1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích các loại cảm giác (nội dung, Ứng dụng), từ Đó, Đưa ra Ý kiến của nhóm anhchị cách Ứng dụng các loại cảm giác trong học tập và trong cuộc sống và rèn luyện cảm giác của mình

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Các Loại Cảm Giác (Nội Dung, Ứng Dụng)
Người hướng dẫn Hoàng Thị Thu
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Tâm Lý Học Đại Cương
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 868,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP NHÓM Môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG ---Đề bài: Phân tích các loại cảm giác nội dung, ứng dụng, từ đó, đưa ra ý kiến của nhóm anh/chị cách ứng dụng các loại cảm giác trong học tập v

Trang 1

BÀI TẬP NHÓM Môn: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

-Đề bài: Phân tích các loại cảm giác (nội dung, ứng dụng), từ đó, đưa

ra ý kiến của nhóm anh/chị cách ứng dụng các loại cảm giác trong học tập và trong cuộc sống và rèn luyện cảm giác của mình

Lớp: 4819 Nhóm 06

Hà Nội - 2024

BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 2

BẢN ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Ngày: 16/11/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội

Nhóm: 06 Khóa: 48

Tổng số sinh viên của nhóm: 11

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm, kết quả như sau:

Đánh giá của SV

SV ký

(số)

Điểm (chữ) GV ký tên

1 481949 Hoàng Thị Thu

2 481951 Triệu Nguyễn Anh Thư

3 481952 Vũ Thị Hồng Trang

4 481953 Vũ Thu Trang

5 481954 Hoàng Thị Hương Trà

6 481955 Phạm Thị Kiều Trinh

7 481956 Hoàng Mai Đức Trung

8 481958 Đỗ Phương Uyên

9 481959 Đào Hiển Vinh

10 481960 Nguyễn Đăng Minh Vũ

11 481961 Đỗ Thị Hải Yến

- Kết quả điểm bài viết:

+ Giáo viên chấm thứ nhất:

+ Giáo viên chấm thứ hai:

- Kết quả điểm thuyết trình:

- Giáo viên cho thuyết trình:

- Điểm kết luận cuối cùng Giáo viên đánh giá cuối cùng:

Hà Nội, ngày tháng 11 năm 2024 Trưởng nhóm

Trang 3

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 4

B NỘI DUNG 4

1 Phân tích các loại cảm giác 4

1.1 Cảm giác nhìn (thị giác) 4

1.2 Cảm giác nghe (thính giác) 5

1.3 Cảm giác ngửi (khứu giác) 6

1.4 Cảm giác nếm (vị giác) 7

1.5 Cảm giác da (xúc giác) 8

2 Cách ứng dụng các loại cảm giác trong học tập và trong cuộc sống và rèn luyện cảm giác của bản thân 9

2.1 Thị giác 9

2.2 Thính giác 10

2.3 Khứu giác 10

2.4 Xúc giác 11

2.5 Vị giác 12

C KẾT LUẬN 12

D DANH MỤC THAM KHẢO 13

Trang 4

A MỞ ĐẦU

Cảm giác là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người, đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ thế giới xung quanh Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh ừng thuộc tính riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng và trạng thái bên trong của cơ thể khi chúng ta đang trực tiếp tác động vào các giác quan của ta Mỗi loại cảm giác, từ thị giác, thính giác, xúc giác đến vị giác và khứu giác, đều mang đến cho chúng ta những trải nghiệm đa dạng và phong phú, giúp định hướng hành vi, suy nghĩ và cảm xúc Trong bối cảnh học tập và cuộc sống, việc hiểu

rõ về các loại cảm giác, cũng như ứng dụng chúng một cách hiệu quả, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập, rèn luyện kỹ năng và cải thiện chất lượng cuộc sống

B NỘI DUNG

1 Phân tích các loại cảm giác

1.1 Cảm giác nhìn (thị giác)

1.1.1 Nội dung

Cảm giác nhìn hay thị giác là một trong năm giác quan cơ bản của con người Nó cho phép chúng ta nhận biết và hiểu về thế giới xung quanh thông qua ánh sáng Khi ánh sáng chiếu vào vật thể, các sóng ánh sáng từ vật thể sẽ phản xạ lại vào mắt chúng

ta Qua quá trình xử lý thông tin tại võng mạc và não bộ, chúng ta hình thành nên những hình ảnh, màu sắc, độ sâu và chuyển động của vật thể đó

Cảm giác nhìn là cơ sở của tri giác nhìn Cơ quan cảm giác thị giác là mắt cung cấp các thông tin (hay phản ánh các thuộc tính) về màu sắc, hình dạng, kích thước, độ sáng, độ xa của đối tượng Mắt tiếp nhận kích thích là sóng điện từ, với các bước sóng khác nhau Sóng ánh sáng mà con người nhìn thấy được có bước sóng từ 400Nm –

Trang 5

700Nm (Nanomet) Ngoài phạm vi bước sóng đó con người không nhìn thấy (như tia hồng ngoại > 700Nm, tia X < 400Nm…)

1.1.2 Ứng dụng

Cảm giác thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin Có đến hơn 80% thông tin từ thế giới xung quanh đi vào não qua con đường thị giác

Thị giác đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt và nhận biết cảm xúc, ý định thông qua biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể Chúng ta có thể dễ dàng nhận

ra khi ai đó đang vui, buồn, tức giận hay lo lắng chỉ qua ánh mắt, nét mặt của họ Thông qua cảm giác nhìn, chúng ta tiếp thu thông tin, tri thức, thấy được sự thay đổi của sự vật và hiện tượng xung quanh Ngoài ra, cảm giác nhìn xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong mọi tình huống và kết hợp với các cảm giác khác để hoàn thành công việc nào

đó

1.2 Cảm giác nghe (thính giác)

1.2.1 Nội dung

Là khả năng của con người trong việc nhận biết và xử lý các âm thanh từ môi trường xung quanh Khả năng này dựa vào sự hoạt động của tai, một cơ quan quan trọng trong hệ thần kinh giác quan Con người có thể nghe được các âm thanh có bước sóng từ 16Hz đến 220000Hz tác động vào màng tai

Quá trình nghe bắt đầu khi sóng âm thanh đi vào tai ngoài, sau đó truyền qua màng nhĩ và làm rung các xương nhỏ trong tai giữa (búa, đe và bàn đạp) Những rung động này được chuyển vào ốc tai (tai trong), nơi có các tế bào lông nhạy cảm Các tế bào này chuyển đổi rung động cơ học thành tín hiệu thần kinh và gửi đến não thông qua dây thần kinh thính giác Thính giác còn giúp con người có được các thông tin về không gian trên những khoảng cách xa, định hướng các sự kiện ngoài tầm nhìn Thính giác còn đóng vai trò tối quan trọng trong giao lưu ngôn ngữ, là phương thức giác quan chính trong hoạt động giao lưu của con người

Trang 6

1.2.2 Ứng dụng

Thính giác có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhận thức của con người Giúp ta lắng nghe cảm xúc qua giọng nói, âm nhạc hoặc âm thanh môi trường Việc nghe được các âm thanh khác nhau tạo điều kiện cho trẻ không chỉ nhận biết từ ngữ mà còn hình thành các khái niệm về thế giới xung quanh Điều này góp phần vào tiến trình phát triển tâm lý một cách toàn diện và hữu ích Thính giác còn là một yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi và cảm xúc Âm nhạc có thể làm giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và thậm chí hỗ trợ quá trình chữa bệnh Cuối cùng, thính giác cũng là một lĩnh vực nghiên cứu trong tâm lý học xã hội, nơi các nhà tâm lý học phân tích cách mà

âm thanh có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh

1.3 Cảm giác ngửi (khứu giác)

1.3.1 Nội dung

Cảm giác ngửi cho phép chúng ta phát hiện và phân biệt các mùi khác nhau Nó nảy sinh do các thuộc tính hóa học của các chất hòa lẫn trong không khí tác động vào các tế bào của bộ máy cảm thụ khứu giác

Cụ thể, mũi là giác quan để ta có cảm giác ngửi thấy mùi (khứu giác) Trong mũi

có xoang mũi là nơi có các tế bào thần kinh chuyên tiếp nhận các kích thích của các phân tử hóa học của vật chất bốc hơi hoặc các hạt rất nhỏ trong không khí được hít vào mũi và chạm vào xoang mũi, để các tế bào thần kinh trên xoang mũi bị kích thích, phát sinh xung thần kinh và truyền vào não (khu thính giác) để phát sinh ở đó cảm giác ngửi

thấy mùi gì đó (thơm, thối, hôi, v.v ) Cảm giác ngửi bao gồm nhận diện và phân biệt

mùi, phản ánh tính chất của mùi Mỗi loại mùi có thể kích thích những cảm xúc và phản ứng khác nhau, có thể là cảm giác dễ chịu hoặc khó chịu, hay khiến người ta hồi tưởng đến các kỷ niệm liên quan đến mùi Độ nhạy cảm về khứu giác thay đổi theo loài, theo tuổi, theo sự luyện tập

1.3.2 Ứng dụng

Trang 7

Ứng dụng phổ biến nhất là trong lĩnh vực ẩm thực, đầu bếp dựa vào khả năng ngửi

để có thể điều chỉnh hương vị và mùi thơm của món ăn Khứu giác cũng có thể được ứng dụng trong lĩnh vực y tế để có thể phát hiện một số bệnh như Parkinson Ngoài ra cũng có thể ứng dụng trong các lĩnh vực như marketing (sử dụng mùi hương tạo ấn tượng cho khách hàng), cứu hộ cứu nạn (chó cứu hộ sử dụng khứu giác để tìm ra người

bị mất tích), khoa học tâm lý (gợi lại những kỷ niệm và cảm xúc - giúp phân tích tâm

lý con người với sự tương tác với thế giới xung quanh

1.4 Cảm giác nếm (vị giác)

1.4.1 Nội dung

Cảm giác nếm chủ yếu có vai trò trong việc nhận diện và phân biệt các hương vị khác nhau của thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ Nó nảy sinh do các thuộc tính hóa học của các chất hòa tan trong nước bọt tác động vào bộ máy thụ cảm vị giác

Vị giác hoạt động thông qua sự kích thích của các cơ quan cảm thụ trên bề mặt lưỡi Mặt trên của lưỡi có những hạt sần nhám, những hạt này gọi là gai lưỡi Gai lưỡi gồm những hạt "núm" vị giác Cuống lưỡi có những thớ tế bào giống như sợi tóc Ở chóp lưỡi có những thớ tế bào thần kinh Những thớ này nối với dây thần kinh vị giác Khi ta nhai, một phần thức ăn trộn vào trong nước bọt làm kích hoạt những gai vị giác, các thớ tế bào thần kinh truyền tín hiệu vị giác tới trung tâm vị giác trong não bộ Tín hiệu mùi vị này được truyền lên não và ta cảm nhận được vị của thức ăn này Vị mặn, ngọt được cảm nhận trên đầu lưỡi, vị chua được cảm nhận ở hai bên lưỡi và vị đắng ở

rễ lưỡi Cảm giác nếm không hoạt động độc lập mà còn có sự liên kết mật thiết với thị giác, khứu giác, cảm giác nhiệt…

1.4.2 Ứng dụng

Trong lĩnh vực tâm lý học, cảm giác nếm được ứng dụng để nghiên cứu về cảm xúc và hành vi Các nghiên cứu cho thấy rằng vị giác có thể tác động mạnh mẽ đến tâm trạng của con người Hiểu rõ mối quan hệ này giúp các nhà tâm lý học phát triển các

Trang 8

phương pháp can thiệp nhằm cải thiện sức khỏe tâm thần, hỗ trợ trong việc điều trị các rối loạn như lo âu và trầm cảm Trong y học, việc đánh giá cảm giác nếm có thể là một chỉ số quan trọng để phát hiện ra những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn Trong ngành công nghiệp thực phẩm, hiểu biết về cảm giác nếm là rất quan trọng để phát triển sản phẩm Các nhà khoa học và kỹ sư thực phẩm thường nghiên cứu và thử nghiệm để điều chỉnh hương vị, nhằm thu hút và làm hài lòng người tiêu dùng thông qua các sản phẩm có hương vị đa dạng và hấp dẫn…

1.5 Cảm giác da (xúc giác)

1.5.1 Nội dung

Cảm giác da là loại cảm giác thu nhận từ da, bao gồm các cảm giác như xúc giác, cảm giác nóng, lạnh và đau Cảm giác này do những kích thích cơ học và nhiệt học tác động lên da tạo nên Dưới lớp da của chúng ta có rất nhiều đầu mút dây thần kinh cảm nhận, có thể truyền các tín hiệu cảm giác nóng, lạnh, đau, đến bộ não do não phán đoán theo thống kê Trên mỗi cm2 da có khoảng 12 cơ quan cảm nhận nóng, hơn

100 cơ quan cảm giác lạnh, 25 cơ quan cảm giác của xúc giác

Cảm giác da gồm bốn loại Đầu tiên là cảm giác cơ học, là sự chuyển đổi các kích

thích cơ học thành các tín hiệu thần kinh Cảm giác cơ học cung cấp cơ sở cho các giác

quan về xúc giác nhẹ, thính giác, cảm giác bản thể Tiếp theo là cảm giác nhiệt độ, đây

là sự nhận biết cảm giác nóng và lạnh, giúp cơ thể điều chỉnh nhiệt độ và bảo vệ khỏi

các tác nhân nhiệt có thể gây tổn thương Thứ ba là cảm giác tư thế cơ thể, loại cảm

giác này lại bao gồm cảm nhận vị trí cơ thể, cảm nhận chuyển động, cảm nhận sức căng

và áp lực Cuối cùng là cảm giác đau, đây là loại cảm giác giúp phát hiện tổn thương

hoặc nguy cơ gây tổn thương cho da hoặc cơ thể Đây là phản ứng bảo vệ giúp chúng

ta tránh xa các tác nhân gây hại cho cơ thể

1.5.2 Ứng dụng

Trang 9

Cảm giác da giúp con người nhận thức môi trường xung quanh, cảm nhận để tạo nên cơ sở cho nhiều hành động được thực hiện Trong lĩnh vực y học và phục hồi chức năng, cảm giác này giúp hiểu rõ về cảm giác da giúp phát triển các phương pháp điều trị về cảm giác để điều trị cho các bệnh nhân có các bệnh về mất cảm giác Đối với nghiên cứu hành vi, cảm giác da là một trong những yếu tố quan trọng trong nghiên cứu về hành vi phản ứng với các kích thích từ môi trường…

2 Cách ứng dụng các loại cảm giác trong học tập và trong cuộc sống và rèn luyện cảm giác của bản thân

2.1 Thị giác

Ứng dụng: Hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, video thu hút cái nhìn của mắt hơn, chúng

ta ghi nhớ thông tin tốt hơn, tạo ra những liên kết mấu chốt trong bộ nhớ Vì vậy những phương pháp học như bản đồ tư duy, sơ đồ minh họa, và hình ảnh trực quan không chỉ kích thích thị giác mà còn giúp hình dung và kết nối thông tin… Ngoài ra, việc quan sát môi trường xung quanh, các hiện tượng tự nhiên cũng giúp chúng ta phát triển tư duy, sáng tạo

Rèn luyện thị giác: Hiện nay, vừa làm việc và giải trí nhiều giờ trước màn hình

điện tử khiến cho thị lực giảm đi Để hạn chế tình trạng này, chúng ta có thể rèn luyện bằng các cách sau đây:

Ghim 1 trang báo lên tường cách chỗ ngồi chừng 2,5m Cứ 15 phút lại đọc lại trang báo Đọc tiêu đề trên trang báo trước rồi mới nhìn lên màn hình máy tính, làm liên tục 5 lần như thế, mắt của chúng ta sẽ thấy dễ chịu hơn.1

Giữ cho đầu ngay, cố gắng đưa mắt rất nhanh từ phải sang trái Phải tập trung mắt vào các vật thể mút tầm mắt Cách rèn luyện này giúp cải thiện tri giác ngoại vi.2

1 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, tr106

Trang 10

Trong vòng 10 giây, nhìn lướt qua được 10 vật thể khác nhau trong phòng Sau

đó, phải gọi được tên các vật thể này và thứ tự trước sau của chúng Cách rèn luyện này giúp cho khả năng chú ý trở nên linh hoạt hơn.1

2.2 Thính giác

Ứng dụng: Âm thanh có thể kích thích trí tưởng tượng, giúp chúng ta tập trung

vào việc học Nhạc nhẹ nhàng có thể tạo ra không gian học tập thoải mái, còn những

âm thanh tự nhiên như tiếng chim hót, tiếng sóng biển lại giúp chúng ta thư giãn, giảm stress Hay việc nghe giảng bài, tham gia thảo luận hoặc nghe các tài liệu âm thanh giúp chúng ta tiếp thu kiến thức từ ngôn ngữ nói Từ đó, có thể học tập thông qua sách nói (audiobook), podcast, hoặc nghe nhạc không lời để tăng sự tập trung

Rèn luyện thính giác: Tuy không thể thay đổi cấu trúc sinh học nhưng có thể thay

đổi cách lắng nghe bằng cách chặn mọi đường tải vào các cảm giác khác đang cạnh tranh sức chú ý với thính giác Khi các giác quan khác bị chặn thì sự chú ý vào âm thanh sẽ tăng lên, khả năng phân tích âm điệu để nhận biết thế giới xung quanh cũng tăng lên Ví dụ, khi nhắm mắt lại, con người mất đi thị lực thì con người ngay lập tức tập trung mọi sự chú ý vào các cảm giác khác, đặc biệt là thính giác Vì vậy, nhắm mắt lại là một cách tốt để rèn luyện thính giác, từ đó, phát triển thính lực giàu tính giám định và thưởng thức.2

Đồng thời, có thể luyện nghe qua các bài tập nghe tiếng động tự nhiên, hoặc cố gắng lắng nghe từng âm trong các bản nhạc phức tạp Hay luyện tập khả năng lắng nghe và ghi nhớ cũng giúp phát triển kỹ năng nghe

2.3 Khứu giác

Ứng dụng: Mùi hương có thể gợi nhớ ký ức, tạo cảm xúc tích cực, hỗ trợ việc ghi

nhớ thông tin thông qua hương thơm Một số người sử dụng các loại tinh dầu hoặc nến thơm để tạo không gian học tập dễ chịu, giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự tập trung

1 Lê Thị Bừng, Nguyễn Thị Vân Hương, Những điều kỳ diệu về tâm lý con người, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr178

Trang 11

Hay mùi hương của sách vở mới có thể tạo cảm giác hứng thú khi bắt đầu một chương trình học mới

Rèn luyện khứu giác: Khi ta vừa nếm vừa ngửi thì khứu giác càng thêm phong

phú Đặc biệt, khi vừa hít thở, vừa há miệng ra chúng ta sẽ hít cả mùi vị ấy vào miệng

và có thể đánh giá được mùi vị đó Nếu dùng mũi cố sức để ngửi không thể cho chúng

ta một mùi vị vừa ý để thưởng thức Do đó, chúng ta chỉ nên ngửi nhẹ vài lần mới có thể phân biệt được đặc điểm của mùi thơm.1

2.4 Xúc giác

Ứng dụng: Xúc giác cũng là cơ quan truyền đạt được nhiều thông tin lên não bộ

và giúp cho những thông tin đó được ghi nhớ lâu hơn thông qua sự tiếp xúc trực tiếp Khi học thì việc viết tay thay vì gõ máy giúp ghi nhớ tốt hơn, đặc biệt trong khi học từ vựng hoặc các công thức Học qua thực hành (chạm vào mô hình, thí nghiệm) giúp trải nghiệm và hiểu sâu sắc hơn Xúc giác có thể nâng cao khả năng tư duy, suy nghĩ cũng như khả năng phân tích, đánh giá dựa trên những điều thực tế bản thân thu nhập được Trong cuộc sống, xúc giác kết nối chúng ta với môi trường, từ đó cung cấp những thông tin cần thiết cho các quá trình sống của con người

Rèn luyện xúc giác: Da là cơ quan cảm giác lớn nhất của con người Điều này

cho thấy vì sao khi được Massage, con người lại có những cảm giác dễ chịu Để bảo vệ

da của mình, chúng ta cần tránh ở trong môi trường có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp Chẳng hạn, nếu tay quá lạnh sẽ làm tổn thương tới các đầu dây thần kinh ở đầu ngón tay Do đó, về mùa đông khi đi ra ngoài chúng ta cần phải đeo găng tay.2

1 Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Công an nhân dân, tr107

Ngày đăng: 27/11/2024, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w