Trong môn học quản trị, chúng ta sẽ cùng phân tích một khía cạnh quan trọng của kinh doanh hiện đại - "Quyền lực và sự lạm dụng quyền lực trong quản trị ngày nay." Quyền lực không chỉ là
Trang 1TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC
ĐỀ TÀI: QUYỀN LỰC VÀ LẠM DỤNG QUYỀN LỰC TRONG QUẢN TRỊ
HIỆN NAY
Giảng viên: Thầy LÊ VIỆT HƯNG
Mã lớp học phần: 24C1MAN50200108 Sinh viên thực hiện: Phạm Tuấn Hưng
Khóa – Lớp : 49 – IB0003
Mã số sinh viên: 31231027502
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2024
Trang 2BẢNG MỤC LỤC
1 Cơ sở lý thuyết 7
1.1 Định nghĩa quyền lực 7
1.2 Định nghĩa quyền lực trong quản trị 7
1.3 Các loại quyền lực chính trong quản trị 8
1.3.1 Quyền lực cơ cấu (Legitimate Power) 8
1.3.2 Quyền lực chuyên môn (Expert Power): 8
1.3.3 Quyền lực từ tài nguyên (Resource Power): 9
1.3.4 Quyền lực xã hội (Social Power): 9
1.3.5 Quyền lực thông tin (Information Power): 10
1.4 Lạm dụng quyền lực và các hình thức lạm dụng quyền lực chính 10
1.4.1 Lạm dụng quyền lực cơ cấu 11
1.4.2 Lạm dụng quyền lực thông tin 11
1.4.3 Lạm dụng quyền lực sáng tạo 11
1.4.4 Lạm dụng quyền lực xã hội 11
2 Những nguyên nhân gây ra lạm dụng quyền lực trong quản trị 11
2.1 Mất cân bằng quyền lực: 12
2.2 Thiếu trách nhiệm 12
2.3 Các yếu tố văn hóa 12
2.4 Các yếu tố cá nhân 13
3 Những đối tượng có thể thực hiện hành vi lạm dụng quyền lực trong quản trị 13
3.1 Nhà lãnh đạo cấp cao 13
3.2 Quản lý cấp trung 14
3.3 Nhân viên có quyền tiếp cận thông tin nhạy cảm 14
Trang 33.4 Đối tác hoặc cổ đông lớn 15
4 Hậu quả của việc lạm dụng quyền lực trong quản trị 15
4.1 Đối với nhân viên 15
4.1.1 Giảm sút tinh thần làm việc 15
4.1.2 Gia tăng xung đột và mâu thuẫn 15
4.1.3 Mất lòng tin và sự trung thành 16
4.1.4 Gia tăng căng thẳng và vấn đề sức khỏe tâm lý 16
4.2 Đối với tổ chức 16
4.2.1 Tác động tiêu cực đến văn hóa doanh nghiệp 16
4.2.2 Ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của tổ chức 17
4.2.3 Gây ra các vấn đề đạo đức và pháp lý 17
5 Các ví dụ thực tế về lạm dụng quyền lực 18
5.1.Enron (2001) 18
5.2 Volkswagen - 2015 18
6 Cách khắc phục 18
6.1 Chính sách về Quy tắc ứng xử 19
6.2 Tăng cường công khai, minh bạch, dân chủ và trách nhiệm giải trình trong hoạt động thanh tra 19
6.3 Đào tạo lãnh đạo 20
6.4 Thiết lập Hệ thống hỗ trợ 20
7 Luật pháp tại thế giới và Việt Nam về việc lạm dụng quyền lực 20
7.1 Thế giới 20
7.1.1 Công ước Liên Hợp Quốc về chống tham nhũng (UNCAC) 20
7.1.2 Hiệp định Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) 21
7.2 Tại Việt Nam 21
7.2.1 Hiến pháp năm 2013 21
Trang 47.2.2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018 21
7.2.3 Luật Cán bộ, công chức 2008 21
7.2.4 Luật Viên chức 2010 22
7.2.5 Bộ luật Hình sự 2015 22
8 Những trường hợp phòng chống lạm dụng quyền lực thành công 22
8.1 Chương trình "Tự do thông tin" ở New Zealand 22
8.2 Cải cách tư pháp tại Rwanda 23
8.3 Luật Đạo đức Chính trị ở Canada 23
9 Lời kết luận 23
10 Tài liệu tham khảo 24
Trang 5Trong bối cảnh hiện nay, thế giới kinh doanh đối mặt với cả những thách thức lẫn cơ hội lớn Sự thay đổi nhanh chóng của kỷ nguyên công nghệ số và khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tạo ra một môi trường quản trị phức tạp và đầy cạnh tranh Trong môn học quản trị, chúng ta sẽ cùng phân tích một khía cạnh quan trọng của kinh doanh hiện đại
- "Quyền lực và sự lạm dụng quyền lực trong quản trị ngày nay."
Quyền lực không chỉ là yếu tố then chốt để tổ chức thành công mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý con người và lãnh đạo Tuy nhiên, quyền lực cũng đi kèm với nguy cơ lạm dụng, và khi bị lạm dụng, nó có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng Hãy tưởng tượng một môi trường kinh doanh đang suy thoái, với việc cắt giảm nhân lực và gia tăng thất nghiệp Trong bối cảnh đó, sự lạm dụng quyền lực có thể trở nên đặc biệt nguy hiểm khi các nhà quản trị có thể làm mọi cách, kể cả phi đạo đức, để duy trì quyền lực của mình
Trong môn học này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bản chất của quyền lực, từ các loại quyền lực mà nhà quản trị sở hữu, đến cách thức quyền lực có thể bị lạm dụng và hậu quả của nó Chúng ta sẽ nghiên cứu các tình huống thực tế và các ví dụ cụ thể về sự lạm dụng quyền lực trong môi trường kinh doanh ngày nay
Hy vọng rằng thông qua việc nghiên cứu chủ đề này, chúng ta sẽ trang bị cho mình một
sự hiểu biết sâu sắc về quyền lực trong quản trị và cách sử dụng nó một cách có trách nhiệm, đạo đức Chúng ta cũng sẽ đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng một văn hóa tổ chức có đạo đức và cách quản lý quyền lực hiệu quả để ngăn ngừa lạm dụng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển bền vững cho tổ chức
Trang 6Trước tiên, em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Đại học Kinh tế, nơi đã trang bị cho em một nền tảng kiến thức và tư duy kinh tế vững chắc Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng tri ân chân thành tới thầy Lê Việt Hưng, giảng viên bộ môn Quản trị học, người đã không ngừng hỗ trợ, chia sẻ và truyền đạt cho em nhiều kinh nghiệm cùng kiến thức quý báu Qua mỗi bài giảng, thầy đã giúp em mở rộng tầm nhìn, hiểu rõ hơn về tâm lý và các quyết định của nhà đầu tư trong thị trường chứng khoán đầy biến động Những bài giảng của thầy không chỉ kích thích tư duy phản biện mà còn trang bị cho em những kiến thức cần thiết cho sự nghiệp trong tương lai Em cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các tài liệu và nguồn tham khảo mà Khoa đã giới thiệu, đặc biệt là những bài giảng và tài liệu quý giá từ thầy Lê Việt Hưng Chúng đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện bài luận này một cách hiệu quả Cuối cùng, em xin kính chúc thầy Lê Việt Hưng luôn mạnh khỏe, thành công và tiếp tục nuôi dưỡng đam mê trong sự nghiệp giảng dạy
Trang 71 Cơ sở lý thuyết
1.1 Định nghĩa quyền lực
Thuật ngữ quyền lực được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quản lý Bertrand Russell (1872-1970) nhà triết học, lôgic học và toán học người Anh cho rằng: “Quyền lực là sự tạo ra những hiệu quả mong muốn” Robert A.Dahl (1915-2014), nhà chính trị học người Mỹ đưa ra quan niệm: “A có quyền lực đối với B là theo nghĩa A có thể buộc B phải làm điều gì đó, còn B thì không thể bắt buộc A” Dưới giác độ xã hội học, Max Weber (nhà xã hội học người Đức) đưa ra khái niệm: “Quyền lực trong xã hội là khả năng mà một kẻ hành động trong một mối quan hệ nhất định có thể đạt được mục đích như ý muốn của mình bất chấp sự phản kháng có thể có từ người khác cũng như những nền tảng của khả năng đó”(1)
Nhìn chung các quan điểm nêu trên đều thống nhất cho rằng quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, điều khiển, bắt buộc người khác phải tuân theo yêu cầu dù
có muốn hay không Như vậy, người có quyền lực có khả năng gây ảnh hưởng, sai khiến, điều khiển, bắt buộc người khác phải thực hiện
Nội hàm của quyền lực luôn có hai yếu tố cân đối, đó là quyền được điều khiển, sai khiến người khác (lợi ích) và sự chịu trách nhiệm về hậu quả của sự điều khiển (trách nhiệm) Sự cân đối giữa quyền lợi và trách nhiệm cũng là nguyên tắc trong hoạt động quản lý Người có quyền lực có khả năng yêu cầu, bắt buộc người khác phải thực hiện theo những mệnh lệnh của mình thì đương nhiên họ cũng phải chịu trách nhiệm với hành vi của nhân viên cấp dưới do mình điều khiển Nhà quản lý khác với nhân viên ở chỗ nhân viên chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình, còn nhà quản lý không chỉ chịu trách nhiệm về hành vi của mình mà còn phải chịu trách nhiệm về hành vi của nhân viên cấp dưới do mình quản lý
1.2 Định nghĩa quyền lực trong quản trị
Quyền lực của nhà quản trị có thể được định nghĩa là khả năng và quyền hạn của một người quản lý để kiểm soát và ảnh hưởng đến hành vi, quyết định hoạt động của nhân
Trang 8viên, cũng như quá trình quản lý tổ chức Quyền lực của nhà trị không chỉ bắt nguồn từ
vị trí chức vụ mà họ đảm nhiệm mà còn bắt nguồn từ kiến thức chuyên môn, tài nguyên,
và mối quan hệ xã hội
1.3 Các loại quyền lực chính trong quản trị
1.3.1 Quyền lực cơ cấu (Legitimate Power)
Quyền lực cơ cấu (Legitimate Power) là một loại quyền lực trong quản trị dựa trên vị trí hoặc chức vụ mà một người sở hữu trong tổ chức Điều này đồng nghĩa với việc những người đảm nhận các vai trò quản lý, lãnh đạo hoặc chức vụ cụ thể trong tổ chức
có quyền lực cơ cấu Quyền lực cơ cấu xuất phát từ việc người có quyền lực đó có thẩm quyền và quyền hạn để ra quyết định, chỉ đạo, và kiểm soát các hoạt động của những người trong tổ chức Ví dụ, một Giám đốc điều hành, Giám đốc Tài chính, hoặc Trưởng phòng là những người có quyền lực cơ cấu trong tổ chức Quyền lực cơ cấu thường được công nhận và chấp nhận bởi nhân viên trong tổ chức do nó liên quan đến cấu trúc
tổ chức và vai trò chức năng Tuy nhiên, để sử dụng quyền lực cơ cấu một cách hiệu quả, người sử dụng nó cần kết hợp nó với trách nhiệm và đạo đức và sử dụng nó để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách bền vững và có lợi cho tất cả các bên liên quan
1.3.2 Quyền lực chuyên môn (Expert Power)
Loại quyền lực trong quản trị dựa trên kiến thức, chuyên môn và kỹ năng đặc biệt của một người trong lĩnh vực cụ thể Người sử dụng quyền lực chuyên môn có khả năng ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của người khác bằng cách sử dụng kiến thức và
Trang 9chuyên môn của họ Ví dụ về quyền lực chuyên môn có thể là một Giám đốc Sản phẩm trong một công ty phần mềm Họ có kiến thức sâu về sản phẩm, thị trường và công nghệ liên quan, và có thể ảnh hưởng đến quyết định về phát triển sản phẩm và chiến lược tiếp thị Quyền lực chuyên môn không chỉ xuất phát từ kiến thức chuyên môn mà còn dựa trên khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra quyết định đúng đắn trong lĩnh vực cụ thể Quyền lực chuyên môn thường được tôn trọng và tìm kiếm trong tổ chức do
nó liên quan trực tiếp đến khả năng giúp tổ chức giải quyết các vấn đề phức tạp và đạt được thành công Tuy nhiên, để sử dụng quyền lực chuyên môn một cách hiệu quả, người sử dụng cần kết hợp nó với trách nhiệm và đạo đức và sử dụng nó để đảm bảo rằng kiến thức chuyên môn được chia sẻ một cách hợp lý và có lợi cho tổ chức và các bên liên quan
1.3.3 Quyền lực từ tài nguyên (Resource Power):
Quyền lực từ tài nguyên (Resource Power) là một loại quyền lực trong quản trị dựa trên khả năng kiểm soát và quản lý các tài nguyên quan trọng trong tổ chức, bao gồm tiền bạc, nguồn nhân lực, tài sản và nguồn lực quan trọng khác Người sử dụng quyền lực
từ tài nguyên có khả năng ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của người khác bằng cách kiểm soát và phân phối các tài nguyên này Ví dụ về quyền lực từ tài nguyên có thể là Giám đốc Tài chính của một công ty, người có thẩm quyền và quyền hạn quản lý nguồn vốn của công ty Họ có thể quyết định về đầu tư vào các dự án, quản lý ngân sách
và kiểm soát lợi nhuận và chi phí Quyền lực từ tài nguyên này thường rất quan trọng
vì tài nguyên là yếu tố quyết định cho sự phát triển và thành công của tổ chức Việc sử dụng quyền lực từ tài nguyên cần được thực hiện một cách có trách nhiệm và đạo đức
để đảm bảo rằng tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và theo lợi ích của tổ chức
và các bên liên quan Sử dụng không có trách nhiệm hoặc lạm dụng quyền lực này có thể dẫn đến hậu quả tiêu cực và sự không tin tưởng trong tổ chức
1.3.4 Quyền lực xã hội (Social Power):
Quyền lực xã hội xuất phát từ khả năng của người đó để tạo và duy trì mối quan hệ, kết nối, và tương tác với người khác Có thể hiểu là một loại quyền lực trong quản trị dựa trên mối quan hệ xã hội và mạng lưới liên kết của một người trong tổ chức hoặc cộng đồng Người sử dụng quyền lực xã hội có khả năng ảnh hưởng đến quyết định và hành
Trang 10vi của người khác bằng cách sử dụng mối quan hệ và tương tác xã hội của họ Quyền lực xã hội có thể bao gồm mối quan hệ với các đối tác kinh doanh, khách hàng, đồng nghiệp, hoặc các nhóm xã hội và cộng đồng khác Ví dụ về quyền lực xã hội có thể là một Giám đốc Kinh doanh trong một tập đoàn, người có khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ với khách hàng và đối tác kinh doanh quan trọng Quyền lực xã hội của họ
có thể ảnh hưởng đến việc đàm phán hợp đồng, tạo ra cơ hội kinh doanh, và xây dựng mối quan hệ dài hạn trong lĩnh vực của họ Quyền lực xã hội đôi khi không rõ ràng và khó đo lường, nhưng nó có thể đóng một vai trò quan trọng trong quản trị và làm ảnh hưởng đến sự thành công trong tổ chức Việc xây dựng và duy trì mối quan hệ xã hội
có trách nhiệm và đạo đức có thể giúp người sử dụng quyền lực xã hội tạo ra giá trị và thúc đẩy sự phát triển trong tổ chức và cộng đồng
1.3.5 Quyền lực thông tin (Information Power):
Một loại quyền lực trong quản trị dựa trên khả năng kiểm soát, quản lý và truy cập thông tin quan trọng Người sử dụng quyền lực thông tin có khả năng ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của người khác bằng cách cung cấp hoặc giữ lại thông tin quan trọng
mà người khác cần hoặc muốn biết Quyền lực thông tin có thể xuất phát từ vai trò chức năng như quản lý hệ thống thông tin hoặc từ kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực nào
đó Một ví dụ điển hình về quyền lực thông tin có thể là một Giám đốc Công nghệ thông tin (IT Director) trong một tổ chức Giám đốc này có khả năng quản lý và kiểm soát hệ thống thông tin, dữ liệu, và các phương tiện kỹ thuật trong tổ chức Họ có thể cung cấp hoặc từ chối cung cấp thông tin quan trọng cho các bộ phận khác, như Quản lý Kinh doanh, Quản lý Tài chính hoặc Quản lý Tiếp thị Việc họ kiểm soát thông tin này có thể ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của các bộ phận khác trong tổ chức Quyền lực thông tin có thể được sử dụng một cách có trách nhiệm và đạo đức để đảm bảo rằng thông tin quan trọng được chia sẻ một cách hợp lý và đúng mục đích Tuy nhiên, nếu được sử dụng một cách lạm dụng hoặc thiếu minh bạch, quyền lực thông tin có thể dẫn đến sự không tin tưởng và mất lòng tin trong tổ chức
1.4 Lạm dụng quyền lực và các hình thức lạm dụng quyền lực chính
Định nghĩa và hình thức của sự lạm dụng quyền lực: Lạm dụng quyền lực là hành vi hoặc thái độ không đạo đức và không có trách nhiệm, trong đó người sử dụng quyền
Trang 11lực tận dụng hoặc áp đặt quyền lực của họ để đạt lợi ích cá nhân hoặc gây hại cho người khác hoặc tổ chức Sự lạm dụng quyền lực thường dẫn đến các hành vi không công bằng, bất hợp pháp hoặc thiếu trung thực và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho các bên liên quan
1.4.1 Lạm dụng quyền lực cơ cấu
Người sử dụng quyền lực cơ cấu có thể thiết lập chính sách hoặc thực hiện quyết định dựa trên mục tiêu cá nhân, thay vì lợi ích của tổ chức hoặc cộng đồng 1.4.2 Lạm dụng quyền lực thông tin
Lạm dụng quyền lực thông tin có thể bao gồm việc giữ lại hoặc biến đổi thông tin để ảnh hưởng đến quyết định hoặc thái độ của người khác một cách thiếu trung thực
1.4.3 Lạm dụng quyền lực sáng tạo
Sử dụng quyền lực sáng tạo để đề ra ý tưởng hoặc sản phẩm không đáp ứng nhu cầu thực tế của tổ chức hoặc để đạt lợi ích cá nhân mà không có lợi ích cho tổ chức
1.4.4 Lạm dụng quyền lực xã hội
Lạm dụng quyền lực xã hội có thể bao gồm việc tận dụng mối quan hệ xã hội để đạt lợi ích cá nhân mà không cân nhắc tới lợi ích của tổ chức hoặc cộng đồng Lạm dụng quyền lực không chỉ gây hại cho tổ chức mà còn có thể dẫn đến mất lòng tin, thiệt hại danh tiếng và thậm chí vi phạm pháp luật Để ngăn ngừa và giảm thiểu sự lạm dụng quyền lực, tổ chức cần thiết lập các chính sách và quy trình quản trị đạo đức, đảm bảo sự minh bạch và giám sát, và khuyến khích sự trách nhiệm và tính trung thực trong mọi quyết định và hành vi
2 Những nguyên nhân gây ra lạm dụng quyền lực trong quản trị
Để giải quyết vấn đề lạm dụng quyền lực, điều quan trọng là phải hiểu được nguyên nhân gốc rễ thúc đẩy các cá nhân tham gia vào hành vi như vậy Nguyên nhân của việc lạm dụng quyền lực rất phức tạp và đa chiều, và có thể được hiểu từ nhiều góc độ khác nhau Một số người cho rằng lạm dụng quyền lực là kết quả của những khiếm khuyết
Trang 12về tính cách cá nhân, chẳng hạn như lòng tham, tự ái hoặc bệnh lý tâm thần Những người khác chỉ ra các yếu tố hệ thống, chẳng hạn như tham nhũng, thiếu trách nhiệm và mất cân bằng quyền lực Bất kể quan điểm nào, rõ ràng là việc lạm dụng quyền lực có thể gây ra hậu quả tàn khốc, không chỉ
đối với cá nhân mà còn đối với toàn bộ
tổ chức và xã hội Trong phần này, chúng
ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về nguyên nhân
của việc lạm dụng quyền lực, sử dụng
2.2 Thiếu trách nhiệm
Một nguyên nhân khác của việc lạm dụng quyền lực là việc thiếu trách nhiệm trong các
tổ chức hoặc xã hội Khi các cá nhân hoặc nhóm không chịu trách nhiệm về hành động của mình, họ có thể cảm thấy được khuyến khích tham gia vào các hành vi lạm dụng Điều này có thể thấy trong các tình huống mà cảnh sát không phải chịu trách nhiệm về việc sử dụng vũ lực quá mức hoặc trong các trường hợp tham nhũng chính trị mà các nhà lãnh đạo không phải chịu trách nhiệm về hành động của mình
2.3 Các yếu tố văn hóa
Các yếu tố văn hóa cũng có thể góp phần vào việc lạm dụng quyền lực Ở một số nền văn hóa, có thể có niềm tin rằng những người nắm giữ quyền lực được hưởng một số