1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Khóa Luận Tốt Nghiệp Văn Học) Thi Pháp Thơ Phạm Tiến Duật

91 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 24,96 MB

Nội dung

Lí do chọn đề tài Thi pháp là hệ thống hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương được tạo thành bởi các phương thức chiếm lĩnh của con người đối với cuộc sống.. Là một trong những nhà

Trang 1

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

og LO we

NGUYEN THI TO NHU

THI PHAP THO PHAM TIEN DUAT

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH VAN HOC

Hậu Giang - 2014

Trang 2

KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN

og LO we

KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH VAN HOC

THI PHAP THO PHAM TIEN DUAT

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trang 3

LOI CAM ON

TIGR

Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Ts

Nguyễn Hoa Bằng người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt

nghiệp Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi, tạo điều kiện để tôi có thể hoàn thành tốt khóa luận này

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Vũ Thúy Kiều, phó khoa Khoa

học Cơ bản cùng toàn thể quý thầy cô đã tận tụy giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập, đã cung cấp rất nhiều kiến thức thật hay, thật bố ích đó là nền táng cơ bản nhất để

tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình

Cuối cùng tôi vô cùng biết ơn gia đình, những người thân, bạn bè đã luôn ở bên

tôi, khích lệ và động viên tôi dé tôi có thêm động lực hoàn thành khóa luận của mình

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tố Như

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng i SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

TIER

Tôi xin cam đoan khóa luận này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập

và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài khoa học nào

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Tổ Như

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng ii SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 5

PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN TÓT NGHIỆP

(Giảng viên hướng dẫn)

1 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYÊN HOA BẰNG

2 SINH VIÊN THỰC HIEN: NGUYEN THỊ TÓ NHƯ

MSSV: 1056010028 KHÓA: 3

3 TEN DE TAI: THI PHAP THO PHAM TIEN DUAT

NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN:

1 Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:

1.1 Chuyên cần: cc SH nỲ cv cv xu

AM 1.3 - KhácC: non HH TH KH nh nu

Trang 6

2.4.2 Khuôn khổ: cc cà nem 2.4.3 IM Ati “d4

2.4.4 Trình bày: HH HH HH ng nh nen 2.4.5 Chính tả, ngữ pháp: cư

Hậu Giang ngày tháng năm 2014

Giảng viên hướng dẫn

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng iv SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 7

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐÂU 2-52 S<SEE211111112111121102111111211111.11ET.11.11.11E 1.1.1.1 eE1xerye 1

1 Lí do chọn để tàÌ - «5s Sex EEE SE E11 T1 TT TT TH TH ke ri 1

2 Lịch sử vấn đỀỀ - sư Hưng TT cuc ngu rerree 2

KD 00.8/1)/)0 1 5

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu - 2 - s + SE E*+keEEE£EeE+keesrereersrerxee 5

"ý ì(///8()//0)008.//)/)0 2 00 0 6

CHƯƠNG 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE THI PHAP, THI PHAP HOC

VÀ VÀI NÉT VẺ NHÀ THƠ PHẠM TIÊN DUẬTT -2 22s 7

1.1 Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học - 2s sex 7

1.1.1 Lí luận chung về thi pháp 2-2 + k+SeEE£EeEEE#EEEEEeEEECEEEErkererererrers 7 1.1.2 Lí luận chung về thi pháp lọc . - - 2 sx+keE+E£EEEEEeEeEkeerererrsri 10

1.2 Vài nét về nhà thơ Phạm Tiến Duật - 2-2 + EE£EeE£+E£EeEeeeezsreccee 14 1.2.1 Cuộc đời và con đường thơ Phạm Tiến Duật - 2 - 2 + ssezse 14 1.2.2 Những thành tựu nổi bật của thơ Phạm Tiến Duật . . 5- 5-5¿ 18

CHƯƠNG 2: THỊ PHÁP NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN

TRONG THƠ PHẠM TIÊN DUẬTT 22-2 ©++££E++££EEEEEEEvEEEeeErkeerreed 23

2.1 Thỉ pháp nhân vật trữ tình trong tho Phạm Tiến Duật 23

2.1.1 Lí luận chung về thi pháp nhân vật 2s + s+s£EsEE£xeE£xeeerereerxei 23

2.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ Phạm Tiến Duật 24 2.2 Thi pháp không gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật 34 2.2.1 Lí luận chung về thi pháp không gian nghệ thuật - 2-5 si 34

2.2.2 Thi pháp không gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật 36 2.3 Thi pháp thời gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật 43

2.3.1 Lí luận chung về thi pháp thời gian nghệ thuật - 2 < s55: 43

2.3.2 Thi pháp thời gian nghệ thuật trong thơ Phạm Tiến Duật .- 46

CHUONG 3: THI PHAP KET CAU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG DIEU

TRONG THƠ PHẠM TIÊN DUẬTT 22-2 ©++££EE+££EEE2EEEEEEEEetErkerrreed 52

3.1 Thi pháp kết cấu trong thơ Phạm Tiến Duật - 2s sex xe 52

3.1.1 Lí luận chung về thi pháp kết cẫu - 2 + + s£EEx£keEeEsrscrerkd 52

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng Vv SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 8

3.1.2 Thi pháp kết câu trong thơ Phạm Tiến Duật - 2 s s+se sz£sexx+š 54 3.2 Thi pháp ngôn ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật - 2 s2 s2 se: 63 3.2.1 Lí luận chung về thi pháp ngôn ngữ .- + 2= s+E+Ez+E+kexeEzrerererree 63 3.2.2 Thi pháp ngôn ngữ trong thơ Phạm Tiến Duật 2s <2 se: 65 3.3 Thi pháp giọng điệu trong thơ Phạm tiến Duật + 2 seez+x+: 70 3.3.1 Lí luận chung về thi pháp giọng điệu - - + s se SE EeEeEsszveeecxe 70 3.3.2 Thi pháp giọng điệu trong thơ Phạm Tiến Duật 5- 2 2 se: 73

410097 79 TAI LIEU THAM KHẢO . -22+£+S2EEEE22veettSEEEEEEvrrrrttttrrErrrrrrrrrrrre 82

GVHD: Nguyén Hoa Bang vi SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Thi pháp là hệ thống hình thức nghệ thuật của tác phẩm văn chương được tạo thành bởi các phương thức chiếm lĩnh của con người đối với cuộc sống Những phương diện của thi pháp như: nhân vật, không gian, thời gian, kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu là những phương diện nghệ thuật quan trọng và độc đáo Đó là phương

tiện để những người sáng tạo nghệ thuật thể hiện được chính kiến, suy nghĩ, thái độ,

tâm tư, tình cảm và quan niệm nghệ thuật của mình, đồng thời làm nên cái hay, sức

hấp dẫn lâu bền cho thơ ca Vì thế tìm hiểu về đề tài liên quan đến thi pháp là một

cơ hội quý báu đề chúng tôi có thể mở rộng vốn hiểu biết của mình về những yếu tố tạo nên gia tri cho tác phẩm thơ ca

Là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ trẻ những năm kháng chiến chống Mỹ “Xé đọc Trường Sơn đi cứu nước — Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, mang trong mình nghị lực và bầu nhiệt huyết sục sôi của tuổi trẻ người thi sĩ- chiến

sĩ đoàn vận tải 559 Phạm Tiến Duật đã sống, chiến dau va công hiến hết mình cho

sự nghiệp chung của Tổ quốc Đặc biệt hơn, với ngòi bút chân thực, dạt dào sức sống, giọng điệu mạnh mẽ đây chất lính pha chút tinh nghịch, ông đã tái hiện một cách sinh động những gì đang diễn ra trên chiến trường Trường Sơn và trở thành

“một hiện tượng thơ ca đặc sắc của văn học chiến tranh” Tiếng thơ của ông là vũ khí sắc bén để chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược, nó có sức mạnh như cả một sư

đoàn Bởi đó là tiếng nói sôi trào của tudi trẻ, là nhịp đập hòa hợp của triệu triệu trái

tim Việt Nam như Nguyễn Trọng Tạo đã từng khẳng định “Phải đợi đến sự xuất

hiện của Phạm Tiến Duật, thơ chống Mỹ mới bộc lộ thật sự cái giọng điệu riêng

của lớp trẻ ” [20; tr.117] Thơ ông đã “ưu lại trong lịch sử dân tộc dấu mốc sáng tạo của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình ẩi tìm cai dep từ trong các sự kiện và

in dam chat ste thi”

Thơ Phạm Tiến Duật là một hiện tượng văn học độc đáo, điển hình cho cả

thế hệ nhà thơ thời kháng chiến chống Mỹ nói riêng và cả nền văn học Việt Nam

hiện đại nói chung đây là vẫn đề cần được đào sâu nghiên cứu

Những vần thơ của ông không chỉ cho ta hiểu hơn sự gian truân vất vả của

toàn thể nhân dân và sự hy sinh anh đũng của các chiến sĩ trong những năm tháng

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 1 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 10

chiến tranh khốc liệt mà còn bồi đắp cho các thế hệ sau lòng yêu nước và ty hao dan

tộc

Việc tìm hiểu thi pháp trong thơ Phạm Tiến Duật cho ta thấy rõ quá trình vận động và phát triển tư đuy thơ và phong cách nghệ thuật của thi si tài hoa này Đồng thời, qua đó một lần nữa khẳng định lại tài năng và vị trí thơ ca của ông trên thi đàn Việt Nam hiện đại

Việc nghiên cứu vấn đề trên giúp tôi mở rộng vốn kiến thức của mình về một

nhà thơ mà tôi rất yêu thích và ngưỡng mộ, quan trọng hơn hết đó là nền tảng để tôi

có thể tiếp tục nghiên cứu các công trình khoa học khác

Vì các lí do trên tôi đã chọn đề tài Thi pháp trong thơ Phạm Tiến Dudt dé

làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử vẫn đề

Tài năng thơ ca của Phạm Tiến Duật được bộc lộ rất sớm, ngay từ khi còn

ngồi trên ghế nhà trường ông đã có nhiều tác phẩm giàu cảm xúc và tứ thơ độc đáo

Năm 1961, ông đã có thơ đăng báo nhưng lúc này cái tên Phạm Tiến Duật vẫn còn khá xa lạ với độc giả cũng như các nhà nghiên cứu Phải đến gần 9 năm sau, tên tuổi ông mới được chính thức ghi nhận trên thi đàn văn học Việt Nam Đó là khi ông đạt

được giải nhất cuộc thi thơ của tuần báo Văn nghệ tô chức năm 1969, với chùm thơ

gồm các bài thơ: Gửi em, cô thanh niên xung phong; Bài thơ vệ tiểu đội xe không kính; Nhớ; Lửa đèn Thơ của ông lúc này mang đậm hơi thở chiến trường Trường Sơn Chính cuộc sống chiến đấu nơi chiến trường là mảnh đất hiện thực màu mỡ

nuôi đưỡng và hình thành một hồn thơ đậm “chất !ính” nơi Phạm Tiến Duật

Những niềm vui, nỗi buồn, sự khó khăn gian khổ, những hy sinh thầm lặng, những

điều bình đị được ông chắt lọc từ cuộc sống chiến đấu đưa vào thơ một cách thật tự

nhiên, gần gũi Đây là thành công khởi đầu trong sự nghiệp thơ ca của Phạm Tiến

Duật và cũng là mốc thời gian mà các nhà nghiên cứu, phê bình văn học bắt đầu

quan tâm và đặt bút đánh giá thơ ông

Một trong những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến Duật là Giữa chiến

trường nghe tiếng bom rất nhỏ của Nhị Ca được in trong Tạp chí Văn nghệ Quân

đội, số 10, 1970 Ông cho rằng hồn thơ của Phạm Tiến Duật là hồn được “môi

dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ, hít thở không khí ngoài mặt trận đữ dội

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 2 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 11

với vẻ giản đị mà giàu chất suy nghĩ” Trong bài viết này ông cũng đề cập đến ngôn ngữ thơ Phạm Tiến Duật “cđm giác đầu tiên là câu thơ anh ngày càng gắn với văn xuôi, chữ dùng thường nôm na, mộc mạc, giống tiếng nói giao tiếp trong đời sống hàng ngày, ít được cách điệu theo một quan niệm nghệ thuật thông thường” Đồng

thời tác giả cũng chỉ ra ba phương diện biểu hiện đặc điểm ấy Thứ nhất là từ ngữ

“Phạm Tiến Duật gắng đưa vào càng nhiễu càng tốt những câu nói cửa miệng dân gian, mọi tên gọi thông thường của vật liệu, kỉ thuật, công tác ngồn ngang ngoài mặt trận” Thứ hai là củ pháp “cách đặt câu nghiêng về giữ lại vẻ xù xì ban đấu, tránh cho nó khỏi trơn tuột, như cô tình gài lại đây đó các chữ gai ngạnh móc câu thơ vào trí óc người đọc, muốn câu thơ bật ra tự nhiên, thoải mái, không mất công gọt vủa, trau chuốt” Thứ ba là “nhịp điệu thường gô ghê, trúc trắc ” [1; tr.112]

Trong Từ cuộc đời đi vào tác phẩm, Nhị Ca cho rằng: “Thơ Phạm Tiến Duật mang cái thực gô ghê của cuộc sống chiến tranh, tưởng từ ngoài đời ẩi vào trang giấy không mắt công phu lao động nghệ thuật gì hết chỉ việc ghi là xong” [2; tr.83]

Dẫn theo Nguyễn Thị Thung: Nhà văn Nguyễn Minh Châu có bài viết Người

viết trẻ giữa cánh rừng già (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 7, 1972) Ông cho rằng:

“Sw xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã làm xôn xao đời sống thơ ca vốn có Thơ

Phạm Tiến Duật đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và được sự

quan tâm đặc biệt từ nhiễu phía” [23; tr.2]

Còn trong bài viết Chỗ mạnh chỗ yếu trong thơ Phạm Tiến Duật (Tap chi

Văn học, số 4, 1974) của mình Nguyễn Ngọc Thiện nhận xét rằng: “Hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng khoáng, rộng mở, cải đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ ông rất tự nhiên và rất thật” Ông cho rằng: “Thơ Phạm Tiến Duật là tiếng nói khỏe khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nỗi mà hào hùng của dân tộc ” [22; tr.82|

Nhà phê bình Hà Minh Đức cũng có nhận xét về thơ Phạm Tiến Duật trong Thơ va may vấn đề thơ Việt Nam hiện đại Ông nói rằng: “Những con người dũng cảm, yêu đời, bình thản trước mọi gian khổ, hiểm nguy Phạm Tiến Duật đã giữ lại cách nghĩ, cách “văn xuôi” mộc mạc, nhưng lại chân thục đúng đối tượng miêu

ta” (5; tr 31]

GVHD: Nguyén Hoa Bang 3 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 12

Trong bài viết Đường Trường Sơn, đường thơ Phạm Tiến Duật (Tạp chí Văn

nghệ, số 6, 1982), Thiếu Mai đã nhận xét: “Một vẻ phóng khoáng, do đó rất tài hoa

cứ toát ra một cách tự nhiên ở những vẫn thơ cũng rất tự nhiên, hôn nhiên như không có sắp đặt gì cả” Và tác giả cũng khẳng định “Tời thơ ấy mang độ chín của cảm xúc và swy nghĩ” [13; tr.16 ]

Năm 1985, Vũ Quân Phương phát triển bài viết Một đóng góp của dong thơ quân đội vào nên thơ ca Việt Nam in trong (Tạp Chí Văn học, số 6, 1979) thành bài nghiên cứu tác giả Phạm Tiến Duật trong cuỗốn Nhà tho Viét Nam hiện đại (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1985) Ông cho rang: “Chit hay trong thơ Pham Tién Duật không hay ở sự ngọt ngào, êm chảy trái lại người ta thích ở chỗ ghô ghê, cựa quậy, dựng cảm giác bằng những chỉ tiết sống sít, đời thường” [15; tr.547]

Nam 1986, Đỗ Trung Lai có bài viết Một chặng đường thơ Phạm Tiến Duật

(Tạp chí Văn học, số 4, 1986) Bài nghiên cứu này đã đánh giá, tổng kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật Nhà văn đã khẳng định vai trò của

thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duat [10; tr.147-151]

Dẫn theo Nguyễn Thị Câm The: Trần Đăng Suyèn trong bài viết Vê một đặc

điểm thơ từ 1955 đến 1975 (Tạp chí Văn học, số 9, 1995) nhận định răng: “Vẻ đẹp

rực rỡ nhất của con người trong giai đoạn này được thể hiện ở chỗ biết hy sinh quyên lợi, hạnh phúc cá nhân, cổng hiến tất cả, k cả máu xương của mình cho nhân dân và Tổ quốc tình yêu đẹp nhất là tình yêu quê hương, đất nước, hy sinh vì

Tổ quốc là hy sinh cao cả nhất mang tính vĩnh hằng, cuộc sống con người có ÿ nghĩa nhất khi hòa mình vào dòng thác nhân dân; đường ra trận là đường vui nhất, đẹp nhất v.v ” [21; tr.2]

Trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập II ( Nxb Dai hoc Sư Phạm,

2002) Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét: “Hình ảnh anh lính lái xe, cô thanh niên xung

phong trên đường Trường Sơn là những bức chân dung mà Phạm Tién Duật đã có công góp vào bảo tàng những con người Việt Nam chiến đấu thời chống Mỹ” [14;

tr.418]

Dẫn theo Nguyễn Thị Lan: Bài nghiên cứu mới nhất gần đây về Phạm Tiến Duật của Vũ Văn Sỹ, in trước ngày mất của Phạm Tiến Duật với nhan đề Phạm Tiến Duật, người “chứa lửa Trường Sơn nhiễu nhất” (Tạp chí Văn học số 12,

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 4 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 13

2007) Tác giả cho rằng: “Thơ Phạm Tiễn Duật đã lưu lại trong lịch sử văn học dấu

mốc của thơ trữ tình Việt Nam trên hành trình di tim cdi đẹp trên các sự kiện và

biến cố in đậm chất sử thi của một thế kỉ đây biến động ” [23; tr.3-4]

Ngoài ra ta có thé kê đến các bài viết Nghĩ về đóng góp của đội ngũ thơ trẻ

trong tho chong My cha Mai Hương (Tạp chí Văn học, sỗ 1, 1981); Chang cũ đâu những bài ca kháng chiến của Vũ Nho (Nhà văn có tác phẩm trong nhà trường-

Xuân Quỳnh, Băng Việt, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Nxb Giáo dục,

1999) Nhìn chung các bài viết và các công trình nghiên cứu về Phạm Tiến Duật đều cho rằng đó là một hiện tượng lạ của thơ ca Việt Nam Trong công trình này chúng tôi kế thừa ý kiến của những người đi trước, tập trung nghiên cứu các

phương diện thi pháp trong thơ Phạm Tiến Duật để nói lên tài năng nghệ thuật và

những đóng góp to lớn của ông trong nên thơ ca Việt Nam hiện đại

-Thứ hai, góp tiếng nói nhỏ một lần nữa khăng định vị trí và những đóng góp

to lớn của Phạm Tiến Duật trên thi đàn Việt Nam

-Thứ ba, giúp người viết tích lũy được nhiều kỹ năng, kinh nghiệm nghiên

cứu khoa học, tạo nên tảng dé tiép tục nghiên cứu các công trình khoa học khác

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu bao gồm các tập thơ sau của Phạm T ién Duat:

- Vang trang quang lita (1970)

- _ Thơ một chặng đường (1971)

- Ở hai đầu nứi (1981)

- _ Vâng trăng và những quảng lửa (1983)

- _ Thơ một chặng duong (Tuyên tập năm 1994)

- — Nhóm lửa (1996)

- _ Trường ca tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997)

- _ Đường dài và những đốm lửa ( Tuyên tập sau chiến tranh, 2002)

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 5 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 14

- _ Tuyển tập Phạm Tiến Dudt (2009)

Phạm vi nghiên cứu là các phương diện thi pháp trong thơ Phạm Tiến Duật như: thi pháp nhân vật, thi pháp không gian, thi pháp thời gian, thi pháp kết cấu, thi

pháp ngôn ngữ và thi pháp giọng điệu

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này chúng tôi sử dụng các phương pháp:

-Thống kê: Chúng tôi dùng phương pháp thống kê để thống kê những bài thơ

hay của Phạm Tiến Duật nhằm làm bật nỗi lên tài năng thơ ca của ông

-Phân tích-tông hợp: Là phương pháp rất quan trọng trong luận văn này Chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích để tìm ra và làm sáng rõ những nét độc đáo trong: ngôn ngữ, giọng điệu, nhân vật thơ Phạm Tiến Duật Sau đó tong

hợp lại những điều đã phân tích cho thấy tính nhất quán trong thơ Phạm Tiến Duật

-Hệ thống: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để ghi nhận lại toàn diện những chặng đường sáng tác và những thành tựu to lớn của Phạm Tiến Duật Đồng thời phương pháp hệ thống còn được sử dụng để tạo tính logic cho toàn bài luận văn

-So sánh: Chúng tôi so sánh những tác phẩm của Phạm Tiến Duật với những

tác phẩm của các nhà thơ khác, nhằm nêu bật lên những nét độc đáo và những sáng

tạo mới lạ của ông

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 6 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 15

CHƯƠNG 1 MOT SO VAN DE CHUNG VE THI PHAP, THI PHAP HỌC VÀ

VAI NET VE NHA THO PHAM TIEN DUAT

1.1 LÍ LUẬN CHUNG VẺ THỊ PHÁP VÀ THỊ PHÁP HỌC

1.1.1 Lí luận chung về thi pháp

1.1.1.1.Một số quan niệm khác nhau về thi pháp

Ngày nay, hai chữ “2% pháp” đã trở nên rất phố biến trong các loại sách,

báo và khá quen thuộc đối với độc giả Người ta thường đề cập đến thi pháp giai đoạn, thi pháp tác giả và thi pháp thể loại, Những vấn đề về thi pháp đã thu hút sự

quan tâm của nhiều người đặc biệt là những ai muốn đi sâu nghiên cứu văn học Nhưng thi pháp là gì? Thì vẫn chưa có được một định nghĩa thống nhất đối với các nhà nghiên cứu

Nhà nghiên cứu Roman Giacốpxơn trong công trình Ngôn ngữ học và thi pháp học (1960) định nghĩa thi pháp là một bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu “chức năng thơ của phát ngôn thơ”, tức là nghiên cứu cách thức làm cho phát ngôn thơ trở thành lời thơ Nhà nghiên cứu Pháp Ts Tôđôrốp trong công trình 7Ù pháp học (1975) định nghĩa “Thi pháp là các quy tắc chung mà người ta

sử dụng để sảng tác ra tác phẩm van hoc cu thé” [17; tr.7]

Viện sĩ M.B Khrapchencô đưa ra “Nếu như không đòi hỏi một định nghĩa

trọn vẹn, bao trùm được tất cả, thì theo tôi, có thể xác định thi pháp học như một

bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện một cách nghệ thuật, cũng như khám phá đời sống một cách hình tượng” [18; tr.10]

Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học quan niệm: “Thi pháp là

phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn từ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc

chìm ẩn của tác phẩm: ÿ nghĩa mỹ học, triết học đạo đức học, lịch sử, xã hội

học Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm điệu, nhịp câu, đối thoại, không gian, thời gian, cú pháp, ) yêu cầu đọc tác phẩm như

một chỉnh thể, ở đó các yếu tổ ngôn từ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ

thống để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan, tức là cái đẹp của

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 7 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 16

thế giới, con người Điểm xuất phát của thi pháp là coi tác phẩm văn học là văn bản ngôn từ Nếu mỹ học là lý luận các nghệ thuật, thi pháp là mỹ học của văn học,

là lý luận văn học; vậy thi pháp gắn chặt với ngôn ngữ học và mỹ học Thi pháp hay

li luận văn học (Theo định nghĩa của Vacga- Varga) trước hết nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại văn học, từ đó mới tìm tòi các tâng lớp ý nghĩa ấn giấu của tác phẩm ” [6; tr.10-11]

Trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nguyễn Thị Dư

Khánh khăng định: “Theo chúng tôi, có thể xác lập nội dung của khái niệm thi pháp

từ chính nội dung ngữ nghĩa của nó

Chữ thi ở đây dùng để chỉ toàn bộ văn học nói chung chứ không phải chỉ riêng về thơ Thỉ là cách nói đã thành quen, mang nội dung lịch sử, ghỉ dấu ấn của

một thời kì lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học ft anh hùng ca, truyện,

kịch, tiếu thuyết đêu được diễn đạt bằng thơ Còn Pháp là phương pháp, là phép

tắc Vậy thi pháp là phương pháp, là phép tắc làm văn, làm thơ Có thể nói ngay ở

đây, phép tắc căn bản nhất nó là phép sáng tạo, hư cầu nghệ thuật Tất nhiên không phải xuyên tạc, làm méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách nghệ thuật, lung linh, hấp dân Dù các quan điểm li luận có khác nhau, có lệ thuộc vào những thiên kiến xã hội, giai cấp, chính trị như thế nào thì vẫn không thể không thừa nhận một thực tẾ là, ngay từ buổi sơ khai, các nhà nghệ sĩ vô danh cũng đã không chịu bằng lòng với việc mô phỏng, sao chép tự nhiên mà luôn luôn khát vọng khám phá, chiếm lĩnh và chỉnh phục tự nhiên bằng những sảng tạo bay bổng của mình

Và từ buổi bình minh lịch sử cho đến nay, văn học nhân loại đã sáng tạo ra bao nhiêu hình thức đa dạng phong phú khác nhau, nhưng dù có biến đổi phát triển

như thế nào thì bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng vẫn là quá trình

chủ quan hóa trong sự cảm nhận và lý giải đời sống, sắn liễn với quả trình sáng tạo

ra những hệ thống hình tượng nghệ thuật, với những phong cách cá nhân hay thời

đại khác biệt Nghệ thuật — thật sự là nghệ thuật đích thực- bao giờ cũng là khát

vọng giải bày những xúc động mãnh liệt, những suy tư sâu sắc- mang đậm nét tính chủ quan của chủ thể sảng tạo trong nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện để tạo nên một thể giới thứ hai, thế giới có thể có, thể giới khao khát, thể giới có that

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 8 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 17

chứ không phải là phép phản ánh giản đơn Ở đây có mối tương quan giữa nội dung phan ánh và sự phản ánh, tư tưởng và nghệ thuật, cá nhân và thời đại diễn

ra trong mot tién trinh nghệ thuật mang tính đặc thù: nó vừa là hoạt động của ÿ thức và vô thức, vừa là kết quả của quan sát thực tẾ và tưởng tượng bay bồng, vừa

là sản phẩm của trạng thải hưng phấn xuất thân, đột ngột vừa có thể là kết quả của quả trình nung nấu thai nghén dai dang, mang nặng đẻ đau; nó cũng có thể là kết quả của những đam mê say đắm, hạnh phúc, khổ dau va cuối cùng để tạo thành tác phẩm: một văn bản ngôn từ Tóm lại thi pháp là toàn bộ quá trình sáng tạo ra tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn từ, bắt đầu bằng việc thai nghén nuôi dưỡng cảm hưng cho đến việc lựa chọn giọng điệu, thể văn, thể thơ

Đi tìm thi pháp của một tác giả, tác phẩm chủ yếu không phải xem tác phẩm, tác giả nói cái gì, mà chủ yếu xem tác giả nói như thế nào, bằng một hình thức nghệ thuật ra sao Lễ đương nhiên, nghệ thuật của tác phẩm bao giờ cũng gắn liễn với nội dung trong sự thông nhất vốn có Tuy nhiên, sự thống nhất này, không làm cản trở việc nghiên cứu những hiện tượng thuộc về hình thức và quy luật mang tính hình thức của nó

Tóm lại, nói đến thi pháp chủ yếu là nói đến quá trình sảng tạo những hình thức nghệ thuật của tác phẩm, là nói đến những phương thức, phương tiện, những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn từ ” [9; tr.7-§-9-10]

1.1.1.2 Ý kiến của Trần Đình Sử

Trần Dinh St, trong Thi phdp văn học trung đại Việt Nam, cho rằng: “Thi pháp là hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật chỉ phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật với các đặc sắc của nó Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, năm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo của nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật Nó là mỹ học nội tại của sảng tạo nghệ thuật nhất

định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ

thuật Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nên văn học Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp ”

Trong Thi pháp Truyện Kiểu, Trần Đình Sử nhân mạnh: “Ti pháp là hệ

thong các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuân ý thức chủ thể của tác giả Thi pháp

học hiện đại bao gom phong cách nghệ thuật như một bộ phận của nó Phong cách

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 9 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 18

học nghệ thuật ở đây không chỉ là sự lựa chọn những yếu tố tư tưởng, tình cảm,

phương tiện để dệt nên một tác phẩm nghệ thuật nhất định, mà còn là sự thong nhat

giữa những cái đã được chọn lựa vào một hệ thong nhất hữu cơ, hoàn chỉnh Không

có sự thông nhất trên mọi cấp độ và giữa các cấp độ với nhau thì không thể có được phong cách Yếu tổ tạo nên sự thông nhất ấy không gì quan trọng hơn là quan niệm nghệ thuật `

Tính sáng tạo của bất kì tác phẩm nào đều bắt đầu từ sáng tác trong quan

niệm, bất kế tác giả có ý thức được điều đó hay không Thiếu một quan niệm mới

thì không thể có được một sáng tạo thật sự mới trong nghệ thuật Tính hệ thống của

nghệ thuật thê hiện ở chỗ mọi quan niệm mới về thế giới và con người đòi hỏi

những biện pháp nghệ thuật tương ứng trên các cấp độ Đi tìm quan niệm nghệ thuật

và hệ thống biện pháp nghệ thuật tương ứng vốn có của một tác phẩm là thực chất của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm Nghiên cứu thi pháp văn học khác hăn với việc phê bình thiên về bình luận, bình giảng theo lối cảm thụ chủ quan thịnh hành

Nó phải tận dụng nhiều thao tác kỹ thuật để phân tích, chứng giải Do vậy các thao tác ngữ học, tự sự học cũng được chú ý thích đáng Những khái niệm thuật ngữ mới cũng được vận dụng

1.1.1.3 Xác định khái niệm

Từ rất nhiều nhận định khác nhau, ta có thê thấy rõ hiện nay vẫn chưa có

được một định nghĩa thống nhất về khái niệm thi pháp Riêng bản thân tôi thì tôi

đồng ý với quan niệm tổng quát nhất do Trần Đình Sử đưa ra: “Ti pháp là hệ

thống các nguyên tắc nghệ thuật chỉ phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật

với các đặc sắc của nó Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sáng tạo nghệ thuật nhất định, mang một quan niệm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật Thi pháp biếu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm

là cả nên văn học Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp ”

1.1.2 Lí luận chung về thi pháp học

1.1.2.2 Khái niệm về thi pháp học

Trong các bộ môn của ngành nghiên cứu văn học hiện nay như lịch sử văn

học, lý luận văn học, phê bình văn học thì thi pháp học là một bộ môn nghiên cứu

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 10 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 19

có nhiệm vụ đặc thù Cũng như nhiều bộ môn nghiên cứu văn học khác hiện đang được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, về thi pháp học, hiện nay cũng khó tìm thấy một định nghĩa được mọi nhà nghiên cứu chấp nhận

Tuy nhiên, nhìn chung có thê tán thành quan niệm tổng quát nhất do Viện sĩ M.B Khrapchencô đưa ra: “Nếu như không đòi hỏi một định nghĩa trọn vẹn, bao trùm được tất cả, thì theo tôi, có thể xác định thi pháp học như một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện một cách nghệ thuật, cũng nhự khám phá đời sống một cách hình tượng” [18; tr.9-10]

Viện sĩ Nga V.V Vinôgrađốp xác định: “Thi pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, phương thức tô chức tác phẩm sáng tác ngôn từ, các kiểu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt không chỉ là hiện tượng của ngôn từ văn học, mà còn là bản thân các phương tiện hình tượng khác nhau nhất của cơ cấu tác phẩm văn học va van hoc sang tác dán gian ` (Phong cách học, Lý luận ngôn từ văn học, Thỉ pháp học M.,1963) [17;

tr.7]

Thi pháp học là khoa học về thi pháp Nhà lí luận V.V Vinôgrađốp định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các phương tiện tổ chức tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và các kiểu cấu trúc và các loại thể tác phẩm văn hoc”

[9; tr.10]

Thi pháp học theo quan điểm của N.Bactơ cũng chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa hình thức Ông nói: “Khoa học vệ văn học, sẽ miêu tả tỉnh tiếp nhận của tác phẩm văn học chứ không phải ý nghĩa của nó cũng như nhà ngôn ngữ chỉ nghiên cứu ý nghĩa của câu ” [16; tr.7-8]

Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp Khoa học này gồm mấy bộ

phận sau:

Lí luận về thi pháp của một giai đoạn văn học lịch sử cụ thể Ở đây sẽ bao

gồm lí luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học trung đại, được tác giả của chúng thừa nhận

Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thê hiện trong bản thân sáng tác của giai

đoạn văn học được xét Hệ thống nay do tổn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 11 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 20

được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy

Lí luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi

pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lí luận thi pháp đã có

trong lịch sử

Ba bộ phận của thi pháp học này liên hệ với nhau trong một mối quan hệ hết

sức khăn khít Lí luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn

học một thời Lí luận thi pháp học hiện đại là siêu ngôn ngữ của nghiên cứu văn học hiện đại dùng để miêu tả lí luận thi pháp lẫn thi pháp văn học của một giai đoạn Chính vì như vậy, thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa quan trọng, bao trùm Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể tiến hành phân tích, miêu tả

hệ thống thi pháp văn học được

Từ rất nhiều ý kiến như trên, ta có thể đưa ra kết luận, thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển lịch sử của chúng

1.1.2.2 Đối tượng của thi pháp học

Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức của tác phẩm văn chương Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thể tách

rời các tác phẩm văn chương Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn Đó là hệ thống bao gồm nhiều yếu tố khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau Các yếu tố thuộc về nội dung của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng, lí giải chủ đề, cảm hứng

tư tưởng Còn hình thức nghệ thuật của tác phẩm là kênh duy nhất truyền đạt nội

dung của tác phẩm, là phương tiện cấu tạo và làm cho tác phẩm có sự độc đáo Hình

thức nếu xét nghệ thuật là phương diện đời sống thì nghệ thuật là hình thức riêng

của văn chương Nó có nội dung và hình thức riêng Hình thức gồm có hai yếu tố là

hình thức văn bản và hệ thống hình tượng trong tác phẩm

Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất nhau trong bất kì tác phẩm nào Tác phẩm văn chương cũng tương tự như vậy nhưng giữa nội dung và hình thức nghệ thuật khắng khít, xuyên thấm vào nhau Nội dung biểu hiện ra hình thức, hình

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 12 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 21

thức tài trợ nội dung, không thể có nội dung mà không có hình thức, hoặc không thể

có hình thức mà không có nội dung

Hình thức mang tính nội dung là đối tượng của thi pháp học Hình thức nghệ thuật gồm hai mặt cơ bản là mặt cụ thể cảm tính và mặt quan niệm Xét về mặt cụ thể cảm tính thì bất cứ tác phẩm nào cũng đem lại cho chúng ta những đường nét

màu sắc, âm thanh, chỉ tiết cụ thể sinh động gắn liền với nội dung nhất định Nếu

thiếu phương điện này nghệ thuật không tôn tại Mặt quan niệm: đồng thời đẳng sau

hình thức cảm tính ngoài nội dung cuộc sống, tư tưởng tác giả muốn nói đến còn có quan điểm làm cơ sở tiếng nói đó tạo thành cái lý, cái logic bên trong hình thức nghệ thuật Phương diện này, người ta còn gọi là hình thức bên trong

1.1.2.3 Phương pháp của thỉ pháp học

Cùng với đối tượng phương pháp sẽ là điều kiện xác định sự tôn tại của thi

pháp học Xét ở góc độ là một bộ phận của khoa học nghiên cứu văn học, thi pháp học cũng phải sử dụng các phương pháp của khoa văn học nói chung, nó phải vận dụng các loại phương pháp nghiên cứu văn học ở tất cả các cấp độ: cấp độ triết học, cấp độ các phương pháp chung, cấp độ phương pháp chuyên ngành

Phương pháp đặc thù của thi pháp học bao gồm:

Phương pháp hệ thống: Phương pháp này đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu thi pháp Nói đến tính hệ thống là nói đến mối quan hệ có tính quy luật Trong mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái riêng và cái chung là quan hệ trọng nhất

Tính hệ thống và những mối liên hệ đó bộc lộ ở các yếu tố lặp lại, chính tính

lặp lại này là phạm vi bộc lộ tính quy luật Văn học là hiện tượng lặp lại trên tat ca cac cấp độ Văn học là sự phản ánh cuộc sống một cách độc đáo, nhưng không thay

tính lặp lai thì cũng không thấy gì cả Một tác phẩm văn học là một sự thống nhất

giữa tính độc đáo và tính lặp lại Chính sự lặp lại đó bộc lộ tính quy luật, tính hệ

thống

Phương pháp lịch sử: Khi ta quan niệm thi pháp nghiên cứu hệ thống hình thức thì phải hiểu rằng các hình thức đó có tính lịch sử Quan niệm nghệ thuật một

cách trừu tượng, đời nào cũng như đời nào là sai lâm

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 13 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 22

Khi nghiên cứu ta có quyền trừu tượng hóa miêu tả, nghiên cứu cẫu trúc tác

phẩm, nhưng mặt khác lại phải đặt trong hoàn cảnh của nó, chứng minh được rằng

hình thức đó là duy nhất đúng

Trong Giáo trình thi pháp học, Trần Đình Sử đã đề cập đến việc nghiên cứu

của ta lâu nay nhiều khi phi lịch sử Ví dụ như khi so sánh hình tượng Bác Hồ trong

hai bài thơ Hồ Chí Minh và Sáng tháng Năm nhiều người cho rằng trong bài thơ Hô

Chí Minh vì lúc bây giờ Tố Hữu ở xa, chưa gặp gỡ và chưa hiểu Bác, nên Bác hiện lên một cách khái niệm và không phù hợp với con người thật của Bác Đặc biệt cầu thơ “Tiếng người thét ” là không chân thực Đến Sáng tháng Năm tác giả gần và hiểu Bác hơn mới thấy được rằng “Giọng của người không phải sấm trên cao; Thắm từng tiếng ấm vào lòng mong ước ”

Cách phân tích đó tưởng là đúng nhưng thật ra là phi lịch sử Vào thời điểm

1961, cả dân tộc mới thoát khỏi vòng nô lệ, chúng ta đương đầu với muôn trùng khó khăn, thù trong giặc ngoài điên cuồng chống lại chính quyền cách mạng còn non trẻ Hình ảnh một người lính già dẫn đầu đoàn quân cách mạng là hoàn toàn phù hợp

Lúc ấy nhân dân cũng cần có người kêu gọi mình tiễn lên như thế Vả chăng đâu

phải Bác Hồ lúc nào cũng như lúc nào Trước tổng khởi nghĩa chính Bác Hé khang

định một cách kiên quyết: “Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành

cho được độc lập” Và khi bọn phản động trong chính phủ lâm thời đổi cờ, chính Bác đã nắm tay thành một quả đấm

Đến năm 1951, khi cả dân tộc đi theo một hướng, cùng “ông về Việt Bắc

mà nuôi chí bên” thì không cần phải “thét” nữa Không khí lúc ấy là không khí thân mật chan hòa Đây là lúc cần củng có niềm tin Bác ở Sáng tháng Năm là niềm

tin tất thắng [16; tr.16]

1.2 VAI NET VE NHA THO PHAM TIEN DUAT

1.2.1 Cuộc đời và con đường thơ Phạm Tiến Duat

1.2.1.1 Những nét chính về tiểu sử Phạm Tiến Duật

Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 01 năm 1941 và mất vào ngày 04 tháng

12 năm 2007 Quê quán: Phú Thọ- Vĩnh Phú

Ông là hội viên hội Nhà văn từ năm 1970

Phạm Tiến Duật sinh ra trong một gia đình nhà giáo, từ nhỏ đã đi học xa nhà

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 14 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 23

Năm 1964, Phạm Tiến Duật tốt nghiệp Đại học, ngành Sư phạm Ngữ văn tại

trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Cuối Năm 1977, ông về công tác tại tuần báo Văn Nghệ

Ông đã từng giữ các chức vụ quan trọng của hội Nhà văn Việt Nam như: Phó trưởng ban Đối ngoại; Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam

Tác phẩm của Phạm Tiến Duật:

Vang trang quảng lửa (1970); Thơ một chặng đường (1911); Ở hai đấu núi (1981); Vâng trăng và những quảng lửa (1983); Thơ một chặng đường (Tuyên tập, 1994); Trường ca Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997); Đường dài và những đốm lửa (Tuyên tập sau chiến tranh, 2002); Tuyển tập Phạm Tiến Duật (2007)

1.2.1.2 Con đường thơ Phạm Tiến Duật

Năm Phạm Tiến Duật 7 tuổi, trên đường tản cư về quê nội (do giặc Pháp nhảy dù xuống thị xã Phú Thọ) ông đã có câu thơ “Em ngôi thúng trước chị ngôi

thing sau” Năm 13 tuôi, Phạm Tiến Duật có bài thơ lục bát đầu tiên về anh bộ đội

cụ Hồ Vào học cấp hai ông có bài thơ Nỗi lòng của người học sinh đi muộn Cũng trong thời gian này tiểu thuyết đầu tay Chữm họa mỉ dày hơn 600 trang cũng được ra đời Những ngày tháng ở trọ đi học, ông rất đam mê làm thơ, nhiều bài thơ trong tập

Trọ học như: Bao gạo, Cháu nhớ bác Ngọ, Hương chè Van Lĩnh, Nhớ anh, Tìm

chim, Người con gái Hải Nam, Người yêu thứ nhất, Người yêu thứ hai, bài nào

cũng bộc lộ cảm xúc và tứ thơ độc đáo Nhiều bài thơ của Phạm Tiến Duật ra đời

trên cảm hứng “2c tế qua báo” Trong đó có bài thơ Cái cẩu, là bài thơ đầu tiên của Phạm Tiến Duật được đăng trên báo Văn nghệ cũng là mạch dẫn Phạm Tiến Duật đến với thơ ca

Khi đến với Trường Sơn, thơ ông bắt đầu cháy bùng hơn với khói lửa

Nhưng lúc đầu thơ ông chưa gây được sự chú ý của độc giả Cho đến khi Phạm

Tiến Duật đạt giải nhất cuộc thi thơ trên báo Văn nghệ (1969-1970) với bốn bài thơ:

Lửa đèn, Bài thơ về tiểu đội xê không kính, Nhớ, Gửi em cô thanh niên xung phong, thì cái tên Phạm Tiến Duật mới gây được sự chú ý đặc biệt và khang dinh tiéng noi trữ tình của mình trên thi đàn thời kì thơ chống Mỹ Các tập thơ Vâng trăng quang

lửa (1970), Thơ một chặng đường (1971) là những tập thơ nỗi tiếng của ông trong

giai doan nay

GVHD: Nguyén Hoa Bang 15 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 24

Thơ Phạm Tiến Duật xuất phát từ cuộc sống thực tại của người lính, ông đã viết bằng chính sự cảm nhận và cảm xúc của mình về cuộc sống chiến trường Thơ

là lời an ủi động viên, tâm sự sẻ chia của những người lính, là khúc hát lên đường,

là bản tình ca muôn thuở về tình yêu thời chiến Thơ ông cất lên từ con đường đây tiếng bom rung “Bom giật bom rung kinh vỡ đi mất rồi” và “Những chiếc xe từ trong bom rơi” (Bài thơ về tiểu đội xe không kinh), từ những hỗ bom “Cạnh giếng nước có bom từ trường ” (Gửi em, cô thanh niên xung phong)

Phạm Tiến Duật từng quan niệm: “Thơ chỉ biết đến thơ mà không biết đến

đời thì thơ thua xa một cải máy tính” (Vừa làm vừa nghỉ) Với quan niệm đó thơ ông luôn hướng ra ngoài cuộc sống thê hiện cái đẹp của cuộc sống Thơ của Phạm

Tiến Duật là thơ của người lính đạn dày trận mạc, trải đời và hiểu đời Ở giai đoạn

này, ta thấy trang thơ của ông vươn đây bụi chiến trường và nồng nặc mùi khói lửa

của bom đạn Chính mảnh đất Trường Sơn nhiều khói lửa đã bồi đắp thêm vốn sống, niềm tin và ý chí chiến đấu cho chàng sinh viên trẻ tuổi giàu lòng yêu nước

viết nên những dòng thơ hiện thực và giàu cảm xúc Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật đã gây tiếng vang lớn cho giai đoạn thơ ca chống Mỹ

Sau năm 1975, rời khỏi chiến tranh trở lại với cuộc sống đời thường, đất

nước bắt đầu đổi mới và thơ của Phạm Tiến Duật cũng khoác lên mình một diện

mạo mới Những sáng tác của ông sau năm 1975 chính là cuộc hành trình đi tìm thời gian đã qua Ông vẫn viết về Trường Sơn và những con người thời ấy trong kí

ức của mình Dù ông viết về những cô gái nông trường trong hòa bình nhưng họ

vẫn hát những bài ca kháng chiến: “Em đứng hát những bài hát cũ- Bài hát mới về

khai hoang chưa có ”(Áo của hôm nào, người của hôm nay)

Đất nước thống nhất là cái đích cuối cùng của bao cuộc hành quân lên

đường, bên cạnh niềm vui chung của sự chiến thăng là nỗi buồn của những số phận

cá nhân, của những con người đã có thời gian dài gắn bó với chiến trường Họ trở

về với cuộc sống đời thường sau ánh hào quang của những tắm huân chương là

những nỗi buôn sâu lăng Như cuộc đời mình Phạm Tiến Duật đã thấu hiểu điều đó

và khái quát thật xúc động trong những tập thơ Vâng trăng và những quảng lửa

(1983), Thơ một chặng đường (Tuyễn tập 1994), Nhóm lửa (1996), Trường ca

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 16 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 25

Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997), Đường dài và những đốm lửa (Tuyên tập sau chiến tranh 2002)

Vốn là con người nhạy cảm Phạm Tiến Duật đã quan sát và đưa cuộc sống vào trong thơ với một nỗi trăn trở, ưu tư, băn khoăn khi phải bước vào cuộc sống

mới mà ông cho răng nó giống như “?u¿¿ chơi”, ông cảm thấy buồn cho sự non nớt

của mình:

Điểu cần biết thì chưa biết Điễu nên quên thì chưa quên

(Luật chơi) Nếu trước đây bài thơ La đèn là ngọn lửa nuôi đưỡng tâm hồn ý chí khát vọng, thì nay trong bài thơ Ký sự lứa nhà thơ lại bộc lộ cảm giác bất lực:

cảnh đời bất ôn Phạm Tiến Duật cảm thấy ray rứt trăn trở khi phải nhìn những em

bé lang thang đi đánh giày và những con người thản nhiên đưa giày ra mướn đánh:

Chăm sóc hai bàn chân thì loài người rất nhớ Chăm sóc trai tim chính mình thì có lúc có người quên

(Tiên các chắu đánh giày về quê ăn tết) Không bắt nhập được với cuộc sống hiện đại nhà thơ như ngược hành trình tìm về quá khứ Ở đó ông cho rằng ông nợ những người đồng chí, đồng đội đã hy

sinh và cho ông khôn nguôi day dứt:

Có lẽ vong hôn bạn đã quở trách tôi Trót lãng quên những dãy rừng già suốt mười năm bom nỗ

(Cảm on con sot) Thơ Phạm Tiến Duật có lúc hướng ra ngoài cuộc sống, thể hiện cái đẹp của

cuộc sống Lẫy cảm hứng từ thực tế là những con người mang vẻ đẹp giản dị Họ là những người dân lao động nghèo, luôn chật vật với cuộc sông mưu sinh:

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 17 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 26

Nhà nghèo chưa vợ chưa con

Em lam làm sớm tối

(Gửi những người yên lặng)

Sau năm 1975 thơ Phạm Tiến Duật có những trăn trở, băn khoăn, hoài niệm

về cuộc sống trong thời kì đôi mới đó cũng là nét độc đáo riêng của thơ ông Bởi vì cùng với sự chuyển mình của đất nước, sự vận động của cuộc sống tấp nập xô bỗ ông đã chắt lọc ra cho đời những vần thơ giàu ý nghĩa nhân văn như thế

1.2.2 Những thành tựu nồi bật của thơ Phạm Tiến Duật

1.2.2.1 Thành tựu về nội dung

Phạm Tiến Duật là một trong những gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ

ca chống Mỹ Tiếng thơ ông đã góp phần đưa thơ ca chống Mỹ lên đỉnh cao Những tác phẩm viết về chiến tranh là thành tựu nổi bật nhất trong thơ ông Ông đã phản

ánh một cách chân xác những gian khổ ác liệt của chiến tranh Thơ ông chứa đầy

cái dữ đội, khẩn trương, dồn đập, sôi nổi hào hùng của chiến tranh Qua đó làm bật

lên khí chất anh hùng và sự hy sinh cao cả của quân và dân ta Những vẫn thơ ấy chính là những lời ngợi ca khí thế anh hùng của dân tộc ta và cũng là lời động viên,

là hồi trống thúc giục bao lớp người đứng lên tiến ra chiến trường chiến đầu chống lại kẻ thù xâm lược Thơ ông đã khơi dậy bản anh hùng ca của dân tộc đúng thời điểm tạo nên sức sống mới cho thơ ca dân tộc:

Còn giao hưởng nào hơn giao hưởng Trường Sơn Tiếng người, tiếng xe, tiếng súng, tiếng bom Tiếng đêm khuya con công tố hộ

Tiếng múi xô âm âm đá đồ

(Chào những đội quản tuyên

truyền, chào những đội quân văn nghệ)

Phạm Tiến Duật còn rất thành công khi tạo nên một dẫu ấn sâu bền trong

lòng người đọc cho thơ ca chống Mỹ Khi đã phác họa một cách sinh động bức

tranh tuyệt đẹp về toàn cảnh con người Việt Nam trong chiến tranh Ở giai đoạn này con người sống bằng lí tưởng, bằng tình yêu thương đồng đội Nhà thơ đã khai thác

triệt để từng góc cạnh của đời sống chiến trường, ngòi bút của ông đã ghi chép lại

tat cả niêm vui, nỗi buôn và cả những khát vọng của dân tộc Tât cả thật bình dị

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 18 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 27

nhưng lắng đọng nhiều ý nghĩa nhân văn cao đẹp Nguồn mạch xuyên suốt trong

các sáng tác thơ của Phạm Tiến Duật là chủ đề ca ngoi cudc chién tranh vi dai cua dân tộc Nhưng hơn hết làm nên cái hay, cái độc đáo trong nội dung thơ ông là ông biết làm bật lên giá trị chính nghĩa cuộc chiến đấu của dân tộc ta, cùng những con người không tiếc máu xương quyết bảo vệ độc lập tự do

Thơ Phạm Tiến Duật gắn liền với con đường Trường Sơn huyền thoại, nó đi

sâu phản ánh một cách chi tiết, sinh động toàn bộ đời sống tinh thần của những con người quyết tử quyết sinh cùng con đường Là một người lính đang trực tiếp chiến đầu trên con đường Trường Sơn ông đã đối mặt với biết bao nguy hiểm của chiến tranh Chính vì thế ông rất yêu thương, ngưỡng mộ, kính phục trước sự anh đũng, lòng quả cảm, ý chí kiên cường của những người lính Trường Sơn:

Bom dập liên hồi

LỄ tai mắu chảy Manh bom bay gan Xem như không có

( Ngãng thán yêu)

Phạm Tiến Duật đã đưa thực tế vào thơ Từ những sự kiện bề bộn của đời

sống ông đã nhìn ra chất thơ ấn giấu trong đó Thơ ông phan ánh chân thực cuộc sống, tinh thần của những người lính và cả những điều sâu kín trong tâm hỗn họ Thơ Phạm Tiến Duật có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với những cô thanh niên xung phong và những chiến sĩ trẻ đang gánh trên vai nhiệm vụ bảo vệ non sông Những thiên anh hùng ca ấy còn có lúc ân mình trong những khúc tình ca lãng mạn vì thế

nó đã làm rung động biết bao trái tim bạn đọc Với cái nhìn tinh tế và kinh nghiệm sống phong phú của, mình Phạm Tiến Duật luôn nhạy cảm với những vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh chung của đất nước và ông đã đưa nó vào thơ một cách rất hài hòa Chính vì thế, ông đã góp phần đáng kế vào việc mở rộng phạm vi

cái nên thơ, đem đến những yếu tố thẳm mỹ mới vào nên thơ ca Việt Nam

Phạm Tiến Duật luôn biết lựa chọn và xử lí đề tài trong thơ ông một cách độc

đáo Từ nhiều đề tài khác nhau, tác giả thể hiện những vấn đề trung tâm của thời

đại Từ tình cảm riêng tư tác giả khái quát lên tình cảm cách mạng:

Ta dẫn nhau đến ngôi nhà đèn hoa lấp lánh

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 19 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 28

Nơi ấy là phòng cưới của chúng mình

Ta sẽ làm cây đèn kéo quán thật đẹp Mang hình những người những cảnh hôm nay Cho những cuộc hành quân nào còn trong bóng tối

Sẽ hiện muôn đời trên mặt ngọn đèn xoay

(Lửa đèn)

Từ nhiều đề tài thơ, ông như kể lại từng chỉ tiết, vấn đề, hoàn cảnh, tâm

trạng Mỗi bài thơ đều cho ta một ý nghĩa thật sâu sắc Thơ ông có sự đan xen nhiều cảm xúc Từ sự hồn nhiên tinh nghịch của tuổi trẻ, tình cảm người mẹ với bộ đội, tình yêu trên tuyến đường, tiếng bom rơi ở Seng Phan, ngọn lửa và cây đèn

Cái tôi trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật được bộc lộ đa dạng Cái tôi ay được bộc lộ sau một cuộc hành quân, một đêm vượt trọng điểm Cái tôi trữ tình của ông được tạo nên từ đời sống nội tâm phong phú, tâm sự kín đáo Tác giả biết vượt

lên cái tôi bé nhỏ, cái riêng của mình để hòa với cuộc sống chung Tác giả biểu hiện

lý tưởng, tình yêu thông qua nhân vật của mình:

Cùng mắc võng trên rừng Trường Sơn Hai đứa ở hai ẩẫu xa thắm

Đường ra trận mùa này đẹp lắm Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây

(Trường Sơn Đóng, Trường Sơn Táy)

Đối với Phạm Tiến Duật, thơ là phải gắn liền với đời sống xã hội Thơ là nơi phản ánh rõ nhất tiến trình lịch sử và đời sống con người Thơ ông luôn có sự đổi

mới về thi liệu tạo tính bất ngờ nơi người đọc Chất liệu được ông sử dụng nhiều thường là những hình ảnh nguyên sơ và gần gũi, ân chứa nhiều tình cảm, tư tưởng

và triết lý thâm sâu Cái nhìn thi vị hóa chiến tranh trong thơ Phạm Tiến Duật cũng

là cái nhìn, là tiếng nói của một thời đại thi ca, khi mà con người lay thir thach dan

bom ác liệt, hy sinh là thước đo giá trị của con người

1.2.2.2 Thành tựu về nghệ thuật

Thơ Phạm Tiến Duật có cách cấu tứ thật độc đáo Y và tứ đóng vai trò rất quan trọng trong thơ ông Ý làm cho thơ ông rõ ràng cụ thể, tứ tạo cho thơ có tính liên kết và có hồn Tứ thơ của ông rất độc đáo, phong phú, táo bạo, đó là tứ thơ cua

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 20 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 29

người trong cuộc Nhớ là một bài thơ có tứ thơ rất cô đọng và sâu lắng, bởi cảm xúc tâm trạng của tác giả được miêu tả băng hình tượng chứ không phải là sự kể lại

bằng lời của ngôn ngữ Sự liên tưởng độc đáo ở hai câu cuối bài thơ tưởng như khép

tứ thơ lại:

Nằm ngữa nhớ trăng nằm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngôi dậy nhớ lưng đèo

(Nho)

Có thé khang định thơ Phạm Tiến Duật mạnh về tứ Cấu tứ là yếu tố quan

trọng tạo nên thơ ông Nhờ tư chất thông minh vốn có Phạm Tiến Duật đã phát hiện

ra tứ thơ mới lạ, mang dấu ấn riêng của mình Ông có những phát hiện mới từ

những chỉ tiết rất đổi bình thường, thậm chí xa lạ với chất thơ, để từ đó phát lộ

những khái quát đầy ý nghĩa Ông thường tìm ra những khái quát từ sự vật, dựa vào liên tưởng, sức gợi để truyền cảm ý thơ Trong thơ ông, sự vật chỉ tiết không chỉ

đơn nhất mà thường gồm nhiều mặt khác nhau Ông đã tìm thấy sự mâu thuẫn đối

lập hay tương đồng giữa các mặt ấy và vận dụng nó vào quá trình xây dựng tứ thơ Qua một số bài thơ Công việc hôm nay, Tiếng bom ở Seng Phan, Vang trang va những vắng lửa ta thấy tác giả xuất phát từ những sự vật, sự việc những hình ảnh

cụ thể từ đó tìm ra điểm cốt lõi mang tính triết lí khái quát sâu sắc

Cũng có khi ông đem sự sống và cái chết, chiến tranh và hòa bình để tạo ra

tứ thơ độc đáo, khiến cho người đọc có thể hình dung một cách cụ thể những phạm

trù vốn rất trừu tượng ấy Trong Vắng trăng và những quảng lửa, là vầng trăng của đất nước, của sự sống, vằng trăng của sự thanh bình đã vượt qua những quẳng lửa, vượt lên trên sự hủy diệt của chiến tranh

Thành công lớn của Phạm Tiến Duật là đã xây dựng được những hình ảnh

mang tính biểu tượng, mang tầm khái quát lớn như: Rừng, Lửa đèn, vằng trăng-

quảng lửa, người mẹ, người lính, cô thanh niên xung phong Sự thành công trong việc lựa chọn và sử dụng những hình ảnh mang tầm vóc khái quát trong thơ của Phạm Tiến Duật đã đạt được chiều sâu của cuộc sống và lí tưởng thấm my cua thời dai

Pham Tiến Duật đã tìm được giọng điệu riêng cho mình, đó là điều mà các

nhà thơ đều hướng đến nhưng không dé thực hiện được Giọng điệu thơ ông là

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 21 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 30

giọng điệu thơ trẻ Sự trẻ trung, hóm hỉnh, trở thành đặc điểm thơ nổi bật trong giọng điệu thơ ông Ông hay dùng giọng điệu này để diễn tả cảm xúc của lòng mình

và đồng đội trước hiện thực cuộc sống:

Có lẽ nào anh lại mê em Một cô gái không nhìn rõ mặt Đại đội thanh niên đi lấp hồ bom

Áo em hình như trắng nhất

(Gửi em, cô thanh niên xung phong) Cái giọng thơ nửa đùa, nửa thật tếu táo trẻ trung đã đem lại chất thơ rất riêng,

rất lính gop phan làm nên sự thành công trong nghệ thuật thơ Phạm Tiến Duật

Tóm lại, thơ của Phạm Tiến Duật đã có những thành công to lớn về cả nội dung và nghệ thuật góp phần đáng kể vào phong trào thơ chống Mỹ của dân tộc Đồng thời, mở ra những trang thơ rất trữ tình và chính trị cỗ vũ cho tỉnh thần yêu nước và dòng thơ hiện đại

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 22 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 31

CHƯƠNG 2 THỊ PHÁP NHÂN VẬT, KHÔNG GIAN, THỜI GIAN

TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT

2.1 THI PHAP NHAN VAT TRONG THO PHAM TIEN DUAT

2.1.1 Lí luận chung về thi pháp nhân vật

2.1.1.1 Nhân vật và sự miêu tả nhân vật

Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học Dù là tác phẩm trữ tình, tự sự, kịch, dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người Nhân vật là hình thức miêu tả con người tập trung Nhân vật văn học là những con người

có tên hoặc không có tên có những tính chất, địa vị nhất định, biểu hiện những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất định, nhằm thê hiện những tư tưởng nhất định của tác giả đối với nhân sinh Nhân vật văn học được sáng tạo ra, hư cấu ra là để khái quát và

biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống, ca ngợi nhân vật là ca ngợi đời Xót

xa cho nhân vật là xót xa cho đời Do vậy, tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu về cuộc đời

và con người, là tìm hiểu tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người

2.1.1.2 Cấu trúc và biểu hiện của thi pháp nhân vật

Quan niệm nghệ thuật về con người: Sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh và tâm hồn nhà văn cũng không như một tắm gương trong cho sự vật phản chiếu vào Vả lại làm gì có nhân vật có sẵn cho nhà văn sao chép Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kế ra, miêu tả ra nhân vật, và nhân vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cảm nhận của tác giả Ở đây cần phân biệt quan niệm con người như một phạm trù tư tưởng, đạo đức xã hội với quan niệm nghệ thuật về con người như một phạm trù nghệ thuật thâm mỹ

Quan niệm nghệ thuật về con người thê hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ

đề cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lý của chủ thê ở kiểu nhân

vật và các tình huống mà tác giả cung cấp, cách xử lý các tình huống và quan hệ nhân vật trong tác phẩm Khác với tư tưởng, tác phẩm văn học tập trung thể hiện

một thái độ đối với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng,

khẳng định cuộc sống nào, phê phán cuộc sống nào, quan niệm nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ dé thé hiện những cuộc

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 23 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 32

sống cần phải mang những khuynh hướng khác nhau trong thời đại khác nhau Vì thế quan niệm nghệ thuật về con người không những cung cấp điểm xuất phát để tìm hiểu về nội dung cụ thể trong tác phẩm, mà còn cung cấp một cơ sở để nghiên cứu sự phát triển của văn học Khi quan niệm nghệ thuật có sự đôi mới, nhà văn sẽ phản ánh được chiều sâu của nhân vật, chiếm lĩnh sâu hơn, rộng hơn, với những phạm vị, giới hạn của nhân vật Góp phần tạo nên một diện mạo mới cho văn học Quan niệm nghệ thuật có quan hệ mật thiết với con người về mặt đạo đức, tôn giáo,

khoa học, chính trị vốn có của thời đại

Ta cần phân biệt rõ nhiệm vụ phân tích nhân vật và nhiệm vụ nghiên cứu thi pháp nhân vật: Nhiệm vụ phân tích nhân vật là chỉ rõ, cụ thể các nội dung được thê hiện trong nhân vật như tính cách, ngoại hình, cử chỉ, qua đó, ta hiểu được vẫn đề tác giả muốn gửi vào nhân vật như tác giả ca ngợi vẫn đề gì, lên án cái gì Còn nhiệm vụ nghiên cứu thi pháp nhân vật là khám phá, tìm hiểu và cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật Trong mỗi giai doan van hoc, mỗi thể loại văn học thi pháp nhân vật đều có sự thể hiện khác nhau

2.1.2 Thi pháp nhân vật trữ tình trong thơ Phạm Tiến Duật

2.1.2.1 Con người có ly tướng có lẽ sống cao đẹp

Là một chiến sĩ trực tiếp chiến đấu trên chiến trường Trường Sơn, Phạm T ién

Duật đã chứng kiến tận mắt những hành động cao cả hy sinh xả thân vì nước của

các chiến sĩ và hiểu rất rõ lý tưởng sống cao đẹp của họ Hiện thực đó đọng lại trong lòng ông sự trân trọng, cảm phục sâu sắc Và như thế các chiến sĩ bước vảo trang thơ của ông trở thành con người lý tưởng của thời đại, đại diện cho dân tộc trực tiếp làm nhiệm vụ mà sứ mệnh lịch sử đã trao cho họ Phạm Tiến Duật đã đến với họ băng cái nhìn của người trong cuộc, một cái nhìn đa phương diện, nhiều góc độ Và

dù ở bất cứ góc nhìn nào thì người chiến sĩ vẫn hiện lên với một vẻ đẹp rạng ngời

đó là vẻ đẹp của những con người mang trong lòng lý tưởng sống, lẽ sống cao đẹp

Là một chiến sĩ của sư đoàn 559, được tiếp xúc rất nhiều với những người

lính lái xe nên Phạm Tiến Duật thấu hiểu rất rõ về lý tưởng và lẽ sống của họ Giữa

làn mưa bom bão đạn ác liệt, giữa chiến trường ngồn ngang cây đồ, giữa tiếng gầm

gào của đại bác, những người chiến sĩ lái xe giàu lý tưởng sông vẫn thăng tiên về

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 24 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 33

phía trước, đối diện với kẻ thù xâm lược Lý tưởng sống của họ đã hòa cùng nhịp

thở với lý tưởng của cả dân tộc, họ sẵn sàng đương đầu với tất cả khó khăn:

Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lòe ảnh đạn Rôi tắt đèn xe quay

Đánh lạc hướng giặc rồi ta lái xe di

(Lửa đèn) Những câu thơ đã tái hiện lại một cách chân thực nhất tắm ương anh dũng ngời sáng của những con người mang lý tưởng thời đại Họ liều cả thân mình để đánh lạc hướng địch, quả là một hành động đáng né phuc

Hình ảnh những người lính công binh cũng hiện lên trong thơ Phạm Tiến Duật với vẻ đẹp lý tưởng ngời sáng Họ ngày đêm đối điện với quân thù trên đường Truong Son “tring tring như rừng thắm ”:

Rơi từ mây những cảnh bướm đen;

Cậu chiến sĩ bên tôi ngôi xuống, đứng lên Sốt ruột vì nghe nứa nỗ

Người cán bộ già ngôi bên bãi cỏ Dam dam nhin tan la dang rơi

(Nhitng manh tan Ia) Chính trong khung cảnh giặc điên cuồng bắn phá, rừng cháy, tàn lá rơi, cái

ác đang hoành hành tất cả đều tác động đến những người lính làm những lý tưởng,

lẽ sống vốn có trong họ bắt đấu sục sôi đến cao trào Họ không kìm nén được cảm xúc trong lòng mình nữa, họ sốt ruột mong được xông lên tiêu diệt kẻ thù

Những khó khăn gian khổ, hoàn cảnh ác liệt của chiến trường Trường Sơn đã không thể làm chùn những bước chân đang từng ngày tiến bước vì lý tưởng sống

cho Tổ quốc của những người lính công binh:

Những động chí công binh lâm lì Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát Trên áo giáp lắm đây đất cát

Lộp độp cơn mưa bi sắt đuối tâm

(Vâng trăng và những quảng lửa)

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 25 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 34

Mà đó lại là cái nôi nuôi đưỡng ý chí, nghị lực và khí chất anh hùng nơi những người lính Sự gian lao, nguy hiểm và cá cái chết đang hiện hữu trước mat

những người lính công binh khi họ tận mắt chứng kiến cảnh “?ôp độp cơn mua bi

sốt” nhưng với lẽ sống cao đẹp, họ vẫn kiên cường chiến đấu

Chiến tranh là sự thử thách vô cùng khắc nghiệt đối với lòng người Chính

khi sống trong chiến tranh, phải đối diện với sự sống cái chết con người mới bộc lộ hết sự thật về nhân cách của mình Rất nhiều sự thật của hiện thực chiến trường được Phạm Tiến Duật phi nhận vào thơ, trong đó có sự thật cao cả về phẩm chất con nguwo1:

Bom giật liên hồi

Lễ tai chảy máu Xông lên phả đường Mặc cho áo cháy

( Ngãng thân yêu) Hình ảnh người chiến sĩ Ngãng chính là hiện thân của lý tưởng cao đẹp, đại diện cho những con người có lẽ sống cao cả và lý tưởng của lớp trẻ tham gia vào cuộc chiến vệ quốc vĩ đại

Những cô thanh niên xung phong cũng là hình ảnh đại diện cho con người mang lý tưởng, lẽ sống cao đẹp trong thơ Phạm Tiến Duật Ông cho rằng những cô thanh niên xung phong là “nhân vật có thể cơi là mới tỉnh, lộng lẫy bước vào văn chương chống Mỹ” [3; tr.25] Họ góp phần làm cho lịch sử và những trang văn học của dân tộc thêm phần rạng ngời, bởi nét đẹp của những tâm hồn yêu nước và lý tưởng sống cao đẹp Họ là những người phụ nữ anh hùng mang lý tưởng của thời đại:

Em là cô bộ đội lái xe Giặc nhằm bắn bốn bê lửa cháy Cái buông lái là buông con gái Van canh hoa mém mại cài ngang

(Niễm tin có thật) Qua một chi tiết nhỏ, Phạm Tiến Duật đã cho ta thấy sự hy sinh cao cả của

các cô gái trẻ đã không tiếc đời mình đến với chiến trường Trường Sơn Lời thơ

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 26 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 35

mộc mạc, ý thơ giản dị nhưng đã làm tỏa sáng chân dung của những cô thanh niên xung phong Những người con gái ấy đã làm nên kỳ tích, chính họ đã tiếp thêm sức mạnh, niềm tin, là nguồn động lực để toàn thê dân tộc chung sức chiến đấu và làm

nên chiến thắng Hành trang ra trận của những người con gái ấy chính là những lý

tưởng, lẽ sống cao đẹp Phải thật sự thấu hiểu lý tưởng và thấm thía được sự hy sinh

thầm lặng của những người con gái nơi chiến trường Phạm Tiến Duật mới có thể

cho ra đời những bài thơ mà những thi từ trong đó đọc lên ta vừa cảm nhận được

tinh than yêu nước, ý chí chiến đấu của họ và cũng phảng phất đâu đó nỗi buôn,

niềm xót xa, thương cảm

Quả là đất nước Việt Nam thời kỳ chống Mỹ có những cái tưởng chừng như

đơn giản nhưng lại rất vĩ đại Vĩ đại nhưng lại xuất phát từ những điều hết sức giản

dị Đó là những chàng trai, những cô gái rất giản dị nhưng lại mang trong lòng

những lý tưởng sống vĩ đại, tình yêu lớn lao đối với Tổ quốc Họ đã biến những

điều giản dị nhất thành một nguồn sức mạnh vĩ đại để đây lùi gót chân xâm lược

của kẻ thù

2.1.2.2 Con người có ý thức trách nhiệm

Trong thơ Phạm Tiến Duật người lính còn là những con người có nhận thức

sâu sắc trách nhiệm, bổn phận của mình đối với quê hương đất nước Vẻ đẹp đó in

sâu trong lòng độc giả mọi thế hệ qua hình ảnh những người lính có tuôi đời rất trẻ

nhưng ý thức trách nhiệm lại rất cao Họ đã lên đường ra mặt trận để thi hành nghĩa

vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc Họ tự giác lên đường vì tiếng gọi của con tim:

Ta di hôm nay đã không là sớm Đất nước hành quân mấy chục năm rỗi

Ta đến hôm nay vẫn không là muộn

Đất nước còn đánh giặc chưa thôi

(Chào những đội quân tuyên truyễn, chào những đội quân nghệ thuật)

Đối với con người lúc bấy giờ, đánh giặc là nhiệm vụ rất thiêng liêng Người

xưa đã từng nói “đất nước lâm nguy thất phu hữu trách”, thật vậy nhiệm vụ đánh

giặc không là nhiệm vụ của riêng ai mà là nhiệm vụ của cả giông nòi, không phân

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 27 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 36

biệt già trẻ, người trí thức hay người bình dân, nam hay nữ hễ ai là công dân Việt

Nam đều có nhiệm vụ bảo vệ non sông:

Anh ải bộ đội mười năm trước

km mới lon ton buộc tóc đuôi gà

Em lớn lúc nào anh chẳng biết Bông thành cô văn công hát ca

(Em gai văn công) Trách nhiệm đánh tan quân thù là trách nhiệm của mỗi con người trong đời sống lúc bấy giờ Đối với họ được công hiến cho Tổ quốc, được sống hết mình với trách nhiệm cao cả đó cuộc đời mới thật sự có ý nghĩa, mới đáng sống Ý thức trách nhiệm với Tổ quốc đã ăn sâu vào tiềm thức mỗi con người

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì trong lòng các chiến sĩ vẫn vẹn nguyên

một ý thức trách nhiệm Anh lính trong thời gian dưỡng thương ở bệnh viện luôn

suy nghĩ, lo lắng về những công việc trong nhiệm vụ của mình:

Cái vết thương xoàng mà dua vién Hàng còn chờ đó, tiếng xe reo Nằm ngửa nhớ trăng, năm nghiêng nhớ bến Nôn nao ngôi dậy nhớ lưng đèo

(Nhớ)

Nỗi nhớ của anh lính trẻ được Phạm Tiến Duật thể hiện rất thú vị qua hình

ảnh “tăng”, hàng”, “bến”, “đèo”, “tiếng xe reo” là những hình ảnh gắn liền với

nhiệm vụ hàng ngày của người lính lái xe Cách thê hiện của nhà thơ thật tỉnh tế thé

hiện nỗi nhớ của người lính nhưng qua đó nêu bật lên ý thức trách nhiệm của họ

Các chiến sĩ trẻ ấy còn ý thức được răng trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc còn

phải gắn liền với trách nhiệm bảo vệ cuộc sống nhân dân không bị địch hủy hoại

Họ tự nguyện chấp nhận mọi đau thương mất mát về phần mình chỉ mong giữ được

yên bình cho nhân dân:

Để lại trong rừng những gì quỷ nhất Mất mọi thứ để nhân dân không mất

(Đi trong rừng)

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 28 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 37

Gắn liền với trách nhiệm bảo vệ thế hệ tương lai, bảo vệ những mâm xanh

của Tổ quốc Vì những thế hệ ấy chính là niềm hy vọng của đất nước:

Đời có trẻ con nên đời rất đẹp Mọi vật quanh mình như trẻ thêm ra Trận đánh này và trận sau đánh tiếp Tất cả cho cuộc đời con trẻ với mai sau

(Nghĩ về trẻ con trước trận đánh) Những cô thanh niên xung phong cũng thuộc thế hệ những con người ý thức sâu sắc về trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước Ai cũng hiểu chiến trường là một nơi rất nguy hiểm, một lần ra đi có thê sẽ không quay về Nhưng vì tình yêu và trách nhiệm họ đã quyết lòng ra đi dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp chung Dù góp mặt trong bất cứ phương diện nào trên chiến trường thì họ cũng vẫn xứng đáng là những con người đẹp nhất, những người con ưu tú nhất của đất nước bởi tỉnh thân

tự giác và ý thức trách nhiệm trong họ là một điểm sáng để mọi thế hệ chiêm

ngưỡng:

Vọng tiêu biên giới em từng đến Doi chan leo núi kém chỉ anh Ngày đêm đi hát khuya không nghỉ Giấc mơ còn mường tượng bước hành quân

(Em gái văn công) Thật vậy, con người trong thơ Phạm Tiến Duật là những những con người của thời đại giông tố nhưng là thời đại sáng nhất của những nhân cách cao đẹp Họ

đại diện cho lớp người trẻ tuổi mang ý thức trách nhiệm đối với dân tộc Họ đã hiến

dâng trọn đời mình cho đất mẹ, họ gác lại bao khát vọng của tuôi trẻ để lên đường

ra chiến trường Sẵn sàng dẫn thân vào những nơi nguy hiểm nhất, hiên ngang đối

mặt với kẻ thù và cái chết Tin chắc rằng những hành động anh đũng đó được soi

sáng bằng nhận thức đúng đắn và ý thức trách nhiệm của những tắm lòng nồng nàn

yêu nước

2.1.2.3 Con người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống

Những người chiến sĩ trong thơ Phạm Tiến Duật luôn ra trận trong một tâm thế hân hoan, hãnh diện và tràn đây nhiệt huyết Bom đạn của giặc thù không thể

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 29 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 38

nào ngăn nỗi bước hành quân của họ Chông gai, trắc trở không thể nào đập tắt

được ý chí điệt thù của họ Góp phần làm nên tỉnh thần ấy không gì khác là sự lạc

quan, yêu đời sẵn có trong lồng ngực của tuổi trẻ

Điều kiện sống nơi chiến trường vô cùng vất vá, hầu như thiếu thốn mọi thứ:

thiếu thuốc trị bệnh, thiếu chiếu chăn, thiếu lương thực, nhưng cái họ có là điều vô

cùng quý giá không gì có thể so sánh được đó là tình yêu quê hương đất nước và sự toa sang cua tinh than lac quan, yéu cudc song Chinh vi vay, ho cam thay cuộc sống thật hạnh phúc và tràn đầy ý nghĩa khi được gánh chịu, sẻ chia những cơ cực cùng đồng bào, đồng chí:

Ngủ giường cũng thể giường thôi Ngủ đất mới thật là nôi của rừng

(Ngủ rừng)

Bép tap thể đậu kho và rau luộc

Em gắp cho tôi bằng đũa cau rừng

(Áo của hôm nào, người của hôm nay) Không dừng lại ở việc thiếu thốn vật chất, cuộc đời của người lính trên chiến trường Trường Sơn còn trải đầy những chông gai, thử thách ác liệt của chiến tranh Đối với những người lính ranh giới giữa sự sống và cái chết thật sự mong manh Họ

hiểu rõ răng mình có thể ngã xuống vĩnh viễn nơi chiến trường bất cứ lúc nào

Nhưng điều đó không khiến họ trở nên bi lụy Tinh thần lạc quan trong họ vẫn tỏa sáng Minh chứng cho tinh thần ấy chính là tiếng cười giòn tan và đáng yêu của các chiến sĩ:

Không có kính, ừ thì có bụi

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cân rửa, phì phèo châm điễu thuốc

Nhìn nhau mặt lâm cười ha ha

(Bài thơ về tiểu đội xe không kinh)

Tỉnh thần lạc quan, yêu đời của các chiến sĩ còn được tô đậm hơn qua tư thế

ra trận vô cùng hiên ngang, anh dũng Dù biết trước muôn vàn nguy hiểm đang chờ

đón mình ở phía trước, nhưng những người chiến sĩ anh hùng vẫn thắng tiến một

cách điềm tĩnh, ung dung mà ta phải thầm thán phục:

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 30 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 39

Ung dung buông lái ta ngôi

Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

Chỉ có những con người có tâm hồn lạc quan, yêu đời thật sự mới có được

những tâm thế vững vàng như thế Dù ở bất cứ tình huống nào họ cũng giữ được thế

chủ động đề vượt qua tất cá và hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng của mình

Là một con người trực tiếp chiến đấu trên mọi chặng đường gian khổ, nhưng

sự tàn khốc của chiến tranh không thể nào làm mất đi tính cách lạc quan, yêu đời nơi nhà thơ Phạm Tiến Duật Ông đã nhìn những người trong cuộc chiến bằng một

cặp mắt rất trẻ một trái tim sôi nỗi và nồng nàn Ông cảm nhận rằng chiến trường là

nơi “đất rất hông và người rất trẻ ” Vì thễ, thơ ông luôn rộn rã tiếng cười, tiếng hát

hồn nhiên Những tiếng cười, tiếng hát ấy dù được biểu hiện với sắc thái như thế

nào thì nó vẫn đại diện cho những con người lạc quan, yêu cuộc sống nơi chiến trường:

Buôn cười mất ngủ mấy đêm

(Lá lạc tiên) Cải miệng em ngoa cho bạn cười giòn Giọng Hà Tĩnh nghe buôn cười đáo để

(Gửi em, cô thanh niên xung phong) Tiếng cười trêu khúc khích như câu hò

(Nghe hò đêm bốc vác) Cái cậu trẻ măng cất lên tiếng hát Khi biết trong hấm có cô bé đang nghe

(Vâng trăng và những quảng lửa)

Chiến trường Trường sơn là một trọng điểm bắn phá ác liệt nhất của đế quốc

Mỹ Dù biết trước thủ đoạn của kẻ thù là rất độc ác và nhận thức được chiến trường

là nơi rất nguy hiểm, nhưng những người lính, những cô thanh niên xung phong

không hề bi quan, sợ hãi Họ vẫn ngày đêm lên đường phá đá, tháo bom nồ chậm,

gỡ mìn, vẫn cầm chắc tay súng chiến đấu Có thể khẳng định rằng để làm được những điều như thế ngoài lòng yêu nước tha thiết nơi những con người ấy còn có tinh thân lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sông vô cùng mãnh liệt

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 31 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Trang 40

2.1.2.4 Con người giàu đức hy sinh

Đọc nhiing bai tho: Misa cam trên đất Nghệ, Nhớ bà mẹ Nam Hoành, Ông già thuốc bắc qua hình ảnh của những con người cụ thể: bà mẹ Nam hoành, ông già thuốc bắc ta có thể để dàng nhận thấy một quan niệm về con người độc đáo

của Phạm Tiến Duật đó là quan niệm về con người giàu đức hy sinh

Khi nói đến người mẹ Việt Nam một điều nổi bật nhất mà không ai có thê phủ nhận được nơi mẹ đó là đức hy sinh và tình yêu thương con vô bờ bến Tình cảm của người mẹ dành cho con thật bao la, đôn hậu Phạm Tiến Duật đã năm bắt

và thê hiện sâu sắc tình cảm ay qua nỗi nhớ của me dành cho con, một nỗi nhớ sâu thắm:

Bà mẹ thôn Nghỉ Vạn Con tòng quân vắng nhà Tray cam môi buổi sáng Bon chon nhé con xa

(Mùa cam trên đất Nghệ) Nhưng kì thực thương con là thế, bà mẹ ấy vẫn sẵn lòng để con ra chiến trường Đó là do lòng yêu nước trong mẹ vô cùng lớn lao, sáng ngời soI rọi những suy nghĩ đúng đắn trong mẹ Mẹ hiểu rằng con mẹ cũng là một công dân của đất

nước, mẹ hiểu rằng tình yêu riêng sẽ lớn hơn khi nó hòa vảo tình yêu chung

Trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, con người Việt Nam vẫn ngời sáng với nhiều phẩm chất cao quý, đáng trân trọng trong đó không thể nào không kể đến sự hy sinh thầm lặng mà cao cả của những con người mang trong tim tình yêu nước sâu nặng Cảm phục với những tam gương hy sinh thầm lặng, bất khuất, kiên cường ấy Phạm Tiến Duật đã góp tiếng thơ của mình nhằm tỏ lòng kính trọng sâu

sắc của mình với những tắm gương đó Những lời thơ ấy thật giàu cảm xúc nó chạm

đến tầng sâu mỗi trái tim con người và lắng đọng mãi:

Ngọn dén dau chi sang lom dom Soi một dang lung cong vat va Cha con bi bom dém danh ca

Em gai con me cho no tong quan

(Nhớ bà mẹ ở Nam Hoành)

GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 32 SVTH: Nguyễn Thị Tố Như

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN