1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

giáo án Toán 3 tuần 24

4 370 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 60 KB

Nội dung

Thứ ngày tháng năm  GIÁO ÁN LỚP 3 Môn: TOÁN Bài: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG ĐỒ I. Mục tiêu Gíup HS: - Tiếp tục củng cố biểu tượng về thời gian ( chủ yếu là thời điểm). - Biết xem đồng hồ ( trường hợp chính xác đến từng phút). - Biết quý trọng thời gian. II. Đồ dùng dạy – học - Đồng hồ thật (loại chỉ có 1 kim ngắn và 1 kim dài). - Mặt đồng hồ (bằng bìa hoặ bằng nhựa) có ghi số, có vạch chia phút và có kim giờ, kim phút quay được. III. Hoạt động dạy – học Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn đònh trật tự - 1 HS bắt nhòp cho cả lớp cùng hát. 2. Kiểm tra bài cũ: Luyện tập - Kiểm tra các bài đã giao về nhà ở tiết trước. - Yêu cầu 2 HS lên bảng thực hiện bài tập xếp số. - GV nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới GIới thiệu: Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta biết cách xem đồng hồ chính xác đến từng phút. Phát triển các hoạt động a) Hướng dẫn HS cách xem đồng hồ ( trường hơp chính xác đến từng phút.  GIới thiệu cấu tạo mặt đồng hồ - GV giơ đồng hồ cho cả lớp xem và giới thiệu về cấu tạo của mặt đồng hồ: trên mặt đồng hồ gồm có 2 hoặc 3 kim( kim giờ, kim phút, kim giây) và có các vạch ghi số từ 1 đến 12. Từ giữa vạch chia số này đến vạch chia số khác có các vạch chia phút rất nhỏ.Kim phút dòch chuyển từ vạch nhỏ này đến vạch - Hát. - 2 HS lên bảng thực hiện xếp số. Lớp theo dõi, nhận xét. - Nhắc lại tựa bài học. - Quan sát, chú ý lắng nghe theo dõi. nhỏ khác là 1 phút.Khoảng cách từ vạch số này đến vạch số kia là 5 phút. - Yêu cầu 1-2 HS lên chỉ lại các vạch chia phút trên mặt đồng hồ,  Hướng dẫn đọc giờ trên mặt đồng hồ phần bài học. - GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trong phần bài học SGK và hỏi: + Đồng hồ chỉ mấy giờ? + Nêu vò trí của kim giờ và kim phút và kim phút khi đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. - Yêu cầu HS quan sát đồng hồ thứ 2 và hỏi : kim giờ và kim phút đang ở vò trí nào? - GV nhắc lại : kim phút đi từ vạch nhỏ này đến vạch nhỏ khác là được 1 phút. Sau đó, yêu cầu HS tính xem số phút kim phút đi từ vò trí số 12 đến vò trí vạch nhỏ thứ 3 sau số 2 để biết được chính xác đồng hồ thứ hai chỉ mấy giờ? - Tương tự với đồng hồ thứ 3, GV cũng yêu cầu HS quan sát và nói giờ chính xác trên đồng hồ. + Hãy nêu vò trí của kim giờ và kim phút lúc đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. + Vậy nếu cô muốn đọc giờ theo cách khác thì phải đọc như thế nào? + Vì sao em biết? - GV nhận xét và nhắc lại: để đọc giờ theo cách thứ hai, ta can xác đònh xem còn thiếu mấy phút nữa là đến đúng (7 giờ).Khiø đó, các em tính từ vò trí hiện tại của kim phút đến vạch có ghi số 12 ta sẽ biết được số phút còn thiếu(4 phút) để đọc được chính xác giờ.Vì vây, ở đồng hồ thứ 3 ngoài cách đọc 6 giờ 56 phút ta còn có thể đọc là 7 giờ kém 4 phút.  Phát triển: GV vặn đồng hồ đến 4 giờ 46 phút (hoặc 5 giờ kém 14) rồi yêu cầu HS đọc giờ. - HS lên bảng chỉ vạch chia phút trên đồng hồ. Cả lớp quan sát, đối chiếu trên đồng hồ cá nhân. - HS trả lời: + Đồng hồ chỉ 6 giờ 10 phút. + Kim giờ chỉ qua số 6 một chút, kim phút chỉ đến số 2. - Kim giờ quá vạch số 6 một chút. Kim phút chỉ qua vạch số 2 được ba vạch nhỏ. - HS tính nhẩm 5,10 (ở vạch ghi số 2) rồi tính tiếp 11, 12,13. Vậy đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. - Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. + Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút chỉ qua vạch số 11, thêm 1 vạch nhỏ. + 7 giờ kém 4 phút + Vì còn thiếu mấy phút nữa là đến 7 giờ, tính từ vò trí hiện tại của kim dài đến vạch ghi số 12 là còn thiếu 4 phút nữa. - HS nghe giảng. - HS lặp lại 2 cách đọc giờ. - HS nhiøn đồng hồ,đọc theo 2 cách khác nhau.  Lưu ý: thông thường ta chỉ đọc giờ theo 1 trong 2 cách: + Nếu kim dài chưa vượt quá số 6 theo chiều quay của kim đồng hồ thì đọc theo cách thứ nhất. Ví dụ : 5 giờ 20 phút. + Nếu kim dài vượt quá số 6 theo chiều quay của kim đồng hồ thì đọc theo cách thứ hai. Ví dụ: 8 giờ kém 10. b) Thực hành  Bài 1: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của đề bài. - Cho HS làm việc cá nhân - GV gắn các mặt đồng hồ lên bảng, hướng dẫn HS xác đònh vò trí của kim. - Gọi HS tuần tự trả lời . - GV nhận xét, tuyên dương  Bài 2: - Gọi HS đọc đề bài. - Phát phiếu học tập cho lớp. - Gọi 2 HS lên bảng vẽ. - GV thu và chầm một số phiếu. - Nhận xét, chữa bài.  Bài 3: Dùng bút chì nối thời gian với đồng hồ thích hợp - Tổ chức trò chơi: “ Tìm đồng hồ tương ứng”. Cho 4 tổ thi đua nhau nối tiếp sức, nối nhanh các giờ đã cho với những đồng hồ có giờ tương ứng. Các đội hoàn thành xong lần lượt treo kết quả lên bảng lớp. - GV nhận xét trò chơi, tuyên dương đội nối đúng và nhanh nhất. - HS nghe giảng. - Đọc to yêu cầu đề bài: đồng hồ chỉ mấy giờ? - Chuẩn bò phần bài tập để trả lời. A. 2 giờ 9 phút B. 5 giờ 16 phút C. 11 giờ 21 phút D. 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút E. 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút. F. 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút. - Vẽ kim phút vào phiếu học tập - Theo dõi, nhận xét bài trên bảng. - Thi đua nối nhanh - HS quan sát, nhận xét. 4. Củng cố- dặn dò - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà xem lại bài học, tập xem giờ đồng hồ và chuan bò bài sau.  Bổ sung:  Rút kinh nghiệm:  . Thứ ngày tháng năm  GIÁO ÁN LỚP 3 Môn: TOÁN Bài: THỰC HÀNH XEM ĐỒNG ĐỒ I. Mục tiêu Gíup HS: - Tiếp tục củng cố biểu tượng. phút B. 5 giờ 16 phút C. 11 giờ 21 phút D. 9 giờ 34 phút hay 10 giờ kém 26 phút E. 10 giờ 39 phút hay 11 giờ kém 21 phút. F. 3 giờ 57 phút hay 4 giờ kém 3 phút. - Vẽ kim phút vào phiếu học tập -. 2 được ba vạch nhỏ. - HS tính nhẩm 5,10 (ở vạch ghi số 2) rồi tính tiếp 11, 12, 13. Vậy đồng hồ chỉ 6 giờ 13 phút. - Đồng hồ chỉ 6 giờ 56 phút. + Kim giờ chỉ qua số 6, đến gần số 7, kim phút

Ngày đăng: 29/06/2014, 14:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w