1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận PPNCCTH - Đổi mới quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.docx

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 43,12 KB

Nội dung

Nội dung Chương 1: Cơ sở lỹ luận về quan hệ chính trị với kinh tế ở Việt NamTừ khi tiến hành đổi mới đất nước 1986 đến nay, việc nhận thức và giảiquyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế v

Trang 1

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chính trị và kinh tế là hai lĩnh vực của đời sống xã hội, có tác động trựctiếp đến những hoạt động cơ bản cũng như quá trình pháp triển của con người

Do đó, khi nghiên cứu về quá trình vận động, phát triển của xã hội loài người,V.I Lênin đã bàn đến các vấn đề kinh tế, chính trị và mối quan hệ của chúng.Việc nghiên cứu quan điểm của V.I Lê nin về mối quan hệ giữa kinh tế và chínhtrị là một trong những cơ sở phương pháp luận quan trọng để xem xét việc giảiquyết mối quan hệ này ở Việt Nam hiện nay

Tính đến năm 2019, tình hình phát triển kinh tế trên địa tỉnh Quảng Ninhtiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực Tổng thu ngânsách nhà nước đạt trên 45.900 tỉ đồng, tăng 11% so với dự toán, tăng 13% so vớicùng kỳ 2018 Trong đó, thu nội địa đạt trên 34.300 tỉ đồng, tăng 12% so vớicùng kỳ 2018. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất trong 10 năm quavới tỷ lệ 12,01%, vượt chỉ tiêu đề ra

Bên cạnh những kết quả đạt được, UBND tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ ranền kinh tế của tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế vốn có Vìvậy cần có nhiều chủ trương chính sách đi kèm để phát triển đúng với tiềm năngcủa tỉnh

Việc đổi mới quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng Ninh là việc hết sứccần thiết trong lúc này, nhằm có những hướng đi đúng đắn năng động Chính vì

vậy, tôi chọn đề tài: “Đổi mới quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay” làm tiểu luận hết môn Phương pháp nghiên cứu

Trang 2

Tìm hiểu thực trạng về mối quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng Ninhtrong giai đoạn hiện nay

Từ đó đề tài đưa ra một số phương hướng giải pháp nhằm đổi mới mốiquan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa một số cơ sở lý luận về quan hệ chính trị với kinh tế ở ViệtNam

Phân tích, đánh giá thực trạng về mối quan hệ chính trị với kinh tế tỉnhQuảng Ninh trong giai đoạn hiện nay

Đề xuất phương hướng và hệ thống hóa các giải pháp phù hợp cho việcđổi mới mối quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiệnnay

3 Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Mối quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng NinhĐối tượng nghiên cứu: Đổi mới mối quan hệ chính trị với kinh tế tỉnhQuảng Ninh

Phạm vi nghiên cứu

Về mặt không gian: Tỉnh Quảng Ninh

Về mặt thời gian: Gian đoạn 2018 - 2019

4 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phương pháptổng hợp, phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, thu thập số liệu, thuthập thông tin.Trong đó phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu dựa trên cácvăn kiện, nghị quyết của Đảng, các tài liệu nghiên cứu có đề cập đến vấn đềnông dân và những bài viết có liên quan đến nội dung đề tài được lấy từ mạngInternet

Trang 3

5 Kết cấu đề tài

Bài tiểu luận gồm 3 phần, phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận.Trong đó phần nội dung gồm III chương với tiết.Ngoài ra cuối tiểu luận còn códanh mục tài liệu tham khảo

Trang 4

Nội dung Chương 1: Cơ sở lỹ luận về quan hệ chính trị với kinh tế ở Việt Nam

Từ khi tiến hành đổi mới đất nước (1986) đến nay, việc nhận thức và giảiquyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị trở thành một nộidung cốt lõi trong các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng; là khâu độtphá trong tư duy và thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp đổi mới của Đảng. 

1.1 Sự phát triển nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổimới chính trị: ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân

1.1.1 Nội hàm đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Đổi mới

Khái niệm "đổi mới" được Đảng xác định là sự thay đổi về chất trong tưduy, nhận thức và hoạt động thực tiễn của Đảng, Nhà nước, hệ thống chính trị

và quần chúng nhân dân về sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Đổi mới

"nhằm kế thừa và phát huy những thành quả và giá trị mà chủ nghĩa xã hội đãđạt được, thay đổi, uốn nắn những quan điểm, nhận thức về chủ nghĩa xã hộichưa được xác định hoặc hiện nay không phù hợp với tình hình mới; sửa chữanhững sai lầm, khuyết điểm, đồng thời xây dựng những chính sách đổi mới,những giải pháp đúng, phù hợp với cuộc sống để đưa chủ nghĩa xã hội phát triểnlên một giai đoạn mới”

Đổi mới bắt đầu từ tư duy “Đổi mới tư duy không có nghĩa là phủ nhậnnhững thành tựu lý luận đã đạt được, phủ nhận những quy luật phổ biến của sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phủ nhận đường lối đúng đắn đã được xácđịnh, trái lại, chính là bổ sung và phát triển những thành tựu ấy”

Trong quá trình đổi mới, Đảng ta không ngừng tìm tòi từ thực tiễn đấtnước và thời đại, xác định ngày càng rõ và đầy đủ hơn về nội hàm và mối quan

hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Nội hàm đổi mới kinh tế

Trang 5

 Đổi mới kinh tế là quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung,bao cấp chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và tập thể sang nền kinh tếhàng hoá nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam theo định hướng xã hội chủnghĩa; từng bước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; chuyển từ nền kinh

tế cơ bản là “khép kín” sang nền kinh tế “mở” đối với khu vực và thế giới, nhằmkết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong phát triển kinh tế. 

Trên quan điểm định hướng của Đại hội VI, Đại hội lần thứ VII của Đảngtiếp tục khẳng định xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần và đổi mớikinh tế trên các mặt: sắp xếp và củng cố các đơn vị kinh tế, từng bước hình thành

và mở rộng đồng bộ các thị trường, đổi mới và hoàn thiện các công cụ quản lý vĩ

mô của Nhà nước Đại hội khẳng định, sản xuất hàng hóa không đối lập với chủnghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tạikhách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội

Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái niệm “kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, coi đó là mô hình tổng quát, là đườnglối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xãhội Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, chínhsách; sử dụng cơ chế thị trường để giải phóng sức sản xuất “Mục đích của nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất,phát triển kinh tế để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,nâng cao đời sống nhân dân”

Đại hội X (2006), Đảng ta tiếp tục chủ trương hoàn thiện thể chế kinh tếthị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý kinh

tế của Nhà nước theo hướng quản lý bằng pháp luật, hạn chế tối đa can thiệphành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp Tiếp tục phát triểnnền kinh tế nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu trong đó kinh tế nhà

Trang 6

nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trởthành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân Đáng chú ý là Đại hội X cònđưa ra chủ trương không xem kinh tế tư nhân gắn với chủ nghĩa tư bản, mà lãnhđạo kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Tại Hội nghị Trung ương 6 (khóa X -3/2008), Đảng ta đã khẳng định, nềnkinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế vừatuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tếcủa chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa.Kinh tế thị trường được Đảng, Nhà nước sử dụng như một công cụ, phương tiện,một động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa được xác định là mô hình kinh tế phù hợp với đặc điểm đất nước

 Đại hội XII, đổi mới kinh tế tiếp tục được tập trung vào hoàn thiện thểchế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa để giải phóng sức sản xuất xãhội; chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế gắn với xây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ; “bảo đảm tính công khai, minh bạch, tính dự báo được thể hiệntrong xây dựng và thực thi thể chế kinh tế, tạo điều kiện ổn định, thuận lợi chophát triển kinh tế -xã hội”

Nội hàm đổi mới chính trị

Đổi mới chính trị được xác định bao gồm đổi mới tư duy chính trị về chủnghĩa xã hội; đổi mới cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của hệ thống chính trị,trước hết là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; đổi mới, nâng cao hiệu quảquản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa nhằm giữ vững ổn định chính trị để xâydựng chế độ xã hội chủ nghĩa ngày càng vững mạnh; thực hiện tốt nền dân chủ

xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân trong quátrình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế - xãhội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (1989) Đảng ta bắt đầu dùng khái niệm

“hệ thống chính trị” Khái niệm này cho thấy việc nhận thức rõ hơn về tính hệ

Trang 7

thống, tính chỉnh thể và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành, bao gồmĐảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và 5 đoàn thể nhân dân là thành viên của hệthống chính trị.

Nghị quyết hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI l989) nhấn mạnh: "Chế độ chính trị của chúng ta là chế độ làm chủ của nhân dânlao động dưới sự lãnh đạo của Đảng; chúng ta không chấp nhận chủ nghĩa đanguyên chính trị, không để cho các tổ chức chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời vàhoạt động, không coi việc thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần là thựchiện chủ trương đa nguyên về kinh tế”

(8-Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội thông qua tại Đại hội VII (1991) đã xác định rõ mục tiêu tổng quát của hệ

thống chính trị: “Toàn bộ tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị nước tatrong giai đoạn mới là nhằm xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xãhội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân”

Trong Cương lĩnh (1991), lần đầu tiên Đảng ta nêu ra quan niệm hoàn

chỉnh về phương thức lãnh đạo của Đảng, đó là: “Đảng lãnh đạo bằng cươnglĩnh, chiến lược, các định hướng về chính sách và chủ trương”, “Đảng liên hệmật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuônkhổ Hiến pháp và pháp luật” Lần đầu tiên Đảng ta xác định: “Nhà nước ViệtNam thống nhất ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, với sự phân công rànhmạch ba quyền đó”

Tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, lần đầu tiênĐảng ta đưa ra khái niệm “Nhà nước pháp quyền” Đó là Nhà nước của nhândân, do nhân dân, vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật,đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xây dựng trên cơ sở tăng cường, mở rộng khốiđại đoàn kết toàn dân, lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng lãnh đạo. 

Trang 8

Năm 1998, tại Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Đảng ta mở cuộcxây dựng, chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãngphí; chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống Năm 1999, tại Hộinghị Trung ương 6 (lần 2) khóa VIII, Đảng ta mở cuộc vận động xây dựng,chỉnh đốn Đảng; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí; chốngsuy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Đến Đại hội IX, Đảng ta khẳng định nguyên tắc tổ chức và hoạt động củaNhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: quyền lực nhà nước là thống nhất, có sựphân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp Hiến pháp sửa đổi (năm 2001) khẳng định: Nhànước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân Tất cả quyền lực nhà nước thuộc

về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nôngdân và đội ngũ trí thức

Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh đổi mới chính trị ở ba yếu tố cơ bản,

trọng yếu là đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN; mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường

kỷ luật, kỷ cương Trong đó, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là cấp thiết

và hàng đầu

Tiếp nối tinh thần Đại hội XI, Đại hội XII tập trung sắp xếp, kiện toàn tổchức bộ máy các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcchính trị - xã hội theo yêu cầu nhiệm vụ mới Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệcông tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnhphù hợp hơn[10] Phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị tiếptục được đổi mới Vai trò, tính chủ động tích cực, sáng tạo và trách nhiệm củacác tổ chức trong hệ thống chính trị nhất là vai trò của Nhà nước và Mặt trận Tổquốc được phát huy

1.2. Nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Trang 9

 Thời kỳ trước đổi mới, việc nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữakinh tế và chính trị không đúng đắn, chúng ta đã nhấn mạnh quá mức vai trò củachính trị đối với kinh tế và các lĩnh vực của đời sống xã hội; vi phạm quy luậtkinh tế khách quan; chưa đánh giá đúng vai trò của kinh tế trong quan hệ vớichính trị; nhận thức một cách đơn giản về tác động của chính trị đối với kinh tế;chính trị can thiệp quá sâu vào các quá trình kinh tế - xã hội bằng hệ thốngnhững mệnh lệnh hành chính, chủ quan của các cơ quan quản lý. 

Đại hội VI của Đảng xác định phải đổi mới từ kinh tế đến đổi mới chínhtrị và các lĩnh vực khác Về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chínhtrị, Hội nghị lần 6 Ban Chấp hành Trung ương (Khoá VI) đã chỉ rõ: "Chúng tatập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức vàphương thức hoạt động của các tổ chức chính trị Không thể tiến hành cải cách

hệ thống chính trị một cách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không

có giới hạn, không có mục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến

sự mất ổn định về chính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới"

Đại hội VII tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới kinh tế đồng thời từngbước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị Chủtrương này tiếp tục được các Đại hội Đảng thực hiện Tuy nhiên, từ Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng ta đưa ra chủ trương: "Kết hợp chặt chẽ ngay

từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm,

đồng thời từng bước đổi mới chính trị”, với tinh thần phải “đổi mới toàn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp Phải đổi mới từ

nhận thức, tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đốingoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo củaĐảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệthống chính trị”[14] Đại hội XI nhấn mạnh: “Đổi mới chính trị phải đồng bộvới đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đổi mới phương thức lãnh đạo của

Trang 10

Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mở rộng dân chủ trongĐảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật, kỷ cương”.

Tổng kết 30 năm đổi mới, nhất là tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyếtĐại hội XI, Đại hội XII của Đảng chỉ rõ, “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới,

đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử”, trong đó có

thành tựu về giải quyết quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Tuynhiên, Đại hội XII cũng thẳng thắn chỉ ra hạn chế: “Đổi mới chính trị chưa đồng

bộ với đổi mới kinh tế, năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trịchưa ngang tầm nhiệm vụ” Trên tinh thần đó, Đại hội XII đề mục tiêu chung

“đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ, có bước đi phù hợp trên các lĩnh vực,nhất là giữa kinh tế và chính trị”  Đại hội XII xác định trong điều kiện hiện naycần tập trung đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới thể chế chính trị

Về đổi mới thể chế kinh tế, tập trung vào đổi mới mô hình tăng trưởng,nâng cao chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế; thực hiện có hiệu quả tiến trìnhhội nhập kinh tế quốc tế; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa; tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhànước; phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Về đổi mới thể chế chính trị, tập trung vào xây dựng Đảng về đạo đức vàkhắc phục một số hạn chế của công tác cán bộ: tăng cường xây dựng, chỉnh đốnĐảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; đổi mới bộ máyđảng và hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả,lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành

Sự đồng bộ trong đổi mới thể chế kinh tế và thể chế chính trị nhằm tạo ra

sự nhịp nhàng, ăn khớp, làm điều kiện, tiền đề cho nhau, thúc đẩy nhau cùngphát triển Đây là điểm nhận thức mới sâu sắc trong quan niệm của Đại hội XII

Trang 11

của Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới thể chế kinh tế và đổi mới thể chếchính trị.

1.1.3 Những nhận thức đã rõ về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Nội hàm của đổi mới kinh tế, đổi mới chính trị và mối quan hệ biện chứnggiữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ngày càng được nhận thức đầy đủ, sâusắc hơn Không còn tư duy tuyệt đối hóa, xơ cứng, máy móc và siêu hình, nhấnmạnh một chiều về vai trò của đổi mới về kinh tế hoặc chính trị

Tư duy, nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổimới chính trị ngày càng đầy đủ hơn, phù hợp với thực tiễn sống động của đờisống kinh tế và đời sống xã hội, mang “hơi thở” của cuộc sống

1.1.4 Những nhận thức chưa rõ về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Quá trình nhận thức mối quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổimới chính trị còn chậm, thậm chí còn có biểu hiện của sự trì trệ ở một số lĩnhvực, khía cạnh, dẫn đến hạn chế sự phát triển đột phá

Tính sáng tạo trong việc nhận thức quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh

tế và đổi mới chính trị chưa cao

Vẫn còn những biểu hiện thiếu quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử

- cụ thể trong việc nhận thức quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổimới chính trị Đôi khi còn có biểu hiện chính trị hóa một số vấn đề kinh tế cụthể

1.1.5 Nguyên nhân những nhận thức đã rõ, những nhận thức chưa rõ trong nhận thức về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị

Nguyên nhân của những nhận thức đã rõ: Nhân tố có ý nghĩa quyết định

cho những thành công trong sự nghiệp đổi mới nói chung, và nhận thức về mốiquan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị chính là vai trò lãnh đạo của

Trang 12

Đảng Với bản lĩnh, trí tuệ và hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, Đảng ta đã tựđổi mới, tự xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo của mình trong sự nghiệpcách mạng Ngoài ra, sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị trong nước vàthế giới là nguyên nhân khách quan cơ bản cho những thành công trong nhậnthức về quan hệ biện chứng giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở nước taqua hơn 30 năm đổi mới.

Nguyên nhân của những nhận thức chưa rõ: tình trạng tha hóa về tư

tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nguyênnhân căn bản dẫn đến những hạn chế về nhận thức và giải quyết mối quan hệgiữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị Bên cạnh đó, sự chống phá quyết liệtcủa các thế lực thù địch đang gây nhiễu, cản trở việc nhận thức và giải quyết mốiquan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, hòng mưu toan thay đổi chế

độ kinh tế, lật đổ chế độ chính trị ở nước ta; trình độ dân trí còn nhiều hạn chếnên khó thay đổi căn bản tư duy, nhận thức của con người, nhất là các chủ thểchính trị; sự ảnh hưởng ở mức độ nhất định của tư duy truyền thống với nhiềuđặc trưng riêng nên quá trình nhận thức về quan hệ biện chứng giữa đổi mớikinh tế và đổi mới chính trị còn chậm

Trang 13

Chương 2: Thực trạng về mối quan hệ chính trị với kinh tế tỉnh Quảng

Ninh trong giai đoạn hiện nay

Trong quá trình đổi mới, tỉnh Quảng Ninh cho rằng ổn định chính trịkhông có nghĩa là bảo thủ, trì trệ, ngược lại nó có vai trò quan trọng đảm bảođiều kiện cho các lĩnh vực khác phát triển, làm cho quá trình đổi mới trở nêntoàn diện hơn Ổn định chính trị cũng đồng thời góp phần tăng cường vai tròlãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ củanhân dân trong quá trình đổi mới đất nước

Để giữ vững ổn định chính trị, tư tưởng trong Đảng và trong nhân dân,Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (3-1989) quyết định cácnguyên tắc cơ bản để chỉ đạo toàn bộ quá trình đổi mới theo đúng định hướngXHCN: “Đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những quan niệm không đúng, làmphong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụngsáng tạo vào phát triển chứ không phải xa rời những nguyên lý của chủ nghĩaMác - Lênin”

Về mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, Hội nghị lần 6Ban Chấp hành Trung ương khoá VI đã chỉ rõ: “Chúng ta tập trung sức làm tốtđổi mới kinh tế, đồng thời từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt độngcủa các tổ chức chính trị Không thể tiến hành cải cách hệ thống chính trị mộtcách vội vã khi chưa đủ căn cứ, mở rộng dân chủ không có giới hạn, không cómục tiêu cụ thể và không đi đôi với tập trung thì dẫn đến sự mất ổn định vềchính trị, gây thiệt hại cho sự nghiệp đổi mới”  Một bước đi cực kỳ đứng đắn vàthể hiện được bản lĩnh chính trị của Đảng ta biểu hiện bằng nghị quyết hội nghịlần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khoá VI (8-l989) về công tác tư tưởngtrong bối cảnh quốc tế vô cùng phức tạp khi đó: "Chế độ chính trị của chúng ta

là chế độ làm chủ của nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Chúng takhông chấp nhận chủ nghĩa đa nguyên chính trị, không để cho các tổ chức

Trang 14

chống đối chủ nghĩa xã hội ra đời và hoạt động, không coi việc thực hiện chínhsách kinh tế nhiều thành phần là thực hiện chủ trương đa nguyên về kinh tế” 3.

Chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế với đổi mớichính trị được tiếp tục nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toànquốc lần thứ VII: “Phải tập trung sức làm tốt đổi mới kinh tế, đáp ứng những đòihỏi cấp bách của nhân dân về đời sống, việc làm và các nhu cầu xã hội khác, xâydựng cơ sở vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, coi đó là điều kiện quantrọng để tiến hành thuận lợi đổi mới trong lĩnh vực chính trị Đồng thời với đổimới kinh tế, phải từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệthống chính trị, phát huy ngày càng tốt quyền làm chủ và năng lực sáng tạo củanhân dân trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội” 4 Kinh nghiệmthành công của sự kết hợp đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị được Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầuđổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồngthời từng bước đổi mới chính trị”5

Đó là những quan điểm đúng đắn của Đảng ta phù hợp với nhu cầu vànguyện vọng của nhân dân lao động, những quan điểm này tiếp tục được khẳng

định trong các kỳ Đại hội IX, X với mục tiêu: “đổi mới toàn diện, đồng bộ, có

kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp. Phải đổi mới từ nhận thức,

tư duy đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại đến tất cảcác lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý củanhà nước đến hoạt động cụ thể trong từng bộ phận của hệ thống chính trị”6 Đạihội XI của Đảng đã đưa ra quan điểm về đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị:

“Đổi mới chính trị phải đồng bộ với đổi mới kinh tế theo lộ trình thích hợp,trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, đổi mớiphương thức lãnh đạo của Đảng, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa, mở rộng dân chủ trong Đảng và trong xã hội gắn với tăng cường kỷ luật,

kỷ cương ”7 Như vậy,về đổi mới kinh tế, Đại hội XI của Đảng tập trung vào

Ngày đăng: 29/11/2024, 16:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w