Tôi, Trần Tưởng Thúc, cam đoan rằng đề án tốt nghiệp mang tên "Phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện" được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiê
Trang 1BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN TƯỞNG THÚC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO
TỈNH BẠC LIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 2BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
TRẦN TƯỞNG THÚC
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH BẠC LIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN
ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG
MÃ SỐ 8340403
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN THỊ VÂN HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2024
Trang 3Tôi, Trần Tưởng Thúc, cam đoan rằng đề án tốt nghiệp mang tên "Phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện" được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà
Tôi cam đoan rằng đề án này là kết quả của công việc nghiêm túc và trung thực của chính tôi Tất cả thông tin, dữ liệu và tài liệu được sử dụng trong
đề án này đều được trích dẫn và tham khảo một cách chính xác, tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghiên cứu và quy định về trích dẫn và tài liệu tham khảo
Tôi cam đoan rằng đề án này không từ bất kỳ nguồn tài liệu nào khác mà không được ghi rõ và không vi phạm bất kỳ quy định về vi phạm bản quyền hoặc luật pháp nào
Tôi cũng cam đoan rằng tôi đã không sao chép hoặc thực hiện bất kỳ hành vi gian lận nào trong quá trình thực hiện đề án này Mọi kết quả và phân tích được trình bày trong đề án là trung thực và chính xác
Tôi hiểu rằng việc vi phạm các cam kết và cam đoan này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự nghiệp học tập và danh dự của tôi
Trên cơ sở cam đoan này, tôi xin gửi đề án tốt nghiệp của mình để được đánh giá và kiểm tra
Ngày 20 tháng 5 năm 2024
Họ và tên Trần Tưởng Thúc
Số điện thoại liên hệ: 0944339333
Địa chỉ email
Trang 4Trong khoảng thời gian thực hiện đề án tốt nghiệp của tôi với tên đề án
"Phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện", tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến những cá nhân và tổ chức đã đóng góp và hỗ trợ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề án này
Đầu tiên, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Hà - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dẫn và cung cấp sự động viên quý báu trong suốt quá trình thực hiện đề án Sự am hiểu, kiến thức chuyên môn và tận tâm của Giảng viên hướng dẫn đã giúp tôi xác định hướng đi đúng đắn và đạt được kết quả tốt nhất
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
đã cung cấp sự giúp đỡ và thông tin quan trọng cho nghiên cứu của tôi Sự sẵn lòng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của các vị đã làm tăng tính khả thi và chất lượng của đề án
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các nhà nghiên cứu, các chuyên gia và cá nhân đã dành thời gian và tư duy để thảo luận, trao đổi ý kiến và cung cấp thông tin quý giá cho đề án của tôi Đóng góp của các bạn đã làm cho nghiên cứu của tôi trở nên phong phú và sâu sắc hơn
Cuối cùng, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân yêu đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện đề án
Sự quan tâm, động viên tinh thần và tình yêu thương vững chắc của các bạn đã giúp tôi vượt qua những thách thức và hoàn thành đề án một cách thành công
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả những người đã đóng góp và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề án tốt nghiệp này Sự giúp đỡ của các bạn đã có ý nghĩa lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của tôi
Xin chân thành cảm ơn! Trân trọng
Trang 5MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ iii
TÓM TẮT 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do xây dựng đề án 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn 6
7 Kết cấu của đề án 7
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN 9
1.1 Cơ sở lý luận về phát huy vai trò của giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện 9
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 9
1.1.2 Quan hệ giữa nhà nước, tôn giáo và xã hội trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện 10
1.1.3 Vai trò của Giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện 12
1.2 Những quy định của Giáo hội Phật giáo về hoạt động từ thiện 13
1.2.1 Những quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động từ thiện 13
1.2.2 Quy định của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu về hoạt động từ thiện 14
1.3 Nội dung phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện 15 1.3.1 Xác định mục tiêu của hoạt động từ thiện 15
Trang 61.3.2 Nguồn lực để thực hiện 16
1.3.3 Về công tác truyền thông và phối kết hợp trong hoạt động từ thiện 17
1.3.4 Về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện 18
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 19
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO BẠC LIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN 20
2.1 Khái quát về Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu 20
2.1.1 Giới thiệu chung 20
2.1.2 Các hoạt động 20
2.1.3 Cơ cấu tổ chức giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu 23
2.2 Thực trạng phát huy vai trò của GHPG Bạc Liên trong hoạt động từ thiện 24 2.2.1 Các hoạt động từ thiện 24
2.2.2 Xác định mục tiêu và nhận thức chung của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện 28
2.2.3 Nguồn lực để thực hiện 30
2.2.4 Về công tác truyền thông và phối kết hợp trong hoạt động từ thiện 33
2.2.5 Về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện 36
2.3 Đánh giá chung 37
2.2.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 37
2.2.2 Hạn chế và nguyên nhân 41
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 42
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH/ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH BẠC LIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN 44
3.1 Cơ sở chính trị, pháp lý để phát huy vai trò của giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện 44
3.1.1 Quan điểm, đường lối của Đảng về hoạt động từ thiện 44
3.1.2 Các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động từ thiện 45
Trang 73.2 Giải pháp phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt
động từ thiện 49
3.2.1 Về nâng cao nhận thức đối với hoạt động từ thiện 49
3.2.2 Về tăng cường các nguồn lực 50
3.2.3 Phát huy hoạt động từ thiện truyền thống và xây dựng một số mô hình mới 51
3.3 Lộ trình tổ chức thực hiện các hoạt động từ thiện do GHPG Bạc Liêu tổ chức 53 3.3.1 Thời gian chuẩn bị từ tháng 9/2024 đến tháng 2/2025 53
3.3.2 Thời gian triển khai từ tháng 3/2025 đến tháng 12/2025 54
3.3.3 Tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng vào 30/12/2025 55
3.4 Kiến nghị, đề xuất 55
3.4.1 Với chính quyền tỉnh 55
3.4.2 Với giáo hội Phật giáo tỉnh 56
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
PHỤ LỤC 1 TỔNG KẾT CHI PHÍ CÁC HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TỈNH BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 2021 – 2023 61
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN 69
PHỤ LỤC 3 KẾT QUẢ PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA VỀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN 71
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Các từ/cụm từ đề xuất viết tắt Viết tắt
1 Thành Phố Hồ Chí Minh
2 Quản lý Nhà nước
3 Phật giáo
4 Giáo hội Phật giáo Việt Nam
5 Mặt trận tổ quốc Việt Nam
6 Giáo hội Phật giáo
12 Ủy Ban Nhân Dân
Trang 9DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các lễ hội chính do GHPG tỉnh Bạc Liêu tổ chức 22
Bảng 2.2 Đo lường kết quả thực hiện của các mục tiêu 29
Bảng 3.1 Các công việc thực hiện trong thời gian chuẩn bị 54
Bảng 3.2 Các công việc thực hiện trong thời gian triển khai 54
Bảng 3.3 Các công việc thực hiện trong thời gian tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng 55
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của GHPG tỉnh Bạc Liêu 23Hình 2.2 Các Ban của Ban trực thuộc 24
Trang 11Hoạt động từ thiện được xem là nội dung trọng tâm của Phật giáo, được xem là một nhiệm vụ xã hội có ý nghĩa quan trọng Trong thời gian qua, giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều đóng góp quan trọng vào hoạt động từ thiện và phát triển cộng đồng Đề án đã phân tích những kết quả đạt được của giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại Trên cơ sở này, tác giả đề xuất một số giải pháp để phát huy vai trò giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện như tăng cường quảng bá và kêu gọi ủng hộ từ cộng đồng, tăng cường hợp tác và liên kết với các tổ chức phi chính phủ và tăng cường quản lý và sử dụng tài nguyên hiệu quả
Một số hoạt động từ thiện mà Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu có thể thực hiện trong thời gian tới bao gồm chương trình hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe miễn phí, xây dựng nhà ở cho người nghèo, trợ giúp người cao tuổi và người khuyết tật, cũng như đào tạo nghề nghiệp và tạo việc làm cho người lao động… Đề án đã đưa ra các đề xuất với hướng đi rõ ràng và mang tính thực tiễn để Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh Bạc Liêu có thể phát huy vai trò của mình trong việc đóng góp vào sự phát triển và cải thiện chất lượng cuộc sống của cộng đồng thông qua hoạt động từ thiện
Việc thực hiện đề án này sẽ mang lại những lợi ích đáng kể cho cộng đồng và giúp xây dựng một xã hội văn minh, nhân văn và phát triển bền vững tại tỉnh Bạc Liêu
Trang 12Some charity activities that the Bac Lieu Province Buddhist Sangha can carry out in the near future include educational support programs, free health care, building houses for the poor, and assisting the elderly age and people with disabilities, as well as vocational training and job creation for workers The project has provided proposals with clear and practical directions so that the Buddhist Church of Bac Lieu Province can develop promote our role in contributing to the development and improvement of the quality of life of the community through charitable activities
The implementation of this project will bring significant benefits to the community and help build a civilized, humane and sustainable society in Bac Lieu province
Trang 13PHẦN MỞ ĐẦU
Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu từ lâu đã có nhiều thành tích đóng góp trong hoạt động từ thiện, đã cùng với UBND tỉnh Bạc Liêu chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều đóng góp trong các hoạt động xã hội từ thiện góp phần cùng chia sẻ trách nhiệm cộng đồng, đến với đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, giúp đỡ những hoàn cảnh neo đơn, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, đặc biệt là cùng chung tay với địa phương phòng, chống dịch COVID-19…
Tuy nhiên, để tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, trong đó có việc đẩy mạnh các hoạt động từ thiện, góp phần cùng chính quyền địa phương hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời tôn vinh những giá trị cao đẹp của đạo Phật Giáo hội Phật giáo tỉnh
Trang 14Bạc Liêu cần có những biện pháp cụ thể để phát huy vai trò của giáo hội trong hoạt động từ thiện Đây là vấn đề rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay, giúp Phật giáo Bạc Liêu tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước, thực hiện tốt phương châm “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” và làm tốt hơn nữa hoạt động từ thiện trong thời gian tới, và thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra trong Nghị quyết Đại hội đại biểu Giáo hội Phật giáo (GHPG) tỉnh Bạc Liêu lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022 – 2027
Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã có nhiều đóng góp trong hoạt động
từ thiện Tuy nhiên, GHPG chưa phát huy hết vai trò trong việc thu thập đủ nguồn lực tài chính để duy trì và mở rộng hoạt động từ thiện; hạn chế về quy
mô và phạm vi hoạt động; tồn tại sự thiếu hiểu biết hoặc nhận thức không đầy
đủ về công việc từ thiện của Giáo hội và tầm quan trọng của nó trong phát triển cộng đồng; khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu từ thiện do hạn chế về nguồn lực và nhân lực
Chính vì thế, tác giả quyết định thực hiện đề án “Phát huy vai trò Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện” nhằm khắc phục các hạn chế còn tồn tại, tôn vinh những thành tích, kết quả đã đạt được của GHPG trong hoạt động từ thiện bằng những hoạt động, đóng góp cụ thể để giúp đỡ người dân nơi đây, đồng thời lan tỏa những giá trị tốt đẹp Phật giáo, nâng cao sức ảnh hưởng và uy tín của giáo hội, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương cùng chung tay xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
2 Tình hình nghiên cứu
Hoạt động từ thiện được xem là nội dung trọng tâm của Phật giáo, được xem là một nhiệm vụ xã hội có ý nghĩa quan trọng luôn được Đức Phật quan tâm và truyền dạy cho các Phật tử Chính vì thế, có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tôn vinh những giá trị mà hoạt động từ thiện của Phật giáo mang lại và có những đề xuất giúp cho hoạt động này được nhân rộng, lan tỏa đến mọi người, cụ thể:
Trang 15* Một số nghiên cứu tại Việt Nam
Hoàng Thu Hương (2018) với nghiên cứu “Chuyên nghiệp hóa hoạt động
từ thiện xã hội của Phật giáo: Hướng tới sự gắn kết giữa Phật giáo và công tác
xã hội ở Việt Nam” [20] cho rằng hoạt động từ thiện xã hội có tiềm năng cho
sự kết nối với công tác xã hội, đòng thời cần phải được phát triển theo hướng chuyên nghiệp hóa Nghiên cứu cũng nêu lên quá trình phát triển các lĩnh vực hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo ở Việt Nam, cho thấy sự cần thiết và khả năng để chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo, phương hướng để chuyên nghiệp hóa hoạt động từ thiện xã hội gắn với công tác xã hội
Nguyễn Văn Tuân và Dương Quang Điện (2020) với sách về “Một số kinh nghiệm trong hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam” [19] đã phân tích thực trạng những hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN), đồng thời khẳng định những kết quả quan trong trong hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Nghiên cứu khẳng định trong các hoạt động “thế tục”, hoạt động từ thiện xã hội luôn được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và giáo hội Phật giáo các tỉnh thành quan tâm, nhằm chia sẻ giúp đỡ đồng bào, tín đồ còn nghèo, qua đó thể hiện tinh thần từ bi, bác
ái, hỷ xả của đạo Phật và đạo lý tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam Mặt khác, nghiên cứu còn chỉ ra những kinh nghiệm của quá trình hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam để trong thời gian tới góp phần làm cho hoạt động mang lại hiệu quả và giúp cho GHPGVN ngày càng phát triển vững mạnh trong lòng dân tộc
Nguyễn Ngọc Dung (2020) với nghiên cứu “Phật Giáo Việt Nam với an sinh xã hội – giáo lý và thực tiễn” [18] đã trình bày những tư tưởng của Phật giáo liên quan đến hoạt động an sinh xã hội, tôn vinh những đóng góp của Phật giáo Việt Nam cho công tác an sinh xã hội Theo đó, những triết lý của Phật giáo đối với hoạt động an sinh xã hội có ý nghĩa gắn liền với thực tiễn, thể hiện
sự ảnh hưởng đến kể đến lối sống của dân tộc Việt Nam, đó là những giá trị
Trang 16nhân văn sâu sắc, tinh thần tương thân tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau và hướng đến những điều tốt đẹp Chính vì thế, trong những năm qua, hoạt động từ thiện nói riêng và an sinh xã hội nói chung được Phật giáo Việt Nam rất chú trọng, quan tâm, có những chương trình, hành động cụ thể góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo trợ nhiều hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt cùng nhà nước thực hiện chính sách an sinh xã hội rất hiệu quả
* Một số nghiên cứu trên thế giới
Hoạt động từ thiện của Phật giáo đã thu hút sự chú ý của nhiều học giả quốc tế trong nhiều thập kỷ qua Dưới đây là một số nghiên cứu tiêu biểu:
Nghiên cứu “Phật giáo và Phúc lợi Xã hội ở Thái Lan: Quan điểm Lịch
sử và Hiện đại” của tác giả Duncan McCargo (2005) khảo sát vai trò của các tổ chức Phật giáo Thái Lan trong việc cung cấp các dịch vụ phúc lợi xã hội, bao gồm chăm sóc người già, trẻ em mồ côi và người khuyết tật
Nghiên cứu “Vai trò của Phật giáo trong việc giảm nghèo: Nghiên cứu trường hợp Sri Lanka” của tác giả Hans-Peter Waldhof (2009) xem xét cách các tổ chức Phật giáo ở Sri Lanka đóng góp vào việc giảm nghèo thông qua các chương trình giáo dục, y tế và phát triển kinh tế
Trong các hoạt động phản ứng của Phật giáo đối với thiên tai có nghiên cứu “Cứu trợ thiên tai của Phật giáo: Phân tích so sánh các phản ứng đối với trận động đất và sóng thần Ấn Độ Dương năm 2004” của tác giả Susanne Koeberlein (2006) so sánh các phản ứng của các tổ chức Phật giáo ở các quốc gia khác nhau đối với thảm họa Nghiên cứu “Phật giáo và khả năng chống chịu trước thiên tai: Nghiên cứu trường hợp động đất Tohoku năm 2011 ở Nhật Bản” của tác giả Hiroko Kobayashi (2014) điều tra vai trò của các tổ chức Phật giáo trong việc hỗ trợ các nạn nhân của thảm họa và giúp họ tái thiết cuộc sống
Phật giáo và hoạt động tình nguyện: Nghiên cứu “Tình nguyện trong Phật giáo: Nghiên cứu so sánh các tổ chức Phật giáo ở Hoa Kỳ” của tác giả Thanissara (2002) khảo sát các động cơ và kinh nghiệm của những người tình
Trang 17nguyện trong các tổ chức Phật giáo ở Hoa Kỳ Nghiên cứu “Sự tham gia công dân của Phật giáo ở châu Á: Nghiên cứu trường hợp Tzu Chi ở Đài Loan” của tác giả David Chen (2010) xem xét cách tổ chức Phật giáo Tzu Chi ở Đài Loan thúc đẩy sự tham gia công dân và trách nhiệm xã hội
Phật giáo và phát triển cộng đồng: Nghiên cứu “Phật giáo và Phát triển Cộng đồng ở Nông thôn Thái Lan” của tác giả Peter A Jackson (2008) phân tích cách các tổ chức Phật giáo ở Thái Lan tham gia vào các dự án phát triển cộng đồng, chẳng hạn như cải thiện cơ sở hạ tầng và giáo dục Nghiên cứu
“Doanh nghiệp xã hội Phật giáo: Nghiên cứu trường hợp Quỹ Ashoka ở Ấn Độ” của tác giả S N Goel (2011) điều tra cách Quỹ Ashoka, một tổ chức Phật giáo, hỗ trợ các doanh nghiệp xã hội nhằm giải quyết các vấn đề xã hội
Trên đây là một số nghiên cứu về hoạt động từ thiện của Phật giáo Số lượng nghiên cứu về chủ đề này ngày càng tăng, cho thấy sự quan tâm ngày càng lớn đối với vai trò của Phật giáo trong hoạt động từ thiện giúp giải quyết các vấn đề xã hội và thúc đẩy sự phát triển
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu: Đề xuất các giải pháp để phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Đề án hệ thống hóa lý luận làm rõ quan niệm, nội dung của việc phát huy vai trò của giáo hội phật giáo trong hoạt động từ thiện
Phân tích thực trạng về hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
Đề án đưa ra các giải pháp và khuyến nghị để phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Việc phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
Trang 18- Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tìm hiểu và đánh giá vai trò, hoạt động và hiệu quả của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
Về không gian: Đề án được thực hiện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Về thời gian: Đề án thu thập thông tin liên quan đến thực trạng hoạt động
từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn từ 2021
-2023 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2024 – 2030
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể bằng những công việc như sau:
- Phân tích và tổng hợp: Đề án tiến hành thu thập tài liệu đã được các cơ quan chức năng tổng hợp và công bố có liên quan đến đề án Bên cạnh đó, tác giả còn thu thập các số liệu, thông tin liên quan đến đề án của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu để làm cơ sở phân tích thực trạng và đưa ra các đề xuất liên quan Thông qua số liệu thứ cấp thu thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, so sánh và phân tích nhằm đánh giá thực trạng về hoạt động từ thiện xã hội của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
- Lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và đối tượng liên quan để đưa ra những giải pháp đề xuất để phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
6 Lợi ích của đề án ứng dụng trong thực tiễn
Đề án “Phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện” có ý nghĩa thực tiễn trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của những người cần thiết, xây dựng tình thương và đạo đức, khuyến khích tình nguyện và sự tham gia cộng đồng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với cộng đồng địa phương, và lan tỏa giá trị nhân văn Điều này góp phần vào việc xây dựng một xã hội đoàn kết, phát triển bền vững và mang lại niềm vui và hy vọng cho những người gặp khó khăn, cụ thể:
Trang 19Thứ nhất, hỗ trợ cộng đồng: Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và giúp đỡ cộng đồng Đề án sẽ tập trung vào các hoạt động từ thiện như cung cấp nhu yếu phẩm, hỗ trợ giáo dục, chăm sóc sức khỏe và xây dựng cơ sở hạ tầng cho những khu vực khó khăn trong tỉnh
Thứ hai, xây dựng lòng nhân ái và tình đồng cảm: Hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu không chỉ giúp đỡ về vật chất mà còn xây dựng lòng nhân ái và tình đồng cảm trong cộng đồng Đề án sẽ tạo điều kiện để mọi người có cơ hội tham gia vào các hoạt động từ thiện, góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
Thứ ba, gia tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu: Đề án sẽ giúp gia tăng uy tín và tầm ảnh hưởng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong cộng đồng và xã hội Khi những hoạt động từ thiện đạt được kết quả tích cực, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu sẽ được công nhận
và tôn vinh, từ đó thu hút sự quan tâm và ủng hộ từ các cá nhân, tổ chức và cộng đồng
Thứ tư, phát triển tinh thần tình nguyện và lòng biết ơn: Đề án cũng nhằm khuyến khích và phát triển tinh thần tình nguyện trong cộng đồng Bằng cách tham gia vào các hoạt động từ thiện, người dân sẽ nhận thức được tầm quan trọng của việc giúp đỡ và biết ơn những điều tốt đẹp mà Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu mang lại
Trang 20hệ giữa nhà nước, tôn giáo và xã hội trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện và
cơ sở pháp lý liên quan
Chương 2 Thực trạng phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện: Trong chương này tác giả trình bày khái quát về Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu và phân tích thực trạng về hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong giai đoạn 2021 – 2023
Chương 3 Giải pháp, lộ trình/nguồn lực thực hiện nhằm phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện: Từ việc phân tích thực trạng chương 2, gắn với những định hướng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
Trang 21CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI
PHẬT GIÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN 1.1 Cơ sở lý luận về phát huy vai trò của giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
- Khái niệm tôn giáo
Theo Điều 2, Luật tín ngưỡng, tôn giáo (2016) “Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [15]
Tôn giáo cung cấp cho con người một cách giải thích về thế giới xung quanh, nguồn gốc và mục đích của cuộc sống Tôn giáo cung cấp cho con người các giá trị đạo đức và hướng dẫn cách sống Tôn giáo có thể mang lại cho con người sự bình an và an ủi trong những lúc khó khăn Tôn giáo có thể tạo dựng cộng đồng những người cùng chia sẻ niềm tin và thực hành
- Khái niệm Phật giáo
Phật giáo có thể được định nghĩa và giải thích bằng những góc nhìn khác nhau như sau: Phật giáo, là giáo lý của Đức Phật (người Giác Ngộ), nhằm hướng dẫn và phát triển con người bằng cách làm cho thân tâm trong sạch (thông qua con đường Đạo Đức); làm cho thân tâm bình lặng (thông qua con đường Thiền Tập), và làm khai sáng tâm linh con người (thông qua con đường Trí Tuệ)
Phật giáo là một hệ thống triết học và tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Với hơn 2.500 năm lịch sử, Phật giáo đã trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới với hơn 500 triệu tín đồ, hiện diện trên khắp châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Úc
- Khái niệm Giáo hội Phật giáo Việt Nam/Bạc Liêu:
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) là tổ chức Phật giáo toàn quốc của Việt Nam, được thành lập vào ngày 7 tháng 11 năm 1981, tại Hà Nội
Trang 22GHPGVN là đại diện cho Tăng Ni, Phật tử Việt Nam trong và ngoài nước, là thành viên của các tổ chức Phật giáo Quốc tế mà Giáo hội tham gia và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Mục đích của GHPGVN là thống nhất tất cả sinh hoạt Phật giáo của tăng
ni, Phật tử Việt Nam; giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa Phật giáo Việt Nam, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
GHPGVN đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam Giáo hội là chỗ dựa tinh thần cho người dân, góp phần giáo dục đạo đức, vun đắp lòng yêu nước, thương người GHPGVN cũng là cầu nối giữa Phật giáo Việt Nam với Phật giáo các nước trên thế giới
- Khái niệm hoạt động từ thiện
Hoạt động từ thiện là những hành động tự nguyện giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống mà tự họ không thể thay đổi được Hoạt động từ thiện có thể được thực hiện bởi cá nhân hoặc tổ chức, thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Quyên góp tiền, vật phẩm; Tham gia hoạt động tình nguyện; Tổ chức các chương trình từ thiện; Hỗ trợ thông tin, kiến thức; Lan tỏa tinh thần nhân ái; Hỗ trợ tinh thần bằng việc chia sẻ, động viên, khích
lệ những người gặp khó khăn để họ vượt qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống
1.1.2 Quan hệ giữa nhà nước, tôn giáo và xã hội trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện
- Vai trò của nhà nước
Nhà nước có trách nhiệm và vai trò quan trọng trong việc tạo ra một môi trường thuận lợi để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động từ thiện Nhà nước thông qua việc xây dựng chính sách và quy định pháp luật, cung cấp các nguồn lực và tài trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo và xã hội tham gia hoạt động từ thiện Sự ủng hộ và tạo điều kiện của nhà nước có thể thúc đẩy hoạt động từ thiện mở rộng và bền vững hơn
Trang 23Nhà nước có thể cung cấp các chính sách hỗ trợ về thuế, tài chính, cơ sở vật chất, cho các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động từ thiện Nhà nước quản lý hoạt động từ thiện, đảm bảo hoạt động này được thực hiện đúng mục đích, tránh các vi phạm, lạm dụng Nhà nước có vai trò trong việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của hoạt động từ thiện, khuyến khích mọi người tham gia vào các hoạt động này Nhà nước cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức xã hội, các tổ chức tôn giáo và các cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện
- Vai trò của tôn giáo
Tôn giáo có vai trò quan trọng trong việc khuyến khích và thúc đẩy hoạt động từ thiện Tôn giáo thường có mạng lưới rộng lớn của tín đồ và những người theo đạo, và thông qua thông điệp và giá trị đạo đức của mình, tôn giáo
có thể truyền cảm hứng cho cộng đồng và tạo ra sự nhân ái và tình người Hơn nữa, các tổ chức tôn giáo thường có những nguồn lực và cơ sở hạ tầng để thực hiện các hoạt động từ thiện, như việc cung cấp chăm sóc y tế, giáo dục, hỗ trợ cho người già và trẻ em khó khăn Tôn giáo cũng có khả năng tổ chức và kết nối mạng lưới tình nguyện viên, giúp tăng cường hiệu quả của hoạt động từ thiện
- Vai trò của xã hội
Xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc ủng hộ và tham gia vào hoạt động từ thiện Các thành viên của xã hội có thể đóng vai trò tình nguyện viên, cung cấp tài trợ và nguồn lực, hoặc tham gia vào các hoạt động từ thiện Xã hội tạo ra một môi trường đồng lòng và nhân ái, khuyến khích và ủng hộ các hoạt động từ thiện Đồng thời, tương tác xã hội cũng có thể tạo ra một hiệu ứng lan tỏa, khi những hành động từ thiện của một cá nhân hay tổ chức có thể truyền cảm hứng cho người khác và kích thích sự tham gia của cộng đồng
Mối quan hệ giữa nhà nước, tôn giáo và xã hội trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện có thể có sự biến đổi tùy thuộc vào quy định pháp luật và bối
Trang 24cảnh văn hóa, chính trị và tôn giáo của mỗi đất nước Tuy nhiên, thông qua sự hợp tác và tương tác giữa nhà nước, tôn giáo và xã hội, có thể tạo ra một môi trường thuận lợi để phát huy vai trò của tôn giáo trong hoạt động từ thiện
1.1.3 Vai trò của Giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện
Dựa trên tinh thần từ bi, hỷ xả của đạo Phật, các hoạt động từ thiện của Giáo hội không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn Những đóng góp nổi bật của Giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện gồm có các hoạt động nổi bật như:
- Cứu trợ thiên tai, hỗ trợ người nghèo: Giáo hội luôn là một trong những lực lượng tiên phong trong các hoạt động cứu trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt Bên cạnh đó, Giáo hội còn thường xuyên tổ chức các chương trình quyên góp, ủng hộ cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn
- Chăm sóc người già, trẻ em: Giáo hội đã thành lập nhiều trung tâm nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ em mồ côi, tạo ra một mái ấm cho những người kém may mắn
- Phát triển y tế: Giáo hội đã mở nhiều phòng khám từ thiện, cung cấp thuốc miễn phí cho người nghèo, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng
- Giáo dục: Giáo hội đã thành lập nhiều trường học, lớp học tình thương, tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được đến trường
- Xây dựng nhà tình thương: Giáo hội đã xây dựng nhiều nhà tình thương cho các hộ gia đình nghèo, giúp họ có nơi ở ổn định
Thông qua hoạt động từ thiện, Giáo hội Phật giáo thể hiện vai trò mang đến những giá trị cốt lõi như thể hiện tình thương vô bờ, tinh thần tự nguyện không vụ lợi, lan tỏa tinh thần yêu thương, chia sẻ trong cộng đồng
Hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo mang đến ý nghĩa sâu sắc trong việc thực hành giáo lý Phật giáo, xây dựng hình ảnh đẹp về Phật giáo, thu hút nhiều người đến với đạo Phật và góp phần giảm nghèo, xóa đói, tăng cường đoàn kết cộng đồng, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ
Trang 251.2 Những quy định của Giáo hội Phật giáo về hoạt động từ thiện
1.2.1 Những quy định của Giáo hội Phật giáo Việt Nam về hoạt động từ thiện
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức tôn giáo chính thống của Phật giáo tại Việt Nam, có vai trò quản lý và điều hành các hoạt động từ thiện trong phạm vi quốc gia, thường có các quy định, hướng dẫn và chính sách về hoạt động từ thiện, bao gồm việc khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở Phật giáo trong việc thực hiện hoạt động từ thiện
Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) có nhiều quy định về hoạt động
từ thiện nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ theo đúng pháp luật Dưới đây là một số quy định chính:
* Hiến chương GHPGVN:
- Điều 33: Quy định về mục đích hoạt động của GHPGVN, trong đó có mục đích “hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người neo đơn, trẻ em mồ côi, nạn nhân thiên tai, ”
- Điều 34: Quy định về trách nhiệm của GHPGVN trong việc tổ chức các hoạt động từ thiện
- Điều 35: Quy định về các tổ chức từ thiện do GHPGVN thành lập hoặc quản lý
* Quy chế hoạt động Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN:
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN; Quy định về quy trình thực hiện các hoạt động từ thiện của Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN và Quy định về quản lý tài chính trong hoạt động từ thiện
Bên cạnh đó, GHPGVN thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn
cụ thể về các hoạt động từ thiện như quyên góp, cứu trợ, hỗ trợ người nghèo, Các ban, ngành, đoàn thể của GHPGVN cũng có quy định riêng về hoạt động
từ thiện trong phạm vi hoạt động của mình
Trang 26Nội dung chính của các quy định về hoạt động từ thiện của GHPGVN: Hoạt động từ thiện phải được thực hiện theo đúng mục đích, tôn chỉ của GHPGVN; Hoạt động từ thiện phải được thực hiện một cách minh bạch, công khai, đúng quy định của pháp luật; Tài chính huy động cho hoạt động từ thiện phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích; Các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động từ thiện phải có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức tốt đẹp
Ngoài ra, GHPGVN còn khuyến khích các tổ chức và cá nhân phật tử tham gia vào các hoạt động từ thiện theo khả năng của mình Việc thực hiện tốt các quy định về hoạt động từ thiện của GHPGVN góp phần giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế trong xã hội; thể hiện tinh thần từ bi bác ái của Phật giáo; góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái; một số ví dụ về hoạt động từ thiện của GHPGVN; tổ chức các chương trình cứu trợ thiên tai, lũ lụt; xây dựng nhà tình thương cho người nghèo; hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo hiếu học; cung cấp dịch vụ y tế, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo; tổ chức các hoạt động chăm sóc người già neo đơn, trẻ em mồ côi
Hoạt động từ thiện là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của Phật giáo Việt Nam GHPGVN luôn quan tâm và có nhiều quy định để hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ theo đúng pháp luật
1.2.2 Quy định của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu về hoạt động từ thiện
Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu (GHPG tỉnh Bạc Liêu) có những quy định riêng về hoạt động từ thiện trên địa bàn tỉnh, nhằm đảm bảo hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ theo đúng pháp luật Về cơ sở pháp lý dựa trên Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Quy chế hoạt động Ban Từ thiện Xã hội Trung ương GHPGVN; Quy định của Ban Từ thiện
Xã hội GHPGVN tỉnh Bạc Liêu và các văn bản hướng dẫn khác của GHPG tỉnh Bạc Liêu
Hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu phải được thực hiện theo đúng mục đích, tôn chỉ của GHPG, hướng đến giúp đỡ người nghèo,
Trang 27người neo đơn, trẻ em mồ côi, nạn nhân thiên tai, Hoạt động từ thiện phải được thực hiện một cách minh bạch, công khai, đúng quy định của pháp luật, đảm bảo tính tự nguyện, không cưỡng ép Tài chính huy động cho hoạt động từ thiện phải được quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, có sổ sách kế toán rõ ràng Các tổ chức và cá nhân tham gia hoạt động từ thiện phải có tinh thần trách nhiệm cao, đạo đức tốt đẹp, thực hiện đúng các quy định của GHPG
Quy trình thực hiện hoạt động từ thiện gồm các bước:
- Lập kế hoạch: Các tổ chức từ thiện phải lập kế hoạch hoạt động từ thiện
cụ thể, rõ ràng, bao gồm mục tiêu, nội dung, thời gian, kinh phí,
- Thực hiện: Hoạt động từ thiện phải được thực hiện theo đúng kế hoạch
đã được phê duyệt
- Báo cáo: Các tổ chức từ thiện phải báo cáo kết quả hoạt động từ thiện cho Ban Từ thiện Xã hội GHPG tỉnh Bạc Liêu theo quy định
Ngoài ra, GHPG tỉnh Bạc Liêu còn khuyến khích các tổ chức và cá nhân phật tử tham gia vào các hoạt động từ thiện theo khả năng của mình Việc thực hiện tốt các quy định về hoạt động từ thiện của GHPG tỉnh Bạc Liêu góp phần giúp đỡ những người khó khăn, yếu thế trong xã hội, thể hiện tinh thần từ bi bác ái của Phật giáo, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, nhân ái Hoạt động từ thiện là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần của Phật giáo tỉnh Bạc Liêu GHPG tỉnh Bạc Liêu luôn quan tâm và có nhiều quy định để hoạt động này diễn ra một cách hiệu quả, minh bạch và tuân thủ theo đúng pháp luật
1.3 Nội dung phát huy vai trò của Giáo hội Phật giáo trong hoạt động từ thiện
1.3.1 Xác định mục tiêu của hoạt động từ thiện
Hoạt động từ thiện là một phần không thể thiếu trong giáo lý và thực hành của Phật giáo Thông qua các hành động từ bi, hỷ xả, Phật tử không chỉ giúp đỡ những người kém may mắn mà còn tu dưỡng bản thân, hướng đến sự
Trang 28giác ngộ Mục tiêu chính của hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo gồm có thực hành giáo lý Phật giáo; cứu khổ, cứu nạn; xây dựng cộng đồng và tu dưỡng bản thân
1.3.2 Nguồn lực để thực hiện
Hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo là một nỗ lực lớn đòi hỏi nhiều nguồn lực khác nhau Nguồn lực chính để Giáo hội Phật giáo thực hiện hoạt động từ thiện gồm có:
* Nguồn lực vật chất:
Quyên góp từ tăng ni, Phật tử: Đây là nguồn lực chính và ổn định nhất Nhiều tăng ni, Phật tử tự nguyện đóng góp một phần thu nhập hoặc tài sản cá nhân để ủng hộ các hoạt động từ thiện
Quyên góp từ các nhà hảo tâm: Nhiều doanh nghiệp, cá nhân giàu có cũng đóng góp cho các hoạt động từ thiện của Giáo hội
Tài sản của các chùa, tự viện: Các chùa, tự viện có thể sử dụng một phần tài sản của mình để thực hiện các hoạt động từ thiện
Các dự án kinh doanh xã hội: Một số chùa, tự viện đã thành lập các dự
án kinh doanh xã hội như sản xuất hàng thủ công, trồng trọt để tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các hoạt động từ thiện
* Nguồn lực nhân lực:
Tăng ni, Phật tử: Tăng ni, Phật tử là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động từ thiện của Giáo hội Họ trực tiếp tham gia vào các hoạt động như khám bệnh, phát thuốc, xây nhà tình thương, dạy học
Tình nguyện viên: Ngoài tăng ni, Phật tử, Giáo hội còn huy động một lượng lớn tình nguyện viên từ các tầng lớp xã hội để tham gia các hoạt động từ thiện
Chuyên gia: Giáo hội cũng có thể mời các chuyên gia trong các lĩnh vực như y tế, giáo dục, xây dựng để tư vấn và hỗ trợ các hoạt động từ thiện
Trang 29* Nguồn lực khác: Giáo hội có một mạng lưới quan hệ rộng lớn với các
tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế Mạng lưới này giúp Giáo hội tiếp cận được nhiều nguồn lực hơn
Để phát huy tối đa hiệu quả của các nguồn lực này, Giáo hội Phật giáo cần: Xây dựng kế hoạch rõ ràng chi tiết cho từng hoạt động từ thiện, xác định mục tiêu, đối tượng thụ hưởng, nguồn lực cần thiết; quản lý chặt chẽ các nguồn tài chính, đảm bảo sử dụng đúng mục đích; thường xuyên đánh giá hiệu quả của các hoạt động từ thiện để điều chỉnh và cải tiến; xây dựng đội ngũ tình nguyện viên chuyên nghiệp để nâng cao chất lượng hoạt động
1.3.3 Về công tác truyền thông và phối kết hợp trong hoạt động từ thiện
Công tác truyền thông và phối kết hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo Thông qua truyền thông, Giáo hội không chỉ lan tỏa tinh thần từ bi, hỷ xả mà còn huy động được nhiều nguồn lực hơn để hỗ trợ cộng đồng
Vai trò của truyền thông trong hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo giúp mọi người hiểu rõ hơn về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động từ thiện, từ đó tạo động lực tham gia Thông qua các kênh truyền thông, Giáo hội
có thể kêu gọi sự đóng góp của cộng đồng, các nhà hảo tâm, doanh nghiệp Truyền thông giúp xây dựng hình ảnh tích cực về Giáo hội Phật giáo, qua đó thu hút sự tin tưởng và ủng hộ của xã hội Truyền thông giúp kết nối Giáo hội với các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương, các tổ chức quốc tế để cùng nhau thực hiện các hoạt động từ thiện
Các hình thức truyền thông: Báo chí, đài phát thanh, truyền hình, các ấn phẩm Phật giáo; Website, mạng xã hội, các ứng dụng di động; tổ chức các buổi lễ, hội thảo, các hoạt động thiện nguyện để thu hút sự chú ý của cộng đồng
Việc phối kết hợp với các tổ chức, cá nhân thể hiện ở việc: GHPG cùng với chính quyền địa phương triển khai các chương trình an sinh xã hội, hỗ trợ các vùng khó khăn GHPG hợp tác với các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức
Trang 30xã hội, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước để mở rộng quy mô các hoạt động GHPG còn khuyến khích các nhà hảo tâm, doanh nghiệp tham gia tài trợ,
hỗ trợ các hoạt động từ thiện Bên cạnh đó, GHPG còn hợp tác với các trường học, bệnh viện để tổ chức các hoạt động khám bệnh, phát thuốc, xây trường học
Khi thực hiện công tác truyền thông các tổ chức GHPG cần cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về các hoạt động từ thiện để tạo lòng tin cho cộng đồng; sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu, hình ảnh sinh động để thu hút
sự quan tâm của người xem; sử dụng nhiều hình thức truyền thông khác nhau
để tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau và thường xuyên đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông để điều chỉnh cho phù hợp
1.3.4 Về công tác theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện
Hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo, trong đó có GHPG, được Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển Tuy nhiên, để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ pháp luật, các hoạt động này cũng được đặt dưới sự giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Cơ quan nhà nước chính chịu trách nhiệm về việc theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo là Ủy ban Dân tộc Cơ quan này có chức năng quản lý nhà nước về các vấn đề tôn giáo, bao gồm cả việc theo dõi, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tôn giáo, trong đó có Giáo hội Phật giáo Ủy ban Dân tộc sẽ có những quy định, hướng dẫn cụ thể về việc kê khai, báo cáo và các hoạt động tài chính liên quan đến hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo
Ngoài ra, tùy theo tính chất và quy mô của hoạt động từ thiện, các cơ quan nhà nước khác cũng có thể tham gia giám sát, như:
Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố: Các sở này có nhiệm vụ quản lý nhà nước
về tôn giáo tại địa phương, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ sở tôn giáo, bao gồm cả các hoạt động từ thiện
Trang 31Sở Tài chính: Cơ quan này có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc sử dụng quỹ từ thiện, đảm bảo rằng nguồn quỹ được sử dụng đúng mục đích, minh bạch và hiệu quả
Các cơ quan chức năng khác: Tùy theo tính chất của hoạt động từ thiện, các cơ quan như Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo cũng có thể tham gia vào quá trình giám sát
Mục đích của việc giám sát đảm bảo rằng nguồn quỹ từ thiện được sử dụng đúng mục đích, không bị lợi dụng vào mục đích cá nhân hoặc mục đích trái pháp luật; đánh giá hiệu quả của các hoạt động từ thiện, từ đó đưa ra những kiến nghị, góp ý để cải thiện hoạt động; phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi
vi phạm pháp luật trong quá trình hoạt động từ thiện; đảm bảo rằng người dân được hưởng lợi từ các hoạt động từ thiện một cách công bằng và minh bạch
Việc giám sát của cơ quan nhà nước nhằm mục tiêu tạo ra một môi trường hoạt động từ thiện lành mạnh, minh bạch, góp phần nâng cao uy tín của Giáo hội Phật giáo và đảm bảo quyền lợi của người dân
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương này, tác giả đã phân tích một số khái niệm liên quan đến đề án bao gồm khái niệm về tôn giáo, Phật giáo và hoạt động từ thiện Vai trò của tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng trong hoạt động từ thiện tại Việt Nam cũng được đề cập Tác giả còn phân tích mối quan hệ giữa nhà nước, tôn giáo và xã hội trong việc thúc đẩy hoạt động từ thiện Ngoài ra, chương này còn trình bày nội dung phát huy vai trò của GPHG trong hoạt động từ thiện
Trang 32CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO HỘI PHẬT
GIÁO BẠC LIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG TỪ THIỆN
2.1 Khái quát về Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
2.1.1 Giới thiệu chung
Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu được thành lập vào năm
1981, trên cơ sở sự thống nhất của các tổ chức Phật giáo trên địa bàn tỉnh Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu là tổ chức Phật giáo cấp tỉnh, có trụ sở tại tỉnh Bạc Liêu, Việt Nam Giáo hội này đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thúc đẩy hoạt động Phật giáo trong khu vực tỉnh Bạc Liêu Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu thường tham gia vào việc phát triển và quản lý các chùa và
cơ sở Phật giáo trong khu vực Điều này bao gồm việc xây dựng, bảo trì và nâng cấp công trình, cung cấp nguồn tài trợ và hỗ trợ cho hoạt động tôn giáo và từ thiện của các chùa
Mục tiêu: Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong cộng đồng và xây dựng một cộng đồng Phật giáo vững mạnh Đồng thời, Giáo hội cũng đặt mục tiêu khám phá và phát triển các hoạt động từ thiện và xã hội có liên quan
2.1.2 Các hoạt động
Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã và đang tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, từ thiện, góp phần vào sự phát triển chung của tỉnh nhà Một
số hoạt động nổi bật của Giáo hội bao gồm:
Công tác từ thiện xã hội: Giáo hội đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện
xã hội như: cứu trợ người nghèo, nạn nhân thiên tai, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu thường tham gia và tổ chức các hoạt động từ thiện nhằm hỗ trợ cộng đồng và những người có hoàn cảnh khó khăn Các hoạt động này có thể bao gồm việc cung cấp lương thực, quần áo,
Trang 33nhu yếu phẩm, hỗ trợ y tế, giáo dục và xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu vực nghèo khó
Công tác hoằng pháp: Giáo hội đã tổ chức nhiều khóa tu học Phật pháp cho phật tử, góp phần nâng cao hiểu biết về Phật pháp cho người dân
Công tác giáo dục: Giáo hội đã thành lập Trường Cao đẳng Phật học Bạc Liêu, đào tạo nguồn nhân lực cho Phật giáo Ngoài ra, còn tổ chức các khóa tu học Phật pháp cho phật tử, góp phần nâng cao hiểu biết về Phật pháp cho người dân, giáo dục sinh viên về đạo đức, lối sống và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Công tác bảo vệ môi trường: Giáo hội đã tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Phát động phong trào “Tỷ người trồng cây, tỷ cây xanh”; tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa của việc trồng cây xanh và bảo vệ môi trường cho tăng ni, phật tử và người dân; tham gia dọn dẹp vệ sinh môi trường tại các chùa, tự viện, khu vực công cộng và ven sông rạch; khuyến khích các chùa, tu viện thực hiện
vệ sinh môi trường thường xuyên, đảm bảo cảnh quan môi trường xanh - sạch
- đẹp Giáo hội tổ chức các buổi tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon, sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường như: túi vải, túi giấy, Giáo hội khuyến khích các Phật tử đi chùa, tự viện sử dụng điện nước tiết kiệm, hiệu quả
Hợp tác với các tổ chức và cơ quan khác: Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu thường hợp tác với các tổ chức và cơ quan khác, bao gồm cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự Mục tiêu của sự hợp tác này là tăng cường tầm ảnh hưởng và hiệu quả của các hoạt động từ thiện và
xã hội Ngoài ra Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu có thể được mở rộng để bao gồm các khía cạnh khác như lịch sử, tổ chức, cơ cấu quản lý, các chương trình hoạt động và thành tựu đã đạt được
Các lễ hội Phật giáo có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam nói chung và của cư dân ở Bạc Liêu nói riêng Đây là
Trang 34những dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, cầu nguyện cho bản thân và gia đình được bình an, hạnh phúc, đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Một số lễ hội lớn được tổ chức tại giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu như sau:
Bảng 2.1 Các lễ hội chính do GHPG tỉnh Bạc Liêu tổ chức
3 ngày
- Chol Chnam Thmay là dịp để người dân Khmer chào đón năm mới, cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân, gia đình và cộng đồng
- Lễ hội cũng là dịp để người dân Khmer tưởng nhớ tổ tiên, ông bà và những người
đã khuất
- Đồng thời, Chol Chnam Thmay còn là dịp
để người dân Khmer vui chơi giải trí, giao lưu và gắn kết cộng đồng
2 Phật đản Mùng 8 tháng
4 âm lịch
Lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của Phật giáo, được tổ chức long trọng tại các chùa chiền trên khắp thế giới
3 Vu lan Rằm tháng 7
âm lịch
Lễ Vu Lan là ngày báo hiếu cha mẹ, thầy tổ Đây là dịp để các phật tử bày tỏ lòng hiếu thảo với cha mẹ, những người đã sinh thành và nuôi dưỡng mình
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trang 35Ngoài ra, GHPG tỉnh Bạc Liêu còn có nhiều lễ hội quan trọng khác như: Lễ Phật Giáo Quang Trung (mùng 1 tháng 11 âm lịch), Lễ Tết Nguyên Đán (mùng 1 tháng Giêng âm lịch), Lễ Thượng Nguyên (rằm tháng Giêng âm lịch), Lễ Hạ Nguyên (rằm tháng 7 âm lịch),
2.1.3 Cơ cấu tổ chức giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của GHPG tỉnh Bạc Liêu
(Nguồn: Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu)
Ban Chứng minh (BCM) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ VI (2022 - 2027) hiện nay bao gồm 2 vị:
- Trưởng lão Hòa thượng Lý SaMouth: Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
- Trưởng lão Hòa thượng Hữu Hinh: Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ban Chứng minh (BCM) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu có vai trò quan trọng trong việc: Giám sát, hướng dẫn hoạt động của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu; Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của Phật giáo Ban Chứng minh (BCM) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn truyền thống tốt đẹp của Phật giáo; Đào tạo bồi dưỡng tăng ni: BCM tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng tăng ni
để nâng cao trình độ học vấn, đạo đức và kỹ năng tổ chức Phật sự cho tăng ni
Ban Trị sự (BTS) Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ
VI (2022 - 2027) bao gồm các chư vị: Trưởng Ban Trị sự - Thượng Tọa Thích Giác Nghi; Phó Trưởng Ban Trị sự - TT Thích Phước Chí; HT Tăng Sa Vong;
GHPG BẠC LIÊU
BAN MINH CHỨNG BAN TRỊ SỰ CÁC BAN TRỰC THUỘC
Trang 36TT Thích Quảng Thới; TT Thích Giác Hy; Ni sư Thích Nữ Diệu Nghĩa; Ủy viên Ban Trị sự với 39 vị
Ngoài ra còn có các ban trực thuộc trong GHPG tỉnh Bạc Liêu, bao gồm:
Hình 2.2 Các Ban của Ban trực thuộc
(Nguồn: Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu)
2.2 Thực trạng phát huy vai trò của GHPG Bạc Liên trong hoạt động từ thiện
2.2.1 Các hoạt động từ thiện
Công tác từ thiện xã hội: Giáo hội đã tổ chức nhiều hoạt động từ thiện
xã hội như: cứu trợ người nghèo, nạn nhân thiên tai, giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học,
Ban trực thuộc
Ban tăng sự Ban giáo dục Ban từ thiện xã hội Ban hướng dẫn Phật tử Ban Hoằng Pháp Ban nghi lễ
Ban pháp chế
Ban kinh tế tài chính Ban văn hóa Ban thông tin truyền thông Ban Phật giáo quốc tế
Ban kiểm soát
Trang 37Công tác hoằng pháp: Giáo hội đã tổ chức nhiều khóa tu học Phật pháp cho phật tử, góp phần nâng cao hiểu biết về Phật pháp cho người dân Giảng dạy và tuyên truyền: cho người dân và các Phật tử thông qua việc tổ chức các khóa giảng dạy về Phật pháp và tuyên truyền giá trị Phật giáo cho cộng đồng Điều này nhằm góp phần trong việc nâng cao nhận thức về đạo Phật và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động tôn giáo và từ thiện
Công tác giáo dục: Giáo hội đã thành lập Trường Cao đẳng Phật học Bạc Liêu, đào tạo nguồn nhân lực cho Phật giáo Đào tạo nguồn nhân lực cho Phật giáo
Công tác bảo vệ môi trường: Giáo hội đã tổ chức nhiều hoạt động bảo vệ môi trường như: trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, Phát động phong trào “Tỷ người trồng cây, tỷ cây xanh”:
Hợp tác với các tổ chức và cơ quan khác: Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu thường hợp tác với các tổ chức và cơ quan khác, bao gồm cơ quan chính phủ, tổ chức phi chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự
Các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu năm
2021
Năm 2021, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã triển khai một loạt các hoạt động từ thiện nhằm hỗ trợ cộng đồng vượt qua khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 Để phòng chống dịch, giáo hội đã trao tặng trang thiết bị y tế, vật tư phòng chống dịch và nhu yếu phẩm cho các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề Đồng thời, các chương trình hiến máu tình nguyện và tiêm vắc-xin cho người dân cũng được tổ chức
Ngoài ra, giáo hội còn quan tâm đến những người nghèo và hộ cận nghèo thông qua việc xây dựng nhà tình thương, tặng quà, hỗ trợ học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, và giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, người khuyết tật Không dừng lại ở đó, các chương trình từ thiện như "Tết vì người nghèo",
"Vòng tay nhân ái", "Cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt" cũng được phát
Trang 38động Trong lĩnh vực Phật sự, giáo hội tổ chức các khóa tu học Phật pháp và các nghi lễ Phật giáo, góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho người dân
Tổng giá trị các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong năm 2021 lên đến hơn 43 tỷ đồng, thể hiện tinh thần đoàn kết và sẻ chia của cộng đồng trong thời kỳ khó khăn
Bên cạnh đó, số tiền này còn được phân bổ để giúp đỡ những đối tượng yếu thế trong xã hội, như người nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em mồ côi, người già neo đơn và người khuyết tật Việc xây dựng nhà tình thương, trao tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học, và tặng quà cho người nghèo là những hoạt động cụ thể, trực tiếp cải thiện đời sống của những người khó khăn
Không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu còn tổ chức các chương trình từ thiện lớn như "Tết vì người nghèo", "Vòng tay nhân ái", và "Cứu trợ đồng bào miền Trung bị lũ lụt" Những hoạt động này
đã tạo ra sự lan tỏa tích cực, không chỉ giúp đỡ người nhận mà còn khuyến khích tinh thần từ thiện trong cộng đồng
Nhìn chung, con số hơn 43 tỷ đồng không chỉ là một minh chứng cho sự đóng góp tài chính, mà còn thể hiện một tinh thần từ bi và trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong việc gắn kết cộng đồng và giúp đỡ những người gặp khó khăn trong thời kỳ đầy thử thách
Các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu năm
2022
Năm 2022, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cộng đồng thông qua các hoạt động từ thiện với tổng giá trị ấn tượng tại các địa phương trong tỉnh Tổng số tiền gần 52 tỷ đồng được dành cho các hoạt động từ thiện tại thành phố Bạc Liêu là một con số đáng chú ý, cho thấy mức độ cam kết và sự đầu tư mạnh mẽ của Giáo hội trong việc nâng cao đời sống người dân tại trung tâm tỉnh lỵ
Trang 39Thành phố Bạc Liêu, với tổng giá trị từ thiện cao nhất, có thể đã triển khai nhiều chương trình quy mô lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng cho các hộ gia đình khó khăn, hỗ trợ y tế, giáo dục, và cung cấp nhu yếu phẩm cho người nghèo Sự tập trung tài chính vào thành phố cũng phản ánh một sự ưu tiên trong việc cải thiện điều kiện sống và an sinh xã hội tại khu vực có mật độ dân số cao và nhu cầu hỗ trợ lớn
Huyện Hoà Bình, với hơn 28 tỷ đồng, cũng đóng góp quan trọng vào bức tranh từ thiện chung của tỉnh Số tiền này có thể đã được sử dụng cho các dự
án như xây dựng nhà tình thương, cung cấp học bổng cho học sinh nghèo, và
hỗ trợ người già neo đơn, trẻ em mồ côi, và người khuyết tật Sự đầu tư này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân mà còn thúc đẩy
sự phát triển bền vững trong khu vực
Thị xã Giá Rai, với tổng giá trị từ thiện trên 24 tỷ đồng, cũng là một điểm sáng trong năm 2022 Hoạt động từ thiện tại đây có thể đã tập trung vào việc
hỗ trợ các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, cung cấp nhu yếu phẩm và dịch vụ y tế cho người dân, đồng thời tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo cho thanh thiếu niên trong khu vực
Phân tích số liệu này cho thấy rằng, năm 2022, Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu đã có sự phân bổ tài chính hợp lý và chiến lược, tập trung vào những khu vực có nhu cầu cao nhất và triển khai các hoạt động đa dạng, từ xây dựng
cơ sở hạ tầng đến hỗ trợ y tế, giáo dục, và cải thiện an sinh xã hội Những con
số này không chỉ phản ánh sự đóng góp tài chính mà còn minh chứng cho tinh thần từ bi, trách nhiệm xã hội và sự quan tâm sâu sắc đến cộng đồng của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu
Các hoạt động từ thiện của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu năm
2023
Trong những năm gần đây, Bạc Liêu đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với công tác từ thiện và phúc lợi xã hội qua nhiều hoạt động đa dạng Các
Trang 40chương trình này bao gồm phát 209 tấn 190 kg gạo và tặng 50.918 suất quà để
hỗ trợ những người khó khăn Địa phương cũng đã xây dựng 112 căn nhà tình thương và 34 cây cầu nông thôn, góp phần cải thiện điều kiện sống và cơ sở hạ tầng cho các khu vực khó khăn
Ngoài ra, các nỗ lực chăm lo cho những đối tượng dễ bị tổn thương cũng được chú trọng, với các chương trình nuôi trẻ mồ côi, hỗ trợ người già neo đơn, và cung cấp 59 hòm thí kèm hỗ trợ mai táng Hỗ trợ giáo dục cũng được đẩy mạnh thông qua việc cấp học bổng, xe đạp, và tập vở cho học sinh nghèo
Bên cạnh đó, các bếp ăn tình thương và gian hàng chợ 0 đồng được tổ chức để cung cấp các nhu yếu phẩm miễn phí, trong khi 47 chiếc xe lăn được trao tặng cho người khuyết tật Địa phương còn chú trọng đến y tế với việc phát
350 thẻ bảo hiểm y tế, tổ chức khám bệnh và phát thuốc miễn phí
Công tác cải thiện hạ tầng bao gồm xây dựng 28 giếng nước, lắp đặt hệ thống lọc nước tại 2 trường học, và trang bị đèn thắp sáng năng lượng mặt trời
Hỗ trợ tài chính cũng được cung cấp cho các gia đình nghèo thông qua các khoản vay nhỏ, cùng với sự giúp đỡ cho các gia đình nạn nhân tai nạn giao thông Những hoạt động này thể hiện một cách tiếp cận toàn diện nhằm nâng cao phúc lợi xã hội và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân Bạc Liêu
2.2.2 Xác định mục tiêu và nhận thức chung của Giáo hội Phật giáo tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện
Mục tiêu chung: Nâng cao vai trò và hiệu quả của Giáo hội Phật giáo
tỉnh Bạc Liêu trong hoạt động từ thiện nhằm góp phần phát triển cộng đồng và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân
Các mục tiêu cụ thể có thể bao gồm:
Xây dựng và phát triển chương trình từ thiện: Phát triển và triển khai các chương trình từ thiện đa dạng và phù hợp với nhu cầu và hoàn cảnh của cộng đồng tỉnh Bạc Liêu Đảm bảo rằng các chương trình này tập trung vào các lĩnh vực quan trọng như giáo dục, y tế, đồng bào khó khăn và bảo vệ môi trường