thường xảy ra trong trường hợp ngân hàng thực hiện chiết khấu chứng từ đối với hàng xuất khẩu gây tình trạng sai sót trong hồ sơ thanh toán bị từ chối thanh toán
Trang 30
Phân tích hiệu quả TTỢT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
Rủi ro cho người xuất khâu nêu Ngân hàng phát hành mất khả năng thanh
toán vì một lý do nào đó hoặc bị đóng cửa hoặc bị vỡ nợ phá sản gọi là rủi ro tín dụng của ngân hàng phát hành
Nguyên nhân thứ nhất: Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp cũng như các Ngân hàng thương mại phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, chịu sự chỉ phối lớn của các quy luật cung cầu qui luật cạnh tranh nên phải thường xuyên đối mặt với rủi ro từ mọi phía Có khi do giá cả thay đổi do
chính gây phản ứng dây chuyền khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn thua lỗ trong kinh doanh
Nguyên nhân thứ hai do tín dụng không đầy đủ nếu một bên không nắm
vững tình hình tài chính uy tín khả năng thanh toán của đối tác, không am hiểu không kiểm tra được các thông số kỹ thuật và hiệu quả của dự án mình tài trợ thì rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi
b) Rủi ro đạo đức
Rủi ro đạo đức là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi người khác Đạo đức hay còn được hiểu là tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh [13 tr.82]
Rủi ro đạo đức của nhà nhập khẩu: Nếu khách hàng nhập khẩu không phải
là bạn hàng lâu năm có tín nhiệm thì rất dễ có hành vi lừa người bán xếp hàng lên tàu rồi trì hoãn từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình
Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở: Người bán hàng cho người chuyên chở nhưng bị họ lừa đảo nhận hàng lấy tiền rồi biến mat hoặc ban mat hàng
Rủi ro đạo đức của ngân hàng: Vi phạm cam kết như trì hoãn chay lỳ hoặc
từ chối thanh toán bộ chứng từ hoặc gian lận cam kết hồ sơ chuẩn trong khi bộ hồ
sơ không hoàn hảo
Nguyên nhân do van dé thông tin không đầy đủ và không cân xứng Thiếu những thông tin chính xác về khả năng tài chính tình hình hoạt động kinh doanh cũng như uy tín, tính trung thực của đối tác (đặc biệt hay xảy ro rủi ro trên trong phương thưc tín dụng chứng từ)
c) Rủi ro quốc gia
Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị kinh
tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho
Nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng Nhà nhập khẩu không nhận được
hang hoa [13, tr.83]
Nguyên nhân chính là những nguyên nhân gây ra biến cố chính trị xã hội
kinh tế tại một nước: Mâu thuẫn về sắc tộc đảng phái tôn giáo đe dọa sự én định nội bộ của một nước: xung đột xã hội thông qua các cuộc biểu tình đình
Trang 31
Phân tích hiệu qua TTQT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Câần Thơ
công, bạo động và chiên tranh: van đề nợ nước ngoài chồng chất khiến cho chính phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cầm thanh toán hoặc chuyển ngoại tề ngoại hối ra nước ngoài: dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc
tế của một quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho chính phủ nước nhập khẩu
buộc phải đưa ra biện pháp cấp bách dừng thanh toán với nước ngoài: sự cấm vận kinh tế của quốc tế đối với nước nhập khẩu Chính sách quản lý ngoại hối
của nước nhập khẩu đột ngột thay đổi thực hiện chính sách ngoại hối thắt chặt
hay cấm vận trong thanh toán gây rủi ro cho nhà nhập khâu và ngân hàng của họ d) Rủi ro pháp lý
Rủi ro pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiến kiện giữa các bên tham gia thanh toán Nguyên nhân sâu xa là môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau không có một bên nào có thể thông thạo và nắm vững luật pháp quốc gia bên đối tác [13 tr.84]
e) Rui ro ngoai hồi
Rủi ro ngoại hối là rủi ro xảy ra khi việc thanh toán ấn định bằng ngoại (Ệ nào đó Nếu ngoại tệ trong thanh toán lên giá gây tổn thất cho người nhập khâu, ngược lại nếu ngoại tệ đó mat giá gây thiệt hại cho bên xuất khâu {13 tr.84] Nguyên nhân do trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu ngoại tệ thông qua đó tác động trực tiếp đến tỷ giá: sức mua của các đơn vị tiền tệ và tốc độ lạm phát ở các nước hữu quan: mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, giữa thị trường tiền tệ nội địa và thị trường tiền tệ quốc tế:
một số nhân tố khác như các cú sốc về chính trị xã hội các ảnh hưởng về thiên
tai, chiến tranh và sự nhạy cảm về tâm lý
J) Rui ro tác nghiệp
Rủi ro tác ngiệp là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia
gây nên Đây là trở ngại lớn đối với nhà xuất khẩu vì họ khó khăn về sự phù hợp
tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán và L/C như: Các sai sót liên quan đến chứng từ hồ sơ trực tiếp do người bán lập (các sai sót trong hóa đơn thương mại
phiếu đóng gói, bảng kê chỉ tiết hàng hóa ) nhà xuất khẩu có thể chủ động sữa
chữa sai sót này, song có những chứng từ không phải do nhà xuất khẩu lập mà có sai sót như sai sót trong vận đơn, xuất xứ hàng hóa phiếu kiểm định hàng hóa
hoặc các chứng từ do bên thứ ba lập thì nhà xuất khẩu không thể khắc phục được
hoặc được những sai sót [13 tr 85]
Nguyên nhân rủi ro tác ngiệp xảy ra chủ yếu là do trình độ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các bên tham gia con yéu nên chưa năm bắt được các yêu
cầu rất khắc khe của L/C của quy tắc UCP.600 dẫn đến sai sót trong quá trình
giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương cho đến khi lập
chứng từ và thanh toán Ngoài ra, cũng phải kể đến trình độ nghiệp vụ ý thức
Trang 32
Phân tích hiệu quả TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Can Tho
thực hiện nghiệp vụ của các thành viên tham gia thiết lập hồ sơ thanh toán và các văn bản liên quan
1.1.4 Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty
Phân tích là sự chia nhỏ sự vật và hiện tượng trong mối quan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cầu thành sự vật hiện tượng đó [I5, tr.5]
Phân tích hoạt động kinh doanh (PTKD) là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh: các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề ra phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [17 tr.4]
a) Phân tích thu nhập
Căn cứ vào nguồn hình thành, thu nhập của doanh nghiệp bao gồm thu nhập
từ hoạt động tài chính thu nhập từ hoạt động kinh doanh và thu nhập từ các hoạt
ngành vận tải, thu nhập là tiền cước phí; đối với hoạt động cho thuê thu nhập là toàn bộ tiền thuê: đối với hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật, thể dục, thẻ thao, thu nhập là tiền bán vé
b) Chỉ phí kinh doanh
* Chỉ phí sản xuất
Chỉ phí sản xuất của một doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ các
hao phí về vật chất lao động mà doanh nghiệp phải bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong thời kỳ nhất định: các chỉ phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và
găn liền với quá trình sản xuất sản phẩm Việc tổng hợp tính toán phải tiến hành
trong từng khoảng thời gian nhất định không phân biệt các sản phẩm sản xuất đã hoàn thành hay chưa hoàn thành
Phân loại chỉ phí sản xuất, theo yếu tố và chỉ phí sản xuất bao gồm chỉ phí
vật tư, lương nhân công trực tiếp, chỉ phí sản xuất chung: theo khoản mục tính giá thành là chỉ phí có định và biến đổi hoặc chỉ phí cơ bản và chi phi chung
Trang 33Phân tích hiệu qua TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phâm Xuất khẩu Cần Thơ
gói bao bì vận chuyền, bảo quản Chỉ phí marketing là chỉ phí điều tra nghiên cứu thị trường, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm chỉ phí bảo hành
* Giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chỉ phí của doanh nghiệp
dé hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định
Phân biệt giá thành sản phẩm và chỉ phí sản xuất: Giá thành sản phẩm biểu
hiện chi phi hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ 1 đơn vi hay 1 khối lượng sản phẩm nhất định còn chỉ phí sản xuất và lưu thông sản phẩm thể hiện số chỉ phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong I thời kỳ nhất định
Phân biệt giữa giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành tiêu thụ
sản phẩm: Giá thành sản xuất sản phẩm bao gồm toàn bộ chỉ phí bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất sản phẩm còn giá thành tiêu thụ sản phẩm là giá thành toàn
bộ sản phẩm bao gồm toàn bộ chỉ phí để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm
Hạ giá thành đề thực hiện tốt viêc tiêu thụ sản phẩm thu hồi vốn nhanh và
tăng lợi nhuận
* Chỉ phí hoạt động kinh doanh
Dựa vào tính chất các yếu tố chỉ phí chỉ phí hoạt động kinh doanh bao
gồm: Chỉ phí vật tư, chỉ phí khấu hao tài sản có định chỉ phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chỉ phí bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế và kinh
phí công đoàn chỉ phí dịch vụ mua ngoài, thuế và các khoản chỉ phí khác
Dựa vào nội dung các yếu tố chỉ phí gồm có chỉ phí sản xuất trực tiếp chỉ
phí bán hàng và chỉ phí quản lý doanh nghiệp Trong đó chỉ phí sản xuất trực tiếp bao gồm chỉ phí vật tư trực tiếp chỉ phí nhân công trực tiếp chỉ phí sản xuất chung Chỉ phí bán hàng bao gồm chỉ phí tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chỉ phí bảo hành quảng cáo Chỉ phí quản lý doanh nghiệp bao gồm chỉ phí quản lý kinh doanh quản lý hành chính và các chỉ phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Giá thành sản xuất = Chỉ phí sản xuất + Chênh lệch giá trị SPDD
Chênh lệch giá trị SPDD + SPDD đầu kỳ - SPDD cuối kỳ
Giá vốn hàng bán = Giá thành sản xuất + Chênh lệch TP tồn kho
Chênh lệch TP tồn kho = TP tồn kho đầu kỳ - TP tồn kho cuối kỳ
* Riêng đối với cơ sở thương nghiệp:
Giá vốn hàng bán = Giá vốn hàng mua + Chênh lệch HH tồn kho
Chênh lệch HH tồn kho = HH tồn kho đầu kỳ - HH tổn kho cuối kỳ
* Chi phí hoạt động tài chính và chỉ phí bắt thường
Chỉ phí hoạt động tài chính bao gồm chỉ phí liên doanh liên kết chỉ phí thuê tài san, chỉ phí mua bán chứng khoán
GVHD: Th.S Trần Minh Tuấn 21 SVTH: Võ Thị Thanh Thúy
Trang 34Phân tích hiệu qua TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
Chỉ phí hoạt động bất thường bao gồm chỉ phí nhượng bán, thanh ly TSCD, giá trị tổn thất thực tế, chỉ phí cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa và các khoản
thu bất thường khác
c) Thué và cách tính thuế trong doanh nghiệp
Thuế là một khoản chỉ của doanh nghiệp
* Thuế doanh thu hoặc thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế VAT là loại thuế gián thu thu trên doanh số bán hàng, thuế suất được
quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định căn cứ vào đối tượng ngành nghề và mặt
hàng kinh doanh
Mức thuế nộp trong kỳ = Doanh thu chịu thuế x Thuế suất thuế VAT
Lãi gộp = Doanh thu bán hàng - Giá vốn hàng bán
Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ thuế áp dụng với mọi loại hình doanh nghiệp trừ các cơ sở nộp thuế theo phương pháp trực tiếp và
các cơ sở không thuộc diện chịu thuế VAT
Thuế VAT = thuế VAT đầu ra - thuế VAT đầu vào
Giá tính thuế VAT là giá bán chưa có thuế VAT
Thuế VAT đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hóa đơn VAT mua hàng hóa dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế VAT hàng
hóa nhập khâu
Phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp:
Thuế VAT = Giá tính thuế x thuế suất thuế VAT
Thuế VAT = thuế VAT đầu ra - thuế VAT đầu vào
* Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu trên những mặt hàng có tích lũy lớn và xét thấy cần phải hạn chế kinh doanh hoặc nhập khẩu: thu một lần ở khâu sản xuất trong nước hoặc nhập khâu
Giá tính thuế tiêu thu đặc biệt là giá trong đó chưa có thuế tiêu thụ đặc biệt.Thuế tiêu thu đặc biệt phải nộp ở khâu sau được khấu trừ thuế tiêu thụ
đặc biệt đã nộp ở khâu trước tương ứng
* Thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế lợi tức là thuế thu trên lợi nhuận kinh doanh, thuế suất được quy định
theo thuế suất tỷ lệ có định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh
Phương pháp xác định:
Trang 35
Phân tích hiệu quả TTỌT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
* Thuế khác
đ) Lợi nhuận và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận là lợi nhuận sau thuế (lãi ròng thực lãi thuần) bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh lợi nhuận của hoạt động tài chính và lợi nhuận của hoạt động bắt thường
Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trừ chỉ phí hoạt động kinh doanh hoặc bằng lợi nhuận trước thuế từ hoạt động kinh doanh trừ đi thuế lợi tức hoặc thuế thu nhập doanh nghiệp
Lợi nhuận của hoạt động tài chính là số thu lớn hơn số chỉ của hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động cho thuê tài sản, bán trái phiếu chứng khoán mua
bán ngoại tệ
Lợi nhuận của hoạt động bất thường là khoản thu nhập bất thường lớn hơn
các chỉ phí bất thường bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ thu hồi lại
chênh lệch thanh lý
Phân phối lợi nhuận nhằm tái đầu tư bảo toàn và phát triển vốn khuyến khích người lao động Lợi nhuận sau thuế, sau khi chỉ trả các khoản nộp phạt và các khoản phải trả khác nếu có, được tính lập các quỹ xí nghiệp như: Quỹ đầu tư phát triển quỹ dự phòng tài chính quỹ dự phòng trợ cap mat việc làm quỹ khen thưởng và phúc lợi Về nguyên tắc, lợi nhuận xí nghiệp được chia thành 2 phan, một phần đem chia và phần không chia Tỷ lệ tùy vào chính sách của Nhà nước
và chính sách chia cỗ phần của đại hội đồng cổ đông [18 tr.75 - 88]
1.1.5 Các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh hưởng đối với tổ chức
Thuật ngữ môi trường bên ngoài được dùng để chỉ ra những thể chế hoặc những lực lượng bên ngoài tổ chức nhưng chúng lại có ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến hoạt động của tổ chức Theo phạm vi ảnh hưởng của các yếu tố môi
trường cũng như tính chất tác động là trực tiếp hay gián tiếp đối với các tô chức, các yếu tố môi trường được chia làm hai nhóm: môi trường vĩ mô và môi trường
vi mo [12, tr.58]
1.1.5.1 Môi trường vĩ mô
Là các yếu tố các lực lượng hoặc thể chế bên ngoài tổ chức mà một khi
xuất hiện phạm vi ảnh hưởng của nó là rộng lớn và những yếu tố này thường là ảnh hưởng gián tiếp đến các tổ chức Phạm vi rộng lớn được hiểu ở đây là những
yếu tố môi trường vĩ mô này có thé tác động đồng thời đến các tổ chức trong
nhiều ngành kinh doanh hoặc lĩnh vực hoạt động thậm chí có thể là nó sẽ ảnh
hưởng đến tất cả mọi tổ chức cả lĩnh vực kinh doanh lẫn phi kinh doanh trong nên kinh tế [12 tr.59 - 60]
Trang 36
Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ a) Kinh tế
Khi xem xét môi trường kinh tế, nhà quản trị thường quan tâm đến các yếu
tố như: tỷ lệ tăng trưởng và suy thoái của nền kinh tế, lãi suất tỷ lệ lạm phát va giảm phát [ 12 tr.60 — 63]
b) Môi trường quóc tế
Ngày nay, hầu như ranh giới giữa các quốc gia ngày càng bị thu hẹp Mỗi một công ty đều ấp ủ những sứ mệnh chinh phục toàn cầu Dịch chuyển vào thị trường quốc tế mở ra một tiềm năng và tầm với cho các doanh nghiệp Họ có thể khai thác những lợi thế về chi phi nhân công nguyên liệu từ các quốc gia
khác để làm giảm chỉ phí cho đầu ra sản phẩm Tuy nhiên họ phải đối mặt với
sự khác biệt về văn hóa chính trị pháp luật của mỗi nước điều đó ảnh hưởng mạnh đến mẫu mã hình dáng, kiểu cách của sản phẩm và các hoạt động
truyền thông Do đó, khi tham gia vào thị trường toàn cầu họ cần phải có sự cân nhắc và tiền hành nghiên cứu kỹ lưỡng
€) Môi trường công nghệ
Chính những thay đổi trong môi trường công nghệ đã đưa thế giới bước sang những trang sử mới Đặc biệt trong môi trường kinh doanh như ngày nay,
có thể dẫn chứng ra như: Công nghệ Internet không dây đã xóa bỏ những khoảng cách giữa các công ty cho dù họ ở nơi nào trên thế giới
đ) Môi trường chính trị - pháp luật
Các nhân tố chính trị - pháp luật có tác động lớn đến các doanh nghiệp nó
có thể tạo ra các cơ hội và đe dọa cho các doanh nghiệp Một sự thay đổi về chính sách phát triển kinh tế hay ban hành một điều luật nào đó cũng có thể tạo
ra thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp [ 12 tr.69 - 70]
©) Môi trường văn hóa - xã hội
Môi trường văn hóa bao gồm các yếu tố như: Dân só phong tục - tập quán nghề nghiệp, tôn giáo Tác động rõ ràng nhất của nhóm yếu tố này là nó sẽ chỉ
phối đến hành vi tiêu dùng của khách hàng và từ đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động
của doanh nghiệp [ 12 tr.72]
J) Môi trường tự nhiên
Môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố như: thời tiết - khí hậu thủy vân núi đồi hệ thống động thực vật, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác Dưới các điều kiện tự nhiên này nó sẽ làm phát sinh ra những nhu cầu khác nhau đòi hỏi doanh nghiệp cung ứng ra thị trường những sản phẩm - dịch vụ phù hợp với các nhu cầu đó [12, tr.78]
1.1.5.2 Môi trường vi mô
Bao gồm các yếu tố mà khi xuất hiện những yếu tố này tác động trên một
bình diện hẹp (chỉ ảnh hưởng đến một số tổ chức trong cùng một ngành kinh
doanh hoặc một lĩnh vực hoạt động) và thường là có ảnh hưởng chỉ phối trực tiếp
Trang 37
Phân tích hiệu qua TTOQT tại công ty CP Nong san Thre phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
* Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh là những tô chức cung ứng cùng một loại sản phẩm hay dịch vụ và cùng hoạt động trên một thị trường Hầu hết mọi tổ chức, ngay cả các công ty độc quyền cũng có đối thủ cạnh tranh Không một nhà quản trị nào có thể coi thường môi trường cạnh tranh Khi họ bỏ qua sự cạnh tranh, họ phải trả một
giá rất đắt Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng đối
Ngoài ra, các đối thủ cạnh tranh mới và các giải pháp công nghệ mới cũng thường làm thay đổi mức độ và tính chất cạnh tranh Các doanh nghiệp cần phân
tích từng đối thủ cạnh tranh về mục tiêu tương lai nhận định của họ đối với bản
thân và với chúng ta, chiến lược họ đang thực hiện tiềm năng của họ để nắm và hiểu được các biện pháp phản ứng và hành động mà họ có thể có [12 tr.79 - 80]
* Đối thủ cạnh tranh tiềm an
Đối thủ cạnh tanh tiềm ẩn là những tổ chức hiện tại chưa phải là đối thủ
cạnh tranh nhưng trong tương lai họ có thể sẽ gia nhập ngành và trở thành đối
thủ cạnh tranh Việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới dẫn đến nguy cơ làm cho
mức lợi nhuận của tổ chức do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn giành được thị phần và các nguồn lực cần thiết Nhà quản trị cần nhận dạng các nguy cơ xuất hiện đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và có các biện pháp chiến lược nhằm hạn chế nguy cơ gia nhập ngành
Bên cạnh đó, việc bảo vệ vị trí cạnh tranh của tổ chức bao gồm việc duy trì hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài những hàng rào này là: Lợi thế do sự sản xuất trên qui mô lớn, đa dạng hoá sản phẩm, sự đòi hỏi của
nguồn tài chính lớn chi phí chuyển đổi mặt hang cao, kha năng hạn chế trong
việc xâm nhập các kênh tiêu thụ vững vàng và ưu thế về giá thành mà đối thủ
cạnh tranh không tạo ra được (độc quyền công nghệ nguồn nguyên liệu thuận lợi
Trang 38
Phân tích hiéu qua TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phâm Xuất khẩu Can Thơ
hơn) Một hàng rào khác ngăn cản sự xâm nhập của các đối thủ tiềm ân là sự
chống trả mạnh mẽ của các doanh nghiệp đã đứng vững [ 12 tr.80 - 81]
b) Nhà cung ứng
Những tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào cho một tổ chức khác hoạt
động được gọi là nhà cung ứng
©) Khách hang
Khách hàng là người tiêu thụ sản phẩm và dich vụ của một tô chức nào đó cung ứng, mọi tô chức cả kinh doanh lẫn phi kinh doanh muốn tôn tại đều phải
có khách hàng Khách hàng là một yếu tố quyết định đầu ra của sản phẩm
Không có khách hàng các doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ các sản
phẩm và dịch vụ của mình Như vậy khách hàng và nhu cầu của họ nhìn chung
có những ảnh hưởng hết sức quan trọng đến các hoạt động về hoạch định chiến lược và sách lược kinh doanh của mọi công ty
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị lớn lao của tô chức Sự tín nhiệm đó đạt được do doanh nghiệp biết thoả mãn các nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh Một vấn đề máu chót khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ Người mua có ưu thế có thể làm cho
lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn
Người mua có thế mạnh khi họ có các điều kiện sau: Luong mua chiếm tỉ lệ lớn trong khối lượng hàng hoá bán ra của doanh nghiệp, việc chuyển sang mua hàng của người khác không gây nhiều tốn kém, người mua đưa ra tín hiệu de doa dang tin cậy là sẽ hội nhập về phía sau với các bạn hàng cung ứng: sản phẩm của người bán ít ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của người mua [ 12, tr.83 - 84]
d) Chính phú
Chính phủ và chính quyền địa phương chắc chắn có ảnh hưởng rất nhiều
đến các tổ chức vì nó quyết định những điều mà tổ chức có thể hoặc không thể thực hiện Chính phủ đóng vai trò quan trọng vừa có thể thúc đầy vừa có thẻ hạn
chế trong việc kinh doanh của các doanh nghiệp bằng các chính sách khuyến
khích hay hạn chế các lĩnh vực kinh doanh như: Những ưu đãi về thuế suất sự
trợ giúp trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D)
Khi xây dựng chiến lược cũng như lựa chọn sản pham/dich vụ và thị trường kinh doanh để đạt hiệu quả cao hơn các nhà quản lý cần tạo được mối quan hệ tốt với các cơ quan chính phủ như: Cơ quan kiểm tra đo lường chất lượng, cơ quan
thuế nhằm làm cho hoạt động của tổ chức thuận lợi hơn [ 12 tr.84]
e) Các nhóm áp lực (nhóm công chúng)
Là một nhóm bất kỳ tỏ ra quan tâm thực sự hay có thể sẽ quan tâm đến
doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năng đạt tới những mục tiêu đề ra của
doanh nghiệp Các nhóm này có thể vì theo đuổi thực hiện những mục tiêu phi
Trang 39
Phân tích hiệu quả TTOT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cân Thơ
1.1.5.3 Môi trường bên trong (nội bộ) của tổ chức
Trong quá trình hoạt động của tổ chức nhà quản trị cần phải quan tâm đến
môi trường nội bộ Nhóm này bao gồm các yếu tố và nguồn lực bên trong của tô chức như: nguồn lực tài chính nguồn nhân lực nguồn lực vật chat, nguồn lực
thông tin văn hóa tổ chức Những yếu tố bên trong hình thành nên điểm mạnh,
điểm yếu của một tổ chức Là tiền đề chủ yếu cho quá trình lựa chọn và xác định
mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược của các tổ chức [12 tr.58]
1.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng kinh doanh phòng kế toán của công ty và trích từ các bài báo, sách chuyên ngành thông tin từ internet
1.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
* Mục tiêu I: Đề phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và đánh giá hiệu
quả thanh toán quóc tế của công ty qua các năm ta sử dụng phương pháp so sánh
a) Lua chon gốc so sánh
Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh, thường sử dụng số liệu của năm trước so sánh với số liệu kỳ kế hoạch Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch dự toán định mức) đánh giá tình hình thực hiện so với dự kiến Trị số của chỉ tiêu của kỳ chọn làm gốc: Trị số kỳ gốc kỳ được chọn làm kỳ gốc: kỳ gốc: kỳ được chọn phân tích: kỳ phân tích
b) Điều kiện so sánh được
Cùng một nội dung phản ánh hoặc phương pháp tính toán hoặc đơn vị đo lường hoặc khoản thời gian tương xứng hoặc cùng qui mô
©) Kỹ thuật so sánh
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so
với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
So sánh bằng số bình quân: Là dạng đặc biệt của số tuyệt đối biểu hiện tính
chất đặc trưng chung về mặt số lượng nhằm phản ánh đặc điểm chung của một
đơn vị một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng tính chất
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân
tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế
So sánh mức độ biến động tương đối điều chỉnh theo hướng quy mô chung:
là kết quả so sánh của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc
đã được điều chỉnh theo hệ số
Mức độ biến động = Chỉ tiêu kỳ phân tích - Chỉ tiêu gốc x Hệ số điều chỉnh
Trang 40Phân tích hiệu qua TTOQT tại công ty CP Nông sản Thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ
d) Phương pháp so sánh có thê thực hiện theo 3 hình thức
So sánh theo chiều dọc: Nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các
chỉ tiêu từng kỷ (phân tích theo chiều dọc)
So sánh theo chiều ngang: Nhằm xác định các tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ của một chỉ tiêu (phân tích theo chiều ngang)
So sánh xác định xu hướng và tính liên hệ của các chỉ tiêu: Các chỉ tiêu riêng biệt hay chỉ tiêu tổng cộng trên báo cáo được xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung [ I1 tr.20 - 28]
* Muc tiéu 2: Ding ma tran SWOT phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán quốc tế của công ty
Ma Trận SWOT là một công cụ giúp cho nhà quản trị trong việc tổng hợp các kết quả nghiên cứu của môi trường, tìm ra điểm mạnh, điểm yếu bên trong ngân hàng, đồng thời thấy được cơ hội và mối đe dọa từ bên ngoài làm cơ sở
để hình thành nên những giải pháp và kế hoạch chiến lược Ma trận SWOT bao
gồm: Strengths (các điểm mạnh): Liệt kê những điểm mạnh tiêu biểu: Weaknesses (các điểm yếu): Liệt kê những điểm yếu quan trọng: Opportunities (những cơ hội): Liệt kê những cơ hội chủ yếu: Thearts (những đe dọa): Liệt kê những đe dọa chủ yếu
Bảng 1.2.1: Ma trận SWOT và chiến lược phối hợp các yếu tố (Nguyễn
Phạm Thanh Nam, Trương Chí Tiến, 2007)
| Những điểm yếu đề lợi dụng các điểm yếu và tránh |
Kết hợp từng cặp các yếu tố trên có được các chiến lược sau: SO: Điểm
mạnh - cơ hội: Sử dụng điểm mạnh để tận dụng cơ hội: ST: Điểm mạnh - nguy cơ: Sử dụng các điểm mạnh đề đối phó với các mối đe dọa: WO: Điểm yếu - cơ hội: Khắc phục điểm yếu nhằm tận dụng cơ hội bên ngoài: WT: Điểm yếu - nguy cơ: Cải thiện điểm yếu bên trong để giảm bớt nguy cơ bên ngoài