Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “7b pháp Thơ điên của Hàn Mặc Tử” với đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà văn thiên tài Hàn Mặc Tử trong các bài thơ của ông.. Phuong pháp
Trang 1TRƯỜNG Đại HỌC VÕ TRƯỜNG TOAN
os LO ao
SON THI NHAN
THI PHAP THO DIEN CUA HAN MAC TU
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH VAN HOC
Hậu Giang - 2014
Trang 2
TRƯỜNG Đại HỌC VÕ TRƯỜNG TOAN
os LO ao
KHOA LUAN TOT NGHIEP DAI HOC CHUYEN NGANH VAN HOC
THI PHAP THO DIEN CUA HAN MAC TU
Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
MSSV: 1056010075 Lớp: ĐH Ngữ văn K3
Hậu Giang - 2014
Trang 3
XI chân thành cảm ơn giảng viên trong Khoa khoa học cơ bản, Th.s Vũ Thúy
Kiều, đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi để người viết hoàn thành tốt luận văn
tốt nghiệp
Xin gửi lời cảm ơn đến Cha Mẹ, anh chị và bạn bè đã động viên, khích lệ người viết trong suốt quá trình làm luận văn
Người viết xin chân thành cảm ơn!
Hau Giang, ngay tháng năm 2014
Người viết
Sơn Thị Nhàn
Trang 4LỚI CAM ĐOAN
er KG
Toi xin cam doan rang luận văn này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong luận văn là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học
Sinh viên thực hiện
Sơn Thị Nhàn
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng ii SVTH: Son Thi Nhan
Trang 5PHIẾU ĐÁNH GIÁ LUẬN VÁN TÓT NGHỆP
(Giảng viên hướng dẫn)
1 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS NGUYÊN HOA BẰNG
2 SINH VIÊN THỰC HIỆN: SƠN THỊ NHÀN
3 TEN DE TAI: THI PHAP THO DIEN CUA HAN MAC TU
NHAN XET CUA GIANG VIEN HUONG DAN
1 Đánh giá chung quá trình làm luận văn tốt nghiệp:
1.1 Chuyên cần:
1.2 Thái độ: 2-2-2 ©Eke+E+EEEEEEEAE171117131271171117112111711711711.11e 1x
2 Đánh giá luận văn:
2.1 Đặt vấn đề (theo 5 bước):
Trang 6“Á ›ši (0s in 2 o 2.4.1 Dung lượng (trang): . HH ng
2.4.5 Chính tả, ngữ pháp:
3 Đánh giá xẾp loại: G- + s4 E3 EE TT TT ven
97101102L50000Ẻ0077
Hau Giang, ngay thang năm 2014
Giảng viên hướng dẫn
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng iv SVTH: Son Thi Nhan
Trang 7MỤC LỤC
Trang
967100013 .VdA 1
1 Lido chon dé tai ccceccescscecsesescecscsesssecscsesececscarsecesevsvsnsusecscsesensavavavens 1
2 Lich ste VAM GG oo ccccccscccescsscscsscecsesssscsscscsesscarsucacscsscanssscscsesatsessvsesecavstssvansees 2
K00) 00.8./14/) (2.05 0075 4
lu 0/0.) )0 0 0 4
"ý )././32.)//)08/.))0 20.0 4
CHƯƠNG 1: THI PHAP, THI PHAP HOC VA VAI NET VE NHA THO
HAN MAC TU cccssssssssssssccccsssssseeescccssssssseescceenssssneceesceesssnnneeesecesssen 6
1.1 Lí luận chung về thi pháp và thi pháp học - 2 2 + es+E£zxzszsezx+ 6 1.1.1 Lí luận chung về thi pháp . - - - ° << k*EE£ESEE£EE£kExckeEkcrerkrrered 6 1.1.2 Lí luận chung về thi pháp hhọc 2- + 2 + + EE+E£EeEE£EeEtEerersrerrsreced 9
1.2 Vài nét về nhà thơ Hàn Mặc 'Tử 2 sk+Es+keEsEEcxeEckeErkreererkrree 13
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp thơ Hàn Mặc TỬ -. Ăn ssSsk2 13 1.2.2 Những đặc điểm chính của thi pháp trong thơ Hàn Mặc Tử 14
CHƯƠNG 2: THI PHAP NHAN VAT, THOI GIAN,
KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG THƠ ĐIỂN 21
2.1 Thi pháp nhân vật trong Thơ ẩiÊn ĂĂS BS SSSS sen 21 2.1.1 Lí luận chung về thi pháp nhân vật - s ke s+E£EexEezsvxexd 21 2.1.2 Quan niém nghé thuat vé con người trong 72ơ điÊn: -««««+++ 22 2.2 Thi phap thoi gian nghệ thuật trong Thơ điên: . << <5 33
2.2.1 Lí luận chung về thời gian nghệ thuật . 2- - 2s ke sEE£EEscErEereced 33
2.2.2 Thời gian nghệ thuật trong 72 điiÊï: .c ẶSSĂ S113 vissssseesrsrsee 36 2.3 Thi phap không gian nghệ thuật trong Thơ điên -5 555 40 2.3.1 Lí luận chung về thi pháp không gian nghệ thuật - - 5s s4 40 2.3.2 Thi pháp không gian nghệ thuật trong 7hơ điÊn <5 55+ << <<+2 42
CHUONG 3: THI PHAP KET CAU, NGON NGU VA GIỌNG ĐIỆU
TRONG THƠ ĐIỂN co 2222 rerrrie 57
3.1 Thi pháp kết cấu trong 7tØ điên - << k+Es+EEEeEEEEEEEkrkersrkrrrered 57 3.1.1 Lí luận chung về thi pháp kết cấu -.- 2 - «+ 2® keEs+E£keEs£veesrkeversri 57
Trang 84100970002027 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO -2cccc2°22222S2vvvettttEEEEttrrrrtrrtrrrrtrrrrrrrrrrrrree 81
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng vi SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Thế giới tự nhiên và xã hội là đối tượng của nghệ thuật Trước hiện thực khách
quan muôn hình vạn trạng nên mỗi văn nghệ sĩ đều có cách phản ánh riêng Qua hiện thực được phản ánh trong thơ văn, nhà thơ thể hiện tư tưởng, quan niệm, thái
độ của mình Và đó cũng là một trong những yếu tố làm nên sự khác biệt giữa các
nhà thơ, nhà văn — sự khác biệt về “cách nhìn” về đời sống xã hội và con người
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thiên tài, suốt cuộc đời sống và cống hiến hết mình cho nghệ thuật Ông sống vì nghệ thuật và luôn luôn có trách nhiệm với ngòi bút của mình Có thê nói rằng, Hàn Mặc Tử là một trong những viên ngọc sáng của nên văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 Thơ Hàn Mặc Tử để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc như: “Đây (hôn Vĩ Dạ, Trường tương tư, Lưu luyễn, Trăng vàng trăng ngọc, Đà Lạt trăng mờ, Mùa xuân chín ” Đó là những bài năm trong tập thơ Đau thương cũng tức là Thơ điển
Sau khi biết mình mắc bệnh phong, Hàn Mặc Tử không ngừng cho ra đời
những tập thơ mới như: “Đau thương, Thượng thanh khí, Duyên kì ngộ, Quần tiên
hội ” Hàn Mặc Tử làm thơ, viết thơ khi nằm trên giường bệnh Có thể nói, ông
coi thơ là người bạn tri kỉ của mình, khi sống trong những chuỗi ngày đau đớn quăn
quai vi bénh tat va cach li với bạn bè và người thân nên ông gởi mọi cảm xúc vào thơ ca Điều đó cho thấy thơ đã trở thành một người bạn thân thiết nhất của ông trong những năm tháng mắc bệnh Vì vậy, qua những trang viết của Hàn Mặc Tử ta
thấy thắm đượm tình người, tình đời, một triết lí nhân sinh sâu sắc
Khi biết quỹ thời gian của mình sắp hết, ông càng có sống cho thật có ý nghĩa, ông trân trọng từng giây từng phút được sống và làm thơ Hàn Mặc Tử dồn hết mọi cảm xúc, tỉnh thần của mình vào thơ để sáng tạo ra những bài thơ hay nhất và Thơ
điên là một minh chứng cụ thể cho tài năng viết thơ của ông Những gì đẹp nhất tinh túy nhất cũng như số phận nghiệt ngã, đớn đau được Hàn Mặc Tử gởi vào 7hø
điên Thơ điên đã thê hiện được sự đột phá độc đáo, mới lạ của ông trong cách viết
thơ Đồng thời, đó cũng là sự khác biệt giữa Hàn Mặc Tử với các nhà thơ cùng thời
Và đó, cũng chính là những vần thơ bất hủ mang đậm phong cách rất riêng của Hàn
Mặc Tử
Trang 10Chính vì lí do ấy, tôi muốn đi sâu hơn đề tìm hiêu kĩ hơn về thi pháp thơ Hàn
Mặc Tử qua tập thơ tiêu biểu của ông: Thơ điên
Do đó, tôi quyết định chọn đề tài “Ti pháp Thơ điên của Hàn Mặc Tử ” đề làm khóa luận tốt nghiệp
2 Lich sir van dé
Hàn Mặc Tử là một trong những nhà thơ có những đóng góp đáng kế vào công
cuộc đổi mới thơ văn Việt Nam ở thế kỉ XX Một trong những đóng ấy đó là sự đôi
mới về cái nhìn, ngôn ngữ, giọng điệu và đặc biệt là đôi mới về tư duy nghệ thuật đặc sắc trong thơ ca của Hàn Mặc Tử và nghệ thuật thơ ông, được nhà phê binh Trần Tái Phùng nhận xét “Nghệ thuật chàng tựa vào một con sông dài đi xuyên qua thế kỉ chúng ta và hai bờ sông dàn bày không biết bao nhiêu cảnh sắc khác nhau, đẹp đến say ngợp, đến tê liệt lòng người ” [3; tr.22-23] Và đó là một trong những đóng góp sáng giá nhất của ông cho nên văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Vũ Ngọc Phan, tác giả bộ phê bình văn học Whà văn hiện đại 1942 tất nỗi
tiếng, nhận xét về Hàn Mặc Tử như sau: “ 7ôi đám chắc rồi đáy còn nhiễu thi sĩ Việt Nam sẽ tìm nguôn hứng trong Đạo giáo và đưa thi ca vào con đường triết hoc, con đường rất mới xa xăm, mà đến nay chưa mấy nhà thơ dám bước tới Hàn Mặc
Tử có những thi hứng rất dôi dào, nhưng thơ ông phân nhiễu khúc mắc, nhạc điệu trong thơ hình như không phải là phân quan hệ, lời thơ ông nhiễu khi rất thơ, bệnh ông lại làm cho ông có những tư tưởng nên nhiều bài thơ của ông chỉ là những bằng chứng rất lạ cho những người muốn khảo sát tâm trạng, một linh hỗn đau khổ
Về sự thành thật có kẻ Hàn Mặc Tử hơn hết các nhà thơ hiện đại Cũng vì ông rất thành thật nên thơ ông theo sát hắn tính tình cùng tư tưởng của ông, bên những bài tâm thường, người ta thấy dưới ngòi bút ông những bài tuyệt tác Nhân loại chả tạo nên bởi những cái hay cái đở là gì ?” và “Từ ngày Hàn Mặc Tử từ trần đến nay, mới trong khoảng 2 năm trời, mà ta đã nói rất nhiễu và viết rất nhiều về Hàn Mặc
Tử” [16; tr.71]
Chế Lan Viên: “7rước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như một
ngôi sao choi xoet qua bầu trời Việt Nam với cải đuôi chói lòa rực rỡ của mình”
[4; tr.565]
Bùi Xuân Bào: “Những gì tươi đẹp nhất trong vũ trụ, quỷ hóa nhất trong tâm
linh, huyễn bí nhất trong tôn giáo, Hàn Mặc Tử đêu đồng hóa với thơ Trăng sao
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 2 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 11văng vạc, mùa xuân mát dịu và tươi sảng, lòng yêu thương của Chua Troi va Me Đông Trinh đều là biến thể của chất thơ man mác ” [3; tr.31]
Về Thơ điên thì rất ít các nhà nghiên cứu, nhà phê bình nói đến, nhưng với những ý kiến đưới đây của các nhà nghiên cứu đánh giá, nhận xét về Thơ điên đủ để
thấy Hàn Mặc Tử là một trong những cây bút tài năng nhất của thơ ca Việt Nam
Và riêng đối với Hoài Thanh cũng cảm nhận thấy ở Hàn Mặc Tử một điều gì
đó đặc biệt không dễ đánh giá: “Ngóí một tháng trời tôi đã đọc thơ Hàn Mặc Tử Tôi đã theo Hàn Mặc Tử từ lỗi thơ Đường đến vở kịch bằng Quân tiên hội Và tôi
đã mệt ld chính như lời Hàn Mặc Tử nói trong bài tựa Thơ Điên vườn thơ của
người rộng rinh không bờ bến càng đi xa càng ớn lạnh ” [6; tr.180]
Dé giai thich day đủ hiện tượng việc vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng
mạn và ảnh hưởng của thơ văn Hàn Mặc Tử đối với Kinh Thánh thật nan giải Với
một lối viết thơ độc đáo và sang tao cua Hàn Mặc Tử đã để lại ấn tượng sâu sắc cho biết bao độc giả gần xa Đặc biệt, ông là nhà thơ xuất sắc nhất trong việc đưa thơ ca Việt Nam từ chủ nghĩa lãng mạn sang tượng trưng siêu thực Để giải thích điều đó nhà phê bình Phan Cự Đệ đã có nhận xét thơ của Hàn Mặc Tử: “Sẽ không thể giải thích được đây đủ hiện tượng Hàn Mặc Tử nếu chỉ vận dụng thi pháp của chủ nghĩa lãng mạn và ảnh hưởng của Kinh thánh Chúng ta cần nghiên cứu thêm lý luận của chủ nghĩa tượng trưng và chủ nghĩa siêu thực Trong những bài thơ siêu thực của Hàn Mặc Tử, người ta không phân biệt được hư và thực, sắc và không, thể gian và xuất thể gian, cải hữu hình và cái vô hình, nội tâm và ngoại giới, chủ thể và khách thể, thế giới cảm xúc và phi cảm xúc Mọi giác quan bị trộn lẫn, mọi lôgic bình thường trong tư duy và ngôn ngữ, trong ngữ pháp và thi pháp bị đảo lộn bất ngờ Nhà thơ đã có những so sánh ví von, những đối chiếu kết hợp lạ kỳ, tạo nên sự độc đáo đây kinh ngạc và kinh dị đối với người đọc” [5]
Tổ Hữu có lần nhận xét về Hàn Mặc Tử: “Có nhà nghiên cứu xem Hàn Mặc
Tử cao hơn Xuân Diệu như kiểu chủ nghĩa tượng trưng cao hơn chủ nghĩa lãng mạn Không đúng Hàn Mặc Tử là người có tài nhưng tâm tưởng không ổn định,
bệnh lý Hàn Mặc Tứ chán cuộc đời thật và ẩi vào ảo mộng, ảo giác Những bài thơ viết về quê hương, về tình đời tình người như Mùa xuân chín, Đáy thôn Vĩ Gia, tình
quê rất hay nhưng không nhiễu” [6; tr.180-181]
Trang 12Qua những lời nhận xét trên đủ dé thay Han Mac Tử là một nhà thơ thiên tài
của Việt Nam Tuy các bài còn chưa bao quát hết sự nghiệp thơ văn Hàn Mặc Tử, nhưng ý kiến của người đi trước đã là gợi ý quý báu cho tôi trong khi thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài “7b pháp Thơ điên của Hàn Mặc Tử” với đề tài này tôi
muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà văn thiên tài Hàn Mặc Tử trong các bài thơ của ông Qua đây, tôi có cơ hội tìm hiểu sâu các vấn đề trong thi pháp như: “7i pháp nhân vật, thi pháp không gian nghệ thuật, thi pháp thời gian nghệ thuật, thi pháp kết cấu, thi pháp ngôn ngữ và thi pháp giọng điệu” được Hàn Mặc Tử thê hiện rõ trong tập thơ này
Ngoài ra, tôi muốn khám phá, tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đặc sắc của ông qua Thơ điên
Qua việc nghiên cứu vấn đề trên người nghiên cứu muốn đóng góp công sức của mình trong lĩnh vực thơ và nhìn nhận lại những đóng hết sức to lớn của Hàn Mặc Tử cho nền văn học Việt Nam
Việc nghiên cứu này góp phần khẳng định tầm quan trọng của Thơ điên Bên
cạnh đó, người nghiên cứu còn muốn tìm hiểu sâu hơn về nhà thơ thiên tài thi ca Hàn Mặc Tử
4 Phạm vỉ nghiên cứu
Van đề nghiên cứu là “7i pháp Thơ điên của Hàn Mặc Tử”, nên khi nghiên cứu đề tài này người nghiên cứu dựa trên nguồn tư liệu cũng là tập Thơ điên của ông
Vấn đề nghiên cứu không chỉ giới hạn trong Tho điên mà còn mở rộng ở một
số bài thơ của các nhà văn khác để so sánh, đối chiếu Qua đó, nhằm làm nỗi bật
những giá trị nghệ thuật đặc sắc của Thơ điên
5 Phuong pháp nghiên cứu
Đề hoàn thành tốt khóa luận của mình, người viết đã sử dụng phương pháp
nghiên cứu khác nhau như:
Phương pháp so sánh: Người viết sử dụng phương pháp này để so sánh những đặc điểm thơ Hàn Mặc Tử với những thơ cùng thời để thấy rõ những nét đặc sắc
trong Thơ điên của Hàn Mặc Tử
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 4 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 13Phương pháp hệ thống: Người viết sử dụng phương pháp này nhắm tuân thủ
nguyên tắc xem tác phẩm là những chỉnh thể nghệ thuật để xác định vai trò, vị trí
của các yếu tố câu thành chỉnh thể nghệ thuật của Hàn Mặc Tử Từ đó, phân tích giá trị thẩm mĩ của những sáng tạo nghệ thuật của Hàn Mặc Tử
Trang 14CHƯƠNG 1 THI PHAP, THI PHAP HOC VA VAI NET VE NHA THO
HAN MAC TU’
1.1 LI LUAN CHUNG VE THI PHAP VA THI PHAP HOC
1.1.1 Li luan chung vé thi phap
1.1.1.1 Cac y kién khéc nhau vé thi phap
Nhà nghiên cứu Roman Giacốpxơn trong công trình “Ngôn ngữ học va thi pháp học” (1960) định nghĩa thi pháp là một bộ môn của ngôn ngữ học, chuyên nghiên cứu những cách thức làm cho phát ngôn trở thành lời thơ Nhà nghiên cứu Pháp Ts Tôđôrốp trong công trình 7 pháp học (1975) định nghĩa thi pháp là các quy tắc chung mà người ta sử dụng để sáng tác ra các tác phẩm văn học cụ thể
Đỗ Đức Hiểu trong Đổi mới phê bình văn học quan niệm: “Thi pháp là
phương pháp tiếp cận, tức là nghiên cứu, phê bình tác phẩm văn học từ các hình thức biểu hiện bằng ngôn ngữ nghệ thuật, để tìm hiểu các ý nghĩa biểu hiện hoặc
chìm ẩn của tác phẩm: ý nghĩa mỹ học, triết học, đạo đức học, lịch sử, xã hội học
Cấp độ nghiên cứu thi pháp học các hình thức nghệ thuật (kết cấu, âm điệu, nhịp cấu, đối thoại, thời gian, không gian, cú pháp, ) yêu câu đọc tác phẩm như một
chỉnh thể, ở đó các yếu tô ngôn từ liên kết chặt chẽ với nhau, hợp thành một hệ
thống để biểu đạt ý tưởng, tình cảm, tư duy, nhân sinh quan, tức là cái đẹp của
thể giới, con người Điểm xuất phát của thi pháp học là coi tác phẩm văn học là văn
bản ngôn từ Nếu mỹ học là lý luận các nghệ thuật, thi pháp là mỹ học của văn học,
là lý luận văn học; vậy thi pháp gắn chặt với ngôn ngữ học và mỹ học Thi pháp hay
lý luận văn học (Theo định nghĩa của Vacga — Varga) trước hết nghiên cứu các phương thức nghệ thuật, miêu tả các đặc trưng thể loại văn học, từ đó mới tìm tòi các tầng lớp ý nghĩa ấn giấu của tác phẩm ” [S; tr.10 — 11]
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 6 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 15Trong Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, Nguyễn Thị Dư Khánh khắng định: Theo chúng tôi, có thể xác lập nội đung của khái niệm /h pháp
từ chính nội dung ngữ nghĩa của nó:
Chữ /¡ ở đây dùng để chỉ toàn bộ văn học nói chung chứ không phải nói riêng
về thơ 71 là cách nói đã quen, mang nội dung lịch sử, ghi dau ấn của cả một thời
kì lịch sử khá dài, khi mà mọi loại hình văn học từ anh hùng ca, truyện, kịch, tiểu
thuyết đều được điễn đạt bằng thơ Còn pháp là phương pháp, là phép tắc Vậy /bi
pháp là phương pháp, là phép tắc làm văn, làm thơ Có thể nói ngay ở đây, phép
fắc căn bản nhất của nó là phép sáng fạo, hư cấu nghệ thuật Tất nhiên không phải xuyên tạc, làm méo mó đời sống mà là để thể hiện đời sống một cách nghệ thuật,
lung linh, hấp dẫn Dù các quan điểm lí luận có khác nhau, có lệ thuộc vào những thiên kiến xã hội, giai cấp, chính trị như thế nào thì vẫn không thể thừa nhận một
thực tế là, ngay từ buổi sơ khai, các nhà nghệ thuật vô danh cũng đã không chịu
băng lòng với việc mô phỏng, sao chép tự nhiên mà luôn luôn khát vọng khám phá, chiếm lĩnh và chinh phục tự nhiên bằng những sáng tạo bay bồng của mình
Và từ buổi bình minh của lịch sử cho đến nay, văn học nhân loại đã sang tạo ra bao nhiêu hình thức đa dạng phong phú khác nhau, nhưng dù có biến đổi phát triển như thế nào thì bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật bao giờ cũng là quá trình chủ quan hóa trong sự cảm nhận và lí giải đời sống, gắn liền với quá trình sáng tạo ra những hệ thống hình tượng nghệ thuật, với những phong cách cá nhân hay thời đại khác biệt Nghệ thuật — thật sự là nghệ thuật đích thực — bao giờ cũng là khát vọng giãi bày những xúc động mãnh liệt, những suy tư sâu sắc — mang đậm nét tính chủ quan của chủ thể sáng tạo trong nội dung tư tưởng và hình thức biểu hiện dé tạo nên
một thế giới thứ hai, thế giới có thê có, thế giới khao khát, thế giới có thật Chứ
không phải chỉ là phép phản ánh giản đơn Ở đây, có mối tương quan giữa nội dung
phản ánh và sự phản ánh, tư tưởng và nghệ thuật, cá nhân và thời đại diễn ra trong một tiến trình nghệ thuật mang tính đặc thù: nó vừa là hoạt động của ý thức và
vô thức, vừa là kết quả của quan sát thực tế và tưởng tượng bay bổng: vừa sản phẩm của trạng thái hưng phan xuất thần, đột ngột vừa có thể là kết quả của một quá trình nung nấu thai nghén dai dắng, mang nặng đẻ đau; nó cũng có thể là kết quả của những năng lực thiên bẩm nhưng cũng vừa là sản phẩm của những lao động miệt mài, vừa kêt quả của những đam mê say đăm, hạnh phúc, khô đau và cuôi cùng là
Trang 16đề tạo thành tác phâm: một văn bản ngôn từ Tóm lại thi pháp là toàn bộ quá trình sáng tạo ra tác phẩm bằng nghệ thuật ngôn từ, bắt đầu bằng việc thai nghén nuôi dưỡng cảm hứng cho đến việc lựa chọn giọng điệu, thé van, thé thơ
Đi tìm thi pháp của một tác gia, tác phẩm chủ yếu không phải xem tác phẩm, tác giả nói cái gì, mà chủ yếu là xem tác giả nói như thế nào, bằng một hình thức nghệ thuật ra sao Lẽ đương nhiên, nghệ thuật của tác phẩm bao giờ cũng gắn liền với nội dung trong sự thống nhất vốn có Tuy nhiên, sự thống nhất này, không làm cản trở việc nghiên cứu những hiện tượng thuộc về hình thức và quy luật mang tính hình thức của nó
Tóm lại, nói đến ứ#¿ pháp chủ yếu là nói đến “quá trình sáng tạo những hình
thức nghệ thuật của tác phẩm là nói đến những phương thức, phương tiện, những thao tác nghệ thuật của nhà nghệ sĩ ngôn tử ” [9; tr 7 - 8 - 9 -10]
1.1.1.2 Ý kiến của Trần Đình Sử
Trần Dinh Su, trong Thi phdp văn học trung đại Việt Nam, “thi pháp là hệ
thống các nguyên tắc nghệ thuật chỉ phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật
với các đặc sắc của nó”
Trong Thỉ pháp Truyện Kiểu, Tran Đình Sử nhấn mạnh: “Thi pháp là hệ
thong các nguyên tắc nghệ thuật thấm nhuân ý thức chủ thể của tác giả Thi pháp
học hiện đại bao gồm phong cách nghệ thuật như một bộ phận của nó Phong cách
nghệ thuật ở đây không chỉ là sự lựa chọn những yếu tỔ tư tưởng, tình cảm, phương
diện để dệt nên một tác phẩm nghệ thuật nhất định, mà còn là sự thống nhất những
cái đã được chọn lựa vào một thể thống nhất hữu cơ, hoàn chỉnh Không có sự thống nhất trên mọi cấp độ và giữa các cấp độ với nhau thì không có được phong cách Yếu tô tạo nên sự thông nhất ấy không gì quan trọng hơn là quan niệm nghệ thuật `
Tính sáng tạo của bất kỳ tác phẩm nào đều bắt đầu từ sáng tác trong quan niệm, bất kế tác giả có ý thức được điều đó hay không Thiếu một quan niệm mới thì không thê có được một sang tạo thật sự mới trong nghệ thuật Tính hệ thống của nghệ thuật thể hiện ở chỗ mọi quan niệm mới về thế giới và con người đòi hỏi những biện pháp nghệ thuật tương ứng trên các cấp độ ĐI tìm quan niệm nghệ thuật
và hệ thống biện pháp nghệ thuật tương ứng vốn có của một tác phẩm là thực chất của việc nghiên cứu thi pháp tác phẩm Nghiên cứu thi pháp văn học khác hắn với
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 8 SVTH: Son Thi Nhan
Trang 17việc phê bình thiên về bình luận, bình giáng theo lỗi cảm thụ chủ quan thịnh hành
Nó phải tận dụng nhiều thao tác kĩ thuật để phân tích, chứng giải Do vậy, các thao tác ngữ học, tự sự học cũng được chú thích đáng Những khái niệm, thuật ngữ mới cũng được vận dụng
1.1.1.3 Xác định khái niệm
Từ rất nhiều ý kiến khác nhau, ta có thể thấy rõ hiện nay khó có thê tìm thấy một định nghĩa mà được mọi nhà nghiên cứu chấp nhận Riêng đối với bản thân tôi,
tôi đồng ý với quan niệm tổng quát nhất do Trần Đình Sử đưa ra: “Ti pháp là hệ
thống các nguyên tắc nghệ thuật chỉ phối sự tạo thành của một hệ thống nghệ thuật
với các đặc sắc của nó Thi pháp không phải là nguyên tắc có trước, nằm bên ngoài, mà là nguyên tắc bên trong, vốn có của sảng tạo nghệ thuật, hình thành cùng với nghệ thuật Nó là mỹ học nội tại của sảng tạo nghệ thuật nhất định, mang một quan điểm nhất định đối với cuộc đời, con người và bản thân nghệ thuật Thi pháp biểu hiện trên các cấp độ: tác phẩm, thể loại, ngôn ngữ, tác giả và bao trùm là cả nên văn học Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp”
1.1.2 Lí luận chung về thi pháp học
1.1.2.1 Khái niệm về thi pháp học
Trong các bộ môn của ngành nghiên cứu văn học hiện nay như lịch sử văn học, lý luận văn học, phê bình văn học thì thi pháp là một bộ môn nghiên cứu có nhiệm vụ đặc thù Cũng như nhiều bộ môn nghiên cứu văn học khác đang được triển khai theo nhiều hướng khác nhau, về thi pháp học, hiện nay cũng khó tìm thấy một định nghĩa được mọi nhà nghiên cứu chấp nhận
Tuy nhiên, nhìn chung có thể đồng ý với quan niệm tổng quát nhất do Viện sĩ M.B Khrapchencô đưa ra: “Nếu như không đòi hỏi một định nghĩa trọn vẹn, bao trùm được tất cả, thì theo tôi, có thể xác định thi pháp học nhự một bộ môn khoa học nghiên cứu các phương thức và phương tiện thể hiện một cách nghệ thuật, cũng như khám phá đời sống một cách hình tượng” [19; tr 9 - 10]
Viện sĩ Nga V.V Vinôgrađốp xác định: “7i pháp học là một khoa học nghiên cứu các hình thức, các dạng thức, các phương tiện, các phương thức tổ chức tác
phẩm sảng tác ngôn từ, các kiễu cấu trúc, các thể loại tác phẩm nhằm nắm bắt
không chỉ là các hiện tượng của ngôn tử văn học, còn bản thân các phương điện hình tượng khác nhau nhát của co cau tác phẩm van hoc va sang tac van hoc dan
Trang 18gian ” (Phong cách học, Lý luận ngôn từ văn học, Thì pháp học M., 1963) [17; tr.7]
Thi pháp học là khoa học vệ thi pháp Nhà lý luận V.V Vinôgrapđốp định nghĩa: “Thi pháp học là khoa học về các hình thức, các phương tiện tổ chức tác phẩm nghệ thuật ngôn từ và các kiểu cấu trúc và các loại thể tác phẩm văn học ” [9; tr 10]
Thi pháp học theo quan điểm của N Bactơ cũng chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa hình thức Ông nói: “Khoa học về văn học, sẽ miễu tả tính tiếp nhận của tác phẩm văn học chứ không phải ý nghĩa của nó cũng như nhà ngôn ngữ chỉ nghiên cứu ngữ pháp của câu chứ không nghiên cứu ÿ nghĩa của cáu” [18; tr.7 - §]
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp Khoa học này gồm mấy bộ phận sau:
Lý luận về thi pháp của một giai đoạn vắn học lịch sử cụ thể Ở đây sẽ bao gồm lý luận về thi pháp vốn có của giai đoạn văn học trung đại, được tác giả của chúng thừa nhận
Hệ thống các nguyên tắc nghệ thuật thể hiện trong bản thân sáng tác của giai đoạn văn học được xét Hệ thống này do tồn tại tiềm tàng trong sáng tác nên cần được miêu tả ra, đồng thời nó cũng không trùng khít với thi pháp học lý thuyết của giai đoạn văn học ấy
Lý luận thi pháp của người nghiên cứu dùng để miêu tả một cách hệ thống thi pháp tiềm tàng trong thực tế văn học và lý giải mới đối với lý luận thi pháp đã có trong lịch sử
Ba bộ phận của thi pháp học này liên quan với nhau trong một mối quan hệ hết
sức khăng khít Lý luận thi pháp lịch sử là siêu ngôn ngữ thành văn của thi pháp văn
học hiện đại dùng để miêu tả lý luận thi pháp lẫn thi pháp văn học của một giai đoạn Chính vì như vậy, thi pháp học hiện đại có một ý nghĩa quan trọng, bao trùm Thiếu một quan niệm thi pháp học hiện đại sáng tỏ không thể tiến hành phân tích, miêu tả hệ thống thi pháp văn học được
Từ rất nhiều ý kiến trên, ta có thê kết luận, thi pháp học là bộ môn nghiên cứu tất cả mọi phương diện của hình thức nghệ thuật, mọi nguyên tắc, phương tiện tạo thành nghệ thuật cũng như sự vận động, phát triển của lịch sử chúng ta
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 10 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 191.1.2.2 Đối tượng nghiên cứu của thi pháp hoc
Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức của tác phẩm văn chương Nội dung và hình thức là hai phương diện cơ bản thống nhất không thê tách rời các tác phẩm văn chương Nội dung tác phẩm là hiện thực cuộc sống được phản ánh trong sự cảm nhận, suy ngẫm và đánh giá của nhà văn Đó là hệ thống bao gồm nhiều yếu tổ khách quan và chủ quan xuyên thấm vào nhau Các yếu tố thuộc về nội
dung của tác phẩm như: đề tài, chủ đề, nội dung tư tưởng, lí giải chủ đề, cảm hứng
tư tưởng Còn hình thức nghệ thuật của tác phẩm là kênh duy nhất truyền đạt nội dung của tác phẩm, là phương tiện cầu tạo và làm cho tác phẩm có sự độc đáo Hình
thức nếu xét nghệ thuật là phương diện đời sống thì nghệ thuật là hình thức riêng
của văn chương Nó có nội dung và hình thức riêng Hình thức gồm hai yếu tố là hình thức văn bản và hệ thống hình tượng trong tác phẩm Hai yếu tố này hòa lại
với nhau tạo thành văn bản nghệ thuật
Nội dung và hình thức là hai mặt thống nhất nhau trong bất kỳ tác phẩm nào Tác phẩm văn chương cũng tương tự như vậy nhưng giữa nội dung và hình thức trong tác phẩm nghệ thuật khang khit, xuyên thấm vào nhau Nội dung biểu hiện ra hình thức, hình thức tài trợ nội dung, không thể có nội dung mà không có hình thức,
hoặc không thể có hình thức mà không có nội dung
Hình thức mang tính nội dung là đối tượng của thi pháp học Hình thức nghệ
thuật gồm hai mat co ban la mat cu thé mặt cảm tính và mặt quan niệm Xét về mặt
cụ thể cảm tính thì bất kỳ tác phẩm nào cũng đem lại cho chúng ta những đường nét màu sắc, âm thanh, chi tiết cụ thể sinh động gắn liền với nội dung nhất định Nếu thiếu phương diện này nghệ thuật không tổn tại Mặt quan niệm: đồng thời đẳng sau hình thức cảm tính ngoài nội dung cuộc sống, tư tưởng tác giả muốn nói đến còn có quan điểm làm cơ sở tiếng nói đó tạo thành cái lý, cái logic bên trong hình thức nghệ thuật Phương diện này, người ta còn gọi là hình thức bên trong
Đối tượng nghiên cứu của thi pháp học là hình thức nghệ thuật Nhiệm vụ của thi pháp học là khám phá cái lý của hình thức, tính quan niệm của hình thức Cái lý
của hình thức nghệ thuật chỉ bộc lộ rõ trong hệ thống của nó Trước hết là thê hiện
lặp đi lặp lại của các yếu tố trong tác phẩm
Trang 201.1.2.3 Phương pháp của thi pháp học
Cùng với đối tượng phương pháp sẽ là điều kiện xác định sự tổn tại của thi
pháp học Xét ở góc độ là một bộ phận khoa học nghiên cứu văn học, thi pháp học cũng phải sử dụng các phương pháp của khoa học nói chung, nó phải vận dụng các loại phương pháp nghiên cứu văn học ở tất cả các cấp độ: cấp độ, triết họ, cấp độ các phương pháp chung, cấp độ phương pháp chuyên ngành
Phương pháp đặc thù của thi pháp học bao gồm:
Phương pháp hệ thống: Phương pháp này đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu
thi pháp Nói đến hệ thống là nói đến những mối quan hệ có tính quy luật Trong
mối quan hệ giữa bộ phận và toàn thể, giữa cái riêng và cái chung là quan trọng nhất
Tính hệ thống và mối liên hệ đó bộc lộ ở các yếu tố lặp lại, chính tính lặp lại này là phạm vi bộc lộ tính quy luật Văn học là hiện tượng lặp lại trên tất cả các cấp
độ Văn học là sự phản ánh cuộc sống một cách độc đáo, nhưng không thấy tính lặp lại thì cũng không thấy gì cả Một tác phẩm văn học là một sự thống nhất giữa tính độc đáo và tính lặp lại Chính sự lặp lại đó bộc lộ tính quy luật, tính hệ thống
Phương pháp lịch sử: Khi ta quan niệm thi pháp nghiên cứu hệ thống hình thức thì phải hiểu rằng các hình thức đó có tính lịch sử Quan niệm nghệ thuật một cách trừu tượng, đời nào cũng như đời nào là hoàn toàn sai lầm
Khi nghiên cứu ta có quyền trừu tượng hóa, miêu tả, nghiên cứu cấu trúc tác phẩm, nhưng mặt khác lại phải đặt trong hoàn cảnh của nó, chứng minh được rằng
hình thức đó là duy nhất đúng
Trong Giáo trình thi pháp học, Trần Đình Sử đã đề cập đến việc nghiên cứu của ta lâu nay nhiều khi phi lịch sử Ví dụ như khi so sánh hình tượng Bác Hồ trong
hai bài thơ Hồ Chí Minh và Sáng tháng Năm nhiều người cho răng trong bài thơ Hồ
Chí Minh vì lúc bây giờ Tố Hữu ở xa, chưa gặp gỡ và chưa hiểu Bác, nên Bác hiện
lên một cách khái niệm va không phù hợp với con người thật của Bác Đặc biệt
trong câu thơ: “Tiếng Người thét ” là không chân thực Đến Sáng tháng Năm tác giả gần hiểu Bác hơn mới thấy được rằng “Giọng của người không phải sắm trên cao; thấm từng tiếng ấm vào lòng mong ước ”
Cách phân tích đó tưởng là đúng, nhưng thật ra là phi lịch sử Vào thời điểm
1961, cả dân tộc mới thoát khỏi vòng nô lệ, chúng ta đương đầu với những muôn
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 12 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 21trùng khó khăn, thù trong giặc ngoài điên cuông chống lại chính quyên cách mạng
còn non trẻ Hình ảnh một người lính già dẫn đầu đoàn quân cách mạng là hoàn
toàn phù hợp Lúc ấy nhân cũng cần có người kêu gọi mình tiến lên như thế Vả chăng đâu phải Bác Hồ lúc nào cũng như lúc nào Trước tổng khởi nghĩa chính Bác
Hồ đã khẳng định một cách kiên quyết: “Dù phải đốt cháy cả Trường Sơn cũng phải dành cho được độc lập” Và khi bọn phản động trong chính phủ lâm thời đổi
cờ chính Bác đã nắm tay thành một quả đấm
Đến năm 1951, khi cả dân tộc đi theo một hướng, cùng “rồng vẻ Việt Bắc mà
nuôi chí bên” thì không cần phải “thét? nữa, không khí lúc ấy là một không khí thân mật chan hòa Đây là lúc củng cố lòng tin Bác ở Sáng tháng Năm là niềm tin tất
thắng [17; tr 16]
1.2 VÀI NÉT VÉ NHÀ THƠ HÀN MẶC TỬ
1.2.1 Cuộc đời và sự nghiệp thơ Hàn Mặc Tử
1.2.1.1 Vài nét về cuộc đời Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-9-1912 tại làng Lệ
Mi, tổng Võ Xã, huyện Phong Lộc, tỉnh Đồng Hới (nay thuộc tỉnh Quảng Bình) Bút danh Lệ Thanh của Hàn Mặc Tử là do ghép hai chữ đầu của địa danh Lệ Mĩ và
Thanh Tâm (nơi nội tổ của nhà thơ an cư)
Hàn Mặc Tử học tiểu học ở Quảng Ngãi Năm 1928, nhà thơ ra Huế học tại trường Pellerin
Ngay từ những năm 1926-1927, nhà thơ đã bắt đầu xướng họa thơ với anh mình và lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị
Năm 1931, Hàn Mặc Tử đã có thơ (Đường luật) đăng trên các báo với bút
danh là Phong Trần hay P.T (Quy Nhơn) Do có quan hệ với Phan Bội Châu nên
nha thơ đã bị mật thám Pháp gạch tên khỏi danh sách du học do Hội Như Tay bao trợ Từ 1932, Hàn Mặc Tử làm việc ở Sở Đạc điền Qui Nhơn Năm 1932, lúc mới
21 tuổi, nhà thơ đã được mời làm ban giám khảo cuộc thi ở Qui Nhơn
Từ tháng 7-1934, Hàn Mặc Tử vào Sài Gòn làm báo, với những bút danh Lệ Thanh, Hàn Mạc Tử rồi Hàn Mặc Tử (ngoài ra còn một số bút danh khác như Mộng Cầm, Trật Sên .)
Từ giữa năm 1936, sau khi biết mình mắc bệnh phong, Hàn Mặc Tử về Qui
Nhơn chữa trị Thời gian này, nhà thơ kết thân với nhiều bạn thơ và sáng lập ra
Trang 22“Trường Thơ Loạn” với các thành viên nôi tiêng như: Chê Lan Viên, Yên Lan Đây cũng là thời kì mà thơ của Hàn Mặc Tử chuyền sang một phong cách mới
Cuối tháng 9-1940, Hàn Mặc Tử phải vào điều trị tại bệnh viện phong Qui
Nhơn do bệnh đã phát nặng
Ngày 11-11-1940, Hàn Mặc Tử mất tại Qui Hòa
1.2.1.2 Sự nghiệp văn học
Tác phẩm của Hàn Mặc Tử để lại gồm có: Lệ Thanh thi tập (tập thơ Đường
luật) từ 1930-1935; Gá¡ quê (tập thơ), 1936; Đau thương (tức tập thơ điên), 1938:
Xuân như ý (tập thơ), 1939; Thượng thanh khí (tập thơ), 1939; Cẩm châu duyên (tập
thơ), 1939; Duyên kì ngộ (kịch thơ), 1939; Quần tiên hội (kịch thơ — chưa viết
xong), 1940; Chơi giữa mùa trăng (tập thơ văn xuôi) từ năm 1935-1940
Trong số các tác phẩm của Hàn Mặc Tử, chỉ có tập Gái quê được xuất bản lúc nhà thơ còn sống Sau khi ông mắt, tập thơ ##àn Mặc Tử được xuất bản năm 1944 Các tác phẩm của Hàn Mặc Tử được xuất bản và tái bản nhiều lần từ trước đến nay Thơ của ông còn được đưa vào chương trình học phô thông
Hàn Mặc Tử đã đem đến cho thơ mới một phong cách thơ độc đáo, sáng tạo
Tư duy thơ của Hàn Mặc Tử đã vượt khỏi giới hạn của thơ lãng mạn và mang nhiều yếu tố tượng trưng, siêu thực Trong thơ ông có những bài đầy cảm hứng lạ, rất tài năng, nằm trong số những bài thơ hay của phong trào Thơ Mới (Theo tổng tập văn học Việt Nam, tập 23)
1.2.2 Những đặc điểm chính của thi pháp trong thơ Hàn Mặc Tử
1.2.2.1 Thi pháp nhân vật trữ tình
Đọc thơ Hàn Mặc Tử ta sẽ bắt gặp quan niệm nghệ thuật về con người một cách rõ nét và đặc sắc Điều thể hiện rõ nhất đó là một con người cô đơn đau đớn,
thèm khát ái tình nhưng lại bị tình phụ rẫy, không đáp trả, điều đó càng khiến Hàn
Mặc Tử rơi vảo trạng thái cô đơn tuyệt vọng đến khôn cùng
Nhưng điều đáng chú ý lại còn là nỗi đau khổ của riêng thi sĩ, Hàn Mặc Tử đã
mắc phải một trong “ chứng nan y”, mà lại là thứ “nan y” nhất Ác liệt hơn là
bệnh của nhà thơ là làm cho người bệnh không sống được trong cuộc sống bình
thường Là một thanh niên đang độ đắm say trong cuộc sống xã hội mà bị cách ly với xã hội, yêu quý gia đình vô vàn mà phải cách ly với gia đình, tha thiết yêu
đương mà phải cách ly với người yêu, người yêu chung thủy, dù ông bệnh tật
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 14 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 23Đau xót hơn nữa là đang tuôi xuân xanh, tràn đây sức sông mà phải sông trong cái cảnh không biết sống chết ngày nào, thậm chí giờ phút nào, trong thân hình tan rữa
vì bệnh tật Chung cuộc, một người tài hoa, son trẻ đang độ xuân thì mà phải lìa
khỏi đời khi tuổi đời còn quá trẻ
Nhung trong cái đau khổ riêng ấy, vượt qua tất cả cái mức đau khô của con người, nhà thơ vẫn ra sức phấn đấu để sống, sống mãnh liệt Càng cảm thấy mình chết đến nơi, lại càng ra sức sống, sống một cái sống nồng cháy, nóng bỏng hơn,
với hồn thơ của mình, với thơ của mình Có thể nói Hàn Mặc Tử sống gấp bội lên
trong tâm hỗn trên cái thể xác đang chết đần chết mòn của nhà thơ Trong cái đó cảnh một con người biết mình sắp chết, sắp trút linh hồn, Hàn Mặc Tử cố sống bằng thơ
“Một mai kia ở bên khe suối ngoc Với sao sương anh nằm chết như trăng”
Thơ đối với thi nhân trong những khoảnh khắc ấy đã trở thành một nhu cầu
sống, một liều thuốc cứu tử, cho riêng thi nhân và có thể nói là cho mọi người Đề mọi người hiểu thấu nỗi đau dăn vặt của con người bị chứng nan y
Trong tình cảnh ấy, những lời thơ, ý thơ của Hàn Mặc Tử, những bải thơ mà
tác giả thích gọi là “7hơ điên, Thơ loạn”, thực ra không điên loạn chút nào Những bài thơ nghe kinh dị thực ra không “kinh đ;” chút nào Trái lại đó là những bài thơ, văn, thể hiện sức sống phi thường, thể hiện một lòng ham sống vô biên, thê hiện một ước mơ rất chỉ là con người, ước mơ được sống khi ý thức được rằng mình sắp chết, đang chết Hơn nữa vì ý thức được mình sắp chết cho nên phải sống gấp, sống
bang tho
1.2.2.2 Thi phap khong gian nghé thuat
Trong thơ Hàn Mặc Tử, thiên nhiên như hòa lẫn vào những trạng thái cảm xúc khác nhau của tâm hỗn thi sĩ Cảm xúc đó bàng bạc trong mỗi câu thơ và người đọc như lạc vào một thế gidi mo hồ, huyền ảo của cảm xúc, hương thơm, màu sắc và
ánh sáng, khi chìm vào cảm xúc ấy, người ta như quên đi những phiền muộn hàng
ngày của cõi đời, quên cả chính bản thân mình, chỉ còn lại một cảm giác lâng lâng, bay bổng ở một khoảng trời trong sáng, con người như muốn nhập vào cảnh sắc
thiên nhiên
Trang 24Cảnh sắc thiên nhiên như buông xuôi theo dòng cảm xúc của thị sĩ Không gian tĩnh lặng nhưng đưới bề sâu là những chuyên động thầm kín, những âm thanh
mơ hồ thầm kín của tạo vật mà chỉ riêng thi sĩ mới cảm nhận được Một âm điệu buồn man mác, một nỗi buồn vấn vương khắp không gian
Điều đáng nói là nếu lối tưởng tượng đứt đoạn, bất định của “Thơ điên” tạo ra
sự chuyên làn các cảnh sắc không gian đột ngột, gấp khúc đến phi lí, thì âm điệu tự nhiên, nhuần nhuyễn của một nỗi u hoài, trong cùng một lối thơ chia thành các khô vuông vức, tròn trịa lại lắp đầy, san bằng nếp gấp, vết ghép, khiến cho người đọc cứ mặc nhiên bài thơ chỉ có nới rộng cùng một không gian chứ không phải là sự ghép nối giữa các vùng không gian rất xa
Đau thương, hay còn gọi là Thơ điên gồm ba phần: Hương thơm, mật đắng, máu cuông và hôn điên
Hương thơm: Ta bắt đầu một nơi ánh trăng, ánh nắng, tình yêu và cả người yêu đều như muốn biến ra hương khói Một trời tình ái mới dựng lên đâu đây Tuy có đôi vần đẹp, cảm giác chung tẻ nhạt như thế nảo
Mật đẳng: Ta đi trong mờ mờ Nhưng thỉnh thoảng một luồng sáng lạ chói cả mắt Luông sáng tỏa ra từ một linh hồn vô cùng khổ não Ta bắt gặp dấu tích còn hoi hóp của một tình yêu vừa chết yếu Thất vọng trong tình yêu, chuyện ấy trong
thơ ta không thiếu gì, nhưng thường là một thứ buôn rầu có thấm thía vẫn dịu dịu
Chỉ trong thơ Hàn Mặc Tử mới thấy một nỗi đau thương mãnh liệt như thế Lời thơ như dính máu
Máu cuông và hôn điên: Đến đây ta đã hoàn toàn thoát ra khỏi cái thế giới thực
và cả thế giới mộng của ta Xa lắm rồi ta thấy những gì chung quanh ta? Trăng, toàn trăng, một ánh trăng gắt gao, ghê tởm linh động như một người hay đúng hơn là một tình yêu Trăng ở đây cũng ghen, cũng giận, cũng trơ tráo và cũng nao nức dục tình Hàn Mặc Tử đi trong trăng, há miệng cho máu tung ra làm biển cả, cho hồn văng ra, và rú lên những tiếng ghê người Ta rùng mình, ngơ ngác, ta đã lục lọi khắp trong đáy lòng ta, ta không thấy có tí gì giống cái cảnh trước mắt Trời đất thực của riêng Hàn Mặc Tử ta không hiểu được và chắc cũng không bao giờ ai hiểu được Nghĩ ta bỗng thương con người cô độc Đã cô độc ở kiếp này và e còn cô độc đên muôn kiép
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 16 SVTH: Son Thi Nhan
Trang 25Tập thơ chứa đựng những niêm đau khô, rồi loạn, nó phát ra những khúc nhạc buôn thương day đứt và tỏa ra một bầu không khí 4m đạm Lời thơ dính máu mang một nỗi đau thương mãnh liệt, một linh hồn cô độc, khô não Tập thơ đi từ lãng mạn đến tượng trưng
1.2.2.3 Thi pháp thời gian nghệ thuật
Hàn Mặc Tử tập trung hình tượng thời gian truy đuôi và gấp khúc trong thơ
ông Trong các nhà thơ hiếm có ai nói về nỗi cô đơn đau đớn và bi kịch số phận như
Hàn Mặc Tử Hàn Mặc Tử đã thê hiện bằng cách tái hiện cuộc sống đau thương đời thực của bản thân được gởi gắm qua thơ, khi đứng trước vực thắm của cái chết cần
kề Đó là một áp lực đầy nghiệt ngã của định mệnh, ông phải sống như đang chạy
đua với thời gian
Thời gian trong thơ Hàn Mặc Tử cũng gắn liên với thời gian đời tư, thời gian của những chuỗi ngày đau đớn sống trong bệnh tật Nhà thơ như luôn bị ám ảnh bởi thời gian truy đuôi, lúc nào ông cũng ám ảnh về một nỗi lo sợ, sợ thời gian của ông sắp đứt đoạn, cạn kiệt Chỉ có những ám ảnh thời gian với trăm ngàn sụp đồ đón
đợi, con người thất bại vì nhất thiết nó đã hay sẽ bị tước đoạt tất cả, tuổi trẻ, tinh
yêu, khoái lạc Tất cả gãy đỗ, băng hoại ngay trong đự phóng con người
Vì thế, Hàn Mặc Tử đã cố tận dụng những thời gian còn lại của mình khi còn sống trong dương thế và ông không ngừng hối hả cho ra những tác phẩm thơ mới
“Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Duyên kỳ
ngô, Quần tiên hội” Đặc biệt là “Quần tiên hội” viết chưa xong nhưng đây cũng
có thể nói đây là tác phẩm thơ thành công nhất đẻ lại dấu 4n trong lòng người đọc Mặc dù ông biết thời gian còn lại của bản thân chang được bao nhiêu nữa, nhưng ông vẫn không lùi bước buông xuôi tất cả, ông chiến đấu với thời gian đến
giây phút cuối cùng của cuộc đời
1.2.2.4 Thị pháp ngôn ngữ
Ngôn ngữ thơ do Hàn Mặc Tử đào luyện có vẻ đặc sắc vì sự lựa chọn tài tình
các từ ngữ hòa điệu và thú vị, vì ma thuật gợi tả những hình ảnh tượng dẫn khởi, vì
tính đa dạng của những hình thức vận -luật -học thích ứng với đà điệu tình cảm hứng, vì tài chế ngự thể thơ tám chữ vốn là sự đóng góp thiết yếu của phong trào
“Thơ mới”, nói tắt lại, vì những phương thế vận dụng cách thiên tài của một nghệ
thuật phong phú Sức mạnh của tiêng nói của nội tâm đã phá vỡ những rào cản ngôn
Trang 26ngữ để đưa ra những nhịp điệu mới làm biến đổi cả ngôn từ, thê thơ và các phương
tiện thê hiện khác
Dù bị níu kéo bởi những yếu lãng mạn, đã kịp tìm cho mình một ngôn ngữ phù hợp với những hình ảnh lộng lẫy, mê sảng, kỳ dị, những từ ngữ mà trong đời sống thường nhật không có liên hệ gì với nhau bỗng ngỡ ngàng khi được đặt cạnh nhau Nói về “quyền hành của nhà thơ trên ngôn ngữ, Valéry nhân mạnh nhận xét này: “Muốn tác động bằng ngôn ngữ, nhà thơ tác động trên ngôn ngữ” Ứng dụng công thức của Valéry, chúng ta có thê nói Hàn Mặc Tử đã thành công trong việc thích nghi với khả năng của tiếng việt với những yêu cầu của cảm hứng Công giáo
và việc sáng chế một ngôn ngữ thơ mang dấu ấn bất hủ của một nhà thơ thiên tài Đặc biệt với các giác quan cảm thụ rất nhạy bén của thi nhân: Ngôn ngữ chứa đầy hôn, cảnh trí thiên nhiên rất sống động Ở trong câu ba của đoạn thơ thứ ba, ta
còn thấy một cụm hình ảnh Thầm thì với ai ngồi đưới trúc, tiếng “trúc” ở đây, với
hình ảnh “lá trúc” trong bài Đây thôn Vĩ Dạ:
Lá trúc che ngang mặt chữ điển Đều thuộc loại ngôn từ mĩ học, để làm biểu tượng vẻ làng quê! Tôi xin phân tích đoạn thơ cuối
Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Long tri bằng khuâng sực nhớ làng Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang ?
(Mùa xuân chín)
ce
Sắc điệu “ ắng nắng chang chang ?” vẻ ra cảnh trắng toát bên con sông
mộng Cảnh thực trong hồi ức mà như ảo ảnh Thi nhân đã mô tả những hình ảnh đó
băng ngôn ngữ thông qua cảm xúc nhớ làng da diết, đưa tình cảm bài thơ lên tới tột cùng không chỉ thuần túy bức tranh tả cảnh mùa xuân chín
Hay là những câu thơ nói lên nỗi niềm của thi sĩ:
Họ đã xa rồi khôn níu lại Lòng thương chưa đã, mễn chưa
Người đi một nửa hôn tôi mất,
Một nửa hồn tôi bong dai kho
(Những giọt lệ)
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 18 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 27Lòng chợt thây đau đớn nghẹn ngào khi nhớ vê một nửa của thi sĩ, đau đớn đến quặn thắt tim gan, như chết đi sống lại “Người đi một nửa hồn tôi mất, một nửa
hôn tôi bỗng đại khờ” Câu thơ như lột tá hết tâm trạng nhớ nhung đau xót đến tột
cùng của niềm yêu thương Hình ảnh thi sĩ gợi lên rất thực, giàu cảm xúc, kết hợp với giọng điệu và ngôn ngữ nhẹ nhàng mà sâu lắng lòng người, khiến người đọc
cảm nhận được nỗi đau của thi nhân như đang giẳng xé trong tâm hon
Hình ảnh thơ mộc mạc, ngôn ngữ trau chuốt nên để lại ấn tượng sâu sắc trong
lòng người đọc
1.2.2.5 Thi pháp giọng điệu
Giọng điệu đóng vai trò rất quan trọng trong các tác phẩm văn học Nó góp phần làm nên một dấu ấn, cá tính và phong cách riêng của nhà thơ hoặc nhà văn Chứa đựng cảm xúc tâm tư tình cảm cũng như tâm trạng của nhà thơ đều thê hiện rõ
nét qua bài thơ Qua đó, cũng giúp độc giả hiểu sâu hơn về đời sống thường nhật và
đồng cảm sâu sắc với tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ đang đau đớn vì bệnh tật Nên giọng điệu thơ ông luôn mang một nét đau đớn cay cú, tuyệt vọng, như không
lối thoát cho cuộc đời bất hạnh
Cũng vì thế giọng điệu luôn mang một nét độc đáo, đặc trưng riêng làm nên
cái hay trong thơ văn Hàn Mặc Tử
Ở đây không phải một giọng nói lạ, một giọng điệu lạ xen lẫn vào giọng điệu của cái tôi trữ tình của nhà thơ, đó là một giọng điệu trữ tình như kết tụ như nghẹn ngào xót xa, nuối tiếc Nhưng giọng điệu chủ đạo tiếng nói ấy vẫn là giọng điệu bâng khuâng, đầy mơ mộng Và là tiếng nói của một cái tôi bơ vơ, cô đơn, lạc lõng ngoài thế giới vũ trụ, là khát vọng ngàn đời của con người về sự đồng cảm, đồng
điệu, mà tình yêu và hạnh phúc lứa đôi là biểu hiện cao nhất
Thể hiện khát vọng về sự đồng điệu, Hàn Mặc Tử đã tạo ra một công trình nghệ thuật đạt tới sự hài hòa lý tưởng Nhưng nhạc thơ chưa vượt trước lời thơ, phá
vỡ logic ngữ nghĩa thông thường, khiến tiếng nói trữ tình thành chuỗi phát ngôn thác loạn Vì thế giọng điệu và lời thơ trong sáng, tao nhã mà vẫn giản dị
1.2.2.6 Thi pháp kết cầu
Hàn Mặc Tử đã thê hiện rất xuất sắc những đặc trưng sáng tạo độc đáo qua việc sử dụng thi pháp kêt cầu kì dị và mới lạ Điêu đó, thê hiện rât đậm dâu ân
Trang 28phong cách riêng của Hàn Mặc Tử và được nhiêu người biệt đên citing nho sy sang tạo nghệ thuật mới lạ và độc đáo
Ở đây, Hàn Mặc Tử sử dụng chủ yếu là thi pháp kết cấu so sánh, trùng điệp, liên tưởng và tưởng tượng Đã làm nỗi bật những vần thơ mang đậm chất trữ tình và tượng trưng siêu thực Thể hiện rõ nhất trong cách dùng từ mới lạ để chuyển ý nhanh và xa, tức là thơ có sự chuyên kênh mau lẹ, phản ứng nội tỉnh thần, khả năng liên tưởng, tưởng tượng mạnh mẽ Và đó cũng là một trong những tiêu chuẩn đánh
g1á tài năng nghệ sĩ là cái mới lạ, cái độc đáo
Thơ Hàn Mặc Tử lạ trong cách suy nghĩ lập ý, so sánh, trong cách dùng từ ngữ
giàu hình ảnh Và cái lạ nhất là một con người phải trải qua những nỗi đau thể xác
và tinh thần ghê gớm như vậy nhưng giọng thơ nói chung vẫn không bi quan mà
luôn mơ ước, hướng tới thế giới vĩnh hằng và cũng là con người đã viết ra một
trong những vân thơ trong sáng nhất của thơ Việt Nam
Qua đây, chúng ta đã thấy rõ được những đặc điểm cơ bản nhất của thi pháp
thơ Hàn Mặc Tử Từ đó giúp người đọc hiểu sâu hơn về thi pháp và thi pháp học,
đặc biệt khi khảo sát hay nghiên cứu thơ của ông sẽ giúp người đọc nắm vững được những đặc điểm chính của thi pháp thơ Hàn Mặc Tử
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 20 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 29CHƯƠNG 2 THI PHAP NHAN VAT, THOI GIAN, KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG THO DIEN
2.1 THI PHAP NHAN VAT TRONG THO DIEN
2.1.1 Lí luận chung về thi pháp nhân vật
2.1.1.1 Nhân vật và sự miêu tả nhân vật
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học Dù là tác phẩm trữ tình,
tự sự, kịch, dù trực tiếp hay gián tiếp thì văn học đều miêu tả con người Nhân vật là hình thức miêu tả con người một cách tập trung Nhân vật văn học là những con
người có tên hoặc không có tên có những tính chất, địa vị nhất định, biểu hiện những tình cảm, ý nghĩ, thái độ nhất định, nhằm thể hiện những tư tưởng nhất định
của tác giả đối với nhân sinh Nhân vật văn học được sáng tạo ra, hư cau ra la dé
khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống, ca ngợi nhân vật là ca
ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời Xót xa cho nhân vật là xót xa cho đời Vậy
tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu cách hiểu về cuộc đời con người, tìm hiểu tư tưởng,
tình cảm của tác giả đối với con người
Nhân vật văn học được biểu hiện trong văn học bang phương tiện văn học Trong thơ trữ tình, ta có nhân vật trữ tình, tức con người xuất hiện để bộc lộ nỗi
niềm trước cuộc sống Đó là con người mang hình thức vô danh, tự bộc lộ mình
băng cảm xúc, ý nghĩ, cái nhìn bằng chính thế giới nội cảm Trong tác phẩm kịch nhân vật là con người tự bộc lộ qua hành động và lời nói của chính mình, tự vạch mặt mình hoặc biểu hiện mình Trong tác phẩm tự sự nhân vật là con người được
tác giả kế ra, tả ra, băng lời kế Chính tác giả dùng lời gọi tên nhân vật, gọi tên các
hành động và trạng thái tâm hồn của nhân vật Nhưng dù là loại hình tượng nảo thì nói một cách khái quát, nhân vật văn học là con người được miêu tả bằng các
phương tiện văn học
2.1.1.2 Cấu trúc và biểu hiện của thi pháp nhân vật
Quan niệm nghệ thuật về con người: Sự miêu tả con người trong văn học
không bao giờ là sự sao chép, chụp ảnh, và tâm hồn nhà văn cũng không như một
tắm gương trong cho sự vật phản chiếu vào Vá lại làm gì có nhân vật có sẵn cho nhà văn sao chép Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể ra, miêu tả ra nhân vật, và nhân
Trang 30vật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cảm nhận của tác giả Ở đây cân phân biệt quan niệm con người như một phạm trù tư tưởng, đạo đức xã hội với quan niệm nghệ thuật về con người như một phạm trù nghệ thuật thấm mĩ
Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện ở điểm nhìn nghệ thuật, ở chủ dé cảm nhận đời sống được hiểu như những hằng số tâm lý của chủ thể, ở kiểu nhân vật và các tình huống mà tác phẩm cung cấp, cách xử lý các tình huống và quan hệ nhân vật trong tác phẩm Khác với tư tưởng, tác phẩm văn học tập trung thể hiện một thái độ đối với với cuộc sống trong bình diện quan hệ giữa hiện thực và lý tưởng, khẳng định cuộc sống nào, phê phán cuộc sống nao, quan niém nghệ thuật chỉ cung cấp một mô hình nghệ thuật về thế giới có tính chất công cụ để thể hiện những cuộc sống cần phải mang những khuynh hướng khác nhau trong những thời đại khác nhau.Vì thế quan niệm nghệ thuật về con người không những cung cấp điểm xuất phát để tìm hiểu về nội dung cụ thể trong tác phẩm, mà còn cung cấp một
cơ sở để nghiên cứu sự phát triển của văn học Khi quan niệm nghệ thuật có sự đôi mới, nhà văn sẽ phản ánh được chiều sâu của nhân vật, chiếm lĩnh sâu hơn, rộng
hơn, với những phạm vị, giới hạn của nhân vật Góp phần tạo nên một diện mạo mới cho văn học Quan niệm nghệ thuật có quan hệ mật thiết với con ngudi về mặt
đạo đức, tôn giáo, khoa học, chính trị vốn có của thời đại mình
Phân biệt nhiệm vụ phân tích nhân vật và nhiệm vụ nghiên cứu thi pháp nhân
vật: Nhiệm vụ phân tích nhân vật là chỉ rõ, cụ thể các nội dung được thê hiện trong
nhân vật, như tính cách, ngoại hình, cử chỉ qua đó, ta hiểu được vấn đề tác giả muốn gởi vào nhân vật, như tác giả ca ngợi vấn đề gì, lên án cái gì Còn nhiệm vụ nghiên cứu thi pháp nhân vật là khám phá, tìm hiểu và cảm nhận con người qua việc miêu tả nhân vật Trong mỗi giai đoạn văn học, mỗi thể loại văn học thi pháp nhân vật đều có sự thể hiện khác nhau
2.1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong Thơ điên
2.1.2.1 Con người cô đơn, đau đớn
Con người cô đơn là một mô típ của thơ lãng mạn Xuân Diệu, Nguyễn Bính
cô đơn vì không tìm thấy sự chia sẻ, cảm thông của ngoại giới “Thôn đoàn ngôi nhớ thôn Đông, cau thôn đoài nhớ giấu không thôn nào” Hàn Mặc Tử cô đơn vì bị cách
ly khỏi thế giới: “4nh nằm ngoài sự thực, em nằm trong chiêm bao” (Anh điên)
Khoảng cách chia ly trong thơ ông không phải là sự chia cắt trong một không gian
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 22 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 31giới hạn như bên ây, bên này, thôn Đoàải, thôn Đông mà là sự chia cắt trong hai không gian hoàn toàn cách biệt ngoài sự thực, trong chiêm bao, ngoài mây nước, bên kia trời Chính vì khoảng cách không gian vô cùng như vậy mà nỗi cô liêu của con người càng trở nên khủng khiếp “một vững cô liêu cũ vạn đời” (Cô liêu) Những đau thương thê xác và tỉnh thần của ông bộc lộ thành tiếng nắc, tiếng khóc, tiếng CƯỜI, tiếng rú Đó là nỗi đau sâu sắc, trần trụi, mang mot tầm vóc vũ trụ:
Nghệ hỡi Nghệ, muôn năm sâu thảm Nhớ thương còn một nắm xương thôi !
Than tan ma dai di réi
Râu rầu nước mắt bời bời ruột gan
(Muôn năm sâu thảm)
Lòng ta sdu tham hơn mùa lạnh, Hơn hết u buôn của nước máy,
Của những tỉnh duyên thương lỡ đở Của lời rên siết gió heo may
(Sâu vạn cổ)
Cả bài thơ là tiếng rên “xuất phát từ bê sâu của một linh hôn tuyệt vọng” (Hoàng Diệp) Vì thế, nó hết sức chân thực Nỗi đau trước mối tình tuyệt vọng với
Mộng Cầm đã khiến cho thi sĩ như điên như đại:
Họ đã xa rồi không níu lại Lòng thương chưa đã, mễn chưa bưa Người đi một nửa hôn tôi mất,
Một nửa hôn tôi bong dai kho
Tôi vẫn còn đây hay ở đầu ?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu ?
(Những giọt lệ)
Buôn xa không đến lệ không rơi Buôn không thắt ruột, tình không lại
(Gui anh) Hàn Mặc Tử hết sức trân trọng thơ của Mai Đình, chủ yếu cũng vì cảm xúc chân thực của nàng:
Thơ em cũng giống lòng em vậy
Trang 32
Bởi thế mà thi sĩ:
Là nghĩa thơm tho như ánh trăng Mềm mại như lời tơ liễu rủ
Âm thâm trong áng gió băn khoăn
Anh đã ngâm và đã thuộc làu
Cả người run động bởi thương ẩau Bởi vì mê mắn vì khoan khoái Anh cắn lời thơ để máu trào
(Lưu luyễn)
Từ điêm nhìn của con người bị quan các nhà thơ mới hay noi dén cái chét Cai
chết ngang trái của những người trinh nữ “hồng nhan bạc mệnh”, cái chết lạnh lẽo không giọt nước mắt của người đời xót thương Trong thơ Hàn Mặc Tử còn có
những cái chết kì dị, lạ thường: mây chết đuối, trăng tự tử Phải chăng đó là nỗi ám
ảnh vê cái chêt đang đên gân với tác gia, và phải chăng cũng từ thực tê của thân xác đau thương mà trong thơ ông có nhiều hình ảnh máu đến thế:
Va ai ganh mdu di trên tuyết
(Cudi thu)
Sao bông phượng nở trong màu huyết
(Những giọt lệ)
Máu tim ta tuôn ra làm biển cả
(Biển hôn ta) Bao giờ mặt nhật tan thành máu
(Những giọt lệ)
Bao nét chữ quay cung như máu vọt
(Ruom mau) Hoa thanh viing mau dao trong ac lan
(Truong tuong tu)
Máu đã khô rồi thơ cũng khô
(Trút linh hôn)
Cuộc đời quan niệm của các nhà thơ lãng mạn là sự dở dang, không trọn vẹn Thơ Hàn Mặc Tử cũng nằm trong cảm hứng ấy Cũng như Xuân Diệu, ngay khi sự
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 24 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 33sông đương hôi mơn mởn trong mùa xuân tươi thăm là thê Hàn Mặc Tử đã nhìn thấy cái kết cục ảo não của nó:
Sóng có xanh tươi gon tới trời Bao cô thôn nữ hát bên đôi Ngày mai trong đám xuân xanh ấy
Có kể theo chông bỏ cuộc chơi
(Mua xuân chín) 2.1.2.2 Con người thèm khát di tình mà đây mặc cắm
Ngay từ thơ cổ điển “Lệ Thanh thi tập” và thơ lăng mạn đầu tiên “Gái quể”,
đã xuất hiện con người này trong tư thế một chàng trai mới lớn tràn đầy sức sống, sung mãn khí huyết, Tạo rực ước mơ tình tự ái ân, nhưng lại đắp một con đê ngăn giữa những con thủy triều khát vọng của lòng mình Phía bên này bờ đê dồn dập dâng trào những cơn sóng khát thèm, muốn, rạo rực, đắm đuối, bâng khuâng, bồi hồi, tự tình Động thái phổ biến của con người thèm khát này trong Hàn Mặc Tử là đuổi theo, chạy theo, rẽ lối, rượt theo những bóng giai nhân nương tử:
Day là tắt cả người anh tiêu tắn Cùng trăng sao bàng bạc xứ Say Mơ Cùng tình em tha thiết như văn thơ Ràng rịt mãi cho đến ngày tận thể
(Trường tương tr)
A ha ! Ta đuỗi theo trăng
Ta đuối theo trăng Trăng bay lả tả ngả trên cành vàng Tới đây là tôi được gặp nàng
(Ruot trang) Hon la ai ? Là ai ? tôi chẳng biết,
Hồn theo tôi như muốn cọt tôi chơi
(Hồn là ai)
Cái tâm trạng thèm khát yêu đương bộc lộ rất xô bỏ, dạn dĩ và mãnh liệt:
Tôi khát vô cùng Tôi giết thời gian trong nắm tay
Tôi vo tiếc mên như vo lụa
Trang 34Cát tiêng cười giòn xao động vùng mây Tôi nhập hôn tôi trong khúc hát
Đề nhờ không khí đẩy lên trăng
Đề nghe tiếng nhạc Nghê Thường trồi
Để hóp tỉnh anh của Nguyệt Cầu
Va dé thoát ly ngoài thế giới
Để cười, để trứng, để yêu nhau
(Chơi trên trăng)
Có tôi đây hôn phách tôi đâu
Tôi nhập vào trong xác thịt này Cốt để dò xem tình ý lạ
Trong lòng bí mật ả thơ ngáy
(Cô gái đồng trinh)
Rồi chợt nghĩ hưởng thụ hạnh phúc, ái ân
Ái tình bắt đầu căng Hoa thom thi nin lang Huong thom thi bay lan
Em tôi thi hon hén
Áo xiêm lắm tắm vàng
(Sang trang) Khi hương thơm kê lỗ miệng Khi tình mới chạm vào nhau
Em ơi ! Thế nghĩa là sao ?
(Bắt chước) Những câu thơ khao khát ái tình của Hàn Mặc Tử đồn dập như sóng triều cứ sục sôi mãi theo chiều đài thi ca không kể xiết
Thơ Hàn Mặc Tử là “sự kế hợp của chất nhục cảm dân đã, trần tục với chất
thánh thiện siêu thoát tạo ra sự nghịch lý, chướng, dẫu hiện đại” (Kinh nghiệm thơ
và hành trình tỉnh thần của Hàn Mặc Tử - Võ Long Tê) Thèm khát ái tình đến
mãnh liệt, dạn dĩ mới chỉ là một nửa trong con người của Hàn Mặc Tử Còn nửa kia
là sự dăn lòng chê khắc những dục vọng ham muôn của bản thân
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 26 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 35Ở trên ta mới đê cập đến những cơn thủy triêu khát vọng tình ái đữ đội, có lúc lăm le qua con đê vô hình trong Hàn Mặc Tử Giờ đây, phía còn lại của con đê là một hồ nước bao la, thanh sạch vô ngần, mặt hồ tâm hồn trong vắt của chang thi si như buổi sơ khai Bên cạnh những khát khao mãnh liệt là sự chế khắc của một con người nhút nhát, vụng về, xấu hỗ, ngần ngại trong tình yêu Nhìn thấy người yêu, con người ấy không đám đối điện, gặp mặt:
Bóng người thục nữ ẩn trong mơ Trong lá, trong hoa khói bụi mờ
Xin chớ làm thỉnh mà biếu lộ
Những tình ý lạ những lời thơ
(Mơ hoa) Đông trong im lặng như tờ Hương gì ngan ngát giả đò say sưa Gió ơi lại đấy mà ngừa
Tôi đứng xa lắm xin chừa tôi di Hôn tôi mắc cỡ là vì
Không quen thưởng thức cải gì ngất ngây
(Say nắng)
Đó cũng là tâm trạng không dám sờ tay lắm hương đối lại khát khao dám ôm
hồn cúc ở trong sương Bên cạnh con người thèm khát tình ái như bốc lửa, yêu đương băng cảm giác hương thơm kề lỗ miệng và ngon như tình mới cắn, lại là một con người hiền lành, luôn tự chừa cho mình khoảng vọng mỹ nhân, đứng xa thật xa
để chiêm ngưỡng những dung nhan khả ái của người thương, đù rằng có khi đứng
xa quá sẽ nhìn không rõ lắm nhưng vẫn đẹp và mơ hồ
Và như vậy, từ cái khoảng vọng mỹ nhân trinh bạch ấy, con người thi sĩ tự kỉ
ám thị đã rơi vào một khoảng vọng ái tình Nghĩa là luôn đứng xa mà hoài vọng tình
yêu âm thầm, nồng si say đắm ngắm nhìn người thương và hết sức nhút nhát Con người ấy tự cho mình luôn luôn có một khoảng cách xa vời trước người mình yêu:
Khách xa gặp lúc mùa xuân chin
(Mùa xuân chín)
Mơ khách đường xa khách đường xa
(Đây thôn Vi Da)
Trang 36Tôi dung xa lam xin chừa tôi đi
(Say nắng) Khoảng vọng ái tình ngày càng xa vời và trở thành vực thắm ghê gớm trong tâm hồn Đó là mặc cảm chia lìa, tự khắc chế, ngăn lòng mình trước tình yêu cháy bóng Nỗi ám ảnh về cái xa ấy ngày càng sâu đậm trong không gian cõi thực, ma còn khủng khiếp hơn đó là khoảng cách siêu thực giữa cõi mơ và cõi thực:
Anh đứng cách xa hàng thể giới Lặng nhìn trong mộng miệng em cười
Em cười anh cũng cười theo nữa
Đề nhắn hôn em đã tới nơi
(Lưu luyễn) Con thuyén tinh “Jing Io trong hiu quanh” không thê tới “bến lòng em” bởi vì
“xa xôi quá biết làm sao” và “anh đứng cách xa hàng thế giới” có thê là mãi mãi
Người thi sĩ lắm lúc yêu đến cuồng đại tâm trí, nhớ đến như điên, như dại vậy mà trước hưởng thụ ái ân lại tự trao cho mình một khoảng vọng ái tình kì lạ Động thái
kiềm chế khắc kỉ này bật lời thơ van vỉ, có cảm giác như là van xin chính mình Đã
khao khát ái tình, người ta thường mong đến hôn nhân, nhưng Hàn Mặc Tử lại
muốn cái giây phút hưởng thụ hạnh phúc ân ái xin đừng vội đến:
Những cái gì thơm đã tới kê
Tôi e tình tứ bớt say mmê Không còn ý nhị ban đầu nữa
Sẽ chản trường và sẽ chản chê
(Tối tân hôn)
Nói cách khác, tình yêu chỉ đẹp trong mộng tưởng hơn là khoái cảm nhục dục tầm thường Điều này hợp lí với quan niệm tình cảm Hàn Mặc Tử trong quan niệm thơ Với thi sĩ điều quan trọng là được sống bằng mơ mộng, chứ không phải là hưởng thụ nhục dục than xac tầm thường:
Cho nên tôi tưởng tối tân hôn
Chưa tới còn xa để được buôn
Để sống trong niềm thương nhớ đã
Dé còn mường tượng đến giai nhân
(Tối tân hôn)
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 28 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 37Với Hàn Mặc Tứ, tình yêu là chiêm ngưỡng mê say chớ không phải là chiếm đoạt sở hữu trần tục, yêu là giữ gìn cái đẹp vĩnh cửu như một nguồn tươi, sự trắng trong nguyên vẹn, một vẻ yêu là một vẻ tân
2.1.2.3 Con người phân thân, con người trong tiềm thức
Thời đại đã cho con người cái nhìn mới về thế giới xung quanh, về bản thân Ở đây, con người trong 7ø mới khao khát khám phá bản thân, họ hay tự đặt ra câu hỏi “Ta là ai ?°?, “Tôi là ai ?? Họ nhìn sâu vào bản thân mình, tâm hồn minh và có
những khám phá lí giải rất tinh tế Con người trong thơ Xuân Diệu, Huy Cận là con người thống nhất về linh hỗn, thể xác, con người trong thơ Hàn Mặc Tử bị phân đôi:
Tôi dìm hôn xuống một vũng trăng êm Cho trăng ngập trăng dôn lên tới ngực
(Hồn là ai)
Sự phân cách thê xuất phát từ cuộc đời tác giả, thân xác bệnh tật bị cách li với
mọi người và cao hơn thế phản ánh ước mong của tác giả Giải thoát thân xác hữu hình để tồn tại vĩnh viễn “cho tan ra hòa hợp với tình anh” Con người bị lạ hóa với bản thân, không hiểu bản thân nên hay tự hỏi:
Hon la ai ? Là ai ? Tôi không hay
(Hồn là ai)
Nhà thơ Vũ Quân Phương có một nhận xét khá chính xác về thơ Hàn Mặc Tử:
“Từ thơ điên ông hoàn toàn quay vào nội tâm để viết, một nội tâm hoàn toàn bị cắt đứt với các sự kiện xã hội, các giao tiếp xã hội, hoàn toàn cô đơn và luôn luôn phải đối mặt với cái chết, luôn luôn bị hành hạ vì nỗi đau thể xác” Có thể thêm rằng Hàn Mặc Tử là một trong những người đầu tiên trong lịch sử thơ ca Việt Nam khám phá
trạng thái vô thức của con người Nói cách khác trạng thái vô thức là một trong những đối tượng thơ ca của Hàn Mặc Tử Đó là một trong những lí do làm cho thơ
ông khó hiểu Điểm qua tựa đề các tập thơ, bài thơ của Hàn Mặc Tử ta thấy rõ điều: Say nắng, Cao hứng, Say trăng, Máu cuông, Hôn điên
Ông diễn tả trạng thái tỉnh thần của mình khi nghe nhạc Miêu tả “phứ thôi miên”, miêu tả cuộc phiêu lưu của hồn “muôn bóng ý thun dân lên chót vót”, trạng thái cuồng si của thi sĩ “#í fa cuông lên khoái trá” Rất nhiều lần ông nói đến giây phút thăng hoa của tinh thần “£hân trí người đã mê man” Trạng thái khi say thơ “cả
Trang 38lòng say tót khí linh thiêng” và trạng thái tỉnh thân khi làm thơ cũng như trở thành đối tượng miêu tả:
Ta muốn hôn trào ra đầu ngọn bút Môi lời thơ đêu dinh não cân ta Bao nét chit quay cudng trong mau vot Nhu mé man chét diéng cd lan da
(Rướm máu) Con người và sự vật trong thơ Hàn Mặc Tử thường ở trạng thái say GIó “say lướt mướt trong màu sáng”, trăng xuân “tràn trễ say chới với”, con người “say kinh câu nguyện, say trời tương tư", cả vũ trụ đều ở trong trạng thái quay cuồng “say,
say, say lảo đảo cả trời thơ” Với trạng thái tỉnh thần như vậy ta hiểu vì sao thời
gian nghệ thuật trong thơ ông chủ yếu là thời gian ban đêm Đêm là thời điểm thuận lợi nhất cho trí tưởng tượng mãnh liệt trong thơ ông được phát huy cao độ Có lạ lùng chăng khi một con người bị cách li với thế giới bên ngoài, một tín đồ Thiên Chúa ngoan đạo lại hay nhắc tới khoái lạc, cũng có khi Hàn Mặc Tử nói tới khoái
lạc của đời sống xác thịt, nhưng chủ yếu là khoái lạc tinh thân Ông tìm thấy những
khoái lạc trong những giây phút thăng hoa của tinh thần, khi thì thơ, khi “ngoại cảm
hay thâm tâm đồng xáo động” Ông có một định nghĩa lạ lùng về thơ: “Thơ là sự
ham muốn vô biên những nguôn khoái lạc trong trắng của một cõi trời cách biệt” (Quan niệm thơ)
2.1.2.4 Con người 0 ước
Thơ Hàn Mặc Tử cũng như thơ của các nhà thơ lãng mạn khác, tràn đầy mộng ước Họ coI đó là một trong những cách phủ nhận thực tại Xuân Diệu tự coi mình
là “con chim đến từ núi lạ” Huy Cận tự khắc họa hình ảnh của mình là “chàng trai gối mộng trên trang sách”, Hàn Mặc Tử coi mình là “người trong mộng” Thân xác càng đau đớn cái chết càng đến gần, mộng ước càng cháy bỏng Hàn Mặc Tử không chỉ mơ mộng, ông thật sự sống trong mộng không phân biệt được cái thực và cái ảo
“Tôi ngôi dưới bến đợi nường Mơ” (Cô liêu) Vì sao Hàn Mặc Tử hay mơ ước như
vậy ? Thực tế đời ông không cho phép ông sống trong cuộc sống bình thường như mọi người, ông chỉ có thể yêu trong mộng, sống trong mộng Nhưng dù cho số phận của ông có khắc nghiệt đến như vậy thì ông cũng không thể thỏa mãn với thực tế
Ông luôn mang cảm giác khát, thèm, nhưng không phải là đói cơm, khát nước như
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 30 SVTH: Sơn Thị Nhàn
Trang 39có người lâm tưởng Ông khát miễn chung tình, khát khao thèm thuông “những vật
lạ muôn đời” nghĩa là khát khao cái tuyệt đối, vô biên, cái không có trong cuộc sống trần thế “76i fìn ánh nắng vạn đời vương” (Uóc ao) Vì thế con người ấy phải đi tìm nó ở Đức Chúa Trời, tức ở một cõi trời cách biệt, ở thế Ø1ớI ước mơ hay còn gọi
là Thiên Đàng trong niềm tin của một tín đồ Thiên Chúa Giáo để có thê hưởng thụ
cái khác nữa Thế giới thơ của ông là “bến xa mơ”, “nẻo mơ”, “xứ mộng” Trong
khi các nhà thơ khác mơ về quá khứ thì thế giới mộng của Hàn Mặc Tử nằm ở niềm
tin, ở ảo giác của ông, ở ngay trong hiện tại:
Hẹn tôi tảng sáng đi tìm mộng Mộng còn lưởng vưởng bễn xa mơ Tiếng gà gáy rụng trăng đâu hạ Tôi hoảng hôn lên, giận sững sờ
(Một miệng trăng)
Từ đầu canh một tới canh tư Tôi thấy trăng mơ biến hóa như Hương khói ở đâu ngoài xứ mộng
Cứ là môi phút mỗi nên thơ
Trong thơ ông không mang cái nghĩa thông thường của nó: Cái chết, sự tàn lụi mà
là sự biến hóa từ vật chất từ đạng này sang dạng khác:
Nước hóa thành trăng, trăng hóa nước Lụa là ước đẫm cả trăng thâu
(Say trăng))
Trang 40Dán dân hoa cỏ biên ra thơ
(Ruot trăng) Hoặc là sự hòa hợp nhất thể của vật chất, của thân xác đau thương trong một
thế giới khác:
Một khối tình nức nở giữa âm u Một hôn đau rã lần theo hương khói Một bài thơ cháy tan trong nắng rọi Một lời ru hoi hóp giữa không trung
Cả niềm yêu, ý nhớ, cả một vùng Hóa thành vũng áo đào trong ác lặn
(Truong tuong tu) Hay:
Tôi nhập hôn tôi trong khúc hát
Đề nhờ không khí đấy lên trăng
Đề nghe tiếng nhạc Nghê Thường Trồi
Để hớp tỉnh anh của Nguyệt Câu
Va dé thoát ly ngoài thể giới
Để cười, để trứng, để yêu nhau
(Chơi trên trăng)
Hòa tan thành một thê mới chiến thắng thế giới vật chất hữu hình, để trường
tồn mãi mãi cùng vạn vật
Chúng ta biến, em ơi, thành thanh khí Cho tan ra hòa hợp với tình anh Của trời đất của muôn vàn ý nhị
Và tình ta sảng láng như trăng thanh
(Sang lang) Qua day, cho thay thi nhân muốn thoát ly cuộc sống hiện tại, cuộc sống đầy dãy những khổ đau và sự trông chờ đến tuyệt vọng Thi nhân luôn khao khát hòa quyện với “vỡ tru”, “trang”, “gid” để sống một cuộc sống của riêng thi nhân và nơi đó không có sự đau đớn tuyệt vọng, chỉ có “gió”, “răng ” làm bạn với thi nhân Thơ Hàn Mặc Tử luôn gắn liền với những xúc cảm đau thương Vì thế, quan
niệm nghệ thuật về con người trong thơ ông trở thành những đặc trưng tiêu biểu Đó
GVHD: Nguyễn Hoa Bằng 32 SVTH: Sơn Thị Nhàn