1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP Sacombank chi nhánh Đông Đô

76 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 44,86 MB

Nội dung

Trong phương thức này, người chuyền tiền và người hưởng lợi thanh toán trực tiếp cho nhau, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ và không liên quan đến hoạt

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

VIEN NGAN HANG TÀI CHÍNH

CHUYEN DE THUC TAP TOT NGHIEP THUC TRẠNG HOẠT DONG THANH TOÁN QUOC TE TẠI NGÂN HÀNG TMCP SACOMBANK CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Dương

Họ và tên Sinh viên: Tran Lê Như Quỳnh

Mã Sỉnh viên: 11153771

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả và thông tin

trong Chuyên đề thực tập tốt nghiệp được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Sacombank chi

nhánh Đông Đô và không sao chép từ bat kỳ một nguồn tài liệu nào khác Các số liệu và

thông tin được sử dụng trong bài Chuyên đề có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.

Hà Nội, ngày 25 tháng 12 năm 2018

Sinh viên

Trần Lê Như Quỳnh

Trang 3

DANH MUC VIET lạ V1 4

DANH MỤC BANG BIEU, HÌNH VE, DO 'THỊ, -.2 2 5° 5° sssessessese=sess 5

LOT MỞ DAU « «°e«©+ddEEE.A4EEEE.H4ES.44EEE144 97249 E9244 92449244192 6

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUOC TÉ 8

1.1 Khái niệm về Thanh toán quốc té c ccccccccssesssssssssessessecsessessessessessessessesssesesseeseeseess 8

1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế mH TỦ NT gg.g ng 9

1.2.1 Vai trò của Thanh toán quộc tệ đội với nên kinh tÊ - 9 1.2.2 Vai trò của Thanh toán quôc tê đôi với hoạt động của các Ngân hàng thương

1.4 Các phương thức Thanh toán QUOC ẨẾ - 2-52 SE9EE2E2EEEEEEEEE12222121 7121212 e0 12

IE NNgi) 3ä 360/ì0) 50.1107 12

1.4.2 Phuong in (0) (20: 075A A.ŨŨ 14 1.4.3 Phương thức Tín dụng chỨng te - - ¿c5 32312 E3 EEEEErrrrrerrrerre 17

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NGAN HANG TMCP SAI GON THUONG TIN CHI NHANH DONG ĐÔ 23

2.1 Khai quat vé Ngan hang TMCP Sai Gòn Thuong Tín chi nhánh Đông Đô 23

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triÊn -¿-c¿+cccccsecrrserierieriee 23 2.1.2 Cơ câu tô chức KT gggWgWWNN.ggđđđ HHNN.NHN.NƯAAH 25 2.1.3 Một sô dịch vụ tiêu biêu Ngan hang đang cung câp -<<<-<<++ 30

2.1.3.1 Với khách hàng cá nhân - - 6 + + E111 1E ng ngư 30 2.1.3.2 Với khách hàng doanh nghiỆp -. -cc-cccccsecseeeerierierrrre 32 2.1.4 Kêt quả hoạt động kinh doanh cua Ngân hàng giai đoạn 2015 — 2017 33

2.1.4.1 Về thu nhập HH0 10 tiên 33 2.1.4.2 Vệ chỉ phí cceethhHHHHH HH Hai 36

2.1.4.3 VE tài sản HH 000400444046010060001k 109 36

2.1.4.4 VỆ nợ phải trả - G1 TH ng TH nh ngờ 37

2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

Tín chi nhánh Đông Đô TH g WWNNNNNNgggAA Ợ đAAỲỶ 37

2.2.1 Quy trình Thanh toán quôc té - - c5 225 3321133 332E3EEEEEererrrrre 37

2.2.1.1 Quy định chung - c2 3211222113211 181 1199111911111 1811 g1 1x ng rưy 37

Trang 4

2.2.1.2 Nghiệp vụ thanh toán Chuyển tiỀn 2-2 2£ E+E+2Et2E+E+rxrrxered 38

2.2.1.3 Nghiệp vụ thanh toán Nhờ thu - 6 + + SE *EEsrseerrkereerse 40

2.2.2 Kết quả đạt được trong hoạt động Thanh toán quốc tế giai đoạn 2015-2017 42

2.2.2.1 Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế theo cơ cầu xuất khâu — nhập

2.2.2.2 Tình hình Thanh toán quốc tế theo Phương thức thanh toán 45

2.2.2.3 Tình hình thu phi dịch vụ Thanh toán quôc 1 49

2.2.3 Thực trạng về rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP

Sacombank chi nhánh Đông ĐĐÔ (G1 2218311891113 1 911 9111991 1 1H ngư 51

2.2.3.1 RUD ro tín dụng - - SG 1111 HH TH HH Hy 52 2.2.3.2 RULTO KY thuat CÀI 54

2.2.3.3 Rui ro thanh khoản «k1 vn TH ngàn nàn 55

2.2.3.4 RU 0 daO GUC 1 56

2.2.4 Hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hang

TMCP Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2015 — 2017 56

2.2.4.1 CHU Quan SG 111.11 St TH TH TH kg TH vn ket 56 2.2.4.2 Khách quan - «+ tk TH TH HH HH TH HH HH HH ng 58

CHUONG 3: GIẢI PHAP NHAM NANG CAO HIEU QUA HOAT ĐỘNG THANH

TOAN QUOC TE TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN SAI GON

THƯƠNG TIN CHI NHANH ĐÔNG ĐÔ cceeseceeeerrarerrtrrrrrreerree 59

3.1 Định hướng phat triển của Ngân hàng TMCP Sacombank giai đoạn 2018-2025 59

3.1.2 Định hướng phát triên hoạt động thanh toán quôc tê tại Ngân hàng TMCP

Sacombank chi nhánh Đông ĐÔ G5 2 1321183113111 31511181 1811511181181 1kg 61

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

TMCP Sacombank chi nhánh Đông D6 ¿ -c+ceettetietieiiirirrrie 62

3.2.1 Đa dạng hóa các sản phâm dịch vụ thanh toán quôc tê tại Ngân hàng TMCP

Sài Gòn Thương Tin ccctthhhhhhhhhhhHhhhh ghe 62

3.2.2 Phát triên dịch vụ tư VẤN - 2C St CT1 111211011211211 1111111111111 11c cv 64

3.2.3 Giải pháp về cơ sở vật chất và công nghệ thông tin ¬Ằố 67

3.2.4 Nang cao năng lực, trình độ cho Chuyên viên Thanh toán quôc tê 68 3.2.5 Nâng cao lợi thê cạnh tranh của sản phâm dịch vụ Thanh toán quôc tê tại

SacOMbanK TT .- 69

3.3 Kiến 200 D0 THgggggNNNNANggANNN 70

3.3.1 Kiên nghị với Chính phủ - - + 3+ 1323119111311 E911 911191 ng kg ngàn 70

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nha nước 2 2z s++k+EE+E+EerEerkerxerxrrxes 71

3.3.3 Kiến nghị với Doanh nghiệp Xuất nhập khâẩu 2 2 22 s22 73

4080007900575 74DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -. <5 s2 ©sessessessevssessevssessee 75

Trang 5

DANH MỤC VIET TAT

STT Từ viết tắt — | Giải nghĩa

1 XK Xuat khau

2 NK Nhap khau

3 L/C Tin dung chứng từ

4 D/A Nho thu tra cham

5 D/P Nho thu tra ngay

6 TMCP Thuong mai cô phần

7 SWIFT Hiệp hội viễn thông tài chính Liên ngân hàng thé giới

8 T24 Phần mềm chuyên dụng về quản lý hoạt động ngân hàng

9 HVNH Học viện Ngân hàng

10 PGS.TS Phó Giáo sư Tiến sĩ

11 FDI Dau tu truc tiép nude ngoai

12 FPI Đầu tư gián tiếp nước ngoài

Trang 6

DANH MỤC BANG BIEU, HINH VE, DO THỊ

So d6 1.1 Quy trinh nghiép vu chuyén tién

Sơ đồ 1.2 Quy trình Nhờ thu tron

Sơ đồ 1.3 Quy trình Nhờ thu kèm chứng từ

Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ Tín dụng chứng từ

Sơ đồ 2.1 Cơ cau tô chức ngân hàng Sacombank chi nhánh Đông Đô

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của ngân hàng TMCP Sacombank chỉ nhánh

Đông Đô giai đoạn 2015 — 2017 — Don vị: triệu đồng

Biểu đồ 2.1 Giá trị hoạt động thanh toán xuất khâu và nhập khẩu

Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng giá trị giao dịch thanh toán xuất khẩu và nhập khẩu

Biểu đồ 2.3 Tình hình hoạt động của các phương thức thanh toán quốc tế

Biểu đồ 2.4 Tình hình thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế

Biểu đồ 2.5 Biến động tỷ trọng thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương

thức

15

19 20 23

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Y nghĩa dé tài

Thế giới đang chuyền mình trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 với hàng loạt nhữngthay đổi mạnh mẽ trong khoa học kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống vàtăng khả năng sản xuất tiêu dùng Thế giới đã từ lâu không còn bó gọn trong các quốc gia

vùng lãnh thổ hay khu vực châu lục mà “phăng đều” hơn rất nhiều nhờ sự phát triển

không ngừng và va chạm tác động lẫn nhau giữa các nhân tô kinh tế và khoa học kỹ thuật.Trong quyền “Thế giới phang” của Thomas L Friedman có nhắc đến các nhân tố làm

“phang” thế giới bao gồm việc chuyên sản xuất ra nước ngoài (di chuyển cơ sở sản xuấtđến những nước có lao động đồi dao và thị trường tiêu thụ lớn dưới sự bảo hộ của các quytắc thương mại quốc tế) và sự mở rộng chuỗi cung ứng (gia tăng sự cộng tác theo chiềungang giữa các nhà cung cấp và khách hàng với ưu thé chi phí vận chuyên thấp trong thời

gian ngắn và đáng tin cậy)

Nam bat được xu hướng tất yếu đó, ngành Ngân hàng - trung gian thanh toán quantrọng trong việc thực hiện các hoạt động dịch vụ và thương mại quốc tẾ - cũng đang đứngtrước nhiều van đề lớn Bên cạnh các cơ hội tốt như lượng giao dịch thanh toán quốc tế

đang gia tăng không ngừng, lượng khách hàng ngày một nhiều hơn, thì ngân hàng phải

đối mặt với sức ép từ sự cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng khác, yêu cầu cao củakhách hàng về hình thức và đòi hỏi thời gian xử lý nhanh chóng, đơn giản hơn Do vậy

Ngân hàng phải chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế, tìm ra giảipháp dé tinh giản các thủ tục dịch vụ, đồng thời mở rộng phạm vi xử lý và nghiên cứu cácsản pham mới vừa là để phục vụ nhu cầu thanh toán đa dạng của khách hàng, vừa là tạo

thế mạnh cạnh tranh cho chính ngân hàng mình

Vinh dự lọt vào “Top 10 Ngan hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2018”, Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Sacombank được đánh giá cao về năng lực tài chính,kinh nghiệm kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng Ra đời năm 1991 khi ngành ngân hàng

Việt Nam vẫn còn non trẻ, Sacombank - 1 trong những ngân hàng TMCP được thành lập

đầu tiên tại Thành phó Hồ Chí Minh - đến nay đã có vị trí vững chắc, được khách hànghài lòng, tin tưởng về chất lượng sản phẩm dịch vụ, đồng thời không ngừng đổi mới dé

theo kịp thị hiéu khách hàng và xu hướng Fintech hiện nay Bên cạnh đó, Sacombank làmột thành viên của Hiệp hội Tài chính Viễn thông Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nên

Trang 8

sẽ có nhiều cơ hội đề học hỏi thêm kinh nghiệm từ các ngân hàng mạnh hơn, nhanh chóngnăm bắt kịp thời các tiến bộ công nghệ trong ngành Ngân hàng để áp dụng vào cải tiến

sản phẩm và quy trình, hỗ trợ khách hàng trong các hoạt động thanh toán quốc tế đạt hiệu

quả cao.

Xuất phát từ vấn đề trên, em chọn đề tài Chuyên đề Thực tập Tốt nghiệp “Thực trạng

Hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sacombank Chi nhánh Đông Đô” déđánh giá lại tình hình hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng, hiểu rõ hơn và đề xuấtgiải pháp giúp ngân hàng cải thiện và phát triển mở rộng hoạt động này

2 Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu sâu hơn về hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Sacombank chỉnhánh Đông Đô Từ đó có cái nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực thanh toán quốc tế đối vớinền kinh tế Việt Nam hiện nay, cũng như thực tế tại ngành Ngân hàng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Don vi nghiên cứu: Ngân hàng TMCP Sai Gòn Thương tín chi nhánh Đông Đô

Giai đoạn nghiên cứu: 2015 — 2017

Đối tượng và phạm vi: Hoạt động Thanh toán quốc tế

4 Phương pháp nghiên cứu

Để làm rõ nội dung dé tài, bài Chuyên đề Thực tập sử dụng các phương pháp như:

Phương pháp tổng hợp, Phương pháp phân tích số liệu, Phương pháp so sánh

5 Kết cấu

Nội dung bài Chuyên đề Thực tập gồm 5 phan chính:

- Lời mở đầu

- _ Chương 1: Tổng quan về Hoạt động Thanh toán quốc tế

- Chương 2: Thực trạng Hoạt động Thanh toán Quốc tế tại Ngân hàng Thương mai

Cổ phan Sài Gòn Thương tin chi nhánh Đông Đô

- Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả Hoạt động Thanh toán Quốc tế tai

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín chi nhánh Đông Đô

- Kếtluận

Trang 9

CHƯƠNG 1: TONG QUAN VE HOAT ĐỘNG THANH TOÁN QUOC TE

1.1 Khai niệm về Thanh toán quốc tế

Quan hệ quốc tế giữa các nước bao gồm nhiều lĩnh vực như: kinh tế, chính trị,

ngoại giao, văn hóa, khoa học kỹ thuật, Trong các mối quan hệ hợp tác đó, quan hệ

kinh tế (chủ yếu là ngoại thương) chiếm vị trí chủ đạo, là cơ sở cho các quan hệ kinh tếkhác tồn tại và phát triển Từ quá trình giao thương quốc tế làm nảy sinh nhu cầu thanh

toán giữa các bên tham gia từ nhiều quốc gia khác nhau, dẫn đến hình thành và phát triển

hoạt động thanh toán quốc tế với vai trò trung gian quan trọng của Ngân hàng

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương của PGS TS Nguyễn

Văn Tiến (HVNH 2010): “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chỉ trả và

quyên hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh té giữa

các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc

gia với một tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên

quan”.

So với thanh toán nội địa thì Thanh toán quốc tế có một số đặc điểm riêng biệt:

- _ Hoạt động Thanh toán quốc tế chịu sự điều chỉnh của luật pháp va các tập quán

quốc tế: liên quan đến chủ thé ở hai hay nhiều quốc gia nên hoạt động Thanh toán

quốc tế phải tuân thủ các Văn bản pháp lý quốc tế Phòng Thương mại quốc tế banhành UCP, URC, INCOTERMS dé tao ra một khung pháp ly công bằng, bình

đăng cho các chủ thể khi tham gia thương mại quốc tế, tránh các sự cô và tranh

chấp không mong muốn có thê xảy ra

- _ Ngân hàng là trung gian chính dé thực hiện các hoạt động Thanh toán quốc tế: trừ

một số lượng rất nhỏ hang hóa xuất nhập khâu được mua bán qua con đường tiêungạch thì hầu hết kim ngạch xuất nhập khâu của một quốc gia được phản ánh rõ ởdoanh số hoạt động Thanh toán quốc tế trong hệ thống Ngân hàng thương mại

Việc thanh toán qua hệ thống Ngân hàng là cách an toàn, nhanh chóng, hiệu quả

- Trong Thanh toán quốc tế hầu hết là không dùng tiền mặt trực tiếp ma dùng các

phương tiện thanh toán khác như hối phiếu, lệnh phiếu, séc thanh toán

Trang 10

- _ Ít nhất một trong hai bên có liên quan đến ngoại tệ, do đó hoạt động Thanh toán

quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của tỷ giá hối đoái và các chính sách quản lý

dự trữ ngoại hối của quốc gia

- _ Ngôn ngữ phổ biến trong Thanh toán quốc tế là tiếng Anh

- _ Các tranh chấp xảy ra được giải quyết bằng luật quốc tế

1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế

1.2.1 Vai trò của Thanh toán quốc tế doi với nền kinh tế

Thanh toán quốc tế là cầu nối quan trọng giữa kinh tế trong nước và kinh tế quốc tế,

hỗ trợ lưu thông hàng hóa và tiền tệ giữa người mua và người bán thông suốt, hiệu quả

Hoạt động Thanh toán quốc tế đóng vai trò quan trong trong nền kinh tế mỗi quốc gia, thể

hiện chủ yếu ở các mặt:

- Béi trơn và thúc day hoạt động xuất nhập khâu của nền kinh tế

- _ Thu hút luân chuyên vốn và các hình thức đầu tu FDI, FPI

- _ Hỗ trợ phát triển ngành dịch vụ

- Day mạnh hội nhập kinh tế quốc tế.

1.2.2 Vai trò của Thanh toán quốc té doi với hoạt động của các Ngân hàng thương

mại

Hoạt động Thanh toán quốc tế đóng góp một khoản lớn từ thu phí dịch vụ vàodoanh thu của ngân hàng Hoạt động Thanh toán quốc tế còn góp phần hỗ trợ thực hiện

các nghiệp vụ khác của Ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, chiết khấu chứng từ, cũng

là góp phần thu hút khách hàng và tăng thị phần hoạt động

Hoạt động Thanh toán quốc tế còn giúp làm tăng tính thanh khoản cho ngân hàng,

đặc biệt là ngoại tệ Thông qua các khoản kiều hối, ký quỹ và tài trợ thương mại, Ngân

hàng có thé tận dụng vốn ngoại tệ của khách hàng dé đầu tư sinh lời ngắn hạn hoặc quan

lý luân chuyên vốn tùy theo mục đích

Ngân hàng có hoạt động Thanh toán quốc tế tốt sẽ có uy tín tốt trên thị trường quốc

tế, và uy tín với chính các khách hàng của mình Thông qua đó Ngân hàng sẽ xây dựngđược các môi quan hệ tốt với ngân hàng nước khác, dé dang hơn trong việc huy động vốn

ở thị trường tài chính quốc tế Thêm vào đó, hoạt động Thanh toán quốc tế còn thúc đây

Trang 11

các ngân hàng hiện đại hóa hệ thống thông tin kỹ thuật nhằm kết nối với các ngân hàngkhác nhanh hơn, dé luôn phát triển không ngừng, không bị tụt hậu trước tốc độ đôi mới

liên tục của các ngân hàng khác.

1.2.3 Vai trò của Thanh toán quốc tế đối với các Doanh nghiệp Xuất nhập khẩu

Đối với các nhà xuất khâu, Thanh toán quốc tế giúp họ kiểm soát hàng hóa thông

qua kiểm soát chứng tử vận tải theo yêu cầu của ngân hàng Đối với các nhà nhập khâu,

Thanh toán quốc tế giúp họ kiểm soát tiền thông qua việc định đoạt chứng từ vận tải khidùng các phương thức Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng

1.3 Cac điều kiện trong Thanh toán quốc tế

1.3.1 Điều kiện về tiền tệ

Điều kiện về tiền tệ là việc thống nhất sử dụng đồng tiền quốc gia nào trong hợp đồngthanh toán quốc tế, đồng thời quy định cách giải quyết khi có sự thay đổi về giá trị củađồng tiền đó trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương

- — Lựa chọn tiền tệ: Đồng tiền được lựa chọn sử dụng trong thanh toán quốc tế được

chấp thuận của cả hai bên tham gia Nhìn chung, đồng tiền được chọn phải lànhững đồng tiền tự do chuyển đổi (Free convertible currency), có độ uy tín và có

độ ôn định cao, vì chỉ những đồng tiền này mới có giá trị sử dụng rộng rãi trênphạm vi toàn thế giới, và người sở hữu loại tiền đó được tự do chuyên đổi sangnhững đồng tiền khác, hoặc được chuyên đổi sang đồng tiền khác với điều kiện dédàng hơn Đồng tiền được sử dụng phổ biến trong thanh toán quốc tế là USD,

EURO, GBP, JPY, HKD, AUD và một số ngoại tệ tự do khác

- _ Lựa chọn phương pháp đảm bảo hồi đoái cho tiền tệ

e Điều kiện đảm bảo ngoại hối: Hai bên tham gia thống nhất đồng tiền sử dụng

trong hợp đồng, xác định tỷ giá với đồng tiền đó 1 ngày trước ngày thanh toán sẽxem xét lai ty giá và thống nhất với nhau về ty giá cuối cùng trước khi thực hiện

e _ Điều kiện đảm bảo theo “rổ” tiền tệ: các bên tham gia chọn nhiều dong tiền trong

thanh toán và phải xác định tỷ giá trung bình của các đồng tiền đó khi ký kết hợpđồng 1 ngày trước thanh toán cũng đối chiếu lại ty giá và thống nhất tỷ giá cuối

cùng.

10

Trang 12

1.3.2 Điều kiện về địa điểm

Điều kiện địa điểm thanh toán là những quy định về địa điểm thực hiện thanh toán hợpđồng ngoại thương Các bên tham gia hợp đồng đều mong muốn có quyền thanh toán hợp

đồng tại quốc gia của mình vì sẽ tận dụng được độ trễ của dòng tiền (bên mua nhận được

tiền ngay, bên bán có thé tận dụng nguồn tiền), đồng thời giúp ngân hang của mình thu

được thêm phí dịch vụ Do đó việc quyết định địa điểm thanh toán là vấn đề cần đàm

phan kỹ và luôn tốn nhiều thời gian nhất

1.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán

Điều kiện về thời gian thanh toán quy định thời điểm cuối cùng phải thanh toán của

người mua, nó tác động mạnh đến dòng tiền và nó cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ biến

động trên thị trường tiền tệ Vì vậy khi đàm phán đây là nội dung khó thông nhất giữa cácbên mua bán Có các hình thức phổ biến sau:

- Tra tiền trước: thanh toán ngay sau khi ký hợp đồng hoặc sau khi bên XK chấp

nhận đơn đặt hàng của bên NK, bên NK trả một phần hoặc toàn bộ giá tri hợpđồng Đây là cách để người NK cấp tín dụng, ứng tiền trước cho người XK, tạo

điều kiện để người XK có vốn sản xuất hoặc nhằm mục đích cọc tiền khi mua

hàng.

- Tra tiền ngay: người NK trả tiền cho người XK ngay sau khi hoàn thành nghĩa vụ

theo quy định của hợp đồng

- Tra tiền sau: là hình thức bên bán cấp tín dụng cho bên mua, tạo điều kiện để bên

mua được sử dụng hàng hóa khi chưa đủ vốn, đồng thời cũng có ý nghĩa quan

trọng đối với người bán là giữ được thị trường, tiêu thụ được hàng hóa trong điều

kiện cạnh tranh thương mại khốc liệt

1.3.4 Điều kiện về phương thức thanh toán

Lựa chọn phương thức thanh toán phù hợp là điều mấu chốt trong khi đàm phán

thương mại quốc tế Có 3 phương thức chính sẽ được dé cập cụ thé với quy trình nghiệp

vụ trong mục 1.4 dưới đây, gồm có:

- Phuong thức Chuyển tiền

- Phuong thức Nhờ thu

11

Trang 13

- Phuong thức Tín dụng chứng từ

1.4 Cac phương thức Thanh toán quốc tế

Tùy theo khả năng cụ thể mà các bên tham gia ngoại thương thỏa thuận lựa chọn

phương thức Cũng tùy theo phương thức thanh toán mà nghiêp vụ ngân hàng cần thực

hiện và rủi ro có thể gặp phải là khác nhau Cụ thể định nghĩa, các bên tham gia, quy trình

thực hiện và rủi ro có thé gặp phải của ngân hàng với các bên được trình bày rõ dưới đây

1.4.1 Phương thức Chuyển tiền

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế và Tài trợ ngoại thương của PGS TS NguyễnVăn Tiến (HVNH 2010) thì phương thức Chuyén tiền được định nghĩa như sau: “Chuyển

tiền là phương thức thanh toán, trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngânhàng phục vu mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác (người hưởng lợi)

theo một địa chỉ nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định) ”

Đây là phương thức Thanh toán quốc tế cơ bản và dé thực hiện nhất Nó được sử

dụng chủ yếu trong việc thanh toán tiền cọc, phí ship, , các bên đã có độ tin cậy cao với

nhau hoặc dùng trong thanh toán phi ngoại thương Trong phương thức này, người

chuyền tiền và người hưởng lợi thanh toán trực tiếp cho nhau, ngân hàng chỉ đóng vai trò

trung gian thanh toán để thu phí dịch vụ và không liên quan đến hoạt động của các bên

XK — NK.

Phuong thức Chuyén tiền có hai kiêu phô biến:

- Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer): là hình thức chuyển tiền mà ngân hang

chuyền tiền gửi lệnh thanh toán bằng thư cho ngân hàng trả tiền

- Chuyén tiền bằng điện (Telegraphic Transfer): là hình thức chuyên tiền ngân hàng

chuyền tiền gửi lệnh bằng TELEX hoặc SWIFT cho ngân hàng trả tiền

Các bên tham gia trong phương thức Chuyên tiền bao gồm:

- Người chuyên tiền (Remitter): là người yêu cầu ngân hàng chuyền tiền ra nước

ngoài Người chuyên tiền thường là Nhà NK, người mua, nhà đầu tư, người chuyển

kiêu hôi,

12

Trang 14

- Người thu hưởng (Beneficiary): là người có quyền được nhận số tiền mà ngân

hàng chuyên đến Người thụ hưởng thường là Nhà XK, người được đồ vốn đầu tư,người được nhận kiều hối

- Ngan hàng chuyền tiền (Remitting Bank): là ngân hang phục vụ người chuyên tiền

- Ngan hàng trả tiền (Paying bank): là ngân hàng trả tiền cho người thụ hưởng

Quy trình nghiệp vụ:

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ Chuyển tiền

(Paying bank) (Remitting Bank)

Người thụ hưởng Người trả tiền

(Beneficiary) (Remitter)

Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS TS Nguyên Van Tiến, HVNH 2010

Chú giải:

(1) Nhà XK giao hàng và bộ chứng từ cho nhà NK

(2) Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hoặc hàng hóa, nếu chấp thuận thanh toán thì nhà NK

viết lệnh chuyên tiền cùng với ủy nhiệm chi gửi ngân hang của bên XK

(3) Ngân hàng kiểm tra khả năng hợp lệ của bộ chứng từ và lệnh chuyền tiền của nhà

XK, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, Ngân hàng trích tài khoản để

chuyền tiền và gửi giấy báo Nợ cho nhà NK

(4) Ngân hàng chuyền tiền ra lệnh cho ngân hang dai lý (ngân hang trả tiền) dé chuyên

trả cho người thụ hưởng.

(5) Ngân hàng trả tiền thông báo và ghi Có cho tài khoản Người thụ hưởngMỗi phương thức Thanh toán quốc tế đều có ưu nhược điểm riêng Đối với phươngthức Chuyển tiền, Ngân hàng được hưởng lợi nhiều nhất khi khách hàng dùng phương

13

Trang 15

thức này vì trách nhiệm của Ngân hàng là thấp nhất Bên cạnh đó, với các nhà XK NK,đây cũng là phương thức nhanh gọn nhất, thao tác dé dàng nhất, chi phí thấp nhất và tốc

độ thực hiện nhanh nhất Chuyên tiền đặc biệt phù hợp khi các bên xuất nhập khẩu tin cậy

nhau như bạn hàng lâu năm hay hợp đồng trị giá từ nhỏ đến vừa phải và uy tín hai bên tốt

thì sử dụng phương thức này là thích hợp nhất

Tuy nhiên, phương thức Chuyên tiền cũng có nhược điểm là các đối tượng tham gia

vào phương thức này phải tự đàm phán với nhau, dẫn đến việc giao hàng của bên Xuấtkhẩu và việc trả tiền của bên Nhập khâu lệ thuộc toàn bộ vào ý thức mỗi bên Rui ro xảy

ra nếu trong quá trình chuyền tiền, người Xuất khâu đã giao hàng nhưng người Nhập khẩu

chậm lập lệnh thanh toán nên tiền về người Xuất khâu bị muộn, hoặc ngược lại, khi ngườiNhập khẩu đã chuyền tiền nhưng người Xuất khâu lại chậm giao hàng Khi đó Ngân hàng

không có quyên hạn dé can thiệp mà rủi ro hoàn toàn do các bên tham gia hợp đồng tự xử

lý với nhau.

1.4.2 Phương thức Nhờ thu

Trong Giáo trình Thanh toán quốc tế của PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (HVNH

2010), Phương thức Nhờ thu được mô tả là: “Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó

bên ban (Nhà xuất khẩu) sau khi giao hang hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng

phục vụ mình xuất trình bộ chứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập

khẩu) để được thanh toán, chấp nhận hồi phiếu hay chấp nhận các điều kiện và diéu

khoản khác ”.

Các bên tham gia trong phương thức Nhờ thu gồm có:

- _ Người ủy thác thu (Principal): là người yêu cầu ngân hàng của mình thu hộ tiền

- Ngan hàng nhờ thu (Remitting Bank/ Sending Bank): là ngân hang mà người uy

thác thu sử dụng dịch vụ, chấp nhận thanh toán nhờ thu Ngân hàng nhờ thu chịu

trách nhiệm với Người ủy thác thu khi xử lý giao dịch.

- Ngan hang trả tiền (Drawee): là người được xuất trình dé trả tiền hay chấp thuận

trả tiền nhờ thu

- Ngan hàng xuất trình (Presenting bank): trao chứng từ cho người trả tiền khi hoàn

thành nhờ thu.

14

Trang 16

Phương thức Nhờ thu được chia thành hai loại: Nhờ thu phiếu trơn và Nhờ thu kèm

chứng từ Cụ thể như dưới đây

- _ Nhờ thu phiếu tron (Clean collection)

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế của PGS TS Nguyễn Văn Tiến (HVNH 2010): “Nhờ

thu phiếu trơn là phương thức thanh toán, trong đó chứng từ nhờ thu chỉ bao gồm chứng

từ tài chính, còn các chứng từ thương mại được gửi trực tiếp cho người nhập khẩu không

thông qua ngân hàng ”

Sơ đồ 1.2 Quy trình nhờ thu trơn

Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ

(Remitting bank) (Collecting Bank)

(Principal) (Drawee)

Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS TS Nguyễn Văn Tiến, HVNH 2010

Chú giải:

(1) Ký hợp đồng thương mại có sử dụng phương thức “Nhờ thu phiếu trơn”

(2) Người ủy thác (Nhà XK) gửi hàng hóa và bộ chứng từ thương mại trực tiếp cho

Người trả tiền (Nhà NK)

(3) Nhà NK gửi đơn yêu cầu nhờ thu cùng chứng từ tài chính cho Ngân hàng nhờ thu

để thu tiền từ nhà XK

(4) Ngân hàng nhờ thu lập và gửi Lệnh nhờ thu cùng chứng từ tai chính tới Ngân hàng

thu hộ đề thu tiền từ nhà NK

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu đề nhà NK thanh toán ngay

(6) Nhà NK thanh toán ngay hoặc chấp nhận thanh toán

15

Trang 17

- _ Ngân hàng thu hộ chuyền tiền, hoặc hối phiếu đã được chấp nhận thanh toán cho

ngân hàng nhờ thu Ngân hàng nhờ thu chuyên tiếp cho nhà XK

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary collection)

Theo Giáo trình Thanh toán quốc tế của PGS TS Nguyễn Văn Tiến (HNNH 2010):

“Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toản, trong đó chứng từ gửi di nhờ thu

gồm:

- _ Hoặc chứng từ thương mại cùng chứng từ tài chính

- _ Hoặc chỉ chứng từ thương mại (Không có chứng từ tai chính).

Ngân hàng thu hộ chỉ thanh toán hộ chứng từ cho người trả tiền khi người này đã chấp

nhận thanh toán hoặc thực hiện các điều kiện khác quy định trong Lệnh nhờ thu ”

Sơ đồ 1.3 Quy trình Nhờ thu kèm chứng từ

Ngân hàng nhờ thu Ngân hàng thu hộ

(Remitting bank) (Collecting Bank)

(3) Nhà NK lập đơn yêu cầu nhờ thu gửi cùng bộ chứng từ tới Ngân hàng nhờ thu

(4) Ngân hàng nhờ thu lập lệnh nhờ thu và gửi cùng bộ chứng từ tới ngân hàng thu hộ

(5) Ngân hàng thu hộ thông báo Lệnh nhờ thu và xuất trình bộ chứng từ cho nhà NK(6) Nhà NK chấp hành Lệnh nhờ thu bằng cách: thanh toán ngay bằng hối phiếu trả

ngay, séc hoặc kỳ phiếu, hoặc chấp nhận thanh toán

16

Trang 18

(7) Ngân hàng thu hộ trao chứng từ thương mại cho nhà NK

(8) Ngân hàng nhận thu chuyên tiền nhờ thu, hối phiếu chấp nhận hoặc kỳ phiếu cho

nha NK.

Nhờ thu có các ưu điểm nồi bat như: Nha XK chắc chắn sẽ nhận được tiền hàng, hoặc

khi bi từ chối thanh toán tiền hàng hay từ chối lay hàng thì nhà XK vẫn có quyền sở hữu

hàng hóa đó Đối với nhà NK, nhà NK được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán,

thậm chí được nhận hàng và thanh toán chậm, giúp tận dụng nguồn tiền cho mục đích

khác Ngân hàng tham gia vào phương thức thanh toán Nhờ thu sẽ có doanh thu phí dịch

vụ thanh toán và bảo lãnh, cấp ngoại tệ, tài trợ thương mại va thúc đây đối ngoai.

Mặt khác, phương thức Nhờ thu co một số hạn chế như sau: Đối với nha XK, các chi

phí khác như kho vận trong thời gian nhà NK chưa tới hoặc không tới lấy hàng đều donhà XK chỉ trả, khi đã giao hàng mà chưa được thanh toán tiền hàng hay khi ngân hàngthu hộ thực hiện sai Lệnh nhờ thu, nha XK sẽ phải chịu phí ton Đối với nha NK, do việcgiao nhận hàng thực hiện trên cơ sở bộ chứng từ được nhà XK_ gửi đến nên không tránhđược giả mạo chứng từ, nhà NK không thé kiểm soát hàng hóa được chuyên đến nhưng

vẫn phải trả tiền, nhà NK còn phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt về thanh toán bằng hối

phiếu

1.4.3 Phương thức Tín dụng chứng từ

Trong UCP 600, điều 2, Tín dụng chứng từ được định nghĩa là: “Tin dung chứng

từ là một thỏa thuận bat kỳ, cho dù được gọi tên hoặc mô tả như thế nào, thé hiện một

cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành về việc thanh toán khi

xuất trình phù hợp”

Các bên tham gia trong phương thức Tín dụng chứng từ bao gồm:

- Người yêu cầu mở L/C (Applicant for L/C): là người yêu cầu Ngân hàng phục vụ

mình mở L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc Ngân hàng phát hành trả tiền cho

người thụ hưởng Trong Thanh toán quốc tế, người yêu cầu mở L/C thường là nhà

NK.

- Người thụ hưởng L/C (Beneficiary of L/C): là người được hưởng số tiền thanh

toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toán theo L/C Tùy từng hoàn cảnh

17

Trang 19

cụ thé mà người thụ hưởng có thé là người bán, người XK, người ký phát ra hồi

phiếu, người thang thau,

- Ngan hàng phát hành (Issuing bank): là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo

đơn của Người yêu cầu mở L/C Ngân hàng phát hành thường được hai bên mua

bán thỏa thuận trước.

- Ngan hàng thông báo (Advising bank): là ngân hàng thực hiện thông bao L/C cho

người thụ hưởng theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành Ngân hàng thông báo

thường là đại ly của Ngân hàng phát hành ở nước người thụ hưởng.

- Ngan hàng xác nhận (Confirming bank): là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của

mình vào L/C theo yêu cầu hoặc theo sự ủy quyền của Ngân hàng phát hành

- Ngan hàng được chỉ định (Nominated bank): là ngân hang mà tai đó L/C có giá tri

thanh toán hoặc chiết khấu Trách nhiệm kiểm tra chứng từ của Ngân hàng đượcchỉ định giống Ngân hàng phát hành

Sơ đồ 1.4 Quy trình nghiệp vụ tín dụng chứng từ

Nguồn: Giáo trình Thanh toán quốc tế, PGS TS Nguyễn Văn Tiến, HVNH 2010

Chú giải:

(1) Người NK căn cứ vào hợp đồng ngoại thương làm đơn yêu cầu phát hành L/C gửi

ngân hàng phục vụ mình và tiễn hành ký quỹ

18

Trang 20

(2) Ngân hàng phát hành lập và phát hành L/C theo Đơn yêu cầu phát hành L/C của

người NK cung cấp cho ngân hàng, sau đó Ngân hàng phát hành gửi L/C sang cho

Ngân hàng thông báo

(3) Khi nhận được L/C từ Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo tiến hành kiểm

tra, thông báo và chuyền bản gốc L/C cho người XK

(4) Người XK kiểm tra L/C, nếu đáp ứng được các điều kiện trong L/C thì tiến hàng

giao hàng, nếu không thì đề nghị sửa đồi, bổ sung L/C cho phù hợp

(5) Sau khi giao hàng, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo yêu cầu của L/C dé

xuất trình (thông qua Ngân hàng thông báo hoặc một Ngân hàng khác) dé đòi tiền

Ngân hàng phát hành.

(6) Ngân hàng phát hành sau khi kiểm tra bộ chứng từ và thông báo kết quả kiểm tra

chứng tờ cho người mở L/C

(7) Người yêu cầu mở L/C chấp nhận hoặc từ chối thanh toán và đưa ra lý do

(8) Ngân hàng phát hành thông báo chấp nhận hay từ chối thanh toán cho người XK

thông qua ngân hàng thông báo.

Đối với phương thức Tín dụng chứng từ, đây là một trong các phương thức đặc biệt

chỉ sử dụng trong Thanh toán quốc tế Dưới đây là một số loại L/C thông dụng hiện nay:

- L⁄C có thé hủy ngang (Revocable L/C): là L/C mà người yêu cầu mở L/C có quyền

dé nghị Ngân hàng phát hành sửa đổi, hoặc hủy bỏ bat cứ lúc nào mà không cần có

sự chấp thuận hay thông báo trước cho người thụ hưởng Vì tình trạng thanh toán

không én định, đặc biệt ảnh hưởng lớn đến lợi ích của người XK nên hiện nay từ

UCP 600, loại L/C nay không còn được sử dụng nữa.

- L/C không thể hủy ngang (Irrevocable L/C): là loại L/C mà người yêu cầu mở L/C

không thé đơn phương hủy ngang, sửa đổi hay bổ sung trong khi L/C còn thời hạn

hiệu lực mà không có sự đồng thuận của các bên là người yêu cầu mở L/C — người

thụ hưởng và ngân hàng xác nhận Loại L/C này nhằm mục đích bảo đảm quyền

lợi cả cả hai bên nên hiện nay được sử dụng phổ biến trong ngoại thương

- _ L/C không hủy ngang có xác nhận (Confirmed Irrevocable L/C): đây là L/C không

thể hủy ngang và có thêm cam kết đảm bảo thanh toán từ phía ngân hàng xác nhận

19

Trang 21

Người thụ hưởng sẽ được ngân hàng xác nhận thanh toán miễn truy đòi nếu xuấttrình bộ chứng từ đúng yêu cầu trên L/C ké cả trong trường hợp ngân hàng phát

hành không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán Do có hai ngân hàng

đứng ra cam kết trả tiền nên loại L/C này đảm bảo nhất cho người XK

L/C chuyển nhượng (Transferable L/C): là L/C không hủy ngang, theo đó người

hưởng lợi thứ nhất có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiệnL/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi tiếp

theo Tuy nói là chuyên nhượng nhưng loại L/C này chỉ có thé chuyên nhượngđược một lần duy nhất và chi phí chuyển nhượng thường do người hưởng lợi ban

đầu chịu

L/C giáp lung (Back to Back L/C): là loại L/C do người NK mở cho mình hưởng,

nhà XK căn cứ vào nội dung L/C và dùng chính L/C này dé thé chấp mở một L/Ckhác cho người hưởng lợi khác với nội dung gần giống L/C ban đầu

L/C tuần hoàn (Revolving L/C): là L/C không thể hủy ngang mà sau khi đã sửdụng hết giá trị của nó hoặc đã hết thời gian hiệu lực thì nó tự động có giá trị như

cũ và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời gian nhất định cho

đến khi tông giá trị hợp đồng được thực hiện Đây là loại hình tạo điều kiện tốtnhất cho nhà NK mua được hàng hóa trong thời gian dài mà không cần mở nhiềulần L/C cho cùng một mặt hàng L/C tuần hoàn thường được dùng trong những

trường hợp: các mặt hàng thường xuyên, định kỳ, sỐ lượng lớn, giao nhiều lần

trong một thời gian nhất định hoặc các bên mua bán quen thuộc và đáng tin cậy

L/C điều khoản đỏ (Red Clause L/C) là L/C mà Ngân hàng phát hành cho phép

Ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hóa, nguyên

liệu phục vụ sản xuất hàng hóa theo L/C đã mở Nó được sử dụng đối với các mặt

hàng nông sản, lâm sản, thổ sản có thời vụ như cà phê, gạo, hạt điều, Ưu điểm

khi dùng L/C điều khoản đỏ với người XK là nhận được một số tiền trước khi giao

hàng tùy theo cam kết và thỏa thuận trước để chuẩn bị hàng xuất, giảm được khó

khăn về tài chính và có thị trường xuất ồn định Với người NK, tuy phải mở L/C

tương đối sớm trước khi giao hàng và chịu chi phí cũng như rủi ro do đã ứng trước

20

Trang 22

tiền hàng nhưng họ được nhận hang với giá thành rẻ hơn và có nguồn hàng ổn

định,

Từ những hạn chế của phương thức Nhờ thu và Chuyên tiền, phương thức Tin dụng

chứng từ đã khắc phục được và có những ưu điểm như sau: Đối với người XK thì đây là

phương thức thanh toán mà rủi ro của người XK là ít nhất Người XK sẽ được một bên

thứ ba (ngân hàng phát hành) không phải là người NK đứng ra bảo đảm thanh toán chắc

chắn nếu người XK xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C đưa ra Nếutrường hợp người NK không thanh toán cho lô hàng hóa này thì người XK vẫn cònnguyên hàng hóa thuộc sở hữu của mình Thêm vào đó người XK cũng có thể dùng L/C

như một phương thức tài trợ khi dùng bộ chứng tờ hàng hóa vào nghiệp vụ chiết khấuhoặc chuyền nhượng Người NK trong phương thức này được ngân hang phát hành đảm

bảo việc trả tiền chỉ diễn ra khi ngân hàng phát hành có được đầy đủ bộ chứng từ phù hợp

theo yêu cầu của L/C từ người XK Bên cạnh đó người NK có thé kiểm soát phan nào thời

gian giao hàng, số lượng và chủng loại hàng hóa được giao đến thông qua các chứng từđược gửi tới ngân hàng phát hành Đối với ngân hàng tham gia trong phương thức này, có

thé nói ưu điểm đầu tiên là ngân hang được hưởng phí phát sinh Ngoài ra ngân hàng cũng

chiếm dụng được từ người NK khoản tiền ký quỹ để mở L/C khá lớn Ngoài các lợi ích vềkinh tế cho ngân hàng, thông qua phương thức này ngân hàng còn mở rộng được quan hệ

và mạng lưới ngân hàng đại lý của mình.

Mặc dù phương thức Tín dụng chứng từ đã giúp cải thiện nguy cơ rủi ro rất tốt cho

nhà XK nhưng phương thức này còn một số hạn chế L/C là phương thức thanh toán đòi

hỏi thủ tục quy trình nghiệp vụ phức tạp nhất, chỉ cần một sai sót nhỏ trong bộ chứng từ

được gửi tới cho ngân hàng phát hành cũng có thể khiến người XK bị từ chối thanh toán

Trong phương thức này, người XK có thể gặp rủi ro khi không đáp ứng được các quy

định của L/C nên sẽ mất các khoản phí dé sửa các lỗi L/C cho ngân hàng, dẫn đến thiệt

hại về kinh tế cho người XK và làm trì hoãn khả năng nhận tiền mặc dù hàng hóa đã giao.Một số trường hợp cá biệt, người NK có thé câu kết với ngân hang phát hành dé bắt lỗi

nhằm từ chối thanh toán Đối với người NK, do phương thức này việc thanh toán hoàn

toàn dựa vào bộ chứng từ, nếu người XK có thiện chí không tốt, hoặc giao hàng không

21

Trang 23

đúng theo trên hợp đồng hoặc không giao hàng mà làm giả giấy tờ để lừa đảo ngân hàng

cũng như người NK Khi đó rủi ro cho người NK là rất cao vì họ đã thanh toán tiền hànghoặc ký chấp nhận thanh toán trên tờ hối phiếu Ngoài ra, phương thức này còn gây rủi ro

cho ngân hàng tham gia vì đây là phương thức mà nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện của

ngân hàng là cao nhất Ngân hàng không chỉ là trung gian thanh toán nhằm thu phí mà

còn có nghĩa vụ kiểm tra bộ chứng từ và bị ràng buộc trách nhiệm đối với người NK và

XK Hơn nữa đây là nghiệp vụ đòi hỏi ngân hàng cần có đội ngũ chuyên viên thành thạo

và có kinh nghiệm tốt trong lĩnh vực ngoại thương bởi nó tiềm an nhiều rủi ro ở khâunghiệp vu, vì thế các chuyên viên khi thực hiện phương thức nay cần tính cân trọng và

thực thi nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đề ra để tránh sai sót

22

Trang 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẺ TẠI

NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ

2.1 Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tin chi nhánh Đông Đô

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Sacombank chính thức đi vàohoạt động từ ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyền thé từ Ngân hang phát triển kinh tế GòVấp và sáp nhập ba Hợp tác xã tín dụng Tân Bình — Thanh Công — Lữ Gia Với tổng số

vốn điều lệ ban dau là 3 tỷ đồng, mạng lưới hoạt động chủ yếu ở các quận ven Thành phố

Hồ Chi Minh, các sản phẩm và phạm vi kinh doanh còn đơn điệu nhưng Sacombank tự

hào là một trong những ngân hàng Thương mại Cổ phần đầu tiên được thành lập tại

Thành phố mang tên Bác Ngay trong những ngày mới thành lập, việc mở rộng địa ban

hoạt động được xác định là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm của Sacombank Theo đó,

mục tiêu là phải có mặt tại tất cả quận, huyện của TP.HCM, đồng thời nhanh chóng mở

rộng ra các tỉnh lân cận, đặc biệt là phải thâm nhập các thị trường trọng điểm như Hà Nội,

Đà Nẵng va Can Thơ — những trung tâm có vai trò làm cầu nối cho thị trường toàn quốc

Tuy nhiên, lúc bay giờ, dịch vụ chuyên tiền giữa các địa phương còn rat thủ công Chang

hạn, với dịch vụ chuyền tiền giữa hai thành phó lớn là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chi

Minh, nhanh nhất là chuyên tiền bằng máy bay Cách thức này hạn chế về thời gian cũngnhư rất bat tiện và rủi ro, đặc biệt khi nhu cầu chuyền nhận tiền lớn hơn Do đó, việc thiết

lập một chi nhánh ở Hà Nội làm dau cầu giao dịch với TP.HCM sẽ khắc phục được những

23

Trang 25

thị trường Hà Nội là khởi đầu quan trọng cho chiến lược mở rộng mạng lưới tại miền Bắccủa Sacombank và là nền tảng vững chắc cho việc khai mở nhiều thị trường khác trên

toàn quốc

Năm 2008 với nhiều dấu mốc đặc biệt khi Ngân hàng Sacombank xây dựng và đưa

vào vận hành Trung tâm dữ liệu (Data Center) hiện đại nhất khu vực nhằm đảm bảo tính

an toàn tuyệt đối hệ thống trung tâm dữ liệu dự phòng vào tháng 3, thành lập Công ty

vàng bạc đá quý Sacombank-SBJ vào tháng 11 va là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt

Nam khai trương chi nhánh tại Lào vào thang 12.

Đây cũng là thời điểm quan trọng khi kế hoạch Bắc tiến của Sacombank đã thành

công, gây dựng được thương hiệu ngân hàng uy tín ở khu vực miền Bắc và thị phần ngàycàng lớn mạnh Ngày 15/2/2008, Sacombank chi nhánh Đông Đô có địa chỉ tại số 363

Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, thanh phố Hà Nội được thành lập,

là một trong những chi nhánh trẻ trên địa bàn thủ đô Sacombank chi nhánh Đông Đô đi

vào hoạt động cũng chính là nằm trong chiến lược mở rộng các điểm giao dịch củaSacombank Tọa lạc tại khu vực trung tâm quận Cầu Giấy - một trong những quận có dân

cư đông đúc và kinh tế sim uất của thủ đô — Sacombank có lợi thé tiếp cận với nguồn tài

chính đồi dao và nhu cầu tài chính lớn của các doanh nghiệp và cá nhân cư trú trong khu

vực Với đội ngũ ban đầu khoảng 40 cán bộ nhân viên, đến nay sỐ lượng nhân viên của

chi nhánh đã lên đến con số 180 Trải qua quá trình 10 năm phát triển, từ một chi nhánh

trẻ, Đông Đô mau đã trở thành một chi nhánh phát triển bền vững với mạng lưới được mở

rộng tại địa bàn quận Cầu Giấy cũng như các dia bàn lân cận với 6 phòng giao dịch trực

Trang 26

Với đội ngũ Ban lãnh đạo và nhân viên trẻ, năng động và nhiệt huyết, chỉ nhánh Đông

Đô đang từng bước vươn lên khang định là một trong những chi nhánh phát triển 6n định

và bền vững nhất khu vực Với phương châm hoạt động: “Đồng hành cùng phát triển”,

chi nhánh Đông Đô luôn luôn nỗ lực phan đấu dé cung cấp các dịch vụ tốt nhất

Là một trong số 109 Chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trên toàn quốc của Ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tin, chi nhánh Đông Đô hoạt động theo tầm nhìn chung của cả

hệ thống: trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực, với 4 sứ

mệnh:

Tối ưu giải pháp tài chính trọn gói, hiện đại và đa tiện ích cho khách hàng

Tối da hóa giá trị gia tăng cho đối tac, nhà đầu tư và cô đông

Mang lại giá trị nghề nghiệp và sự thịnh vượng cho cán bộ nhân viênĐồng hành cùng sự phát triển chung của cộng đồng xã hội

Và 4 giá trị cốt lõi:

2.1.2.

Tiên phong mở đường và mạnh dạn đương đầu vượt qua những thách thức dé tiếpnối những thành công

Đổi mới và năng động dé phát triển vững bền

Cam kết chất lượng là nguyên tắc ứng xử của mỗi thành viên trong phục vụ kháchhàng và quan hệ đối tác

Tạo dựng sự khác biệt bang tinh d6t pha sang tao trong kinh doanh va quan tri diéu

hanh.

Cơ cau tô chức

Chi nhánh Sacombank Đông Đô hoạt động dưới sự lãnh đạo của ban giám đốc chi

nhánh gồm:

- _ Giám đốc chi nhánh: Ông Luong Văn Tuấn

- Pho giám đốc chi nhánh: Bà Phạm Thu Hương

25

Trang 27

Sơ đồ 2.1: Cơ cau tô chức Ngân hàng Sacombank chỉ nhánh Đông Đô

Phòng Kinh Phòng Kế toán Phòng Kiểm PGD Lê Đức

doanh và Ngân quỹ SOát rui ro Tho

Trang 28

Nhiệm vu cụ thé của các phòng ban như sau:

- Ban giám đốcBan giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc, chịu trách nhiệm điều hành

toàn bộ hoạt động của chi nhánh bao gồm cả việc giao chỉ tiêu cho các phòng ban và bộ

phận, nhận chỉ tiêu từ cấp trên Ban giám đốc chịu trách nhiệm báo cáo với cấp trên

những kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời là cầu nối giữa các trưởng

phòng, trưởng bộ phận với từng nhân viên, chuyên viên trong chi nhánh, đưa những chủ

trương của cấp trên xuống đến từng nhân viên

- Phòng Kinh doanh: có I trưởng phòng quan lý, 2 phó phòng và các chuyên viên.

Phòng kinh doanh có số lượng nhân viên lớn nhất chỉ nhánh và gồm nhiều bộ phận nhất

+ Bộ phận tư vấn: hỗ trợ cho các chuyên viên khách hàng trong việc marketing, giới

thiệu các sản pham, tư van sản phẩm cho khách hàng

+ Chuyên viên Khách hàng và Chuyên viên Thẻ: Có hoạt động chính là công tác phát

triển khách hàng, huy động vốn và công tác tin dụng Cụ thé:

© Về công tác phát triển khách hàng và huy động vốn: Chủ động triển khai các hình

thức huy động vốn của khách hàng một cách hiệu quả; Phát triển các khách hàng

mới cũng như duy trì quan hệ với những khách hàng đã từng giao dịch với ngân

hàng; Tìm hiểu những nhu cầu phát sinh của khách hàng đề phản ánh với ban

giám đốc, đề xuất các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng nhất là các

khách hàng có nhu cầu cao về lãi suất hay tính thanh khoản

e Về công tác tín dụng: Trực tiếp đề xuất hạn mức, các khoản tín dụng, bảo lãnh

cho khách hàng; Theo dõi tình hình công nợ của khách hàng, đôn đốc và nhắc nhở

với nhứng khách hàng đến hạn mà chưa đến trả lãi hoặc gốc; Tìm kiếm khách hàng

mới và khai thác nhu cầu vay vốn của những khách hàng cũ+ Bộ phận kinh doanh tiền tệ và thanh toán quốc tế

e Thực hiện các giao dịch với khách hang theo đúng quy trình tai trợ thương mai va

hạch toán kế toán những nghiệp vụ liên quan trên cơ sở hạn mức khoản vay, bảo

lãnh được phê duyệt.

27

Trang 29

e Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mảng kinh doanh đối ngoại của Chi nhánh, chịu

trách nhiệm về an toàn vốn và tài sản của Ngân hàng, khách hàng

- Phong Kiểm soát Rui ro:

e Kiểm tra và tham mưu cho Ban Giám Đốc thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ

Quản lý tín dụng theo chế độ quy định

e Thực hiện chặt chẽ các bước kiểm tra trước khi giải ngân cho khách hang vay,

thông qua việc quản lý tính tuân thủ của quyết định tín dụng, tính chính xác vànhất quán của các thông tin về khách hàng, hợp đồng vay, tài sản đảm bảo giữa hồ

sơ giấy và hồ sơ điện tử Kiểm tra, đôn đốc công tác thu hồi vốn và theo dõi chất

lượng tín dụng khách hàng vay của Phòng kinh doanh

e Giúp các cấp lãnh đạo nam rõ tổng quan tình hình tín dụng hiện tại của đơn vị

- Phong Giao dich: Phòng Giao dịch được chia thành các bộ phận:

+ Bộ phận giao dịch viên: Thực hiện việc xử lý những giao dịch trực tiếp giữa khách

hàng với ngân hàng như những giao dich gửi tiền, rút tiền, tất toán sé tiết kiệm, thu và

chỉ lãi, Giao dịch viên cũng có nhiệm vụ giải đáp thắc mắc của khách hàng và giới

thiệu cho khách hàng những dịch vụ sẵn có của ngân hàng phù hợp với nhu cầu của

từng khách hàng Bộ phận giao dịch viên đồng thời thực hiện hạch toán các giao dịch

của khách hàng với ngân hàng, đảm bảo các giao dịch của khách hàng được thực hiện

nhanh chóng

+ Bộ phận kiểm soát: Bộ phận kiểm soát thực hiện các công việc giám sát hoạt động

của các giao dịch viên trên các cơ sở

e Kiểm tra, giám sắt về mặt nghiệp vụ của các giao dịch viên, đảm bảo các giao dịch

được hạch toán chính xác, đầy đủ

e Kiểm tra, giám sát về thái độ phục vụ của giao dịch viên

- Phong Kế toán và Ngân quỹ

+ Bộ phận Kế toán

e Thực hiện công tác kế toán, tai chính cho toàn bộ hoạt động của Chi nhánh, không

trực tiếp làm nhiệm vụ kế toán giao dịch với khách hàng

28

Trang 30

e Thực hiện và kiểm tra công tác hạch toán kế toán chỉ tiết, kế toán tong hợp và chế

độ báo cáo kế toán, theo đõi quản lý tài sản, vốn, quỹ của Chi nhánh theo quy định

e Thực hiện công tac hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động tài chính kế toán của Chi

nhánh bao gồm các Phòng Giao dịch theo quy trình luân chuyên và kiểm soát

chứng từ

e Thực hiện việc kiểm soát, lưu trữ, bảo quản, bảo mật các chứng từ, số sách kế toán

theo quy định của Nhà nước và Sacombank

e Đề xuất, tham mưu với Giám đốc Chi nhánh về việc hướng dẫn thực hiện chế độ

kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế,

trích lập quản lý và sử dụng các quỹ

e Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính thông qua công tác lập kế hoạch tài chính, tài

sản của Chi nhánh, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch tải chính, phân tích, đánh

giá tình hình tai chính, hiệu quả hoạt động của Chi nhánh

e Kiểm tra định kỳ, đột xuất công tác kế toán, quy trình luân chuyền chứng từ và chi

tiêu tài chính của các phòng giao dịch và các phòng nghiệp vụ tai chi nhánh

e Quản lý toàn bộ số liệu, dữ liệu kế toán, bảo mật, cung cấp thông tin hoạt động của

Ngân hàng, của khách hàng qua số liệu kế toán theo quy định và lập các báo cáo kế

toán tài chính theo quy định của Nhà nước

e Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp với các phòng

về các van đề liên quan

+ Bộ phận Ngân quỹ

e_ Giải đáp thắc mắc của khách hàng mà giao dịch viên chưa giải đáp được Bộ phận

kho quỹ

e Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ về quan lý kho và xuất nhập quỹ, vận chuyền

tiền cho các phòng giao dịch khi có nhu cầu tiếp quỹ, điều chuyền tiền đi NHNN,

các ngân hàng đối tác và ngược lại theo quy trình đảm bảo an toàn

se Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan dé kiểm soát lượng tiền mặt giao dịch

trong ngày từ đó đề xuất định mức tiền tồn quỹ hợp lý để đảm bảo tiết kiệm vốn,

29

Trang 31

sử dụng vốn có hiệu quả, hạn chế tình trạng thừa vốn đồng thời nâng cao an toàn

kho quỹ

Chịu trách nhiệm tham mưu, dé xuất với giám đốc chi nhánh về các biện pháp,

điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ

Theo dõi, tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, an toàn kho quỹ theo quy định Bộ phận

quản lý tín dụng Ngoài ra còn có Bộ phận Hành chính với nhiệm vụ:

Tổ chức công tác hành chính quản tri, nhân sự nhằm phục vụ cho hoạt động của

chi nhánh.

Thực hiện công tác hướng đẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, tạo môi trường làm việc

nhằm phát huy tối đa năng lực, hiệu quả phục vụ của cán bộ nhân viên toàn chỉ

nhánh một cách tốt nhất

Bộ phận hành chính cũng quản lý một tổ an ninh thực hiện chức năng đảm bảo an ninh

cho chi nhánh, các phòng giao dịch trong các giao dịch hàng ngày cũng như những giao

dịch chuyền tiền giữa phòng giao dịch với chi nhánh Tổ an ninh này cũng có nhiệm vụ

trợ giúp những bộ phận khác trong những công việc hàng ngày như vận chuyền trang thiết

bị, vận chuyên hô sơ, giây tờ.

2.1.3 Một số dịch vụ tiêu biểu Ngân hàng đang cung cấp

Sacombank chi nhánh Đông Đô cung cấp cho khách hàng tất cả các sản phẩm vàdịch vụ Ngân hàng mà hệ thống Sacombank đang có

2.1.3.1 Với khách hàng ca nhân

- Tin dung

Vay kinh doanh: cung cấp vốn linh hoạt cho các nhu cầu kinh doanh của kháchhàng, phù hợp với nhu cầu nhanh gọn, tỷ lệ tài trợ cao kể cả với vay sản xuất kinh

doanh trong nông nghiệp Mức vay không giới han tùy thuộc vào phương án san

xuất kinh doanh và tài sản bảo đảm, có thé vay theo từng lần hoặc theo hạn mức

Vay tiêu dùng: như vay mua nhà, vay mua xe, tín chấp, cầm cố giấy tờ có giá

Sacombank cho vay với mức lãi suât cạnh tranh, thời hạn dài (đôi với mua nhà là

30

Trang 32

30 năm — ưu tiên cho các sản pham của Sacomreal,đối với mua ôtô là 60 tháng),

nhận thế chấp bằng chính tài sản hình thành từ vốn vay

e Vay tín chấp: đây là hình thức vay không cần tài sản bảo đảm áp dụng cho cán bộ

công nhân viên có thu nhập ổn định, đang công tác tại các co quan nhà nước hoặc

các đơn vị được Sacombank chấp nhận với hạn mức cho vay cao, mức lãi suất

cạnh tranh và thời gian linh hoạt, thu nhập càng cao thì hạn mức càng cao.

- Vay đặc thù: các sản phẩm phù hợp cho từng đối tượng cụ thé

- Tiền gửi: Huy động tiền gửi với nhiều loại hình phù hợp với nhu cầu của mọi

khách hàng với mức lãi suất cạnh tranh, kỳ hạn linh hoạt cho khách hàng lựa chọn

e_ Tiền gửi, tiết kiệm có kỳ hạn, chứng chỉ:

e_ Tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống: áp dụng cho tat cả khách hàng là người Việt

Nam hay nước ngoài, nhận tiền gửi bằng VND, USD, EUR, thời hạn từ 1- 36tháng, hình thức trả lãi: lãi trả trước, lãi trả hàng tháng, trả theo kỳ, trả cuối kỳ,riêng với ngoại tệ thì lãi trả cuối kỳ Ngoài ra còn nhiều hình thức khác như:tiền gửi online, tiền gửi theo ngày, tiền gửi tương lai, chứng chỉ huy động vàng,

tiền gửi Phù Đồng, Phát Lộc, Đại Cát, cho khách hàng lựa chọn

e_ Tiền gửi, tiết kiệm không kỳ hạn: Ngoài mức lãi suất không kỳ hạn khách hàng

được hưởng thông thường thì nếu số dư tiền gửi bình quân trong tháng củakhách hàng đạt một mức nhất định sẽ được hưởng thêm lãi suất thưởng tùy

thuộc vào các gói sản phẩm mà khách hàng sử dụng như: tài khoản Hoa Lợi, tàikhoản Imax, tiết kiệm không kỳ hạn Âu Cơ,

Dich vụ chuyên tiền: chuyền tiền đến ngân hàng khác; chuyên tiền đến địa chỉ cụ thé;

chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài Các sản phẩm như: chuyền tiền trong nước vàquốc tế, địch vụ chỉ trả kiều hối Money Gram, dịch vụ chuyển tiền Bankdraft

Dịch vụ khác: dịch vụ séc, dịch vụ cho thuê ngăn tủ sắt, dich vụ thấu chi tiền gửi, dịch

vụ giữ hộ tài liệu quan trọng, giữ hộ vàng Bên cạnh đó còn cung cấp dịch vụ tiện

ích như InternetBanking, MobileBanking.

Sản phẩm thẻ: Dịch vụ thẻ được đa dạng hóa với nhiều hình thức thẻ khác nhau, gắn

liền với những dịch vụ thanh toán mà khách hàng sử dụng Thẻ thanh toán của

31

Trang 33

Sacombank được chấp nhận ở tất cả các điểm ATM trên toản quốc Bên cạnh đó

Sacombank phối hợp với hệ thống thanh toán thẻ VISA, Master Card, Union pay, tạokhả năng thanh toán quốc tế cho thẻ thanh toán Ngoài máy ATM, Sacombank còn

triển khai các điểm chấp nhận thẻ (POS) tại những điểm bán hàng, tạo điều kiện cho

khách hàng sử dụng thẻ, đưa dịch vụ thẻ thực hiện đúng nhiệm vụ của nó là hạn chế

tiêu dùng bằng tiền mặt

- _ Giải pháp bảo hiểm và dau tư

e Kế hoạch tài chính: giải pháp cho khách hang quản lý chi phí và thu nhập như đảm

bảo tiền hưu trí, đảm bảo tiền chi đầu tư giáo dục

e Tỷ giá hối đoái: các sản pham dịch vụ bảo hiểm và đầu tư ngoại tệ hoặc vàng nhằm

giúp nhà đầu tư cá nhân quản lý rủi ro và kiếm lời Các sản phẩm: giao dịch Swap,

Forward vàng, giao dịch quyền chọn với hàng hóa, ngoại tệ

e San pham cấu trúc: thiết kế đặc biệt va mang lại lợi tức cao hơn các sản pham

thông thường bang việc kết hợp các sản phẩm tiết kiệm với kinh doanh tiền tệ vàkhẩu vị rủi ro của nhà đầu tư

2.1.3.2 Với khách hàng doanh nghiệp

- Tiền gửi

e_ Tiền gửi thanh toán

e Tiền gửi có kỳ hạn: mang đến cho khách hàng lợi nhuận tối ưu, tận dụng tiền

dư Lãi suất tiền gửi thỏa thuận hấp dẫn, kỳ hạn gửi đa dạng, an toàn, bảo mật

và có thể làm tài sản thế chấp đề vay vốn Gồm có các sản phẩm: tiền gửi linhhoạt, tiền gửi thả nồi, tiền gửi trung hạn linh hoạt

- Cho vay doanh nghiệp

e Cho vay bổ sung vốn lưu động: cung cấp vốn cho khách hang dang có nhu cầu

bổ sung vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh: xuất

nhập khẩu, mua nguyên liệu sản xuất, thương mại Thời hạn vay phù hợp với

chu kỳ sản xuất kinh doanh, lãi suất ưu đãi, chấp nhận tài sản thế chấp hình

thành từ vốn vay Các sản phẩm như: cho vay sản xuất kinh doanh, bao thanh

toán nội dia, tai trợ thương mai trong nước.

32

Trang 34

e Cho vay đầu tư tài sản/dự án: đáp ứng vốn cho khách hàng có nhu cầu mua

săm máy móc thiết bị, đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh đoanh hoặc đầu

tư dự án mới nhưng chưa đủ nguồn lực tài chính dé thực hiện

- Bao lãnh: sản phẩm phù hợp với khách hàng có nhu cầu đảm bảo nghĩa vụ tài chính

của mình với đối tác và cần một ngân hàng cam kết với đối tác thực hiện thay nghĩa vụ

này trong trường hợp khách hàng không thực hiện đúng hoặc thực hiện không đầy đủ

các nghĩa vụ đã cam kết Các dịch vụ bảo lãnh đa dang: bảo lãnh trong và ngoai nước,

bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thuế xuất nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng

- Thanh toán quốc tế: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín cung cấp nhiều hình thức

thanh toán băng nhiều loại ngoại tệ, chi phí tiết kiệm, tốc độ nhanh chóng, gồm có:

e _ Xuất nhập khẩu trọn gói

e Tín dụng chứng từ

e Nhờ thu, chuyển tiền

e Tài trợ xuất nhập khẩu

- _ Giải pháp bảo hiểm và đầu tư: mang đến cho khách hàng các sản phẩm và giải pháp

tiền tệ thích hợp với nhu cầu và khả năng của khách hàng nhằm phòng ngừa rủi ro và

tối đa hóa lợi nhuận

e Tỷ giá hối đoái và sản phẩm cấu trúc tương tự nhóm sản phẩm cho khách hang

cá nhân.

e Hàng hóa: sản phẩm phái sinh hàng hóa không chỉ cung cấp cho doanh nghiệp

khả năng giảm thiểu rủi ro biến động giá cả hàng hóa, nó còn là một công cụhoạt động hiệu quả giúp các nhà đầu tư mang lại nguồn lợi nhuận mong muốn.2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng giai đoạn 2015 — 2017

2.1.4.1 Vềthu nhập

Thu nhập lãi thuần của Sacombank chi nhánh Đông Đô năm 2016 tăng mạnh12.170,1 triệu đồng tương ứng với 48.32% so với năm 2015 Cả thu nhập lãi và chi phí lãiđều tăng mạnh trên 70% Thu nhập ngoài lãi từ các hoạt động kinh doanh khác cũng tăng

mạnh từ 3.534,2 triệu vào 2015 lên 5.173 triệu vào năm 2016 Đây là kết quả rất tích cực,

đạt được nhờ vào việc đây mạnh hoạt động kinh doanh, đặc biệt là cho vay của khách

33

Trang 35

hàng Bối cảnh chung của ngành ngân hàng năm 2016 đều tăng trưởng mạnh hơn năm

2015, do có sự 6n định về lãi suất và tỷ giá hối đoái dưới sự điều hành của Nhà nước,

cùng với việc xử lý dứt điểm nợ xấu đã tạo lòng tin trong công chúng Sacombank trong

năm 2016 nhờ hợp tac với Resona Bank, Saitama Resona Bank và The Kinki Osaka Bank

nên đã nhận được sự hỗ trợ lớn về vốn và trình độ, bản thân cán bộ nhân viên chi nhánh

Đông Đô được tham gia nhiều khóa đào tạo chuyên môn mới trong năm 2016 nên năng

lực được nâng cao, mang lại thành tích tốt không chỉ cho chi nhánh Đông Đô mà còn gópphần vào hệ thống chung, đưa Sacombank vào top 10 Ngân hàng uy tín năm 2016 doVietNam Report bầu chọn

Tuy nhiên năm 2017 thì kết quả kinh doanh không khả quan như năm 2016 khi thu

nhập lãi thuần giảm 7.034,5 triệu đồng tương ứng mức giảm 18,83%, trong đó thu nhậplãi giảm mạnh 9.92% Hoạt động tin dụng có nhiều có gắng dé tăng trưởng vi đạt thành

tích gần gấp đôi so với năm 2015 nhưng vẫn thấp hơn kết quả năm 2016 Đây là năm kinh

doanh không khả quan đối với Sacombank chi nhánh Đông Đô vì ngay cả thu từ các hoạtđộng khác cũng giảm 133,2 triệu đồng.

Nhìn chung, tổng thu nhập hoạt động của chi nhánh Đông Đô giai đoạn 2015 —

2017 có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên cần duy trì phong độ dé có thành tích 6n định hơn

34

Trang 36

Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh Ngân hàng TMCP Sacombank Đông Đô giai đoạn 2015 — 2017 - Don vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lệch 2016 so với 2015 Chênh lệch 2017 so với 2016

|Tuyệtđối | Tương đối Tuyệt đối Tương đối

Thụ nhập lãi va các khoản thu nhập 66.715,8 115.240.5 103.812,3 48.524,7 72,73% -11.4282 -9.92%

tương tự

Chi phí lãi và các chi phí tương tự (41.529,2) (77.883,8) (73.490,1) -36.354, 87,54% 4.393.7 -5,64%

Thu nhập lãi thuần 25.186,6 37.356,7 30 22,2 12.170,1 48,32% -7.034,5 -18,83%

Các khoản thu nhập ngoài lãi 3.534,2 5.173,0 5.039,8 1.638,8 46,37% -133,2 -2,57%

TONG THU NHAP HOAT DONG 28.720,6 42.529,7 35.362 13.809,1 48,08% -7 67,7 -16,85%

TỎNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (13.103,0) (21/6738) | (16.9 1,7) (8.570,8) (65,41%) 4.692,1 21,65%

Chi phi dự phòng rủi ro tin dụng 26,0 - - -26 0

TÓNG LỢI NHUẬN TRƯỚC

THUÉ 15.521,6 20.855,9 18.380,2 5.264,3 33,76% -2.475,7 -11,87%

Tiền gửi và cho vay các TCTD khác 110,8 185,9 1.669,1 75.1 67.18% 1,483.2 791.85%

Cho vay và cho thuê tài chính 419.735,2 769.240,3 716.638,5 349.505, 1 83,27% -52601.8 -6,84%

Tai san khac 43.482,2 60.686,6 16.944,3 17.204.4 30,57% -43742.3 -72,08%

TONG TAI SAN 463.328, 830.112,8 759.564,2 366.784,6 79,16% -70.548,6 -8,50%

NO PHAI TRA

Tiên gửi và vay các TCTD khác 9 1.003,7 17.576,3 994.7 11.052,22% 16.572,6 1.651,15%

Tién gui của khách hang 1.055 090,5 1.537.341,5 1.381.568,0 532.251 52,96% -155773.5 -10,13%

Nợ phải trả khác 16,8 27.904,5 77,2 27.887,7 165.998,21% -27.827,3 -99,72%

TONG NO PHAI TRA 1.055.316,3 | 1.556.249,7 | 1.399.221,5 550.933,4 54,80% -157.028,2 -10,09%

Nguồn: Phòng Kinh doanh — Ngân hàng TMCP Sacombank Đông Đô

35

Trang 37

2.1.4.2 Vẻ chi phí

Tổng chi phí hoạt động tại Sacombank chi nhánh Đông Đô có nhiều biến động, chiphí hoạt động tăng từ 13.103 triệu vào năm 2015 lên 21.174 triệu vào năm 2016 rồi lại

giảm còn 16.983 triệu vào năm 2017 Năm 2016 chi phí hoạt động tăng chủ yếu do chỉ

phí quản lý và vận hành cho bộ máy tăng mạnh sau hoạt động sáp nhập với Southern

Bank năm 2015, Sacombank chi nhánh Đông Đô phải chi nhiều hơn cho việc sắp xếp lại

nhân sự Khoản chi phí cho nhân viên nay vẫn tiếp tục tăng nhẹ vào năm 2017 nhưng chicho các hoạt động khác lại giảm nên chi phí hoạt động chung năm 2017 thấp hơn năm

2016 Đặc biệt trong giai đoạn 2015 — 2017 chỉ có năm 2015 là Sacombank Đông Đô

trích chi phí dự phòng 26 triệu, đây là chi phí cần thiết dé tai cơ cấu ngân hàng sau thương

vụ sáp nhập nói trên, đồng thời đánh giá được ngân hàng đã quan tâm đến các rủi ro cóthé xảy ra dé có biện pháp dự phòng trước Tuy nhiên, chi nhánh Đông Đô vẫn cần chútrọng đến quan trị mang chi phi hơn dé tối ưu hóa lợi nhuận vào các năm sắp tới

Từ các biến động về thu nhập lãi và chi phí đã nêu trên, thì tong lợi nhuận trước thuế của

Sacombank Đông D6 cũng có cùng xu hướng: tăng 5.264 triệu vao năm 2016 (tương ứng với 33.6%) và giảm nhẹ 2.476 triệu (tương ứng khoảng 12%) vào năm 2017.

2.1.4.3 Về tài sản

Tổng tài sản năm 2016 tăng mạnh gần 80% so với năm 2015 rồi giảm nhẹ 8.5%

vào năm 2017.

Nam 2016, tong tai san tang manh nho luc day cua Cho vay va cho thué tai chinh,

tăng đến gần 350.000 triệu đồng tương ứng với 83,27% Tăng trưởng tin dụng là điểm

sáng nồi bật của chi nhánh Đông Đô trong năm 2016, nhờ cơ chế lãi suất 6n định hấp dan,

bộ máy nhân sự mới năng động, kế hoạch rõ rảng cụ thể và tích cực tìm kiếm nguồn

khách hàng mới Trong cùng năm đó, Sacombank cũng nhận được nguồn vốn góp lớn từ

đối tác ngân hàng nước ngoài, đồng thời vì đã giải quyết nợ xấu về con số 6n định nên tạo

được lòng tin từ khách hàng, giúp Sacombank Đông Đô tăng trưởng mảng tín dụng tốt

hơn Năm 2017, tổng tài sản có giảm 52.601 triệu tuy nhiên có sự chuyên biến lớn khi

Sacombank Đông Đô đã năm giữ tiên mặt, vàng va tang mạnh ở Tiên gửi và cho vay các

36

Trang 38

Tổ chức tín dụng khác, chứng tỏ chỉ nhánh Đông Đô đã có vị trí rất tốt trong hệ thốngSacombank, được cấp quyền thực hiện nhiều hoạt động và sản phẩm hơn.

2.1.4.4 Về nợ phải trả

Nhìn chung, nợ phải trả giai đoạn 2015 — 2017 tăng, cao nhất là vào năm 2016 với

1.556.249,7 triệu đồng Con số này cao hơn năm 2015 tới 550.000 triệu, nguyên nhân chủ

yếu vẫn do Sacombank sáp nhập với Ngân hàng Phương Nam nên đang từng bước giảiquyết các van đề còn tồn đọng, trong đó lớn nhất là các khoản phải trả của ngân hang này

đã kéo kết quả kinh doanh lùi lại Do đó, du tiền gửi và vay các TCTD khác và tiền gửi

của khách hàng tăng mạnh trong năm 2016, nhưng nợ phải trả khác của năm 2016 quá cao

chiếm đến 90% tông nợ phải trả nên đã làm xấu đi khoản mục nợ phải trả trong kết quả

kinh doanh của năm 2016 Sang năm 2017, nhờ bán nợ cho VAMC nên khoản nợ phải trả

khác giảm về còn 77.2 triệu, đã cải thiện đáng kể so với 2016

2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế tai Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương Tín chỉ nhánh Đông Đô

2.2.1 Quy trình Thanh toán quốc tế

2.2.1.1 Quy định chung

Các quy định được yêu cầu chấp hành khi xử lý hồ sơ thanh toán quốc tế cụ thể như sau:

- _ Khi giao nhận chứng từ: Phải kiểm tra chữ ký hữu quyền và con dau (nếu có);

ký nhận, ghi rõ ngày giờ nhận, ghi số theo dõi bộ chứng từ; Nhân viên bảo vệ,hành chính không ký giao nhận hồ sơ Thanh toán quốc tế

- _ Khi luân chuyên chứng từ:

e Chứng từ không cần đóng dấu mộc tròn, chỉ cần đóng dấu tên và chức

danh người ký

e Đơn vị chịu trách nhiệm kiêm soát chữ ký thẩm quyền ký duyệt trên văn

bản trước khi chuyền về trung tâm thanh toán quốc tế

e In Thu/théng báo khác mẫu Sacombank từ hệ thống xử lý trung tâm

Omni phải có chữ ký nháy của Kiểm soát viên/ Giám đốc trung tâmThanh toán quốc tế

- _ Khi kiểm tra chứng từ:

37

Ngày đăng: 28/11/2024, 23:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w