BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi Mã ngành: 9640102 LÊ TRUNG HOÀNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu LongNghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Bệnh lý học và chữa bệnh vật nuôi
Mã ngành: 9640102
LÊ TRUNG HOÀNG
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ, BỆNH LÝ VÀ SỰ LƯU HÀNH CỦA VIRUS DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Cần Thơ, 2024
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Người hướng dẫn chính: GS.TS Nguyễn Đức Hiền
Người hướng dẫn phụ: TS Nguyễn Phúc Khánh
Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1 Le Trung Hoang, To My Quyen, Lam Thanh Nguyen,
Nguyen Ngoc Bich, Nguyen Phuc Khanh, Nguyen Duc Hien, 2023 Clinical and pathologic characterization of African swine fever
infection in pigs in the Mekong delta, Vietnam Tạp chí Veterinary
Integrative Sciences 2024, Tập 22, số 1, Trang 29-39 Scopus, Q3
2 Lê Trung Hoàng, Nguyễn Minh Tú, Văn Bảo Nguyên, Tô
Mỹ Quyên, Tiền Ngọc Tiên, Nguyễn Thanh Lãm, Nguyễn Phúc Khánh, Nguyễn Đức Hiền, 2023 Phân bố ổ dịch dịch tả heo Châu Phi tại Đồng
bằng sông Cửu Long Khoa học Kỹ thuật Thú y Tập XXIX, số 9, 2023
Trang 20 – 25
Trang 4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh dịch tả heo Châu Phi (African swine fever – ASF) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm xảy ra trên heo nhà và heo rừng Bệnh do virus dịch tả heo Châu Phi (African swine fever virus – ASFV) thuộc họ
Asfarviridae gây ra; bệnh có tỷ lệ chết cao lên đến 95 – 100% (Dixon et
al., 2020; Sánchez‐Vizcaíno et al., 2019) Bệnh ASF có khả năng lây lan
rộng với triệu chứng sốt cao, xuất huyết trên nhiều cơ quan như lách, phổi,
hạch lympho… (Blome et al., 2013)
Bệnh ASF xuất hiện lần đầu tiên ở Châu Phi vào năm 1921, sau đó nhanh chóng lan rộng sang Châu Âu, Trung và Nam Mỹ Gần đây, bệnh xuất hiện tại Trung Quốc, Việt Nam, Mông Cổ, Campuchia, Lào và Hàn
Quốc (Guinat et al., 2016; Mazur-Panasiuk et al., 2019) Cũng như ở các
quốc gia khác trên thế giới, bệnh ASF trở thành mối đe dọa cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê năm 2019, dịch bệnh ASF đã xảy ra tại 8.527 xã thuộc 667 huyện của tất cả 63 tỉnh/thành với tổng số heo chết và tiêu hủy gần 6 triệu con; một số nghiên cứu đã xác định đặc điểm di truyền của ASFV lưu hành tại Việt Nam được phát hiện
đều thuộc kiểu gene II và kiểu huyết thanh 8 (Jeong et al., 2019; Le et al., 2023a; Mai et al., 2021) Từ ngày 01/01/2024 – 09/10/2024, cả nước ghi
nhận 1.138 ổ dịch tại 47 tỉnh/thành phố, buộc tiêu hủy 69.059 con heo Tổng số ổ dịch và số heo chết, hủy 09 tháng đầu năm 2024 tăng gấp hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2023 (Cục Thú y, 2024)
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Hậu Giang là tỉnh đầu tiên phát hiện ổ dịch vào ngày 09/04/2019, sau đó bệnh lây lan rất nhanh và phức tạp tại 13/13 tỉnh/thành thuộc khu vực Tại ĐBSCL, có nhiều nghiên cứu về các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ASF Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào được thực hiện một cách hệ thống về đặc điểm dịch tễ, bệnh lý của bệnh và đặc điểm di truyền của virus gây bệnh ASF Do đó, việc nghiên cứu đặc điểm dịch tễ, bệnh lý
Trang 5trên heo nhiễm bệnh và xác định chủng ASFV lưu hành tại các tỉnh/thành thuộc khu vực ĐBSCL là cấp thiết Để hiểu rõ và giải quyết một cách khoa
học, hiệu quả những vấn đề đặt ra như trên, đề tài “Nghiên cứu đặc điểm
dịch tễ, bệnh lý và sự lưu hành của virus dịch tả heo Châu Phi tại một
số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh ASF tại một số tỉnh/thành ĐBSCL giai đoạn 2019 – 2022
Xác định một số đặc điểm bệnh lý bao gồm triệu chứng, bệnh tích đại thể và vi thể của heo nhiễm bệnh ASF tại một số tỉnh/thành thuộc ĐBSCL
Xác định kiểu gene, kiểu huyết thanh và một số đặc điểm di truyền của các chủng ASFV lưu hành tại ĐBSCL
Đánh giá hiệu quả và xây dựng chương trình giám sát sự lưu hành của ASFV ứng phó dịch bệnh ASF
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu
Đây là nghiên cứu đầu tiên mang tính hệ thống hóa thông tin về bệnh ASF trên phạm vi rộng 10 tỉnh/thành ĐBSCL trong suốt giai đoạn từ năm
2019 – 2022 Phương pháp dịch tễ học mô tả được áp dụng để phân tích diễn biến dịch bệnh, từ đó rút ra các đặc điểm dịch tễ quan trọng
Dựa trên các kết quả nghiên cứu về dịch tễ, bệnh lý và di truyền của ASFV lưu hành tại khu vực ĐBSCL, kết quả của luận án sẽ là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo về biến đổi di truyền, đặc điểm sinh học của ASFV Bên cạnh đó, đề tài còn cung cấp những thông tin quan trọng về dịch tễ trong việc xây dựng chương trình giám sát sự lưu hành của ASFV, xây dựng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ASF hiệu quả, góp phần vào sự phát triển ngành chăn nuôi heo tại ĐBSCL nói riêng và Việt Nam nói chung
Trang 6CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, ổ dịch ASF đầu tiên được công bố tại tỉnh Hưng Yên, sau đó bệnh ASF đã nhanh chóng lây lan ra 63 tỉnh thành trong cả nước
Lê Văn Phan và ctv (2019) đã tiến hành lấy các mẫu nội tạng từ heo chết
tại trại heo ở Hưng Yên có tỷ lệ heo chết trên 50%, tiến hành phân tích phát sinh loài dựa trên thông tin di truyền của gene p72 Kết quả của nghiên cứu
Jeong et al (2019) cho thấy, chủng VNUA/HY-ASF1 thuộc kiểu gene II
và tương đồng 100% với các chủng Trung Quốc SY18/China/2018 và AnhuiXCGQ/China/2018
Bùi Thị Tố Nga và ctv (2020) đã khảo sát đặc điểm bệnh lý của heo
nhiễm bệnh ASF tại các ổ dịch đầu tiên ở Việt Nam tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình trong tháng 02/2019 Kết quả cho thấy, heo nhiễm bệnh có triệu chứng lâm sàng chủ yếu gồm sốt cao, bỏ ăn, nôn ói, xuất huyết thành nốt trên da, hệ thống hạch lympho, tim, thận, dạ dày, ruột, túi mật, xuất huyết nghiêm trọng (93,75%) Lách phì đại (75%), hạch dạ dày, gan, thận xuất huyết tím đen (93,75%) là các bệnh tích quan sát được trên 40 ca bệnh Bệnh tích vi thể đặc trưng bởi giảm lympho bào, teo các nang lympho ở hệ thống miễn dịch, sung huyết, xuất huyết và hoại tử ở các cơ quan nội tạng
Lê Văn Phan và ctv (2024) đã báo cáo việc phát hiện 6 chủng
rASFV I/II ở miền Bắc Việt Nam Kết quả giải trình tự ghi nhận rằng tất
cả các trình tự, ngoại trừ vùng CVR, đều tương đồng với các trình tự tương ứng của chủng rASFV I/II từ Trung Quốc Việc quan sát 3 biến thể CVR khác nhau ở Việt Nam cho thấy có thể có 3 chủng rASFV I/II du nhập vào Việt Nam Do chủng ASFV p72 kiểu gene I chưa được báo cáo ở Việt Nam nên chủng rASFV I/II phát hiện ở Việt Nam có thể có nguồn gốc từ Trung Quốc
Trang 72.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu của Quembo et al (2018) về các protein cấu trúc ASFV
p30, p54, p72, p62 và CD2v mã hóa bởi các gene CP204L, E183L, B646L, CP530R và EP402R cho thấy hiện có 24 kiểu gene của ASFV dựa trên protein capside chính p72 và 8 kiểu huyết thanh dựa trên hemagglutinin CD2v để chẩn đoán và phân biệt các nhóm virus gây bệnh khác trên heo
Theo báo cáo của Simulundu et al (2018) về đặc điểm di truyền của ASFV
ở Zambia từ năm 2017 đã xác định được một số biến thể của ASFV lưu hành trên đàn heo nuôi dựa trên kiểu gene p72
Theo Dongmin Zhao et al (2023), trong quá trình khảo sát về ASFV
lưu hành tại Trung Quốc, nhóm nghiên cứu đã phát hiện ba chủng tái tổ hợp của ASFV ở thuộc các kiểu gene I và II tại Trung Quốc Những chủng tái tổ hợp này có sự tương đồng về mặt di truyền và được phân loại là kiểu gene I dựa trên gene B646L, tuy nhiên, 10 đoạn gene khác nhau chiếm hơn 56% của hệ gene của virus bắt nguồn từ ASFV kiểu gene II Những kết quả này cho thấy rằng gene MGF–505/360 và gene EP402R của virus kiểu gene II đóng góp quan trọng vào tính độc lực của chủng virus JS/LG/21 kiểu gene I
Theo Oh-Kyu Kwon et al (2024) đã thu được 21 chủng ASFV phân
lập từ các trang trại heo trong nước và phân tích toàn bộ trình tự bộ gene của chúng bằng Illumina MiniSeq Phân tích so sánh 21 bộ gene của ASFV với chủng tham chiếu Georgia 2007/1 cho thấy rằng trong khi các chủng phân lập của Hàn Quốc có chung 11 đột biến, chúng cũng có 22 đột biến riêng biệt, bao gồm đa hình nucleotide đơn và đa hình chèn/xóa (Indels) Phân tích phát sinh gene chỉ ra rằng tất cả các chủng phân lập của Hàn Quốc đều nằm trong phân nhóm châu Á của kiểu gene ASFV II nhưng được chia thành ít nhất ba phân nhóm riêng biệt Ngoài ra, chúng tôi đã quan sát thấy sự tự tái tổ hợp giả định giữa các gene MGF 505-9R và MGF 505-10R ở chủng ASFV/Korea/Pig/Inje2/2021
Trang 8CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh ASF tại một
số tỉnh/thành ĐBSCL giai đoạn 2019 – 2022
Nội dung 2: Nghiên cứu một số đặc điểm bệnh lý của heo nhiễm
bệnh ASF tại ĐBSCL
Nội dung 3: Xác định kiểu gene, kiểu huyết thanh và một số đặc
điểm di truyền của các chủng ASFV lưu hành tại ĐBSCL
Nội dung 4: Xây dựng chương trình giám sát sự lưu hành của ASFV
ứng phó dịch bệnh ASF
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2.1 Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2022
3.2.2 Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm thu thập mẫu bệnh phẩm/DNA: 10 tỉnh/thành ĐBSCL (An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh và Vĩnh Long)
Địa điểm thực hiện chẩn đoán, xét nghiệm: Chi cục Thú y Vùng VII Địa điểm giải trình tự gene: Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Nam Khoa, Việt Nam và công ty TNHH Khoa học KTest, Việt Nam Địa điểm thực hiện làm tiêu bản vi thể: Bộ môn Giải phẫu Bệnh – Pháp y, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3.3 Thiết bị và dụng cụ chính sử dụng trong nghiên cứu
Một số thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần thiết được sử dụng trong phòng thí nghiệm khi thực hiện ly trích và thực hiện phản ứng PCR
3.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 93.4.1 Nội dung 1
Phương pháp thực hiện: Sử dụng phương pháp điều tra hồi cứu dựa
trên bảng số liệu thứ cấp về tình hình dịch bệnh ASF xảy ra tại ĐBSCL trong giai đoạn 2019 – 2022 được cung cấp bởi Chi cục Thú y Vùng VII
và Chi cục Chăn nuôi và Thú y các tỉnh ĐBSCL
3.4.2 Nội dung 2
Tiêu chí ghi nhận thông tin ổ dịch: Ổ dịch ASF xảy ra tại địa phương
(Hậu Giang, Cần Thơ và Vĩnh Long) được lựa chọn đại diện khảo sát Một
ổ dịch ASF được xác định khi có heo trong đàn biểu hiện bệnh và lấy mẫu xét nghiệm được khẳng định âm tính với các bệnh CSF, PRRS, PCV2 và
dương tính với ASFV bằng phương pháp real-time PCR
Tiêu chí chọn cá thể: Cá thể heo được lựa chọn là heo vẫn còn sống,
có biểu hiện các triệu chứng và bệnh tích bên ngoài rõ ràng của bệnh ASF
Quan sát, ghi nhận bệnh tích đại thể: ghi nhận hình ảnh các triệu
chứng, bệnh tích bên ngoài của heo nhiễm bệnh Sau đó mổ và các cơ quan nội tạng riêng biệt được tách khỏi xoang cơ thể, ghi nhận hình ảnh và mô
tả bệnh tích đại thể và cắt mẫu để làm tiêu bản vi thể Quy trình mổ khám
theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 8402:2010
Thực hiện tiêu bản vi thể và đọc kết quả: Các mẫu bệnh phẩm hạch,
lá lách, thận, tim phổi, gan, ruột, dạ dày… sau khi xử lý, cắt nhỏ, và được
cố định trong dung dịch formol 10% Sau đó nhuộm và đọc kết quả dưới kính hiển vi quang học
3.4.3 Nội dung 3
Thu thập DNA các mẫu đại diện cho các tỉnh/thành: Các mẫu DNA
dương tính với ASFV được chiết xuất từ các mẫu bệnh phẩm thu thập từ
các ổ dịch tại ĐBSCL để tiến hành giải trình tự
Thực hiện phản ứng PCR tổng hợp đoạn gene B646L, EP402R, E183L và IGR: Một phần của các đoạn gene đích B646L, EP402R, E183L
và IGR được tổng hợp bằng bằng kỹ thuật PCR truyền thống Đoạn mồi
khuếch đại các đoạn gene mục tiêu được thể hiện ở Bảng 3.1
Trang 10Bảng 3.1: Đoạn mồi khuếch đại các đoạn gene mục tiêu bằng PCR truyền thống
Tinh sạch sản phẩm PCR và giải trình tự: Sản phẩm sau khi tinh
sạch được gửi đến công ty Sinh hóa dịch vụ Nam Khoa để giải trình tự
đoạn gene mục tiêu
Giải trình tự toàn bộ hệ gene ASFV đại diện tại ĐBSCL: Từ kết quả
xác định kiểu gene, kiểu huyết thanh và các biến thể ASFV, các mẫu đại diện từ các tỉnh/thành: Cần Thơ, Hậu Giang và Vĩnh Long được chọn để gửi giải trình tự toàn bộ hệ gene bằng phương pháp giải trình tự thế hệ mới (Next Generation Sequencing – NGS) kỹ thuật Illumina Dữ liệu giải trình
tự toàn bộ hệ gene được để thực hiện căn chỉnh và xây dựng bản đồ hệ gene
và phân loại di truyền của ASFV
3.4.4 Nội dung 4
Phương pháp tiến hành: Dung lượng mẫu của chương trình giám sát
sự lưu hành của ASFV tại TPCT giai đoạn 2019 – 2022 được xây dựng căn
cứ theo Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT của BNNPTNT và QCVN
Tên gene Trình tự mồi (5’→3’) Kích
Trang 1101-83:2011/BNNPTNT Địa điểm lấy mẫu: Cơ sở chăn nuôi, Cơ sở giết mổ; tỷ lệ hiện nhiễm dự đoán: 10%; số lượng mẫu cần lấy 138 mẫu/ năm
Địa điểm xét nghiệm mẫu: Mẫu bệnh phẩm và mẫu huyết thanh được
gửi đến Chi cục Thú y Vùng VII để xử lý và xét nghiệm bằng phương pháp
real-time PCR và phương pháp ELISA
Thu thập số liệu ổ dịch ASF xảy ra tại TPCT giai đoạn 2019 – 2022:
Dựa vào số liệu báo cáo các ổ dịch ASF tại cơ sở chăn nuôi tại TPCT giai đoạn 2019 – 2022, tiến hành so sánh và đánh giá kết quả chương trình giám
sát thông qua việc phát hiện ASFV trong chương trình giám sát
Lược khảo tài liệu về xây dựng chương trình giám sát ASF tại Việt Nam, một số nước trên thế giới và các tổ chức quốc tế: Đề tài tiến hành
lược khảo tài liệu từ các quy định, hướng dẫn thực hiện các chương trình giám sát, phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam và do các tổ chức quốc tế (OIE, FAO, Ủy ban Châu Âu…) khuyến cáo Đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu của các Nội dung 1, 2 và 3 để từ đó phân tích, đánh giá và đề xuất một số chỉ tiêu xây dựng chương trình giám sát ASFV hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của TPCT và ĐBSCL
Trang 12CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh ASF tại một số tỉnh/thành ĐBSCL giai đoạn 2019 – 2022
4.1.1 Tình hình dịch bệnh ASF tại một số tỉnh/thành ĐBSCL giai đoạn
2019 ‒ 2022
Tình hình ASF tại một số tỉnh/thành ĐBSCL giai đoạn 2019 ‒ 2022
Trong giai đoạn 2019 ‒ 2022 có 33.369 ổ dịch với 545.180 con heo chết và tiêu hủy Năm 2019, ĐBSCL ghi nhận 31.872 ổ dịch, Đồng Tháp xảy ra nhiều ổ dịch nhất với 6.346 ổ dịch và 123.573 con heo bị tiêu hủy Năm 2020, dịch bệnh ASF dần được kiểm soát chỉ ghi nhận 98 ổ dịch tại
06 tỉnh ĐBSCL Năm 2021 dịch bệnh ASF có sự tăng trở lại ghi với 693 ổ dịch An Giang là tỉnh xảy ra ít nhất với 01 ổ dịch Năm 2022, có 706 ổ dịch, Cà Mau là tỉnh ghi nhận nhiều nhất và An Giang vẫn là tỉnh ít nhất
với 01 ổ dịch
Phân bố ổ dịch ASF tại các tỉnh ĐBSCL qua các năm 2019 ‒ 2022
Hình 4.1: Phân bố ổ dịch ASF tại các tỉnh/thành ĐBSCL giai đoạn 2019 – 2022
Thời gian xảy ra ổ dịch đầu tiên tại các tỉnh/thành ĐBSCL từ năm 2019 đến năm 2022
Trang 13Theo kết quả Hình 4.2A cho thấy tại khu vực ĐBSCL năm 2019, Hậu Giang và Trà Vinh là những tỉnh xuất hiện dịch ASF đầu tiên Năm
2020, dịch ASF chỉ xuất hiện tại sáu tỉnh ĐBSCL: Đồng Tháp, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau và Trà Vinh Trong năm 2021, các ổ dịch ASF xảy ra đầu tiên ở các tỉnh/thành khảo sát được ghi nhận từ tháng 01/2021 (Bạc Liêu, Trà Vinh, Vĩnh Long và An Giang) đến tháng 09/2021 (Cần Thơ) Đến năm 2022, hầu hết các ổ dịch đầu tiên trong năm này tại các tỉnh/thành ĐBSCL đều được báo cáo vào ngày 01/01/2022
Phân tích diễn biến ổ dịch ASF theo thời gian tại các tỉnh/thành ĐBSCL
Qua Hình 4.2B năm 2019, từ khi bắt đầu xảy ra dịch, số ổ dịch được ghi nhận liên tục với tần suất ghi nhận rất cao, đến năm 2020, dịch dần được kiểm soát và các ổ dịch bắt đầu xuất hiện trở lại vào giữa tháng 5/2020 kéo dài đến các tháng cuối năm 2020 và kéo dài sang đến tháng 5/2021, giai đoạn này dịch xảy ra rải rác ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ trên địa bàn các tỉnh thành thuộc ĐBSCL Năm 2022, dịch bệnh ASF tại khu vực ĐBSCL xảy ra hầu hết tất cả các tháng trong năm, trong đó tháng Một ghi nhận số lượng ổ dịch nhiều
Hình 4.2: Thời gian xảy ra ổ dịch ASF
đầu tiên của các tỉnh tại ĐBSCL từ
năm 2019 – 2022
Hình 4.3: Số cơ sở chăn nuôi xảy ra ASF theo tháng tại các tỉnh/thành
ĐBSCL